Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị bệnh chốc bằng cefixim kết hợp với fucidin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.84 KB, 87 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chốc (Impetigo) là bệnh nhiễm trùng nông ở da, thường gặp, chiếm tới
90% trường hợp là ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Bệnh gặp nhiều ở những
nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới [1].
Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm tạo điều kiện thuận
lợi để các vi khuẩn gây bệnh ngoài da, virus, nấm phát triển. Cho nên, người
dân dễ mắc các bệnh nhiễm trùng da trong đó có bệnh chốc.
Nguyên nhân gây bệnh chốc thường do tụ cầu hoặc liên cầu khuẩn
nhóm A hoặc phối hợp cả hai, có thể kết hợp với cả các loại vi khuẩn khác
như : trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn yếm khí (proteus), làm cho hình thái
thương tổn đa dạng, nhiều khi khó chẩn đoán. Những trường hợp bệnh tiến
triển kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng
tại chỗ như chốc loét, chàm hóa, viêm mô tế bào sâu… Hoặc biến chứng toàn
thân như áp xe nội tạng, viêm cầu thận, viêm màng trong tim, viêm khớp,
nhiễm khuẩn huyết, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Có nhiều phương pháp điều trị chốc đã được áp dụng trên thế giới cũng
như ở nước ta. Các phương pháp điều trị thường dùng thuốc sát trùng, kháng
sinh tại chỗ đơn thuần hoặc phối hợp với kháng sinh toàn thân như:
tetracyclin, penicillin, cloxacilin, erythromycin, amoxilin… đồng thời vệ sinh
trong sinh hoạt và bồi dưỡng nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên,
hiện nay thấy ngày càng xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng
sinh. Đặc biệt là các chủng tụ cầu vàng kháng lại penicillin, methicilin
(MRSA). Trong đó có việc chẩn đoán chưa kịp thời và điều trị chưa phù hợp
(điều trị bao vây) có thể là nguyên nhân sinh ra các chủng vi khuẩn kháng
thuốc [2],[3],[4].


2


Cefixim là một loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ
3, có tác dụng với nhiều chủng liên cầu (S. pyogenes; S. peumoniae; S.
agalactiae) và các chủng cầu khuẩn, trực khuẩn khác. Thuốc đã được sử
dụng ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới để điều trị các bệnh
nhiễm trùng da và nội tạng.
Fucidin có hoạt chất chính là fusidic acid diethanolamin, là loại
kháng sinh kìm khuẩn, có bào chế dạng kem hoặc mỡ bôi ngoài da có tác
dụng với tụ cầu, liên cầu được dùng điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm trùng
da như hăm kẽ, chốc…
Để có thêm kinh nghiệm giúp cho việc chẩn đoán sớm, điều trị bệnh
chốc kịp thời và hiệu quả nhằm hạn chế lây lan, phòng ngừa những biến
chứng có thể xảy ra, hạn chế việc sinh ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc
chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan
và hiệu quả điều trị bệnh chốc bằng cefixim kết hợp với fucidin” với các
mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan của bệnh chốc tại
Bệnh viện Da liễu Trung ương từ 3 đến tháng 9 năm 2014.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh chốc bằng uống kháng sinh cefixim kết
hợp bôi fucidin.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về bệnh chốc
Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới bệnh nhiễm trùng ngoài
da rất phổ biến. Bệnh không những ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn có
những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Trong số các bệnh
nhiễm trùng da có thể có những biến chứng nguy hiểm phải kể đến bệnh chốc.

Chốc là tình trạng nhiễm trùng nông ở da. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi
nhưng 90% trường hợp là ở nhà trẻ, mẫu giáo. Tỷ lệ nam và nữ là tương
đương [1]. Bệnh thường do hai loại vi khuẩn gây lên đó là tụ cầu và liên cầu
tan máu nhóm A. Ngoài ra có thể kết hợp với nhiều loại vi khuẩn khác như
trực khuẩn gram âm (E. coli, salmonela typhi, neisseria–meningitidis,
neigonorrhoeae, brucellamalitensis … ), trực khuẩn mủ xanh, nấm… làm biến
dạng tổn thương cơ bản, gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị. Để chẩn
đoán xác định các trường hợp khó, các trường hợp được điều trị theo phác đồ
bệnh chốc đơn thuần trong thời gian khuyến cáo mà không khỏi bệnh. Thì
trước đây, các nhà nghiên cứu vi khuẩn học đã đưa ra nhiều phương pháp xét
nghiệm cơ bản để phát hiện ra các loại vi khuẩn có mặt ở thương tổn. Nếu
thương tổn chốc kết hợp với thương tổn các bệnh da khác, thì hiện nay ở Việt
nam và các nước phát triển đã có nhiều phương phương xét nghiệm chẩn
đoán. Ngoài những phương pháp xét nghiệm cơ bản như phương pháp nhuộm
soi trực tiếp, nuôi cấy tìm nấm, vi khuẩn ở thương tổn. Còn có những xét
nghiệm chuyên sâu và hiện đại hơn để khắc phục các mặt hạn chế của các
phương pháp xét nghiệm cơ bản. Các mặt hạn chế là không tìm ra nguyên
nhân gây bệnh, thời gian của xét nghiệm phải chờ lâu mới có kết quả. Điều
này ảnh hưởng đến điều trị nội trú, ngoại trú và đặc biệt là những trường hợp


4

bệnh nhân phải cấp cứu mà không muốn điều trị bao vây, cũng như ngăn chặn
nguồn lây lan bệnh. Nếu bệnh nhân có thương tổn chốc đơn độc, thì điều trị
theo phác đồ cổ điển bệnh khỏi hoàn toàn sau 7 đến 10 ngày điều trị và không
để lại di chứng gì [1]. Nhưng nếu thương tổn chốc nghi ngờ có nấm thì cần
phải làm xét nghiệm soi và nuối cấy tìm nấm. Thương tổn chốc mà có chảy
mủ xanh, mùi hôi thối thì cần phải làm xét nghiệm để tìm vi khuẩn trực khuẩn
mủ xanh... Ngày nay, có nhiều phương pháp xét nghiệm chuyên sâu như miễn

dịch huỳnh quang, các phương pháp thử huyết thanh trong đó có phương pháp
PCR (Polymerase chain reaction)… PCR là một kỹ thuật rất tốt và hiện đang
rất thông dụng cho chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh ở tổ chức mô da. Ngoài
ra PCR còn có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lây truyền qua
đường tình dục, các bệnh lí do vius. Các phương pháp xét nghiệm trên, không
những giúp cho chẩn đoán xác định bệnh lí lúc ban đầu khám bệnh mà còn
giúp theo dõi trong và sau quá trình điều trị bệnh. Do đó, bệnh nhân có
thương tổn phức tạp có nghĩa là thương tổn không điển hình thì không phải
điều trị bao vây mà dựa vào vi khuẩn học, các xét nghiệm phản ứng huyết
thanh học.
Bệnh chốc có thể nặng hơn nếu trên một cơ thể sẵn có bệnh viêm da cơ
địa, bệnh trứng cá, suy giảm miễn dịch và bệnh tiểu đường…[5]. Có thể hiểu
được vì sao bệnh chốc xuất hiện rất dễ dàng và nặng lên ở những bệnh nhân
có các bệnh trên. Vì bệnh viêm da cơ địa, trứng cá, suy giảm miễm dịch, tiểu
đường là thường có ngứa. Triệu chứng cơ năng ngứa rất khó chịu, bệnh nhân
thường gãy, chà sát và không thể tránh khỏi tổn thương da. Khi da xuất hiện
tổn thương dù nhỏ cũng tạo điều kiện cho bệnh chốc sẽ phát sinh. Bệnh chốc
sẽ phát triển nặng hơn nếu không chăm sóc vết thương sạch sẽ, hoặc có những
yếu tố thuận lợi đã nêu.


5

Vi khuẩn tụ cầu, liên cầu và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác tồn tại dễ
dàng ở mọi nơi trên cơ thể con người. Trên da chúng kí sinh, sống hòa bình
với cơ thể và cộng sinh với nhau tạo thành quần thể chí. Nhưng khoảng 10%
dân số, bình thường có mang vi khuẩn liên cầu nhóm A ở đường hô hấp trên.
Ở người trưởng thành có tỷ lệ cao hơn ở trẻ em. Nhưng chỉ có 1% liên cầu
nhóm A sống ở trên da người [5]. Các vi khuẩn này sẽ trở thành tác nhân gây
bệnh chỉ khi cơ thể có những vết thương như vết xước, vết cào gãy, vết côn

trùng đốt. Các bệnh nhân hậu phẫu sau mổ bị nhiễm trùng ở trong các bệnh
viện, hầu như xét nghiệm đều có liên cầu nhóm A. Liên cầu nhóm A gây
nhiễm trùng vết mổ không phải chỉ có vi khuẩn tồn tại chính trên cơ thể bệnh
nhân, mà vi khuẩn còn nhiều nguồn khác đưa tới. Các nguồn có thể lây sang
bệnh nhân có thể trực tiếp hoặc gián tiếp từ các phẫu thuật viên, bác sỹ gây
mê, các kỹ thuật viên phục vụ ca mổ và y tá chăm sóc bệnh nhân sau mổ.
Chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể qua vết thương dù rất nhỏ trên da để gây
nhiễm trùng tại chỗ. Từ các vết nhiễm trùng tại chỗ, vi khuẩn có thể theo
đường máu, đường bạch huyết gây biến chứng cho các nội tạng có thể nguy
hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Liên cầu khuẩn gây biến chứng viêm cầu
thận, viêm màng trong tim, nhiễm trùng huyết, viêm khớp… Tụ cầu khuẩn có
thể gây tổn thương nặng hơn như hội chứng 4S, viêm mô tế bào sâu, viêm
phổi, nhiễm khuẩn huyết [6].
Bệnh chốc có tính chất lây lan trên cùng một cơ thể, thương tổn chốc nếu
bị cào gãi sẽ làm tổn thương lan rộng ra xung quanh và lây ra những vùng da
khác. Bệnh cũng có thể lây cho người khác bằng con đường tiếp xúc trực
tiếp hoặc gián tiếp. Trẻ em thường dễ mắc bệnh chốc nhất, đặc biệt là
những trẻ sống và sinh hoạt tập trung, trong môi trường không đảm bảo vệ
sinh như nhà trẻ, mẫu giáo, vùng nông thôn, dân tộc thiểu số… Bệnh chốc
thông thường, thường chỉ biểu hiện tổn thương tại chỗ, trên da nông và ít


6

ảnh hưởng đến toàn thân. Vì vậy, người bệnh có thể vẫn tham gia các hoạt
động sinh hoạt bình thường, đó là nguồn lây bệnh rất khó kiểm soát nếu
người bệnh không có ý thức phòng ngừa chữa bệnh.
Hình thái lâm sàng của bệnh chốc phụ thuộc vào từng loại vi khuẩn gây
bệnh, sự kết hợp của vi khuẩn khác, nấm và các bệnh da cơ địa. Do đó thương
tổn bệnh chốc rất đa dạng, nhưng trên lâm sàng thường gặp hai hình thái chốc

có bọng nước và chốc không có bọng nước. Tổn thương đặc trưng của bệnh
chốc là bọng nước nông, rải rác, nhanh chóng hóa mủ, dập vỡ đóng vảy tiết
màu vàng. Vị trí thương tổn thường xuất hiện ở vùng mặt, tứ chi. Nhưng hay
xuất hiện quanh các hốc tự nhiên: mũi, miệng có thể một hoặc hai bên góc
mép gây khó chịu, đau đớn có thể chảy máu khi ăn, uống, cười, nói. Thương
tổn chốc ít khi có ở lòng bàn tay, chân. Bệnh chốc có thể xuất hiện đơn độc
nhưng có thể kết hợp với các tổn thương của bệnh da khác như trứng cá,
chàm, nấm, viêm da dị ứng, suy giảm miễn dịch, tiểu đường làm bệnh nặng
hơn và dễ phát bệnh.
Bệnh chốc dễ chẩn đoán, nếu được điều trị sớm khỏi bệnh nhanh. Nhưng
nếu bệnh không được điều trị sớm và chăm sóc sạch sẽ, thì thương tổn nặng
dần lên.Thương tổn có thể có biến chứng tại chỗ như chốc chàm hóa, chốc
loét… Những vết loét có thể lâu lành sẹo khi khỏi để lại sẹo xấu và làm thay
đổi nhiều sắc tố da. Bệnh kéo dài sẽ có thể có những biến chứng toàn thân
như nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận, viêm màng trong tim, áp xe nội tạng,
viêm khớp, viêm hạch...
Tình hình bệnh chốc ở Việt Nam và thế giới
Ở Việt Nam và các nước nhiệt đới nóng ẩm hay gặp bệnh chốc và được
xếp vào loại các bệnh da phổ biến đã được thống kê. Nhiều tác giả trong nước
và nước ngoài đã nghiên cứu nhiều về các phương pháp điều trị bệnh chốc để
hạn chế khả năng lây lan và biến chứng của bệnh.


7

Do đặc điểm của bệnh chốc thường gặp ở những nước có khí hậu nóng
ẩm, nên ở Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh chốc khá cao. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 6
tháng đến 2 tuổi và ở nông thôn nhiều hơn ở thành thị. Lứa tuổi trẻ lớn hơn và
người già cũng gặp nhưng ít hơn. Yếu tố dễ mắc bệnh là do môi trường vệ
sinh kém hay sức đề kháng cơ thể giảm, hay do da bị tổn thương và không

được chăm sóc cẩn thận [7].
Theo Nguyễn Xuân Hiền và Nguyễn Cảnh Cầu [1] vi khuẩn gây bệnh
viêm da mủ trong đó có bệnh chốc thường là do tụ cầu và liên cầu, nhiều khi
kết hợp với cả trực khuẩn đại tràng như E.Coli, trực khuẩn mủ xanh…
Theo Trần Đăng Quyết nghiên cứu 165 trường hợp viêm da mủ thì bệnh
chốc chiếm 12,43% [8].
Ở Mỹ gặp khoảng 9% - 10% tổng số trẻ em mắc bệnh chốc [1].
Ở Anh bệnh chốc đứng thứ 4 trong số các bệnh ngoài da và có khoảng
3% trẻ < 4 tuổi, 2% trẻ em tuổi từ 4-14 mắc bệnh chốc mỗi năm [7].
Bassen D.C.J năm 1972 đã nghiên cứu về mối liên quan giữa viêm cầu
thận cấp và nhiễm khuẩn da do liên cầu khuẩn, cho biết: 70% bệnh nhân viêm
cầu thận cấp có thương tổn ở da do liên cầu khuẩn gây mủ.
Năm 1978 Roger. M và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu về vi
khuẩn sau 3 năm nghiên cứu bệnh chốc ở Sydney- australia. Kết quả cho thấy
hầu hết do tụ cầu vàng đơn thuần.
Jajajce.S nghiên cứu về mối liên quan giữa viêm cầu thận cấp và nhiễm
Strepcoccus ở da.
Roy-S3d và StaphletinFB cũng nghiên cứu về mối liên quan giữa nhiếm
cầu khuẩn của da và bệnh viêm cầu thận cấp.
Năm 1991 Esterly NB và cộng sự đã nghiên cứu về vi khuẩn gây bệnh
qua 48 bệnh nhân bị chốc. Kết quả thấy 32% do tụ cầu vàng đơn thuần, 41%
vừa tụ cầu vàng vừa liên cầu khuẩn và 12% do liên cầu khuẩn đơn thuần.


8

1.2. Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh
Nguyên nhân của các bệnh nhiễm trùng da trong đó có bệnh chốc, đã
được các nhà vi khuẩn học tìm ra. Rất nhiều loại vi khuẩn được tìm ra và
được phân loại theo hình thái học. Có những trường hợp nhiễm trùng da,

các nhà khoa học phải tìm nguyên nhân gây bệnh không phải trong 1 ngày
là cho kết quả, mà phải mất thời gian rất dài mà cũng còn có nhiều quan
điểm khác nhau.
Trong những thập kỷ 60, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh chốc là liên cầu,
cuối thập kỷ 70 là tụ cầu. Gần đây, nhiều tác giả cho rằng khoảng 50-70% căn
nguyên gây bệnh chốc là tụ cầu vàng, còn lại là liên cầu hoặc phối hợp cả hai.
Chủng liên cầu gây bệnh chủ yếu là liên cầu tan máu nhóm A [1].
Bệnh chốc thường do hai loại vi khuẩn gây bệnh lên đó là vi khuẩn tụ
cầu và vi khuẩn liên cầu, đôi khi kết hợp với trực khuẩn gram âm, trực khuẩn
mủ xanh, nấm… Bình thường trên da và niêm mạc cơ thể con người chúng
sống kí sinh cùng nhiều loại vi sinh vật khác và tạo thành các hệ sinh thái.
Các hệ sinh thái này có sự khác nhau giữa các vùng da và các khoang của cơ
thể, do sự phân bố của các vi sinh vật khác nhau giữa các vùng.
Price năm 1938 đã phân biệt những vi sinh vật tạm trú và cư trú ở da. Loại
vi sinh vật cư trú phổ biến nhất là các cầu khuẩn, tụ cầu và micrococcus.
Hệ vi khuẩn trên da có một số chức năng, trong số chức năng đó có
chức năng giữ vai trò quan trọng là hàng rào đầu tiên bảo vệ da, niêm mạc
chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Khi vi khuẩn gây bệnh xâm
nhập vào da chúng sẽ gặp phải sự chống lại của hệ vi khuẩn da bằng cách
cạnh tranh vị trí chỗ bám (receptor). Trong những điều kiện chủ quan, khách
quan thuận lợi như cơ thể suy yếu, dùng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc ức chế
miễn dịch, chấn thương, vết cào xước thì những vi khuẩn trên da lập tức vào
cơ thể qua những tổn thương đó gây nhiễm trùng tại chỗ. Vi khuẩn xâm nhập


9

vào da, qua các sang chấn vào lớp sừng và lớp gai, nhân lên, tiết độc tố làm
tan rã những dây liên kết giữa các tế bào gai, huyết thanh tụ lại tạo thành bọng
nước dưới lớp sừng [1],[6].

Khi chốc phối hợp cả hai loại liên cầu và tụ cầu thường gây nhiễm khuẩn
với diện rộng. Nhiễm khuẩn tiên phát là liên cầu, thứ phát là tụ cầu, nhưng
chính tụ cầu lại tiết ra chất diệt vi khuẩn có tác dụng mạnh trên liên cầu A nên
nếu nuôi cấy bệnh phẩm chỉ phân lập được tụ cầu [1].
Tụ cầu khuẩn có nhiều loại, trong đó ba loại chính có vai trò quan trọng
trong y học đó là: S. aureus, S. epidermidis, S. saprophyticus. Chủng gây
nhiều bệnh và nguy hiểm nhất cho con người đó là S.aureus. Khi vào cơ thể
nó có thể sản xuất ra nhiều loại độc tố để gây bệnh cho nhiều cơ quan như:
độc tố ruột (enterotoxin) gây nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp, độc tố gây
hội chứng shock nhiễm độc (toxic skock syndrome toxin - TSST), độc tố gây
tan các bạch cầu có nhân đa hình và tiểu cầu (α toxin), độc tố bạch cầu
(Leucocidin), ngoại độc tố sinh mủ gây nhiễm khuẩn ngoài da như mụn nhọt,
áp xe, chàm, hậu bối… Từ những thương tổn này tụ cầu vàng có thể gây
nhiễm khuẩn huyết và các ổ áp xe ở các cơ quan (gan, phổi, não, tủy
xương…), cũng có thể gây viêm tắc tĩnh mạch. Ngoại độc tố exfloliatin hay
epidermolytic toxin gây một hội chứng bong da do tụ cầu vàng hay còn gọi là
hội chứng 4S. Hội chứng 4S gây bệnh cảnh lâm sàng rầm rộ, thương tổn cơ
bản nặng nề, ảnh hưởng đến toàn trạng bệnh nhân [6], [10].
Liên cầu khuẩn có mặt ở mọi nơi trên cơ thể con người, đặc biệt ở các
hốc tự nhiên và trên da. Liên cầu được Billroth mô tả lần đầu tiên vào năm
1874 từ mủ của thương tổn viêm quầng và các thương tổn bị nhiễm trùng.
Năm 1880, Pasteur phân lập được liên cầu khuẩn ở những bệnh nhân nhiễm
khuẩn huyết. Năm 1919, Brown phân típ liên cầu làm nhiều loại dựa trên hình
thái tan máu khác nhau khi chúng phát triển trên môi trường thạch máu, có


10

ba hình thái tan máu đó là: tan máu α, tan máu β, tan máu ¥. Ngoài ra nhiều
tác giả còn phân loại dựa vào kháng nguyên, tính chất sinh hóa của liên cầu

khuẩn. Nhưng trong số các loại liên cầu thì liên cầu tan máu nhóm A hay gây
bệnh cho con người hơn cả. Liên cầu khuẩn gây nhiều bệnh cho người phụ
thuộc vào đường xâm nhập, tình trạng của cơ thể và các nhóm liên cầu khác
nhau. Khi vào cơ thể chúng gây nhiễm trùng tại chỗ như: chốc lở, chàm…
Từ những thương tổn trên chúng có thể theo đường máu, đường bạch huyết
gây bệnh viêm cầu thận, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm
hạch, viêm quầng, viêm phổi, viêm khớp… Những thương tổn khác nhau là
do chúng gây bệnh bằng các týp huyết thanh, yếu tố hyaluronidase và
protein M [6].
Các yếu tố như tuổi nhỏ, thời tiết nóng ẩm, mùa hè, nơi ở chật chội, vệ
sinh kém là những điều liện thuận lợi cho bệnh phát triển. Ngoài ra, các bệnh
phối hợp như chấy, rận, ghẻ, herpes, côn trùng cắn, viêm da cơ địa… cũng là
những yếu tố cho bệnh chốc dễ phát sinh và phát triển [1].
1.3. Đặc điểm lâm sàng của bệnh chốc
1.3.1. Các hình thái lâm sàng
1.3.1.1. Theo triệu chứng
- Chốc bọng nước lớn: có thể chẩn đoán nhầm với bệnh Duhring
- Chốc hạt kê: các thương tổn nhỏ, đồng đều có thể nhầm với bệnh chàm.
- Chốc hóa: trên các thương tổn của bệnh da khác có các thương tổn
của chốc.
- Chốc lây ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là pemphigus lây (pemphigus
contagiosum).
Trước đây gọi là pemphigus thường ở trẻ sơ sinh. Bệnh thường xuất
hiện vào ngày thứ 4 - 10 sau sinh, các thương tổn là bọng nước rất nông,
nhanh chóng hóa mủ sau vài giờ và trợt ra để lại nền da ẩm ướt, tiết dịch trên


11

quầng da đỏ. Bệnh nhân thường kèm theo sốt, mệt mỏi, có thể hạ nhiệt độ,

tiêu chảy, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não, đe dọa tính mạng
của trẻ, có thể tử vong rất nhanh. Điều trị bằng kháng sinh khỏi hoàn toàn.
1.3.1.2. Theo căn nguyên
Trước đây, một số tác giả phân loại chốc theo căn nguyên:
- Chốc gây nên do liên cầu hay còn gọi Impetigo de Tilbury – Fox: mụn
nước nhỏ, dai, hóa mủ chậm. Bệnh thường có tính chất lây lan (trên một cá
thể hoặc lây thành dịch nhỏ trong nhà trẻ, trường học) hay tái phát và biến
chứng viêm cầu thận.
- Chốc gây do tụ cầu hay còn gọi Impetigo de Bockhart: bọng nước to hơn,
sâu hơn, hóa mủ nhiều hơn. Bệnh có thể gây nhiễm trùng huyết, chốc loét.
- Chốc phối hợp do liên cầu và tụ cầu.
Tuy nhiên, giai đoạn gần đây người ta ít đề cập đến cách phân loại này.
1.3.2. Đặc điểm lâm sàng
1.3.2.1. Chốc có bọng nước
Thương tổn cơ bản
- Bắt đầu là dát đỏ xung huyết, ấn kính hoặc căng ra mất màu, kích thước
từ 0,5-1cm, nhanh chóng tạo thành bọng nước trên nền dát đỏ.
- Bọng nước nhăn nheo, xung quanh có quầng đỏ, sau vài giờ thành bọng
mủ đục từ thấp lên cao (đục từ chân bọng nước lên).
- Vài giờ hoặc vài ngày sau các bọng nước dập vỡ, đóng vảy tiết màu
vàng nâu hoặc màu nâu nhạt giống màu mật ong. Nếu cạy vảy, ở dưới chỉ là
vết trợt màu đỏ.
Sau khoảng 7 - 10 ngày, vảy tiết bong đi để lại dát hồng. Thương tổn
khỏi không để lại sẹo hoặc chỉ để lại dát thâm tăng sắc tố tồn tại một thời
gian ngắn.


12

- Vị trí: thường gặp ở mặt, nhưng có thể bất kỳ chỗ nào kể cả lòng bàn

tay, bàn chân. Ở đầu vảy tiết làm tóc bết lại. Chốc ở đầu thường do hậu quả
của chấy rận gây nên.
- Bệnh chốc có thể phối hợp với các thương tổn ở vị trí khác như viêm
bờ mi, nứt mép… Hiếm khi niêm mạc bị tổn thương.
- Toàn thân: viêm hạch phụ cận, rất hiếm khi sốt trừ trường hợp thương
tổn chốc toàn thân hoặc có biến chứng.
- Triệu chứng cơ năng: bệnh nhân có thể ngứa gãi làm thương tổn lan
rộng chàm hóa hoặc lan sang vùng da khác
- Tiến triển: thường 1 - 2 tuần thì lành. Khí hậu nóng ẩm vệ sinh kém là
điều kiện bệnh phát triển.
Căn nguyên của thể chốc này thường do tụ cầu.
1.3.2.2. Chốc không có bọng nước điển hình
- Thương tổn ban đầu của hình thái này có thể là mụn nước, mụn mủ trên
nền dát đỏ nhưng dập trợt rất nhanh, gây thương tổn tiết dịch, ẩm ướt, nên
không thấy có bọng nước điển hình. Bờ thương tổn thường có ít vảy da trông
giống như bệnh nấm da. Vảy tiết phía trên có màu vàng mật ong hoặc nâu
sáng có một quầng đỏ nhỏ bao xung quanh. Một số trường hợp có thể thấy
các thương tổn vệ tinh ở xung quanh
- Vị trí hay gặp ở mặt, xung quanh hốc mũi, miệng, ở tứ chi. Cũng có
thể gặp ở bất kỳ chỗ nào, ít gây ở lòng bàn tay, chân. Hình thái này thường
gặp trên những trẻ bị viêm da cơ địa hoặc ghẻ hoặc một bệnh da nào đó kèm
theo bội nhiễm. Ít khi gặp thương tổn ở niêm mạc
- Bệnh thường khỏi sau 2- 3 tuần, nhưng cũng có thể kéo dài nhất là khi
trên cơ thể có nhiễm kí sinh trùng, bị chàm hay thời tiết nóng, ẩm ướt.
Nguyên nhân gây thể chốc này thường do liên cầu tan huyết nhóm A.
1.3.2.3. Mô bệnh học


13


- Chốc bọng nước: các bọng nước nằm trong thượng bì ngay dưới lớp
sừng, kèm theo có sự xâm lấn của bạch cầu đa nhân trung tính và cầu khuẩn.
Đôi khi có tế bào ly gai. Ở trung bì nông có thâm nhiễm bạch cầu đa nhân
trung tính và lympho. Một vài trường hợp có thể thấy kháng thể huỳnh quang
trực tiếp hoặc gián tiếpgiống như hình ảnh trong bệnh pemphigus.
- Chốc không có bọng nước điển hình: mô bệnh học tương tự như trên
trừ bọng nước nằm rất nông và thoáng qua.
1.3.2.4 Tiến triển và biến chứng
Bệnh chốc thường không gây nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị tích
cực thì 7 - 10 ngày khỏi, ít có tái phát và biến chứng. Tuy nhiên, có thể gặp
các biến chứng:
* Biến chứng tại chỗ
- Chàm hóa: do chốc tái đi, tái lại dai dẳng. Ngoài thương tổn là mụn
mủ, vảy tiết còn thấy da đỏ tăng lên, kèm theo xuất hiện nhiều mụn nước mới,
ngứa, dai dẳng.
- Chốc loét (Impetigo ecthyma) là biến chứng nặng của chốc
+ Thường gặp ở trẻ em, người già bị suy dinh dưỡng nặng hay người
suy giảm miễm dịch, nhiễm HIV.
+ Lâm sàng: tại vùng bọng mủ, mụn nước xuất hiện các vết loét lõm
xuống, bờ xung quanh lan rộng màu thâm tím hoặc nhợt nhạt, vùng trung tâm
có vảy tiết hoại tử đen, đường kính khoảng 1-2-5 cm. Các vết loét có thể liên
kết lại thành nhiều vết loét lớn, bờ khúc khuỷu, hàm ếch xâm lấn xuống trung
bì, khi lành để lại sẹo xấu.
• Vị trí thương tổn: thường thấy ở vùng da ít được nuôi dưỡng như
cẳng chân.


14

• Toàn thân: bệnh nhân sốt cao liên tục 39-40 5, hội chứng nhiễm trùng,

nhiễm độc. Khi chưa có kháng sinh, người bệnh dễ tử vong do nhiễm
trùng, nhiễm độc.
+ Nguyên nhân gây chốc loét ngoài liên cầu, tụ cầu còn có thể thấy trực
khuẩn mủ xanh, các loại trực khuẩn yếm khí (proteus).
+ Điều kiên thuận lợi: côn trùng cắn, vết trầy xước, sang chấn vệ sinh
kém, tiểu đường
* Biến chứng toàn thân
- Nhiễm khuẩn huyết: thường gặp trên cơ thể có sức đề kháng yếu, chủ
yếu do tụ cầu. Bệnh cảnh lâm sàng giống nhiễm trùng huyết.
- Viêm cầu thận cấp: thường xảy ra ở bệnh chốc do liên cầu, khoảng 2 –
5 % các trường hợp. Chủ yếu gặp ở trẻ < 6 tuổi, tiên lượng tốt hơn người lớn.
Thời gian chuyển thành viêm cầu thận cấp thường là 3 tuần.
- Viêm màng trong tim.
- Hiếm hơn có thể gặp: viêm màng não ở trẻ sơ sinh, viêm mô bào sâu,
viêm phổi, viêm hạch, viêm xương.
1.4. Chẩn đoán
1.4.1. Chẩn đoán xác định
Chủ yếu dựa vào lâm sàng [1]
- Thương tổn cơ bản là bọng nước nông, nhăn nheo, hóa mủ nhanh.
- Vảy tiết dày màu vàng nâu hoặc màu nâu nhạt giống màu mật ong.
- Tiến triển lành tính, 7 - 10 ngày khỏi.
- Xét nghiệm: thường không cần, có thể nhuộm gram thấy cầu khuẩn
Gr(+) xếp thành chuỗi (liên cầu) hoặc từng đám ( tụ cầu). Có thể nuôi cấy để
xác định chủng gây bệnh, làm kháng sinh đồ để giúp điều trị những trường
hợp bệnh dai dẳng.


15

1.4.2. Chẩn đoán phân biệt

- Thủy đậu: bệnh do virus, xảy ra theo mùa, có yếu tố dịch tễ. Thương
tổn là bọng nước lõm giữa, có lứa tuổi khác nhau, kèm theo viêm long đường
hô hấp trên.
- Duhring Brocq: có tiền triệu, trước khi mọc tổn thương có dát đỏ, sẩn
phù. Bọng nước căng, tiến triển từng đợt, thể trạng trung bình. Test
Ioduakali dương tính.
- Pemphigus: là bệnh da có bọng nước tự miễn, các thương tổn là bọng
nước to nhăn nheo, không có quầng đỏ xung quanh, dấu hiệu Nikosky (+).
Bệnh tái đi tái lại nhiều lần toàn trạng bị ảnh hưởng, tiên lượng xấu
- Ly thượng bì bọng nước bẩm sinh: Là bệnh bẩm sinh, thương tổn xuất
hiện từ lúc mới sinh, là bọng nước, ở vùng tỳ đè (khuỷu tay, đầu gối, gót chân)
- Zoster (zona): bệnh do virus, mụn nước thành chùm và chạy dọc theo
đường dây thần kinh ngoại biên, thường ở một bên cơ thể, đau rát nhiều.
1.5. Các quan điểm điều trị
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, mỗi tác giả có những quan điểm điều
trị khác nhau nhưng đều có mục đích chung là nhanh chóng làm lành thương
tổn và ngăn chặn các biến chứng. Để có kết quả điều trị như mong muốn thì
phải xác định chính xác vi khuẩn gây bệnh. Do đó, các loại vi khuẩn đã được
phân loại theo hình thái học giúp cho chẩn đoán xác định và dùng thuốc
kháng sinh đúng đắn, hạn chế sinh ra các vi khuẩn kháng thuốc. Hiện nay, đã
phân loại được các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng da ở từng giai đoạn bệnh
như vi khuẩn gây nhiễm trùng da ban đầu, nhiễm trùng da thứ phát và những
phản ứng nhiễm trùng ở xa đã được xác định. Sự phân loại vi khuẩn gây
nhiễm trùng da được rõ ràng ở các giai đoạn bệnh, sẽ giúp cho điều trị bệnh
có tính lây lan từ vị trí này sang vị trí khác của cơ thể được giải quyết triệt để
như bệnh chốc, chàm vi trùng phản ứng thứ phát. Bệnh chốc có tính chất lây


16


lan, có thể lan sang vị trí khác trên cùng một cơ thể, cũng có thể lây cho cơ
thể khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Do đó đòi hỏi phải có hướng
điều trị thích hợp để ngăn chặn nguồn lây bệnh.
Trước đây, theo quan điểm của một số tác giả trên thế giới nguyên nhân
gây bệnh ban đầu chốc không có bọng nước là do liên cầu khuẩn. Nhưng gần
đây người ta khẳng định rằng, sự có mặt của tụ cầu vàng trong phần lớn các
trường hợp là nguyên nhân gây bệnh chốc ở cả hai hình thái chốc có bọng
nước và chốc không có bọng nước. Sự kháng lại kháng sinh của tụ cầu là rất
rộng và nhanh chóng đối với methicillin (methicillin- resistant staphylococcus
aureus (MRSA), penicillin, tetracycllin, gentamycin và erythromycin cũng trở
nên phổ biến. MRSA là một chủng vi khuẩn tụ cầu khuẩn có thể kháng hầu
hết các thuốc kháng sinh. Nó có thể gây nhiễm khuẩn da nghiêm trọng và xấu
đi nhanh chóng và rất khó điều trị. Kháng sinh penicillin không những điều trị
được bệnh chốc, mà còn có tác dụng phòng bệnh nhưng chỉ trong thời gian
ngắn. Còn kháng sinh erythromycin được khuyến cáo dùng với liều 30-50mg/
ngày đối với trẻ em, 250-500mg/ ngày đối với người lớn trong 10 ngày điều
trị. Đối với những bệnh nhân bị dị ứng với penicillin thì được thay thế bằng
erythromycin. Tuy nhiên, có khoảng 20% hoặc hơn 20% bệnh nhân dùng
erytromycin đã bị kháng ở một số nước như Nhật, Phần Lan. Liên cầu khuẩn
kháng lại kháng sinh có yếu hơn tụ cầu vàng nhưng gần đây đã có những
chủng kháng lại kháng sinh [5].
Để điều trị bệnh hiệu quả nhanh ngoài kháng sinh đường uống, phải ghi
nhận vai trò quan trọng của các loại kem, mỡ kháng sinh tại chỗ như:
mupirocin và acid fusidic [9], [11],[12], [13],[14]. Muốn có tác dụng tối đa
của các loại kem, mỡ kháng sinh đối với thương tổn có tiết dịch trong bệnh
chốc, thì không thể bỏ qua giai đoạn làm sạch và khô bề mặt thương tổn. Do
đó các loại dung dịch sát khuẩn cũng rất quan trọng như muốn làm bong vảy


17


tiết bằng cách đắp dung dịch muối đẳng trương 0,9% hay thuốc tím 1/10,000
hoặc dung dịch jarish. Khi vảy tiết bong đi, chấm vào thương tổn dung dịch
có màu như millian hoặc castellani. Sau đó có thể bôi kem, mỡ kháng sinh
như neomycin, gentamycin, fucidin…
Một nghiên cứu đã so sánh hiệu quả điều trị bệnh chốc do tụ cầu vàng ở
73 trẻ em bằng penicillin V, erythomycin hoặc cephalexin thì cephalexin có
hiệu quả nhất, nhưng erythomycin thì có hiệu quả phòng các bệnh nhiễm
trùng khác ở da. Ngoài ra cũng có thể dùng kem hydrogen peroxide cũng cho
kết quả tốt không thua kém kem acid fusidic [5].
Kết hợp điều trị rifampicin với cephalecin cho hai trẻ nhỏ bị nhiễm trùng da
do tụ cầu thì cơ thể có những đáp ứng tốt. Sử dụng 0,3% triclosan có tác dụng tốt
với methicillin- resistant staphylococcus aureus cho trẻ nhỏ, dùng 10% povidineidoine để khử trùng khăn lau cho trẻ cũng dự phòng bệnh rất tốt [11].
Như vậy, các phác đồ điều trị các bệnh nhiễm trùng da đều dựa theo
phân loại vi khuẩn và kháng sinh đồ. Các quan điểm điều trị theo kinh nghiệm
và phân loại vi khuẩn theo các thuyết không còn tồn tại nữa mà dựa trên cơ sở
khoa học. Qua kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy nhóm kháng sinh
cephalosphorin các thế hệ vẫn có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh chốc.
1.5.1. Cefixim
- Tên biệt dược: Acicef100, Afenmax 200
- Dạng bào chế: viên nang, thuốc bột, viên nén bao phim, bột pha hỗn
dịch uống.
- Thành phần: Cefixime trihydrate
- Dược lực: Cefixim là kháng sinh cephalosporin thế hệ III.
* Dược động học:
- Hấp thu: Cefixim hấp thu tốt cả đường tiêu hóa và đường tiêm. Khi
uống cefixim khoảng 40-50% được hấp thu qua hệ tiêu hóa, sự hấp thu tăng


18


khi uống cùng thức ăn. Thuốc được hấp thu khá chậm. Sau khi tiêm 1g thuốc
đạt nồng độ trong huyết tương là 60 -140 µg/ ml, phân bố rộng khắp các mô
và dịch cơ thể, xâm nhập tốt vào dịch não tủy, nhất là khi màng não bị viêm.
Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ.
- Chuyển hóa: thuốc chuyển hóa qua gan.
- Thải trừ: thuốc thải trừ chủ yếu qua thận.
* Tác dụng:
- Thuốc tác dụng tốt với vi khuẩn gram âm, bền vững với betalactam và
đạt được nồng độ diệt khuẩn trong dịch não tủy. Tuy nhiên với vi khuẩn gram
dương thì tác dụng kém penicillin và cephalosporin thế hệ I.
- Thuốc tác dụng cả với P. aeruginosa.
- Hiệu lực lâm sàng được chứng minh trên nhiều bệnh nhiễm khuẩn gây ra
bởi những chủng gây bệnh phổ biến như: Streptococcus pyogennes, S.
agalactiae, S pneumoniae, E.coli, Proteus mirabilis, Klebsiella species,
Haemophilus influenzae, H. prarainfluenzae (kể cả những chủng tiết ra & betalactamase), Moraxella catarrhalis (kể cả những chủng tiết ra & beta- lactamase),
neisseria menigitidis, N gonorrhoeae (kể cả những chủng tiết ra penicillin)…
* Chỉ định:
Trong các trường hợp các chủng vi khuẩn nhạy cảm với cefixim như
Streptococcus sp (ngoại trừ Enteroccus sp), S pnuemoniae, Neisseria
gonorrhoeae, Brahamella catarrhalis, E.coli, Klebsiella sp, Serratia sp, Proteus
sp, Haemophilus influenza:
- Viêm phế quản, giãn phế quản nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn thứ phát
trong bệnh đường hô hấp mạn tính, viêm phổi.
- Viêm thận bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo do lậu.
- Viêm túi mật, viêm đường mật.
- Sốt hồng ban.
- Viêm tai giữa, viêm xoang.



19

* Chống chỉ định
Bệnh nhân có tiền sử tăng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
hoặc các kháng sinh có nhân cephem khác.
* Thận trọng lúc dùng
- Bệnh nhân có tiền sử tăng mẫn cảm với các penicillin.
- Bệnh nhân có tiền sử cá nhân hoặc gia đình có các phản ứng dị ứng
như là bị hen phế quản, chứng phát ban, chứng mề đay.
- Bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận trầm trọng.
- Bệnh nhân ăn uống kém, những bệnh nhân đang nuôi ăn đường tĩnh
mạch, lớn tuổi hoặc kiệt sức (do thiếu vitamin K có thể xuất hiện).
- Sốc có thể xảy ra.
- Sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ sinh non: An toàn sử dụng
thuốc ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ sinh non chưa được thiết lập.
- Lúc có thai và cho con bú
+ An toàn sử dụng thuốc trong khi mang thai chưa được thiết lập.
+ Chỉ sử dụng thuốc này cho phụ nữ mang thai và phụ nữ có khả năng
mang thai khi lợi ích điều trị cao hơn các nguy cơ có thể xảy ra trong khi trị liệu.
* Tương tác thuốc
Ảnh hưởng của thuốc lên các xét nghiệm cận lâm sàng:
- Kết quả dương tính giả có thể xảy ra với thử nghiệm đường trong nước
tiểu khi dùng các dung tích thử Benedit và dung dịch Fehling và Clinitest.
Chưa có báo cáo kết quả dương tính giả với thử nghiệm Tes- Tap.
- Có thể xảy ra thử nghiệm Comb trực tiếp dương tính .
* Tác dụng phụ
- Sốc có thể xảy ra nhưng hiếm.
- Phản ứng mẫn cảm.
Chứng phát ban, mề đay, ban đỏ, ngứa hoặc sốt.



20

- Huyết học
Có thể giảm bạch cầu hạt và tăng bạch cầu ái toan, giảm tiểu cầu hiếm
khi xảy ra.
Thiếu máu tán huyết xảy ra với các kháng sinh có nhân cephem khác.
- Gan: GOT, GPT hoặc alkalin phosphatase có thể tăng nhưng không
thường xuyên.
- Thận
Theo dõi định kỳ chức năng thận
- Tiêu hóa
Hiếm khi viêm đại tràng.
- Hô hấp
Hiếm khi xảy ra viêm phổi mô kẽ hoặc hội chứng PIE.
- Thay đổi hệ vi sinh đường ruột
Hiếm khi xảy ra viêm miệng và nhiễm nấm candida.
- Sự thiếu vitamin
Thiếu vitamin K hiếm khi xảy ra.
- Các tác dụng không mong muốn khác
Nhức đầu, chóng mặt hiếm khi xảy ra.
* Liều lượng
Dạng viên 50mg và 100mg cho người lớn và trẻ em cân nặng ≥ 30 kg,
liều thường dùng hàng ngày được khuyến cáo là 50-100mg cefixim 2 lần /
ngày. Có thể điều chỉnh liều theo tuổi tác, thể trọng, triệu chứng bệnh.
Trường hợp nhiễm khuẩn trần trọng và dai dẳng, có thể tăng liều đến
200mg 2 lần/ngày.
Dạng thuốc bột (hạt mịn): Liều thông thường hàng ngày ở trẻ là 1,5 3mg / kg cân nặng uống 2 lần / ngày. Có thể điều chỉnh liều theo triệu chứng



21

của bệnh nhân. Trường hợp nhiễm khuẩn trần trọng và dai dẳng có thể tăng
liều lên đến 6 mg/ kg cân nặng, uống 2 lần / ngày.
* Quá liều
Không có chất giải độc đặc hiệu. Phản ứng phụ trong một số người tình
nguyện khỏe mạnh dùng 2g cefixim không khác với tình trạng xảy ra ở những
bệnh nhân được điều trị với liều đề nghị.
1.5.2. Fucidin
Là thuốc kháng khuẩn tại chỗ sử dụng ngoài da, có hoạt chất chính là
acid fusidic có cấu trúc steroid, thuộc nhóm fusinadines.
Kem bôi ngoài da 2%. Ống 5g, 15g.
Thuốc mỡ bôi ngoài da 2%. Ống 5g, 15 g.
Thành phần: mỗi 1g kem acid fusidic 20mg. Mỗi 1g thuốc mỡ acid
fusidic 20mg.
* Dược lực học:
Fucidin là thuốc kháng khuẩn tại chỗ sử dụng ngoài da có hoạt chất
chính là acid fisidic có cấu trúc steroid thuộc nhóm fucinadines.
Fucidin có tác dụng diệt khuẩn chủ yếu trên các mầm bệnh vi khuẩn
thường gây các nhiễm trùng ngoài da.
* Dược động học
Acid fusidic có đặc tính đồng thời thân nước và thân mỡ nên thấm rất tốt vào
da, tới những lớp sâu của da và hiện diện trong tất cả các lớp mô da và dưới da.
Fucidin thích hợp cho những trường hợp nhiễm trùng da ở nông và sâu.
Fucidin dạng kem và thuốc mỡ dễ sử dụng không gây mất thẩm mỹ.
* Chỉ định
Fucidin được chỉ định để điều trị nhiễm trùng da do tụ cầu trùng, liên cầu
trùng và các vi sinh vật khác nhạy cảm với fucidin. Chỉ định quan trọng nhất
là chốc, viêm nang lông, vết thương nông, bệnh nấm do Corynebacterium



22

minitissimum, nhọt, cụm nhọt vết thương do chấn thương hoặc phẫu thuật, vết
bỏng, viêm tuyến mồ hôi, viêm loét do giãn tĩnh mạch, viêm quanh móng,
trứng cá thường.
* Thận trọng
Chỉ dùng ngoài da, không bôi lên mắt, và các vùng niêm mạc khác thời
gian điều trị giới hạn trong vòng 7 ngày, ngoại trừ trường hợp điều trị mụn
trứng cá để tránh hiện tượng chọn lọc chủng vi khuẩn nhạy cảm.
* Tác dụng phụ: Fucidin được dung nạp rất tốt. Có tần suất rất nhỏ xảy
ra phản ứng tăng mẫn cảm với thuốc.
* Liều lượng
Kem và thuốc mỡ
Thoa fucidin lên vùng thương tổn 2-3 lần / ngày thường dùng trong 7
ngày, ngoại trừ điều trị trứng cá, thời gian điều trị lâu hơn tùy theo bản chất
của bệnh này. Có thể băng hoặc không băng vùng thương tổn.


23

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Khảo sát đặc điểm lâm sàng bệnh chốc bao gồm toàn bộ bệnh nhân
được chẩn đoán xác định là bệnh chốc đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da
liễu Trung ương từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2014.
- Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh chốc bằng uống kháng sinh cefixim kết
hợp với bôi fucidin gồm 70 bệnh nhân trong số các bệnh nhân được khám và

điều trị trên.
* Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
- Khảo sát đặc điểm lâm sàng gồm tất cả bệnh nhân bị chốc đến khám và
điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương hợp tác nghiên cứu.
- Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh chốc bằng cefixim kết hợp với fucidin
gồm những bệnh nhân được chẩn đoán là chốc trong số các bệnh nhân trên
đồng ý hợp tác nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:
- Nhóm khảo sát đặc điểm lâm sàng: Bệnh nhân không đồng ý hợp tác
nghiên cứu.
- Nhóm đánh giá hiệu quả điều trị: Bệnh nhân nặng như chốc lan tỏa,
chốc loét, phụ nữ có thai và đang cho con bú, có bệnh gan, thận, bệnh nhân
không đồng ý hợp tác nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh chốc [1]:
- Bọng nước, mụn nước hóa mủ nhanh.


24

- Vảy tiết màu nâu.
- Vị trí hay gặp: miệng, mũi, hậu môn, sinh dục.
- Sốt, viêm hạch phụ cận.
- Ngứa.
- Vi khuẩn.
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
- Acicef 100 chứa 100mg cefixime trihydrate: Dạng viên nang, thuốc
bột, bột pha hốn dịch uống, dành cho trẻ nhỏ. Thuốc sản xuất tại Ấn Độ.
- Fucidin: Tube chứa 20g acid fusidic sản xuất tại Đức.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

2.2.1.1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng:
- Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu.
- Mẫu thuận tiện gồm tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định là chốc
đến khám và điều trị tại BVDLTW từ tháng 3 đến tháng 9.
- Kỹ thuật thu tập số liệu
+ Theo bệnh án mẫu đã thống nhất khi thông qua đề cương.
+ Hỏi bệnh để thu thập các thông tin: Tuổi, giới, nghề nghiệp, các yếu tố
ảnh hưởng, tiền sử bệnh, triệu chứng cơ năng.
+ Khám thực thể để xác định thương tổn cơ bản, vị trí, tính chất thương tổn.
+ Khám toàn thân: sốt, viêm hạch phụ cận.
- Đánh giá mức độ bệnh và tiến triển của thương tổn dựa vào các yếu tố


25

* Thương tổn
+ Bọng nước, mụn nước, mủ, trợt, loét: 3 điểm
+ Đóng vảy tiết ướt, mủ: 2 điểm
+ Vảy tiết khô, đang đóng vảy: 1 điểm
+ Lành hoàn toàn hoặc để lại dát thay đổi sắc tố: 0 điểm
* Sốt
+ Có sốt: 1 điểm
+ Không sốt: 0 điểm
* Ngứa
+ Có ngứa: 1 điểm
+ Không ngứa: 0 điểm
2.2.1.2. Đánh giá hiệu quả điều trị
+ Sử dụng nghiên cứu can thiệp, thử nghiệm lâm sàng có nhóm đối
chứng so sánh.
+ Cỡ mẫu được tính theo công thức thử nghiệm lâm sàng của Tổ chức Y

tế Thế giới.
Công thức
n1 = n2

{Z
=

1−α / 2

2 P(1 − P) + Z β P1 (1 − P1 ) + P2 (1 − P2 )
( P1 − P2 ) 2

}

2

n1 : cỡ mẫu của nhóm điều trị bằng bôi fucidin.
n2: cỡ mẫu của nhóm điều trị bằng cefixim kết hợp bôi fucidin.
Z1-α/2 : hệ số tin cậy 95% (= 1,96)
Zβ: lực mẫu (80% = 1,645)


×