Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Luận văn thạc sĩ: Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm quýt tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NÔNG THỊ HỒNG CHIÊM

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
SẢN PHẨM QUÝT TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NÔNG THỊ HỒNG CHIÊM

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
SẢN PHẨM QUÝT TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Quang Cảnh

THÁI NGUYÊN - 2019



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ
rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nông Thị Hồng Chiêm


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn tất một bài luận văn thạc sĩ yêu cầu sự tập trung, sự cố gắng và
độc lập nghiên cứu. Bản thân tôi sau những năm tháng học tập vất vả và nghiên
cứu cũng đã cố gắng đề hoàn thành được đề tài nghiên cứu này. Tôi luôn ghi
nhận những sự đóng góp, giúp đỡ, ủng hộ, sự hỗ trợ nhiệt tình của những người
bên cạnh mình, nhân đây tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới họ.
Lời cảm ơn trân trọng đầu tiên tôi muốn dành tới PGS.TS Lê Quang
Cảnh đã hướng dẫn tôi tận tình trong quá trình lựa chọn và thực hiện đề tài
nghiên cứu này. Sự chỉ bảo và định hướng của thầy đã giúp tôi tự tin nghiên

cứu những vấn đề mới và giải quyết bài toán một cách khoa học
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Bộ phận sau Đại
học, Phòng đào tạo, Phòng khảo thí trường Đại học kinh tế và quản trị kinh
doanh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và hoàn thành khóa
luận một cách thuận lợi.
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các Thầy các Cô trong
tổ thẩm định luận văn đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉnh sửa những chỗ còn thiếu sót
trong đề tài để bài luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, tôi xin kính chúc các Thầy các Cô trong Khoa sau đại học
trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanhThái nguyên thật dồi dào sức
khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt
kiến thức cho thế hệ mai sau.
Trân trọng.
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nông Thị Hồng Chiêm


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................vi

DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................ 2
2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài .......................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CÂY QUÝT .................................5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển thị trường tiêu thụ Quýt .................................. 5
1.1.1 Cây quýt ................................................................................................... 5
1.1.2. Phát triển thị trường tiêu thụ quýt ........................................................... 9
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
quýt .................................................................................................................. 16
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Quýt............. 19
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển thị trường Quýt của tỉnh Hòa Bình ................. 19
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển thị trường Quýt của tỉnh Hải Dương .............. 20


iv
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Quýt
tỉnh Bắc Kạn .................................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................24
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 24
2.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ............................................................ 24

2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 24
2.3.2. Phương pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 27
2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 27
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 28
2.4.1. Các chỉ tiêu đo lường sự phát triển về số lượng ................................... 28
2.4.2. Các chỉ tiêu đo lường sự phát triển về chất lượng ................................ 29
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
QUÝT BẮC KẠN ..................................................................................................31
3.1. Giới thiệu về tỉnh Bắc Kạn .............................................................................31
3.1.1. Đặc điểm địa hình và khí hậu................................................................ 31
3.1.2. Những tiềm năng sản xuất Quýt Bắc Kạn ............................................ 33
3.1.3. Tình hình sản xuất quýt tại tỉnh Bắc Kạn ............................................. 34
3.2. Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ Quýt Bắc Kạn .......................... 38
3.2.1. Các kênh tiêu thụ sản phẩm Quýt Bắc Kạn .......................................... 38
3.2.2 Phát triển thị trường tiêu thụ quýt theo chiều rộng ................................ 44
3.2.3 Phát triển theo chiều sâu ........................................................................ 47
3.3 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
Quýt Bắc Kạn .................................................................................................. 52
3.3.1 Các nhân tố khách quan ......................................................................... 52
3.3.2 Các nhân tố chủ quan ............................................................................. 61
3.4. Đánh giá chung về phát triển thị trường tiêu thụ Quýt Bắc Kạn ............. 69


v
3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 69
3.4.2. Hạn chế.................................................................................................. 70
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 71
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ QUÝT
BẮC KẠN................................................................................................................73

4.1. Định hướng phát triển thị trường tiêu thụ Quýt của tỉnh Bắc Kạn .......... 73
4.1.1. Định hướng phát triển cây ăn quả ......................................................... 73
4.1.2. Định hướng phát triển thị trường tiêu thụ Quýt Bắc Kạn ..................... 74
4.2. Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Quýt Bắc Kạn ........... 75
4.2.1. Nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động ............................. 75
4.2.2. Hỗ trợ về vốn cho người sản xuất và tiêu thụ Quýt .............................. 77
4.2.3. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
......................................................................................................................... 77
4.2.4. Giải pháp nâng cao mức độ nhận biết vể Quýt Bắc Kạn ...................... 79
4.2.5. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại với sản phẩm Quýt Bắc Kạn .............. 80
4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 81
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước ........................................................................ 81
4.3.2. Kiến nghị với Sở, ban ngành tỉnh Bắc Kạn .......................................... 82
4.3.3 Đối với cấp cơ sở ................................................................................... 84
KẾT LUẬN .............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................87
Phụ lục: Phiếu khảo sát.........................................................................................89


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT

Nguyên nghĩa

Chữ viết tắt

1


CAQ

Cây ăn quả

2

HTX

Hợp tác xã

3

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

4

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

5

THT

Tổ hợp tác

6


XTTM

Xúc tiến thương mại

7

UBND

Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Lượng phân bón tính cho 1 cây quýt ở các độ tuổi khác nhau ..............7
Bảng 3.1: Tình hình sản xuất quýt tại Bắc Kạn theo phân loại và theo diện tích
trồng ......................................................................................................35
Bảng 3.2: Diện tích và sản lượng trồng quýt tại Bắc Kạn .....................................36
Bảng 3.3: Kết quả tiêu thụ quýt của các kênh trung gian ......................................39
Bảng 3.4: Thuận lợi và khó khăn của các tác nhân trong kênh tiêu thụ sản phẩn
Quýt Bắc Kạn .......................................................................................42
Bảng 3.5: Đánh giá về chất lượng sản phẩm..........................................................47
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp về sản phẩm quýt của Bắc Kạn...51
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát hộ trồng quýt tại Bắc Kạn .........................................54
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát các hộ trồng quýt về chính sách pháp luật cả nhà nước
...............................................................................................................57
Bảng 3.9: Đánh giá về mức độ quan trọng của thị hiếu người tiêu dùng .............60
Bảng 3.10: Câu hỏi khảo sát cán bộ lãnh đạo địa phương về trình độ lao động..62
Bảng 3.11: Câu hỏi khảo sát lãnh đạo địa hương về hỗ trợ vốn ...........................65
Bảng 3.12: Kết quả ứng dụng khoa học công nghệ ...............................................66
Bảng 3.13: Khảo sát lãnh đạo địa phương về khoa học công nghệ ......................68



viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Quy mô tiêu thụ sản phẩm quýt Bắc Kạn tại một số thị trường 45
Biều đồ 3.2: Số hội chợ tổ chức để mở rộng đối tượng khách hàng tiêu dùng
......................................................................................................................... 46
Biểu đồ 3.3: Trình độ của đối tượng khảo sát trồng quýt tại Bắc Kạn ........... 62
Biểu đồ 3.4: Một số hỗ trợ về vốn và phân bón cho các hộ trồng quýt trên địa
bàn Bắc Kạn .................................................................................................... 64

Sơ đồ
Sơ đồ 3. 1: Các kênh tiêu thụ sản phẩm quýt Bắc Kạn ................................... 38

Hình

Hình 3. 1: Sản phẩm quýt Bắc Kạn................................................................. 50


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu vực miền núi phía Bắc là một trong những khu vực có sản lượng tiêu
thụ cây ăn quả lớn trong cả nước. Khu vực này có nhiều loại cây ăn quả đặc sản
nổi tiếng như: Gạo nếp; miến dong; quả hồng; gừng; bí xanh thơm; đặc biệt là
cam, Quýt... Bắc Kạn là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Việt Bắc, Bắc Kạn có lợi thế
về các sản phẩm nông, lâm nghiệp, nổi bật là các sản phẩm nông sản có thương
hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý. Hiện tại, kinh tế nông- lâm nghiệp Bắc Kạn đang trong
quá trình đẩy mạnh tái cơ cấu, tập trung đầu tư liên doanh, liên kết phát triển sản

xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Trong thời gian
tới, để phát triển bền vững, hiệu quả cao, tỉnh Bắc Kạn cần phải chú trọng nhiều
hơn đến các hoạt động xây dưng thương hiệu hàng hóa, tìm thị trường tiêu thụ ổn
định cho các sản phẩm nông sản.
Quýt là một trong những sản phẩm nông sản đặc sản nổi tiếng của Bắc
Kạn. Sản phẩm này được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp
giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý Bắc Kạn vào năm 2012. Nhờ đó, Quýt Bắc Kạn
đã từng bước khẳng định được danh tiếng trên thị trường trong và ngoài tỉnh,
thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng hơn, Quýt Bắc Kạn hiện đã có mặt tại
các tỉnh như: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn... Đến
năm 2017, diện tích trồng Quýt của tỉnh đạt gần 1.230 ha cho sản lượng tiêu
thụ khoảng 8.760 tấn tập trung tại các huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Ba Bể (Sở
nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn, 2017).
Trong thời gian qua, để sản phẩm Quýt tiếp cận gần hơn với người tiêu
dùng, tỉnh Bắc Kạn đã hỗ trợ cho doanh nghiệp, các hộ sản xuất tham gia trực
tiếp các hội chợ, triển lãm ở trong và ngoài tỉnh để giới thiệu sản phẩm, quảng
bá, xây dựng thương hiệu. Đến nay, sản phẩm Quýt của Bắc Kạn đã được tiêu
thụ rộng rãi trong hệ thống bán lẻ hiện đại ở một số thành phố lớn như: Hà Nội,
Hồ Chí Minh...


2
Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ thực tế của Quýt Bắc Kạn chưa tương xứng
với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Phần lớn sản phẩm được tiêu thụ chủ
yếu ở dạng quả tươi, chưa qua chế biến sâu (nước ép tươi; nước ép cô đặc; bột
vỏ quýt; tinh dầu vỏ quýt…), thị trường tiêu thụ chưa ổn định. Sản phẩm hầu
hết do các doanh nghiệp nhỏ, tiểu thương trong tỉnh thu mua để chế biến hoặc
đem đi bán trên thị trường trong và ngoài tỉnh, chưa hình thành được mối liên
kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Trên địa bàn tỉnh, chưa có một doanh
nghiệp, HTX nào đứng ra liên doanh liên kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản

phẩm Quýt cho nông hộ. Việc thành lập HTX tiêu thụ sản phẩm Quýt cũng
gặp nhiều thách thức khi trình độ sản xuất của các hộ trồng Quýt còn thấp,
chủ yếu vẫn canh tác theo kinh nghiệm mà không ứng dụng công nghệ cho
hoạt động đầu tư chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Chất lượng sản phẩm không
cao, quả chua, mẫu mã xấu, không đều khiến công tác phát triển thương
hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ phải đối mặt với nhiều thách thức.
Trước thực trạng trên nhận thấy, việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp
phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Quýt Bắc Kạn là rất cần thiết để tận
dụng triệt để thế mạnh của vùng, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Với
lý do này, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
Quýt tỉnh Bắc Kạn” làm luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận văn là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
phát triển thị trường tiêu thụ cho sản phẩm Quýt Bắc Kạn góp phần phát triển
kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển thị trường tiêu thụ quýt.
Phân tích thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ quýt Bắc Kạn giai đoạn
2016-2018
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường tiêu thụ Quýt


3
Bắc Kạn trong thời gian qua.
Đề xuất giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ quýt Bắc Kạn trong thời
gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu phát triển thị trường tiêu thụ của sản phẩm

Quýt tại Bắc Kạn. Cụ thể, luận văn tập trung vào nội dung và yếu tố ảnh hưởng
tới phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Quýt ở Bắc Kan.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Về thời gian: Nghiên cứu thu thập số liệu trong giai đoạn 2016-2018 về
tình tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường Quýt Bắc Kạn.
Về nội dung: Nghiên cứu tập trung phân tích nội dung phát triển thị
trường tiêu thụ sản phẩm Quýt Bắc Kạn trên 3 khía cạnh: Phát triển thị trường
tiêu thụ Quýt theo chiều rộng; Phát triển thị trường tiêu thụ Quýt theo chiều sâu
và Phát triển thị trường tiêu thụ Quýt theo khu vực địa lý.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Về mặt lý luận: Luận văn cung cấp cơ sở lý luận về sản phẩm quýt và lý
thuyết về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm quýt.
Về mặt thực tiễn: Thông qua việc thu thập thông tin, phân tích số liệu đề
tài đã đánh giá được tình hình phát triển thị trường tiêu thụ nông sản nói chung
và thị trường tiêu thụ Quýt nói riêng của người dân tỉnh Bắc Kạn.

Kết quả

nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn cho người dân, chính quyền địa phương
xây dựng hướng phát triển, giải quyết những khó khăn trở ngại nhằm phát triển
thị trường tiêu thụ sản phẩm Quýt Bắc Kạn hướng tới phát triển kinh tế bền
vững.
5. Kết cấu của luận văn


4
Luận văn có kết cấu 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển thị trường tiêu
thụ cây quýt

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ Quýt Bắc Kạn
Chương 4: Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ Quýt tỉnh Bắc Kạn

CHƯƠNG 1


5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CÂY QUÝT
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển thị trường tiêu thụ Quýt
1.1.1. Cây quýt
1.1.1.1. Nguồn gốc
Quýt thuộc chi Cam chanh (Citrus) là một chi thực vật có hoa trong họ
Cửu lý h ơng (Rutaceae), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới
đông nam châu Á.
Quýt là giống cây ăn quả có múi trồng nhiều nhất ở Việt Nam có tên
khoa học là citrus reticulata. Cây quýt là một cây nhỏ, lá mọc so le, mép có
răng cưa nhỏ mau, lá nhẵn thơm, vỏ cây cũng có mùi thơm. Hoa nhỏ màu trắng,
mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình cầu, hai đầu dẹt, khi chín màu vàng cam đỏ, vỏ
mọng, nhẵn bóng, hơi lồi lõm dễ bóc, trong có những múi xếp hình nan hoa
bánh xe. Khi chín ăn ngọt ngon. Trong múi có chứa nhiều hạt (Hoàng Hùng,
2007).
1.1.1.2. Phân loại và giá trị dinh dưỡng
Phân loại: Quýt có nhiều loài. Trong nông nghiệp và thương mại người
ta phân thành 4 nhóm như sau:
- Nhóm quýt thông thường, có nguồn gốc Philipin: Citrus reticulata
Blanco, cây có gai nhỏ, quả mọng hình cầu, đáy lõm, vỏ quả xốp khi chín có
màu vàng cam hoặc đỏ tươi, loài này phát triển tốt ở vùng nhiệt đới.
- Nhóm quýt sành, hay quýt “King”: Citrus nobilis Loureiro, có nguồn

gốc ở Đông Dương, quả to, vỏ dày.
- Nhóm quýt “Satsuma”: Citrus unshiu Marcovitch, có nguồn gốc Nhật
Bản. Cây hầu như không có gai, qủa cỡ trung bình, khi chín có màu vàng da
cam, không có hạt.
- Nhóm quýt Địa Trung Hải: Citrus deliciosa Tenore, có nguồn gốc Italia,
lá có dạng hình mác, qủa cỡ trung bình, nhiều hạt.
Giá trị dinh dưỡng


6
Quả quýt dùng để ăn tươi, vắt lấy nước uống, là loại quả có giá trị dinh
dưỡng phong phú, trong 100 g thực phẩm hấp thụ hàm lượng protein của quýt
gấp 9 lần lê, hàm lượng canxi gấp 5 lần, hàm lượng photpho gấp 5,5 lần, vitamin
B1 gấp 8 lần, vitamin B2 gấp 3 lần, vitamin C cũng gấp 10 lần lê. Các thành
phần dinh dưỡng trong quýt chống lại sự phá vỡ acid uric trong máu. Các loại
acid hữu cơ và vitamin trong quýt điều hòa chức năng trao đổi chất trong cơ
thể đặc biệt là người già mắc bệnh tim.
Vỏ quýt chứa vitamin D có thể duy trì tính dẻo của huyết quản mao mạch,
phòng chống mạch máu vỡ và thấm máu. Nó kết hợp với vitamin C có thể tăng
hiệu quả trị liệu đối với người mắc bệnh máu xấu. Quýt chứa thành phần chống
oxy hóa, có thể tăng cao khả năng miễn dịch, chống sự phát triển của u bướu.
Ngoài ra, quýt còn có tác dụng chống lại tia bức xạ của máy tính, trong quýt
chứa nhiều vitamin A và beta carotin, có thể bảo vệ da cho những người thường
sử dụng máy tính.
1.1.1.3. Đặc tính kỹ thuật của cây quýt
Quýt là một trong những cây trồng cho năng suất cao tuy nhiên đòi hỏi
phải đảm bảo kỹ thuật từ khâu chuẩn bị đất đến trồng, chăm sóc, bón phân, thu
hoạch, vận chuyển…và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Bởi vậy, phát triển
sản phẩm quýt cần có sự đầu tư hợp lý và loại bỏ những phong tục, tập quán
canh tác lạc hậu, kém hiệu quả. Sau đây là một số đặc tính kỹ thuật của cây

quýt. Theo Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009), đặc tính kỹ thuật của cây quýt
như sau:
* Nhân tố về điều kiện tự nhiên
Nhiệt độ: Nhiệt độ cần cho sự sinh trưởng của cây quýt từ 12 - 39 độ
nhiệt độ thích hợp nhất từ 23 - 29 độ, nơi có nhiệt độ bình quân năm là 150 độ
là trồng được quýt; Nước: Lượng mưa hàng năm là 1000 - 1500mm và phân bố
đều là trồng quýt tốt.
Ánh sáng: Quýt ưa ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng cây sinh trưởng kém,


7
khó phân hóa mầm hoa, ít quả dẫn đến năng suất thấp. Cường độ ánh sáng thích
hợp 10.000 đến 15.000 lux.
Đất đai: Vùng có tầng đất dày >1m, thoát nước tốt nhất trong mùa mưa
và có mực nước ngầm thấp, độ PH 4 - 8 tốt nhất 5,5 đến 6,5.
* Nhân tố kỹ thuật
Giống: Chọn giống sạch bệnh, những giống cây đã được tuyển chọn tốt.
Phân bón: Lượng phân bón hợp lý, đầy đủ và phù hợp trong từng giai đoạn để
cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Bảng 1.1. Lượng phân bón tính cho 1 cây quýt ở các độ tuổi khác nhau
Năm

Phân chuồng

Đạm

Lân

Kali


Vôi bột

tuổi

(kg/cây)

(g/cây)

(g/cây)

(g/cây)

(kg/cây)

1-2

25-30

80-150

100-150

100-150

0,5

4-5

35-40


200-250

150-200

150-250

0,7-0,8

6-7

45-50

300-400

250-300

300-400

1,0

Trên 10

50-60

400-800

350-400

240


Nguồn: Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009)
Chăm sóc: Thường xuyên làm sạch cỏ và trồng xen các cây khác (cây họ
đậu) vào thời kỳ cây chưa khép tán để giữ ẩm, làm đất tơi xốp mặt khác giúp
tăng thêm thu nhập từ các cây ngắn ngày đó. Các cây trồng xen phải cách gốc
quýt từ 0,8 - 1m.
Tạo tán cây con: Tạo hình trong 2 - 3 năm cắt ngọn để cây phân cành, để
lại 3 - 4 tầng cành, các tầng cách nhau từ 50 - 60 cm, mỗi tầng cành chọn lấy 3
cành mập, khoẻ, đều nhau, phân bố đều ra các hướng, những cành chọn để lại
hàng năm bấm ngọn cho ra nhiều cành ngang để có tán to và thấp.
Cắt tỉa cành đã có quả: Cành quả hàng năm thường cho chồi ngọn và
chồi nách lá ở gần ngọn phát triển thành, do đó không được cắt bớt cành nụ.
Những cành đã có quả rồi phần lớn năm sau không ra quả nữa, nên cắt bớt 1/3
cho mọc ra cành mới để năm sau ra quả. Những cành cắt bỏ: Cắt bỏ những cành


8
khô, cành tăm, cành mọc thẳng đứng, cành bị sâu bệnh nặng, những cành mọc
dầy để tạo cho tán thoáng, ánh sáng có thể xuyên qua.
1.1.1.4. Đặc điểm quá trình trồng và thu hoạch quýt
Đặc điểm quá trình trồng và chăm sóc
Quýt được trồng vào hai vụ, vụ xuân trồng vào các tháng 2, 3, 4 còn vụ
thu trồng vào các tháng 8, 9, 10. Khi trồng tiền hành bóc hết túi bầu của cây
giống, đặt cây thẳng đứng và cao hơn mặt đất ở giữa hố đã đào, lấp đất nhỏ, tơi
xốp quanh gốc cây, nén nhẹ cho đất và bầu tiếp xúc với nhau.
Tưới nước quanh hố, cách gốc 10 - 20cm đến khi nước tràn trên mặt đất.
Không tưới vào gốc để tránh tình trạng làm hở gốc. Nếu bị hở gốc phải bổ sung
đất cho kín bầu. Dùng cỏ khô, rơm rạ tủ vào gốc để giữ ẩm. Khi tủ gốc, phải để
hở phần gốc cây để theo dõi sâu bệnh và nấm mốc.
Việc chăm sóc cây quýt bao gồm: Làm cỏ, tưới nước, bón phân, đốn tỉa,
đốn tạo hình, đốn duy trì, ngắt hoa, phun các chất điều tiết sinh trưởng, phòng

trừ sâu bệnh. Khu bón phân, đối với phân hữu cơ thì đào rãnh quanh tán cây,
sâu 20 - 30cm, rộng 30 - 40cm, cho phân hữu cơ, lân, vôi xuống lấp đất lại, tủ
rơm rạ. Đối với phân vô cơ thì xới nhẹ đất theo tán cây, rắc phân, tưới nước
cho cây để phân ngấm vào đất. Tiến hành tỉa những cành cây sâu bệnh, tạo cho
cây thông thoáng, đủ ánh sáng, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Cắt bỏ những
cành khô, cành tăm, cành bị sâu bệnh, cành gãy, cành tược của gốc ghép, tạo
điều kiện để lá cây tiếp xúc với ánh sáng.
Thường xuyên theo dõi để phòng trừ bệnh nhện đỏ, sâu đục cành, trừ sâu
non, rầy chổng cánh, bệnh loét, sâu nhớt, nhện trắng, bọ xít xanh vai nhọn, ngài
chích hút, sâu xanh cuốn lá, châu chấu, sâu hại hoa, các loại rệp, rầy xám, ruồi
vàng…; bệnh sẹo cam, quýt, bệnh thối nâu, bệnh thâm quả, bệnh muội đen,
bệnh virus.
Đặc điểm quá trình thu hoạch quýt


9
Quýt được thu hoạch vào các tháng 11, 12 vào ngày quang đãng, khô
nắng, tốt nhất thu hoạch quả sau khi sương bốc hơi (khô sương). Vào ngày trời
râm, nhiều mây, tiến hành thu quả sau buổi trưa, không được thu hoạch quả vào
ngày trời mưa. Sử dụng kéo thu hoạch có cán tròn để cắt quả, thu hoạch các
quả nhỏ hơn trước. Khi thu hoạch một tay giữ quả, tay kia cắt quả với cuống
có vài lá. Đưa cành quả gần phía ngực, một tay giữ cành quả, tay kia cắt nhẹ cả
chùm với cành mang lá.
1.1.1.5. Đặc điểm khâu tiêu thụ quýt
Sản phẩm quýt rất khó bảo quản, do đó việc tiêu thụ cần thực hiện nhanh
để tránh bị hư hại, hoặc cần chú trọng khâu bảo quản sản phẩm. Có nhiều cách
bảo quản khác nhau như: Sử dụng thuốc 10 - 40 ppm 2,4D để ngăn ngừa cuống
quả khô và rụng. Sử dụng hoá chất Thiabendazole (40% được hoà loãng 500X)
phun lên quả 1 - 2 tuần trước thu hoạch hoặc sau thu hoạch, nhúng quả trực tiếp
vào dung dịch này trong 3 phút để thay cho phun. Hoặc sử dụng Iminoctodine

25% (hoà loãng 2000X) phun 4 ngày trước lúc thu hoạch, nhúng quả trước khi
đóng gói. Giữ quả trong nơi râm mát vài ngày trước khi cho quả vào túi PE dày
0,02 - 0,03mm.
Khi cần bảo quản quả trên 2 tháng, tiến hành gói quả trong giấy phim PE
làm thành bao hình trụ trong các ngăn của thùng gỗ hoặc thùng plastic. Chỉ bảo
quản với 1 hoặc 2 lớp trong một hộp. Tiến hành sắp xếp các hộp trong phòng
bảo quản sao cho duy trì được thông thoáng tốt. Cửa thông gió được để mở
trong vài tuần đầu bảo quản. Trong thời gian bảo quản, cửa sổ được mở vào
ban đêm hoặc trong những ngày trời lạnh để làm mát quả. Tiến hành đóng cửa
sổ thông gió khi nhiệt độ ban ngày cao. Không để ánh nắng rọi vào phòng bảo
quản, nếu phát hiện thấy bất kỳ quả thối thì phải loại bỏ ngay.
1.1.2. Phát triển thị trường tiêu thụ quýt


10
1.1.2.1. Khái niệm
Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều
hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế
cái lạc hậu. Phát triển là một khái niệm chung song mỗi chủ thể kinh tế, hoạt
động kinh tế đều có riêng một tiêu chí phát triển dựa theo khả năng, trình độ và
công nghệ của từng chủ thể (Học viên chính trị quốc gia, 2005).
Theo Nguyễn Trần Nhật Tiến (2014): Phát triển được hiểu là một thuật
ngữ chứa đựng các chỉ tiêu phản ánh kết quả gia tăng, tiến bộ, sau quá trình vận
động biến đổi của một hay nhiều hoạt động kinh tế- xã hội trong một giai đoạn,
một thời kỳ nhất định. Như vậy, phát triển là một khái niệm chung song mỗi
chủ thể, hoạt động lại có riêng một tiêu trí phát triển dựa theo khả năng, trình
độ và công nghệ của từng chủ thể.Phát triển thị trường tiêu thụ là tổng hợp các
cách thức, biện pháp của doanh nghiệp để đưa khối lượng sản phẩm tiêu thụ
trên thị trường đạt mức tối đa. Phát triển thị trường tiêu thụ bao gồm việc đưa

sản phẩm hiện tại vào tiêu thụ ở thị trường mới; khai thác tốt thị trường hiện
tại; nghiên cứu dự đoán nhu cầu thị trường, đưa sản phẩm đáp ứng nhu cầu của
thị trường hiện tại và khu vực thị trường mới (Đỗ Kim chung và cộng sự, 2009).
Như vậy, phát triển thị trường tiêu thụ gồm hoạt động đưa sản phẩm hiện
tại bán trong thị trường mới và hoạt động nghiên cứu, dự báo khai thác tốt thị
trường hiện tại nhằm nâng cao sản lượng tiêu thụ, đáp ứng tối đa nhu cầu của
người tiêu dùng. Phát triển thị trường tiêu thụ gồm các hoạt động phát triển thị
trường theo chiều rộng; phát triển thị trường theo chiều sâu và phát triển theo
vùng địa lý.
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu phát triển thị trường tiêu thụ quýt
là quá trình đưa sản phẩm quýt vào tiêu thụ tại các thị trường mới hoặc nghiên
cứu, khai thác tốt hơn thị trường cũ. (Nguyễn Minh Châu, 2005). Phát triển thị
trường tiêu thụ sản phẩm quýt gồm phát triển theo chiều rộng (gia tăng sản


11
lượng quýt; tăng diện tích canh tác, mở rộng đối tượng tiêu dùng); phát triển
theo chiều sâu (tăng chất lượng sản phẩm quýt; đa dạng hóa chủng loại sản
phẩm); phát triển theo vùng địa lý (mở rộng diện tích canh tác quýt trong các
xã, các huyện, các tỉnh).
Phát triển thị trường tiêu thụ cây quýt là điều kiện tạo ra việc làm, tăng
trưởng GDP, từng bước góp phần phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
đô thị hóa nông thôn. Đồng thời tham gia vào chương trình quốc gia về phủ
xanh đất trống đồi trọc, tăng độ che phủ đất, cải thiện và bảo vệ môi trường
sinh thái (Trần Đình Tuấn, 2002).
Nội hàm của khái niệm phát triển thị trường tiêu thụ quýt được biểu hiểu
trên những khía cạnh sau:
Mục đích: nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở khai
thác tốt hơn thị trường cũ và tiếp cận những thị trường mới để tạo thêm công
ăn việc làm, gia tăng thu nhập cho hộ nông dân trồng quýt, từng bước góp phần

CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Nội dung: Phát triển thị trường tiêu thụ quýt bao gồm các khía cạnh (1)
Phát triển thị trường theo chiều rộng (gia tăng quy mô, diện tích canh tác…);
(2) Phát triển thị trường tiêu thụ theo chiều sâu (tăng chất lượng sản phẩm, đa
dạng hóa chủng loại sản phẩm…); (3) Phát triển thị trường tiêu thụ theo vùng
địa lý ( mở rộng diện tích canh tác và địa bàn tiêu thụ ra các xã, huyện…)
Chủ thể: Đối tượng phát triển là tất cả các chủ thể trong nền kinh tế: nhà
nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp
Công cụ: Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước và của chính
quyền địa phương.
1.1.2.2. Vai trò của phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm quýt
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm quýt giữ một vai trò quan trọng,
không thể tách rời trong phát triển nông nghiệp. Phát triển thị trường sản phẩm
quýt nói riêng và cây ăn quả nói chung đã chuyển hóa được những khó khăn về
địa hình, thổ nhưỡng của một vùng đất thành tiềm năng lợi thế mang lại lợi ích


12
cho con người. Theo Nguyễn Vĩnh Long (2012), vai trò của phát triển thị trường
tiêu thụ sản phẩm quýt được trình bày như sau:
Vai trò đối với người tiêu dùng: Đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của người tiêu dùng và các doanh nghiệp chế biến
Vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu đã
tác động tới sự phát triển của công nghiệp, tạo nguồn ngoại tệ mạnh cho sự phát
triển kinh tế nhất là những nước còn chậm phát triển như là Việt Nam.Vào đầu
những năm 60, ngành công nghiệp chế biến rau quả của Việt Nam đã được hình
thành và phát triển. Nó phát triển mạnh vào những năm 70 với nhiều chủng loại
sản phẩm như: rau quả hộp, rau quả sấy, bán thành phẩm của quả (puple). Trước
năm 1975, song song với việc phát triển các nhà máy ở phía Bắc, việc sản xuất
phục vụ và các mặt hàng chế biến ngày càng phong phú, đa dạng. Do đó, việc

phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm quýt là tiền đề để sản phẩm đến tay các
doanh nghiệp ngành chế biến xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu của ngành.
Vai trò đối với người sản xuất: phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
quýt góp phần làm tăng thu nhập cho người sản xuất
Sản phẩm quýt có thể tận dụng trồng ở đất quanh vườn nhà, đất đồi và
những đất chưa được khai thác. Việc gia tăng sản xuất đòi hỏi việc mở rộng thị
trường tiêu thụ. Khi thị trường tiêu thụ phát triển sẽ là cơ hội giúp người sản
xuất gia tăng thu nhập. Bên cạnh đó, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
quýt cũng là tiền đề để gia tăng giá trị cho sản phẩm từ đó tăng thu nhập cho
người sản xuất.
1.1.2.3. Nội dung phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm quýt
a) Phát triển thị trường về chiều rộng
Mục đích của phát triển thị trường về chiều rộng là tiêu thụ càng nhiều
sản phẩm quýt càng tốt, mang về doanh thu, sản lượng nhiều hơn so với trước,
từ đó góp phần tối đa hóa lợi nhuận. Phát triển thị trường theo chiều rộng được
hiểu một cách đơn giản đó là mở rộng qui mô địa điểm mà nông hộ có thể tiêu
thụ sản phẩm quýt. Nói cách khác, đó là việc các hộ sản xuất, tiêu thụ quýt có


13
thể mở rộng lượng người mua, gia tăng doanh thu và sản lượng tiêu thụ sản
phẩm (Lê Lâm Bằng, 2008).
+ Gia tăng doanh thu và sản lượng tiêu thụ sản phẩm quýt
Doanh thu: được tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm trên một diện tích
trong một giống nhất định hoặc nó là giá trị bằng tiền của các sản phẩm sản
xuất ra trong một mô hình kinh tế gồm cả giá trị để lại tiêu dùng và giá trị bán
ra thị trường trong một chu kỳ sản xuất nhất định thường là một năm. Với sản
phẩm quýt thì giá trị sản xuất được tính bằng sản lượng thu hoạch nhân với giá
bán thực tế ở địa phương. Doanh thu từ sản phẩm quýt càng lớn thể hiện được
sự phát triển thị trường về quy mô, phát triển thị trường theo chiều rộng của sản

phẩm.
Sản lượng sản phẩm là lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ mà các cơ sở
sản xuất tạo ra trong một thời kỳ, thường tính là một năm. Đối với sản phẩm quýt,
sản lượng sản phẩm thường được tình bằng tấn, tạ, kg tùy thuộc vào khối lượng
và nhu cầu của người mua hàng. Trong phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
quýt, các hộ sản xuất thường áp dụng các biện pháp để gia tăng năng suất, sản
lượng thu hoạch sản phẩm như: cắt tỉa cành khô; bao trái, kích thích ra hoa, đậu
quả… Việc gia tăng sản lượng sản phẩm quýt giúp gia tăng doanh thu từ sản
phẩm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu từ thị trường.
+ Mở rộng đối tượng khách hàng
Nhằm tăng lượng tiêu thụ, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm quýt
theo chiều rộng, các tác nhân trong kênh phân phối sản phẩm có thể phát triển
thị trường thông qua việc mở rộng các đối tượng khách hàng bằng cách lôi kéo
những khách hàng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm quýt thay cho những sản
phẩm khác như: cam, bưởi..... Nhờ đó, không chỉ doanh thu tiêu thụ mà ngay
cả lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh sản phẩm quýt cũng tăng lên. Người tiêu
dùng thường xem xét, lựa chọn sản phẩm khi nó không chỉ đáp ứng 1 nhu cầu
mà phải thỏa mãn nhiều nhu cầu khác nhau. Vì vậy, các tác nhân trong kênh


14
phân phối sản phẩm quýt có thể hướng tới nhóm khách hàng trước nay ít quan
tâm hoặc không chú ý tới sản phẩm quýt. Đối tượng khách hàng mới này là khu
vực thị trường có thể khai thác nhiều hơn trong tương lai. Hoạt động này sẽ
giúp gia tăng số lượng người tiêu dùng sử dụng sản phẩm quýt từ đó doanh thu
bán hàng và lợi nhuận sản xuất kinh doanh của các tác nhân nhân trong chuỗi
cung ứng sản phẩm quýt sẽ cao hơn.
+ Phát triển thị trường theo vùng địa lý
Phát triển thị trường theo vùng địa lý là các hoạt động đưa sản phẩm hiện
có sang các vùng khác tiêu thụ. Lúc này số lượng người mua tăng lên sẽ giúp

cho doanh thu tiêu thụ sản phẩm quýt trong chuỗi cung ứng tăng theo. Tuỳ theo
tiềm lực, điều kiện, năng lực của các tác nhân trong chuỗi cúng ứng sản phẩm
quýt mà quyết định mức độ mở rộng vùng địa lý tiêu thụ sản phẩm đến đâu (Đỗ
Kim Chung và cộng sự, 2009).
Muốn phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm quýt theo vùng địa lý, sản
phẩm muốn tiêu thụ được ở các khu vực khác thì phải phù hợp với những tập
quán, thị hiếu, nhu cầu của khu vực muôn phát triển. Có như vậy sản phẩm mới
có thể được khách hàng tại khu vực đó chấp nhận, từ đó tăng số bán ra, việc
phát triển thị trường đạt kết quả. Bất kỳ tác nhân nào trước khi quyết định có
mở rộng thị trường theo vùng địa lý hay không đều phải nghiên cứu tìm hiểu
kỹ về khu vực mình định mở rộng. Điều này phụ thuộc vào điều kiện của tác
nhân như vốn, nhân lực… Nếu như sản phẩm được khách hàng đón nhận tại
khu vực mới thì sẽ là tiền đề giúp các tác nhân phát triển. Không phải tác nhân
nào khi mới tiếp cận thị trường đều được người tiêu dùng chấp nhận mà cần có
thời gian để khách hàng biết đến và sử dụng sản phẩm. Tại thị trường mới này,
các tác nhân thể đẩy mạnh lượng tiêu thụ đạt mức tối ưu thông qua việc tổ chức
một mạng lưới kênh phân phối hợp lý và phù hợp.
b) Phát triển thị trường về chiều sâu


15
Phát triển thị trường theo chiều sâu là hoạt động khai thác tốt hơn thị
trường tiêu thụ hiện có của sản phẩm quýt. Các biện pháp để phát triển thị
trường tiêu thụ sản phẩm quýt theo chiều sâu là: đa dạng hóa sản phẩm và nâng
cao chất lượng sản phẩm (Nguyễn Vĩnh Long, 2012).
* Đa dạng hóa sản phẩm
Đòi hỏi của con người cao khi đất nước càng phát triển, điều này dẫn đến
chu kỳ sống ngắn lại. Vì thế, đòi hỏi sản phẩm ngày càng phải phù hợp hơn với
nhu cầu tiêu dùng. Mục tiêu cuối cùng của khách hàng là tối đa hóa lợi ích tiêu
dùng. Điều này nghĩa là với lượng hàng nhất định tăng thì lợi ích sử dụng của

nó có xu hướng giảm đi. Các tác nhân trong kênh phân phối sản phẩm quýt cần
bán sản phẩm khi lợi ích của sản phâmr đang ở tối đa và cần đa dạng hóa sản
phẩm để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu thị trường làm tiền đề cho công tác phát
triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Việc đa dạng hóa sản phẩm quýt có nghĩa là
tăng thêm giá trị tiêu dùng của sản phẩm. Đối với sản phẩm quýt, ngoài việc sử
dụng trực tiếp (ăn tươi), tác nhân chế biến có thể nghiên cứu phát triển các sản
phẩm mới từ quả quýt như: nước ép tươi; nước ép cô đặc; bột vỏ quýt; tinh dầu
vỏ quýt tươi hoặc vỏ quýt khô…
* Nâng cao chất lượng sản phẩm
Nâng cao chất lượng sản phẩm quýt giúp thỏa mãn tối đa nhu cầu của
khách hàng, gia tăng lòng trung thành của khách hàng, từ đó giúp khai thác,
duy trì sự ổn định của thị trường hiện tại góp phần phát triển thị trường tiêu
thụ sản phẩm theo chiều sâu. Đối với sản phẩm quýt, chất lượng sản phẩm
được thể hiện ở độ ngọt của quả; ở mẫu mã sản phẩm và ở độ an toàn của
sản phẩm.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm quýt, các hộ sản xuất quýt cần tuân
thủ nghiêm ngặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; vấn đề tồn dư thuốc bảo vệ
thực vật; thực hiện chăm sóc, bón phân theo đúng hướng dẫn của cán bộ khuyến


×