Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

TÌNH TRẠNG ĐAU BA NGÀY đầu SAU PHẪU THUẬT TIM hở của NGƯỜI BỆNH TẠI VIỆN TIM MẠCH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 57 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐÊ

Đau sau phẫu thuật là một trong những lý do chính cho lần khám tại khoa cấp
cứu hoặc khiến bệnh nhân quay trở lại phòng hậu phẫu [19]. Đau sau phẫu thuật co
thể tồn tại sau khi vết thương được chữa lành, với một số bệnh nhân đau trở thành
đau mạn tính trong mọi hoạt động. Tỷ lệ đau mạn tính sau khi phẫu thuật tim thay
đổi từ 21% và 55% theo các nghiên cứu khác nhau [22]. Vì vậy điều trị đau sau mổ
đặc biệt sau mổ tim là rất quan trọng.
Gần đây trong một ngiên cứu ở các nước co nền y học phát triển như Anh,
Đức, Thụy Điển cũng chỉ co 32- 70% các bệnh viện co trung tâm chống đau và
31- 39% bệnh nhân vẫn còn chịu mức độ đau nhiều và rất đau sau mổ [9]. Và một
cuộc điều tra quốc gia về đau sau phẫu thuật ở Mỹ co khoảng 80% bệnh nhân trải
qua cơn đau cấp tính sau phẫu thuật; trong số những bệnh nhân này 86% co đau vừa
và đau nặng [18]. Khảo sát 105 bệnh viện ở 17 quốc gia Châu Âu cho thấy co 34%
co một tổ chức về đau mạn tính co sẵn để tư vấn [23]. Tại Việt Nam theo nghiên
cứu của Nguyễn Hữu Tú –cộng sự cho thấy 59% bệnh nhân ở tuần đầu tiên sau mổ,
22% bệnh nhân ở tuần thứ hai và 7% bệnh nhân ở tuần thứ ba phải chịu mức độ đau
từ nhiều đến rất đau [9]. Thông qua nghiên cứu trên cho thấy hiện chưa co một
nghiên cứu nào đi sâu về mô tả đau sau phẫu thuật tim hở cũng như nhận ra được
tuần đầu tiên sau mổ bệnh nhân chịu đau nhiều nhất.
Trong những năm trở lại đây, phẫu thuật tim mạch trên thế giới cũng như trong
nước trở thành thường quy; rất nhiều bệnh nhân bị bệnh về van (van hai lá, van ba
lá, van động mạch chủ), bệnh mạch vành, bệnh về thông liên thất, thông liên nhĩ, tứ
chứng fallot,…đã, đang và được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật tim mở và tại
Viện Tim Mạch Bệnh viện Bạch Mai với con số được thống kê khoảng trên 1000
bệnh nhân hàng năm. Với phương pháp này, bệnh nhân co thể nhanh chong giải
quyết được vấn đề bệnh tật của tim mạch; song sau quá trình phẫu thuật, bệnh nhân
phải trải qua thời gian sau hậu phẫu với những cơn đau cấp tính. Đau hậu phẫu ở
bệnh nhân phẫu thuật tim người lớn co nhiều khía cạnh. Đau co thể được gây ra bởi




2

các vết rạch, rút lại mô phẫu thuật và mổ xẻ, nhiều ống dẫn lưu ngực còn lại sau khi
phẫu thuật, và các thủ thuật xâm lấn khác mà bệnh nhân trải qua như là một phần
của phác đồ điều trị [30]. Đau cấp tính nếu không được điều trị hiệu quả sẽ trở
thành đau mạn tính. Hơn thế nữa đau nhiều và đau sau mổ, đặc biệt ở các bệnh nhân
được mổ tim mạch còn co thể gây ra các rối loạn chức năng huyết động và hô hấp
làm chậm sự hồi phục của bệnh nhân cũng như làm tăng thời gian nằm viện. Bởi
vậy, điều trị đau sau mổ trở thành một yêu cầu bắt buộc, đặc biệt trên các bệnh nhân
vốn đã co rối loạn về chức năng tim mạch. Do đo việc chăm soc bao gồm đánh giá
và kiểm soát đau sau phẫu thuật tim hở đong vai trò quan trọng trong quá trình hồi
phục của bệnh nhân, gop phần vào thành công của quá trình điều trị, cũng như giảm
thời gian và giảm chi phí nằm viện cho bệnh nhân. Đặc biệt, hiện nay chưa co một
khảo sát đầy đủ đánh giá về vị trí, phân bố, mức độ đau và một số yếu tố nguy cơ
gây đau sau mổ tim mở trong ba ngày đầu tiên sau mổ. Vì những lý do trên chúng
tôi tiến hành đề tài: “Tình trạng đau sau mổ ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở
trong ba ngày đầu tại Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 04/2016 đến tháng
05/2016” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả vị trí và mức độ đau ở bệnh nhân phẫu thuật tim hở trong 3
ngày dầu.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến mức độ đau.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Sinh lý cảm giác đau sau mổ

1.1.1. Các khái niệm
 Định nghĩa: Hội nghiên cứu đau quốc tế (International Association for Study
of Pain - IASP) định nghĩa “đau là một cảm nhận thuộc về giác quan và cảm xúc do
tổn thương đang tồn tại hoặc tiềm tàng ở các mô gây nên và phụ thuộc vào mức độ
nặng nhẹ của tổn thương ấy” [1].
Đau sau mổ là đau xuất hiện khi tác dụng giảm đau của thuốc tê, thuốc mê đã
hết hiệu lực. Tùy từng loại phẫu thuật , tùy từng bệnh nhân mà cường độ đau co sự
thay đổi. Lâu nay, người ta vẫn quan niệm đau sau mổ là chuyện bình thường, kho
tránh khỏi, và để điều trị no, các bác sĩ thường dùng các loại thuốc giảm đau, thậm
chí cả morphin. Nếu điều trị đau không tốt thì đau sau mổ cấp tính trở thành đau
mạn tính gây ra những biến chứng nặng nề [1].
 Phân loại đau
 Đau cấp tính: là đau mới xuất hiện, cường độ dữ dội, là một triệu chứng lâm
sàng hữu ích để chẩn đoán nguyên nhân đau. Đau cấp tính bao gồm đau sau phẫu
thuật, chấn thương, đau do bỏng.
 Đau mạn tính: là đau kéo dài quá thời gian chữa lành một chấn thương,
thường co một nguyên nhân đau như chấn thương, phẫu thuật... Đau mạn tính
kéo dài dai dẳng làm cho cơ thể suy giảm cả thể lực, chất lượng cuộc sống và
tâm lý xã hội.
1.1.2. Một số yếu tố liên quan đến đau sau mổ
 Nhân cách, nguồn gốc xã hội, văn hoa giáo dục và môi trường bệnh viện là
những yếu tố chủ yếu co khả năng làm biến đổi nhận thức đau [8].
 Tình trạng lo lắng ảnh hưởng đến đau sau mổ nhất là 48 giờ đầu sau mổ [8]
 Tình trạng trầm cảm, đau trung bình và dữ dội trước phẫu thuật, đau mạn
tính trước đo ảnh hưởng đến đau cấp sau mổ [15].


4

 Cường độ đau không bị ảnh hưởng đáng kể bởi trình độ học vấn [25].

 Cường độ đau cấp sau mổ bị ảnh hưởng bởi tuổi [15]. Người già và trẻ nhỏ
thường chịu đau kém hơn.
 Mức độ đau không bị ảnh hưởng bởi giới nhưng phụ nữ yêu cầu ít opioid hệ
thống hơn nam giới [20]. Nghiên cứu khác cho thấy đau cân cơ do tiêm glutamate
vào cơ nhai cao hơn ở nữ giới [16].
 Thông tin đưa ra trước phẫu thuật ảnh hưởng đến trải nghiệm đau sau
phẫu thuật. Đau sau phẫu thuật giảm nhanh hơn ở những người được cung cấp
thông tin đầy đủ và họ cũng hài lòng hơn với quản lý đau sau phẫu thuật [10], [23].
Nội dung thông tin ảnh hưởng nhiều hơn số lượng thông tin. Các thông tin chỉ dẫn
cách bệnh nhân vận chuyển, hít thở ... như thế nào để giảm đau thì co tác dụng tốt,
làm giảm lượng thuốc giảm đau sau mổ [8].
 Hướng dẫn, giải thích, động viên làm giảm lo lắng và giảm đau sau
mổ [21]. Chuẩn bị mọi mặt bệnh nhân trước mổ: thể chất, tinh thần.
 Loại phẫu thuật, vị trí và thời gian phẫu thuật cũng ảnh hưởng lớn
tới đau sau mổ [20]. Biến chứng của phẫu thuật và gây mê.
 Công tác chăm soc bệnh nhân sau mổ.
1.2. Nguyên nhân gây đau sau mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tim hở.
1.2.1. Định nghĩa:
 Mổ tim hở là mở buồng tim ra, khi đo trong buồng tim không còn co máu để
nhìn rõ thương tổn bên trong để sửa, sau đo đong lại, quả tim tiếp tục co bop [3].
 Để co thể nhìn rõ thương tổn bên trong quả tim co 2 cách chính là làm tạm
thời không còn máu trong buồng tim:
 Ngừng tuần hoàn.
 Máy tim phổi.


5

 Các bệnh tim thông thường co thể mổ: Ống động mạch, TLN, TLT hẹp van
động mạch phổi, tứ chứng fallot, hẹp eo động mạch chủ, bệnh VHL, bệnh van

ĐMC, bệnh mạch vành, van tim nhân tạo,...
1.2.2. Nguyên nhân gây đau sau mổ phẫu thuật tim hở:
Các tác nhân cơ học gây tổn thương mô, các tác nhân hoa học do mô tổn
thương tiết ra kích thích các bộ phận nhận cảm giác đau cơ học và hoa học gây
đau [4].
1.2.2.1. Đau liên quan đến vị trí các đường phẫu thuật [7]:
 Đường mổ trong phẫu thuật tim hở thông thường là đường mổ dọc xương ức
do đo nguyên nhân chính gây đau là do xương ức bị cưa rời.

Hình 1.1: Đường mở dọc xương ức
 Kích thích đau này được dẫn truyền vào tủy sống theo các dây dẫn thần kinh
liên sườn.
 Tùy theo các loại mở ngực: đường sau bên, đường nách, đường mở ngực
nhỏ (minithoracotomie) sẽ ảnh hưởng đến cường độ của đau sau mổ.


6

Hình 1.2: Đường mở ngực trước bên
 Đặc biệt trong phẫu thuật bắc cầu chủ vành (Coronary artery bypass graft CABG) điều trị bệnh mạch vành ngoài đường mở ngực bệnh nhân co thêm đường
phẫu tích động mạch đùi tĩnh mạch hiển lớn ở cẳng chân, hay tĩnh mạch cẳng chân.

Hình 1.3: Vị trí phẫu tích tĩnh mạch trong phẫu thuật CABG
 Khi mở ngực, dụng cụ mở ngực sẽ gây co kéo dây chằng sườn cột sống và
dây chằng ngang cùng với các cơ cạnh cột sống gây đau dữ dội sau mổ.
1.2.2.2. Đau nguồn gốc từ tạng [7]:
 Đau do nguồn gốc màng phổi là đau cấp tính, thay đổi cường độ và thời gian
tùy theo cách thức phẫu thuật. Nguyên nhân là do kích thích phẫu thuật, các dẫn lưu



7

và ứ máu trong khoang màng phổi. Đau do nguồn gốc màng phổi tăng lên khi thở,
ho gây kho chịu rất nhiều cho bệnh nhân sau mổ.
1.2.2.3. Đau lan tỏa [7]:
 Sau phẫu thuật lồng ngực thường đau lan lên mặt trước lồng ngực và vai.
 Đau ở mặt trước lồng ngực do kích thích niêm mạc phế quản (do đặt nội
khí quản).
 Đau lan lên vai do kích thích màng mao mạch phổi và cơ hoành.
Tom lại, đau sau mổ lồng ngực được coi như là một trong những loại đau
đớn nhất.
1.3. Các phương pháp điều trị đau
 Thuốc giảm đau: bao gồm thuốc giảm đau trung ương và ngoại biên
 Thuốc giảm đau trung ương co tác dụng giảm đau và ức chế thần kinh trung
ương do đo gây ức chế hô hấp, gây ngủ và gây nghiện, bao gồm các alkaloid tự
nhiên của thuốc phiện (morphin và các dẫn xuất của morphin như thebain,
dionin,...) và các opiate tổng hợp [4].
 Thuốc giảm đau ngoại biên: gồm các dẫn xuất của salicylat, pyrazolon,
analin, indol và một số thuốc khác, chỉ co tác dụng giảm đau yếu, tốt với các chứng
đau do viêm, không co tác dụng giảm đau nội tạng, không gây ngủ và không gây
nghiện [4].
 Can thiệp tâm lý gồm [28], [29]:
 Sự cung cấp thông tin: gồm các thông tin về cảm giác và thông tin về thủ thuật.
 Sự thư giãn: gồm thư giãn bằng hơi thở, thư giãn cơ, thư giãn bằng hình ảnh.
 Các phương pháp vật lý: bao gồm cơ học trị liệu, thủy trị liệu, nhiệt trị liệu,
điện trị liệu, ánh sáng trị liệu, oxy cao áp công suất thấp, từ trường tần số thấp [2].
 Điều trị bằng y học cổ truyền: là phương pháp điều trị an toàn bằng các bài
thuốc điều trị đau cổ truyền nhằm ức chế cảm giác đau của cơ thể và tăng bài tiết
các chất giảm đau nội sinh.



8

 Điều trị bằng ngoại khoa: cắt đường dẫn truyền đau, thường sử dụng trong
đau nội tạng.
1.4. Đánh giá và quản lý đau
1.4.1. Đau được coi là dấu hiệu sinh tồn quan trọng thứ năm.
Đau được xác định là dấu hiệu sinh tồn quan trọng thứ năm bởi trường cao
đẳng gây mê Úc và New Zealand (Australian and New Zealand College of
Anaesthetists-AZANCA, 2005) và Liên minh Đau Mạn tính (Chronic Pain
Policy Coalition, 2007) cố gắng để tạo điều kiện thuận lợi cho đánh giá và quản
lý đau [13].
1.4.2. Vai trò của điều dưỡng trong đánh giá và quản lý đau [17], [24].
 Đánh giá đau kinh nghiệm đau của bệnh nhân là một phần quan trọng để
cung cấp quản lý đau hiệu quả. Một quá trình co hệ thống gồm đánh giá đau, đo
lường, đánh giá lại, tăng cường khả năng của đội ngũ chăm soc để đạt được: giảm
kinh nghiệm đau đớn; tăng sự thoải mái; cải thiện chức năng sinh lý, tâm lý và thể
chất; tăng sự hài lòng với quản lý đau. Điều dưỡng nên nhận thức các yếu tố co thể
ảnh hưởng đến kinh nghiệm tổng thể và biểu hiện đau của bệnh nhân trong quá trình
đánh giá.
1.4.3. Quá trình đánh giá và công cụ đo lường đau
 Các thành phần chính của một quá trình đánh giá đau [14]
 Trực tiếp điều tra về sự hiện diện của đau bao gồm cả việc sử dụng những từ
thay thế để mô tả đau.
 Quan sát dấu hiệu của cơn đau đặc biệt ở người già với nhận thức giảm.
 Mô tả đau bao gồm:
+ Yếu tố khơi gợi và làm đau giảm bớt hoặc tăng lên
+ Bản chất đau (nhoi, rát, âm ỉ, dao đâm...)
+ Vị trí đau và sự lan của đau
+ Mức độ/cường độ đau: đo lường bằng các thang đánh giá cường độ đau.



9

+ Thời gian đau: khi bắt đầu và kéo dài bao lâu.
 Mức độ ảnh hưởng: thay đổi cảm xúc như lo lắng, sợ hãi...
 Tác động của đau lên hoạt động hàng ngày.
 Đo lường đau: sử dụng các thang tiêu chuẩn đo đau, đánh giá điều tra để
thiết lập nguyên nhân.
 Các phương pháp đánh giá đau.
 Phương pháp khách quan [6]
+ Đo sự thay đổi chỉ số sinh hoa máu (nồng độ catecholamine, cortisol…).
Đây là phương pháp tốn kém, không đặc hiệu, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả.
+ Đo sự thay đổi chỉ số hô hấp: khí máu, thể tích thở ra giây đầu tiên FEV1(Forced Expired Volume in one second), cung lượng đỉnh thở ra - PEFR (Peak
Expiratory flow rate), thể tích khí lưu thông.
+ Tính số lượng thuốc giảm đau mà BỆNH NHÂN dùng qua hệ thống giảm
đau PCA (Patient - Controlled Anagelsia).
 Phương pháp chủ quan
Phương pháp này chủ yếu dựa vào cảm giác đau của bệnh nhân. Bệnh nhân tự
báo cáo tình trạng đau được coi là tiêu chuẩn vàng về đo lường, đánh giá đau vì no
cung cấp đo lường giá trị nhất của đau. Tự báo cáo co thể bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố bao gồm tâm trạng, rối loạn giấc ngủ, thuốc men, kết quả ở những bệnh nhân
báo cáo đau không chính xác [27].
 Công cụ đo lường đau
 Công cụ đau một chiều: Chính xác, đơn giản, nhanh chong, dễ hiểu và sử
dụng, thường được sử dụng để đánh giá cơn đau cấp tính.
Dưới đây là một số thang đau một chiều thường hay sử dụng để đánh giá
cường độ đau ở người lớn [14].



10

+ Thang điểm đau mô tả bằng lời (Verbal description scale - VDS): thang điểm
này co 6 mức độ đau từ không đau (none), đau nhẹ (mild), đau vừa phải (moderate),
đau dữ dội (severe), đau rất dữ dội (very severe) cho đến đau nhất (worst) mà bệnh
nhân co thể tưởng tượng được. Bệnh nhân tự lượng giá mức đau của mình tương ứng
trong 6 mức độ đau [6].
+ Thang điểm đau trả lời bằng số (Verbal Numerical Rating Scale - VNRS):
thang này co 11 vạch điểm 0 tương ứng với không đau cho đến 10 điểm là đau nhất
mà bệnh nhân co thể tưởng tượng được. Bệnh nhân tự lượng giá rồi trả lời bằng số
ứng với mức độ đau của mình từ 1 đến 10 điểm [14].
+ Thang điểm đau nhìn đồng dạng (Visual Analogue Scale - VAS):
Cấu tạo và cách sử dụng: Là một thước dài co hai mặt. Một mặt trống không
số một đầu là mức không đau một đầu là đau nhất mà bệnh nhân co thể tưởng tượng
được. Một mặt được chia 11 vạch với 10 mức độ đau . Sau khi so sánh bệnh nhân di
chuyển con trỏ từ đầu không đau đến mức đau tương ứng của mình. Thầy thuốc sẽ
biết điểm đau của họ ở mặt số, điểm VAS là khoảng cách từ 0 đến điểm bệnh nhân
đánh dấu [5].
 Ưu điểm: VAS là công cụ quản lý đau nhanh và đơn giản, dễ cho điểm
và so sánh với lần đánh giá trước. VAS là công cụ đánh giá tốt sự thay đổi
cường độ đau [12].


Nhược điểm: Không áp dụng cho người rối loạn chức năng nhận thức, ý

thức không tỉnh táo, khuyết tật về thị giác và sử dụng tay [14].
 Công cụ đánh giá đau đa chiều [14].
+ Cung cấp thông tin về khía cạnh chất lượng và số lượng của cơn đau.
+ Co thể hữu ích cho đau do nguyên nhân thần kinh.
+ Yêu cầu bệnh nhân co kỹ năng tốt về lời noi, mất nhiều thời gian để hoàn

thành hơn các công cụ đau đơn chiều.


11

+ Các thang đo lường đau đa chiều như bộ câu hỏi đau McGill (McGill Pain
Questionnaire), bản tom tắt đau ngắn (Brief Pain Inventory).


12

1.4.4. Phân bố vị trí vùng đau ở bệnh nhân phẫu thuật tim hở.
Bề mặt cơ thể được chia thành 37 vùng giải phẫu. Ranh giới giữa các khu vực
đã được rút ra tại các mốc giải phẫu, chủ yếu tại các khớp thích hợp. No được dự
kiến rằng những đơn vị sẽ xấp xỉ những người sử dụng bởi các bệnh nhân khi được
yêu cầu mô tả vị trí đau của họ [30].

Hình 1.4.Phân bố vị trí các vùng đau trên cơ thể người


13

CHƯƠNG 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Đối tượng nghiên cứu gồm những bệnh nhân:
 Tất cả các bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở, co độ tuổi trên 18, không phân
biệt giới tính.
 Được rút NKQ trước 48 giờ.

 Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Gồm những trường hợp bệnh nhân:
 Các bệnh nhân sau mổ tim được rút NKQ sau 48 giờ.
 Bệnh nhân được rút NKQ trước 48h nhưng co rối loạn thần và mất ý thức
 Bệnh nhân co độ tuổi dưới 18
 Từ chối tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu:
Phương pháp chọn mẫu: chọn toàn bộ bệnh nhân mổ tim mở phù hợp với tiêu
chuẩn lựa chọn từ 01/4/2016 – 30/5/2016

2.3. Các biến số nghiên cứu
2.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:
 Tuổi
 BMI
 Giới tính: nam, nữ


14

 Chẩn đoán: các bệnh tim mạch
 Nghề nghiệp: Học sinh - sinh viên, làm ruộng, công nhân, cán bộ - viên
chức, khác (ghi rõ).
 Trình độ học vấn: cấp 1, cấp 2, cấp 3, trung cấp, cao đẳng, đại học.
 Vùng miền: thành thị, nông thôn- miền núi
 Ngày, giờ: mổ, ra viện.
2.3.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng đau sau mổ

 Các can thiệp trước mổ: được dùng giảm đau, giải thích về tình trạng bệnh,
quá trình phẫu thuật; giải thích về tình trạng đau trong và sau mổ.
 Đặc điểm trong mổ:
+ Thời gian mổ
+ Đường phẫu thuật
+ Thời gian rút dẫn lưu, ống nội khí quản.
 Tình trạng đau sau mổ:
+ Điểm đau theo VAS
+ Vị trí và số lượng vùng đau
+ Thuốc giảm đau kết hợp với thuốc an thần: loại, liều lượng, đường dùng, tác
dụng phụ của thuốc.
+ Khoảng cách giữa các cơn đau: liên tục hay ngắt quãng.
+ Cảm nhận đau: đau nhoi, đau rát, đau âm ỉ, đau vật vã- quằn quại, đau nhoi,
đau thắt ngực, đau tức ngực,…
+ Yếu tố làm đau tăng lên: hắt hơi, hít thở sâu, di chuyển, tập vận động tại
giường, thay đổi tư thế, khi nuốt, khi ho và khạc đờm, tập thổi bong, vỗ rung, thay
băng, rút nội khí quản, vuốt dẫn lưu và rút dẫn lưu, khác.

2.4. Phương tiện thu thập số liệu


15

2.4.1. Thước VAS:
+ Một mặt không số dành cho bệnh nhân

Không đau

Đau tồi tệ nhất


+ Một mặt số dành cho người nghiên cứu đọc

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Hình 2.1: Thang điểm đau nhìn đồng dạng (Visual Analogue Scale - VAS)
 Thanh trượt để bệnh nhân co thể di chuyển và chọn mức độ đau tại thời
điểm đánh giá.
 Cách đánh giá: quay mặt không số của thước VAS về phía bệnh nhân; một đầu
tương ứng với mức độ không đau, một đầu tương ứng với mức độ đau nhất bệnh nhân
co thể tưởng tượng được. bệnh nhân sẽ so sánh mức độ đau của mình và kéo thanh

trượt từ đầu không đau đến vị trí tương ứng với mức độ đau của mình trên băng trống.
Điểm bệnh nhân đánh dấu sẽ tương ứng với điểm đau trên mặt kia của thước do người
đánh giá đọc.
 Mẫu bệnh án chung cho tất cả bệnh nhân (xem phần phụ lục 1)
2.4.2. Phương tiện đánh giá theo vị trí các vùng đau trên cơ thể người [30]:
 Bề mặt cơ thể được chia thành 37 vùng giải phẫu. Ranh giới giữa các khu
vực đã được rút ra tại các mốc giải phẫu, chủ yếu tại các khớp thích hợp. No được
dự kiến rằng những đơn vị sẽ xấp xỉ những người sử dụng bởi các bệnh nhân khi
được yêu cầu mô tả vị trí đau của họ (hình trang 19).


16

+ Cách đánh giá:
● Lần phỏng vấn đầu tiên, đưa hình vẽ 1 cho đối tượng nghiên cứu và giải
thích sự phân bố các vùng trên cơ thể tương ứng với hình vẽ 1 để bệnh nhân co thể
dễ dàng lựa chọn khu vực đau tương ứng.
● Các lần phỏng vấn tiếp theo, đưa hình vẽ 1 cho bệnh nhân lựa chọn với vị
trí đau tương ứng.
● Đếm tổng các vị trí mà bệnh nhân lựa chọn tương ứng với tổng số vùng đau
của bệnh nhân.
2.5. Phương pháp tiến hành:
Người thu thập sẽ lấy số liệu trong khoảng thời gian từ 19h- 21h từ lần phỏng
vấn đầu tiên sau mổ đến ngày thứ 3 để tiện ghi chép và phân tích sau này.
 Tại lần đầu tiên đánh giá
 Bước 1.Thu thập thông tin chung của đối tượng và yếu tố liên quan đến bệnh
từ hồ sơ bệnh án (tên, tuổi, BMI, vùng miền, chẩn đoán, thời gian mổ, đường phẫu
thuật, thời gian rút nội khí quản, thuốc giảm đau).
+ Bước 2: Thu thập thông tin từ phỏng vấn bệnh nhân: nghề nghiệp, trình độ
học vấn, đánh giá đau (điểm đau theo VAS, vị trí, phân bố vùng đau, cảm nhận

đau,khoảng cách đau, các yếu tố nguy cơ gây đau tăng lên...)
+ Bước 3: Ghi chép lại theo đúng khoảng thời gian trong bệnh án nghiên
cứu.
 Từ ngày thứ 2 trở đi:
Thu thập thông tin từ phỏng vấn bệnh nhân: đánh giá tình trạng đau: điểm
VAS, vị trí, phân bố vùng đau, cảm nhận đau, khoảng cách đau, thuốc giảm đau, các
yếu tố nguy cơ gây đau tăng lên.


17

2.6. Quản lý và xử lý số liệu
 Số liệu được thu thập theo mẫu bệnh án thống nhất.
 Sau khi mã hoá số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 với các test
thống kê thường dùng trong y học. Sự khác nhau được coi là co ý nghĩa thống kê
khi p < 0,05.
2.7 Sai số và cách khống chế
 Sai số chọn: khống chế bằng tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng.
 Sai số phỏng vấn: khống chế bằng cách mẫu bệnh án được thiết kế được
chỉnh sửa nhiều lần và điều tra thử trước khi tiến hành tiến hành nghiên cứu. Trong
quá trình phỏng vấn không áp đặt câu trả lời cho bệnh nhân mà giải thích rõ mục
đích của câu hỏi trong trường hợp cần thiết.
2.8 Đạo đức trong nghiên cứu
 Đây là nghiên cứu hoàn toàn nhằm mục đích vì lợi ích của bệnh nhân.
Người phỏng vấn không tác động đến quá trình điều trị của bệnh nhân.
 Chỉ điều tra trên những đối tượng đồng ý hợp tác, không thúc ép hay bắt
buộc dựa trên tinh thần tôn trọng.
 Các thông tin thu được từ phía đối tượng nghiên cứu hoàn toàn được giữ bí
mật chỉ sử dụng trong nghiên cứu.



18

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu của tôi được tiến hành trên 113 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa
chọn và phù hợp với các tiêu chuẩn loại trừ. Nghiên cứu này được thực hiện tại
khoa C8- viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 04 năm 2016 đến tháng 05 năm 2016.

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới.
Biểu đồ 1 cho thấy: Tỷ lệ đối tượng nam giới và nữ giới xấp xỉ gần như nhau là
54,9% và 45,1%


19

Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, chiều cao, cân nặng,
thời gian phẫu thuật và thời gian nằm viện
X ± SD: trung binh ± đô lêch chuân

STT

Nội dung

X ± SD

Min – Max


1

Tuổi (năm)

48,8 ± 13,1

15 – 73

2

Chiều cao (cm)

157,9 ± 7

140 – 176

3

Cân nặng (kg)

50,8 ± 8,1

33 – 88

4

BMI

20,3 ± 2,5


15,2 – 30,8

5

Thời gian phẫu thuật

154,9 ± 30,1

95 – 245

6

Thời gian nằm viện

9,5 ± 5,7

4 – 60

Bảng 3.1 cho thấy: tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 48,8 tuổi; chiều cao
trung bình là 157,9 cm; cân nặng trung bình là 50,8 kg; chỉ số BMI trung bình là
20,3; thời gian phẫu thuật trung bình là 154,9 phút; thời gian nằm viện trung bình là
9,5 ngày.


20

Biểu đồ 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi ở.
Biểu đồ 3.2 cho thấy: Đối tượng nghiên cứu ở nông thôn - miền núi chiếm đa số là
77,9% còn ở thành thị chỉ chiếm 22,1%.


Biểu đồ 3.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp.
Biểu đồ 3.3 cho thấy: Số bệnh nhân là nông dân cao nhất chiếm 60,2%; tiếp theo là
nhom khác (cán bộ hưu trí và tự do) chiếm 15,9%; số bệnh nhân là học sinh – sinh
viên chiếm tỷ lệ thấp nhất là 2,6%.


21

Biểu đồ 3.4: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn.
Biểu đồ 3.4 cho thấy: đa số đối tượng nghiên cứu học hết cấp 2 với tỷ lệ 43,4%; tiếp
đến là học hết cấp 3 với tỷ lệ 21,2% và thấp nhất là nhom trên đại học với tỷ lệ
1,8%.
Bảng 3.2: Tỷ lệ bệnh nhân được giải thích trước phẫu thuật.
Giải thích về quá trình

Giải thích về tình trạng đau

phẫu thuật

trong và sau mổ

N

%

n

%


Co

108

96,6

101

89,4

Không

5

4,4

12

10,6

Tổng

113

100

113

100


Bảng 3.2 cho thấy: đa số đối tượng nghiên cứu được giải thích về quá trình phẫu
thuật và tình trạng đau trong và sau mổ với tỷ lệ tương ứng là 96,6% và 89,4%.


22

Bảng 3.3: Phân loại đường phẫu thuật
STT

Đường phẫu thuật

n

Tỷ lệ (%)

107

94,7

1

Mở ngực dọc xương ức.

2

Mở ngực trước- bên (phải hoặc trái).

3

2,7


3

Mở ngực sau- bên (phải hoặc trái).

0

0

4

Mở ngực dọc xương ức kết hợp

0

0

2

1,8

1

0,9

113

100

đường phẫu tích ở cẳng chân (phải,

trái hoặc cả hai).
5

Mở ngực dọc xương ức kết hợp
đường phẫu tích ở đùi (trái hoặc
phải).

6

Mở ngực đường trước- bên (phải
hoặc trái) kết hợp đường phẫu tích ở
đùi (trái hoặc phải).
Tổng

Bảng 3.3 cho thấy: chủ yếu đường phẫu thuật tim hở ở đối tượng nghiên cứu là mở
ngực dọc xương ức với tỷ lệ là 94,7%; ngoài ra còn co mở ngực trước bên (2,7%),
mở ngực dọc xương ức kết hợp đường phẫu tích ở đùi (1,8%) và mở ngực đường
trước – bên kết hợp đường phẫu tích ở đùi (0,9%).


23

Bảng 3.4: Bảng phân loại thời gian rút NKQ:
Thời gian rút NKQ

N

Tỷ lệ (%)

4 – 6h

6- 12h
12- 24h
> 24h
Tổng

0
1
110
2
113

0
0,9
97,3
1,8
100

Bảng 3.4 cho thấy: hầu hết bệnh nhân rút ống NKQ vào thời gian từ 12 – 24h với tỷ
lệ 97,3%.
3.2. Mô tả cường độ đau theo thang điểm VAS và vị trí, số lượng vùng đau ở

Thang điểm VAS

bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở.

Biểu đồ 3.5: Phân bố mức độ đau theo thang điểm VAS
tại các thời điểm nghiên cứu.
Biểu đồ 3.5 cho thấy: mức độ đau đã giảm dần từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3; điểm đau
trung bình ngày thứ 1 là 5,5 ± 0,7, ngày thứ 2 là 3,6 ± 0,6 và ngày thứ 3 là 2,5 ± 0,6.
* Phân bố theo vị trí đau tại các thời điểm nghiên cứu



24

> 70% số BN
30% - 70% số BN
< 30% số BN
Không đau

Hình 3.1. Vị trí đau ngày 1
Hình 3.1 cho thấy: vị trí đau > 70% tổng số BN cảm nhận thấy là: vị trí số 3, 5, 11;
vị trí đau từ 30% - 70% tổng số BN cảm nhận thấy là: vị trí số 4; và vị trí đau <
30% tổng số BN cảm nhận thấy là vị trí số 2, 6, 7, 9, 12, 32, 34.

> 70% số BN
30% - 70% số BN
< 30% số BN
Không đau

Hình 3.2. Vị trí đau ngày 2

Hình 3.2 cho thấy: vị trí đau > 70% tổng số BN cảm nhận thấy là: vị trí số 5, 11; vị
trí đau từ 30% - 70% tổng số BN cảm nhận thấy là: vị trí số 3; và vị trí đau < 30%
tổng số BN cảm nhận thấy là vị trí số 4, 6, 7, 9, 12, 32, 34, 35.


25

> 70% số BN
30% - 70% số BN

< 30% số BN
Không đau

Hình 3.3. Vị trí đau ngày 3
Hình 3.3 cho thấy: vị trí đau > 70% tổng số BN cảm nhận thấy là: vị trí số 5, 11; vị
trí đau < 30% tổng số BN cảm nhận thấy là vị trí số 1, 3, 7, 8, 9, 10, 32, 34, 35.
Bảng 3.5: Các loại thuốc đã dùng tại các thời điểm nghiên cứu
STT

Tên thuốc

1

Ngày 1

Ngày 2

Ngày 3

n

%

n

%

n

%


Morphin

111

98,2

37

32,7

2

1,8

2

Perfalgan

3

2,7

105

92,9

110

97,3


3

Voltaren

0

0

6

5,3

7

6,2

4

Efferagan

5

4,4

69

61,1

104


92

Bảng 3.5 cho thấy: ngày thứ 1 đa số BN được sử dụng morphin (98,2%); ngày thứ
2 đa số BN được sử dụng perfalgan (92,9%) và efferagan (61,1%); ngày thứ 3 đa
số BN được sử dụng 2 thuốc perfalgan và efferagan với tỷ lệ tương ứng là 97,3%
và 92%.


×