Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG điều TRỊ của điện CHÂM kết hợp bài THUỐC “cát căn THANG” TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 55 trang )

SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

Đề tài:

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ
CỦA ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP BÀI THUỐC
“CÁT CĂN THANG” TRÊN BỆNH NHÂN
ĐAU THẮT LƯNG CẤP

Chủ nhiệm đề tài: Bác sĩ Trần Nhật Trường

HÀ NỘI – 201


MỤC LỤC
1.Tên đề tài .........................................................................................................1
2. Thời gian thực hiện.........................................................................................1
3. Cấp quản lý: Cấp cơ sở...................................................................................1
4. Chủ nhiệm đề tài..............................................................................................1
5. Cán bộ tham gia nghiên cứu...........................................................................1
6. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................2
7. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................4
7.1. Triệu chứng lâm sàng đau cột sống thắt lưng do nguyên nhân cơ học:.....4
7.2. Quan điểm của Y học hiện đại về đau thắt lưng.........................................5
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................9
8.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................9
8.2. Đối tượng và phương tiện nghiên cứu........................................................9


8.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................11
8.4. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu...........................................................15
8.5. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và cách khắc phục..................................16
9. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................17
9.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..............................................17
9.2. Kết quả điều trị.........................................................................................20
9.3. Các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị...............................................26
9.4. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị...........................27
10. BÀN LUẬN..................................................................................................29
10.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................29
10.2. Kết quả điều trị.......................................................................................33
10.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị.........................41
11. KẾT LUẬN...................................................................................................42
12. KIẾN NGHỊ.................................................................................................43
13. TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................44
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.........................................................................49
KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.......................................................................49


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hình ảnh cấu trúc một đốt sống ............................................................6
Hình 1.2. Hình ảnh đám rối thắt lưng cùng ..........................................................6


DANH MỤC BẢN

Bảng 1:

Bảng điểm VAS................................................................................13


Bảng 9.1. Các chỉ số lâm sàng trước điều trị của hai nhóm..............................19
Bảng 9.2. Đặc điểm chức năng sinh hoạt hàng ngày của hai nhóm..................19
Bảng 9.3. Sự thay đổi thang điểm VAS trước và sau điều trị của hai nhóm.....20
Bảng 9.4. NP Schober trước và sau điều trị của hai nhóm...............................21
Bảng 9.5. NP Lasègue trước và sau điều trị của hai nhóm...............................22
Bảng 9.6. Sự cải thiện động tác gấp CSTL trước và sau điều trị của hai nhóm....22
Bảng 9.7. Sự cải thiện động tác duỗi CSTL trước và sau điều trị của hai nhóm. .23
Bảng 9.8. Sự cải thiện động tác nghiêng bên đau trước và sau điều trị của hai
nhóm.................................................................................................23
Bảng 9.9. Sự cải thiện động tác xoay bên đau trước và sau điều trị của hai
nhóm.................................................................................................24
Bảng 9.10. Sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày....................................24
Bảng 9.11. Hiệu quả điều trị chung sau điều trị của hai nhóm............................25
Bảng 9.12. Sự thay đổi các chỉ số trên cận lâm sàng trước và sau điều trị của hai
nhóm.................................................................................................28


DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 9.1: Phân bố bệnh theo nhóm tuổi........................................................17
Biểu đồ 9.2: Đặc điểm phân bố theo giới của cả hai nhóm...............................17
Biểu đồ 9.3: Đặc điểm về nghề nghiệp..............................................................18
Biểu đồ 9.4: Đặc điểm về thời gian mắc bệnh...................................................18
Biểu đồ 9.5: Đặc điểm phân bố theo YHCT......................................................20
Biểu đồ 9.6: Hiệu quả điều trị theo YHCT sau 18 ngày điều trị........................25
Biểu đồ 9.7: Hiệu quả điều trị theo tuổi.............................................................26
Biểu đồ 9.8: Hiệu quả điều trị theo giới.............................................................26
Biểu đồ 9.9: Hiệu quả điều trị theo thời gian mắc bệnh....................................27


1.Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP BÀI
THUỐC “CÁT CĂN THANG” TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU
THẮT LƯNG CẤP
2. Thời gian thực hiện

3. Cấp quản lý: Cấp cơ sở

Từ tháng 4/2016 tới tháng 9/2016

4. Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Trần Nhật Trường
Học vị chuyên môn: Bác sĩ
Chức vụ: Bác sĩ điều trị
Địa chỉ cơ quan: Bệnh viện đa khoa Hà Đông, số 2 Bế Văn Đàn, Quang Trung,
Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0987498428
5.

Cán bộ tham gia nghiên cứu

TT

Họ và tên

1
2
3
4

Nguyễn Ngọc Trung

Phạm Thị Bích Hạnh
Nguyễn Văn Toàn
Trần Thị Thanh Huyền

Học hàm, học vị
chuyên môn
Thạc sĩ
Đại học
Trung cấp
Trung cấp

1

Cơ quan
BVĐK Hà Đông
BVĐK Hà Đông
BVĐK Hà Đông
BVĐK Hà Đông


6. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau thắt lưng là thuật ngữ để chỉ các triệu chứng đau khu trú tại vùng giữa
khoảng xương sườn 12 và nếp lằn liên mông, một hoặc hai bên [1], [2].
Đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học bao gồm các nguyên nhân tương ứng
với các bệnh lý cơ giới, có thể ảnh hưởng tới cơ, đĩa đệm, các khớp liên mấu.
Thường lành tính, đau kiểu cơ học, có hoặc không kèm đau thần kinh tọa.
- Đau vùng thắt lưng cấp: Đau kịch phát ở vùng cột sống thắt lưng, khởi
phát đột ngột kèm theo triệu chứng cứng cột sống. Thời gian diễn biến trong
vòng 1 tuần
- Đau cột sống thắt lưng mãn tính: Đau hàng ngày, không thuyên giảm, thời

gian > 3 tháng.
Theo thống kê của Trần Ngọc Ân và cộng sự thì đau thắt lưng chiếm tới
2% dân số và chiếm 17% số người trên 60 tuổi, đau thắt lưng chiếm tỷ lệ
41,45% trong nhóm bệnh thần kinh cột sống và là một trong 15 bệnh cơ xương
khớp hay gặp nhất [3].
Theo Nguyễn Văn Chương và cộng sự nghiên cứu thoát vị đĩa đệm CSTL
tại Bộ môn – Khoa Nội thần kinh bệnh viện 103 và số liệu thu thập của 10 năm
gần đây (2004 - 2013) trên 4.048 bệnh nhân thấy số bệnh nhân đau CSTL do
thoát vị đĩa đệm chiếm 26,94% tổng bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Nội, có
thời kỳ lên đến 45% [4].
Theo Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp điều trị đau thắt lưng
như: Điều trị nội khoa, các phương pháp vật lý trị liệu, các phương pháp can
thiệp tối thiểu, điều trị phẫu thuật. Các phương pháp điều trị YHHĐ có ưu điểm
thu được hiệu quả điều trị nhanh nhưng nhược điểm là có nhiều tác dụng phụ và
liên quan nhiều đến chi phí điều trị.
Theo Y học cổ truyền (YHCT) đau thắt lưng được mô tả trong chứng Tọa
cốt phong, Yêu cước thống,.... do các nguyên nhân ngoại tà, chấn thương, nội
thương gây nên. YHCT sử dụng rất nhiều biện pháp dùng thuốc và không
dùng thuốc để điều trị cho bệnh nhân như: Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt,
dùng thuốc.

2


Châm cứu là một phương pháp điều trị bệnh được áp dụng từ lâu trong
điều trị chứng Tọa cốt phong, châm là thủ thuật dùng kim tác dụng lên huyệt
trên các đường kinh, lạc, để gây tác dụng điều trị.
Điều trị chứng Tý bằng thuốc YHCT gồm khu phong, tán hàn, trừ thấp,
thông kinh hoạt lạc, tư bổ can thận nhằm khôi phục lại sự thăng bằng âm dương,
phù chính khu tà, thông kinh hoạt lạc và khôi phục lại hoạt động sinh lý bình

thường của vùng vai gáy. Dựa vào pháp trên các thầy thuốc đã đưa ra 2 phương
chính (dùng thuốc và không dùng thuốc).
Bài thuốc “Cát căn thang” được tác giả Trương Giới Tân (1536 - 1640 sau
Công nguyên) tự Cảnh Nhạc, viết trong chương 66 tác phẩm Cảnh Nhạc toàn
thư (1624). Bài thuốc có tác dụng trừ hàn tà tại kinh, giải cơ, trừ chứng đau ở cơ
biểu. Để kết hợp những ưu điểm của bài thuốc và điện châm chúng tôi thực hiện
đề tài: Đánh giá tác dụng điều trị của điện châm kết hợp bài thuốc “cát căn
thang” trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp với 2 mục tiêu:
1.

Đánh giá cải thiện chức năng vận động và tác dụng giảm đau của điện
châm kết hợp Cát căn thang trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp.

2.

Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm kết
hợp Cát căn thang trên lâm sàng.

3


7. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
7.1. Triệu chứng lâm sàng đau cột sống thắt lưng do nguyên nhân cơ học:
Đặc điểm đau:
- Đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
- Vị trí đau: Vùng thắt lưng thấp, đau không lan hoặc lan xuống một hoặc
hai chân.
- Các yếu tố ảnh hưởng: Đau tăng khi gắng sức, đứng lâu, ho, hắt hơi. Đau
giảm khi nghỉ ở tư thế hợp lý.
- Khám:

+ Hội chứng thắt lưng hông:
. Tư thế chống đau: cột sống mất đường cong sinh lý.
. Co cứng cơ cạnh sống.
. Điểm đau cạnh sống.
. Nghiệm pháp tay đất: dương tính khi khoảng cách tay đất > 10cm
. Nghiệm pháp Schober: dương tính khi độ giãn cột sống thắt lưng< 4cm
+ Triệu chứng thần kinh: có hoặc không
. Hội chứng rễ thần kinh: nghiệm pháp lassegue. Bonnet, dấu hiệu Valleix,
bấm chuông.
. Rối loạn vận động, cảm giác, thần kinh tự chủ.
+ Triệu chứng loại trừ: Không có tổn thương khớp háng, khớp cùng chậu,
không đau thắt lưng kèm đau nội tạng.
Triệu chứng cận lâm sàng đau cột sống thắt lưng do nguyên nhân cơ
học:
- Bilan phospho-calci âm tính.
- X quang cột sống thắt lưng:
+ Bình thường.
+ Hình ảnh thoái hóa cột sống: hẹp khe khớp đĩa đệm; đặc xương dưới sụn;
xẹp các diện dưới sụn; chồi xương.

4


+ Hình ảnh trượt đốt sống ra trước.
+ Hình ảnh loãng xương.
+ Hình ảnh thoát vị đĩa đệm.
7.2. Quan điểm của Y học hiện đại về đau thắt lưng
7.2.1. Giải phẫu cột sống thắt lưng và dây thần kinh hông to
Cột sống là một cấu trúc hình cong được chia làm nhiều đoạn khác nhau
gồm: Đoạn cột sống cổ, đoạn cột sống ngực, đoạn cột sống thắt lưng và đoạn đốt

sống cùng cụt. Trong từng đoạn đốt sống lại có nhiều đơn vị chức năng gọi là
đơn vị vận động được cấu tạo bởi đốt sống, đĩa đệm, khoảng gian đốt, dây chằng
và phần mềm.
Đoạn cột sống thắt lưng có năm đốt sống, bốn đĩa đệm, hai đĩa đệm
chuyển đoạn (D12-L1, L5-S1). Do thường xuyên phải chịu áp lực lớn nên cấu trúc
đốt sống ở đoạn này có những điểm khác biệt so các đoạn khác [6].
7.2.1.1. Đặc điểm giải phẫu đốt sống thắt lưng.
Mỗi đốt sống gồm các phần chính là thân đốt sống, cung đốt sống, mỏm gai
và lỗ đốt sống.
Thân đốt sống: Hình trụ dẹt, có hai mặt gian đốt sống và một vành chung
quanh. Thân đốt sống có kích thước tăng dần từ đốt trên đến đốt dưới, phù hợp
với sự tăng dần của trọng lượng từng phần của cơ thể và lực tác dụng lên các đốt
phía dưới.
Cung đốt sống: Gồm hai phần, phần trước dính với thân đốt sống gọi là
cuống, phần sau gọi là mảnh đốt sống.
Các mỏm đốt sống: Đi từ cung đốt sống ra, mỗi cung đốt sống có mỏm
ngang, mỏm diện khớp và mỏm gai.
Lỗ đốt sống: Nằm giữa thân đốt sống ở phía trước và cung đốt sống ở phía
sau. Các lỗ đốt sống khi chồng lên nhau tạo thành ống sống (hình 1.1).

5


Hình 1.1. Hình ảnh cấu trúc một đốt sống [7]
7.2.1.2. Đặc điểm giải phẫu dây thần kinh hông to
Dây thần kinh hông to hay còn gọi là dây thần kinh tọa (thần kinh ngồi) là
dây thần kinh to và dài nhất cơ thể, xuất phát từ đám rối thắt lưng cùng do các rễ
L4,L5,S1,S2,S3 hợp thành, trong đó rễ L5,S1 là chủ yếu [1],[6],[8].

Hình 1.2. Hình ảnh đám rối thắt lưng cùng [7]

Sau khi các rễ hợp lại thành dây thần kinh hông to để đi ra ngoài ống sống
phải qua một khe hẹp gọi là khe gian đốt đĩa đệm - dây chằng. Khe này có cấu
tạo phía trước là thân đốt sống, đĩa đệm, phía bên là cuống giới hạn lỗ liên hợp,

6


phía sau là dây chằng. Khi các thành phần này bị tổn thương đều có thể gây đau
dây thần kinh hông to do chèn ép hoặc dầy dính [1], [6], [8].
Ra khỏi ống xương sống dây thần kinh hông to đi qua phía trước khớp cùng
chậu, sau đó nó chạy qua lỗ ngồi lớn của xương chậu để vào mông, ở mông dây
thần kinh hông to đi giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn. Từ đây dây thần kinh hông
to chạy theo đường thẳng đến điểm giữa nếp lằn khoeo chân.
Tại trám khoeo dây thần kinh hông to chia ra làm hai nhánh: Dây thần kinh
hông khoeo ngoài (thần kinh mác chung) và dây thần kinh hông khoeo trong
(thần kinh chầy).
Năm 1999, đánh giá của Wang S và cộng sự tại Học viên quân y quân đội
Quảng Châu về tác dụng của huyệt Hoa đà Giáp tích trong điều trị đau thắt lưng
cho thấy: nhóm bệnh nhân sử dụng huyệt này có tỷ lệ khỏi là 65,6%; khá là
12,33%; trung bình là 18,8%; kém là 3,1%; cao hơn so với các bệnh nhân sử
dụng các huyệt tại chỗ khác: tỷ lệ khỏi là 44,6%; khá là 26,7%; trung bình là
10%, kém là 16,7%.
Năm 1994, Zhang Y và cộng sự tại Viện châm cứu và xoa bóp Bắc Kinh,
Trung Quốc sử dụng châm cứu điều trị 56 trường hợp đau thắt lưng bằng châm
cứu thì tỷ lệ khỏi và đỡ là 98,3%.
Năm 2007, Louise Chang nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng giảm đau của
châm cứu đơn thuần đối với đau thắt lưng, cho thấy kết quả 33% có sự cải thiện
về triệu chứng đau, 12% cải thiện về chức năng hoạt động.
Năm 2003, Đoàn Hải Nam nghiên cứu so sánh tác dụng điện châm các
huyệt Ủy trung, Giáp tích L1 – L5 và điện trường châm trong điều trị cho 60

bệnh nhân yêu thống thể hàn thấp cho thấy: điện châm các huyệt Ủy trung, Giáp
tích L1 – L5 đạt kết quả cao hơn với 80% tốt; 16,7% khá; 3,3% trung bình.
Trong nước, Nguyễn tài Thu và cộng sự nghiên cứu điều trị 37 bệnh nhân
đau thắt lưng bằng phương pháp tân châm thì tỷ lệ khỏi và đỡ là 67,6%. Các
huyệt được sử dụng là Giáp tích vùng thắt lưng, Chí thất, thận du, Thất liêu tốt là
57,14%, khá là 31,43%, trung bình là 2,86%, kém là 8,57%.
7


Đặng Trúc Quỳnh (2014) đánh giá tác dụng điều trị đau vai gáy ở bệnh
nhân thoái hóa cột sống cổ của cát căn thang kết hợp điện châm tại bệnh viện Y
học cổ truyền Trung Ương mang lại kết quả điều trị 76,7% đạt kết quả tốt,
23,3% đạt kết quả khá. Cụ thể : nhóm nghiên cứu có điểm đau VAS trung bình
từ 6,00 ± 1,46 điểm xuống còn 1,37 ± 1,16 điểm; 100% bệnh nhân co cứng cơ
vùng cổ và vùng vai xuống còn 23,3% bệnh nhân co cứng cơ vùng cổ và 16,7%
bệnh nhân co cứng cơ vùng vai; hiệu quả cải thiện tầm vận động cột sống cổ
giảm từ 11,70 ± 5,45 điểm xuống 3,30 ± 2,84 điểm; hiệu quả giảm hạn chế sinh
hoạt hàng ngày từ 19,83 ± 5,95 điểm xuống 8,93 ± 2,46 điểm.
Hà Hồng Hà (2008) nghiên cứu hiệu quả của áo nẹp mềm cột sống thắt
lưng trong điều trị bệnh nhân đau thần kinh hông to do thoát vị đĩa đệm trên
92% số bệnh nhân nhóm nghiên cứu cải thiện được chức năng SHHN sau 30
ngày điều trị [21].
Nguyễn Thị Thanh Tú (2008) so sánh hiệu quả điều trị đau lưng cấp
bằng điện châm kết hợp cao dán Thiên Hương với điện châm kết hợp xoa bóp
bấm huyệt trên 87 bệnh nhân thấy 87,5% số bệnh nhân cải thiện tốt thang
điểm VAS [11].
Nguyễn Kim Ngọc (2010) đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị đau dây thần
kinh hông to của viên Cốt thoái vương trên 30 BN thấy 71.4% số BN ở thể
phong hàn thấp đạt hiệu quả điều trị tốt [16].
Trần Thị Minh Quyên (2011) đánh giá tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột

sống thắt lưng bằng phương pháp điện châm kết hợp kéo giãn cột sống trên 66
BN thấy 90,9% số BN đạt hiệu quả điều trị [20].
Nguyễn Thị Thu Hà, Lại Thanh Hiền (2012) nghiên cứu tác dụng giảm đau
bằng châm cứu kết hợp thủy châm Methylcobal trên bệnh nhân đau thần kinh
hông to thấy mức độ đau theo thang điểm VAS của nhóm I từ 6,63 ± 1,13 xuống
còn 2,07 ± 0,98, kết quả tốt đạt 73,3% [15].

8


8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân được chẩn đoán Đau thắt lưng cấp, điều trị tại Khoa Y học
cổ truyền Bệnh viện đa khoa Hà Đông, thời gian từ: 01/4/2016 đến 01/9/2016
- Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ
+ Bệnh nhân không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp.
+ Bệnh nhân được chẩn đoán đau lưng cấp nguyên nhân cơ học
+ Tự nguyện tham gia nghiên cứu, tuân thủ nguyên tắc điều trị.
- Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHCT:
+ Bệnh nhân được chẩn đoán yêu thống thể Phong hàn thấp.
- Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:
+ Đau thắt lưng mạn tính: Thời gian đau thắt lưng trên 3 tháng
+ Đau thắt lưng do mắc các bệnh lao cột sống, viêm cột sống dính khớp,
chấn thương cột sống, u, ung thư.
+ Các bệnh toàn thân: Tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi, nhiễm trùng,
nhiễm độc, HIV - ADIS.
+ Người già, trẻ em, phụ nữ mang thai.
+ Các bệnh nhân không tự nguyện tham gia nghiên cứu, không tuân thủ
điều trị.
+ Đau lưng cấp thể huyết ứ và phong thấp nhiệt.

8.2. Đối tượng và phương tiện nghiên cứu
8.2.1. Đối tượng nghiên cứu:


Thuốc: Bài thuốc “Cát căn thang” (Cảnh Nhạc toàn thư)

+ Thành phần:
Cát căn
Ma hoàng
Quế chi
Sinh khương
Bạch thược
Chỉ xác

16g
06g
08g
06g
10g
08g

Chích cam thảo
Xuyên khung
Tế tân
Phòng phong
Đảng sâm

06g
08g
06g

08g
12g

+ Thuốc được sắc theo hệ thống sắc tự động, mỗi thang sắc thành 2 gói,
mỗi gói 150 ml.
9


+ Liều dùng: Mỗi ngày uống 1 thang trong 2 tuần, uống ấm, chia 2 lần.
- Công thức huyệt châm cứu:
Châm tả các huyệt sao cho các huyệt đều đắc khí:
A thị huyệt
Giáp tích L1 – L5
Dương lăng tuyền (GB 34)
Thận du (UB23)
Đại trường du (UB 25)
- Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang
Độc hoạt
Tần giao
Cam thảo
Xuyên khung
Đỗ trọng

12g
08g
06g
12g
12g

Phòng phong

Tế tân
Quế chi
Ngưu tất
Đảng sâm

08g
06g
06g
12g
12g

Tang ký sinh
Đương quy
Bạch thược
Thục địa
Phục linh

12g
12g
12g
12g
12g

8.2.2. Phương tiện nghiên cứu
- Máy điện châm KWD - TN09 - T06 của Công ty TNHH Thương mại và
sản xuất Thiết bị Y tế Hà Nội.
- Kim châm cứu bằng thép không gỉ, dài 5 cm – 10 cm, đường kính 0,1mm,
đầu nhọn; xuất xứ hãng Đông Á, Việt Nam.
- Pince vô khuẩn, bông, cồn 70°.
- Thước đo độ giãn cột sống thắt lưng.

- Thước đo độ đau VAS.
- Thước đo tầm vận động CSTL.

10


8.3. Phương pháp nghiên cứu
8.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng mở,
so sánh trước – sau điều trị và có đối chứng.
8.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: 60 bệnh nhân chia làm 2 nhóm


Nhóm nghiên cứu: 30 bệnh nhân đau lưng cấp do nguyên nhân cơ học

được điều trị điện châm và bài thuốc “Cát căn thang”.


Nhóm đối chứng: 30 bệnh nhân đau thắt lưng cấp điều trị điện châm

đơn thuần.
8.3.3. Quy trình nghiên cứu
- Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm, đảm bảo sự tương đồng về tuổi, giới,
thời gian mắc bệnh, nguyên nhân gây bệnh và mức độ đau.
- Khám lâm sàng theo YHHĐ và YHCT.
- Làm các xét nghiệm cơ bản trước và sau điều trị.
+ Huyết học: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố, máu lắng.
+ Sinh hóa: Ure, Creatinin, AST, ALT.
+ X – Quang CSTL.
- Áp dụng phương pháp điều trị đối với từng nhóm:

+ Nhóm nghiên cứu (Nhóm I: 30 bệnh nhân): điều trị bằng phương pháp
điện châm và uống thuốc Cát căn thang.
+ Nhóm chứng (Nhóm II: 30 bệnh nhân): điều trị bằng phương pháp điện
châm kết hợp với bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang.
Liệu trình cho cả 2 nhóm là 2 tuần..
- Phác đồ điện châm:
+ Công thức huyệt: Thận du (BL23), Đại trường du (BL25), Chí thất
(BL52), Yêu du (BL34), Yêu Dương quan (DU3), Thứ liêu(BL32), Giáp tích L1
– L5 (EX L1-L5), Dương lăng tuyền (GB34), A thị huyệt.

11


+ Sử dụng pháp châm tả, châm đắc khí các huyệt, tần số điện châm > 5Hz,
điều chỉnh cường độ điện châm phù hợp với bệnh nhân, lưu kim 25 phút. Điện
châm 1 lần/ngày.
- Theo dõi triệu chứng lâm sàng, tác dụng không mong muốn trước và sau
điều trị.
- Đánh giá kết quả điều trị và so sánh giữa hai nhóm.
8.3.4. Sơ đồ nghiên cứu
Bệnh nhân Đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học
Chẩn đoán theo YHCT thuộc thể bệnh phong hàn thấp
Đánh giá trước điều trị

Nhóm NC (I)
Điện châm + uống thuốc cát căn thang

Nhóm chứng (II)
Điện châm + uống thuốc Độc hoạt tang ký sinh


Kết quả điều trị
Sau điều trị ngày, 12, 18 ngày

So sánh

Kết luận
Sơ đồ quy trình nghiên cứu

12


8.3.4 Chỉ tiêu theo dõi
* Các triệu chứng lâm sàng theo trước và sau điều trị:
- Tình trạng đau.
- Độ giãn CSTL.
- Tầm vận động CSTL.
- Các chức năng sinh hoạt hàng ngày.
* Cận lâm sàng trước và sau điều trị:
- Công thức máu: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
- Máu lắng.
- Sinh hóa máu: Ure, Creatinin, AST, ALT.
- X- Quang CSTL.
* Các triệu chứng không mong muốn xuất hiện trong quá trình điều trị:
- Vựng châm, gãy kim, nhiễm trùng, chảy máu tại chỗ châm.
- Buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng.
- Xét nghiệm sinh hóa máu chức năng gan, thận: Ure, Creatinin, AST, ALT
8.3.5 Phương pháp đánh giá kết quả
- Đánh giá hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS
Thang VAS (Visual Analogue Scale) được chia thành 10 đoạn bằng nhau bởi
11 điểm từ 0 (hoàn toàn không đau) đến 10 (đau nghiêm trọng, không thể chịu

được, có thể choáng ngất). Thang VAS được chia thành 6 mức độ sau:
Bảng 1: Bảng điểm VAS
0 ≤ VAS < 1
Không đau
4 điểm
1 ≤ VAS ≤ 4
Đau nhẹ
3 điểm
5 ≤ VAS ≤ 6
Đau vừa
2 điểm
7 ≤ VAS ≤ 10
Đau nặng
1 điểm
+ Đánh giá và so sánh mức độ đau theo thang điểm VAS trước và sau điều
trị của từng nhóm và giữa hai nhóm.
- Đo độ giãn CSTL (Nghiệm pháp Schober) trước và sau điều trị
+ Bình thường: Hiệu số của hai lần đo sau và trước khi cúi xuống (d) là 4 – 5 cm
+ Đánh giá: d < 4 cm: có hạn chế độ giãn CSTL
13


d ≥ 4 cm

= 4 điểm

3 ≤ d < 4 cm= 3 điểm
2≤ d < 3 cm = 2 điểm
d < 2 cm


= 1 điểm

- Đo tầm vận động cột sống thắt lưng trước và sau điều trị

+ Gấp: Cách đánh giá:
Tốt (4 điểm):

≥ 70 độ

Khá (3 điểm):

≥ 60 độ

Trung bình (2 điểm):

≥ 40 độ

Kém (1 điểm):

<40 độ

+ Nghiêng bên : Cách đánh giá:
Tốt (4 điểm):

≥30 độ

Khá (3 điểm):

≥25 độ


Trung bình (2 điểm):

≥ 20 độ

Kém (1 điểm):

< 20 độ

+ Đứng duỗi : Cách đánh giá:
Tốt (4 điểm):

≥ 25 độ

Khá (3 điểm):

≥ 20 độ

Trung bình (2 điểm):

≥ 15 độ

Kém (1 điểm):

< 15 độ

+ Nằm duỗi : Cách đánh giá:
Tốt (4 điểm):

≥ 25 độ


Khá (3 điểm):

≥ 20 độ

Trung bình (2 điểm):

≥ 15 độ

Kém (1 điểm):

< 15 độ

- Các chức năng sinh hoạt hàng ngày
Lựa chọn 4 trong 10 câu hỏi của bộ câu hỏi “OSWESTRY LOW
BACK PAIN DISABILITY QUESTIONAIRE” để đánh giá sự cải thiện mức độ
linh hoạt và hoạt động của CSTL trong sinh hoạt hàng ngày.

14


+ Đánh giá kết quả:
Mức độ
Tốt (4 điểm)
Khá (3 điểm)
Trung bình (2 điểm)
Kém (1 điểm)

Tổng số điểm 4 hoạt động
0-4
5-8

9-12
12-20

- Cách đánh giá chung:
Dựa vào tổng số điểm của 7 chỉ số đánh giá, mỗi chỉ số có từ 1 đến 4 điểm.
Cách đánh giá như sau:
Tốt: 23-28 điểm
Khá: 18-22 điểm
Trung bình:13-17 điểm
Kém: 7-12 điểm
- Đánh giá tác dụng không mong muốn:
+ Trên lâm sàng: sự xuất hiện các triệu chứng: buồn nôn, nôn, đau bụng, đi
ngoài phân lỏng, mẩn ngứa ngoài da.
+ Trên cận lâm sàng: sự thay đổi mạch, huyết áp, các chỉ số Ure, Creatinin,
AST, ALT.
8.3.6 Xử lý số liệu:
Sử dụng chương trình xử lý số liệu SPSS 16.0.
- Tính giá trị trung bình x và độ lệch chuẩn SD.
- So sánh giá trị trung bình của các nhóm bằng T – test, so sánh các tỷ lệ
của các nhóm bằng Test χ2.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p ≤ 0,05.
8.4. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện đa
khoa Hà Đông với sự đồng ý của các khoa nghiên cứu và bệnh viện.
Nghiên cứu được dựa trên ba nguyên tắc cơ bản của đạo đức là tôn trọng,
không gây hại và tạo sự cân bằng cho tất cả bệnh nhân.

15



Tất cả bệnh nhân đều được giải thích rõ về mục đích, nắm được trách
nhiệm về quyền lợi cụ thể của mình, tự nguyện tham gia nghiên cứu và có quyền
rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.
8.5. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và cách khắc phục
Do nghiên cứu trong thời gian ngắn với cỡ mẫu còn nhỏ không thể tránh
khỏi sai số.
Khắc phục sai số dựa vào sự khách quan và tôn trọng kết quả nghiên cứu.

9. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

16


9.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
9.1.1. Đặc điểm phân bố theo tuổi của hai nhóm
≥ 60; 067
≥ 60; 060

p>0,05

T ỷ lệ %

N hóm 1

20 - 44; 020
20 - 44; 017

N hóm 2

45 - 59; 020

45 - 59; 017

20 - 44

45 - 59

≥ 60

Nhóm tuổi

Biểu đồ 9.1: Phân bố bệnh theo nhóm tuổi
Nhận xét: Từ biểu đồ trên thấy bệnh nhân đau thắt lưng gặp chủ yếu ở độ
tuổi trên 45. Ở nhóm I tỷ lệ gặp bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên chiếm 80%, ở nhóm
II tỷ lệ này chiếm 83,3%. Sự khác biệt về các nhóm tuổi ở hai nhóm không có ý
nghĩa thống kê với p >0,05.
9.1.2. Đặc điểm phân bố theo giới của hai nhóm
p>0,05

Tỷ lệ %

Nhóm I; 40

Nam

Nữ

Nhóm II; 30

Nhóm II; 70


Nhóm I; 60

Nhóm I

Nhóm II

Biểu đồ 9.2: Đặc điểm phân bố theo giới của cả hai nhóm
Nhận xét: Từ biểu đồ 3.2 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nữ gặp nhiều hơn bệnh
nhân nam ở cả hai nhóm. Trong đó tỷ lệ bệnh nhân nữ ở nhóm I chiếm 60,0%,
bệnh nhân nam chiếm 40,0%. Ở nhóm II tỷ lệ này là 70,0% nữ và 30,0% nam.
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p >0,05.
9.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp
17


100%
90%
80%
70%
60%
50%
4 0%
30%
20%
10%
0%

060

067


p>0,05
Lao động nhẹ
Lao động nặng

040

033

Nhóm 1

Nhóm 2

Biểu đồ 9.3: Đặc điểm về nghề nghiệp
Nhận xét: Từ biểu đồ ta thấy số bệnh nhân bị đau thắt lưng thuộc nhóm lao
động nhẹ là chủ yếu ở cả hai nhóm. Nhóm I tỷ lệ lao động nhẹ chiếm 66,7%,
nhóm lao động nặng chiếm 33,3%. Ở nhóm II tỷ lệ lao động nhẹ chiếm 60,0%,
lao động nặng chiếm 40,0%. Không có sự khác biệt về nghề nghiệp giữa hai
nhóm với p >0,05.
9.1.4. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh
> 6 tháng; 047

> 6 tháng

> 6 tháng; 3,333%

p>0,05
3-6 tháng

3-6 tháng; 017

3-6 tháng; 1,667%

1-3 tháng

1-3 tháng; 020
1-3 tháng;
1,667%

< 1 tháng

Nhóm I Nhóm II

< 1 tháng; 017
< 1 tháng; 3,333%

Tỷ lệ %

Biểu đồ 9.4: Đặc điểm về thời gian mắc bệnh
Nhận xét: Từ biểu đồ 3.4 cho thấy các bệnh nhân trong nghiên cứu ở cả
hai nhóm có thời gian bị bệnh chủ yếu là trên 6 tháng chiếm tỷ lệ 33,33% ở

18


nhóm I và 46,67% ở nhóm II. Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa
thống kê với p >0,05.
9.1.6. Đặc điểm về các chỉ số lâm sàng của hai nhóm trước điều trị
Bảng 9.1. Các chỉ số lâm sàng trước điều trị của hai nhóm
Nhóm
Chỉ số TĐT

VAS (điểm)
Schober (cm)
Lasègue (độ)
Gấp CSTL (độ)
Duỗi CSTL (độ)
Nghiêng bên đau (độ)
Xoay bên đau (độ)

Nhóm I (n=30)
± SD

Nhóm II(n=30)
± SD

p

5,83 ± 1,15
2,18 ± 0,64
45,17 ± 11,02
44,37 ± 11,65
18,40 ± 1,67
17,57 ± 4,16
17,10 ± 2,45

6,03 ± 0,76
2,32 ± 0,53
48,00 ± 10,05
43,57 ± 9,11
17,93 ± 2,70
18,57 ± 3,06

17,40 ± 2,69

p >0,05
p >0,05
p >0,05
p >0,05
p >0,05
p >0,05
p >0,05

Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy các chỉ số lâm sàng trước điều trị của hai
nhóm là tương đương nhau. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p >0,05.
9.1.7. Đặc điểm chức năng sinh hoạt hàng ngày trước điều trị của hai nhóm
Bảng 9.2. Đặc điểm chức năng sinh hoạt hàng ngày của hai nhóm
Nhóm
CNSHHN
Rất tốt
Tốt
Trung bình
Kém
Tổng

Nhóm I(n=30)
n
%

Nhóm II(n=30)
n
%


0
2
21
7
30

0
0
20
10
30

0,0
6,7
70,0
23,3
100

0,0
0,0
66,7
33,3
100

p

p >0,05

Nhận xét: Từ bảng 3.2 cho thấy trước điều trị chức năng sinh hoạt hàng ngày ở cả hai
nhóm đa số đều bị hạn chế ở mức trung bình và kém. Ở nhóm I mức độ bệnh nhân bị

hạn chế chức năng SHHN ở mức trung bình và kém chiếm 93,3%, ở nhóm II tỷ lệ này
là 100%. Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p >0,05.

9.1.8. Đặc điểm phân bố thể bệnh theo YHCT trước điều trị của hai nhóm

19


Huyết ứ

Tỷ lệ %

Nhóm I;
40.0000

Phong hàn thấp kèm can thận âm hư

p>0,05

Nhóm I; 060

Nhóm II;
50.0000

Nhóm II; 050

Nhóm I

Nhóm II


Biểu đồ 9.5: Đặc điểm phân bố theo YHCT
Nhận xét: Từ biểu đồ ta thấy ở nhóm I thể phong hàn thấp chiếm 60%,
huyết ứ chiếm 40%, nhóm II thể phong hàn thấp chiếm 50%, huyết ứ chiếm
50%. Sự khác biệt về phân bố bệnh nhân theo thể YHCT không có ý nghĩa thống
kê ở hai nhóm với p >0,05.
9.2. Kết quả điều trị
9.2.1. Đặc điểm sự thay đổi thang điểm VAS
Bảng 9.3. Sự thay đổi thang điểm VAS trước và sau điều trị của hai nhóm
Nhóm
Mức độ
D0
D12
D28
pD0-D12
pD0-D18

Nhóm I(n=30)

Nhóm II(n=30)

± SD
5,83 ± 1,15
3,80 ± 0,66
1,70 ± 0,88
p <0,01
p <0,01

± SD
6,03 ± 0,76
4,13 ± 0,90

1,87 ± 0,63
p <0,01
p <0,01

PI-II
p >0,05
p >0,05
p >0,05

Nhận xét:
- Từ bảng trên ta thấy trước điều trị các bệnh nhân đều đau ở mức độ vừa và
nặng. Mức độ đau trung bình ở cả hai nhóm là tương đương nhau, sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê với p >0,05.
- Sau 12 ngày điều tri điểm đau trung bình ở cả hai nhóm đều giảm rõ rệt (p
<0,01), tuy nhiên so sánh giữa hai nhóm thì sự cải thiện mức độ đau trung bình là như
nhau với p >0,05.

20


×