Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Pháp luật về phòng, chống rửa tiền, nhìn từ thực tiễn thi hành tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.97 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN MINH TRƯỜNG

ĐỀ TÀI

PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN,
NHÌN TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI NGÂN HÀNG
TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM THỊ GIANG THU

HÀ NỘI – NĂM 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trường Đại học Luật Hà Nội
đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức quý báu làm nền tảng để tôi
có thể hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Phạm Thị
Giang Thu, người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!


TÁC GIẢ

NGUYỄN MINH TRƯỜNG


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn
này.

TÁC GIẢ

NGUYỄN MINH TRƯỜNG


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AML

Anti Money Laundering – Chống rửa tiền

APG

Asia Pacific Group on Money Laundering – Nhóm
Châu Á Thái Bình Dương về chống rửa tiền


ASEAN

Association of Southeast Asian Nations – Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á

BSA

Bank Secrecy Act – Luật bảo mật ngân hàng

CTR

Cash Transaction Report – Báo cáo giao dịch tiền mặt

FATF

Financial Action Task Force – Lực lượng đặc nhiệm tài
chính

FIU

Financial Intelligence Unit – Đơn vị tình báo tài chính

KYC/CDD

Know your customer/Customer due diligence – Nhận
biết Khách hàng/Chú ý xác đáng Khách hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước


PCRT

Phòng, chống rửa tiền

PEP

Politically Exposed Person – Cá nhân có ảnh hưởng
chính trị

STR

Suspicious Transaction Report – Báo cáo giao dịch
đáng ngờ

VPBank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh
Vượng/ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

WTO

World Trade Organization – Tổ chức Thương mại thế
giới


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN VÀ
PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN............................................. 6

1.1.

Khái quát chung về hoạt động rửa tiền ......................................... 6

1.1.1.

Khái niệm ................................................................................. 6

1.1.2.

Đặc điểm................................................................................... 9

1.1.3.

Các phương thức rửa tiền ....................................................... 12

1.1.4.

Tác hại của rửa tiền với kinh tế - xã hội .................................. 14

1.2.

Khái quát chung về pháp luật phòng, chống rửa tiền ................. 15

1.2.1.

Sự cần thiết phải có pháp luật về phòng, chống rửa tiền ......... 15

1.2.2.


Nội dung cơ bản của pháp luật về phòng chống rửa tiền ........ 16

1.2.3.

Pháp luật phòng, chống rửa tiền tại một số nước trên thế giới và

một số kinh nghiệm rút ra ..................................................................... 38
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG,
CHỐNG RỬA TIỀN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH
VƯỢNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ......................................................... 45
2.1.

Thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng, chống rửa tiền tại Ngân

hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ...................................................... 45
2.1.1.

Khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ......... 45

2.1.2.

Thực tiễn áp dụng pháp luật phòng, chống rửa tiền tại Ngân

hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ..................................................... 46
2.2.

Một số tồn tại, bất cập trong hệ thống quy định của pháp luật về

phòng, chống rửa tiền ............................................................................. 63



2.3.

Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và quy định nội bộ của

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng về phòng, chống rửa tiền ... 67
2.3.1.

Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về phòng, chống rửa

tiền

67

2.3.2.

Kiến nghị hoàn thiện quy định nội bộ của Ngân hàng TMCP

Việt Nam Thịnh Vượng về phòng, chống rửa tiền ................................. 69
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................. 77


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động rửa tiền đã và đang trở thành một vấn nạn đối với nhiều
quốc gia trên thế giới và là vấn đề được cả cộng đồng quốc tế quan tâm.
Hoạt động rửa tiền có ảnh hưởng tiêu cực bao trùm lên nhiều lĩnh vực của
đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng của tất cả các quốc
gia và đặc biệt nghiêm trọng đối với các quốc gia đang phát triển vì các
quốc gia này thường là những nền kinh tế nhỏ, có sức đề kháng yếu, dễ bị

tổn thương trước. Hoạt động rửa tiền không những làm tăng tội phạm và
tham nhũng, gây hậu quả xấu đối với hoạt động thương mại quốc tế và đầu
tư nước ngoài, mà còn làm suy yếu hệ thống tài chính và làm nền kinh tế
khu vực tư nhân bị tổn thương. Tuy nhiên, hoạt động phòng, chống rửa
tiền vẫn còn khá mới ở Việt Nam và những kết quả đạt được vẫn còn khá
khiêm tốn. Theo kết quả đánh giá của các tổ chức quốc tế như Tổ chức
Châu Á – Thái Bình Dương về rửa tiền (APG – Group Asia/Pacific on
Money Laundering) và Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF – Financial
Action Task Force) thì cơ chế phòng, chống rửa tiền của Việt Nam đã triển
khai nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa.
Việt Nam và ngành ngân hàng hiện đang nỗ lực tiếp tục triển khai Kế
hoạch hành động về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố do FATF
đưa ra. Luật Phòng, chống rửa tiền đã được Quốc hội thông qua ngày
18/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Tuy nhiên để phát
huy tối đa các quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền, chúng ta cần phải
có sự nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật trong những năm
vừa qua tại các tổ chức tín dụng để trên cơ sở đó hoàn thiện quy định pháp
luật Việt Nam đảm bảo với chuẩn mực mà các tổ chức quốc tế công bố.
Từ những lý do trên, học viên đã chọn đề tài: “Pháp luật về phòng,
chống rửa tiền, nhìn từ thực tiễn thi hành tại Ngân hàng thương mại cổ
1


phần Việt Nam Thịnh Vượng” làm Luận văn Thạc sĩ định hướng Ứng
dụng tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thực tế, vấn đề phòng chống rửa tiền trên thế giới đã xuất hiện cách
đây khoảng 4 thập kỷ và đã được nhiều quốc gia quan tâm, đặc biệt là các
quốc gia phát triển, tuy nhiên ở Việt Nam, vấn đề phòng chống rửa tiền
mới được dư luận quan tâm trong vài năm trở lại đây.

Xét trên phương diện nghiên cứu Luật học, một số Khóa luận tốt
nghiệp ở bậc Đại học và một số Luận văn Thạc sĩ đã đề cập đến vấn đề
này, đó là các tác phẩm:
i.

Pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng,
thực trạng và phương hướng hoàn thiện, năm 2009 của tác giả Tào
Thu Minh Nguyệt, Đại học Luật Hà Nội;

ii.

Pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong hoạt động của các tổ chức
tín dụng, năm 2010 của tác giả Thiệu Thị Minh Thủy, Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh;

iii.

Phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng – Kinh nghiệm
pháp lý của một số quốc gia và áp dụng tại Việt Nam, năm 2016 của
tác giả Nguyễn Phương Thùy, Đại học Luật Hà Nội.

Những tác phẩm kể trên đã tiếp cận vấn đề phòng, chống rửa tiền ở cả
góc độ pháp lý và tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, tác phẩm Pháp luật về
phòng, chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng, thực trạng và phương
hướng hoàn thiện của tác giả Tào Thu Minh Nguyệt và Pháp luật về
phòng, chống rửa tiền trong hoạt động của các tổ chức tín dụng của tác
giả Thiệu Thị Minh Thủy đã nghiên cứu dựa trên các văn bản pháp lý cũ,
nay không còn hiệu lực. Mặt khác các tác phẩm này đều chưa đi sâu được
vào vấn đề thực tế áp dụng pháp luật tại các ngân hàng – nơi luôn tiềm ẩn
nguy cơ rửa tiền, vì thế tính ứng dụng chưa cao.

2


Do vậy, luận văn sẽ tập trung hướng vào thực tế áp dụng pháp luật tại
Ngân hàng, trên cơ sở đó sẽ đưa ra những kiến nghị và phương án hoàn
thiện pháp luật trong lĩnh vực này tại Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và
thực tiễn của hoạt động rửa tiền trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam;
tìm hiểu, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam cũng
như các quy định nội bộ của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng về
phòng chống rửa tiền trên cơ sở so sánh với các khuyến nghị của Lực
lượng Đặc nhiệm Tài chính và Luật mẫu về phòng, chống rửa tiền và
chống tài trợ cho khủng bố 2005 của Liên hợp quốc để từ đó đưa ra một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về phòng chống rửa tiền để công tác
phòng, chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng hiệu quả hơn trên thực
tế.
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn phải giải quyết được các
nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về phòng, chống
rửa tiền;
Thứ hai, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật phòng, chống rửa tiền
tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Thứ ba, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam, quy định nội
bộ của Ngân hàng về phòng, chống rửa tiền.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề mang tính lí
luận và thực tiễn của hoạt động rửa tiền nói chung; những vấn đề liên quan

3



đến pháp luật phòng, chống rửa tiền và thực hiện phòng, chống rửa tiền
trong lĩnh vực ngân hàng.
Phạm vi nghiên cứu: trong quá trình nghiên cứu, luận văn tập trung vào
việc tìm hiểu quy định của các tổ chức quốc tế và một số nước trên thế
giới, pháp luật của Việt Nam, sau đó so sánh với quy định nội bộ của Ngân
hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng cũng như thực tiễn thi hành, từ đó
thấy được những tồn tại, vướng mắc cần sửa đổi để đưa ra kiến nghị, bổ
sung cho phù hợp.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin là Phương pháp duy vật biện chứng.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để nghiên cứu đề tài
là: phương pháp giải thích, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích,
tổng hợp…
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận của pháp luật về phòng,
chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng.
Ngoài ra, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác
truyền thông, giảng dạy tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
Những kiến nghị, giải pháp được đưa ra trong luận văn có tính thực tiễn
cao, có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống rửa
tiền tại Việt Nam cũng như Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
So với các công trình nghiên cứu trước đây, luận văn đóng góp một số
kết quả nghiên cứu mới như sau:

4



Thứ nhất, tiếp cận vấn đề phòng, chống rửa tiền từ góc nhìn ứng dụng
thực tế tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, từ đó có sự đánh giá
cũng như tìm ra điểm bất hợp lý trong quy định của pháp luật;
Thứ hai, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật phòng,
chống rửa tiền và hoàn thiện công tác phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt, lời nói đầu, kết luận, tài liệu
tham khảo, luận văn được kết cấu thành 02 chương như sau:
Chương 1. Khái quát chung về hoạt động rửa tiền và pháp luật phòng,
chống rửa tiền.
Chương 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng, chống rửa tiền tại Ngân
hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng và một số kiến nghị.

5


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN VÀ
PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
1.1.

Khái quát chung về hoạt động rửa tiền

1.1.1. Khái niệm
Những năm gần đây, thuật ngữ “rửa tiền” (money laundering) đã được sử
dụng rộng rãi do tính phổ biến và ảnh hưởng của hoạt động này trên toàn thế
giới. Đồng thời, hoạt động rửa tiền luôn được sự quan tâm, nghiên cứu của
các nhà xã hội học, kinh tế học, luật học. Nghiên cứu về rửa tiền, có rất nhiều
định nghĩa được đưa ra như sau:

Theo cuốn từ điển luật nổi tiếng trong hệ thống Common Law – Black’s
Law Dictionary, “rửa tiền là hành vi chuyển tiền có được một cách bất hợp
pháp tới những người hoặc tài khoản hợp pháp để nguồn gốc của tiền đó
không bị phát hiện ra”1.
Theo William Ralph Schroeder, một nhà triết học người Mỹ và Giáo sư
Triết học danh dự tại Đại học Illinois ở Urbana-Champaign, “rửa tiền là quá
trình mà theo đó người ta che giấu sự tồn tại, nguồn gốc bất hợp pháp của
thu nhập để làm cho nó xuất hiện hợp pháp”2
Dưới góc độ hình sự, rửa tiền là loại tội phạm được khá nhiều cơ quan, tổ
chức quốc tế quan tâm nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp phòng, chống loại
tội phạm này. Cơ quan, phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc
(UNODC) khi giới thiệu về tội rửa tiền đã định nghĩa một cách khái quát:
“rửa tiền là phương pháp mà những người phạm tội che giấu nguồn gốc bất
hợp pháp tài sản của họ và bảo vệ những cơ sở cho quyền tài sản của họ, để

1

Bryan A. Garner (Editor, 1999), Black’s Law Dictionary, West Group, pp. 889;
William R. Schroeder (2001), Money Laundering: A Global Threat and the International Community, pp.
1.
2

6


tránh sự nghi ngờ của cơ quan thực thi pháp luật và đề phòng việc để lại dấu
vết có thể trở thành bằng chứng buộc tội”.3
Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) – một tổ chức
được công nhận là tổ chức đặt tiêu chuẩn quốc tế cho những nỗ lực về chống
rửa tiền – đưa ra định nghĩa súc tích cho thuật ngữ “rửa tiền” là “việc xử lý

tiền do phạm tội mà có nhằm che đậy nguồn gốc bất hợp phát của chúng”
nhằm “hợp pháp hóa” những món lợi thu được một cách bất chính từ hành vi
phạm tội4.
Như vậy, các định nghĩa về rửa tiền trên đều thể hiện quan điểm chung khi
mô tả rửa tiền là một quá trình với các hành vi tác động lên tiền, tài sản có
nguồn gốc bất hợp pháp nhằm che giấu nguồn gốc hoặc lẩn tránh sự nghi ngờ
về nguồn gốc của tài sản.
Từ góc độ pháp luật quốc tế, Công ước Viên năm 1988 về chống buôn bán
bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần và Công ước Palermo
năm 2000 về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đã đưa ra những định
nghĩa mang tính liệt kê cụ thể về các hình thức rửa tiền. Theo đó, rửa tiền
được hiểu là:
- Sự chuyển hoán hoặc chuyển nhượng tài sản khi biết tài sản đó có
nguồn gốc từ bất kỳ hành vi phạm tội nào hoặc từ việc tham gia vào
hành vi phạm tội đó nhằm mục đích giấu diếm hoặc che đậy nguồn gốc
phi pháp của tài sản hoặc tiếp tay cho bất kỳ cá nhân nào có dính líu
đến việc thực hiện hành vi nói trên để tránh cho người đó chịu hậu quả
pháp lý cho hành động của mình;
- Việc giấu diếm hoặc che đậy bản chất thực, nguồn gốc, địa điểm, việc
định đoạt, sự chuyển dịch, các quyền liên quan đến tài sản hoặc quyền
3

ngày truy cập 31/8/2018;
FATF, What is money laundering, ngày truy
cập 31/8/2018.
4

7



sở hữu tài sản khi biết tài sản đó có được từ hành vi phạm tội hoặc từ
việc tham gia vào hành vi phạm tội đó;
- Việc có được, chiếm hữu hoặc sử dụng tài sản khi tại thời điểm tiếp
nhận nó đã biết rằng tài sản này có được từ hành vi phạm tội hoặc từ
việc tham gia vào hành vi phạm tội đó.5
Theo pháp luật Việt Nam, khoản 1 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền
2012 quy định: “Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa
nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:
- Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự;
- Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn
tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản
do phạm tội mà có;
- Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó
do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.”
Với quy định như trên, quy định của pháp luật Việt Nam đưa ra một định
nghĩa cụ thể mang tính liệt kê về rửa tiền, thay vì phản ánh hành vi này theo
cách mô tả khái quát. Định nghĩa về rửa tiền theo pháp luật Việt Nam thể hiện
rõ bản chất của hành vi rửa tiền là những hành vi cố ý tham gia vào các giao
dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có để che giấu hoặc hợp pháp
hóa tiền, tài sản đó. Khái niệm về rửa tiền được định nghĩa trong pháp luật
Việt Nam khá tương đồng với các định nghĩa mang tính liệt kê trong hai Công
ước của Liên Hợp Quốc về tội phạm rửa tiền như đã nêu ở trên.
Qua việc tìm hiểu các quan điểm khoa học của các nhà nghiên cứu, cá tổ
chức quốc tế về rửa tiền cùng quy định của pháp luật, tác giả đưa ra định
nghĩa về rửa tiền như sau: Rửa tiền là việc giấu diếm hoặc nguỵ trang những
đặc điểm và nguồn gốc bất hợp pháp của tiền và tài sản có được từ những
5

Điểm (b), (c), (i) Điều 3 Công ước Viên năm 1988; Điểm (i) Điều 6 Công ước Palermo năm 2000.


8


hoạt động tội phạm và nhằm tạo cho những khoản tiền và tài sản đó một
nguồn gốc hợp pháp.
1.1.2. Đặc điểm
Một là, tiền được rửa là tiền hoặc tài sản có được từ hành vi phạm tội.
Có thể nói, rửa tiền chính là kết quả tất yếu của những hoạt động phạm tội
xảy ra trước đó với mong muốn che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền và
tài sản. Những hoạt động phạm tội diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới
như buôn bán ma túy, vũ khí, tham nhũng, làm tiền giả, kinh doanh trái
phép,… đã mang về cho tội phạm những khoản tiền lớn, những khối tài sản
khổng lồ. Trên thực tế, nếu bị phát hiện thì những khoản tiền bất hợp đó
đương nhiên sẽ bị Nhà nước tịch thu. Để trốn tránh sự phát hiện của các cơ
quan quản lý, các cơ quan thực thi pháp luật, cũng như để tiêu thụ những
khoản lợi đó một cách chính đáng thì tội phạm đã tìm mọi cách để hợp pháp
hóa số tiền, tài sản thu được thông qua hành vi rửa tiền. Như vậy “rửa tiền”
không đương nhiên mà có như các hành vi khác, bản chất của hành vi này là
được sinh ra từ một hành vi phạm tội nguồn.
Theo khuyến nghị của FATF có tới 20 nhóm tội phạm được chỉ định là tội
phạm nguồn của tội rửa tiền như: tham gia nhóm tội phạm có tổ chức, buôn
người, bóc lột tình dục, buôn lậu ma tuý, tham nhũng…6
Pháp luật Việt Nam đã chính thức quy định trực tiếp tội phạm rửa tiền tại
Bộ Luật Hình sự 2015 tạo cơ sở pháp lý để đấu tranh có hiệu quả đối với tội
phạm rửa tiền ở nước ta, đồng thời góp phần thuận lợi cho hợp tác quốc tế
trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền.
Điều 324 BLHS năm 2015 quy định về tội rửa tiền, như sau:
6
FATF, 2012, The FATF Recommendations, ngày truy
cập 31/8/2018


9


“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01
năm đến 05 năm:
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc
giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do
mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm
tội mà có;
b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để
biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các
hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di
chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc
biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc
xác minh các thông tin đó;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này
đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng,
chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.”
Qua nghiên cứu các quy định về cấu thành tội phạm rửa tiền tại Điều luật
vừa trích dẫn, người viết nhận thấy, vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm, đặc
biệt là các yếu tố về chủ thể của tội phạm.
Tuy nhiên, các quy định tại Điều 251 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009) và Điều 324 BLHS năm 2015 đều không đưa ra định nghĩa thế nào
là rửa tiền và cũng chưa thể hiện rõ chủ thể của tội phạm rửa tiền có bao gồm
chủ thể của tội phạm nguồn hay không, điều đó dẫn đến các nhà nghiên cứu
cũng đưa ra các quan điểm khác nhau.
Hai là, chủ thể của hành vi rửa tiền rất đa dạng. Đó có thể là người trực
tiếp thực hiện tội phạm hoặc người liên quan đến tội phạm hoặc người bị tội


10


phạm mua chuộc... Tuy nhiên các chủ thể này đều có đặc điểm chung là:
người đã được hưởng lợi từ hoạt động tội phạm nguồn7.
Ba là, mục đích của hoạt động rửa tiền là hợp pháp hoá tiền và tài sản
có được từ hành vi phạm tội. Qua một quá trình, các khoản tiền, tài sản này
được các chủ thể biến đổi bản chất của chúng từ chỗ có thể bị tịch thu do có
nguồn gốc tội phạm tới chỗ trở thành những tài sản hợp pháp, có thể sử dụng
và lưu thông dễ dàng. Hơn thế nữa, tiền, tài sản sau khi được “rửa” có thể tiếp
tục được sử dụng làm nguồn tài chính đầu tư vào các hoạt động bất hợp pháp
khác với quy mô lớn hơn. Đó có thể là việc tiếp tục nuôi dưỡng, bành trướng
quy mô của các loại tội phạm nguồn hoặc tiến hành thực hiện các hoạt động
phạm tội mới. Như vậy, vô hình chung các hoạt động phạm tội được tiếp nhận
thêm một nguồn lực ngày càng mạnh mẽ hơn và tất nhiên sẽ trở nên nguy
hiểm và khó đối phó hơn.
Bốn là, hoạt động rửa tiền luôn được coi là hành vi nguy hiểm cho xã
hội. Những tác động mang tính tiêu cực của nó gây ảnh hưởng rất nghiêm
trọng tới nền kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Mặt khác, hoạt động rửa
tiền luôn luôn mang lỗi cố ý của người thực hiện nhằm che giấu nguồn gốc
bất hợp pháp của tiền và tài sản. Chính vì sự nguy hiểm của hành vi này mà
ngay trong khuyến nghị đầu tiên của FATF trong 40 Khuyến nghị về phòng
chống rửa tiền, đã yêu cầu “các quốc gia cần hình sự hoá tội rửa tiền trên cơ
sở công ước Liên Hợp quốc 1988 chống lại việc buôn bán, vận chuyển bất
hợp pháp các chất ma tuý và các chất hướng thần (Công ước Viên 1988) và
Công ước 2000 về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước
Parlemo)”8. Đồng thời yêu cầu các quốc gia quy định một phạm vi rộng nhất

7


Nguyễn Phương Thùy (2016), Phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng – Kinh nghiệm pháp lý của
một số quốc gia và áp dụng tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
8
FATF, 2018, The FATF Recommendations, pp.10, truy cập
ngày 31/8/2018.

11


các tội phạm nguồn của tội rửa tiền và ít nhất ở mỗi nước, tội phạm nguồn
phải bao gồm các tội phạm thuộc danh mục đã được 40 khuyến nghị chỉ định.
Năm là, hoạt động rửa tiền xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Thật vậy, ngày
nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự giao lưu kinh tế giữa
các quốc gia trên thế giới. Cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin thì
hàng ngàn tỉ đô la Mỹ được chu chuyển trên khắp thế giới với tốc độ tính
bằng giây suốt 24/24 giờ trong ngày. Lợi dụng tình hình đó, bằng nhiều thủ
đoạn khác nhau mà những khoản tiền bất hợp pháp đang được chu chuyển,
tẩy rửa khắp nơi trên thế giới, gây nên vấn nạn rửa tiền trên toàn cầu. Điều
này làm hoạt động rửa tiền không chỉ đơn thuần gây nguy hiểm cho từng quốc
gia đơn lẻ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế thế giới và yêu cầu
phải có một giải pháp quốc tế để phòng chống rửa tiền trên phạm vi toàn cầu.
Sáu là, hình thức rửa tiền ngày càng trở nên tinh vi hơn. Thực tế cho
thấy, song song với các hoạt động tội phạm ngày càng phức tạp là các hình
thức rửa tiền ngày càng tinh vi, khó phát hiện và khó điều tra được. Nếu như
trước đây các hình thức rửa tiền thường là dùng tiền mặt mua vàng bạc, đá
quý, bất động sản… hoặc vận chuyển tiền mặt xuyên quốc gia… thì hiện nay
cùng với sự hợp tác của các ngân hàng trên toàn thế giới, tội phạm rửa tiền
thường sử dụng hệ thống ngân hàng để thực hiện hàng loạt giao dịch tài chính
phức tạp, khó lần dấu vết nhằm đưa những đồng tiền phi pháp vào hệ thống

tài chính, trộn lẫn với những khoản thu nhập hợp pháp, lũng đoạn nền kinh tế
theo xu hướng có lợi cho các cá nhân, tổ chức tội phạm, thậm chí gây ra cả tệ
nạn tham nhũng làm suy yếu cả hệ thống chính trị.
1.1.3. Các phương thức rửa tiền
Các phương thức rửa tiền rất phong phú, đa dạng gắn liền với khe hở trong
hệ thống pháp luật phòng, chống rửa tiền của mỗi nước. Từ thực tiễn phòng,
chống rửa tiền của nhiều nước có thể nêu lên một số phương thức rửa tiền
điển hình sau của tội phạm rửa tiền:
12


- Vận chuyển tiền mặt với số lượng lớn xuyên quốc gia;
- Thông qua mua vàng bạc, kim cương, đá quý,… là những tài sản gọn
nhẹ, giá trị cao, có thể mua đi, bán lại mọi nơi, mọi lúc;
- Thông qua việc đầu tư vào các doanh nghiệp, đầu tư vào thị trường
chứng khoán, đầu tư ra nước ngoài;
- Thông qua việc chơi xổ số, cá cược, đánh bạc;
- Thông qua hệ thống ngân hàng.
Mặc dù các phương thức rửa tiền rất đa dạng nhưng nhìn chung đều được
thực hiện theo một quy trình nhất định, bao gồm ba bước sau:
Sắp xếp: là giai đoạn đầu tiên của một quy trình rửa tiền, trong giai đoạn
này, tiền và tài sản bất chính sẽ được người rửa tiền di chuyển đến những địa
điểm hoặc được nguỵ trang dưới dạng tài sản mà lực lượng bảo vệ pháp luật ít
chú ý hoặc ít hoài nghi nhưng lại dễ dàng sử dụng và sẵn sàng cho những giai
đoạn tiếp theo. Các cách thức sắp xếp thường là chuyển trái phép một lượng
tiền mặt lớn, chuyển tiền mặt thành hàng hoá kể cả đá quý và kim loại quý,
gửi tiền vào ngân hàng dưới ngưỡng phải báo cáo… Có thể nói, ở giai đoạn
này, tiền bẩn được tách rời một cách tương đối khỏi tổ chức rửa tiền (mà
không phải tách rời tuyệt đối vì khoản tiền đó vẫn thuộc sự kiểm soát của
người rửa tiền9) và đã được nhập vào hệ thống tài chính.

Phân tán: Là giai đoạn thứ hai của quy trình rửa tiền, nhằm xoá đi nguồn
gốc bất hợp pháp của số tài sản kiếm được do các hoạt động tội phạm qua
hàng loạt các giao dịch tài chính phức tạp, đặc biệt là các giao dịch tài chính
xuyên quốc gia, tạo ra một mạng lưới giao dịch chằng chịt, khó lần ra dấu vết.
Các hình thức phân tán thường được sử dụng là nhập tài sản bất hợp pháp vào

9

Tào Thu Minh Nguyệt (2010), Pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng: Thực trạng
và hướng hoàn thiện, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

13


các nguồn tài sản hợp pháp, chuyển tiền qua nhiều tài khoản ngân hàng khác
nhau, chuyển qua nhiều doanh nghiệp khác nhau dưới các dạng đầu tư trực
tiếp hay gián tiếp, chuyển tiền từ các tài khoản trong nước tới các tài khoản
trong nước khác hoặc tới các tài khoản nước ngoài…
Hợp pháp hoá: là giai đoạn cuối của quy trình rửa tiền, các khoản tiền
sau khi được phân tán sẽ được chuyển vào các nguồn thu nhập hợp pháp hoặc
có vẻ như hợp pháp để phục vụ cho những mục đích khác nhau. Các hình
thức hợp pháp hoá có thể là trả lương cho nhân viên, trả phí phục vụ, đầu tư
mua bán bất động sản và chứng khoán…
1.1.4. Tác hại của rửa tiền với kinh tế - xã hội
Thứ nhất, đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, rửa tiền làm
tăng tội phạm và tham nhũng. Thật vậy, nếu việc rửa tiền thành công thì tội
phạm đã có thể làm phát sinh lợi nhuận từ số tài sản phạm tội mà có, trở thành
nơi ẩn náu an toàn cho số tài sản có được từ nguồn thu nhập bất hợp hoặc
không minh bạch, làm gia tăng nhiều tội phạm nguồn và tham nhũng hơn.
Một quốc gia để cho hoạt động rửa tiền gia tăng sẽ là nơi ẩn náu an toàn cho

những đối tượng thực hiện rửa tiền và tài trợ khủng bố, gây bất lợi cho phát
triển kinh tế.
Thứ hai, đối với các tổ chức tài chính, rửa tiền gây tác động đến tính
thanh khoản của tổ chức tín dụng và làm mất đi hoạt động kinh doanh sinh
lợi cho tổ chức đó.
Vấn đề về tính thanh khoản: Mục tiêu của tội phạm rửa tiền không phải là
lợi nhuận mà là làm xóa đi dấu vết tội phạm của khoản tiền. Vì vậy, ngay khi
tội phạm rửa tiền nhận thấy khoản tiền đã “tương đối sạch” hoặc khoản tiền
có nguy có bị phát hiện nguồn gốc thực, chúng sẽ nhanh chóng rút ra/chuyển
khoản tiền khỏi tổ chức tài chính gây ra các vấn đề về tính thanh khoản cho tổ
chức đó.

14


Vấn đề về hoạt động kinh doanh sinh lợi: Các định chế tài chính nước
ngoài có thể hạn chế, ngừng hoặc kiểm soát nghiêm ngặt các giao dịch liên
quan của quốc gia có hoạt động rửa tiền làm giảm có hội kinh doanh và tăng
chi phí vốn của các tổ chức tài chính.
1.2.

Khái quát chung về pháp luật phòng, chống rửa tiền

1.2.1. Sự cần thiết phải có pháp luật về phòng, chống rửa tiền
Thứ nhất, pháp luật là công cụ để quản lý hành vi của con người. Cùng với
xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế thì sự giao lưu kinh tế giữa các quốc gia vì
đó cũng phát triển theo. Tuy nhiên mặt trái của sự phát triển kinh tế xã hội là
hoạt động rửa tiền cũng phát triển theo dòng lưu chuyển vốn tự do đó. Như đã
phân tích ở trên hoạt động rửa tiền có tác hại rất nghiêm trọng tới kinh tế - xã
hội và hệ thống ngân hàng của một quốc gia. Vì vậy, phòng, chống rửa tiền là

một việc làm cần thiết và cấp thiết. Có nhiều phương pháp để phòng, chống
rửa tiền và mỗi quốc gia khác nhau thì sự lựa chọn lại khác nhau, tuy vậy, một
phương pháp được mọi quốc gia lựa chọn là xây dựng và thực thi pháp luật
phòng, chống rửa tiền. Pháp luật phòng chống rửa tiền là tập hợp các quy
phạm pháp luật hướng tới việc nhận diện các hành vi rửa tiền, quy định các
biện pháp phòng chống rửa tiền đồng thời quy định trách nhiệm của các cơ
quan quản lý nhà nước và tổ chức cá nhân có liên quan và quy định các chế
tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền. Có thể nói đây là công
cụ quan trọng bậc nhất trong công tác phòng, chống rửa tiền. Bởi pháp luật
điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội phát sinh trong nhiều lĩnh vực, được đảm bảo
bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, buộc các chủ thể phải tuân theo và
các quy phạm pháp luật có hiệu lực trong thời gian tương đối dài và có hiệu
lực trên toàn lãnh thổ.
Thứ hai, một hệ thống pháp luật phòng, chống rửa tiền mạnh góp phần
chống tội phạm rửa tiền và các tội phạm khác có tính chất là tội phạm nguồn.
Vì khi kẻ thực hiện hành vi rửa tiền bị truy tố và buộc tội thì sẽ tạo điều kiện

15


cho việc truy tố những kẻ trực tiếp, gián tiếp hoặc giúp đỡ thực hiện các hành
vi phạm tội trước đó. Đồng thời làm tăng cường sự ổn định và kích thích phát
triển kinh tế do ngăn cản được sự can thiệp của các tổ chức tội phạm rửa tiền
vào nền kinh tế, từ đó sẽ định hướng đúng cho các khoản đầu tư vào sản xuất
và dịch vụ để tăng năng suất của nền kinh tế của một quốc gia.
Thứ ba, rửa tiền hiện nay được coi như là một vấn nạn trên toàn thế giới,
rửa tiền cũng được thực hiện bởi nhiều giao dịch tài chính phức tạp xuyên
quốc gia. Do tính chất “xuyên biên giới” của rửa tiền mà công cuộc phòng,
chống rửa tiền không chỉ dựa vào nỗ lực của một hoặc một số ít quốc gia, mà
tất cả các quốc gia phải liên kết với nhau để phòng, chống rửa tiền. Chính vì

vậy mà rất nhiều Điều ước quốc tế trong lĩnh vực này đã ra đời, nhiều tổ chức
quốc tế về phòng, chống rửa tiền như FATF, Nhóm châu Á – Thái Bình
Dương về chống rửa tiền (APG),… cũng đã được thành lập, nhằm tạo ra các
quy định thống nhất để những nỗ lực phòng, chống rửa tiền hiệu quả hơn trên
thực tế.
1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về phòng chống rửa tiền
1.2.2.1. Tổ chức – Nhân sự phòng chống rửa tiền
Căn cứ quy định tại Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của
Chính phủ về phòng, chống rửa tiền (Nghị định 74), Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam đã ký Quyết định số 1002/QĐ-NHNN ngày 08/7/2005 về
việc thành lập Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền trực thuộc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Theo đó, Trung tâm Thông tin phòng,
chống rửa tiền là đơn vị sự nghiệp, có con dấu riêng để giao dịch, có chức
năng làm đầu mối để tiếp nhận, xử lý thông tin và thực hiện các nhiệm vụ liên
quan được quy định tại Nghị định 74.
Để đáp ứng yêu cầu về công tác phòng, chống rửa tiền trong tình hình mới,
Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 476/QĐ-NHNN ngày
07/3/2007 về việc thành lập Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền. Theo
16


đó, Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền là đơn vị trực thuộc NHNN,
có con dấu riêng, có chức năng làm đầu mối tiếp nhận, xử lý, cung cấp thông
tin phòng, chống rửa tiền và giúp Thống đốc thực hiện nhiệm vụ quy định tại
Nghị định 74.
Tiếp theo, Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền cùng với 03 đơn vị
khác là Thanh tra Ngân hàng, Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân
hàng, Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác hợp nhất thành Cơ quan Thanh tra,
giám sát ngân hàng. Theo Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009
của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu

tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền được đổi tên
thành Cục Phòng, chống rửa tiền (Cục PCRT) thuộc Cơ quan Thanh tra, giám
sát ngân hàng.
Tháng 8/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 35/2014/QĐTTg ngày 12/6/2014 thay thế Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thanh tra, giám sát
ngân hàng tự thuộc NHNN. Theo đó, Cục PCRT tiếp tục là một đơn vị trực
thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục
PCRT được quy định tại Quyết định số 2698/QĐ-NHNN ngày 19/4/2014 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Thứ nhất, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Trên cơ sở Nghị định 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2006 của Chính phủ về
phòng, chống rửa tiền, Cục PCRT đã tham mưu ban hành: Công văn số
281/NHNN-TTR.m ngày 30/6/2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa
tiền; Thông tư số 22/2009/TT-NHNN ngày 17/11/2009 của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền;
17


Thông tư số 41/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng trên cơ sở
rủi ro phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
Ngoài ra, Cục PCRT đã hỗ trợ Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng ban hành thông
tư hướng dẫn nghị định 74 gồm: Thông tư 148/2010/TT-BTC ngày 24/9/2010
của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền
đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí có thưởng; Thông
tư 12/2011/TT-BXD ngày 01/9/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện
một số nội dung của Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính

phủ về phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Cục PCRT làm đầu mối tham mưu trình các cấp ban hành: Luật phòng,
chống rửa tiền số 07/2012/QH12 ngày 18/6/2012; Quyết định số 20/2013/QĐTTg ngày 18/4/2013 quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo
cáo và Nghị định số 116/2003/NĐ–CP ngày 04/10/2013 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền; Thông tư số 35/2013/TTNHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng,
chống rửa tiền; Thông tư 31/2014/TT-NHNN ngày 11/11/2014 sửa đổi bổ
sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN.
Bên cạnh đó, Cục PCRT cũng làm đầu mối của NHNN tham gia xây dựng:
Thông



liên

tịch

số

09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-

VKSNDTC-TANDTC ngày 30/11/2011 hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ
luật Hình sự về tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
(Điều 250) và tội rửa tiền (Điều 251); Thông tư liên tịch số 06/2012/TTLTBCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 5/5/2012 hướng dẫn
áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội khủng bố và tài trợ khủng bố
(Điều 230a) và (Điều 230b).
Cục PCRT làm đầu mối của NHNN tham gia góp ý xây dựng Luật phòng,
chống khủng bố số 28/2013/QH13 ngày 12/6/2013; Nghị định số
18



122/2013/NĐ-CP ngày 11/10/2013 quy định tạm ngừng lưu thông, phong tỏa,
niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài
trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài
trợ khủng bố.
Thứ hai, Thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền.
Cục PCRT là đơn vị giúp Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng thực
hiện thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin liên quan đến rửa tiền, tài trợ
khủng bố cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. Thời gian qua, Cục PCRT đã
nhận và xử lý hàng nghìn báo cáo giao dịch đáng ngờ, hàng trăm triệu báo cáo
giao dịch tiền mặt có giá trị lớn (CTR) và báo cáo chuyển tiền điện tử (EFT).
Từ kết quả xử lý các báo cáo trên, Cục PCRT đã chuyển hàng trăm vụ
việc hoặc hỗ trợ cung cấp thông tin cho các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử
tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố cũng như các tội phạm khác liên quan
đến rửa tiền trong và ngoài nước.
Để hỗ trợ cho các hoạt động trên, Cục PCRT đã tham mưu, ký Bản ghi
nhớ (MoU) về trao đổi thông tin với Văn phòng Interpool Việt Nam (nay là
Cục Đối ngoại – Bộ Công an), Tổng cục An ninh thuộc Bộ Công an, Tổng
Cục thuế thuộc Bộ Tài chính và với cơ quan phòng, chống rửa tiền hoặc cơ
quan, tổ chức nước ngoài khác của một số quốc gia: Indonesia (2010);
Malaysia (2009); Lào (2011); Campuchia (2012); Hàn Quốc (2013); Thái Lan
(2013); Nhật Bản (2013); Banglades (2014).
Thứ ba, cảnh báo những vấn đề liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng
bố.
Căn cứ kết quả phân tích, xử lý thông tin nhận được từ đối tượng báo
cáo và từ các cơ quan, tổ chức trong, ngoài nước, Cục PCRT đã có nhiều văn
bản cảnh báo tới các đối tượng báo cáo để chủ động có biện pháp phòng ngừa
phù hợp và gửi tới các cấp, các ngành có liên quan để phối hợp phổ biến tới

19



×