Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Đánh giá tác dụng điều trị bệnh đau thắt lưng do thoái hoá cột sống bằng phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 85 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau thắt lưng là hội chứng thường gặp ở người Việt Nam cũng như trên
thế giới, chủ yếu xảy ra ở lứa tuổi từ 20 đến 60 tuổi (vào thời kỳ con người co
năng suất lao động, cống hiến cao nhất), gặp ở cả nam và nữ. Nên đã ảnh
hưởng đến sức lao động, sản xuất của mỗi cá nhân khi bị đau [1], [2].
Theo tổ chức y tế thế giới cứ 10 người co ít nhất 8 người một lần đau
thắt lưng, còn ở Mỹ hàng năm co 15-20% người đi khám bệnh vì đau thắt
lưng và co khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc do đau thắt lưng [3], [4].
Ở nước ta trong điều tra tình hình bệnh tật, đau thắt lưng chiếm 2%
trong dân, chiếm 17% những người trên 60 tuổi (Phạm Khuê-1979). Theo
Nguyễn Văn Chương (1991), Cao Hữu Hân, Hồ Hữu Lương đau thắt lưng
hông chiếm 27,77% tổng số các bệnh nhân khoa nội thần kinh tại viện quân y
103, theo báo cáo của Nguyễn Văn Đăng tháng 11/1992 số người đi chữa
bệnh này vào các cơ sở như khoa khớp, khoa vật lý trị liệu khoảng 50% so với
điều trị các bệnh khác [5], [6].
Về mặt điều trị đau thắt lưng, y học hiện đại co nhiều phương pháp
khác nhau. Trong đo điều trị nội khoa được đề cập đến từ lâu. Các phương
pháp này co nhược điểm là các thuốc giảm đau chống viêm co khá nhiều tác
dụng phụ ngoài mong muốn ảnh hưởng đến người bệnh. Cùng với sự phát
triển của y học, ngành phục hồi chức năng cũng co nhiều phương pháp điều
trị bệnh lý đau thắt lưng với các phương pháp như: dùng nhiệt, từ trường,
song ngắn, điện phân, siêu âm dẫn thuốc, kéo giãn cột sống thắt lưng,... đã
giải quyết được một phần bệnh sinh, co hiệu quả trong điều trị.
Theo y học cổ truyền đau thắt lưng thuộc phạm vi ''chứng ty'' với bệnh
danh là “Yêu thống ” và co nhiều phương pháp điều trị như: châm cứu, điện
châm, xoa bop bấm huyệt, tác động cột sống, thuốc đông dược. Trong phương


2



pháp châm cứu, phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt được coi là phương
pháp châm cứu hiện đại. Phương pháp này co xuất xứ từ Trung Quốc và đã
được nghiên cứu, ứng dụng tại Việt Nam từ những năm 70, dùng điều trị các
bệnh mạn tính như: hen phế quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm mũi dị ứng.
Hiện nay, phương pháp này đang được áp dụng ở nhiều nơi như: Bệnh viện
châm cứu Trung Ương, Bệnh viện Y học cổ truyền Viêt Nam, Viện quân y
108, 103. Kỹ thuật cấy chỉ catgut vào huyệt đã co nhiều cải tiến so với trước,
thực hiện được trên nhiều mặt bệnh hơn mang lại hiệu quả tốt trong điều trị.
Tuy nhiên, co rất ít các nghiên cứu tiến hành để đánh giá một cách khoa học
tác dụng của cấy chỉ trong điều trị các bệnh. Để gop phần cung cấp các thông
tin, các minh chứng khoa học về hiệu quả của phương pháp này cho các thầy
thuốc lâm sàng tham khảo trong quá trình điều trị, chúng tôi tiến hành đề tài
“Đánh giá tác dụng điều trị bệnh đau thắt lưng do thoái hoá cột sống bằng
phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt” với hai mục tiêu:
1.

Đánh giá tác dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động của phương
pháp cấy chỉ catgut vào huyệt trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái
hoá cột sống.

2.

Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp cấy chỉ catgut
vào huyệt trong điều trị lâm sàng.


3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đau thắt lưng theo y học hiện đại:
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu vùng thắt lưng [7], [8].
1.1.1.1. Cột sống thắt lưng:
Đoạn cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống, 4 đĩa đệm chuyển đoạn. Đây
là nơi chịu tải 80% trọng lượng cơ thể, và co tầm hoạt động rộng theo mọi
hướng. Để đảm bảo chức năng nâng đỡ, giữ cho cơ thể ở tư thế đứng thẳng,
cột sống thắt lưng hơi cong về phía trước với các goc:
- Goc cùng tạo bởi đường thẳng ngang và đường thẳng chạy qua mặt
trên: 30 độ.
- Goc thắt lưng cùng tạo bởi trục L5 và S1: 140 độ.
- Goc nghiêng xương chậu tạo bởi đường thẳng ngang với đường thẳng
nối giữa ụ nhô với bờ trên xương mu (Hình ảnh cột sống thắt lưng - phụ lục)
1.1.1.2. Cấu tạo đĩa đệm - Khớp liên cuống:
- Đĩa đệm: Nằm trong khoang gian đốt, là một cấu trúc không xương
kết nối hai thân đốt trong trụ cột nước. Cấu trúc của đĩa đệm rất đặc trưng
gồm hai phần:
+ Phần trung tâm ( nhân nhày): Gồm chất căn bản keo, nhân nhày chứa
80% nước, co đặc tính hút nước mạnh, không co mạch máu và thần kinh ở
nhân nhày, nhân nhày liên kết chặt chẽ với các vòng sợi ngoại vi.
+ Phần ngoại vi: Là những bo sợi tạo nên những vòng sợi đồng tâm.
Cấu trúc này làm tăng sức bền, giúp vòng sợi chịu đựng được những áp lực
lớn. Sự nuôi dưỡng ở những đĩa đệm nghèo nàn chủ yếu bằng phương pháp
thẩm thấu.
- Khớp liên cuống: Các khớp liên cuống tạo thành hai trụ cột sau của
cột sống. Khớp liên cuống là những khớp thực thụ gồm: bao khớp sụn khớp


4


và bao hoạt dịch; mỏm khớp trên nằm ở bờ trên của lá sống, viền sụn mặt
khớp nằm ở giữa phía sau, mỏm khớp nằm ở bờ dưới cung sống, viền sụn mặt
khớp ở phía trước và hai bên, bao khớp cấu tạo bằng những sợi đàn hồi. Khi
giảm chiều cao khoang gian đốt sẽ dẫn tới hiện tượng dịch chuyển diện khớp
và bao khớp phải chịu một lực căng mạnh.

Hình 1.2: Đốt sống thắt lưng và đĩa đệm [9]
1.1.1.3. Cơ - dây chằng:
- Cơ vận động cột sống:
Gồm hai nhom chính: Nhom cơ cạnh cột sống và nhom cơ thành bụng:
+ Nhom cơ cạnh cột sống: Tác dụng làm duỗi cột sống, đồng thời co
thể phối hợp với nghiêng, xoay cột sống.
+ Nhom cơ thành bụng: gồm co:
 Cơ thẳng: Là cơ gập thân người rất mạnh.
 Nhom cơ chéo: Các cơ chéo co chức năng xoay thân người, khi xoay
sang bên trái cần cơ chéo ngoài phải và cơ chéo trong trái hoạt động và ngược lại.
- Dây chằng cột sống: Các dây chằng giúp cho cột sống vững vàng
đồng thời hạn chế những vận động quá mức của cột sống. Dây chằng dọc
trước và dây chằng dọc sau là hai dây chằng dài nhất, đều bắt đầu từ xương
chẩm chạy tới xương cùng.


5

Hình 1.3: Dây chằng cột sống [10]
1.1.1.4. Lỗ liên đốt - sự phân bố thần kinh cột sống:
- Lỗ liên đốt sống:
Rễ thần kinh thoát ra khỏi ống sống qua lỗ liên đốt.
- Phân bố thần kinh cột sống:
Từ phía trong rễ thần kinh chọc thủng màng cứng đi ra ngoài tới hạch

giao cảm cạnh sống tách ra hai nhánh:
+ Nhánh trước: Phân bố cho vùng trước cơ thể.
+ Nhánh sau: Phân bố cho da, cho cơ vùng lưng cùng bao khớp và diện
ngoài của khớp liên cuống.
+ Nhánh màng tủy: Đi từ hạch giao cảm, chui qua lỗ liên đốt vào ống
sống, chi phối cho các thành phần bên trong bao gồm khớp liên cuống, dây
chằng dọc sau, bao tủy. Do co sự liên quan về giải phẫu nên bất cứ sự thay đổi
nào của những thành phần liên quan ở lỗ liên đốt sẽ kích thích rễ thần kinh
gây ra đau đớn.


6

Hình 1.4: Thần kinh cột sống lưng [11]
1.1.2. Khái niệm về đau thắt lưng.
Đau thắt lưng là một hội chứng biểu hiện bằng hiện tượng đau ở vùng
được giới hạn từ ngang đốt sống thắt lưng 1 ở phía trên và ngang đĩa đệm đốt
sống thắt lưng V và ở cùng 1 ở phía dưới, bao gồm da, mô dưới da, cơ xương
và các bộ phận ở sâu. Đau co thể kèm theo biến dạng, hạn chế vận động hoặc
không. Đau vùng thắt lưng do nhiều nguyên nhân gây nên, đòi hỏi phải xác
định nguyên nhân thì điều trị mới co kết quả. Tuy nhiên chỉ co 10- 15%
trường hợp đau thắt lưng là xác định được nguyên nhân do đo việc phân loại
đau thắt lưng quan trọng hơn là chẩn đoán [1], [12],[13], [14].

1.1.3. Nguyên nhân gây đau thắt lưng.
Đau thắt lưng là hội chứng bệnh lý gặp trong nhiều chuyên khoa khác
nhau co nguyên nhân rất phức tạp.


7


Chỉ co 10- 15% số trường hợp đau thắt lưng xác định được nguyên
nhân, còn tới 85- 90% số trường hợp đau thắt lưng không tìm được nguyên
nhân chính xác, người ta gọi là đau thắt lưng cơ năng. Những bệnh nhân này
chỉ co hiện tượng đau và hạn chế vận động cột sống thắt lưng nhưng không co
rối loạn về cận lâm sàng và X quang. Co rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến đau
thắt lưng, trong đo co các vấn đề về kinh tế, xã hội, tâm lý. Do đo đau lưng
không thể coi chỉ là một bệnh của y học mà còn là phức hợp các yếu tố: tâm
sinh lý, xã hội trong đo yếu tố tâm lý là rất quan trọng [15], [16], [17], [18].
Co thể chia nguyên nhân gây đau thắt lưng làm 4 nhom sau[1], [15].
1.1.3.1. Nhóm nguyên nhân do viêm, u, chấn thương, loạn sản:
+ Do chấn thương:
Bệnh nhân đau vùng thắt lưng, co tiền sử chấn thương, X quang vùng
cột sống thắt lưng co hình ảnh mẻ, nứt, gẫy, di lệch một hoặc nhiều đốt sống.
+ Do viêm:
- Viêm do vi khuẩn: Đứng hàng đầu là trực khuẩn lao, sau là các vi
khuẩn như tụ cầu, thương hàn, phế cầu.
- Viêm do các bệnh khớp: Viêm cột sống dính khớp…
+ Do u:
- Do ung thư di căn
- Các khối u lành tính của xương, màng não tủy, tủy, đặc biệt là u máu
quanh đốt sống co thể gây hủy xương tăng dần nên dễ nhầm với u ác tính.
+ Do các bệnh loạn sản và rối loạn chuyển hoa.
+ Do các bệnh máu gây tổn thương xương.
1.1.3.2. Các nguyên nhân do thay đổi cấu trúc đốt sống và đĩa đệm:
+ Thoái hoa:


8


Thoái hoa đốt sống vùng thắt lưng xuất hiện sớm hơn đoạn khác của
cột sống và là nguyên nhân hay gặp của đau vùng thắt lưng.
- Hư khớp đốt sống: Thường gặp ở người trên 40 tuổi.
- Hư đĩa đệm cột sống: là nguyên nhân quan trọng của tình trạng đau
thắt lưng các loại.
+ Do tình trạng mất vôi của đốt sống:
- Loãng xương.
- Mất chất vôi rải rác tạo nên các ổ khuyết: Bệnh Kahler u tuyến cận
giáp, ung thư di căn.
+ Do cốt sống đặc xương.
+ Do các dị dạng bẩm sinh hay thứ phát vùng thắt lưng:
- Chứng gai đôi, cùng hoa thắt lưng V, thắt lưng hoa S1.
- Trượt đốt sống ra trước.
- Các dị dạng khác: cột sống dính hai đốt thành một khối.
1.1.3.3 Đau thắt lưng do bệnh nội tạng:
Đau thắt lưng do nhom nguyên nhân này co đặc điểm chung là đau cả
vùng không xác định được vị trí rõ rệt, đau cả hai bên hoặc một bên đốt sống.
Khám không thấy thay đổi hình thái cột sống, các vận động cột sống bình
thường (cúi, ngửa, nghiêng, quay), không co phản ứng co cạnh cơ cột sống.
Co các dấu hiệu kèm theo của bệnh nội tạng.
1.1.3.4. Các nguyên nhân khác:
+ Đau thắt lưng do tư thế nghề nghiệp: một số bệnh nghề nghiệp, tư thế
co thể gây đau thắt lưng như công nhân bốc vác, nghệ sỹ xiếc, múa, lực sỹ cử
tạ. Nguyên nhân gây ra đau thắt lưng là tình trạng thoái hoa thứ phát các đĩa
đệm cột sống.
+ Đau thắt lưng do tâm thần.


9


1.1.4. Các yếu tố liên quan.
Một số nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra co vài yếu tố quan trọng trong
bệnh học của đau thắt lưng. Các yếu tố liên quan được tìm thấy như:
+ Bệnh nghề nghiệp: nâng một vật nặng ở tư thế co lưng về phía trước và
xoay lưng; tiếp xúc với độ rung: lái xe tải hạng nặng, máy công nghiệp.
+ Thay đổi tư thế cột sống như ưỡn, vẹo cột sống với biên độ nhỏ hơn
60° thì không làm tăng nguy cơ gây đau thắt lưng.
+ Chấn thương là nét đặc trưng đa dạng trong bệnh đĩa đệm vùng thắt
lưng, bệnh nhân mắc bệnh cột sống thường liên quan với một sang chấn trước
đo, sang chấn này gây ra một sức căng nhẹ vùng thắt lưng rồi tiến triển thành
bệnh trầm trọng. Co lẽ sang chấn thúc đẩy thoái hoa đĩa đệm nặng thêm
nhưng hiển nhiên không nhất thiết gây đau thắt lưng khi đa số bệnh nhân phủ
nhận co tiền sử về sang chấn.
+ Các yếu tố khác: nghiện rượu, điều kiện làm việc, tư thế ngồi làm việc
không thoải mái và yếu tố tâm lý. Yếu tố tâm lý co thể là nguyên nhân dẫn đến
đau lưng nhưng đồng thời no cũng làm cho đau kéo dài, chính vì vậy mà nhiều
người cho rằng khi khám và điều trị đau lưng cần chú ý đến yếu tố này.
1.1.5. Cơ chế gây đau thắt lưng.
Đau thắt lưng là triệu chứng của bệnh, do nhiều nguyên nhân khác nhau
gây ra. Tuy vậy co 3 cơ chế gây đau thắt lưng sau [1], [12], [19], [20]:

1.1.5.1. Cơ chế hóa học:
Theo cơ chế này đau thắt lưng là sự kích thích các đầu mút thần kinh của
các cấu trúc nhạy cảm như dây chằng dọc sau, màng tủy, bao khớp liên cuống,
rễ thần kinh… Chất kích thích được giải phong ra từ những tế bào viêm hoặc
những tế bào của tổ chức tổn thương. Các chất kích thích hoa học bao gồm:
hydrogen hoặc các enzyme. Những chất này kích thích trực tiếp các đầu mút


10


thần kinh của các cấu trúc nhạy cảm gây nên triệu chứng đau, nong với tính
chất, vị trí và cường độ đau không thay đổi khi thay đổi tư thế cột sống. Đau
theo cơ chế này chỉ co thể giảm hoặc loại bỏ bằng 2 cách: giảm các chất kích
thích hoa học (vai trò của các thuốc chống viêm) và giảm tính nhạy cảm của
các receptor của các cấu trúc nhạy cảm (tác dụng của phong bế rễ thần kinh).
1.1.5.2. Cơ chế cơ học:
Cơ chế này được noi đến nhiều và cũng là cơ chế chủ yếu gây đau thắt lưng
ở nhiều bệnh nhân. Áp lực cơ học quá mức ảnh hưởng tới chức năng sinh lý của
đĩa đệm, khớp liên cuống và các tổ chức phần mềm xung quanh cột sống. Kích
thích cơ học gây đau như thế nào còn chưa rõ. Theo Nikola Budog khi các bo sợi
của dây chằng, bao khớp bị kéo căng sẽ làm hẹp, biến dạng khoảng trống giữa các
bo Collagen, các sợi thần kinh bị kích thích do bị ép giữa các bo Collagen. Đau
thắt lưng theo cơ chế này co đặc điểm là đau như nén ép, châm chích, như dao
đâm, đau thay đổi cả về cường độ, và tần số khi thay đổi tư thế cột sống.
1.1.5.3. Cơ chế phản xạ đốt đoạn:
Co một sự liên quan về giải phẫu giữa thần kinh cảm giác nội tạng với thần
kinh tủy sống. Khi nội tạng ở trong ổ bụng bị tổn thương thì không những gây đau
bụng ở tạng mà còn co thể lan tới vùng cột sống co cùng khoanh tủy chi phối.
Như vậy, đau thắt lưng co thể do một, hai hoặc cả ba cơ chế kết hợp, việc xác định
được cơ chế đau sẽ giúp cho việc tìm nguyên nhân được dễ hơn và điều trị co kết
quả tốt hơn.
1.1.6. Phân loại đau thắt lưng:
Đau thắt lưng là hội chứng của nhiều bệnh, thuộc nhiều chuyên khoa khác
nhau, vì vậy việc phân loại còn chưa thống nhất, co cách phân loại dựa theo thời gian


11

đau, co cách phân loại dựa theo nguyên nhân, co cách phân loại dựa vào đặc điểm lâm

sàng. Cách phân loại theo phương pháp Mooney hiện nay thường được sử dụng [14].
 Phân loại theo Mooney
Bảng 1.1. Phân loại đau thắt lưng theo phương pháp Mooney

1

Cấp tính

2

Bán cấp

3

Mạn tính

1.1 Đau thắt lưng dưới 7 ngày, không lan
1.2 Đau thắt lưng dưới 7 ngày, lan xuống đùi
1.3 Đau thắt lưng dưới 7 ngày, lan xuống chân
2.1
2.2
2.3
3.1
3.2
3.3

Đau thắt lưng từ 7 ngày- 3 tháng, không lan
Đau thắt lưng từ 7 ngày- 3 tháng, lan xuống đùi
Đau thắt lưng từ 7 ngày- 3 tháng, lan xuống chân
Đau thắt lưng trên 3 tháng, không lan

Đau thắt lưng trên 3 tháng, lan xuống đùi
Đau thắt lưng trên 3 tháng, lan xuống chân

1.1.7. Điều trị.
Những trường hợp tìm thấy nguyên nhân thì việc điều trị phải căn cứ
vào nguyên nhân thì việc điều trị phải căn cứ vào nguyên nhân. Nhìn chung
điều trị đau thắt lưng được chia ra làm 2 phương pháp: bảo tồn và điều trị
phẫu thuật.
1.1.7.1. Nguyên tắc chung [1], [10], [21]:
- Nghỉ ngơi và bất động khi đau nhiều.
- Dùng thuốc giảm đau.
- Dùng thuốc giãn cơ khi co co cơ.
- Kết hợp điều trị vật lý, châm cứu, bấm huyệt.
- Sử dụng một số biện pháp khi cần: tiêm ngoài màng cứng, tiêm vào
đĩa đệm, kéo giãn cột sống.
- Phẫu thuật trong một số trường hợp khi cần.
- Điều trị nguyên nhân.


12

1.1.7.2. Điều trị bảo tồn:
 Điều trị bằng thuốc [1], [12]
Gồm các thuốc giảm đau, giãn cơ, an thần, vitamin nhom B.
- Thuốc chống viêm giảm đau: chủ yếu là các thuốc chống viêm giảm
đau không steroid.
- Thuốc giãn cơ, an thần: co tác dụng giãn cơ, tăng tuần hoàn, giảm
đau, an thần nhẹ.
Chủ yếu tác động tới các cơ vân co thắt.
- Vitamin nhom B liều cao co tác dụng giảm đau chống viêm, chống

thoái hoa thần kinh.
 Điều trị bảo tồn không dùng thuốc:
Phương pháp vật lý trị liệu:
+ Phương pháp nhiệt: bo paraphin, chiếu tia hồng ngoại, chườm nong.
Tác dụng giảm đau, chống co cơ, giãn mạch, tăng chuyển hoa và dinh dưỡng
tại chỗ. Chỉ định sau giai đoạn cấp.
+ Dùng dòng cao tần trị liệu: tác dụng co thể chuyển năng lượng điện
thành nhiệt năng trong tổ chức cơ thể làm tăng nhu cầu oxy, dinh dưỡng, tăng
giáng hoa, tăng hoạt tính mao mạch, tác dụng giảm đau, an thần giãn cơ.
+ Xoa bop: tạo cảm giác thư giãn tại chỗ, giãn cơ, giãn nở mao mạch,
tăng lưu thông tuần hoàn máu và bạch huyết, giúp di chuyển chất tích tụ, làm
giảm đau, giảm tình trạng căng thẳng tâm thần [22].
 Một số phương pháp điều trị chuyên biệt [22]:
- Kéo giãn cột sống thắt lưng: dưới tác dụng của lực kéo giãn, áp lực
trọng tải ở khoang đĩa đệm, giãn mạch, tạo điều kiện chuyển dịch hướng tâm
cho nhân nhày đĩa đệm, giúp làm rộng khoang gian đốt, giải phong chèn ép rễ
thần kinh.
- Các phương pháp phong bế:
+ Phong bế cạnh sống: Tiêm Novocain vào các điểm đau cạnh sống.
+ Phong bế rễ thần kinh ở lỗ ghép.
+ Phong bế ngoài màng cứng.


13

1.1.7.3. Điều trị phẫu thuật:
Phương pháp phẫu thuật điều trị đau thắt lưng được chỉ định trong các
trường hợp:
- Các di lệch đốt sống, chèn ép tủy sống, hội chứng đuôi ngựa.
- Phẫu thuật làm cứng, cố định từ hai đốt sống trở lên khi co nguy cơ

lún đốt sống, gù vẹo.
- Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép tủy sống hoặc thần kinh nặng.
- Hẹp ống sống gây ép tủy sống.
1.2. Chứng yêu thống theo YHCT.
Đau thắt lưng trong YHCT gọi là chứng yêu thống đã được người xưa
mô tả rất rõ trong các y văn cổ. YHCT cho rằng: thắt lưng là phủ của thận,
thận chủ tiên thiên làm cho cơ thể cường tráng, thận hư sẽ làm cho con người
mệt mỏi trước tiên là vùng thắt lưng. Cho nên đau thắt lưng co liên quan mật
thiết với thận. Trên lâm sàng thấy đau thắt lưng trước tiên phải xem xét tạng
thận co thể bị hư tổn hay không.
Các đường kinh mạch chạy từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên đều đi
qua vùng thắt lưng. Trong đo kinh túc thái dương bàng quang ở lưng co 4
đường quan hệ rất rộng với vùng thắt lưng. Xem xét sự kết hợp giữa nội tạng
và kinh mạch ta co thể biết được nguyên nhân gây ra đau thắt lưng, về nội tạng
thì thận hư, về kinh mạch thì phần lớn do các kinh túc thái dương, túc thiếu âm,
đới mạch cảm thụ ngoại tà mà hay gặp là phong tà, hàn tà, thấp tà hoặc do chấn
thương gây ra. Tạng phủ và kinh lạc co liên hệ mật thiết với nhau nên khi tinh
khí của thận bất túc khiến cho ngoại tà xâm nhập vào, ngược lại ngoại tà xâm
nhập co thể ảnh hưởng đến thận khí [23], [24], [25], [26].
1.2.1. Nguyên nhân theo YHCT.
- Cảm thụ ngoại tà: trong nội kinh đã mô tả nguyên nhân của chứng tý
chủ yếu là do ảnh hưởng của hàn tà, thấp tà. Vì là vùng thắt lưng nằm ở nửa


14

dưới cơ thể do đo bệnh thường là do hai yếu tố của hàn tà và thấp tà kết hợp
với nhau gây nên. Hàn thấp là âm tà nên hay gây bệnh vùng dưới của cơ thể,
hơn nữa thận thuộc thủy nên hàn tà hay vào thận. Thận hư gây đau lưng, đồng
thời thận dương hư làm tăng ảnh hưởng của hàn thấp đối với đau lưng.

Như vậy, bệnh nhân do ở nơi ẩm lạnh, hoặc lội nước, dầm mưa, hoặc
mệt nhọc ra mồ hôi nhiều cảm nhiễm tà khí hàn thấp đến nỗi kinh mạch bị
nghẽn tắc, khí huyết không lưu thông gây đau lưng. Ngoài ra co khi cảm
nhiễm tà khí thấp nhiệt, khí trệ, huyết ứ gây đau lưng.
- Vấp ngã tổn thương: co tiền sử bị ngoại thương hay lao lực kéo dài,
khí huyết vận hành không tốt, khí trệ huyết ứ, mạch lạc không thông cũng gây
đau lưng.
- Mệt nhọc quá độ: vốn người mệt nhọc hoặc tuổi cao, thể lực yếu, mắc
bệnh quá lâu sức khỏe kém đến nỗi thận tinh sút kém gây nên đau lưng. Sách
nội kinh viết: “lưng là phủ của thận, làm việc quá sức không kham nổi thì
thận bị yếu” [23], [24], [25], [26].
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh.
Dinh vệ của con người, dinh cùng huyết hành trong mạch, vệ cùng khí
hành ngoài mạch, dinh huyết tuần hoàn trong người không nghỉ, năm mươi
vòng thì lặp lại, âm dương co tương quan với nhau như một cái vòng không
dứt đoạn. Dinh là tinh của thủy cốc, điều hòa ở ngũ tạng tưới khắp lục phủ.
Vệ khí là tinh của thủy cốc đi ngoài mạch, ở trong da ở giữa các thớ thịt, để
trong ngoài, trên dưới lục phủ ngũ tạng đều được nuôi dưỡng bởi tinh khí của
thủy cốc, ở người lao động mệt nhọc, làm việc tại nơi ẩm thấp thì hàn thấp ở
ngoài xâm phạm vào cơ thể lưu lại ở khoảng giữa mạch lạc với bì phu hoặc ở
lại ngũ tạng, thì sự vận hành của dinh vệ ứ trệ, khí huyết không lưu thông thì
sinh chứng tý [24], [25].
1.2.3.1. Yêu thống thể hàn thấp:


15

Chứng trạng chủ yếu: vùng lưng co cảm giác lạnh, nặng, xoay chuyển
kho khăn, trước đau nhẹ, dần dần đau nặng, nằm ngồi yên tĩnh cũng không đỡ
đau, thay đổi thời tiết đau tăng, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch phù khẩn.

1.2.3.2. Yêu thống thể thấp nhiệt:
Đau vùng lưng, nơi đau co cảm giác nong, tiểu tiện đỏ, rêu lưỡi vàng,
mạch nhu sác.

1.2.3.3. Yêu thống thể huyết ứ:
Đau lưng cố định không di chuyển, nhẹ thì kho cúi ngửa được, nặng thì
đau tăng lên khi xoay chuyển, nơi đau cự án, bệnh nhân co tiền sử chấn
thương, chất lưỡi tối xạm, hoặc co điểm ứ huyết, mạch tế sáp.
1.2.3.4. Yêu thống thể can thận hư:
Đau lưng, đầu gối mỏi vô lực, lao động thì đau lưng tăng lên, nghỉ ngơi
đau giảm. Thiên về dương hư thì bụng co cứng, mặt nhợt, chân tay lạnh, chất
lưỡi nhợt, mạch trầm tế. Thiên về âm hư thì tâm phiền mất ngủ, miệng ráo, họng
khô, sắc mặt hồng, lòng bàn tay, bàn chân ấm, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.
1.2.4. Điều trị theo y học cổ truyền.
Cũng giống như YHHĐ, YHCT co nhiều phương pháp điều trị chứng
yêu thống mang lại hiệu quả cao. Nhìn chung việc điều trị chia làm 2 phương
pháp chính: dùng thuốc và không dùng thuốc.
1.2.4.1. Phương pháp dùng thuốc:
Trong YHCT mỗi thể bệnh co một pháp điều trị đặc thù với nhiều bài
thuốc cho mỗi thể bệnh [27]:


16

- Thể hàn thấp: Dùng bài “ Can khương thương truật thang” gia giảm.
- Thể thấp nhiệt dùng bài “ gia vị Nhị diệu thang”.
- Thể huyết ứ dùng bài: “ Tứ vật thang gia vị”.
- Thể thận hư:
+ Dùng bài: “ Độc hoạt tang ký sinh thang”.
+ Thiên về thận âm hư dùng bài: “ Tả quy hoàn”.

+ Thiên về thận dương hư dùng bài: “ Hữu quy hoàn”.
1.2.4.2. Phương pháp không dùng thuốc:
 Xoa bop bấm huyệt [28], [29].
Theo YHHĐ, là một kích thích vật lý tác động tại chỗ vào da, cơ, thần
kinh, mạch máu. Ngoài tác dụng tại chỗ là giảm đau, giãn cơ, tăng cường dinh
dưỡng và lưu thông tuần hoàn thì xoa bop bấm huyệt còn co tác dụng toàn
thân thông qua cơ chế thần kinh thể dịch.
Theo YHCT, xoa bop thông qua tác động vào huyệt và kinh lạc (kinh
cân) co thể đuổi ngoại tà, điều hòa dinh vệ, thông được kinh lạc, điều hòa
chức năng tạng phủ, chữa được khỏi bệnh tật.
 Châm cứu:
Theo quan niệm của YHCT: “bất thông tắc thống” cho nên khi tà khí
xâm phạm vào kinh lạc khiến khí huyết tắc trở mà gây đau, châm cứu co tác
dụng làm thông kinh lạc khiến cho khí huyết được lưu thông thì hết đau
“thông tắc bất thống” [14], [30], [31].
Theo YHHĐ, tác dụng của tiết đoạn thần kinh vì huyệt nằm tại nơi đau
và tập trung nhiều đầu mút thần kinh, theo cơ chế thể dịch: châm cứu co tác
dụng làm tăng tiết beta – endorphin co tác dụng làm tăng ngưỡng chịu đau.
Ngoài ra châm cứu co tác dụng làm giãn cơ giúp tăng cung cấp máu và oxy
tại chỗ do đo co tác dụng giảm đau [30], [31].
 Phương pháp cấy chỉ vào huyệt:
- Đại cương về phương pháp cấy chỉ


17

Cấy chỉ là phương pháp điều trị bằng luồn chỉ, chôn chỉ, thắt gút chỉ
dưới huyệt, còn gọi là “huyệt vị xuyên tuyến, mai tuyến, kết trác liệu pháp”,
là phương pháp dùng chỉ tự tiêu trong y khoa (chỉ catgut) lưu lại một huyệt
trên kinh lạc nào đo, mục đích gây kích thích lâu dài để gây tác dụng trị

liệu. Cấy chỉ là một phương pháp châm cứu đặc biệt. Đây là một bước tiến
mới của châm cứu kết hợp với YHHĐ. Phương pháp này được áp dụng từ
những năm 70 [32].
- Cơ chế tác dụng của phương pháp cấy chỉ catgut:
Cấy chỉ là cũng là một phương pháp châm cứu, no là sự kết hợp giữa
hai nền Y học (YHHĐ và YHCT), là một bước phát triển của châm cứu truyền
thống. Do vậy giải thích về cơ chế tác dụng của cấy chỉ cũng chính là cơ chế
tác dụng của châm cứu [33].
- Cơ chế tác dụng của châm cứu theo YHHĐ:
Cho đến nay co rất nhiều nghiên cứu và học thuyết giải thích về cơ chế
tác dụng của châm cứu, tuy nhiên hiện nay co hai học thuyết chính đo là:
Học thuyết thần kinh:
+ Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới co tác dụng
ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý.
+ Hiện tượng chiếm ưu thế của Utomski: Khi co một luồng xung động
với kích thích mạnh hơn, liên tục hơn sẽ kìm hãm, dập tắt kích thích với luồng
xung động yếu hơn.
Do vậy mà khi châm cứu sẽ gây ra tác dụng giảm đau trên lâm sàng?
+ Nguyên lý về cơ năng sinh lý linh hoạt của hệ thần kinh Widekski:
Theo nguyên lý này khi châm cứu sẽ gây ra một kích thích mạnh sẽ làm cho
hoạt động thần kinh chuyển sang quá trình ức chế nên bớt đau.
+ Lý thuyết về đau của Melzak và Wall (cửa kiểm soát 1995): Cơ sở của
thuyết này là dựa trên tương quan tốc độ lan truyền xung động xuất hiện sau khi
châm kim vào các điểm co hoạt tính cao, kết quả làm mất cảm giác đau.


18

Vai trò của thể dịch, nội tiết và các chất trung gian thần kinh: Châm cứu
đã kích thích cơ thể tiết ra các chất Endorphin là một polypeptide co tác dụng

giảm đau rất mạnh và mạnh gấp nhiều lần morphin.
- Cơ chế tác dụng của châm cứu theo YHCT:
Theo YHCT sự mất thăng bằng âm dương dẫn tới sự phát sinh ra bệnh
tật và cơ chế tác dụng của châm cứu cơ bản là điều hòa âm dương.
Bệnh tật phát sinh ra làm rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh
lạc, do vậy tác dụng cơ bản của châm cứu là điều chỉnh cơ năng hoạt động
của hệ kinh lạc.
- Một số tác dụng của cấy chỉ catgut:
Theo nhiều tài liệu, sau khi dùng chỉ catgut cấy vào huyệt rồi đo sự
thay đổi sinh hoa bên trong cơ thể, người ta nhận thấy sự đồng hoa của cơ
tăng cao, còn sự dị hoa của cơ lại giảm đi, kèm theo tăng cao protein và
hydratcarbon ở cơ, giảm acid lactic, cũng như giảm sự phân giải acid ở cơ từ
đo tăng chuyển hoa và dinh dưỡng của cơ. Thông qua quan sát đối chiếu, sau
khi cấy chỉ thấy lưới mao mạch tăng, huyết quản tân sinh, lượng máu lưu
thông tăng nhiều, tuần hoàn máu cũng được cải thiện ở vùng chi của bệnh
nhân, làm cho vùng chi này co điều kiện dinh dưỡng hơn đồng thời sợi cơ
tăng nhiều tạo thành một bo. Đối với cơ lỏng lẻo thì cấy chỉ co tác dụng làm
khít chặt lại, bên trong lớp cơ còn co thể phát triển các sợi thần kinh mới [32].
- Phương pháp chọn huyệt cấy chỉ.
Cấy chỉ là một phương pháp châm cứu đặc biệt trên cơ sở kết hợp giữa
châm cứu YHCT với YHHĐ, no là một bước tiến, bước phát triển của YHCT.
Trên cơ sở đo, phác đồ huyệt vị dùng trong cấy chỉ cũng tuân thủ theo lý luận
của YHCT (học thuyết âm dương, ngũ hành, tạng phủ, kinh lạc…). Ngoài ra
còn chọn huyệt theo lý luận sinh lý- giải phẫu- thần kinh [32], [33], [34], [35].
* Lấy huyệt theo lý luận của YHCT:
Theo lý luận của YHCT, châm cứu và cấy chỉ co tác dụng làm cho khí
huyết vận hành thông suốt trong kinh mạch, đạt được kết quả chống đau và


19


khống chế rối loạn sinh lý của các tạng phủ. Tùy bệnh tình cụ thể co thể dùng
các cách chọn huyệt sau:
+ Chọn huyệt tại chỗ (cục bộ thủ huyệt): nghĩa là bệnh chỗ nào lấy
huyệt ở chỗ đo, các huyệt này còn được gọi là a thị huyệt hoặc là huyệt ở một
đường kinh (lấy huyệt bản kinh) hoặc lấy các huyệt nhiều đường kinh một
lúc. Phương pháp chọn huyệt này co tác dụng giải quyết cơn đau tại chỗ, giải
quyết các hiện tượng viêm nhiễm.
+ Chọn huyệt theo kinh còn gọi là “Tuần kinh thủ huyệt”, đây là
phương pháp chọn huyệt riêng biệt của châm cứu. Bệnh ở vị trí nào, thuộc
tạng phủ nào, hay kinh nào rồi theo đường kinh đo lấy huyệt sử dụng.
Muốn sử dụng các huyệt theo kinh cần chẩn đoán đúng bệnh các tạng
phủ, đường kinh, thuộc các đường đi của kinh và các huyệt của kinh đo.
+ Chọn huyệt lân cận nơi đau (lân cận thủ huyệt) nghĩa là lấy huyệt
xung quanh nơi đau, thường hay phối hợp với các huyệt tại chỗ.
* Lấy huyệt theo lý luận sinh lý- giải phẫu - thần kinh:
Tại huyệt cơ quan nhận cảm được phân phối nhiều hơn vùng kế cận.
Cơ quan nhận cảm theo học thuyết thần kinh là cơ sở vật chất tiếp thu kích
thích tại huyệt. Dựa vào đặc điểm sinh lý- giải phẫu thần kinh co mấy cách
chọn huyệt sau:
+ Lấy huyệt ở tiết đoạn gần: chọn huyệt thuộc sự chi phối của cùng một
tiết đoạn hoặc tiết đoạn gần vị trí đau.
+ Lấy huyệt ở tiết đoạn xa: qua quan sát lâm sàng và thực nghiệm cho
thấy huyệt châm co cảm giác đắc khí mạnh, hiệu quả chống đau thường tốt và
phạm vi chống đau rộng.


20

+ Kích thích dây thần kinh: vùng thắt lưng tập trung nhiều đầu mút

thần kinh do đo co tác dụng giảm đau rất tốt.
Căn cứ vào lý luận trên, công thức huyệt được chọn để cấy chỉ giảm
đau trong điều trị đau lưng do thoái hoa cột sống gồm Can du, Thận du, Tam
âm giao, Thái khê, Đại trường du, Chí thất, Yêu dương quan, Chí dương, Thứ
liêu[24], [36].
Can du (VII -18) huyệt du của can: vị trí từ D7 - D8 đo ngang ra 1,5 thốn.
Thận du (VII – 23) huyệt du của thận: vị trí từ L2 – L3 đo ngang ra 1,5 thốn.
Tam âm giao (IV– 6): vị trí từ đỉnh giữa bờ trên mắt cá trong xương
chày (lồi cao nhất xương chày) đo thẳng lên 3 thốn, huyệt cách bờ sau trong
xương chày một khoát ngon tay.
Thái khê (VIII – 3) huyệt nguyên, du (ngũ du huyệt): vị trí từ gò cao
mắt cá trong xương chày đo ngang ra sau ½ thốn (tương ứng với huyệt côn
lôn bên ngoài).
Đại trường du (VII – 25) huyệt du của đại trường: vị trí từ L4 – L5 đo
ngang ra 1,5 thốn.
Chí thất (VII – 52): vị trí từ L2 – L3 đo ngang ra 3 thốn.
Yêu dương quan (XIII – 3): vị trí ở giữa L4 – L5.
Chí dương (XIII – 9): vị trí ở giữa D7 – D8, ngang goc xương bả vai.
Thứ liêu (VII – 32): vị trí ở cổ sau xương cùng 2 (S2), điểm giữa đường
gai chậu sau trên của mạch đốc.
1.3. Một số nghiên cứu về điều trị bằng phương pháp cấy chỉ.
1.3.1. Tại Việt Nam
Nguyễn Việt Thắng và cộng sự (1997) đã áp dụng cấy chỉ điều trị hen
phế quản. Sau đo phương pháp điều trị hen phế quản này đã được ứng dụng ở
nhiều cơ sở y tế như khoa hô hấp Viện Quân Y 103, Học viện Quân Y (1983),


21

Quân y viện 91, Quân y tổng cục chính trị (1988), Bệnh viện Y học cổ truyền

HN (2000). Theo các tác giả, cấy chỉ co tác dụng cắt cơn hen giai đoạn sớm
và đây là thủ thuật đơn giản, dễ thực hiện, an toàn, ít tai biến [32].
Cấy chỉ được áp dụng điều trị cho những trẻ em bị bệnh bại liệt nằm
nội trú tại Viện Châm cứu từ năm 1982 [32].
Năm 1997, Nguyễn Ngọc Tùng - Bệnh viện YHCT Hà Nội qua 100 ca
cấy chỉ đã nhận xét: cấy chỉ là phương pháp điều trị co hiệu quả được áp dụng
tương đối rộng rãi với các bệnh mãn tính như các chứng đau (do THCS, viêm
loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng…), di chứng liệt (do tai biến mạch máu
não, liệt dây 7 ngoại biên, di chứng viêm não), giảm thị lực do teo gai thị, hen
phế quản… Đồng thời phương pháp này đơn giản không tốn kém, co thể áp
dụng được ở các tuyến cơ sở và phù hợp với đa số bệnh nhân không co điều
kiện nằm viện [37].
Trần Thị Thanh Hương (2002) đã điều trị các chứng đau vùng vai gáy
do thoái hoa cột sống cổ bằng phương pháp cấy chỉ, thấy kết quả giảm đau
nhanh và kéo dài [38].
Nguyễn Thị Bích Đào (2001) đã nghiên cứu tác dụng cấy chỉ lên một
số chỉ số sinh học và lâm sàng sau phẫu thuật trĩ. Tác giả nhận thấy cấy chỉ co
tác dụng giảm đau tốt hơn nhom chứng và giảm được liều thuốc giảm đau cho
bệnh nhân, đồng thời không làm thay đổi các chỉ số mạch, huyết áp của bệnh
nhân [39].
Năm 2012, Nguyễn Giang Thanh đã tiến hành nghiên cứu phương
pháp cấy chỉ kết hợp với dùng bài thuốc cổ phương Độc hoạt tang ký sinh
(sắc uống) trong điều trị thoái hoa khớp gối thấy hiệu quả giảm đau nhanh
và kéo dài [40].


22

1.3.2. Trên thế giới
Ở Hungari, phương pháp cấy chỉ được thực hiện từ năm 1990, tại đây

cấy chỉ được coi là phương pháp điều trị chính thức với nhiều ưu điểm đặc
biệt của no [32].
Năm 1992 tại Viện nghiên cứu và phục hồi chức năng YamamotoBuđapest, phương pháp cấy chỉ vào huyệt đã được áp dụng cho các bệnh nhân
nội trú và ngoại trú. Tháng 8/1998 cấy chỉ được thực hiện ở Paris- Pháp [32].
Năm 2007, Chen F cùng cộng sự đã tiến hành đánh giá hiệu quả của
cấy chỉ catgut lên sự thay đổi của yếu tố TNF-α và HOMA-IR trên 80 bệnh
nhân béo phì đơn thuần, tác giả đã đưa ra kết luận cấy chỉ catgut co tác dụng
giảm tính đề kháng của insulin và làm giảm TNF-α trên bệnh nhân béophì
đơn thuần với p < 0,01 [41].
Năm 2010, Zhang JW cùng các cộng sự đã nghiên cứu trên 65 phụ nữ
sau mãn kinh nhằm đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ catgut trong
việc cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cường các hormone nội tiết tố nữ
và chuyển hoa xương. Tác giả đã đưa ra kết luận cấy chỉ catgut co tác dụng
làm tăng cường chuyển hoa xương và tổng hợp estradiol, do vậy co thể phòng
tránh chứng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh bằng phương pháp cấy chỉ[42].
Hiện nay phương pháp cấy chỉ đã không ngừng được cải tiến về
phương tiện và thao tác kỹ thuật trong quá trình phát triển và ứng dụng
của no.


23

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Chọn 60 bệnh nhân tiến hành nghiên cứu tiến cứu được chẩn đoán là
đau thắt lưng do THCS tại khoa YHCT Bệnh viện đa khoa Đống Đa Hà Nội.
2.1.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ.
- Tuổi từ 30 tuổi trở lên.
- Không phân biệt giới tính.

- Lâm sàng: Biểu hiện các triệu chứng trong hội chứng cột sống thắt
lưng [43]:
+ Đau cột sống thắt lưng.
+ Biến dạng cột sống thắt lưng (Vẹo CSTL, mất đường cong sinh lý).
+ Điểm đau cạnh CSTL.
+ Hạn chế vận động CSTL.
- Cận lâm sàng: Xquang thấy hình ảnh thoái hoá, hẹp khe khớp, đặc
xương, cầu xương, nứt đốt sống (gai đôi), cùng hoa, thắt lưng hoa, di lệch
CSTL [44], [45].
- Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu, tuân thủ nguyên tắc điều trị.
2.1.2. Tiêu chuẩn phân loại bệnh nhân theo YHCT.


24

Sau khi bệnh nhân được khám và chẩn đoán đau lưng do THCS theo
YHHĐ, tiếp tục được phân loại theo YHCT tương ứng với hai thể can thận hư
và thể huyết ứ (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Phân loại thể bệnh theo YHCT [24]
Thể bệnh
Tứ chẩn
Vọng

Văn

Vấn

Can thận hư


Huyết ứ

Thần tỉnh, rêu lưỡi trắng

Thần tỉnh, rêu trắng mỏng, chất

nhớt hoặc co thể rêu lưỡi

lưỡi hơi tím.

vàng, chất lưỡi đỏ.
Tiếng noi to, hơi thở bình

Tiếng noi rõ, hơi thở bình

thường, lâu ngày tiếng noi

thường.

co thể nhỏ.
Đau lưng, đầu gối mỏi, lao

Đau lưng cố định không di

động thì đau lưng tăng lên,

chuyển, nhẹ thì kho cúi ngửa

nghỉ ngơi đau giảm.


được, nặng thì đau tăng lên khi

Nghiêng về dương hư thì

xoay chuyển, bệnh nhân co tiền

bụng co cứng, mặt nhợt,

sử chấn thương, chất lưỡi tối

chất lưỡi nhợt. Nghiêng về

xạm hoặc co điểm ứ huyết.

âm hư thì tâm phiền, mất
ngủ, miệng ráo, họng khô,

Thiết

sắc mặt hồng, chất lưỡi đỏ.
Ấn cạnh thắt lưng đau, co

Ấn cạnh thắt lưng đau nhiều, co

thể sờ thấy khối cơ co cứng

thể sờ thấy khối cơ co cứng bên

bên đau. Nghiêng về dương


đau, mạch tế sáp.

hư tay chân lạnh, mạch trầm
tế. Nghiêng về âm hư lòng


25

bàn tay bàn chân ấm, mạch
tế sác.

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.
- Đau thắt lưng co kèm theo bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân,
bệnh tiểu đường.
- Các bệnh nhân viêm cột sống dính khớp, lao cột sống, ung thư nguyên
phát, thứ phát, chấn thương gãy đốt sống.
- Bệnh nhân không tự nguyện tham gia nghiên cứu, không tuân thủ
nguyên tắc điều trị.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu can thiệp lâm sàng, so sánh
trước và sau điều trị, so sánh với nhom chứng.
Cỡ mẫu nghiên cứu 60 bệnh nhân, chọn theo phương pháp ghép cặp,
bệnh nhân được phân bố vào nhom nghiên cứu và nhom chứng sao cho co sự
tương đồng về độ tuổi, giới và mức độ tổn thương.
+ Nhom nghiên cứu 30 bệnh nhân điều trị: cấy chỉ catgut vào huyệt.
+ Nhom chứng 30 bệnh nhân điều trị: điện châm.
2.2.2 . Phương pháp điều trị:
* Phương pháp cấy chỉ:
- Bệnh nhân nghiên cứu được áp dụng phương pháp cấy chỉ catgut vào

huyệt:


×