Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

“Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta không có, luyện cho ta những tình cảm mà ta sẵn có.”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.65 KB, 3 trang )

Văn chương luôn luôn gửi lại cho loài người một lời nhắn nhủ, một bài văn bao giờ cũng phải có
một ý nghĩa, một cái nhìn, một sự đúc kết, là nơi kết tinh lại những tư tưởng, đạo lý của loài người. Như
Hoài Thanh đã từng viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta không có, luyện cho ta những tình
cảm mà ta sẵn có.” Điều đó quả là không sai.
Vậy văn chương là gì? Văn chương là một khái niệm trừu tượng, ta không thể nhìn thấy nó, ta cũng
không thể chạm vào nó, ta chỉ có thể cảm nhận nó bằng cả một tấm lòng, cả một tâm hồn. Văn chương được
tạo nên từ những sự tinh hoa của nhân loại. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng yêu thương con
người, mở rộng ra là tình yêu thương muôn loài, muôn vật. Chính vì vậy văn chương là hình dung của cuộc
sống muôn hình vạn trạng, là một tấm gương mà soi vào đó ta có thể nhìn thấy cả một thế giới rộng lớn,
muôn màu muôn vẻ. Văn chương giúp ta thấy rằng cuộc sống này thật tươi đẹp biết bao nhưng hơn tất cả,
“Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta không có, luyện cho ta những tình cảm mà ta sẵn có.” Trong
cuộc sống hàng ngày, ai mà chẳng có những tình cảm, cảm xúc thông thường như yêu thương, giận hờn hay
vui, buồn, quí mến…Đó là những tình cảm rất tự nhiên của con người, là những tình cảm mà ai cũng có.
Những tình cảm ấy được tô đậm thêm khi con người ta tiếp xúc với văn chương hay nói cách khác, văn
chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Nhưng không chỉ có vậy, trong cuộc sống, có những cảm xúc
mà con người chưa hề được trải qua nhưng thông qua văn chương ta có thể cảm nhận được hay nói cách
khác, văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có.
Tình cảm gia đình, đó là một tình cảm thiêng liêng, đáng quí trọng của mỗi con người. Đó là tình
cảm mà ai cũng có những chắc hẳn tình cảm đó sẽ đáng quí hơn với mỗi người sau khi đọc bài ca dao:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữa ghi lòng con ơi.”
Sau khi đọc xong bài ca dao trên thì ai trong chúng ta mà chẳng cảm thấy thật biết ơn trước công lao
trời biển của cha mẹ. Cha mẹ là những đấng sinh thành, có ơn dưỡng dục. Công cha được so sánh với núi
ngất trời; nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Hình ảnh “núi cao biển rộng mênh mông” là
những hình ảnh thiên nhiên cao lớn, hùng vĩ và vĩnh cửu đã nói nên rằng công lao của cha mẹ to lớn như
trời biển, không thể nào đo, đếm được. Cha mẹ đã rất khó nhoc, vất vả nhiều bề để nuôi chúng ta khôn lớn,
trưởng thành. Chính vì vậy mà chúng ta phải tạc ghi vào lòng, phải luông làm tròn đạo hiếu; luôn ghi nhớ và
biết ơn công lao của đấng sinh thành.
Không chỉ riêng tình cảm với cha mẹ mà văn chưỡng cũng luyện cho chúng ta tình cảm anh em qua


câu ca dao:
“ Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”
Anh em trong gia đình không phải là người xa lạ. là những người cùng chung sống dưới một mái nhà
và có quan hệ máu mủ, ruột thịt với nhau. Anh và em được ví như tay với chân liền một cơ thể, hỗ trợ cho
nhau như tình anh em không thể chia cắt, sướng khổ có nhau, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu. Anh
em hòa thuận, nương tựa vào nhau để cho cha mẹ vui lòng cũng chính là cách báo hiếu đối với cha mẹ.
Văn chương cũng giúp ta thấm thía hơn về tình bạn, tình nghĩa thầy trò.
“ Đã bấy lâu nay bác tới nhà….”
Đọc xong bài thơ “bạn đến chơi nhà” trên của Nguyễn Khuyến ta như thấy thật cảm động trước tình
bạn chân thành, cởi mở, gần gũi, thân thương giữa hai người bạn có sự đồng điệu về suy nghĩ, tâm hồn. Câu
thơ mở đầu thể hiện sự hồ hởi, vui mững khi người bạn đã lâu mới đến chơi nhà của Ng. Khuyến. Nhưng, 6
câu tiếp sau đó lại đặt ra một hoạt cảnh hết sức trớ trêu thay khi tiếp đãi bạn: không có gì để đãi bạn. Tất cả
mọi thứ dường như đều chưa thể hoặc không thể đem ra để đãi bạn được, ngay cả miếng trầu cũng không
có. Nhưng không phải tất cả mọi thứ đều không có, câu cuối cùng của bài thơ đã thể hiện sự đối lập giữa cái
k có về vật chất với cái có duy nhất là tình bạn. Cụm từ “t vs t” gắn liền với mấy tiếng” bác đến chơi đây”
đã thể hiện rằng hai ng` bạn tuy 2 mà 1, tình bạn chân thành, thắm thiết vượt lên trên mọi giá trị vất chất tầm
thường.


Hay khi đọc xong câu chuyện “Buổi học của cùng “của nhà văn Pháp An-phông-xơ Đô-đê , ta có
thể cảm nhận được tình thầy trò thắm thiết, tình yêu nghề giáo viên của thầy giáo Ha=men cùng yêu nước
sâu nặng của nhân dân vùng An-dát và Lo-ren nói riêng và người dân nước Pháp nói chung.Câu chuyện cảm
động còn thể hiện tình yêu tiếng nói dân tộc tha thiết và ý nghĩa to lớn của tiếng mẹ đẻ: '' .... khi một dân
tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói dân tộc của mình thì chẳng khác gì nắm
được chìa khóa chốn lao tù ... ''.

Văn chương không chỉ bồi dưỡng cho ta về tình cảm gia đình, tình bạn,… nó còn bồi dưỡng thêm

cho ta về tình yêu quê hương, đất nước. Tình yêu đó có thể là tình yêu một thức quà riêng biệt của đất nước
như tác giả Thạch Lam qua văn bản “1 thức quà của lúa non: Cốm” được trích từ tập tùy bút “Hà Nội 36
phố phường”. Văn bản nói về nguồn gốc, giá trị và cách thưởng thức một thứ quà riêng biệt của đất nước:
cốm. Đọc xong văn bản này, ta càng thêm yêu và tự hào hơn về quê hương, đất nước mình với một thứ quà
riêng biệt mà bình dị biết bao!
Ngoài những tình cảm ta sẵn có, văn chương còn giúp ta cảm nhận được những tình cảm ta chưa có,
chưa một lần được trải qua.
Đó có thể là tình yêu thiên nhiên, yêu ánh trăng lung linh huyền ảo, yêu núi rưng, yêu dòng suối
trong lành mát mẻ. Tình yêu đó được gửi gắm vào bài thơ Cảnh khuya cảu HCM:
“……”
4 câu thơ như vẽ lên một buwasc tranh thiên nhiên hết sức tười đẹp nơi núi rừng Việt Bắc thơ mộng.
huyền ảo có trăng có hoa, có suối, có rừng, có cây cổ thụ. Qua miêu tả của BH, duwois ánh trăng kì diệu, ta
như thấy núi rừng VB quả là 1 bức tranh sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp. Chúng ta tuy chưa một lần được tới
Việt Bắc những cũng có thể hình dung ra được nhơ những câu thơ của Bác. Văn chương quả thật gây cho ta
những t/c mà ta chưa có.
Hay là sau khi đọc xong “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” – Xi át tơn, ta có thể thấy được tầm quan
trọng của thiện nhiên và qua đó bồi dưỡng thêm cho ta tình yêu thiên nhiên sâu sắc. “ Ngài phải dạy cho
con cháu rằng mảnh đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng
tôi, và vì thế, chúng phải kính trọng đất đai. Ngài phải bảo chúng rằng đất đai giàu có
được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên. Hãy khuyên bảo
chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai
tức là xảy ra đối với những đứa con của đất. Con ngiười chưa biết làm tổ để sống, con
người giản đơn là một sơi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho
tổ sống đó, tức là làm cho chính mình. ”
Văn chương còn đem lại cho ta sự đồng cảm với những số phận không may mắn như hình ảnh của 2
anh em Thành-Thủy trong câu chuyện “…”. 2 anh em là những đứ trẻ trong sáng, thơ ngây, hồn nhiên và vô
tội như những con búp bê kia. Vậy mà, chỉ vì xích mích giữa người lớn mà hai anh em lại phải rời xa nhau,
mỗi người một nơi. Đó thực sự là một tổn thương vô cùng lớn đối với trẻ em như thành-thủy. Hay như khi
đọc bài cao dao:
“Thân em như trái….”

Đọc bài cao dao lên , ta như thấu hiểu được nỗi khốn khổ của ng` phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ.
Đó là hình ảnh người phụ nữ bị cuộc đời và số phận đưa đẩy khiến họ có một cuộc sống bấp bênh, trôi nổi,
long đong, lận đận, không ôn định; có 1 số phận thật bi thảm, phải phụ thuộc vào người khác, không được
làm chủ cuộc đời, làm chủ số phận của mình. Chúng ta những con ngwoif của thế kỉ 21 đâu có được chứng
kiến số phận của ng` p.nữ xưa nhưng thông qua văn chương, ta lại đồng cảm, xót thương thay cho nhũng
con ng` ấy.
“ Đoạt sao CD độ…”
Sau khi đọc xong bài thơ trên, ta như được sống lại vài thế kỉ trong niềm vui chiến thắng quân xâm
lược cung hào khí ĐÔng A tràn ngập khắp mọi nơi. Cảm giác thật hạnh phúc và vui sướng khi chiến thắng
được quân xâm lược hùng mạnh . Đó là điều ta đâu thể cảm nhận được nếu không có văn chưuowng
Văn chương quả là diệu kì. Nó giúp cho đời soongscuar chúng ta trở nên tươi đẹp biết nhường nào,
nó khiến cho đời sống tâm hồn ta phong phú hơn. Thử hỏi nếu không có văn chương thì cs của ta sẽ tẻ nhạt
biết nhường nào. Hoài Thanh quả là một nhà phê bình văn học xuất sắc cảu nước ta khi đã nói ….. có thể
gây cho ta…..




×