Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

Đánh giá tác dụng của tri bá địa hoàng thang trong phục hồi chức năng vận động – tâm trí ở bệnh nhi viêm não sau giai đoạn cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.6 KB, 134 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm trùng thần kinh là bệnh thường gặp trong các bệnh lý thần kinh
ở trẻ em, hay gặp nhất là viêm não và viêm màng não nhiễm khuẩn. Ở Việt
Nam, theo những nghiên cứu trước đây, mỗi năm cả nước có từ 2500 đến
3000 trường hợp viêm não, hay gặp ở trẻ em với nhiều độ tuổi khác nhau tùy
căn nguyên [1], [2]. Mặc dù có những tiến bộ về chẩn đoán và điều trị, nhưng
tỷ lệ di chứng và tử vong của bệnh còn cao. Năm 2003-2004, số ca tử vong do
viêm não lên tới 8,8% tổng số mắc [3]. Tuy nhiên, vấn đề nan giải là tình
trạng di chứng sau viêm não cũng rất nặng, chủ yếu là các di chứng vận động
và tâm trí. Di chứng vận động gây trở ngại cho sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Di chứng tâm trí ảnh hưởng đến quá trình học tập, hòa nhập xã hội của trẻ.
Viêm não có nhiều nguyên nhân: vi-rút, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng,
giun sán, các bệnh lý chuyển hóa,…nhưng hay gặp nhất là do vi-rút, thường
là VNNB, HSV, EV, thủy đậu, ....[4]. Chỉ tính riêng VNNB, tỷ lệ di chứng tới
50% theo nghiên cứu của Lê Đức Hinh [5], 43,46% trong nghiên cứu của
Nguyễn Trung Hà, Phạm Thị Sửu và cộng sự [6], [7]. Mặc dù VNNB đã giảm
đi nhiều trong thời gian qua nhờ thành công của chương trình tiêm chủng mở
rộng vác-xin phòng VNNB, nhưng lại gia tăng nhiều loại viêm não vi-rút
khác mà tỷ lệ tử vong cũng như tỷ lệ di chứng rất cao.
Từ trước tới nay, YHHĐ thường dùng các phương pháp xoa bóp trị
liệu, vận động trị liệu, hoạt động trị liệu,...phục hồi vận động cho trẻ sau viêm
não, kết hợp với thuốc điều trị triệu chứng, nhưng kết quả còn hạn chế. Phát
huy thế mạnh của mình, YHCT đã sử dụng các phương pháp không dùng
thuốc như hào châm, châm cứu, mai hoa châm, xoa bóp bấm huyệt, cấy
chỉ,...để thúc đẩy phục hồi di chứng vận động. Tuy nhiên, số nghiên cứu đánh


2



giá về hiệu quả phục hồi di chứng tâm trí của trẻ sau viêm não còn rất ít, do
đây là một lĩnh vực khó trong thần kinh nhi. Di chứng nhiều, ảnh hưởng lâu
dài đến sức khỏe và sự tái hòa nhập cộng đồng, nên kết hợp phục hồi di chứng
vận động – tâm trí là nhu cầu vô cùng bức thiết cho bệnh nhi sau viêm não.
Với ưu điểm ít độc và ít tác dụng phụ, thuốc YHCT đã được ứng dụng
rộng rãi trong công tác phòng và điều trị bệnh. Trong thực hành lâm sàng, giai
đoạn sau của viêm não (YHHĐ) - Ôn bệnh (YHCT) thường gặp hai thể là
“âm hư” và “âm huyết hư sinh phong”. Nhiều thầy thuốc đã sử dụng hiệu quả
các thuốc “tư âm” YHCT để phục hồi di chứng bệnh. Nhưng số nghiên cứu về
tác dụng cụ thể của các bài thuốc, đặc biệt các bài thuốc cổ phương còn rất ít.
“Tri bá địa hoàng thang” có nguồn gốc từ “Y tông kim giám”của danh
y Ngô Khiêm (1723-1795). Với tác dụng “tư âm giáng hỏa”, bài thuốc được
dùng hiệu quả trong các trường hợp “âm hư hỏa vượng”, rất phù hợp với lý
luận YHCT về pháp điều trị trong giai đoạn sau cấp của viêm não “ dưỡng âm
thấu nhiệt, chỉ kinh, bổ dưỡng khí huyết”. Bài thuốc cổ phương này đã được
đưa vào Bài giảng Nhi khoa Y học cổ truyền [8]. Tuy vậy, chưa có nghiên cứu
nào khẳng định tác dụng trên lâm sàng. Lấy ý tưởng đó, chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá tác dụng của Tri bá địa hoàng thang
trong phục hồi chức năng vận động – tâm trí ở bệnh nhi viêm não sau giai
đoạn cấp”. Đề tài tiến hành với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng của Tri bá địa hoàng thang trong phục hồi chức năng
vận động – tâm trí ở bệnh nhi viêm não sau giai đoạn cấp.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị với thể âm hư và âm huyết hư sinh phong
của Tri bá địa hoàng thang.


3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Viêm não theo YHHĐ:
Viêm não là quá trình bệnh lý viêm xảy ra ở tổ chức nhu mô não. Hậu
quả là các rối loạn chức năng thần kinh – tâm trí khu trú hoặc lan tỏa. Bệnh
do hai nhóm nguyên nhân gây ra: nguyên nhân nhiễm trùng và nguyên nhân
không nhiễm trùng. Nhóm viêm não do nguyên nhân nhiễm trùng gồm vi-rút,
vi khuẩn, kí sinh trùng, đơn bào,…Nhóm nguyên nhân không nhiễm trùng
như tác dụng phụ của thuốc, các bệnh hệ thống,…Tuy nhiên, theo các thống
kê thì nhóm nguyên nhân nhiễm trùng là chủ yếu, trong đó đặc biệt viêm não
do vi-rút chiếm đa số. Bệnh thường khởi phát cấp tính, diễn biến nặng và có
thể dẫn đến tử vong nhanh hoặc để lại di chứng nặng nề [9].
Viêm não do vi-rút là một bệnh lý nguy hiểm. Theo nghiên cứu có hơn
100 vi-rút được xem là nguyên nhân gây viêm não. Vi-rút Herpes simplex typ
I là phổ biến nhất trong số các nhân tố gây viêm não vi-rút trên thế giới. Đồng
thời, đây cũng là nhóm nguyên nhân chiếm đại đa số trong tất cả các trường
hợp viêm não nghiêm trọng ở mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, nhiều loại vi-rút
khác cũng là nguyên nhân gây viêm não như: sởi, quai bị, bại liệt, dại, rubella
và ho gà,…Các vi-rút này gây hủy hoại các tế bào thần kinh để lại di chứng
nghiêm trọng, thậm chí tử vong [10].
1.1.1. Nguyên nhân viêm não vi-rút:
1.1.1.1.Viêm não do vi-rút Herpes:
Vi-rút Herpes thường tồn tại sẵn trong cơ thể người , khi sức đề kháng
giảm thì phát triển thành bệnh. Vi-rút Herpes lây nhiễm một cách âm thầm ở
người cũng như nhiều loài động vật khác.


4

Ở các nước châu Âu tỷ lệ mắc viêm não Herpes chiếm từ 1/250.000

đến 1/500.000 mỗi năm, trong đó 1/3 là trẻ em. Viêm não do vi-rút Herpes là
bệnh có tỷ lệ tử vong cao, chiếm tới 70 % nếu không được phát hiện và điều trị
đặc hiệu kịp thời, di chứng lại rất nặng nề, chỉ có 2,5% số trẻ sống sót phục hồi
chức năng thần kinh hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu được điều trị sớm trong vòng 3
ngày đầu của bệnh thì tỷ lệ tử vong giảm xuống còn 19 %, tỷ lệ phục hồi hoàn
toàn chức năng thần kinh chiếm khoảng 38% [11], [12], [13].
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về viêm não, viêm màng
não do vi-rút Herpes simplex. Theo thống kê tại Thụy Điển từ năm 1990 đến
năm 2001 có 236 bệnh nhân viêm não do vi-rút HSV-1, tử vong 14% [14] .
Cũng trong 1 nghiên cứu khác taị Canada từ năm 1994 đến năm 2005 có 16
trường hợp viễm não Herpes trong tổng số 322 bệnh nhân viêm não cấp, 63%
bệnh nhân có di chứng thần kinh [15].
1.1.1.2. Viêm não do Arbovirus
Các nhóm Arbovirus được biết đến nhiều nhất là Alphaviruses,
Flaviviruses, Bunyaviruses,… Vi-rút gây viêm não Nhật Bản thuộc nhóm B
các Arbovirrus, họ Flaviviruses, dòng vi-rút Flavi [16]. Ổ vi-rút tự nhiên là
các loài chim, dơi, lây truyền sang người qua muỗi Culex, Anopheles, Ades
Aegyti. Bệnh được phát hiên lần đầu tại Nhật Bản năm 1871 nên lấy tên là
viêm não Nhật Bản [17]. Bệnh tràn lan trên một lãnh thổ khá rộng gồm nhiều
nước thuộc khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương: Philipin, miền
Đông Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Việt Nam,... [18]. Tại Myanmar,
hàng năm có khoảng 100 trường hợp mắc VNNB, chủ yếu gặp ở lứa tuổi từ 110 tuổi [18]. Ở Nepan trong giai đoạn từ 1978 đến 1984 thống kê có 2508
trường hợp mắc VNNB. Số ca tử vong trong số ca mắc chiếm 35,32%. Đặc
biệt đối với trẻ em dưới 14 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh là 33%, tử vong chiếm 28,7%


5

[18]. Theo 1 thống kê chung của WHO, tỷ lệ tử vong do VNNB ở các nước
nhiệt đới rất cao tới 30%. Nếu sống thì để lại nhiều di chứng về thần kinh và

tâm trí, chiếm tới 94,1- 96% tổng số trường hợp, tùy từng tác giả [19], [20].
1.1.1.3. Viêm não do Enterovirus:
Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường phân, miệng, nước bọt, hô hấp. Các
nghiên cứu cho thấy các Enterovirus thường gây bệnh dịch hàng năm[21].
Bệnh không chỉ ở các nước đang phát triển, có điều kiện vệ sinh kém, mà
cũng gặp ở các nước phát triển có điều kiện vệ sinh môi trường tốt như nước
Mỹ [21], [22], [23]. Đặc biệt các nước khí hậu nhiệt đới, ôn đới, bệnh dịch
này khá phổ biến [21], [24], [25]. Nhóm trẻ bú mẹ và trẻ nhỏ là nhóm dễ bị
mắc bệnh nhất trong cộng đồng do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh.
1.1.1.4. Các vi-rút khác gây viêm não:
Vi-rút quai bị gây viêm não với các triệu chứng rầm rộ như sốt, nhức
đầu, buồn nôn, nôn, ngủ gà, co giật. Các triệu chứng thần kinh thường xuất
hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 10, thậm chí muộn hơn sau khi xuất hiện
sưng tuyến nước bọt mang tai [26], [27].
Bệnh sởi ở trẻ em mặc dù đã có vác-xin tiêm phòng, tuy nhiên cũng có
thể gặp ca bệnh viêm não do vi-rút Sởi. Các vi-rút này tấn công trực tiếp và tế
bào thần kinh trung ương gây sốt cao, nôn, co giật. Viêm não có thể diễn biến
từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 15 của bệnh, chiếm tỷ lệ 1/1000 trường hợp mắc
sởi. Ngoài ra có những trường hợp do đáp ứng miễn dịch quá mức, trẻ sốt lại
đau đầu, nôn, co giật sau khi sởi phát ban từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7[26].
Trước nay, chúng ta biết đến vi-rút Dengue là nguyên nhân gây ra sốt
xuất huyết, nhưng đây cũng là 1 trong các nguyên nhân gây viêm não dễ bị bỏ
qua trên lâm sàng. Trẻ có các biểu hiện như sốt cao, ý thức từ lơ mơ đến hôn
mê sâu, co giật , liệt nửa người. Mặc dù viêm não do vi-rút Dengue chỉ chiếm


6

tỷ lệ 4% ở trẻ mắc Dengue nhưng bệnh có thể dẫn đến tử vong, hoặc để lại di
chứng lâu dài [28], [29].

Đại dịch HIV đang đe dọa nhân loại. Vi-rút HIV có thể tấn công trực
tiếp lên các tế bào não. Tuy nhiên nguyên nhân chính là vi-rút gây suy giảm
miễn dịch, tạo điều kiện cho các nhiễm trùng cơ hội khác như Toxoplasma,
nấm Cryptococcus,…phát triển [30], [31].
1.1.2. Dịch tễ học viêm não trên thế giới
Theo thống kê của CDC công bố tháng 6 năm 1990, mỗi năm tại Mỹ có
xấp xỉ 20.000 trường hợp mắc viêm não. Trong số đó, HSV được ghi nhận là
nguyên nhân của khoảng 10% các trường hợp. Chỉ tính riêng VNNB, mỗi
năm ở Trung Quốc có trên 10.000 trường hợp mắc, mặc dù trẻ em đã được
tiêm phòng vác-xin này [32].
Tại Mỹ tỷ lệ mắc viêm não là 7,3/ 100.000 dân, thường gặp ở đối tượng
trẻ em dưới 1 tuổi và người già trên 65 tuổi, tỷ lệ tử vong tới 7,4% [33], [34].
VNNB là nguyên nhân hàng đầu gây viêm não vi-rút ở khu vực châu Á,
số ca mắc của trẻ em dưới 15 tuổi lên tới 50.000 trong đó 10.000 trường hợp
tử vong mỗi năm [35].
Nghiên cứu tiến hành trên 791.712 trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi tại
nhiều quốc gia của M.Koskiniemi và cộng sự, thấy tần suất viêm não là
10,5/100.000 trẻ/năm, hay gặp nhất ở trẻ dưới 1 tuổi với tỷ lệ là 18,4/100.000
trẻ/năm [36].
Tại Heraklion - Hy Lạp (2000 – 2004), tỷ lệ viêm não cấp tính là
13,8/100.000, trong đó nguyên nhân do vi-rút chiếm 44%, do vi khuẩn chiếm
17%, còn lại là không rõ nguyên nhân [37]. Một nghiên cứu đa trung tâm
khác đã thống kê 42 trường hợp viêm não trong 3 năm, thì 24 ca (57,1%) tìm


7

thấy nguyên nhân. Trong đó có 10 ca do HSV (41,7 %) , 6 ca do EV và 2 ca
do phế cầu khuẩn [38].
Ở Pháp (2000 – 2002), tỷ lệ viêm não cấp tính là 1,9/100.000. Tỷ lệ tử

vong là 6% sau 6 tháng, tỷ lệ di chứng lên tới 71% [39].
Trường Y học nhiệt đới, Vương quốc Anh (2008) kết hợp với trung tâm
kiểm soát dịch bệnh USA, Atlanta, Georgia đã tổng hợp từ 12.436 báo cáo
trên thế giới đưa đến kết luận về tỷ lệ mắc viêm não cấp tính ở các nước
phương Tây công nghiệp hóa và các nước nhiệt đới. Theo đó, tỷ lệ mắc ở trẻ
em là 10,5/100.000 và người lớn là 2,2/100.000 và chung ở mọi lứa tuổi là
6,3/100.000 [40]. Riêng nước Anh là quốc gia có tỷ lệ viêm não thấp nhất thế
giới 1,5/100.000 dân [41].
Một thống kê khác tại Ba Lan, mỗi năm có khoảng 2.000- 3.000 ca
viêm não, viêm màng não do cả vi khuẩn và vi-rút. Hai tác giả Lipke M và
Karasek đã tiến hành một nghiên cứu dịch tễ học năm 2011 tại quốc gia này,
kết quả là 2.915 trường hợp viêm màng não và viêm não. Trong đó có 1.438
ca bệnh do nhiễm vi-rút, 888 ca bệnh do nhiễm khuẩn và 589 trường hợp do
các nguyên nhân khác. Trong các trường hợp được thống kê thì viêm não hay
viêm màng não do não mô cầu, phế cầu, và vi-rút Herpes typ B chiếm chủ yếu
[42].
Theo thông báo của cơ quan y tế Ấn Độ, chỉ tính riêng năm 2013, số
trường hợp tử vong do viêm não lên tới 479 ca trong tổng số 2.335 trường
hợp viêm não nhập viện. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại năm 1978. Từ
đó đến nay đã có 6.500 trẻ em tại quốc gia này tử vong do viêm não vi-rút.
Trong số các trẻ sống sót thì có đến 20% trẻ bị di chứng nặng nề như suy
giảm khả năng học tập, mất trí nhớ, mất khả năng kiểm soát vận động, động
kinh, thay đổi nhân cách,…[43]


8

1.1.3. Dịch tễ học viêm não do vi-rút tại Việt Nam
Ở nước ta, bệnh xuất hiện rải rác quanh năm, tại nhiều địa phương khác
nhau. Số người mắc bệnh có xu hướng tăng vào thời gian nắng nóng từ tháng

3 đến tháng 8 hàng năm. Theo kết quả Viện Vệ sinh dịch tễ học Hà Nội
(2001) công bố số người mắc viêm não là 2.200 ca, trong đó có 60 ca tử vong
chiếm 2,7% [44]. Số liệu từ năm 2000 đến nay của Viện vệ sinh dịch tễ Trung
ương, hàng năm cả nước có khoảng 2500 – 3000 ca mắc viêm não cấp do virút, tập trung nhiều ở các tỉnh miền Bắc, chiếm khoảng 65 %. Trong số các
căn nguyên này thì VNNB vẫn là nguyên nhân hàng đầu [45].
Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương (2003 – 2004) có 374
trẻ viêm não phải nhập viện, tỷ lệ tử vong là 8,8% []46.
Nghiên cứu 552 trường hợp viêm não (đã loại trừ căn nguyên viêm não
Nhật Bản bằng phản ứng MAC-ELISA) dưới 15 tuổi của bệnh viện Nhi Trung
ương và 2 bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang và Thanh Hoá từ năm 2003 đến
2005. Kết quả: Tỷ lệ phân bố mắc viêm não vi-rút trên tổng số ca viêm não
cấp là 57,9 %. Tỷ lệ chết là 13,6%. Nhóm dưới 5 tuổi có tỷ lệ mắc và chết cao
hơn so với nhóm trẻ lớn trên 5 tuổi. Bệnh tập trung vào mùa hè và đỉnh cao là
tháng 6. Số bệnh nhân khỏi hoàn toàn chiếm 68%, 15,6% di chứng nhẹ và
3,2% có di chứng nặng khi xuất viện. Một số yếu tố làm tăng tần số mắc viêm
não vi-rút tại cộng đồng nghiên cứu: giới nam, trẻ dưới 5 tuổi, gia đình có trên
5 người, gia đình nuôi gia súc, nuôi mèo, gia đình có thu nhập thấp (dưới
500.000đ/tháng.) Căn nguyên viêm não vi-rút bước đầu được xác định là do
có sự hiện diện của 2 chủng vi-rút EV71 và vi rút Nam Định (một loài vi rút
Arbo) [47].
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2012 đã có
849 trẻ nhập viện vì viêm não, tỷ lệ xác định được căn nguyên là 29,9%. Các


9

nguyên nhân hay gặp là VNNB, HSV, EV, Quai bị, Thủy đậu….Trong số 134
bệnh nhi xác định được nguyên nhân, VNNB gặp nhiều nhất (52,4%), tiếp theo
là HSV1 (27,62%), EV (14,93%). Nghiên cứu khác tiến hành từ tháng 7/2012
đến tháng 6/ 2013, có 239/520 bệnh nhi viêm não xác định được căn nguyên

chiếm 46 %, trong đó 94,6% các ca bệnh là do vi-rút, đứng đầu là vi-rút VNNB
(41,8%), tiếp theo là HSV và EV lần lượt chiếm 24,3% và 17,6% [48].
 Viêm não Nhật Bản:
Đây là nguyên nhân gây viêm não thường gặp nhất ở nước ta. Bệnh hay
mắc ở trẻ em dưới 15 tuổi, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 30% nếu không được
điều trị kịp thời. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất tập trung ở các tỉnh phía Bắc. Theo
thống kê năm 2008, tỷ lệ mắc trung bình là 2,21/100.000 dân, trong khi ở
miền Nam là 1,25/100.000 dân. Bệnh thường gây dịch từ tháng 4 đến tháng 8,
đỉnh cao là tháng 6. Đây là bênh dịch nguy hiểm đe dọa sức khỏe cộng đồng
và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, di chứng viêm não Nhật Bản rất
nghiêm trọng, có thể gây liệt, rối loạn tâm thần, thiểu năng trí tuệ, động kinh,
điếc, mù,... Nhiều thống kê cho thấy có tới 50% bệnh nhân sau mắc viêm não
Nhật Bản có di chứng từ nhẹ đến nặng [5].
Theo Nguyễn Thị Thanh Vân, tại Khoa Nhi Viện YHCT Việt Nam và
Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ di chứng VNNB B lên tới 94,1%
[20]. Tuy nhiên, trong những công bố gần đây thì tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng
giảm xuống, chiếm khoảng 30% trong tổng số các trường hợp trẻ bị viêm não
cấp do vi-rút so với con số 60-70% trong những năm đầu thập niên 90 [49],
[50]. Điều này có được là do đưa vác-xin VNNB vào chương trình tiêm chủng
mở rộng cho trẻ em từ năm 1997.
 Viêm não do các vi-rút đường ruột:


10

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng hay gặp hơn từ tháng 3 đến tháng 6.
Đây là bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá. Đối tượng thường mắc là trẻ nhỏ,
trong đó có nhiều ca biến chứng viêm não. Năm 2003, Enterovirus 71 lần đầu
tiên được phân lập từ bệnh phẩm của một bệnh nhi dưới 2 tuổi. Có 40 ca tử
vong được bệnh viện Nhi Đồng báo cáo năm đó nghi ngờ do nhiễm

Enterovirus.
 Viêm não cấp do vi-rút Herpes Simplex:
Năm 2011, bệnh viện Nhi Trung Ương tiếp nhận điều trị 50 trường hợp
viêm não Herpes, trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, có 3 trẻ tử vong, số còn
lại mặc dù qua khỏi giai đoạn cấp nhưng chịu di chứng rất nặng nề như liên
tục co giật hay co cứng cơ, yếu liệt chi, động tác bất thường, nói khó hay thất
ngôn, không viết được, rối loạn trí tuệ ở nhiều mức độ,…. Trẻ khó hòa nhập
cộng đồng như những trẻ bình thường, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã
hội, Bệnh còn nguy hiểm hơn bởi hiện nay chưa có vác-xin phòng.
 Các loại vi-rút khác:
Viêm não do các vi-rút cúm, sởi, quai bị, Rubella, Adenovirus, EpsteinBarr, HIV, Cytomegalovirus,... ít gặp hơn, có thể xảy ra rải rác quanh năm với
các bệnh cảnh riêng.
1.2. Viêm não vi-rút theo YHHĐ
1.2.1.Triệu chứng lâm sàng [51]
1.2.1.1. Giai đoạn khởi phát:
 Sốt: là triệu chứng phổ biến, thường sốt cao liên tục 39 – 400C.
 Nhức đầu, kích thích, quấy khóc, kém linh hoạt.
 Buồn nôn hoặc nôn.


11

 Các triệu chứng khác như: tiêu chảy, ho, chảy nước mũi, phát ban,…
1.2.1.2. Giai đoạn toàn phát:
 Rối loạn tri giác từ nhẹ đến nặng như ngủ gà, li bì, lơ mơ đến hôn mê.
 Thường co giật.
 Có thể có các dấu hiệu thần kinh khác như: hội chứng màng não (cứng
gáy, vạch màng não, thóp phồng ở trẻ còn thóp, kernig ở trẻ lớn hơn.
 Có dấu hiệu thần kinh khu trú, tăng hoặc giảm trương lực cơ,…
 Có thể có suy hô hấp hoặc sốc.

1.2.2. Chẩn đoán [51]:
 Yếu tố dịch tễ học: căn cứ vào tuổi, mùa, nơi cư trú, số người mắc trong
cùng thời gian.
 Các triệu chứng và diễn biến lâm sàng (như trình bày ở trên).
 Cận lâm sàng:
 Dịch não tủy có thay đổi về sinh hóa và tế bào theo hướng viêm não:
Dịch não tủy trong, áp lực bình thường hoặc tăng. Tế bào bình thường
hoặc tăng từ vài chục đến vài trăm/ml, chủ yếu bạch cầu đơn nhân.
Protein bình thường hoặc tăng nhẹ dưới 1g/l, glucose và Cl



bình

thường, phản ứng Pandy (+).
 Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng nhẹ hay bình thường. Kí sinh
trùng sốt rét âm tính.
 Điện giải đồ và đường huyết trong giới hạn bình thường.


Các xét nghiệm xác định nguyên nhân [52]:
- Phản ứng Elisa dịch não tủy hoặc huyết thanh tìm kháng thể IgM.


12

- Phản ứng khuyếch đại chuỗi gen PCR trong dịch não tủy.
- Phân lập virus từ dịch não tủy, máu, bọng nước ở da, dịch mũi
họng, phân.
- Điện não đồ.

- Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não.
1.2.3. Điều trị [51]:
Nguyên tắc điều trị:
 Bảo đảm các chức năng sống:
- Bảo đảm thông khí, chống suy hô hấp, chống các rối loạn tuần hoàn,
sốc, truỵ mạch, chống phù não.
Điều trị triệu chứng:
- Hạ nhiệt.
- Chống co giật.
- Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, đường huyết (nếu có).
 Chăm sóc và điều trị hỗ trợ:
- Đảm bảo chăm sóc và dinh dưỡng.
- Phục hồi chức năng sớm.
- Phòng và chống bội nhiễm, nhiễm khuẩn bệnh viện.
 Điều trị nguyên nhân: thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus,...
1.2.2. Những di chứng thường gặp sau viêm não
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả gồm Åsa Fowler, Tommy Stödberg,
Margareta Eriksson, Ronny Wickström tiến hành trên các đối tượng gồm 93


13

trẻ được chẩn đoán viêm não cấp trong 5 năm từ năm 2000 đến 2004. Mục
tiêu của nghiên cứu là thống kê các di chứng viêm não ở trẻ, từ đó đánh giá
các yếu tố có giá trị tiên lượng bệnh. Kết quả cho thấy 54% số trẻ còn các di
chứng sau viêm não, chủ yếu là những thay đổi nhân cách, hành vi, và các vấn
đề về nhận thức. Trong nhóm trẻ phục hồi hoàn toàn, các chỉ số trở về bình
thường sau 6 đến 12 tháng, do đó khuyến cáo tất cả các bệnh nhi sau giai
đoạn cấp 1 năm nên được khám lại. Những trẻ xuất hiện cơn động kinh tái
phát thường có triệu chứng co giật trong giai đoạn cấp. Trẻ bị viêm não phản

ứng có xu hướng chậm hơn so với trẻ khác cùng lứa tuổi không bị bệnh. Tuy
nhiên, không có sự khác biệt về khả năng ghi nhớ [53].
Trong một nghiên cứu về động kinh ở trẻ em sau viêm não vi-rút của
nhóm 3 tác giả Usha Kant Misra, Chong Tin Tan and Jayantee Kalita đã chỉ ra
rằng co giật không chỉ là một triệu chứng thần kinh trong giai đoạn cấp của
bệnh mà còn là yếu tố giúp tiên lượng nguy cơ di chứng động kinh và các cơn
co giật không có yếu tố khởi phát sau này. Các tác giả cũng thấy rằng vi-rút
Herpes simplex thường gây động kinh, và các thể động kinh nặng ở bệnh nhi
viêm não. 50% số bệnh nhi bị viêm não do Herpes vi-rút có triệu chứng co
giật do tổn thương gặp ở thùy trán. Cũng như vậy, nhóm bệnh nhi có triệu
chứng co giật chiếm 7- 46% trong tổng số các ca viêm não Nhật Bản [54].
Bệnh tự kỷ cũng là một di chứng sau viêm não Herpes. Nghiên cứu của
Ghaziuddin, I. Al-Khouri, N. Ghaziuddin đã chỉ ra điều này [55].
Tác giả Goto đã làm nghiên cứu rất toàn diện về các di chứng vận động
và tâm trí trên đối tượng bệnh nhi sau mắc viêm não Nhật Bản. Tác giả này
chia thành các nhóm di chứng như sau:
- Nhóm di chứng về thần kinh: thường gặp tăng trương lực cơ, liệt vận
động, tăng hay giảm phản xạ gân xương, co cứng, run rẩy, vẻ mặt sững sờ, rối


14

loạn vận nhãn, rối loạn cảm giác, cơn rối loạn ý thức, vắng ý thức, khó nói,
trạng thái Parkinson,…Các di chứng thường nặng ở nhóm trẻ trước tuổi dậy
thì và trẻ nhỏ.
- Nhóm vận động dị thường, xung động dị thường và ý chí dị thường:
chia thành 2 nhóm chính là tăng động (uốn éo, lắc lư, múa giật, múa vờn,…)
và giảm động (bất động, giảm động, giảm ý chí và mất ý chí,…). Các di
chứng này có nguồn gốc từ di chứng tâm trí - vận động.
- Nhóm rối loạn cảm xúc: hung dữ, khóc cười vô cớ, buồn rầu, lo âu,…

- Nhóm rối loạn trí tuệ: giảm chức năng trí tuệ, giảm hay mất trí nhớ,
rối loạn ý thức, nhi tính hóa,…
- Biến đổi nhân cách: Rối loạn nhân cách kiểu nhi tính hóa (thường gặp
ở người lớn), lú lẫn, nói luôn miệng và các thái độ hung dữ, tự kỷ, suồng sã.
Những bệnh nhân bị di chứng này vừa không kiềm chế, vừa không ổn định
cảm xúc, thường quan tâm đến ngoại cảnh một cách nhi tính [56].
Các di chứng của viêm não Nhật Bản rất đa dạng, phong phú ở giai
đoạn cấp cũng như bán cấp, sẽ thuyên giảm dần và trở thành di chứng vĩnh
viễn sau 3 năm. Những di chứng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe, sự phát triển vận động và tâm trí của trẻ. Trẻ trở thành gánh nặng cho
gia đình và xã hội .
Năm 1993, tác giả Kumar. R và cộng sự đã nghiên cứu về tình hình di
chứng kéo dài của 55 bệnh nhi được chẩn đoán viêm não Nhật bản trong thời
gian từ 12 đến 18 tháng và 22 bệnh nhi sau hai mươi tư tháng tại Ấn Độ, nhận
thấy: 45,5% còn di chứng, 32,7% có các rối loạn về vận động, 21% có các rối
loạn về tâm trí, 25,4% có các rối loạn về học tập, hành vi và các dấu hiệu về
thần kinh kín đáo, 12,8% có co giật, số bệnh nhi bình thường hoàn toàn chiếm
29,2% [18].


15

Ở Việt Nam, VNNB được tập trung nghiên cứu nhiều nhất. Trong
nghiên cứu của Trần Văn Luận và Hoàng Cẩm Tú trên nhóm đối tượng là 50
bệnh nhi, thấy tỷ lệ di chứng thần kinh tâm thần tới 96 % [19]. Trong nghiên
cứu của Phạm Thị Sửu và Bùi Vũ Huy (1995) di chứng thần kinh – tâm thần
là hay gặp nhất (58%) []57. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân nhận thấy giai
đoạn sau cấp tỷ lệ di chứng rất cao (94,1 %), giai đoạn muộn sau ba năm khỏi
bệnh là 62,5 %, di chứng thần kinh chiếm 8,3%, di chứng tâm trí là 16,7%, di
chứng kết hợp là 12,5 % [20]. Nguyễn Thị Tú Anh (2001) thống kê 100% có

liệt vận động, 68,1% rối loạn ý thức [58]. Đặng Minh Hằng tổng hợp 60
trường hợp VNNB thấy 96,8% có rối loạn ý thức, 100% liệt vận động, tỷ lệ
rối loạn trí nhớ chiếm tới 75% [59]. Khám lại cho các bệnh nhi mắc VNNB
sau 3 năm, Hoàng Thế Kiêm tổng kết 48,6% còn liệt vận động, rối loạn cảm
xúc còn 48,6%, 45,9% có rối loạn cảm xúc, 18,9% có rối loạn hành vi tác
phong [60].
1.2.3. Phục hồi chức năng di chứng viêm não theo YHHĐ:
Viêm não trẻ em thường nặng, tỷ lệ tử vong cao, để lại di chứng nặng
nề, do đó việc phục hồi chức năng là rất cần thiết. Hiện tại vẫn chưa có thuốc
điều trị đặc hiệu, việc điều trị di chứng chỉ dừng lại ở điều trị triệu chứng và
hỗ trợ chăm sóc, tập phục hồi chức năng.
a) Thuốc:
- Chống rối loạn trương lực cơ và các động tác bất thường: thuốc giãn
cơ và thuốc chống Parkinson.
- Chống co giật, động kinh và các trạng thái kích động: thuốc an thần
và thuốc chống động kinh.
- Chống bội nhiễm bằng kháng sinh thích hợp [61],[62].


16

b) Phục hồi chức năng: Sau giai đoạn cấp, việc phục hồi chức năng là biện
pháp điều trị quan trọng nhất:
- Phục hồi chức năng vận động bằng châm cứu, xoa bóp trị liệu, vận
động trị liệu, hoạt động trị liệu, dụng cụ hỗ trợ và chỉnh hình, giáo dục.
- Phục hồi chức năng còn bao gồm các biện pháp y học, xã hội học,
giáo dục và kĩ thuật phục hồi nhằm giảm tối đa các di chứng bệnh, nhờ đó
người bệnh được hoàn toàn trả lại sức khỏe và khả năng tự hoạt động trong
cuộc sống của mình.
- Nguyên tắc PHCN:

+ Càng sớm càng tốt.
+ Phối hợp nhiều kỹ thuật PHCN.
+ Theo mốc phát triển của trẻ.
- Mục đích:
+ Kiểm soát trương lực cơ và giữ tư thế đúng.
+ Tạo các mẫu vận động chủ yếu: kiểm soát đầu, ngồi dậy, quỳ,
đứng, phản xạ thăng bằng.
+ Phòng ngừa co rút và biến dạng.
+ Dạy các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, vui chơi và các hoạt
động khác.
- Các phương pháp phục hồi chức năng cho trẻ viêm não sau giai đoạn cấp:
 Vận động trị liệu:
Có nhiều phương pháp vận động để PHCN cho trẻ sau viêm não như:
tập theo tầm vận động thụ động, tập tích cực chủ động, tập theo phương pháp


17

Bobath…Trong đó, các kỹ thuật tạo thuận vận động là hệ thống các bài tập
tạo thuận dựa trên các mốc phát triển về vận động thô: kiểm soát đầu, cổ, lẫy,
ngồi, bò, đứng, đi, chạy đang được áp dụng tại một số trung tâm PHCN.
 Hoạt động trị liệu:
Mục tiêu của hoạt động trị liệu là giúp trẻ độc lập tối đa trong sinh hoạt
cũng như trong cuộc sống. Các kỹ thuật cơ bản bao gồm:
- Huấn luyện khả năng sử dụng hai tay: kỹ năng cầm nắm đồ vật,…
- Huấn luyện khả năng sinh hoạt hàng ngày: kỹ năng ăn uống, mặc
quần áo, đi giày dép, vệ sinh cá nhân,…
 Xoa bóp trị liệu:
Là thao tác bằng tay tác dụng thư giãn cơ, tạo thuận cho vận động dễ
dàng hơn.

 Vật lý trị liệu:
Các phương pháp vật lý trị liệu bao gồm: Ánh sáng trị liệu, điện trị liệu,
vận động trị liệu, dụng cụ trợ giúp và chỉnh hình, kéo giãn và xoa bóp.
Vật lý trị liệu có tác dụng phòng các biến chứng thứ phát về thần kinh
cơ, cải thiện nâng cao vận động. Mục tiêu cơ bản của vật lý trị liệu là giảm tối
thiểu khiếm khuyết, giảm tàn tật và tăng cường chức năng ở mức tốt nhất.
 Ngôn ngữ trị liệu:
Đối với những trẻ thất ngôn nặng, mục tiêu chính là giúp trẻ và gia đình
có một cách giao tiếp hiệu quả nhất.
Đối với những trẻ thất ngôn vừa phải, mục tiêu điều trị là giúp trẻ lấy
ra, chọn từ và kết nối chúng lại.


18

Nguyên tắc giao tiếp giữa thầy thuốc với bệnh nhân:
o Thầy thuốc và bệnh nhân tham gia một cách bình đẳng với vai trò
người gửi và nhận thông tin.
o Có sự trao đổi các thông tin mới.
o Bệnh nhân tự chọn cách giao tiếp để tìm hiểu thông tin mới tốt nhất.
 Dụng cụ trợ giúp và chỉnh hình:
o Dụng cụ trợ giúp: ghế ngồi, khung xe tập đi, xe lăn…
o Dụng cụ chỉnh hình: nẹp, đai, áo cột sống… [63], [64], [65].
1.3. Viêm não theo YHCT
1.3.1. Bệnh danh:
Trong YHCT bệnh tật được phân ra thành 2 nhóm lớn: Tạp bệnh và
Thời bệnh. Tạp bệnh là những bệnh phát sinh phát triển riêng biệt, không
thành dịch, đối chiếu với YHHĐ là các bệnh không truyền nhiễm. Thời bệnh
hay bệnh ôn nhiệt là những bệnh ngoại cảm có sốt, tương ứng với các bệnh
truyền nhiễm của YHHĐ. Đây là nhóm bệnh thường phát sinh thành dịch,

phát theo mùa, chịu ảnh hưởng của thời tiết, chuyển biến từ biểu vào lý, từ
nhẹ cho đến nặng: Vệ  Khí Dinh  Huyết [66]. Viêm não thuộc phạm vi
của chứng ôn bệnh.
1.3.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
Nhân khi chính khí suy yếu, cảm phải tà khí dịch lệ gây ra ôn nhiệt tà
(thử tà). Thử tà là thứ nhiệt cực thịnh, làm tổn thương âm dịch rất mạnh, vào
đến phần huyết làm can phong nội động sinh ra co giật, mê sảng, ảnh hưởng
đến sự tuần hành khí huyết. Khi có các triệu chứng này được quy vào thể
phong hoặc kinh phong. Đàm làm tắc các khiếu gây hôn mê, chứng nội bế


19

ngoại thoát (trụy tim mạch). Nhiệt vào huyết phận ảnh hưởng đến dinh dưỡng
của cân cơ và các khiếu sẽ để lại di chứng liệt tứ chi, câm, điếc, thần trí bất
minh,…Khi nhiệt nhập Tâm bào gây bế tâm khiếu, sinh ra mê man, ý thức
chậm chạp, tay chân giá lạnh. Nhiệt thịnh làm bệnh nhi sốt cao, nhiệt cực sinh
hàn, bệnh nhi có biểu hiện chân tay lạnh, tím tái gọi là thể quyết. Bệnh diễn ra
rất nhanh. Giai đoạn của bệnh ở vệ phận hay ở thượng tiêu chỉ diễn ra trong
thời gian rất ngắn rồi chuyển sang phần khí, dinh, huyết hoặc trung tiêu, hạ
tiêu. Khi dinh huyết cùng bị, hay trung tiêu cùng bị thường với những thể
bệnh nặng và rất nặng. Giai đoạn bệnh ở phần huyết và hạ tiêu kéo dài, do thử
tà làm tân dịch và khí đều hư tổn nặng nên nếu bệnh nhi qua được cũng để lại
nhiều di chứng [8], [67] .
1.3.3. Các thể lâm sàng:
1.3.3.1. Ôn bệnh vào phần vệ:
- Triệu chứng:
+ Sốt, sợ gió, đau đầu, hơi khát, ho.
+ Đầu lưỡi đỏ, rêu mỏng.
+ Mạch phù sác.

- Pháp điều trị: thanh nhiệt, giải biểu.
1.3.3.2. Ôn bệnh vào phần khí:
- Triệu chứng:
+ Sốt cao, ra mồ hôi nhiều, đau đầu, choáng váng, gáy cứng, buồn nôn, nôn.
+ Mặt đỏ, tâm phiền, đại tiện bí kết.
+ Mặt bẩn, răng khô, miệng khát, thích uống nước mát.
+ Mạch hồng đại.


20

- Pháp điều trị: thanh nhiệt tả hỏa.
1.3.3.3. Ôn bệnh vào phần dinh:
- Triệu chứng:
+ Sốt cao gây co giật, mê sảng, hôn mê.
+ Mặt đỏ, khát, thích uống nước lạnh, uống vào vẫn không hết khát.
+ Tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện bí.
+ Rêu lưỡi vàng khô, mạch hồng hoạt sác.
- Pháp điều trị: thanh thiệt tả hỏa, khai khiếu tỉnh thần, bình can tức phong,
lưu thông kinh mạch.
1.3.3.4. Ôn bệnh vào phần huyết:
- Triệu chứng:
+ Sốt cao, co giật, hôn mê.
+ Chân tay co cứng.
+ Xuất huyết: chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiện ra máu, ban chẩn
xuất huyết dưới da.
+ Đại tiểu tiện không tự chủ.
+ Chất lưỡi đỏ tím, mạch tế sác.
- Pháp điều trị: thanh nhiệt tả hỏa, dưỡng âm, lương huyết chỉ huyết.
1.3.3.5. Thời kỳ thương âm và di chứng:

- Nhiệt vào phần huyết kéo dài làm tân dịch bị hao tổn, không nuôi dưỡng
được cân cơ, kinh lạc bế tắc, các khiếu không thông gây liệt tứ chi, suy giảm
trí tuệ…


21

- Ở giai đoạn này bệnh diễn biến rất phức tạp. Có thể chia thành 3 thể:
+ Thể âm hư: trẻ da thịt gầy róc, miệng họng khô, lòng bàn tay bàn
chân nóng và đỏ, đại tiện táo, tiểu vàng, lưỡi đỏ, mạch tế sác. Pháp điều trị:
dưỡng âm thanh nhiệt.
+ Thể âm huyết hư sinh phong: trẻ quấy khóc, la hét, vật vã, phiền nhiệt,
mất ngủ, chân tay co cứng. Pháp điều trị: tư âm dưỡng huyết, chỉ kinh phong.
+ Thể khí huyết hư: đần độn, không nói, chân tay co cứng hoặc liệt, sắc
mặt trắng nhợt, lưỡi nhợt, mạch tế sáp. Pháp điều trị: bổ khí dưỡng huyết[8],
[67], [68].
1.4. Phục hồi di chứng viêm não theo YHCT
1.4.1. Một số nghiên cứu về PHCN cho trẻ sau viêm não theo YHCT:
1.4.1.1. Trung Y:
Hà Triệu Kỳ tổng kết kinh nghiệm điều trị viêm não trong nhiều thập
kỷ, dựa trên biện chứng luận trị của giai đoạn sau viêm não đã đưa ra phương
pháp dùng thuốc. Nếu đàm tắc khiếu, trẻ đần độn, không nói thì dùng các vị
khai khiếu tỉnh thần như Thạch Xương bồ, Viễn trí, Uất kim,…Nếu khí huyết
lưỡng hư, kinh lạc bế tắc, trên lâm sàng biểu hiện trẻ gầy yếu, liệt nửa người
hay liệt tứ chi, dùng Hoàng kỳ, Đương quy, Hồng Hoa, Quế chi,…là các vị
thuốc có tác dụng bổ khí huyết, thông kinh hoạt lạc. Nếu có co giật, cơn gồng
cứng, xoắn vặn thì dùng thêm các vị có tác dụng chỉ kinh phong: Địa long,
Toàn yết,…Bài thuốc thường dùng là bài Tỉnh não thang và Trị mạn kinh
thang.
Tác giả Trương Hiểu Luy cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh

giá tác dụng phục hồi di chứng sau viêm não Nhật Bản ở 41 bệnh nhi tại tỉnh
Hồ Bắc Trung Quốc. 19 trường hợp được điều trị bằng thể châm, đầu châm


22

kết hợp với xoa bóp. Các huyệt được chọn theo pháp: Kiện não, tỉnh thần, ích
trí, phối huyệt theo tình trạng và mức độ bệnh. Các bệnh nhi còn lại điều trị
bằng PHCN kết hợp với châm cứu và luyện tập tại nhà. PHCN gồm các
phương pháp sóng ngắn, vi nhiệt lượng, sóng xung tần để phục hồi chức năng
vận động các đoạn chi, phục hồi chức năng ngôn ngữ. Kết quả: Nhóm kết hợp
với tập PHCN cải thiện về chức năng vận động tốt hơn, thời gian hồi phục rút
ngắn hơn so với nhóm điều trị bằng Trung y đơn thuần [69].
Trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả kết hợp Trung y và YHHĐ điều trị
di chứng viêm não vi-rút của tác giả Trương Thúy Hoa, 2 nhóm đối tượng đều
được điều trị nền với các thuốc YHHĐ kháng vi-rút và các thuốc điều trị triệu
chứng. Nhóm điều trị gồm 80 bệnh nhi được dùng thêm Thanh não thang sắc
uống hàng ngày, kết hợp đầu châm và thể châm. Nhóm chỉ dùng YHHĐ đơn
thuần gồm 90 bệnh nhi. Kết quả thu được: Nhóm có kết hợp Trung y có tỷ lệ
khỏi là 93,7%, nhóm chỉ dùng YHHĐ đơn thuần thì tỷ lệ khỏi thấp hơn 77,7%
[]70.
Cũng 1 nghiên cứu đánh giá phối hợp YHHĐ và Trung y khác trong
điều trị di chứng viêm não vi-rút của tác giả Hồ Lâm Xuân và cộng sự, tiến
hành tại Bệnh viện Đại học Bắc Hoa, Cát Lâm, Trung Quốc. 80 bệnh nhi viêm
não vi-rút từ tháng 1/2010 đến tháng 5/2012 được lựa chọn ngẫu nhiên vào 2
nhóm, lần lượt điều trị bằng YHHĐ đơn thuần và kết hợp YHHĐ với Trung y.
Điều trị Trung y gồm phương pháp đầu châm. Kết quả điều trị khỏi 30 bệnh
nhi, có hiệu quả 6 bệnh nhi, không hiệu quả 4 bệnh nhi, tổng hiệu quả đạt
90%. Trong khi sử dụng YHHĐ đơn thuần thì khỏi 23 bệnh nhi, đỡ 8 bệnh
nhi, không hiệu quả 9 bệnh nhi, tổng hiệu quả chỉ đạt 77,5%. Như vậy,

phương pháp kết hợp YHHĐ và Trung y có hiệu quả rõ rệt trong điều trị di
chứng viêm não vi-rút ở trẻ em [71].


23

Lý Trung Thành (2007) dùng bài Thanh nhiệt lương huyết giải độc
thang kết hợp YHHĐ, điều trị cho 86 ca viêm não thấy có hiệu quả tốt 86 ca
(100%), so với nhóm điều trị đơn thuần bằng YHHĐ cho 89 bệnh nhân có
hiệu quả là 74 ca (83%) [72].
Lý Lệ Hoa, Tống Lê Vĩ (2008) dùng bài Thanh Khai Linh kết hợp Tây y
điều trị cho 41 ca bị viêm não thấy có hiệu quả tốt là 37 ca (90%) [73].
Châu Hải Lan, Lý Hóa Đông (2011) nghiên cứu 90 ca bị viêm não,
trong đó 60 ca kết hợp với Trung y chia làm hai nhóm, nhóm 1 dùng bài
Tỉnh não thang điều trị 30 ca, nhóm 2 dùng An cung ngưu hoàng hoàn điều
trị 30 ca, còn 30 ca xếp vào nhóm 3 dùng đơn thuần YHHĐ. Kết quả điều
trị cho thấy ở nhóm 1 và 2 đạt kết quả tốt 100%, ở nhóm 3 đạt kết quả tốt ít
hơn (83%) [74].
1.4.1.2. Y học cổ truyền Việt Nam:
Việt Nam là nước có nền YHCT lâu đời, phong phú, kế thừa được tinh
hoa YHCT phương Bắc, phát triển trên nền YHCT phương Nam trên cơ sở
cây thuốc, con người và mô hình bệnh tật phương Nam.
Viêm não được nhiều danh y, lương y, cũng như các bác sỹ YHHĐ,
YHCT nghiên cứu nhiều năm nay. Từ thời Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu
Trác, các bệnh án về bệnh nhiệt đã được mô tả : sốt trẻ em, đậu mùa,…Đối
chiếu với học thuyết ôn bệnh ta thấy có sự tương đồng giữa những bệnh án
này với các bệnh trong Ôn bệnh. Dưới ánh sáng của nền YHHĐ thì viêm não,
đặc biệt là VNNB đã được các thầy thuốc YHCT nhìn sáng rõ hơn về nguyên
nhân, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng lâm sàng, và những di chứng bệnh. Điều
trị viêm não nói chung, VNNB nói riêng bằng thuốc YHCT cũng được nghiên

cứu nhưng chưa nhiều.


24

Giai đoạn 1961- 1965, kết hợp sử dụng Tư âm hoàn, Tức phong hoàn,
Thanh tâm hoàn với các vị thuốc thanh nhiệt dưỡng âm, như Sinh địa, Mạch
môn,… trừ đàm khai khiếu như Uất kim, Thạch xương bồ,… và hào châm
các huyệt theo triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên những thành công còn hạn
chế []75,[76],[77].
Năm 1969, nhóm nghiên cứu Đỗ Hữu Định, Đinh Thái Bảo, Vũ Duy
Tường chữa 15 trường hợp di chứng viêm não bằng thuốc nam kết hợp châm
cứu phục hồi hoàn toàn 90% [78].
Trịnh Thị Nhã (1983), điều trị 30 trẻ di chứng viêm não ở bệnh viện
YHCT Hà Nội bằng hào châm và một số thuốc tư âm dạng hoàn do Viện sản
xuất. Bài thuốc gồm các vị có tác dụng dưỡng âm thấu nhiệt như Huyền sâm,
Chi tử, Sinh địa,… kết quả khỏi di chứng 4 trẻ, đỡ 20 trẻ [79].
Năm 2013, Nguyễn Kim Ngọc đánh giá hiệu quả phục hồi rối loạn tâm
trí – vận động của Lục vị hoàn trên đối tượng bệnh nhi viêm não từ 1 đến 6
tuổi. Kết quả là 16,7% số bệnh nhi cải thiện chức năng vận động trở về bình
thường, tăng chỉ số phát triển theo test Denver II ở cả bốn lĩnh vực: Vận động
thô, ngôn ngữ, vận động tinh tế - thích ứng và cá nhân – xã hội [80].
Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu đánh giá tác dụng của các phương
pháp không dùng thuốc YHCT điều trị di chứng bệnh. Sử dụng điện châm kết
hợp thủy châm Methycobal, nghiên cứu của Bùi Việt Chung thu được kết quả
53,3% phục hồi vận động hoàn toàn hoặc chỉ còn liệt nhẹ, các rối loạn ngoại
tháp phục hồi tốt, tăng khả năng vận động chủ động thông qua đánh giá sự
tăng lên của thang điểm Orgogozo [81]. Cùng trên nhóm đối tượng bệnh nhi
di chứng VNNB, Nguyễn Khắc Hữu sử dụng hào châm đơn thuần [82],
Nguyễn Tài Thu dùng châm cứu [83], [84], Nguyễn Thị Tú Anh áp dụng phác

đồ điện châm [58], Đặng Minh Hằng phối hợp hào châm với xoa bóp bấm


25

huyệt [59], Lê Thị Hồng Anh sử dụng điện mãng châm [85]. Tất cả các
phương pháp đều thu được kết quả khá tốt, giúp phục hồi chức năng cho bệnh
nhi.
1.4.2. Điều trị viêm não sau giai đoạn cấp bằng YHCT
Viêm não thuộc Ôn bệnh, nguyên nhân do nhiệt độc xâm nhập vào cơ
thể. Sau giai đoạn cấp, mặc dù tà nhiệt đã được đẩy lui nhưng âm dịch đã tổn
thương nặng nề gây âm hư nội nhiệt, thủy hỏa bất điều, cân mạch suy tổn,
kinh lạc bế tắc, thanh khiếu chưa khai thông được. Vì vậy, pháp điều trị phải
dưỡng âm thấu nhiệt, chỉ kinh, bổ khí dưỡng huyết, khai khiếu tỉnh thần, trừ
đàm thông lạc.
 Không dùng thuốc
- Châm cứu: sử dụng các huyệt khu phong (Phong trì, Phong môn, Hợp
cốc), thanh nhiệt (Đại chùy, Khúc trì, Hợp cốc), khai khiếu (Á môn, Thượng
liêm tuyền), khai thông kinh lạc (Phong trì, Đại chùy, Giáp tích C3 – C6, Kiên
ngung, Khúc trì, Thủ tam lý, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền,…), bổ dưỡng
khí huyết (Huyết hải, Túc tam lý, Tam âm giao,…).
- XBBH: Đầu tiên sử dụng các động tác nhẹ nhàng phù hợp với thể
trạng suy dinh dưỡng, suy kiệt ở trẻ mắc bệnh để làm mềm cơ: xoa, xát, day,
bóp,…Sau đó tiến hành vận động các đoạn chi theo nguyên tắc từ từ, tăng
dần, vừa sức chịu đựng của trẻ và trong tầm vận động của khớp.
 Dùng thuốc:
- Dùng các vị tư âm dưỡng huyết (Sinh địa, Thục địa, Đương quy, Bạch
thược, Mạch môn,…), bổ khí dưỡng huyết (Hoàng kỳ, Đại táo, Đảng sâm,…),
trừ đàm, khai khiếu tỉnh thần ( Thạch xương bồ, Viễn trí, Uất kim,…), thanh



×