Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Đánh giá hiệu quả của phương pháp chích nặn máu có sử dụng giác hơi tại hai huyệt phế du trong điều trị chắp lẹo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 65 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chắp lẹo là bệnh phổ biến, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các bệnh viêm mi
mắt nhưng chưa có số liệu chính xác về tỷ lệ mắc bệnh [1].
Lẹo là bệnh nhiễm trùng cấp tuyến lông mi, nguyên nhân thường do tụ
cầu xâm nhập vào các tuyến Zeiss hoặc Meibomius. Lẹo mọc ở ngoài (áp xe
tuyến Zeiss) gây đau nhức nhiều, mi phù đỏ, có một điểm đau cố định ở bờ tự
do của mi. Lẹo mọc ở trong thường do viêm các tuyến Meibomius, mọc sâu ở
trong sụn, hình thành một bọc mủ có bao xơ bao quanh [2], [3].
Chắp là một viêm bán cấp tuyến sụn mi, có thể xuất hiện sau một lẹo
không vỡ, thường do tắc tuyến Meibomius. Chắp có nhiều hình thái khác
nhau về kích thước, vị trí. Tổn thương chắp là một khối u cứng, đội lồi da hay
kết mạc lên, có bờ rõ rệt, di động được đối với các tổ chức xung quanh và có
những chắp chỉ sờ được mà không nhìn thấy, da vùng mi mắt bị chắp có thể
bình thường hoặc hơi đỏ. Về giải phẫu bệnh, chắp là một tổ chức hạt bao gồm
các tế bào đơn nhân, các tế bào khổng lồ có nguyên sinh chất axit và các hạt
mỡ hoạt động như những dị vật trong tổ chức mi mắt [2], [3].
Chắp lẹo dễ lây lan và hay tái phát, nhưng lẹo thường dễ khỏi hơn chắp
[1], [4]. Điều trị chắp lẹo theo Y học hiện đại (YHHĐ) bằng các phương pháp
chườm ấm, massage tại chỗ, chạy điện sóng ngắn, dùng kháng sinh tại chỗ
hoặc toàn thân, thuốc chống viêm nhóm steroid, chích rạch tại chỗ khi mụn
chín vỡ. Chắp lẹo nếu không điều trị triệt để, các viêm nhiễm có thể lây lan
sang các tuyến khác hoặc thành mạn tính, tái phát nhiều lần [1], [2], [3], [4].
Theo Y học cổ truyền (YHCT), chắp lẹo thuộc phạm vi các chứng
châm nhãn, nhãn đơn. Nguyên nhân do phong nhiệt, thấp nhiệt gây ra. Chắp
lẹo thường xuất hiện ở cả mi trên và mi dưới, biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau.
Nếu không điều trị sẽ có mủ hoặc thành một khối cứng như hạt đậu, hạt ngô ở
mi mắt [4], [5], [6].



2

Trong YHCT, nhiều phương pháp đã được ứng dụng để điều trị chắp
lẹo như: thuốc thang sắc uống [7], chích nặn máu huyệt Phế du [4], thể châm
huyệt nhĩ tiêm [8], nhĩ châm [9], gài kim nhĩ hoàn trên huyệt mắt 1 [10], bấm
huyệt, điện châm [11].
Để điều trị chắp lẹo, khoa Y học dân tộc - Bệnh viện Saint Paul sử dụng
phương pháp chích nặn máu có sử dụng giác hơi từ nhiều năm nay. Phương
pháp này trên thực tế lâm sàng đã khắc phục được nhiều nhược điểm của
phương pháp chích nặn máu thông thường. Tuy nhiên, vẫn còn rất ít nghiên
cứu một cách hệ thống về hiệu quả của phương pháp này trong điều trị chắp
lẹo. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả của phương
pháp chích nặn máu có sử dụng giác hơi tại hai huyệt Phế du trong điều
trị chắp lẹo” với hai mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Đánh giá hiệu quả của phương pháp chích nặn máu có sử dụng
giác hơi tại hai huyệt Phế du trong điều trị chắp lẹo.
2. Nhận xét bước đầu mối liên quan giữa kết quả điều trị với một số
đặc điểm phân bố của bệnh nhân.


3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu về chắp lẹo trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về chắp lẹo trên thế giới
Panicharoen (2011) khi khảo sát mô hình điều trị lẹo ở Thái Lan thấy
phương pháp được áp dụng nhiều nhất là nén ấm (chiếm 91,62%); các kháng
sinh cũng được dùng trong điều trị lẹo như: Thuốc tra mắt neomycin,
polymycin, gramicidine, thuốc mỡ bôi tại chỗ cloramphenicol và thuốc uống
dicloxacillin. Chích rạch tại chỗ kết hợp dùng kháng sinh được áp dụng khi

lẹo nặng lên hoặc mưng mủ (chiếm 54% các trường hợp lẹo) [12].
Nghiên cứu của Biuk (2013) so sánh thời gian và hiệu quả điều trị chắp
mắt theo hai phương pháp chích rạch tại chỗ và dùng triamcinolone tại chỗ
cho thấy: Điều trị chắp bằng triamcinolone tại chỗ cho đáp ứng điều trị tốt
hơn, thời gian điều trị được rút ngắn và không cần điều trị bằng kháng sinh tại
chỗ [13].
Trong một nghiên cứu về hiệu quả và tính an toàn của phương pháp
điều trị lẹo không phẫu thuật, bao gồm sử dụng gạc ấm, kháng sinh hoặc
steroid, Lindsley (2013) đã rút ra kết luận các biện pháp can thiệp không phẫu
thuật có hiệu quả tốt trong điều trị lẹo [14].
Nghiên cứu của Cheng (2014) đã cho thấy, các phương pháp bấm
huyệt, châm cứu, điện châm, chích nặn máu huyệt Phế du, chích nặn máu
huyệt Nhĩ tiêm có hiệu quả trong điều trị lẹo. Các phương pháp trên theo quan
điểm YHHĐ tác dụng nhờ cơ chế thần kinh, cơ chế thể dịch, phản ứng miễn
dịch. Cơ chế tác dụng theo YHCT, các phương pháp trên nhằm giúp điều hòa
khí huyết và đưa nhiệt tà ra ngoài [11].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về chắp lẹo ở Việt Nam
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều phương pháp điều trị chắp lẹo được
nghiên cứu và ứng dụng phổ biến trên lâm sàng với những kết quả đáng khích


4

lệ. Trong đó, nghiên cứu của Phạm Quang Minh (1999) về nhĩ châm điều trị
chắp lẹo trên 232 bệnh nhân cho thấy điều trị chắp lẹo bằng phương pháp nhĩ
châm đạt kết quả khá tốt chiếm đến 89,65% [9]. Một nghiên cứu khác sớm
hơn của Phạm Quang Minh (1995) áp dụng phương pháp gài kim nhĩ hoàn
trên huyệt mắt 1 ở loa tai điều trị chắp lẹo đạt được kết quả khá cao, với tỷ lệ
điều trị khỏi là 90,3% [10]. Ngoài ra, còn có các phương pháp điều trị chắp
lẹo khác đã được ứng dụng như thể châm huyệt nhĩ tiêm qua nghiên cứu của

Trần Thị Tuyết Mai (2014) [8], phương pháp lạnh đông điều trị lẹo tái phát
trong nghiên cứu của Phan Dẫn (1982) [15], Trần Công Duyệt (1990) điều trị
lẹo mắt bằng Lade hali- neon [16]. Các nghiên cứu đều cho thấy các phương
pháp trên là những phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn.
1.2. Quan điểm về chắp lẹo theo Y học hiện đại
1.2.1. Giải phẫu và sinh lý mi mắt
1.2.1.1. Cấu tạo của mi mắt
Mi mắt là hai nếp da - cơ - màng di động nằm ở phía trước ổ mắt để
bảo vệ nhãn cầu. Mỗi mắt có hai mi: Mi trên và mi dưới với cấu trúc giải
phẫu gần giống nhau. Các lớp mô tạo nên mi mắt từ nông vào sâu gồm: Da
mi, lớp cơ mi, lớp sụn mi và lớp kết mạc.
+ Da mi: Mỏng và mịn. Tuyến mồ hôi ở da mi có hình ống gọi là tuyến
Moll và tuyến Zeiss.
+ Lớp cơ mi: Gồm cơ vòng mi và cơ nâng mi trên.
+ Lớp sụn mi: Thực chất đây là một tổ chức xơ với các sợi ép chặt lại
khiến chúng có mật độ rắn như sụn. Có hai tấm sụn là sụn mi trên và sụn mi
dưới tạo nên một khung tương đối vững chắc cho mi mắt. Trong sụn mi có
các tuyến bã Meibomius, có khoảng 25-35 tuyến trong mỗi mi mắt, ống tuyến
đổ ra bờ tự do của mi.


5

+ Lớp kết mạc: Là một màng mỏng trong có nhiều mạch máu, nằm rải
rác ở kết mạc có các tuyến nước mắt phụ là tuyến Manz, tuyến Henle...
Khoảng giữa bờ tự do của hai mi gọi là khe mi. Khe mi có hình elip hơi
nằm ngang, không đều, dài 28 - 30 mm, rộng 9 - 11 mm. Bình thường, mi trên
hơi chờm lên giác mạc 1 - 3 mm và vận động theo giác mạc khi nhìn lên hay
nhìn xuống dưới để đảm bảo vị trí tương đối của nó so với giác mạc. Mi dưới
hầu như không chuyển động.

Bờ mỗi mi có hai viền mi: viền mi trước trong, có lông mi và các lỗ của
tuyến mi; viền mi sau áp vào nhãn cầu [17], [18], [19].

Hình 1.1 Giải phẫu mi mắt [20]


6

1.2.1.2. Tuần hoàn mi
Động mạch: Tuần hoàn chính bắt nguồn từ động mạch trên hố, gồm
động mạch mi trên và động mạch mi dưới. Tuần hoàn phụ nuôi dưỡng phần
mi ngoại vi bắt nguồn từ động mạch lệ, động mạch thái dương nông.
Tĩnh mạch: Máu từ mi chảy vào hệ thống tĩnh mạch quanh hốc mắt rồi
đổ vào xoang tĩnh mạch hang [18].
1.2.1.3. Thần kinh vận động và cảm giác mi
Thần kinh vận động: Dây thần kinh số VII chi phối cơ vòng mi, dây
thần kinh số III chi phối cho cơ nâng mi trên.
Thần kinh cảm giác: Cảm giác mi trên do nhánh lệ, trán, mũi đều là các
nhánh của dây V1 chi phối. Cảm giác mi dưới do dây thần kinh dưới hố chi
phối [18].
1.2.2. Bệnh học chắp và lẹo mắt
1.2.2.1. Lẹo mắt
Lẹo gặp ở bất kì độ tuổi nào (nhưng gặp phổ biến ở người lớn hơn), bất
kì giới tính, chủng tộc và quốc gia nào. Bệnh gây đau, viêm mi mắt, tạo ổ áp
xe ở mi mắt. Các yếu tố như vệ sinh mi mắt kém, mắc bệnh viêm mi mắt (ví
dụ như viêm bờ mi), mắt phải làm việc nhiều và có những thay đổi nội tiết cơ
thể đều có nguy cơ cao mắc lẹo mắt hơn. Lẹo thường do tụ cầu
(Staphylococcus) gây ra, trong đó, khoảng 90% lẹo mi mắt gây ra do tụ cầu
vàng (Staphylococcus aureus). Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến tuyến bã
bên trong hoặc bên ngoài mi mắt [11], [21], [22].

Triệu chứng chung của lẹo: Lúc mới đầu, ở bờ mi cộm lên như hình hạt
lúa, hơi ngứa, hơi sưng, dần dần sưng đỏ đau nhiều hơn. Nhẹ thì chỉ vài ngày
sẽ tiêu đi, nặng thì hóa mủ chín rồi vỡ, sạch mủ, sau đó mụn có thể tự liền.
Đây là trường hợp viêm cấp, mụn ở nông, ở tuyến lông mi [4].


7

Hình 1.2 Bệnh lẹo mắt [23]
Lẹo được phân thành hai nhóm: Lẹo phía trong mi mắt (lẹo nội) và lẹo
phía ngoài mi mắt (lẹo ngoại) [1].
* Lẹo phía trong mi mắt
Lẹo phía trong mi mắt là một áp xe nhỏ gây ra bởi nhiễm trùng cấp tính
tụ cầu tuyến Meibomius của mi mắt [1], [11], [24]. Các tổn thương xảy ra
phía trong mi mắt có thể kết hợp với viêm bờ mi cấp tính hoặc mạn tính, được
đặc trưng bởi đột ngột sưng, đỏ da, đau toàn bộ mi mắt. Khi vạch mi mắt sẽ
thấy một tổn thương khu trú hơn, một nốt màu vàng nhìn thấy qua bề mặt kết
mạc ngay chân các tuyến Meibomius, các nốt này dần sẽ tự vỡ mủ [1]. Đôi
khi, viêm nhiễm có thể lây lan sang các tuyến khác hoặc thành mạn tính, tái
phát nhiều lần hoặc trở thành chắp nếu không được điều trị triệt để [1], [11].
Lẹo nằm ở phía trong mi mắt nên việc bôi kháng sinh tại chỗ thường
khó thực hiện. Kháng sinh có thể dùng dicloxacillin 125 - 250 mg uống mỗi 6
giờ một lần. Nếu có dị ứng với penicillin thì có thể dùng erythromycin,
chloramphenicol hoặc aminoglycoside uống. Có thể kết hợp chườm ấm mi
mắt 5 - 10 phút một lần, mỗi ngày chườm ấm 2 - 4 lần để hóa lỏng các dịch
tiết ứ đọng, tạo điều kiện thoát dịch. Trong trường hợp điều trị nội khoa thất
bại có thể chích rạch lẹo tại chỗ [1].
* Lẹo phía ngoài mi mắt



8

Lẹo ngoài mi mắt là một viêm mủ nang lông mi và tuyến bã nhờn xung
quanh (tuyến Zeiss hoặc tuyến Moll), gây ra do tụ cầu; có thể kết hợp với
viêm bờ mi do tụ cầu [1], [11]. Bệnh biểu hiện sưng nóng đỏ đau mi mắt, xuất
hiện một nốt nhọt mi mắt màu đỏ, sau cùng vỡ mủ. Tổn thương có thể lan
rộng ra toàn bộ mi mắt hoặc có thể gây rụng lông mi nếu không được điều trị
triệt để [1].
Lẹo ngoài mi mắt có thể điều trị hiệu quả bằng dùng mỡ kháng sinh
erythromycin bôi tại chỗ, ngày 4 lần trong đợt cấp và duy trì ngày 2 lần trong
1 tuần sau đó. Có thể dùng kháng sinh toàn thân bằng erythromycin hoặc
dicloxacillin uống nếu bệnh diễn biến nặng. Nếu điều trị nội khoa không có
kết quả, có thể tiến hành rạch tại chỗ để giải phóng nhọt lẹo [1].
1.2.2.2. Chắp mắt
Chắp cũng là một phản ứng viêm liên quan đến các tuyến bã nhờn ở
sụn mi (tuyến Meibomius), xẩy ra thứ phát sau tắc nghẽn của tuyến; có thể là
hậu quả của viêm hoặc nhiễm trùng hoặc các khối u ở mi mắt [1].
Triệu chứng của chắp: Mụn bọc cứng nhỏ ở mi mắt, gây cộm, có màu
da bình thường hoặc hơi hồng, nhân ở trong ăn lấn vào sụn mi và lan rộng.
Đây là trường hợp viêm bán cấp [4]. Chắp thường hay xuất hiện ở mi mắt trên
và không gây đau, chỉ đau khi chắp to và do nguyên nhân thần kinh [1].
Chắp không phải là một nhiễm trùng, nên việc điều trị bằng kháng sinh
tại chỗ hay đường toàn thân thường không có hiệu quả. Có thể sử dụng máy
nén ấm để massage nhẹ nhàng tại chỗ nhằm giúp sơ tán các chất tiết ứ đọng
và làm các ống tuyến tiết bã mở rộng, giúp thoát chất tiết ứ đọng tốt hơn.
Điều trị bằng corticoid tại chỗ cũng có hiệu quả trong điều trị chắp [1], [25],
[26].


9


Hình 1.3 Bệnh chắp mắt [27]
1.3. Quan điểm về chắp lẹo theo Y học cổ truyền
1.3.1. Sinh lý mi mắt theo Y học cổ truyền
Nhục luân là thuật ngữ chỉ vào mi mắt, gồm mi trên và mi dưới. Rìa
ngoài mi trên và mi dưới gọi là vành mi. Mi trên gọi là thương huyền, mi dưới
gọi là hạ huyền (cũng gọi là thương cương và hạ cương) đều có sinh lông mi.
Mi mắt thì ngoài việc quản lý sự nhắm mở, còn có tác dụng trọng yếu cùng
với lông mi và lông mày để bảo vệ mắt. Trên quan hệ với nội tạng thì mi mắt
thuộc Tỳ, vì Tỳ chủ về cơ nhục, cho nên mi mắt gọi là nhục luân [7].
1.3.2. Bệnh học chắp lẹo theo Y học cổ truyền
* Bệnh danh
Theo y văn YHCT, chắp lẹo thuộc phạm vi các chứng châm nhãn, thở
cam, nhãn đơn, du chàm nhãn [4], [7].
* Bệnh nguyên
Nguyên nhân chắp lẹo là do phong và nhiệt tác động lẫn nhau tổn hại ở
vùng mi mắt gây nên lẹo hoặc ăn đồ ăn cay nóng, nhiệt độc của kinh dương
minh bốc lên mi mắt gây nên chắp hoặc do tỳ kinh có phong, vị kinh có nhiệt,
hai thứ kết hợp với nhau độc khí đưa lên mi mắt mà gây bệnh [4], [7].
* Chứng bệnh


10

Bệnh biểu hiện mụn sưng nhỏ ở mi mắt, lúc đầu có ngứa, rồi sau đó
sưng đau nhức, phần nhiều phát ra ở người trẻ tuổi. Lúc đầu còn dễ tiêu, nhiệt
quá thì sưng cứng khó tan, mà trở nên làm mủ [7].
* Pháp điều trị
Chữa lẹo: Sơ phong, tiết nhiệt [4].
Chữa chắp: Thanh nhiệt giải độc [4].

* Điều trị cụ thể
Phương pháp không dùng thuốc
Châm tả, kết hợp điện châm các huyệt Phế du, Tình minh, Ty trúc
không, Thái dương, Thừa khấp, Phong trì, Hợp cốc.
Trong thể chắp dùng thêm huyệt Tỳ du hoặc Vị du để thanh nhiệt ở
kinh túc dương minh Vị.
Cách chữa theo kinh nghiệm dân gian (bị chắp lẹo ở mắt phải): Bệnh
nhân vắt bàn tay trái qua vai phải, sao cho cùi tay vẫn sát cằm, các ngón tay
sát nhau đưa hết sức ra sau lưng, đầu ngón tay giữa đến chỗ nào cạnh cột sống
thì chỗ đó là điểm để châm (thường trùng với huyệt Phế du). Bệnh chắp lẹo ở
mắt trái thì làm ngược lại bên phải.
Thầy thuốc vuốt da từ huyệt Kiên tỉnh tới huyệt Phế du (điểm để châm)
đến khi da ửng đỏ, sát trùng, dùng kim tam lăng chích nông rồi nặn máu ở
điểm chích, mỗi ngày chích một lần. Có thể chích nặn máu ở huyệt Liệt
khuyết hoặc huyệt Thiếu dương để sơ phong tiết nhiệt [4], [5], [7].
Phương pháp dùng thuốc
Dùng bài Kinh phòng bại độc tán hoặc bài Thanh vị tán gia Đại hoàng
để thông lợi và dùng bài thuốc sắc lên xông ở mắt.
Nếu đã có cứng sưng làm mủ, thường phần nhiều tự vỡ mủ ra, đợi sau
khi mủ ra rồi, thì cách chữa là theo phương pháp ngoại khoa chung. Nếu đầu


11

mủ ở trong mi mắt, thì nên lật mi mắt ra mà chích cạo, rửa sạch máu mủ, rồi
nhỏ thuốc Long não hoàng liên cao nhỏ mắt.
Chứng này tuy dễ chữa, nhưng nếu chữa không đúng, thì đã không tan
được, lại không thể làm vỡ ra được, phần nhiều làm cho sưng cứng thêm, lúc
ấy nên cạo vỡ ở đầu chỗ sưng, trừ hết mủ độc đã cô kết lại. Nếu không trừ đi
thì có thể hại đến lòng đen mà sinh màng [7].

1.4. Phương pháp chích nặn máu có sử dụng giác hơi
1.4.1. Phương pháp chích nặn máu
Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng. Có
thể sử dụng nhiều loại kim khác nhau để chích nặn máu, phổ biến nhất là kim
tam lăng (chiếm 84,4% các trường hợp). Lượng máu mỗi lần chích có thể
khác nhau, chưa có quy chuẩn chung; phổ biến nhất là mỗi lần chích dưới 0,1
ml [28]. Theo tác giả Zhongguo (2013), hiệu quả của phương pháp châm cứu
kết hợp chích nặn máu trong điều trị các viêm nhiễm ở mô mềm đạt 92,5%,
cao hơn so với nhóm sử dụng acyclovir (55,8%), thời gian giảm đau và lành
tổn thương khi châm cứu kết hợp chích nặn máu cũng ngắn hơn so với khi sử
dụng acyclovir [29], [30].
1.4.2. Liệu pháp giác hơi
Liệu pháp giác hơi có nguồn gốc từ YHCT Trung Quốc, có lịch sử từ
hàng ngàn năm nay. Sử dụng một trong các loại chén tre, chén sành, chén
thủy tinh, đặt chúng lên các vùng trên da bệnh nhân, để làm chỗ đó xung
huyết hoặc chảy máu cục bộ, nhằm mục đích chữa bệnh. Việc sử dụng giác
hơi trong điều trị bệnh nói chung là an toàn qua thực tế lâm sàng sử dụng lâu
dài và các báo cáo từ các nghiên cứu lâm sàng [31].
Có 7 phương pháp giác chính được sử dụng ở Trung Quốc là giác cơ
bản, huyết giác, uốn kim, thuốc giác, uốn nước, đèn flash giác, kim giác. Mỗi
phương pháp giác được sử dụng điều trị các bệnh khác nhau và mục đích điều


12

trị khác nhau như: giảm đau, giãn cơ liên quan đến đau cơ mãn tính, đau thần
kinh, thoái hóa cột sống, đau do Zona; giảm ho và hen suyễn do lạnh; cảm
lạnh thông thường; điều trị mụn trứng cá; mề đay; viêm tuyến vú…[31].
Tác dụng của giác ảnh hưởng bởi các yếu tố như nhiệt độ giác, áp suất
giác, thời gian lưu giác, vị trí giác, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Phương

pháp giác hơi không chỉ có tác dụng điều trị bệnh mà còn giúp hỗ trợ chẩn
đoán, đánh giá hiệu quả lâm sàng và phòng bệnh. Tuy nhiên cơ chế tác dụng
của giác hơi vẫn chưa được làm rõ [32].
1.4.3. Phương pháp chích nặn máu có sử dụng giác hơi
1.4.3.1. Khái niệm
Phương pháp chích nặn máu có sử dụng giác hơi tương đương với
phương pháp giác ướt (huyết giác). Phương pháp được thực hiện bằng cách
tạo một vết chích nhỏ bằng kim tam lăng hoặc kim nhọn vào vị trí huyệt
mong muốn, tiến hành giác hơi tại vị trí vừa chích để gây chảy máu, sau đó
lấy giác ra và lau sạch máu [31].
1.4.3.2. Ứng dụng lâm sàng
Phương pháp này được áp dụng trong điều trị viêm tuyến vú, cảm lạnh
thông thường và ho, hen suyễn do lạnh, mụn trứng cá thông thường, mày đay
mạn tính, đau thần kinh do Zona [31].
1.4.3.3. Các nghiên cứu về phương pháp chích nặn máu có sử dụng giác hơi
Theo nghiên cứu của Dai (2011), điều trị đau thần kinh do Zona bằng
điện châm kết hợp chích nặn máu có sử dụng giác hơi đạt hiệu quả điều trị
100%, cao hơn so với điều trị bằng điện châm đơn thuần (đạt hiệu quả 60%).
Ngoài ra thời gian để giảm đau, giảm mụn và sẹo trong nhóm bệnh nhân được
điều trị bằng điện châm kết hợp chích nặn máu có sử dụng giác hơi ngắn hơn
[33].


13

Theo Ting - ting Hong (2013), điều trị mụn trứng cá bằng phương pháp
chích nặn máu có sử dụng giác hơi tại các huyệt du kết hợp đắp mặt nạ thảo
dược đạt hiệu quả là 94,7%. Trong khi đó, điều trị bằng đắp mặt nạ thảo dược
đơn thuần chỉ đạt hiệu quả điều trị là 61,1% [34].
Trong hai nghiên cứu của Zhongguo Zhen Jiu (2014) điều trị mày đay

mạn tính bằng phương pháp chích nặn máu có sử dụng giác hơi đạt hiệu quả
là 90,4%, cao hơn so với nhóm dùng thuốc loratadine uống (78,8%). Không
có tác dụng phụ nào trong nhóm bệnh nhân điều trị bằng phương pháp chích
nặn máu có sử dụng giác hơi. Trong khi nhóm bệnh nhân dùng loratadine có
3,8% bệnh nhân bị buồn ngủ nhẹ sau khi dùng thuốc. Nồng độ IL-4 và IgE
huyết thanh giảm ở nhóm bệnh nhân điều trị bằng chích nặn máu có sử dụng
giác hơi nhiều hơn. Tỷ lệ tái phát bệnh của nhóm điều trị bằng chích nặn máu
kết hợp giác hơi là 19,1%, thấp hơn hẳn so với nhóm điều trị bằng thuốc
(51,2%). Cơ chế điều trị của phương pháp được giả thiết có liên quan tới sự
giảm nồng độ IL-4 và IgE huyết thanh [35], [36].
Một nghiên cứu khác của Jing-Chun (2014) cho thấy, bỏng gây ra do
giác hơi không phải hiếm gặp, thường gặp ở các trường hợp giác hơi kết hợp
chích nặn máu hơn. Tuy nhiên, hầu hết bỏng ở mức độ nhẹ đến vừa phải, có
thể xử lí thông thường, không gây nguy hiểm đến sức khỏe bệnh nhân và có
thể phòng ngừa được [37].
Trong một nghiên cứu của Turtay (2014) cho thấy, phương pháp chích
nặn máu có sử dụng giác hơi có thể gây áp xe tại vị trí chích rạch nếu thủ
thuật không đảm bảo vô khuẩn. Vì vậy, cần quan tâm đến vấn đề vô khuẩn khi
áp dụng phương pháp này [38].


14

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 30 bệnh nhân được chẩn đoán xác định chắp hoặc lẹo giai đoạn
chưa hóa mủ và điều trị theo phương pháp chích nặn máu có sử dụng giác hơi
tại hai huyệt Phế du tại khoa Y học dân tộc - Bệnh viện Saint Paul trong thời
gian từ tháng 10/2014 đến tháng 04/2015.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu, không phân biệt tuổi, giới.
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định chắp hoặc lẹo giai đoạn chưa hóa
mủ theo YHHĐ (có các biểu hiện đau nhức mi mắt, sưng nề mi mắt, có nhọt
hoặc không có nhọt mi mắt, cộm mi mắt, ngứa mi mắt, tăng tiết nước mắt và
nhìn chói).
Bệnh nhân được chẩn đoán thuộc chứng châm nhãn, nhãn đơn và thuộc
thể phong nhiệt hoặc thấp nhiệt theo YHCT.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
Bệnh nhân chắp hoặc lẹo mắt đã hóa mủ.
Bệnh nhân được loại trừ các bệnh lý chuyên khoa mắt khác.
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Bệnh nhân không tuân thủ chế độ điều trị.
Bệnh nhân đang mắc một số bệnh cấp và mạn tính kèm theo như: Bệnh
tim mạch, tăng hoặc tụt huyết áp chưa điều trị ổn định, đái tháo đường chưa
kiểm soát được đường huyết, suy gan, suy thận, HIV, lao, ung thư, mắc một
số bệnh rối loạn đông máu, thiếu máu nặng, rối loạn tâm thần nặng...
Phụ nữ có thai.
2.2. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu
2.2.1. Chất liệu nghiên cứu
* Huyệt Phế du (VII.13) - Huyệt du của Phế [4]


15

Thuộc kinh: Huyệt Phế du thuộc kinh túc thái dương Bàng quang (VII).
Vị trí: Từ giữa khe D3 - D4 đo ngang ra hai bên 1,5 thốn.
Tác dụng: Chữa chắp lẹo mắt, viêm tuyến vú, ho, hen, tức ngực, ra mồ
hôi trộm [4].

Hình 2.1 Huyệt Phế du [39]

2.2.2. Phương tiện nghiên cứu
Các dụng cụ nghiên cứu gồm:
+ Khay chữ nhật.

+ Kim chích máu vô khuẩn.

+ Khay quả đậu.

+ Hai giác hơi thủy tinh.

+ Bông cồn sát khuẩn.

+ Tạo lửa (bật lửa hoặc diêm hoặc đèn cồn).

+ Bông cồn 96º để giác hơi.
+ Hai korcher.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, so sánh trước và sau can thiệp.


16

2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi chọn được 30 bệnh nhân thỏa
mãn các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân như mục 2.1.1
và 2.1.2.
2.3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
+ Địa điểm nghiên cứu: Khoa Y học dân tộc - Bệnh viện Saint Paul.
+ Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2014 đến tháng 04/2015.

2.3.4. Quy trình nghiên cứu
* Tuyển chọn bệnh nhân
Bệnh nhân nghiên cứu được thăm khám lâm sàng toàn diện, làm bệnh
án, chẩn đoán xác định, phù hợp với tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu.
* Điều trị theo phương pháp chích nặn máu sử dụng giác hơi tại hai
huyệt Phế du
+ Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như mục 2.2.2.
+ Tư thế bệnh nhân: Nằm úp trên giường phẳng hoặc ở tư thế ngồi, bộc
lộ toàn bộ vùng lưng.
+ Tư thế người thực hiện thủ thuật: Đứng bên trái hoặc bên phải ngang
qua vùng lưng trên bệnh nhân, thuận lợi nhất để thực hiện thủ thuật.
+ Tiến hành thủ thuật: Sát khuẩn tại hai huyệt Phế du, dùng kim chích
máu chích nông hai huyệt Phế du. Dùng bộ giác hơi thủy tinh, tiến hành giác
hơi tại vị trí hai huyệt Phế du vừa chích. Giác hơi cứ khoảng 10 giây lại rút ra
giác lại. Trong quá trình giác hơi sẽ có máu chảy ra ở vị trí chích, mỗi lần rút
giác hơi ra thì dùng bông cồn sát khuẩn lau sạch máu. Tiến hành giác hơi đến
lúc nào máu chảy ra rất ít thì dừng lại (lượng máu mỗi lần chích thường dưới
0,1 ml mỗi huyệt). Sau đó, sát khuẩn lại vị trí chích. Cho bệnh nhân nghỉ
ngơi.


17

+ Liệu trình: Mỗi ngày chích nặn máu có sử dụng giác hơi một lần.
Một liệu trình chích ba lần. Nếu bệnh nhân tiến triển chậm thì tiếp tục tiến
hành liệu trình thứ hai ngay sau đó.
* Những điều cần tư vấn thêm cho bệnh nhân trong đợt điều trị
Giữ vệ sinh cho mắt. Hạn chế cho mắt tiếp xúc với môi trường bên
ngoài, đeo kính để bảo vệ mắt. Hạn chế việc cho mắt hoạt động quá căng
thẳng. Không nặn hoặc có tác động khác vào mi mắt bị chắp lẹo. Rửa mắt

hằng ngày bằng dụng dịch Natri clorid 9‰, chườm ấm mắt. Hạn chế ăn uống
các đồ cay nóng, các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá…
* Theo dõi và thu thập số liệu
Thu thập số liệu qua phỏng vấn bệnh nhân và dựa vào bệnh án điều trị.
Các triệu chứng và các tác dụng không mong muốn được theo dõi, đánh giá
diễn biến hàng ngày trong đợt bệnh nhân điều trị tại khoa; sau đó viết vào
bệnh án nghiên cứu.
* Xử trí nếu bệnh nhân không khỏi
Sau hai liệu trình, các triệu chứng không thuyên giảm hoặc nặng lên, có
thể chỉ định chuyển sang điều trị bằng phương pháp khác như chích rạch tại
chỗ, dùng thuốc kháng sinh, chống viêm hoặc chuyển khám chuyên khoa mắt.
2.3.5. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.5.1. Chỉ tiêu về đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu
+ Tuổi (năm): Chia 4 nhóm: < 18 tuổi, 18 - 39 tuổi, 40 - 59 tuổi và ≥ 60 tuổi.
+ Giới tính: Nam, nữ.
+ Nguồn thông tin về phương pháp điều trị: Qua Internet - các phương
tiện thông tin truyền thông và nhóm do người quen giới thiệu.
+ Chẩn đoán bệnh: Chắp hoặc lẹo [9].
+ Vị trí mi mắt tổn thương: Một mi (mi trái, mi phải), hai mi [8], [10].
+ Tiền sử mắc bệnh trước đó: Mắc bệnh lần đầu hay tái phát [10], [16].


18

+Thời gian bị bệnh: ≤ 3 ngày (trong vòng 3 ngày) và > 3 ngày [10].
2.3.5.2. Chỉ tiêu về đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu
+ Đánh giá đau nhức mi mắt
Thang điểm VAS (Visual Analog Scale) đánh giá đau [40], [41].
Không đau: 0 điểm; đau ít: 1 - < 3 điểm; đau vừa: 3 - < 6 điểm; đau
nhiều: 6 - < 9 điểm; đau rất nhiều: 9 - 10 điểm.

Thước đo: Thước đo thang điểm đánh giá mức độ đau VAS là một
thước của hãng Astra - Zeneca có hai mặt. Một mặt chia thành 11 vạch đều
nhau từ 0 đến 10 điểm, trong đó mức độ đau tăng dần từ 0 cho đến 10 điểm,
10 điểm là đau nhất. Một mặt có 5 hình tượng, có thể quy ước và mô tả ra các
mức độ đau tăng dần.

Hình 2.2 Thang điểm VAS [41]
+ Đánh giá sưng nề mi mắt với 4 mức độ [42]:
0 : Không có.
1 (nhẹ): Hơi sưng, khe mi bình thường.
2 (trung bình): Khe mi hẹp. 3 (nặng): Không mở được mắt.
+ Đánh giá các triệu chứng gây khó chịu mi mắt (cộm mi mắt, ngứa mi
mắt, nhìn chói, tăng tiết nước mắt) chia thành 4 mức độ [40]:
0: Không có.
1: Thỉnh thoảng.
2: Thường xuyên, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày.


19

3: Luôn luôn, rất khó chịu bệnh nhân phải ngừng các hoạt động sinh
hoạt.
Mức độ khó chịu mi mắt bằng trung bình điểm của các triệu chứng gây
khó chịu mi mắt.
+ Đánh giá nhọt mi mắt: 0: Không có nhọt và 1: Có nhọt.
2.3.5.3. Đánh giá kết quả điều trị chung
* Tiến triển của các triệu chứng lâm sàng quan sát và so sánh ở các thời
điểm D0: Lúc vào viện, D3: Sau 3 ngày điều trị và D6: Sau 6 ngày điều trị [43].
* Kết quả điều trị chung [10]:
- Loại A: Khỏi nhanh,các triệu chứng viêm tấy sưng nề, đau nhức,

ngứa, chảy nước mắt giảm đi nhanh chóng. Sau 3 ngày khỏi bệnh hoàn toàn.
- Loại B: Các triệu chứng giảm từ từ, phải sau hai liệu trình mới khỏi.
- Loại C: Các triệu chứng không đỡ hoặc có đỡ nhưng vẫn thành mủ
phải trích rạch tháo mủ và dùng kháng sinh tại chỗ.
* Thời gian điều trị chia 4 mức độ:
Mức độ 1: 1-2 ngày.
Mức độ 2: 3 – 4 ngày.

Mức độ 3: 5 – 6 ngày.
Mức độ 4: > 6 ngày (điều trị bằng phương
pháp khác).

* Theo dõi các tác dụng không mong muốn gặp phải trong điều trị như:
Vựng châm, tổn thương màng phổi - phổi, bỏng, nhiễm trùng, đau tại vị trí
chích lâu ngày.
2.3.5.4. Mối liên quan của kết quả điều trị với các đặc điểm phân bố bệnh
nhân
* Mối liên quan của kết quả điều trị với tiền sử bệnh, chẩn đoán bệnh,
thời gian mắc bệnh và vị trí mi mắt tổn thương.


20

2.4. Xử lý số liệu
Thông tin được ghi chép đầy đủ vào bệnh án nghiên cứu, sau đó được
nhập vào máy tính và xử lý trên phần mềm SPSS 16.0 với các test thống kê
mô tả thông thường.
Kết quả được trình bày theo tỉ lệ phần trăm (%), giá trị trung bình ( X ),
độ lệch chuẩn (SD). Sử dụng test t student để so sánh sự khác nhau giữa hai
giá trị trung bình; kiểm định Χ² để so sánh sự khác nhau giữa các tỉ lệ (%). Áp

dụng mức ý nghĩa thống kê 0,05 (p < 0,05 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p
> 0,05 sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê).
2.5. Đạo đức nghiên cứu
+ Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu sau khi nhận được đầy đủ
thông tin về nghiên cứu.
+ Thông tin cá nhân được mã hóa, những vấn đề riêng tư của bệnh nhân
đều đảm bảo được giữ kín không để lộ ra ngoài.
+ Bệnh nhân được tôn trọng, giải thích rõ ràng, đối xử công bằng khi
tham gia nghiên cứu.
+ Bệnh nhân được quyền dừng lại, không tiếp tục tham gia ở bất cứ
thời điểm nào của nghiên cứu mà không bị phân biệt đối xử.
+ Bệnh nhân gặp tai biến do điều trị, nếu có sẽ được xử trí không mất tiền.


21

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm phân bố tuổi và giới của bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Số BN

Tỉ lệ

(n = 30)

(%)

< 18


10

33,3

18 - 39

17

56,7

Tuổi nhỏ nhất

40 - 59

2

6,7

=2

≥ 60

1

3,3

Tuổi lớn nhất

Tuổi


± SD

24,30 ± 1,69

= 70

Nhận xét: Tuổi bệnh nhân nghiên cứu dao động từ 2 - 70 tuổi, tuổi trung bình
là 24,30 ± 1,69 tuổi; đa số từ 18 đến 39 tuổi (17 bệnh nhân, chiếm 56,7%).

Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới tính
Nhận xét:
Bệnh nhân nữ giới chiếm 63,3%, bệnh nhân nam chiếm 36,7%.


22

3.1.2. Đặc điểm nguồn thông tin về phương pháp điều trị

Biểu đồ 3.2 Nguồn thông tin về phương pháp điều trị
Nhận xét:
Bệnh nhân biết đến phương pháp điều trị này do có người quen giới
thiệu chiếm 83,3%, chỉ có 16,7% biết qua Internet - phương tiện truyền thông.
3.1.3. Thời gian vào điều trị sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên
Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh trước điều trị
Thời gian mắc bệnh

Số BN

Tỉ lệ


trước điều trị

(n = 30)

(%)

≤ 3 ngày

28

93,3

> 3 ngày

2

6,7

± SD
(ngày)

Nhận xét:

2,13 ± 1,33

Min = 1 (ngày)
Max = 7 (ngày)


23


Bệnh nhân vào điều trị trong vòng 3 ngày (≤ 3 ngày) sau khi xuất hiện
bệnh chiếm 93,3%, thời gian trung bình là 2,13 ± 1,33 (ngày). Bệnh nhân vào
sớm nhất là sau 1 ngày, muộn nhất là sau 7 ngày xuất hiện bệnh.
3.1.4. Phân loại bệnh

Tỷ lệ %

Biểu đồ 3.3 Phân bố bệnh nhân theo chẩn đoán bệnh
Nhận xét:
Trong số bệnh nhân nghiên cứu, bệnh lẹo chiếm 90,0%; chắp chỉ chiếm
10,0%.
3.1.5. Vị trí tổn thương

Bảng 3.3 Phân bố bệnh nhân theo vị trí mi mắt tổn thương


24

Vị trí

Một mi

Số BN

Tỷ lệ

(n = 30)

(%)


Mi mắt trái

15

50,0

Mi mắt phải

12

40,0

Hai mi

3

90,0
10,0

Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân tổn thương ở một mi trong nghiên cứu chiếm
90,0%. Trong đó, có 15 bệnh nhân tổn thương mi mắt bên trái, chiếm 50,0%
và 12 bệnh nhân tổn thương mi mắt bên phải, chiếm 40,0%. Bệnh nhân tổn
thương hai mi chiếm 10,0%.
3.1.6. Tiền sử bệnh chắp lẹo của bệnh nhân

Biểu đồ 3.4 Phân bố bệnh nhân theo tiền sử bệnh chắp lẹo
Nhận xét:



25

Bệnh nhân được điều trị chủ yếu mắc bệnh tái phát (mắc bệnh từ lần 2
trở lên) chiếm tỉ lệ 66,7%.
3.2. Kết quả điều trị
3.2.1. Sự thay đổi các triệu chứng theo thời gian
3.2.1.1. Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS
Bảng 3.4 Mức độ đau nhức mi mắt theo thang điểm VAS theo thời gian
D0

D3

D6

Số BN

Tỉ lệ

Số BN

Tỉ lệ

Số BN

Tỉ lệ

(n = 30)

(%)


(n = 30)

(%)

(n = 30)

(%)

Không đau (0 điểm)

2

6,7

27

90,0

29

96,7

Đau ít (1 - < 3 điểm)

16

53,3

3


10,0

0

Đau vừa (3 - <6 điểm)

12

40,0

0

Thang điểm VAS

± SD (điểm)

1

2,80 ± 1,35
0,20 ± 0,61
D0-3 = 2,60 ± 1,35
D0-6 = 2,67 ± 1,32

p3-0 < 0,05
Nhận xét:

p6-0 < 0,05

3,3


0,13 ± 0,73

p6-3 > 0,05

- Trước điều trị, có 40,0% bệnh nhân đau nhức mi mắt mức độ vừa
(VAS 3 - <6 điểm) và 53,3% bệnh nhân đau nhức mi mắt mức độ ít (VAS 1 < 3 điểm). Tỷ lệ này giảm dần, sau 3 ngày điều trị, còn 10,0% bệnh nhân đau
nhức mi mắt mức độ ít; sau 6 ngày điều trị, chỉ còn 3,3% bệnh nhân có đau
mức độ vừa.
- Điểm VAS trung bình giảm dần từ 2,80 ± 1,35 (điểm) trước điều trị
xuống còn 0,20 ± 0,61 (điểm) sau 3 ngày điều trị và hiệu suất cải thiện điểm
VAS trung bình (D0-3 ) là 2,60 ± 1,35 (điểm); sau 6 ngày điều trị điểm VAS
trung bình là 0,13 ± 0,73 (điểm) và hiệu suất cải thiện điểm VAS trung bình
so với trước điều trị (D0-6 ) là 2,67 ± 1,32 (điểm).


×