Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

THỰC TRẠNG sử DỤNG và KHẢ NĂNG CHI TRẢ DỊCH vụ KHÁM CHỮA BỆNH của NGƯỜI CAO TUỔI tại HAI xã HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

ĐOÀN THỊ THANH BÌNH

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ KHẢ NĂNG CHI TRẢ
DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI HAI XÃ HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH
NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

THÁI BÌNH – 2015


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y DC THI BèNH

ON TH THANH BèNH

THựC TRạNG Sử DụNG Và KHả NĂNG CHI
TRả
DịCH Vụ KHáM CHữA BệNH CủA NGƯờI CAO
TUổI
TạI HAI Xã HUYệN KIếN XƯƠNG, TỉNH THáI


BìNH
NĂM 2015
Chuyờn ngnh: Y t cụng cng
Mó s: 60.72.03.01

LUN VN THC S Y T CễNG CNG

Cỏn b hng dn: 1. TS. V Trung Kiờn
2. PGS.TS. Nguyn c Thanh


THÁI BÌNH – 2015

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu,
Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế công cộng, Bộ môn Tổ chức
và Quản lý Y tế, Trường Đại học Y Dược Thái Bình cùng các thầy, cô giáo đã
nhiệt tình giảng dậy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Đặc biệt với tình cảm chân thành và sự kính trọng, tôi xin được bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Đức Thanh, TS. Vũ Trung Kiên –
những người thầy đã giành nhiều tâm huyết và trách nhiệm của mình đã giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành bản luận văn
này một cách tốt nhất.
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Y tế công cộng cùng bạn bè
đồng nghiệp nơi tôi đang làm việc đã luôn động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình và bạn bè thân thiết
của tôi – những người đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt cả quá trình
học tập và nghiên cứu.

Xin trân trọng cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được tiến hành nghiêm
túc, các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm.

Tác giả luận văn

Đoàn Thị Thanh Bình


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

: Bảo hiểm y tế

CBYT

: Cán bộ y tế

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe


CSYT

: Cơ sở y tế

DVYT

: Dịch vụ y tế

KCB

: Khám chữa bệnh

NCT

: Người cao tuổi

TYT

: Trạm y tế


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐÊ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. Một số khái niệm liên quan.........................................................................3
1.1.1. Định nghĩa người cao tuổi....................................................................3
1.1.2. Các vấn đề sức khỏe của người cao tuổi................................................3
1.1.3. Khái niệm chi phí.................................................................................5

1.1.4. Phân loại và tính chi phí của người sử dụng dịch vụ y tế........................5
1.2. Thực trạng khám chữa bệnh của người cao tuổi...........................................7
1.2.1. Trên thế giới.........................................................................................7
1.2.2. Ở Việt Nam.........................................................................................10
1.3. Một số yếu tố liên quan đến khám chữa bệnh của người cao tuổi...............16
1.3.1. Nhu cầu về khám chữa bệnh của người cao tuổi..................................16
1.3.2. Đời sống gia đình, văn hóa và tinh thần của người cao tuổi.................17
1.3.3. Tổ chức và cung cấp dịch vụ y tế tại Việt Nam.....................................20
1.3.4. Chính sách của nhà nước về chăm sóc sức khỏe NCT..........................21
1.3.5. Công tác khám chữa bệnh cho người cao tuổi.....................................22
CHƯƠNG 2....................................................................................................26
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................26
2.1. Đối tượng, địa bàn và thời gian nghiên cứu...............................................26
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu............................................................................26
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................27
2.1.3. Thời gian nghiên cứu..........................................................................27
2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................27
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.....................................................27


2.2.3. Tổ chức thu thập số liệu......................................................................28
2.2.4. Các biến số trong nghiên cứu..............................................................29
2.2.5. Một số tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu......................................33
2.2.6. Sai số và biện pháp khắc phục............................................................34
2.2.7. Xử lý số liệu.......................................................................................34
2.2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.......................................................35
2.2.9. Hạn chế của nghiên cứu và các biện pháp khắc phục..........................35
CHƯƠNG 3....................................................................................................37
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................37

3.1. Thực trạng sử dụng và khả năng chi trả của người cao tuổi........................37
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới mức chi trả của người cao tuổi trong việc sử
dụng dịch vụ y tế..............................................................................................52
CHƯƠNG 4....................................................................................................59
BÀN LUẬN....................................................................................................59
4.1. Thực trạng sử dụng và khả năng chi trả của người cao tuổi........................59
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng mức tới mức chi trả của người cao tuổi trong việc
sử dụng dịch vụ y tế..........................................................................................72
KẾT LUẬN....................................................................................................80
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Trang


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang


-1ĐẶT VẤN ĐÊ
Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc, già hóa dân số là một trong những xu
hướng dân số quan trọng nhất của thế kỷ 21 và trở thành một vấn đề xã hội có
tác động rất lớn đến tiến trình phát triển chung của tất cả các nước trên nhiều
lĩnh vực kinh tế, xã hội trong đó có y tế [57]. Nhờ tỷ suất sinh cùng với sự
gia tăng tuổi thọ, dân số cao tuổi ở Việt Nam đang tăng nhanh trong nhiều
năm qua. Chỉ số già hóa dân số đã tăng mạnh từ 18,2% năm 1989 lên 47,2%
năm 2012. Do vậy, hiện tượng già hóa dân số không thể không được quan

tâm [41].
Sự thay đổi về cấu trúc dân số dẫn đến biến đổi về mô hình bệnh tật,
trong đó có mô hình bệnh tật của người cao tuổi, đặc biệt là của người cao
tuổi sống ở các vùng nông thôn Việt Nam. Theo đó cũng ảnh hưởng đến hành
vi tìm kiếm dịch vụ y tế của người cao tuổi cũng thay đổi đáng kể [51]. Theo
kết quả nghiên cứu của Điều tra mức sống dân cư năm 1994 cho thấy khoảng
62% người cao tuổi từ 60-64 và 66% người cao tuổi trên 65 tuổi tự điều trị ở
nhà khi ốm đau, tỷ lệ người cao tuổi ở nông thôn đến khám ở cơ sở y tế chưa
cao. Hiện nay phần lớn người cao tuổi chưa có thói quen đi kiểm tra sức khoẻ
định kỳ, nhiều người không biết mình có bệnh hoặc biết có bệnh nhưng không
tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị [55]. Qua báo cáo của Bộ Y tế năm
2003 và 2006 cũng cho thấy việc sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi
thường bị hạn chế, đặc biệt là đối với người cao tuổi ở những vùng nông thôn
không có thẻ bảo hiểm y tế [7].
Hiện nay chi phí y tế ngày càng cao, nhưng do tính phụ thuộc nên khả
nǎng tự chi trả của người cao tuổi rất hạn chế, 81,9% trường hợp có sẵn tiền
để trả ngay; 11,2% phải vay mượn; 2,3% phải bán tài sản và 4,6% là không
trả được [27].


-2Do có thu nhập thấp và thường phải sống dựa vào con cái nên gánh
nặng chi phí khám chữa bệnh của người cao tuổi không chỉ ảnh hưởng đến
sức khoẻ của họ mà còn tác động tới chi tiêu và đời sống của các thành viên
khác trong gia đình.
Như vậy, việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người cao
tuổi sẽ không đạt hiệu quả cao. Để giải quyết được vấn đề này, khi phát triển
các chính sách y tế thì ngoài việc đáp ứng tăng khả năng tiếp cận được các
dịch vụ y tế của người cao tuổi, cũng cần phải quan tâm tới khả năng chi trả
của người cao tuổi trong việc khám chữa bệnh. Nhưng các nghiên cứu về khả
năng chi trả ở người cao tuổi trong việc sử dụng dịch vụ y tế cho đến nay vẫn

chưa có nghiên cứu nào thực hiện.
Câu hỏi của chúng tôi đặt ra là tình trạng sử dụng dịch vụ y tế của
người cao tuổi hiện nay như thế nào? Khả năng chi trả của họ như thế nào?
Bên cạnh đó, để giúp các cơ quan hoạch định chính sách y tế và có thể những
định hướng can thiệp cụ thể nhằm cải thiện hiệu quả đối với sức khỏe của
người cao tuổi, nghiên cứu tìm hiểu khả năng chi trả trong việc sử dụng dịch
vụ y tế của người cao tuổi cũng rất cần thiết.
Trong bối cảnh trên, nghiên cứu: “Thực trạng sử dụng và khả năng
chi trả dịch vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi tại hai
xã, huyện Kiến Xương, Thái Bình năm 2015” được tiến hành với mục
tiêu sau:
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả thực trạng sử dụng và khả năng chi trả dịch vụ khám chữa bệnh
của người cao tuổi tại 2 xã, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình năm 2015.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng và khả năng chi
trả dịch vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi trên địa bàn nghiên cứu.


-3Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Định nghĩa người cao tuổi
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sắp xếp các lứa tuổi như sau [60]:
- 45-59 tuổi: Người trung niên
- 60-74 tuổi: Người cao tuổi (NCT)
- 75-90 tuổi: Người già
- Trên 90 tuổi: Người già sống lâu
Dựa trên cơ sở các nghiên cứu về y sinh học và xã hội học, Đại hội thế
giới về người già tại Viên (thủ đô Áo) năm 1982 đã thống nhất quy định

những người từ 60 tuổi trở lên (không phân biệt giới tính) được xếp vào nhóm
người già. Ở Việt Nam, Pháp lệnh về NCT do Ủy ban Thường vụ Quốc hội
ban hành vào tháng 11/2009 đã quy định những người từ 60 tuổi trở lên
(không phân biệt giới tính) là người già [40]. Nhưng gần đây ở Việt Nam
đang sử dụng danh từ “Người cao tuổi” thay cho “Người già”, vì cụm từ
“Người cao tuổi” bao hàm tính kính trọng, động viên hơn. Tuy nhiên về mặt
khoa học, thuật ngữ “Người già” hay “Người cao tuổi” đều được dùng với ý
nghĩa tương tự nhau.
Theo quy định của pháp lệnh này, chúng ta có định nghĩa về NCT như
sau: Người cao tuổi là công dân Nước cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
từ 60 tuổi trở lên [40].
1.1.2. Các vấn đề sức khỏe của người cao tuổi
Cùng với việc gia tăng tuổi thọ, số lượng người cao tuổi đang tăng lên
nhanh chóng, xu hướng già hoá dân số đã đụng chạm đến tất cả các quốc gia
trên thế giới. Số lượng người cao tuổi tăng nhanh dẫn đến nhiều vấn đề phức


-4tạp trong cơ cấu dân số. Tỉ lệ người cao tuổi tăng nhanh hơn số người trong
độ tuổi lao động đã làm gia tăng tỉ lệ người phụ thuộc. Năm 1955, trên thế
giới cứ 100 người trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi) có 10,2 người cao tuổi
nhưng đến năm 1995 con số này đã tăng lên 12,3. Trong 2 thập kỷ tới số
lượng người cao tuổi tăng 88% trong khi người trong độ tuổi làm việc chỉ
tăng 45% do đó tỉ lệ người cao tuổi phụ thuộc sẽ lên tới 17,2%. Cùng với xu
hướng già hoá dân số là xu hướng nữ hoá tuổi già; ngày càng có nhiều phụ nữ
phải sống những năm cuối của cuộc đời trong cảnh goá bụa và cô đơn. Những
yếu tố này kéo theo nhiều gánh nặng về kinh tế và xã hội [24].
Tuổi già, tự nó không phải là một bệnh nhưng có nguy cơ xuất hiện và
phát triển bệnh, đặc biệt là sự phát triển của các bệnh mãn tính, tình trạng
thoái hoá - kết quả của quá trình lão hoá. Trong khi tuổi già là không thể tránh
được thì các nguy cơ bệnh tật và mức độ phụ thuộc của người cao tuổi có thể

dự phòng hoặc giảm thiểu được. Với những nỗ lực chung của toàn thế giới,
ngày nay người cao tuổi không chỉ sống lâu hơn mà còn sống khỏe mạnh hơn
so với trước đây. Tuy nhiên do các đặc điểm sinh lý, người cao tuổi vẫn là đối
tượng dễ mắc bệnh và có nhiều vấn đề sức khỏe hơn so với các lứa tuổi khác,
chủ yếu là các rối loạn chức năng mạn tính và tình trạng phụ thuộc con cái.
Người cao tuổi không gặp nhiều bệnh tật cấp tính như ở trẻ em và người lớn
nhưng lại có nhiều bệnh lý mạn tính và các rối loạn chức năng hơn. Các bệnh
lý mạn tính thường gặp ở người cao tuổi là các bệnh về cao huyết áp, bệnh
tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, ung thư, xương khớp, mù
loà và thính lực [24], [33]. Theo Trương Việt Dũng và cộng sự (2003) thì trẻ
em và người cao tuổi, người già có tần suất ốm gấp 2,5 đến 2,7 lần so với tỷ
lệ chung và gấp 3-4 lần so với 2 nhóm còn lại [15].
Khả năng hồi phục của người cao tuổi rất kém do thể lực suy sụp, khi bị
nặng thường là đợt cấp của bệnh mạn tính vì vậy sau khi điều trị tích cực, cần
điều trị duy trì kết hợp với chăm sóc nâng cao thể lực, điều dưỡng phục hồi


-5chức năng phù hợp cho từng đối tượng. Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật
và tử vong của người cao tuổi trên toàn thế giới không có nhiều thay đổi so
với thập kỷ trước. Tuy nhiên, cùng với sự già hoá dân số thế giới, gánh nặng
bệnh tật của người cao tuổi do các bệnh không nhiễm trùng đang tăng lên.
Qua các nghiên cứu tại các nước đang phát triển cho thấy tỉ lệ các bệnh mạn
tính, khuyết tật và giảm khả năng của người cao tuổi có thể giảm bớt do có
các nỗ lực của hệ thống cung cấp y tế và các chính sách ngăn ngừa các bệnh
không nhiễm trùng. Ngược lại, xu hướng bệnh không nhiễm trùng của người
cao tuổi tại các nước đang phát triển đang tăng lên [61].
1.1.3. Khái niệm chi phi
Trong các hoạt động kinh tế, chi phí là sự tổn phí phải trả (trực tiếp
hoặc gián tiếp) khi thực hiện một hoạt động kinh tế nào đó.
Chi phí của một loại hàng hoá, dịch vụ là giá trị của nguồn lực được sử

dụng để sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ đó. Chi phí không có nghĩa là chi tiêu,
chi tiêu là tiền được chuyển để mua hàng hoá hoặc dịch vụ [3].
Chi phí không có nghĩa là giá cả. Giá cả phản ánh tỷ lệ hối đoái của thị
trường. Một số hoạt động có thể có chi phí mà không có giá hoặc giá trị trên
thị trường, trong khi đó một số khác có giá tại thị trường nhưng không phản
ánh nguồn lực thực sự cho một hoạt động của xã hội.
Sự đặt giá không có nghĩa là chi phí, sự đặt giá được lập ra do thị
trường hoặc quy luật. Sự đặt giá có thể không phản ánh chi phí thực tế của
sản phẩm.
1.1.4. Phân loại và tính chi phí của người sử dụng dịch vụ y tê
Chi phí do người sử dụng các dịch vụ y tế (DVYT) phải gánh chịu là
tiền bệnh nhân và gia đình họ phải trả cho điều trị bệnh, cho đi tới bệnh viện,
cho ăn uống và cho thu nhập mất đi do phải nằm viện và chi phí cho những
người đi cùng. Những chi phí này sẽ được phân chia thành chi phí trực tiếp và
gián tiếp cho điều trị; chi phí trực tiếp và gián tiếp không cho điều trị. Trong


-6quá trình từ lúc mắc bệnh cho đến khi bệnh nhân khỏi bệnh, các chi phí sẽ
gồm chi phí trước khi vào viện, chi phí trong khi khám hoặc nằm viện và chi
phí sau khi ra viện [3].
Chi phí trực tiếp cho bệnh nhân gánh chịu
- Chi phí trực tiếp cho điều trị
Mỗi giai đoạn trong quá trình điều trị bệnh, chi phí trực tiếp cho điều trị
do bệnh nhân gánh chịu gồm:
+ Chi phí cho khám bệnh x giá 1 lần khám
+ Chi phí do ngày giường x số ngày nằm viện
+ Chi phí cho thuốc: Số tiền trả cho thuốc trong thời gian điều trị
+ Chi cho các xét nghiệm: Tổng số tiền phải trả cho các xét nghiệm
trong mỗi đợt điều trị
Tổng chi phí trực tiếp cho điều trị = Chi phí khám bệnh + Chi cho nằm

viện + Chi cho thuốc + Chi cho xét nghiệm
- Chi phí trực tiếp không cho điều trị
Chi phí trực tiếp không cho điều trị gồm:
+ Chi phí cho đi từ nhà tới viện và từ viện về nhà
+ Chi phí do ăn uống
+ Chi phí khác
Tổng chi phí trực tiếp không cho điều trị = Chi phí đi lại + Chi cho ăn
uống + Chi phí khác.
Chi phí gián tiếp do bệnh nhân gánh chịu
Chi phí gián tiếp do bệnh nhân gánh chịu sẽ được tính bằng thu nhập
mất đi do bệnh nhân bị bệnh, thu nhập mất đi do người nhà phải đi chăm sóc
hoặc đi thăm bệnh nhân. Nếu bệnh nhân là người làm việc ở các công sở, 1
ngày mất thu nhập sẽ bằng tổng số lương và phụ cấp của bệnh nhân của một
tháng (hay năm) chia cho số ngày nằm viện.


-7Nếu bệnh nhân là nông dân, trước hết ước tính thu nhập hàng tháng của
bệnh nhân đó bằng cách lấy tổng thu nhập của hộ gia đình trong một vụ chia
cho số lao động trong gia đình và chia cho số tháng lao động của vụ đó.
Nếu bệnh nhân là người làm các công việc ăn theo số lượng sản phẩm
ước tính thu nhập của bệnh nhân theo ngày công. Sau đó ước tính số ngày làm
việc và từ đó tính ra thu nhập của bệnh nhân/ngày.
Chi phí gián tiếp của bệnh nhân và người nhà do mất thu nhập = Chi
phí/ngày x Số ngày.
Như vậy ta có:
Tổng chi phí cho người bệnh = Chi phí trực tiếp cho điều trị + Chi phí
trực tiếp không cho điều trị + Thu nhập mất đi do mất khả năng sản xuất.
1.2. Thực trạng khám chữa bệnh của người cao tuổi
1.2.1. Trên thê giới
Đối với NCT, các kết quả nghiên cứu đều khẳng định rằng NCT có tần

suất sử DVYT lớn hơn các đối tượng khác. Ở Mỹ, người già chỉ chiếm khảng
12% dân số nhưng lại chiếm tới 15% số lần khám bệnh, 35% tổng số ngày
nằm viện và đến 89% số giường bệnh trong các nhà điều dưỡng. Có khoảng
20% số người cao tuổi ở Mỹ vào viện ít nhất một lần trong năm với số ngày
nằm viện trung bình là 9 ngày so với 6,7 ngày ở nhóm tuổi 45-59 [45].
Số lượt khám chữa bệnh (KCB) ngoại trú của NCT cũng cao gấp 3 lần
những người 15-44 tuổi và gấp 2 lần ở lứa tuổi 44-59. Số người thường xuyên
sống trong các nhà điều dưỡng cũng tăng lên nhanh chóng từ 388.000 người
vào năm 1960 lên 1,5 triệu người vào năm 1986, chiếm 4,3% tổng số NCT [49],
[56], [63]. Theo quy định của Đạo luật An sinh xã hội Mỹ, hệ thống Medicare
bảo đảm việc cung cấp các dịch vụ y tế có chọn lựa cho người cao tuổi, người
tàn tật.... Có khoảng 95% người cao tuổi ở Mỹ được hưởng lợi từ hệ thống
này. Kinh phí dành cho Medicare được lấy từ nguồn phúc lợi xã hội do chính
phủ cung cấp và nguồn bảo hiểm do người cao tuổi đóng góp và cùng chi trả.


-8Do sử dụng dịch vụ y tế nhiều và chi phí khám chữa bệnh cao nên chi phí
khám chữa bệnh của người cao tuổi chiếm tới 29% tổng số tiền chi tiêu cho
chăm sóc sức khoẻ hàng năm. Con số này có thể tăng lên đến 45 - 50% vào
năm 2040 khi tỉ lệ người cao tuổi trong cộng đồng sẽ là trên 25% [49]. Năm
1978 số tiền phải chi cho chăm sóc sức khoẻ tính trên đầu người ở trẻ em là
82 USD, cho người lao động là 218 USD, trong khi đó chi cho người cao tuổi
là 1.280 USD. Chi phí này vẫn tiếp tục tăng trong những năm qua. Năm 1988
chi phí cho chăm sóc sức khoẻ của một người cao tuổi ở Mỹ là 5.749 USD;
cao gấp 2,2 lần so với mức chi phí trung bình là 2.500 USD, trong đó 58% do
nhà nước bao cấp, 42% còn lại do người cao tuổi tự chi trả. Với mức chi tiêu
như vậy, năm 1987 người cao tuổi phải dành 20,9% thu nhập trung bình hàng
năm cho việc chăm sóc sức khoẻ và 22,9% vào năm 1996. Do chi phí điều trị
cao nên ở Mỹ vẫn còn nhiều người cao tuổi không đi khám chữa bệnh khi ốm
đau. Một nghiên cứu cho thấy có khoảng 20% người cao tuổi không đi khám

bệnh trong 2 năm cuối và gần 80% không hề đến bệnh viện trong 1 năm cuối
của cuộc đời [49].
Ở các nước Châu Âu, NCT cũng chiếm khoảng 30-40% số lần KCB và
số ngày nằm viện. Các nghiên cứu ở Pháp cho thấy, NCT chỉ chiếm 15% dân
số nhưng chiếm tới 25% số ngày nằm viện và 30% tổng chi phí cho y tế hàng
năm [62]. Ở Mỹ, do chi phí cho chăm sóc sức khỏe của một NCT cao
(5.749USD), tuy nhiên nhà nước chỉ bao cấp 58%, còn lại 42% do NCT tự chi
trả vì vậy vẫn còn nhiều NCT không đi KCB khi ốm đau. Một nghiên cứu cho
thấy khoảng 20% NCT không đi khám bệnh và gần 80% không hề đến bệnh
viện [54].
Ở Nhật Bản, trong những năm 1980, có 73,3% NCT phải đi khám bác
sỹ hàng năm, trong đó có một nửa phải đi khám trên 3 lần. NCT chiếm hơn
33% số người nằm viện trong năm. Có 2/3 NCT được chăm sóc sức khỏe
(CSSK) tại các bệnh viện, 1/4 ở các nhà dưỡng lão, 3,2% phải sống dài ngày


-9trong các cơ sở chăm sóc đặc biệt và 2,5% được chăm sóc thường xuyên tại
gia đình [58]. Mặc dù tỷ lệ NCT lúc đó chỉ là 8,5% nhưng đã chiếm đến
25,7% tổng chi phí cho y tế. Chi phí y tế trung bình cho một người cao tuổi
cao gấp đôi ở thanh niên và gấp 7 lần ở trẻ em. Gánh nặng chi phí y tế cho
NCT trong những năm gần đây càng nặng nề hơn khi tỷ lệ NCT tăng lên 20%
dân số [58], [61].
Năm 1993, chương trình của hệ thống phúc lợi y tế ở Thái Lan đã thực
hiện được với 20.000 NCT ở vùng nông thôn, sau đó tiếp tục mở rộng và kinh
phí tăng từ 200 lên 300 bạt/năm. Với mức chi phí này, đến năm 2002 có
khoảng 77% NCT ở Thái Lan được hưởng các chăm sóc và giúp đỡ hàng
ngày. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng DVYT lớn, chi phí khám chữa bệnh lại
cao nên việc tiếp cận với các cơ sở y tế đối với những NCT có thu nhập thấp
vẫn rất khó khăn [48]. Năm 2003, chính phủ Thái Lan thực hiện chương trình
“thẻ vàng”, cấp thẻ khám chữa bệnh cho toàn bộ người chưa có bảo hiểm y tế,

đảm bảo tiếp cận DVYT toàn dân trong đó có người cao tuổi [48].
Tại Bangladesh, nghiên cứu về nhận thức về chất lượng chăm sóc bệnh
nghiêm trọng ở các cấp độ khác nhau của các cơ sở trong khu vực nông thôn
cho thấy: hơn 40% (881/2177) các hộ gia đình báo cáo ít nhất một người đã
trải qua một cơn bệnh cảm nhận là đủ nghiêm trọng để đảm bảo một chuyến
viếng thăm một bệnh viện hoặc cơ sở y tế. Đối với nhận thức cuối cùng bệnh
tật nghiêm trọng, 88,1% (776/881) số người được hỏi đã đến thăm cơ sở y tế
hoặc cung cấp dịch vụ chính thức bên ngoài nhà, 9% (79/881) được điều trị ở
nhà, và 2,9% còn lại (26/ 881) không nhận được bất kỳ điều trị nào cả. Trong
số những người đến thăm một cơ sở y tế hoặc một nhà cung cấp dịch vụ của
một số loại, 25,6% (199/776) tham khảo ý kiến các nhà cung cấp chăm sóc


- 10 chính thức như các nguồn lực cao nhất về sức khỏe, bao gồm những người
không đủ tiêu chuẩn, các bác sĩ làng không đăng ký, chủ cửa hàng thuốc;
17,8% (138/776) thăm chính các cơ sở chính phủ thứ cấp nằm ở công đoàn,
huyện; 7,9% (57/776) đã đến thăm các cơ sở của chính phủ đại học, chẳng
hạn như các bệnh viện đại học y khoa và bệnh viện chuyên khoa khác; còn lại
41,4% (321/776) tham khảo ý kiến tổ chức cung cấp dịch vụ tư nhân, bao
gồm cả học viên có trình độ và phòng khám tư nhân, như các nguồn lực y tế
cao nhất [43].
1.2.2. Ở Việt Nam
Đã có nhiều nghiên cứu về khả năng cung ứng, cung cấp dịch vụ khám
chữa bệnh, khả năng đáp ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở cũng như giải pháp can
thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh [19], [28], [33].
Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Việt Nam cũng giống như hệ thống
chăm sóc sức khỏe của một số nước khác tại Châu Á, việc người NCT sống
trong các khu điều dưỡng được xem như là không phù hợp và không được
chấp nhận. Trách nhiệm chăm sóc NCT chủ yếu thuộc về gia đình [33].
Tự điều trị và đến y tế tư nhân là hình thức sử dụng DVYT rất phổ biến

trong xử trí ban đầu của NCT khi bị ốm. Tỷ lệ NCT ở nhà tự điều trị khi ốm
đau có sự dao động lớn giữa các cuộc điều tra. Theo điều tra y tế quốc gia, tỷ
lệ này là 38,3% [7]. Năm 2003, Nguyễn Thị Kim Chúc điều tra 690 NCT ở
huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây thấy tỷ lệ tự điều trị của NCT là 48,1% [13].
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiền (2002) cho thấy có 41%
(86/210) đối tượng đang điều trị tại nhà trong đó tỷ lệ điều trị theo đơn thuốc
tây y và tự điều trị gần ngang nhau (38,4% so với 40,7%) [20].


- 11 Theo nghiên cứu tại Ba Vì, Hà Nội của Phạm Thị Ngọc Bích và cộng
sự (2012) cho thấy khi ốm đau NCT thường đến phòng khám tư (38,2%), mua
thuốc ở quầy thuốc (29,2%) hoặc tự điều trị (28,7%). Chỉ 15,6% đến trạm y tế
và 5,2% đến bệnh viện [2].
Năm 2003, theo nghiên cứu về chất lượng các dịch vụ y tế công của
Trương Việt Dũng cho thấy tỷ lệ ốm trong vòng 4 tháng qua là 59,6%; số lượt
ốm trung bình là 1,2 lượt/người/năm. Khi bị ốm có 22% tự điều trị, 35% mua
thuốc về uống và 43% còn lại có đi khám chữa bệnh, trong đó 22% đến các
TYT, 12% đến các thầy thuốc tư và 9% đến bệnh viện. Bốn lý do chính khi
lựa chọn các cơ sở điều trị là giá cả, tính tiện lợi, trình độ và thái độ của thầy
thuốc. Về mặt giá cả, chi phí cho tự mua thuốc để điều trị là rẻ nhất với
11,400 đồng/lần, trong khi đến TYT là 14,500 đồng, đến các thầy thuốc tư là
28,000 đồng và khám bệnh ngoại trú tại các bệnh viện là 57,400 đồng/lần.
Với mức chi phí như vậy, 89% người ốm có thể trả ngay bằng tiền mặt, 7%
phải bản một nửa tài sản và 4% trả bằng các hình thức khác. Chi phí điều trị
nội trú tại các bệnh viện khoảng 349,000 đồng/lần; ngoài tiền chi phí cho
khám và điều trị bệnh, người ốm còn phải chi phí cho ăn uống, đi lại và quà
cáp… Sau khi điều trị nội trú chỉ có 3/4 số bệnh nhân có sẵn tiền để trả ngay;
1/4 còn lại phải vay mượn hoặc bán tài sản của gia đình để chi trả [15].
Theo số liệu nghiên cứu năm 1999 cho thấy có 28,6% NCT bị ốm
không đi khám bệnh, lý do chính là muốn điều trị ở nhà (96% ở thành thị và

81% ở nông thôn). Nguyên nhân không có tiền chỉ chiếm 10%, lý do ở xa cơ
sở y tế (CSYT) không đáng kể. Mà có lẽ do quan niệm cho rằng bệnh mạn
tính ở NCT khó chữa hay lo ngại trước sự phiền toái của viện phí, thái độ đối
xử của cán bộ y tế (CBYT) đã khiến NCT chọn cách điều trị tại nhà [17].
Hiện nay, gần 80% NCT Việt Nam đang sống ở nông thôn, trong số đó hơn
70% NCT sinh sống chủ yếu dựa vào sức lao động của bản thân và sự hỗ trợ


- 12 của con cháu. Khi ốm đau đa số các cụ đến Trạm y tế (TYT) xã phường,
chiếm 34%, số đến thầy lang y học cổ truyền chiếm 21% và đi thẳng lên
tuyến trên chiếm 25%. Tỷ lệ tự chữa chiếm 13%, trong khi chỉ có 5% các cụ
cao tuổi đến CSYT tư nhân. Về đời sống tinh thần 26% các cụ cao tuổi cho
rằng thoải mái, trên 60% cảm thấy bình thường, còn 13% còn nhiều khó khăn
buồn phiền [42].
Theo báo cáo của Bộ Y tế (2002), cho thấy tỷ lệ NCT điều trị 1 lần
trong 12 tháng chiếm 29,6%, điều trị 2 lần chiếm 28,7%, điều trị 3 lần chiếm
15,8%, điều trị 4 lần chiếm 9,3% và điều trị 5 lần trở lên chiếm 16,7% [6].
Năm 2005, qua một nghiên cứu về lựa chọn DVYT thường xuyên của
NCT khi ốm tại Hải Dương cho thấy hình thức lựa chọn DVYT của NCT chủ
yếu là trạm y tế xã (40,5%), tự mua thuốc (27,9%) và chữa tại thầy thuốc tư
(21,5%) và các hình thức khác chiếm tỷ lệ thấp [27].
Năm 2011, nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến việc lựa chọn dịch
vụ y tế của người cao tuổi tại xã An Lão, Bình Lục, Hà Nam của Nguyễn Thị
Tuyết Nhung cho thấy mặc dù hệ thống y tế luôn đảm bảo chăm sóc sức khỏe
cho NCT nhưng thực tế có một số yếu tố liên quan đến sự tiếp cận và tham
gia sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của nhóm đối tượng này bao gồm: do
tâm lý định kiến tuổi già không nên đi KCB sớm, không chủ động và thường
khi bệnh nặng mới chạy chữa hoặc vào bệnh viện trong tình trạng đã nặng
hoặc tai nạn, cấp cứu nhất là đối với những người cao tuổi cô đơn, không nơi
nương tựa, không có nguồn thu nhập hoặc thuộc diện hộ nghèo. NCT nghèo

chủ yếu lựa chọn hình thức đến TYT xã và tự điều trị (21,0% và 13,7%). Với
các đối tượng NCT không nghèo hình thức chủ yếu được lựa chọn bệnh viện
và TYT xã (11,0% và 16,0%), p<0,05 [30].
Năm 2013, nghiên cứu của Hoàng Trung Kiên về nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của NCT tại 4 xã huyện Đông Anh, Hà Nội cho thấy, NCT mong muốn
được khám chữa bệnh tại nhà với chi phí phải chăng chiếm tỷ lệ cao nhất


- 13 (87,8%), tiếp đến là cung cấp thông tin về phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe, tổ
chức luyện tập dưỡng sinh và thể dục thể thao (82,7%). Có 75,3% NCT muốn
được khám sức khỏe định kỳ tại trạm y tế xã và 18,8% NCT có những mong
muốn khác [25].
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu Hà cho thấy, có 939 NCT có bệnh
đi khám tại các CSYT chiếm 88,9%. Tỷ lệ NCT nam bị bệnh đi khám tại các
cơ sở y tế giảm theo nhóm tuổi: 60-69 tuổi (30,7%), 70-79 tuổi (26,8%), ≥ 80
tuổi (27,8%). Tuy nhiên, tỷ lệ NCT nữ bị bệnh đi khám tại CSYT cao nhất là
ở nhóm tuổi 70-79 (61,9%), thấp nhất ở nhóm ≥ 80 tuổi (59,1%), nhưng sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê [18].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Chúc (2005) qua điều tra phỏng vấn
621 hộ gia đình tại huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây cho thấy các hộ gia đình đã sử
dụng 519,000 đồng/năm (6,4% của thu nhập gia đình) cho chi phí y tế. Ở
nhóm nghèo 8,4% thu nhập được dùng chi trả cho chi phí y tế [13]. Một
nghiên khác cũng tại huyện Ba Vì cho thấy NCT thường chọn hình thức tự
điều trị, mua thuốc tại hiệu thuốc và đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư
nhân hơn là lựa chọn các cơ sở y tế công như trạm y tế và bệnh viện [12].
Nghiên cứu theo dõi điểm về tình hình cung cấp dịch vụ y tế trong 2
năm 2001-2002 của Bộ Y tế cho thấy trẻ em và người cao tuổi đến trạm y tế
xã cao hơn nhóm tuổi lao động. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế xã của người
cao tuổi trung bình là 12,3 phút; đến thầy thuốc tư là 12,9 phút; đến quầy
thuốc tư là 11,1 phút. Tuy nhiên sự quan tâm đến sức khoẻ của người cao tuổi

còn hạn chế, khi ốm thì có tới 34,6% là tự chữa, tiếp cận dịch vụ y tế là
24,6%; trong khi đó đến trạm y tế xã chỉ có 14,7% [5]. Các lý do lựa chọn nơi
khám chữa bệnh của người cao tuổi cho rằng đến y tế xã chủ yếu do gần nhà
(35,9%) và quen biết (30%); đến bệnh viện là do chuyên môn tốt (50,3%) và
khi bệnh nặng (36%); đến y tế tư nhân là do quen biết (82,%) và chuyên môn
tốt (46%); nhìn chung người cao tuổi đến y tế tư nhân là tiện lợi hơn cả. Về


- 14 yếu tố giá cả và chi phí vừa phải thì đến y tế tư (19,9%) và y tế xã (15,5%)
hơn so với đến bệnh viện [5].
Nghiên cứu của Ngô Thị Thùy Dung và cộng sự (2012) cho thấy: Chi
phí trực tiếp trung bình là 5,870,000 đồng. Chi phí trực tiếp liên quan đến y tế
trung bình là 5,282,000 đồng. Chi phí trực tiếp liên quan đến bệnh nhân và gia
đình trung bình là 588,000 đồng. Chi phí gián tiếp tương ứng là 802,000 đồng
[14]. Chi phí trung bình cho 1 lần ốm của người cao tuổi (134,000 đồng) cao
hơn so với chi phí trung bình các nhóm tuổi khác. Chi phí điều trị tại trạm y
tế xã là thấp nhất 40,100 đồng/người/lượt; tại y tế tư là 153,200 đồng; mức
chi cao nhất là điều trị nội trú tại bệnh viện 1,001,100 đồng; 1/3 số người cao
tuổi ốm tự mua thuốc điều trị nhưng chi phí cũng cao 75,900 đồng/lượt. Các
chi phí này ảnh hưởng nhiều nhất đến nhóm nghèo, chiếm 37,7% bình quân
thu nhập hàng năm của họ so với nhóm thu nhập cao nhất chỉ có 5% [ 5]. Một
nghiên cứu của Nguyễn Xuân Phú và Phạm Đăng Hưng (2011) ghi nhận:
41,5% khám chữa bệnh tại trạm y tế; 33,3% tự điều trị; 14,6% cơ sở y tế
tuyến trên và 10,5% điều trị tại quầy thuốc tư. 42,1% NCT ốm khi đi khám
ngay ngày đầu tiên. Chi phí trung bình cho 1 lần ốm 135,000 đồng tương
đương với chi phí bình quân đầu người của hộ gia đình (812,000 đồng).
49,8% trường hợp sẵn tiền để trả ngay; 18,7% phải vay mượn, 17,5% phải
bán tài sản và 14% con trả hộ. 2,9% cho rằng mức chi phí khám chữa bệnh là
cao; 91,2% chấp nhận được [34].
Với tình trạng sức khoẻ, bệnh tật và tiếp cận các dịch vụ y tế cũng như

chi phí cho khám chữa bệnh của người cao tuổi đang là một vấn đề cần được
quan tâm. Người cao tuổi thường sống phụ thuộc vào con cái, hay ốm đau và
chi phí khám chữa bệnh không những là một trong những gánh nặng cho họ
mà còn tác động tới chi tiêu và đời sống của các thành viên khác trong gia
đình. Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách chăm sóc sức khỏe
cho người cao tuổi, tuy nhiên còn nhiều bất cập. Do vậy cần có những cải


- 15 cách và đổi mới trong công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi để đảm bảo
cho họ một cuộc sống thoải mái về thể chất và tâm hồn. Đồng thời tổ chức
vận động tham gia bảo hiểm toàn dân ưu tiên hỗ trợ chính sách cho người
nghèo, người cao tuổi, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng cách đào
tạo đội ngũ y bác sĩ giỏi trình độ chuyên môn, đầu tư các trang thiệt bị chẩn
đoán cận lâm sàng [31].
Người nông dân quanh năm gắn bó với đồng ruộng, không có chế độ
“nghỉ hưu”, nhưng khi tuổi cao sức yếu, NCT thường có nhu cầu cao trong việc
sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, nhu cầu này của người cao
tuổi bị giới hạn bởi điều kiện sống, khả năng kinh tế, vùng miền, hoàn cảnh gia
đình…. Đặc biệt, NCT thấy e ngại vì làm phiền đến con cháu, là gánh nặng cho
gia đình, người thân. Do vậy, chi phí cho các lần KCB cũng là một yếu tố ảnh
hưởng đến việc sử dụng DVYT của NCT. Nghiên cứu của Phạm Trí Dũng tại
Hà Giang cho thấy có sự bất công bằng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế
của người dân, người nghèo khó tiếp cận và sử dụng cơ sở y tế hơn người
giàu [16]. Nghiên cứu của Lê Hoàng Ninh (2010) cho thấy rằng: có mối
liên quan chặt chẽ giữa thu nhập gia đình và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức
khỏe [32]. Nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Mai tại Nam Định cho thấy , điều
kiện kinh tế là một trong những yếu tố quyết định việc khám chữa bệnh,
ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh. Nghiên
cứu cho thấy, có 42,5% NCT có thu nhập trung bình/tháng dưới 500,000
đồng – điều này cho thấy tình trạng kinh tế của NCT rất thấp. Tình trạng

kinh tế của NCT thấp nhưng khả năng chi trả cho việc khám chữa bệnh
tương đối cao; 44,9% NCT có sẵn tiền trả ngay – có điều này là do tập tính
của người Việt Nam chịu khó, tiết kiệm, nên khi ốm đau họ luôn có sẵn tiền
để thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Có tới 32,5% chi phí khám chữa
bệnh cho NCT là do con cháu trả, có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa
2 nhóm xã (38,2% so với 32,1%, p<0,05).


- 16 Tác giả Nguyễn Văn Tiến nghiên cứu tại Thái Bình cũng cho thấy:
NCT không đủ khả năng chi trả chiếm tỷ lệ thấp ở cả hai giới (NCT nam 2,5%
và 6,5%) và hầu hết NCT trả được một phần (NCT nam 51,0%; NCT nữ
49,3%) và có đủ khả năng chi trả (NCT nam 46,5%; NCT nữ 44,2%). Như vậy,
trong phạm vi nghiên cứu này chi phí cho các lần KCB tại các CSYT ít ảnh
hưởng đến việc sử dụng DVYT của NCT . Nghiên cứu của tác giả Triệu Văn
Chinh cho thấy tỷ lệ NCT chi trả được một phần chỉ chiếm 12,6% (25,0% ở
NCT nam, 8,1% ở NCT nữ), trong khi đó NCT phải trả hoàn toàn và không
phải trả chi phí KCB chiếm tỷ lệ cao ở cả hai giới .
1.3. Một số yếu tố liên quan đến khám chữa bệnh của người cao tuổi
1.3.1. Nhu cầu về khám chữa bệnh của người cao tuổi
Ngày nay nhờ những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới nền
kinh tế, đời sống của nhân dân ta tuy đã được cải thiện rất nhiều, nhưng do đất
nước còn nghèo chưa hết khó khăn, kinh phí nhà nước dành cho y tế rất hạn
chế. Cho nên điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, CSSK cho
NCT nói riêng còn rất nhiều bất cập. Chưa có chương trình quốc gia nào dành
riêng cho việc quản lý, chăm sóc sức khỏe NCT. Chưa có sự lồng ghép, điều
phối của chính phủ trong việc huy động các ngành tham gia công tác chăm
sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cho NCT. Đảm bảo cho NCT có thể tiếp
cận một cách bình đẳng với các dịch vụ CSSK thông qua việc xây dựng và
củng cố mạng lưới y tế và đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng đối với hệ thống chăm
sóc chính thức qua các dịch vụ y tế và xã hội; phân bổ bình đẳng các nguồn lực

về y tế và phục hồi chức năng cho người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi
nghèo, ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa (có thể giảm hoặc miễn phí,
cung cấp các chế độ bảo hiểm và những biện pháp hỗ trợ tài chính khác) [22].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiền (2002) cho thấy tỷ lệ
có nhu cầu sử dụng dịch vụ KCB rất cao (57,6% mắc bệnh phải điều trị,
61,7% có bệnh hoặc chứng bệnh mạn tính gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng


×