Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Nghiên cứu ứng dụng tiêu chuẩn el escorial trong chẩn đoán bệnh xơ cứng cột bên teo cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.93 KB, 96 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xơ cứng cột bên teo cơ, còn có tên là bệnh Charcot, được mô tả đầu tiên
năm 1869. Bệnh do thoái hóa các tế bào thần kinh vận động của tủy sống,
thân não và vỏ não, thường biểu hiện trên lâm sàng bằng các triệu chứng như
co cứng cơ, teo cơ, khó khăn trong phát âm, nuốt và thở.
Tỷ lệ người mắc xơ cứng cột bên teo cơ trên thế giới khoảng
1.89/100,000 người [1], trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp gần 1,5
lần ở nữ giới. Theo thống kê tại Mỹ năm 1990 có khoảng 30,000 người mắc
bệnh [2], trong đó tỷ lệ mắc bệnh của người da trắng là 1.2÷4/100,000
người/năm và thấp hơn ở các dân tộc thiểu số [3]. Xơ cứng cột bên teo cơ
thường xảy ra ở những người ở độ tuổi từ 55 đến 65, tuy nhiên những người ở
độ tuổi khác cũng có thể bị mắc bệnh. Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có số
liệu thống kê về căn bệnh này.
Xơ cứng cột bên teo cơ là bệnh tiên lượng nặng, bệnh nhân sẽ dần dần
yếu, teo cơ và hầu hết sẽ chết vì suy hô hấp. Hiện nay chưa có phương pháp
điều trị bệnh xơ cứng cột bên teo cơ triệt để. Việc chẩn đoán sớm bệnh cũng
gặp nhiều khó khăn do triệu chứng bệnh rất đa dạng, dễ bị che lấp và nhầm
lẫn với bệnh cơ khác. Bệnh nhân thường đến viện khi đã ở giai đoạn muộn và
thời gian sống còn lại của bệnh nhân ngắn, điều này làm tiêu tốn nhiều thời
gian và tiền bạc, ảnh hưởng lớn đến tâm lý, chế độ chăm sóc và điều trị của
bệnh nhân. Vì vậy, việc tìm ra các phương pháp để chẩn đoán bệnh sớm có ý
nghĩa rất lớn cho việc tiên lượng và chăm sóc bệnh nhân.
Hiện nay trên thế giới việc tìm phương pháp chẩn đoán sớm và điều trị
cho căn bệnh này ngày càng có những bước tiến mới. Chế độ chăm sóc dành
cho bệnh nhân cũng ngày càng được quan tâm hơn để đảm bảo chất lượng
sống tốt nhất cho bệnh nhân.Tại Việt Nam, các nghiên cứu về bệnh xơ cứng
cột bên teo cơ còn ít và chưa có các công trình nghiên cứu sâu về bệnh này.



2

Ngoài ra, do điều kiện y tế tuyến cơ sở và sự hiểu biết của người dân về bệnh
còn hạn chế nên việc phát hiện bệnh sớm còn gặp nhiều khó khăn, dễ chẩn
đoán nhầm, dẫn đến hướng điều trị không phù hợp làm ảnh hưởng trực tiếp
đến bệnh nhân. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, tôi đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu ứng dụng tiêu chuẩn El Escorial trong chẩn đoán bệnh xơ
cứng cột bên teo cơ” tại Bệnh viện Bạch Mai với các mục tiêu sau:
1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng và ứng dụng trong chẩn đoán bệnh xơ cứng
cột bên teo cơ.

Mô tả một số đặc điểm cận lâm sàng của bệnh xơ cứng cột bên teo cơ.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh
Theo thống kê ở Châu Âu và Bắc Mỹ vào những năm 1990, tỷ lệ mới
mắc bệnh xơ cứng cột bên teo cơ

vào khoảng từ 1.5 đến 2.7/100,000

người/năm (trung bình 1.89), tỷ lệ hiện mắc từ 2.7 đến 7.4/100,000 người
(trung bình 5.2) [1]. Theo nghiên cứu của Traynor và Chanceller xác suất mắc
bệnh xơ cứng cột bên teo cơ tính từ lúc sinh ra đến khi 70 tuổi vào khoảng
1/1000 [4,5]; Tuy nhiên, theo nghiên cứu gần đây của Johnston tỷ lệ này vào

khoảng 1/400 [6,7]. Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều cho thấy tỷ lệ mắc
bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới vào khoảng 1,5:1, mặc dù vậy một số nghiên
cứu gần đây lại cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới và nữ giới tương đương
nhau [1,8,9]. Theo thống kê được thực hiện vào năm 2001 ở Mỹ cho thấy tỷ lệ
tử vong do bệnh xơ cứng cột bên teo cơ trong những năm 1990 là từ 1.54 đến
2.55/100,000 người/năm và các nghiên cứu gần đây ước tính con số này vào
khoảng 1.84/100,000 người [1,10]. Độ tuổi phát bệnh thường vào khoảng 5565 tuổi, trung vị của tuổi khởi phát bệnh là 64 tuổi [11,12], chỉ khoảng 5% các
trường hợp phát bệnh trước 30 tuổi [12]. Các trường hợp phát bệnh ở người
trẻ càng ngày càng tăng lên [13].
Thể khởi phát ở hành tủy gặp phổ biến hơn ở phụ nữ và người già với
khoảng 43% bệnh nhân ngoài 70 tuổi có các triệu chứng ở hành tủy so với
15% ở những người dưới 30 tuổi [13,14,15].
Hầu hết các trường hợp bệnh xơ cứng cột bên teo cơ là không rõ nguyên
nhân, theo thống kê chỉ có khoảng 5% các trường hợp mắc bệnh có yếu tố di
truyền [16]. Sự di truyền tuân theo quy luật Mendel với hầu hết các trường


4

hợp có thừa kế gen trội, nhưng cũng có nhiều trường hợp di truyền theo gen
lặn đã được báo cáo [17,18]. Tuổi khởi phát của bệnh nhân xơ cứng cột bên
teo cơ di truyền thường sớm hơn khoảng mười năm, ảnh hưởng đồng đều lên
cả nam và nữ và có thời gian sống ngắn hơn so với các bệnh nhân xơ cứng cột
bên teo cơ không rõ nguyên nhân [17,19,20]. Tuổi khởi phát của bệnh nhân
xơ cứng cột bên teo cơ di truyền tuân theo quy luật phân phối chuẩn, trong
khi bệnh nhân xơ cứng cột bên teo cơ không di truyền có tỷ lệ mắc bệnh phụ
thuộc tuổi [21]. Tuổi khởi phát của bệnh nhân ở người trẻ là một khái niệm
được sử dụng khi độ tuổi khởi phát bệnh thấp hơn 25 tuổi [22]. Hầu hết các
trường hợp mắc bệnh đều mang nhiễm sắc thể lặn liên quan đến thể nhiễm sắc
2q33 (ALS2, alsin) và 15q12-2 [23,24], tuy nhiên cũng có các trường hợp

mắc bệnh mang nhiễm sắc thể trội liên quan đến thể nhiễm sắc 9q34 (ALS4,
senataxin) được phát hiện [25].
Theo nghiên cứu của Steele JC và McGeer PL, Tây Thái Bình Dương là
khu vực có tỷ lệ mắc bệnh hiện hành cao hơn khoảng 50-100 lần so với các
khu vực khác trên thế giới; Nguyên nhân của việc này hiện vẫn chưa được
làm sáng tỏ [26]. Dân số khu vực này bao gồm người Chamorro ở đảo Guam,
đảo Marianas và bán đảo Kii của đảo Honshu, người Auyu và Jakai ở Tây Bắc
New Guinea, những người mắc bệnh xơ cứng cột bên teo cơ ở đây thường
liên quan đến chứng Parkinson và sa sút trí tuệ (bệnh phối hợp) [27,28].
Những nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ mắc bệnh xơ cứng cột bên teo cơ và
chứng phối hợp giữa Parkinson và sa sút trí tuệ ở những khu vực này đang
giảm trong vòng bốn mươi năm qua, mặc dù tỷ lệ mắc chứng phối hợp này
tăng nhẹ trong những năm 80 – 90 thế kỷ trước [27,29,30].


5

1.2. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu bệnh xơ cứng cột bên teo cơ.
Năm
1850
1869
1874
1881
1991
1993
1996
1998

Sự kiện
Nhà khoa học anh Augustus Waller mô tả sự xuất hiện của các sợi

thần kinh bị teo.
Jean-Martin Charcot mô tả đầu tiên căn bệnh này trong tài liệu
khoa học [31].
Bác sĩ người pháp viết bài báo về căn bệnh xơ cứng cột bên teo
cơ.
Xơ cứng cột bên teo cơ được dịch sang tiếng anh và dược xuất
bản trong bài giảng các bệnh hệ thống thần kinh.
Các nhà khoa học đã liên kết thể nhiễm sắc 21 đến xơ cứng cột
bên teo cơ gia đình.
Gen SOD1 trên thể nhiễm sắc 21 được phát hiện thấy trong vài
trường hợp xơ cứng cột bên teo cơ gia đình.
Riluzol là thuốc được Cục Quản Lý Thuốc Và Thực Phẩm hoa kỳ
phê chuẩn cho điều trị bệnh xơ cứng cột bên teo cơ.
Những tiêu chuẩn E1 Escorial được đưa ra là tiêu chuẩn để phân
loại bệnh nhân trên lâm sàng [32].

1.3. Sinh bệnh học bệnh xơ cứng cột bên teo cơ.
1.3.1. Khái quát giải phẫu vùng vận động của vỏ não và đường vận động.

a.

Vỏ đại não.
Vỏ đại não là lớp vỏ xám bao phủ toàn bộ mặt ngoài hai bán cầu đại não.

Lớp vỏ xám này là nơi tập trung các cơ quan phân tích có nhiệm vụ phân tích
các kích thích ở ngoại nội cảnh đưa vào, tổng hợp lại và biến các kích thích
đó thành ý thức. Nhờ có liên hệ này mà cơ thể mới có khả năng thích nghi với
môi trường sống [33].
Vỏ đại não khi phát triển sẽ sinh ra các rãnh não. Diện tích của vỏ đại
não là 2200cm², trong đó hai phần ba nằm sâu trong rãnh, chỉ có một phần ba



6

là lộ ra ngoài. Vỏ xám đại não có tất cả mười bốn tỷ tế bào sắp xếp thành sáu
lớp, chia não người ra làm 47 khu. Hiện nay người ta chia ra làm 52 khu, mỗi
khu đảm nhận chức phận khác nhau, được tóm tắt như sau:

Hình 1.1: Định khu của vỏ não (mặt ngoài bán cầu)[ 33].

-

Các vùng vận động [33]:
Vùng vận động chính ở hồi trước trung tâm (vùng 4 Broadman) cho ra dải vỏ

-

gai (bó tháp) điều khiển vận động có ý thức.
Vùng vỏ vận động phụ và trước vận động (vùng 6 Broadman) ở ngay trước và

-

ở mặt trong vùng vận động chính có nhiệm vụ phối hợp các cử động.
Ngoài ra còn có các sợi vỏ ly tâm không thuộc hệ tháp (hệ ngoại tháp) như sợi



vỏ-lưới, dải vỏ-cầu, sợi vỏ-nhân, bó vỏ-thị…xuất phát từ các phần khác nhau
từ vỏ não.



7

Hình 1.2: Đường dẫn truyền vận động bó tháp [33].

b. Khái quát về đường vận động có ý thức.
Đường vân động chính (hay hệ tháp) gồm 2 dải trực tiếp di xuống từ vỏ
não tới các nhân vận động ở tuỷ sống và thân não:
Dải vỏ - tuỷ
Dải vỏ tuỷ, (trước đây còn gọi là bó tháp hay bó vỏ - gai), là một đường
vận động chính đi từ vỏ não xuống tuỷ sống, tận hết ở các nhân vận động của
các dây thần kinh sống, chi phối cho các cơ xương ở cổ, thân và tứ chi. Nó


8

kiểm soát chủ yếu các cử động khéo léo của các cơ ở đầu xa các chi, và làm
hoạt hoá các neuron vận động alpha, beta và gamma chi phối các cơ gấp ở
-

đầu xa.
Khoảng 1/3 số sợi của dải vỏ tuỷ xuất phát từ vỏ não vận động nguyên thuỷ
(diện Brodmann 4, chiếm phần sau cùa hồi trước trung tâm). Khoảng 10% sô'
đó xuất phát từ các tế bào tháp rất lớn gọi là các tế bào Betz, nằm ớ lớp thứ 5

-

của diện 4 và 6.
1/3 khác các sợi của dải vỏ - tủy xuất phát từ vỏ não trước vận động và vận


-

động phụ ở diện 6.
1/3 còn lại các sợi xuất phát từ thùy đỉnh, chủ yếu các diện 3, 1, và 2 hồi sau
trung tâm. Gộp chúng lại, các diện vỏ não này góp phần vào các đường vỏ tủy và vỏ - nhân được gọi là vỏ não cảm giác vận động.
Tương tự như ở diện cảm giác thân thể nguyên thuỷ, diện vỏ não vận
động nguvên thuỷ cũng có một bản đồ đại diện các cơ, tỷ lệ với số lượng các
đơn vị vận động ở mỗi phần của cơ thể.
Đường đi: dải vỏ - tuỷ đi qua trụ sau của bao trong và 3/5 giữa của
cuống đại não, đến cầu não thì bị chia thành nhiều bó nhỏ ở phần nền cầu não:
sau đó lại tập trung lại ở hành tủy thành một bó lớn, tạo nên tháp hành. Do đó
dải vỏ - tuỷ còn có tên là dải tháp hay bó tháp. Tới phần dưới của hành tuỷ,
đa số các sợi bắt chéo sang bên đối diện, tạo thành bắt chéo vận động, hay bắt

-

chéo tháp.
Khoảng 90% các sợi bắt chéo đi xuống tuỷ sống tạo thành dải vỏ- tuỷ bên,
chạy trong thừng bên của tủy sống, tiếp xúc synáp với các neuron trung gian ở
mặt ngoài các lá IV-VIII, rồi qua đó với các neuron vận động alpha và gamma
ở lá IX. Một số ít sợi tiếp xúc synáp trực tiếp với các nơron vận động alpha,
beta và gamma của lớp IX. Các neuron vận động này cung cấp thần kinh cho

-

các cơ ở đầu xa cùa các chi.
10% các sợi vỏ - tủy không bắt chéo, đi thẳng xuống trong thừng trước của
các đoạn tuỷ sống cổ và ngực trên, tạo nên dải vỏ - tuỷ trước. Dải này không



9

đi xuống thấp hơn đoạn ngực trên của tuỷ sống. Song, ở các mức tận cùng của
chúng, đa số các sợi bắt chéo qua mép trắng trước trước khi tiếp xúc synáp
với các neuron trung gian và neuron vận động ở bên đối diện.
Số sợi ở cả hai dải vỏ - tuỷ bên và vỏ - tuỷ trước giảm dần ỏ các đoạn
tuỷ sống ở thấp, vì càng xuống dưới càng nhiều sợi đạt tới điểm tận của
chúng. Các sợi vỏ - tuỷ tiếp xúc synáp với các neuron trung gian ở đáy sừng
sau (lá IV, V, VI) có thể ảnh hướng tới các cung phản xạ tại chỗ và tới các tế
bào nguyên uỷ của các đường cảm giác đi lên. Qua hệ thống đó, vỏ não có thể
kiểm soát xung động phản xạ vận động và cũng có thế làm thay đổi xung
động cảm giác lên não.
Dải vỏ - nhân
Dải vỏ nhân bao gồm những neuron đi từ vò não tới các nhân vận động
của các dây thần kinh sọ ở thân não.
Nguyên uỷ: Dải vỏ - nhân đa số" xuất phát từ diện mặt và diện đầu của
hồi trước trung tâm. Vì chi phối cho đa số các cơ ở vùng mặt, nên các diện
này của vỏ não vận động nguyên thuỷ được gọi là vỏ não vận động mặt.
Các nhân thần kinh III, IV, VI không nhận trực tiếp xung động từ vỏ não
vận động mặt. Mà các đường vận động mắt theo ý muốn chiếu từ các diện
vận động mắt ở thuỳ trán và thuỳ đỉnh đến các trung tâm vận động mắt ơ chất
lưới của trung não và cầu não. Rồi từ các trung tâm này xung động mới được
chuyển tiếp đến các nơron vận động của các nhân thần kinh III, IV và VI.
Đường đi: Các sợi vỏ - nhân đi ra từ các tế bào ở lớp V vỏ não, đi qua
gối của bao trong, ở ngay trước các sợi của dải vỏ - tuỷ; rồi tiếp tục đi xuống
cuống đại não, ớ phía trong các sợi vỏ - tuỷ. Từ đó các sợi đi xuống cầu và
hành cùng với các sợi vỏ - tủy. Các sợi của dải vỏ nhân xuống tới trung não
thì tách dần ra, để tận hết dần ở các nhân vận dộng của các dây thần kinh sọ ở
thân não: III (vận nhãn), IV (ròng rọc), V (sinh ba), VI (giạng), VII (mặt), IX
(thiệt hầu), X (lang thang), XI (phụ), và XII (hạ thiệt).



10

Tận cùng: các sợi từ diện thuỳ trán vận động mắt điều khiển gián tiếp
các cử động mắt, bằng cách tiếp xúc synáp với các tế bào ở chất lưới cầu não;
rồi các tế bào này lại chiếu tới các nhân thần kinh sọ III, IV, VI. Còn các sợi
vỏ nhân từ vùng mặt của các diện 4 và 6 tận hết ở các nhân vận động chi phối
cho các cơ vân còn lại. [33]
1.3.2. Nguyên nhân.

a. Nguyên nhân do di truyền.
Yếu tố di truyền được xác định là một trong những nguyên nhân gây ra
bệnh xơ cứng cột bên teo cơ. Một khiếm khuyết trên thể nhiễm sắc thứ 21, mã
hóa superoxid dismutase, được tìm thấy ở khoảng 20% trường hợp bị bệnh xơ
cứng cột bên teo cơ di truyền và ở khoảng 2% trường hợp bị bệnh xơ cứng cột
bên teo cơ nói chung [34,35,36]. Khiếm khuyết này do đột biến thể nhiễm sắc
gây ra, trên thực tế có hơn 100 hình thức đột biến thể nhiễm sắc thể khác nhau
gây ra khiếm khuyết này. Hầu hết các trường hợp bị xơ cứng cột bên teo cơ di
truyền ở Bắc Mỹ là do đột biến gen SOD1, được đặc trưng bởi sự phát triển
nhanh một cách bất thường của thể nhiễm sắc từ lúc sinh ra đến lúc chết.
Trong khi đó, hầu hết các trường hợp bị xơ cứng cột bên teo cơ di truyền ở
Bắc Âu là do đột biến gen D90A-SOD1, được đặc trưng bởi sự phát triển
chậm hơn bình thường của nhiễm sắc thể, các bệnh nhân ở trường hợp này
thường sống được khoảng 11 năm [37].
Cho đến nay, một số đột biến gen di truyền được biết đến có liên quan
đến các loại xơ cứng cột bên teo cơ khác nhau, cụ thể như sau:

Loại




Gen

Vị trí

ALS1

105400

SOD1

21q22.1

Ghi chú
Hình thức phổ biến nhất của xơ
cứng cột bên teo cơ di truyền


11



ALS2
ALS3
ALS4

205100
606640
602433


ALS2
?
SETX

ALS5

602099

?

ALS6
ALS7
ALS8
ALS9
ALS10
ALS11
ALS12
ALS13

608030
608031
608627
611895
612069
612577
613435
183090

FUS

?
VAPB
ANG
TARDBP
FIG4
OPTN
ATXN2

2q33.1
18q21
9q34.13
15q15.1–
q21.1
16p11.2
20p13
20q13.3
14q11.2
1p36.2
6q21
10p13
12q24.12

Bắt đầu vị thành niên

ALS14

613954

VCP


9p13.3

Nghiên cứu gần đây cho thấy
liên kết mạnh mẽ ở trong cơ chế
của xơ cứng cột bên teo cơ [38]

ALS15

300857

UBQLN2

Xp11.23–
p11.1

Mô tả trong một gia đình [39]

ALS16

614373

SIGMAR1

9p13.3

ALS17

614696

CHMP2B


3p11

ALS18

614808

PFN1

17p13.3

ALS19

615515

ERBB4

2q34

ALS20

615426

HNRNPA1

12q13

ALSFTD

105550


C9orf72

9p21.2

Bắt đầu tuổi vị thành niên, rất
hiếm, chỉ mô tả trong một gia
đình [40]
Rất hiếm, được tìm thấy ở số ít
bệnh nhân
Rất hiếm, được tìm thấy ở số ít
gia đình Trung quốc
Rất hiếm, cho đên cuối năm
2013 chỉ gặp ở 4 bệnh nhân
Rất hiếm, cho đên cuối năm
2013 chỉ gặp ở 2 bệnh nhân [41]
Chiếm khoảng 6% bệnh nhân da
trắng ở Châu âu

Gen SOD1
Từ năm 1993 các nhà khoa học đã phát hiện ra đột biến trên gen SOD1,
nơi sản xuất ra enzym SOD1, có liên quan đến khoảng 20% trường hợp bị xơ


12

cứng cột bên teo cơ di truyền. Enzym này là chất chống oxy-hóa mạnh, bảo
vệ cơ thể khỏi các ảnh hưởng của quá trình oxy-hóa, là một độc tố tự do sinh
ra trong ty thể. Các gốc tự do là các phân tử có hoạt tính cao được sản xuất
bởi tế bào trong quá trình trao đổi chất bình thường, chúng có thể tích lũy và

gây tổn thương cho DNA ty thể, DNA nhân và các Protein trong tế bào. Cho
đến nay, khoảng 110 đột biến khác nhau trong gen SOD1 được biết đến có
liên quan đến căn bệnh này, tuy nhiên cơ chế mà đột biến SOD1 gây ra sự
thoái hóa trên các tế bào thần kinh vận động vẫn chưa xác định rõ. Trước đây,
các nhà nghiên cứu đã giả thuyết rằng sự tích tụ các gốc tự do làm cho gen
này mất đi chức năng của nó. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy
rằng sự tổn thương của tế bào thần kinh không dẫn đến sự mất đi hoặc suy
giảm quá trình đột biến, điều này cho thấy đột biến SOD1 gây ra tác hại theo
cách khác [42,43].
Nghiên cứu trên chuột bị biến đổi gen đã đưa ra giả thuyết về vai trò
SOD1 ở những trường hợp bị bệnh xơ cứng cột bên teo cơ di truyền. Những
con chuột thiếu gen SOD1 không liên quan đến sự tiến triển của bệnh, mặc dù
nó có biểu hiện tăng teo cơ theo tuổi và thời gian sống ngắn. Điều này cho
thấy rằng đột biến SOD1 là kết quả của sự tăng cường chức năng hơn là suy
giảm chức năng bình thường. Sự tích lũy gen đột biến SOD1 được cho là
đóng vai trò trong việc phá vỡ chức năng tế bào bằng cách làm tổn thương ty
lạp thể, proteasom và các Protein khác [44]. Hiện nay, mô hình xơ cứng cột
bên teo cơ-SOD1 trên chuột là mô hình tốt nhất cho người nghiên cứu cận
lâm sàng, tuy nhiên hy vọng rằng sẽ có một mô hình tốt hơn được phát triển
trong tương lai.

b. Yếu tố khác.
Khoảng 90% trường hợp bị xơ cứng cột bên teo cơ không có yêu tố di


13

truyền và hầu hết các trường hợp này không rõ nguyên nhân. Các nguyên
nhân có thể bao gồm chấn thương đầu, tham gia hoạt động thể thao, tuy nhiên
các nguyên nhân này đều không có bằng chứng thuyết phục [45].

Một số nghiên cứu tập trung vào vai trò của Glutamat trong quá trình
thoái hóa tế bào thần kinh vận động. Glutamat là một trong những chất vận
chuyển các chất hóa học trong não. Khi so sánh những người khỏe mạnh với
các trường hợp bị xơ cứng cột bên teo cơ, các nhà khoa học đã phát hiện ra
rằng hàm lượng Glutamat trong huyết thanh và dịch não tủy của người bị xơ
cứng cột bên teo cơ cao hơn bình thường. Tuy nhiên sự dư thừa Glutamat chỉ
có ảnh hưởng ở mức độ vừa phải đến thời gian sống của bệnh nhân, điều này
cho thấy rằng nó không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra bệnh.
Các nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên quan giữa các bệnh nhân xơ
cứng cột bên teo cơ với chế độ ăn giàu acid amin chuỗi nhánh, đặc biệt là ở
các vận động viên. Acid amin chuỗi nhánh làm cho các tế bào dễ bị kích
thích, tương tự như thường thấy ở bệnh nhân xơ cứng cột bên teo cơ. Cơ chế
được giải thích là các tế bào bị kích thích làm tăng sự hấp thụ canxi của tế bào
và làm chết các tế bào thần kinh có khả năng chứa canxi thấp [46,47]
Cơ chế của bệnh xơ cứng cột bên teo cơ thường xuất hiện sớm trước khi
các dấu hiệu và triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Người ta ước tính rằng trước
khi có hiện tượng teo cơ rõ ràng thì một phần ba các tế bào thần kinh đã bị
phá hủy [48].
Các nguyên nhân khác, bao gồm tiếp xúc với hóa chất, điện từ trường,
nghề nghiệp, chấn thương thể chất, điện giật, đã được nghiên cứu nhưng
không có kết quả phù hợp.
1.3.3. Sinh lý bệnh.
Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ có đặc trưng là các tổn thương tế bào vận


14

động ở vỏ não, thân não, tủy sống. Trước khi bị tiêu hủy các tế bào vận động
hình thành các thể vùi giàu Protein trong tế bào và trong các sợi trục, điều này
có thể một phần do khiếm khuyết trong sự thoái hóa Protein [49]. Các thể vùi

thường chứa Ubiquitin, và các Protein có liên quan đến bệnh xơ cứng cột bên
teo cơ (SOD1). Ubiquitin là một Protein có 76 acid amin, sự xuất hiện
Ubiquitin đồng nghĩa với sự thoái hóa Protein nội bào. Khi bệnh khởi phát,
quá trình thoái hóa bên trong tế bào thần kinh vận động và quanh tế bào đệm
bắt đầu diễn ra, quá trình này diễn ra như thế nào đến nay vẫn chưa được làm
rõ và đang tiếp tục được nghiên cứu. Các tế bào thần kinh vận động bị tổn
thương có sự tập trung Protein sai lạc về cấu trúc, và nó có thể gây ra sự biến
đổi các Protein gần đó. Đây chính là cơ chế giải thích cho sự tiến triển bệnh
xơ cứng cột bên teo cơ bắt đầu ở một khu vực sau đó lan rộng sang các vùng
khác của não. Mặt khác, ARN đột biến có thể góp phần di truyền và tiến triển
bệnh thông qua hệ thống tế bào thần kinh hoặc ảnh hưởng số lượng tế bào bị
tổn thương, dẫn đến xơ cứng cột bên teo cơ di truyền [50].
Tổn thương bệnh xơ cứng cột bên teo cơ là thoái hóa tế bào thần kinh
vận động nằm ở sừng trước tủy sống, đặc biệt là ở phình tủy cổ và phình thắt
lưng cùng, các nhân dây thần kinh sọ ở thân não như nhân dây XII, IX, X,
nhân vận động dây V, tổn thương dẫn truyền cột bên tủy sống, đặc biệt bó
tháp, có thể tổn thương tế bào Betz nằm ở lớp thứ V, III của vỏ não. Đặc điểm
tổn thương là phản ứng viêm và thoái hóa, các tế bào thần kinh bị thoái hóa
hoặc hủy hoại được thay bằng mô xơ, sợi thần kinh bị thoái hóa hủy hoại
myelin dẫn đến các đường dẫn truyền bị gián đoạn. Tiến triển của tổn thương
có xu hướng lan dần lên cao, bắt đầu từ phình cổ lan dần lên hành não, cầu
não và vỏ não [50].
1.4. Triệu chứng.
Xơ cứng cột bên teo cơ bản chất là sự yếu và teo cơ khắp cơ thể do tổn


15

thương tế bào thần kinh vận động, làm mất khả năng trong việc khởi động và
kiểm soát tất cả cử động của cơ thể mặc dù chức năng đại tiểu tiện và chức

năng vận nhãn vẫn hoạt động bình thường cho đến giai đoạn cuối của bệnh.
Chức năng nhận thức thường tốt ở hầu hết bệnh nhân, mặc dù khoảng
5% có thể xuất hiện triệu chứng mất trí nhớ, 30-50% bệnh nhân có thể có sự
thay đổi nhận thức chậm, khó nhận thấy [51,52]. Hệ thống thần kinh cảm giác
và thần kinh tự chủ thường không bị ảnh hưởng, bao gồm các chức năng
nghe, nhìn, xúc giác, ngửi, nếm vẫn được duy trì.
1.4.1. Giai đoạn khởi phát.
Triệu chứng ban đầu của bệnh xơ cứng cột bên teo cơ cơ thường là yếu
và teo cơ rõ, ngoài ra còn có các triệu chứng khác như khó nuốt, chuột rút, rối
loạn trương lực cơ. Yếu cơ ban đầu thường bắt đầu ở một tay hoặc chân, nói
lắp, nói giọng mũi, phần cơ thể xuất hiện triệu chứng đầu tiên phụ thuộc vào
vị trí của tế bào vận động bị tổn thương.
Theo thống kê, có khoảng 75% bệnh nhân thường khởi phát ở chi trên
hoặc chi dưới và 25% khởi phát ở hành tủy. Bệnh nhân khởi phát ở chân
thường sự khó khăn trong đi lại, chạy, hay bị vấp ngã. Bệnh nhân khởi phát ở
tay có thể gặp khó khăn trong các động tác đòi hỏi sự khéo léo như cài khuy
áo, viết. Đôi khi các triệu chứng chỉ ở một chi duy trì trong khoảng thời gian
dài hoặc trong suốt quá trình bị bệnh. Bệnh nhân khởi phát ở hành não thường
có các triệu chứng như nói lắp, nói giọng mũi, trầm hoặc khó khăn trong việc
nuốt, chuyển động lưỡi. Ngoài ra cũng có một số ít bệnh nhân khởi phát với
các triệu chứng như mất trí nhớ, gặp các vấn đề về hô hấp, với sự tổn thương
các cơ gian sườn, cơ hỗ trợ cho việc thở.
Các triệu chứng của tổn thương tế bào thần kinh vận động bên trên bao
gồm co cứng cơ, tăng phản xạ gân xương, dấu hiệu Babinski.


16

Các triệu chứng của tổn thương tế bào thần kinh vận động bên dưới bao
gồm yếu cơ, teo cơ, chuột rút, giật sợi cơ nhanh có thể quan sát được dưới da.

1.4.2. Giai đoạn tiến triển.
Các bệnh nhân xơ cứng cột bên teo cơ khởi phát ở chi, các triệu chứng
thường lan từ chi khởi phát đến chi đối diện trước khi lan đến các bộ phận
khác trong cơ thể. Trong khi đó, các bệnh nhân xơ cứng cột bên teo cơ khởi
phát ở hành não, các triệu chứng thường lan xuống tay trước khi xuống chân.
Bệnh có xu hướng tiến triển chậm hơn ở những bệnh nhân khởi phát
bệnh trước 40 tuổi [53], béo phì mức độ nhẹ, hoặc có biểu hiện chủ yếu hạn
chế ở một chi, hoặc triệu chứng chủ yếu là của tổn thương tế bào thần kinh
vận động trên. Ngược lại, bệnh tiến triển nhanh hơn và nặng hơn ở bệnh nhân
khởi phát ở hành tủy với các triệu chứng như rối loạn cơ hô hấp, mất trí [54].
1.4.3. Giai đoạn cuối.
Mặc dù mức độ và tốc độ tiến triển các triệu chứng ở mỗi bệnh nhân là
khác nhau, nhưng ở giai đoạn cuối hầu hết các bệnh nhân đều mất khả năng đi
lại, sử dụng bàn tay, khả năng nói và nuốt thức ăn.
Khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân thường xuất hiện đầy đủ các triệu
chứng bệnh lý như bại, teo cơ (nhất là ở ngọn chi), tăng phản xạ gân xương,
có phản xạ bệnh lý bó tháp, rung giật các bó sợi cơ, sau đó có triệu chứng tổn
thương nhân dây thần kinh XII, XI, IX, và X hoặc hội chứng liệt giả hành tủy,
không giảm và mất cảm giác. Các triệu chứng bệnh lý này được biểu hiệu cụ
thể như sau:


17

a.

Yếu và teo cơ.
Bại và teo cơ thể hiện rõ nhất ở hai bàn tay, teo cơ đi đôi với giảm sức
cơ, teo cơ kiểu hội chứng Aran-Duchenne, bàn tay lõm, đốt I các ngón tay
thường ở tư thế duỗi. Ở chi trên teo cơ thể hiện rõ ở cẳng tay, cánh tay. Ở chi

dưới teo cơ thể hiện rõ ở trước cẳng chân, sau cẳng chân và các cơ đùi. Ở giai
đoạn nặng thì xuất hiện teo cơ ở cổ và ở mặt, các cơ hô hấp ít bị ảnh hưởng,
giai đoạn cuối mới có khó thở [54,50].
Tế bào thần kinh vận động

Hình 1.3: Hình ảnh tế bào và cơ bị xơ cứng cột bên teo cơ
b.

Rung giật bó/sợi cơ.
Rung giật bó/sợi cơ là triệu chứng mà bệnh nhân cảm thấy rung giật tự
phát các sợi cơ hoặc rung giật cả những bó cơ rất khó chịu, không thể tự kìm


18

chế được. Khu vực xuất hiện nhiều nhất là các cơ ở cánh tay, bả vai, đùi và
đặc biệt ở lưỡi, các sợi cơ rung giật như những con giun nhỏ luôn cựa quậy
trong lưỡi. Rung giật cơ xuất hiện rõ hơn khi có các kích thích vào cơ như gõ
nhẹ, duỗi cơ, kích thích lạnh...Hiện nay, cơ chế xuất hiện các rung giật bó/sợi
cơ vẫn chưa được xác định rõ, có giả thuyết cho rằng do tăng tính nhạy cảm
với Acetylcholin của các đơn vị vận động của cơ chứ không phải do các tế
bào thần kinh vận động ở tủy sống bị kích thích, bằng chứng là khi người ta
phong bế truyền dẫn của các dây thần kinh vận động thì triệu chứng rung giật
cơ vẫn không bị mất đi.
c.

Hội chứng tháp.
Hội chứng tháp do tổn thương hệ tháp nên bệnh nhân có biểu hiện tăng
phản xạ gân xương và bệnh lý bó tháp rõ rệt ngay ở khu vực teo cơ. Những
biểu hiện ban đầu có vẻ giống như triệu chứng của một bệnh thần kinh ngoại

vi đơn thuần, chỉ đến khi liệt và teo cơ nặng mới giảm dần và mất phản xạ gân
xương. Điều này có thể được giải thích bằng sự mất ức chế cung phản xạ do
tổn thương hệ tháp khi cung phản xạ gân xương chưa bị tổn thương nặng, đến
khi cung phản xạ này bị tổn thương nặng mới có biểu hiện giảm và mất phản
xạ gân xương.
Phản xạ bệnh lý bó tháp biểu hiện rõ các phản xạ như Babinski ở chi
dưới, Hoffmann và Rossolimo ở chi trên, các phản xạ tự động ở miệng như
phản xạ gan tay - cằm, hoặc biểu hiện co thắt cơ vòng miệng khi cười, khi
khóc như trong hội chứng liệt giả dạng hành não. Có thể thấy tăng trương lực
cơ hoặc co cứng ở hai chi dưới, trong giai đoạn đầu của bệnh đôi khi có biểu
hiện rung giật xương bánh chè, rung giật bàn chân.


19

d.

Hội chứng hành tủy và giả dạng hành tủy.
Bệnh nhân xơ cứng cột bên teo cơ có thể khởi phát bằng hội chứng hành
tủy, nhưng đa số trường hợp hội chứng hành tủy thường xuất hiện ở giai đoạn
muộn của bệnh. Hội chứng này thường biểu hiện bằng tổn thương dây IX, X,
bệnh nhân nói ngọng, nuốt nghẹn, sặc, màn hầu sa thấp, lưỡi teo nhăn nhúm
như chiếc lá héo. Bệnh nhân vận động lưỡi rất hạn chế, không thè dài lưỡi ra
ngoài được, nhai và nuốt rất khó khăn, nói không rõ những âm cần vận động
lưỡi, giọng nói đơn điệu, ở mức độ nặng bệnh nhân không phát âm được.
Ngoài ra, hàm dưới bệnh nhân trễ xuống, miệng không ngậm kín được, nước
dãi luôn chảy ra và khi nhai thường để vãi thức ăn ra ngoài. Khi tổn thương
lên nhân dây vận động thứ V ở cầu não thì xuất hiện triệu chứng teo các cơ
nhai và giảm sức nhai [33,50,54].
Ở giai đoạn cuối của bệnh có biểu hiện khó thở do yếu các cơ hô hấp (cơ

ngực, cơ liên sườn và cơ hoành), nhịp tim chậm, có thể ngất và ngừng thở,
ngừng tim do tổn thương nhân dây thực vật của dây X.
Nếu tổn thương ở đường dẫn truyền trên nhân cả hai bên (bó gối) thì
xuất hiện hội chứng liệt giả hành tủy có biểu hiện bệnh lý tương tự hội chứng
hành não, nhưng nếu chưa tổn thương các nhân dây thần kinh sọ não nặng thì
chưa có biểu hiện teo cơ lưỡi và chưa mất phản xạ vén màn hầu.

e.

Những triệu chứng bệnh lý khác.
Ngoài những triệu chứng bệnh lý chính ở trên thì ở giai đoạn cuối của
bệnh bệnh nhân xơ cứng cột bên teo cơ còn có thể có các triệu chứng bệnh lý
như sau:

-

Biểu hiện rối loạn tâm thần như thay đổi cảm xúc, dễ khóc, cười vô cớ, giảm
sút trí nhớ nặng.


20

-

Mất cảm giác, nhưng có thể có dị cảm như nóng rát, kiến bò, đau cơ, chuột
rút, căng tức ở các cơ có biểu hiện bệnh lý.

-

Mất kiểm soát trong sự vận động của mắt do thần kinh vận nhãn bị ảnh

hưởng.
1.4.4. Cơ vận nhãn ngoài.
Cơ vận nhãn ngoài của người khỏe mạnh bao gồm lớp trung tâm bao
quanh ổ mắt, và một lớp mỏng lót trên thành ổ mắt. So sánh với người khỏe
mạnh cho thấy cơ vận nhãn ngoài của bệnh nhân xơ cứng cột bên teo cơ
vẫn bảo tồn được chức năng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự t ồn tại của
Laminin đóng vai trò trong việc bảo vệ cơ vận nhãn ngoài ở bệnh nhân xơ
cứng cột bên teo cơ. Laminin là cấu trúc đặc trưng được tìm thấy khớp thần
kinh cơ, trong đó Lnα4 là đồng phân của Laminin, đặc trưng cho khớp thần
kinh cơ chi. Kiểm tra bệnh nhân xơ cứng cột bên teo cơ cho thấy có sự tồn
tại của Lnα4 trong khớp thần kinh cơ vận nhãn, nhưng không thấy Lnα4
tồn tại ở cơ chi [55,56].
Tuy nhiên, thực tế cho thấy xơ cứng cột bên teo cơ cũng có ảnh hưởng
nhỏ, ít được chú ý lên cơ vận nhãn. Kích thước sợi cơ của cơ vận nhãn ở bệnh
nhân xơ cứng cột bên teo cơ thường có sự thay đổi lớn so với người bình
thường, đặc trưng bởi nhóm teo rải rác và phì đại sợi cơ, có sự tăng liên kết
các mô và bị thay thế chất lipid ở khu vực nơi bị mất và teo sợi cơ [55,56,57].
Tuy nhiên các cơ này bị tổn thương ít hơn hẳn so với các cơ ở chân, tay của
bệnh nhân.



Sự suy giảm chuyển động của mắt.
Bệnh nhân xơ cứng cột bên teo cơ có thể gặp khó khăn trong việc thay
đổi tầm nhìn, thay đổi tiêu điểm, độ hội tụ của mắt [58]. Nguồn gốc phôi thai
của cơ vận nhãn khác với nguồn gốc phôi thai của cơ chi, chúng liên tục đổi
mới theo tuổi đời và vẫn duy trì tế bào hoạt động trong thời gian lão hóa [58].


21


Biểu hiện trên cơ vận nhãn có tương quan với sự tiến triển của bệnh, do
đó nó cung cấp một phép đo có giá trị lâm sàng cho việc đánh giá sự tiến triển
của bệnh dựa trên hoạt động của nhãn cầu.


Vai trò của Lactat
Acid lactic là sản phẩm cuối cùng của phản ứng đường phân và là
nguyên nhân gây mỏi cơ. Lactate dehydrogenase (LDH) là enzym có khả
năng oxy-hóa lactat thành pyruvat để nó có thể chuyển vào chu trình Kreb. Ở
cơ vận nhãn có hàm lượng LDH cao và Lactate duy trì sự co cơ khi hoạt động
tăng lên được cho là nguyên nhân chống lại các ảnh hưởng của bệnh xơ cứng
cột bên teo cơ [59].
1.5. Các thể lâm sàng.
1.5.1. Thể điển hình.
Khởi đầu bằng yếu và teo cơ ở bàn tay, cẳng tay một bên và nhanh chóng
lan sang bên kia. Teo cơ lan dần đến cánh tay, vai, lưỡi, cơ hầu-họng, và hai
chi dưới.
Tăng phản xạ gân xương tứ chi.
Dấu hiệu Babinski thường có từ ngay gai đoạn đầu [50].
1.5.2. Thể teo cơ tiến triển.
Thể này hiếm gặp, khoảng một nửa các trường hợp ở thể này có teo cơ
đối xứng ở các nhóm cơ cẳng tay, bàn tay. Ngọn chi thường bị nhiều hơn
gốc chi.
Hay gặp nhất của thể teo cơ tiến triển là thể mạn tính có tính chất di
truyền, phản xạ gân xương thường mất hoặc giảm. Không tìm thấy các dấu
hiệu của bó tháp
Thường có xu hướng tiến triển chậm so với thể khác.
Nam gặp nhiều hơn nữ (tỷ lệ vào khoảng 3,6:1).



22

1.5.3. Thể liệt hành não tiến triển.
Biểu hiện đầu tiên là do yếu các cơ do nhân vận động ở phần thấp thân
não chi phối, bao gồm: cơ hàm, mặt, lưỡi, hầu, họng. Việc yếu các cơ này dẫn
đến các biểu hiện sau:
-

Khó phát âm, dần dần tiếng nói không rõ ràng và khó nói.

-

Phản xạ hầu-họng mất.

-

Rối loạn nhai nuốt: Thức ăn không được nghiền kỹ đọng lại giữa hàm và
răng, cơ hầu-họng yếu không đưa xuống thực quản được. Vì vậy dịch và mẫu
thức ăn thường bị rơi vào thanh quản hoặc mũi.

-

Giật cơ và teo một phần cơ lưỡi.

-

Thường kèm theo triệu chứng giả dạng hành tủy.
Tiến triển tăng dần, cơ hô hấp bị liệt, khó nuốt hoàn toàn, bệnh nhân
thường tử vong sau hai đến ba năm. Thường sau vài tháng các triệu chứng

khác của xơ cứng cột bên teo cơ xuất hiện, hiếm khi các triệu chứng của hành
tủy là duy nhất.
1.5.4. Thể xơ cứng cột bên tiên phát.
Bệnh nhân thường ở độ tuổi 50 đến 60. Lúc đầu thường cứng ở một
chân, sau đó lan sang chân kia, thay đổi dáng đi thường do cứng nhiều hơn do
liệt. Sau vài năm, ngón tay cử động chậm dần, cẳng tay co cứng, giọng nói
thay đổi. Không có rối loạn cảm giác. Khám thấy cơ lực ở chân còn tốt, chủ
yếu là tình trạng co cứng. Chẩn đoán dựa vào tiến triển trên ba năm, không có
biểu hiện của tổn thương tế bào thần kinh vận động ngoại vi.


23

1.6. Cận lâm sàng.
1.6.1. Dịch não-tủy.
Trong hầu hết trường hợp xét nghiệm dịch não-tủy thấy bình thường, số
ít trường hợp thấy tăng nhẹ Protein. [50]
1.6.2. Điện cơ.
Điện cơ có biểu hiện điển hình của rối loạn dẫn truyền thần kinh-cơ, tuy
nhiên đó không phải là biểu hiện riêng của bệnh xơ cứng cột bên teo cơ mà
cũng là biểu hiện của các bệnh lý tổn thương tủy sống khác. Điện cơ khi
không co cơ xuất hiện điện thế rung sợi cơ, khi co cơ tối đa điện cơ có biểu
hiện giảm số lượng đơn vị vận động, tăng biên độ và kéo dài bước sóng điện
thế đơn vị vận động [50].
Đặc điểm điện cơ đồ của bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (theo
Lambert) [54]:
-

Tốc độ dẫn truyền cảm giác (SCV) bình thường.


-

Tốc độ dẫn truyền vận động (MCV) nói chung là bình thường. Tuy nhiên, khi
biên độ của điện thế hoạt động cơ toàn phần (CMAP) giảm mạnh (dưới 30%
so với bình thường) thì tốc độ dẫn truyền vận động có thể giảm nhưng không
được giảm dưới 70% so với trung bình.

-

Khi làm điện cơ kim các điện thế tự phát kiểu co giật sợi cơ và sóng nhọn
dương được thấy ở các cơ thuộc ba chi thể khác nhau hoặc hai chi thể và các
cơ thuộc hành não (coi đầu của bệnh nhân như là một chi thể). Các điện thế
co giật bó cơ có thể thấy ở cơ.

-

Điện thế của đơn vị vận động (MUAP) tăng thời khoảng và biên độ, kết tập
giảm.


24

-

Kiểm tra sóng F ta thấy có hiện tượng giảm tần số sóng F, các sóng F trở nên
đơn điệu về hình dạng. Trong khi đó thời gian tiềm sóng F bình thường. Đôi
khi thời gian tiềm ngoại vi tăng, và do vậy thời gian tiềm sóng F cũng tăng,
nguyên nhân không rõ.

-


Các điện thế gợi cảm giác thân thể (SEPs) bất thường ở khoảng 60% trường
hợp bệnh, và cho tới nay vẫn chưa giải thích rõ ràng, một số nhà nghiên cứu
cho rằng trong bệnh này có tổn thương dẫn truyền cảm giác ở hệ thần kinh
trung ương.
1.6.3. Sinh thiết cơ.
Sinh thiết cơ có hình ảnh teo các sợi cơ giống như teo cơ do các bệnh
thần kinh ngoại vi khác, biểu hiện như trong một bó cơ các sợi cơ đều bị thoái
hoá, không xen kẽ sợi cơ bình thường, nhưng có bó cơ không bị thoái hóa xen
giữa các bó cơ bị thoái hoá. Không có rối loạn đáng kể về cấu trúc của sợi cơ,
không xen lẫn các mô xơ và mỡ vào các cơ.
1.6.4. Xét nghiệm sinh hóa và nước tiểu.
Các xét nghiệm máu không thay đổi gì, có thể có biểu hiện rối loạn
chuyển hóa pyruvat. Xét nghiệm nước tiểu có thể thấy tăng bài tiết creatinin
và giảm creatinin trong nước tiểu.
1.6.5. Chẩn đoán hình ảnh.
Hình ảnh cộng hưởng từ ở các bệnh nhân xơ cứng cột bên teo cơ không
phát hiện tổn thương, một vài trường hợp có thể tăng tín hiệu trên thì T2 ở
não và tủy sống và có thể có teo thùy trán não. Tuy nhiên đây cũng là dấu
hiệu của các bệnh khác như u tủy sống, xơ cứng rải rác (MS), thoát vị đĩa đệm
ở cổ, thoái hóa cột sống cổ.


25

1.7. Chẩn đoán.
Hiện nay vẫn chưa có một phương pháp chẩn đoán nào có thể khẳng
định chắc chắn bệnh xơ cứng cột bên teo cơ từ sớm. Chẩn đoán bệnh chủ yếu
dựa trên lâm sàng do thăm khám được trên bệnh nhân và các xét nghiệm để
loại trừ các bệnh khác.

Vì các triệu chứng của bệnh xơ cứng cột bên teo cơ có thể tương tự như
của nhiều loại bệnh và rối loạn khác, nên thường phải thực hiện thêm các xét
nghiệm thích hợp để loại trừ. Một trong các xét nghiệm này là điện cơ đồ, có
thể hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh, có thể yêu cầu chụp MRI, xét nghiệm
máu và nước tiểu, sinh thiết cơ … nếu nghi ngờ. Ví dụ, trong một vài trường
hợp nếu nghi ngờ bệnh nhân có bệnh cơ chứ không phải bệnh xơ cứng cột bên
teo cơ thì xét nghiệm sinh thiết cơ có thể được thực hiện để hỗ trợ chẩn đoán.
Trong một số trường hợp, các bệnh truyền nhiễm như virus suy giảm
miễn dich ở người HIV, tế bào T bệnh bạch cầu (Human T-cell leukaemia
virus/HTLV), bệnh Lyme, Giang mai, viêm não virus có thể gây ra các triệu
chứng giống bệnh xơ cứng cột bên teo cơ. Các bệnh thần kinh như xơ cứng
rải rác, hội chứng sau bại liệt polio, rối loạn thần kinh vận động nhiều nơi, teo
cơ cột sống, teo cơ hành tủy cũng có thể có triệu chứng giống như xơ cứng
cột bên teo cơ và cần được xem xét trong quá trình thực hiện chấn đoán. Bệnh
nhân cần nhận được sự tư vấn của các chuyên gia thần kinh, để việc chẩn
đoán sai được loại trừ ngay ở khía cạnh lâm sàng.
Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới đã ban hành tiêu chuẩn EEC (El
Escorial Criteria) như là một tiêu chuẩn vàng để phục vụ cho việc chẩn đoán
bệnh xơ cứng cột bên teo cơ. Chi tiết về tiêu chuẩn EEC như sau [32]:


×