Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

TÌNH TRẠNG THIẾU sắt, VITAMIN a và GIẢI PHÁP cải THIỆN ở bà mẹ và TRẺ sơ SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.79 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ DIỆP ANH

TÌNH TRẠNG THIẾU SẮT, VITAMIN A
VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN Ở BÀ MẸ
VÀ TRẺ SƠ SINH

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

HÀ NỘI – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ DIỆP ANH

TÌNH TRẠNG THIẾU SẮT, VITAMIN A
VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN Ở BÀ MẸ
VÀ TRẺ SƠ SINH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Bạch Mai

Cho đề tài: Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh liên quan đến tình


trạng dinh dưỡng sắt, vitamin A ở phụ nữ mang thai được bổ
sung thực phẩm
Chuyên ngành: Hóa Sinh Y Học
Mã số: 62720112

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

HÀ NỘI – 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. KHÁI LUẬN VỀ VI CHẤT DINH DƯỠNG...............................................3
1.1. Khái niệm vi chất dinh dưỡng..............................................................3
1.2 Nguyên nhân, hậu quả của thiếu vi chất dinh dưỡng............................3
1.3 Tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng của phụ nữ trên thế giới và ở Việt Nam. . .4
1.3.1 Tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng của phụ nữ trên thế giới..........4
1.3.2 Tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng của phụ nữ ở Việt Nam...........4
2. KHÁI LUẬN VẾ THIẾU SẮT VÀ THIẾU MÁU: THỰC TRẠNG,
NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ......................................................................5
2.1. Đánh giá tình trạng thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt.............................5
2.2. Đánh giá tình trạng sắt ở sản phụ trong thai kỳ...................................7
2.3. Thực trạng thiếu máu, thiếu sắt ở PNCT và trẻ mầm non trên thế giới
và Việt Nam.................................................................................................9
2.3.1. Thực trạng thiếu máu, thiếu sắt trên thế giới.................................9
2.3.2 Thực trạng thiếu máu, thiếu sắt ở Việt Nam.................................11
2.4. Nguyên nhân của thiếu máu do thiếu sắt...........................................12
2.5. Thiếu sắt ở sản phụ và hậu quả lên trẻ sơ sinh...................................13
2.6. Hậu quả của thiếu máu.......................................................................14
3. KHÁI LUẬN THIẾU VITAMIN A: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN

VÀ HẬU QUẢ.............................................................................................15
3.1. Tình hình thiếu VitA ở PNCT và trẻ nhỏ trên thế giới và Việt Nam..16
3.1.1. Tình hình thiếu Vitamin A trên thế giới.......................................16
3.1.2. Tình hình thiếu Vitamin A ở Việt Nam........................................20
3.2. Các phương pháp đánh giá tình trạng thiếu vitamin A......................22
3.2.1. Dựa vào tổn thương lâm sàng......................................................22
3.2.2. Dựa vào các chỉ số tiền lâm sàng.................................................23


3.3 Nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến thiếu vitamin A.................24
3.3.1. Các nguyên nhân cơ bản..............................................................24
3.3.2. Suy dinh dưỡng và thiếu máu......................................................25
3.3.3. Các yếu tố nguy cơ liên quan khác..............................................25
3.4. Ảnh hưởng của thiếu Vitamin A tới bệnh tật và sức khoẻ cộng đồng.....25
3.4.1. Ảnh hưởng tổn thương mắt..........................................................26
3.4.2. Thiếu Vitamin A gây thiếu máu...................................................28
3.4.3. Thiếu Vitamin A làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và tử vong ở trẻ em...28
3.4.4. Ảnh hưởng của Vitamin A tới các cơ quan chức năng khác........29
4. CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG THIẾU SẮT, THIẾU
VITAMIN A Ở BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH................................................29
4.1. Can thiệp bổ sung thực phẩm giàu vi chất tự nhiên...........................29
4.2. Can thiệp bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.......................30
4.3. Can thiệp bổ sung vi chất dinh dưỡng...............................................33
4.4. Giải pháp giáo dục truyền thông........................................................36
5. Phân tích những điểm chưa được giải quyết triệt để của các công trình
nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án..................................................37
KẾT LUẬN.....................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Xác định thiếu máu dựa vào nồng độ Hemoglobin...........................6
Bảng 2. Tình trạng sắt liên quan đến dự trữ sắt trong cơ thể..........................7
Bảng 3. Số quốc gia có VAD ở mức YNSKCĐ theo chỉ số quáng gà (giai
đoạn 1995-2005).............................................................................16
Bảng 4. Số quốc gia có VAD ở mức YNSKCĐ, theo chỉ số retinol huyết
thanh <0,7 µomol/L (giai đoạn 1995-2005)....................................17
Bảng 5. Tỷ lệ VAD ở mức YNSKCĐ theo chỉ số quáng gà (1995-2005)....17
Bảng 6. Tỷ lệ VAD ở mức YNSKCĐ theo chỉ số retinol huyết thanh (giai
đoạn 1995-2005).............................................................................18
Bảng 7. Tỷ lệ thiếu vitamin A ở trẻ < 5 tuổi tại các nước Đông Nam Á......19
Bảng 8. Các chỉ số đánh giá thiếu vitamin A (WHO 1996, 2011)................23
Bảng 9. Quy định hàm lượng vi chất bổ sung vào thực phẩm.....................32


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AGP

anpha-1-axit glycoprotein

BMI:

Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)

CNSS:

Cân nặng sơ sinh

CRP


C-reactive protein

CTDD

Can thiệp dinh dưỡng

EPO

Erythoropoietine, Hormon kích thích sản xuất hồng cầu

ER

Đương lượng Retinol (Equivalent Retinol)

GDP

Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (Gross domestic product)

Hb

Huyết sắc tố (Hemoglobin)

IFA:

Sắt acid folic (Iron Folic Acid)

IU

Đơn vị quốc tế (International unit)


IVACG

Tổ chức chuyên gia quốc tế về vitamin A

MMN:

Đa vi chất (Multi-micronutrient)

RBP

Retinol Binding Protein

SF:

Ferritin huyết thanh

sTfR:

Thụ thể transferin huyết thanh (Serum Transferrin-receptor)

TTDD:

Tình trạng dinh dưỡng

UN:

Liên Hợp Quốc (United Nation)

UNICEF:


Tổ chức cứu trợ trẻ em của Liên hợp quốc (United Nations
Children's Fund)

VAD

Thiếu vitamin A (Vitamin A deficient)

VAD-LS

Thiếu Vitamin A lâm sàng

VAD-TLS

Thiếu Vitamin A tiền lâm sàng

VAS

Bổ sung Vitamin A

VitA

Vitamin A

WHO:

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

YNSKCĐ


Ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng



1

MỞ ĐẦU
Trong nhiều năm qua, thiếu máu và thiếu vitamin A (VitA) vẫn là một vấn đề
ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (YNSKCĐ) quan trọng ở nhiều nước trên thế giới,
trong đó có Việt Nam [1]. Thiếu máu do nhiều nguyên nhân như thiếu dinh dưỡng
(thiếu sắt, thiếu axit folic, thiếu vitamin B12…) hoặc do một số bệnh nhiễm trùng,
rối loạn chuyển hóa hemoglobin…. bệnh thường xảy ra ở phụ nữ mang thai và trẻ
nhỏ [2]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2011 có đến 38% phụ
nữ có thai (PNCT) trên toàn cầu bị thiếu máu phần lớn là ở các nước đang phát triển
[3]. Hơn một nửa các trường hợp thiếu máu ở phụ nữ có thai là do thiếu sắt [4].
Thiếu máu thiếu sắt ở PNCT ảnh hưởng đến sự phát triển ở giai đoạn bào thai và tác
động không tốt đến quá trình tăng trưởng sau này. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao
thiếu máu cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu VitA [5]. Theo thống kê hàng
năm trên thế giới có khoảng 140 triệu trẻ em trước tuổi đi học và trên 7 triệu phụ nữ
mang thai bị thiếu VitA gây nên cái chết của 1,2 đến 3 triệu trẻ em và một số lượng
đáng kể phụ nữ tuổi sinh đẻ [6, 7]. Thiếu vitamin A có thể gây mù lòa, chậm phát
triển thể lực, giảm khả năng miễn dịch, dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng và tăng
nguy cơ tử vong [8-10].
Tại Việt Nam, tình trạng thiếu máu, thiếu VitA là bệnh khá phổ biến đặc biệt
ở các vùng nông thôn. Theo tổng điều tra toàn quốc năm 2015 của Viện Dinh dưỡng
cho thấy, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ là 25,5%, ở phụ nữ mang thai là
32,8%, thuộc mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ thiếu máu khác
nhau ở các vùng sinh thái trong đó cao nhất là ở vùng núi Tây Bắc, nam Miền Trung
và Tây Nguyên [11]. Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ của bệnh thiếu vitamin A vẫn
tồn tại: tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng (VitA huyết thanh < 0,7 µmol/L) vẫn ở

mức trung bình về YNSKCĐ [12], lượng vitamin A trong khẩu phần còn thấp, các
bệnh nhiễm trùng vẫn phổ biến đặc biệt ở các vùng khó khăn như vùng núi phía
Bắc, nam miền Trung [13, 14].


2

Dinh dưỡng của bà mẹ kém cả trước và trong khi mang thai được biết là
nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng thiếu máu thiếu sắt, thiếu vitamin A, việc
tăng cường dự trữ của người mẹ trước khi có thai giúp đảm bảo đáp ứng nhu cầu
của thai nhi trong thời kỳ mang thai [15, 16]. Do vậy các can thiệp dinh dưỡng
(CTDD) cần được thực hiện sớm khi thai nhi còn trong bụng mẹ, thậm chí từ trước
khi có thai nhằm tích lũy các chất dinh dưỡng cho bào thai để mang lại hiệu quả bền
vững cho thế hệ tương lai.
Các giải pháp can thiệp dự phòng, chống thiếu vi chất được chia ra thành 3
nhóm chính: uống bổ sung chế phẩm tổng hợp như viên sắt và acid folic hay viên đa
vi chất; làm giàu vi chất vào thực phẩm, bằng cách trộn thêm các chế phẩm như sắt,
kẽm, vitA vào các loại thực phẩm phù hợp và giải pháp dài hạn, cải thiện chế độ ăn
hàng ngày nhằm tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu sắt, vitA, những thực
phẩm có hoạt tính sinh học cao đặc biệt là các loại thực phẩm nguồn động vật.
Xu hướng chung trên thế giới hiện nay là giải quyết các vấn đề về dinh
dưỡng dựa vào bữa ăn và các thực phẩm sẵn có tại địa phương. Việc bổ sung các
thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng (thực phẩm giàu sắt, kẽm, vitamin A, vitamin
B12 và folate) vào khẩu phần ăn hàng ngày trước và trong khi có thai, trong hoàn
cảnh phụ nữ có nguy cơ thiếu hụt vi chất, nhằm cải thiện tình trạng vi chất dinh
dưỡng, sẽ có nhiều khả năng cải thiện cân nặng sơ sinh, làm giảm tỷ lệ sinh non và
làm gia tăng sự tăng trưởng của trẻ trong những tháng đầu đời [16].
Chuyên đề này trình bày hai mục tiêu:
1. Xác định tình trạng thiếu vi chất: sắt, vitamin A.
2. Phân tích các giải pháp cải thiện tình trạng thiếu vi chất: sắt, vitamin A.



3

1. KHÁI LUẬN VỀ VI CHẤT DINH DƯỠNG
1.1. Khái niệm vi chất dinh dưỡng.
Khái niệm: Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng
rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng
nghiêm trọng đối với cơ thể. Vi chất dinh dưỡng gồm nhóm các vitamin
(A,B,C,D,E,..) và nhóm các chất khoáng (canxi, phospho, sắt, kẽm, iod, selen,...).
1.2 Nguyên nhân, hậu quả của thiếu vi chất dinh dưỡng
Nguyên nhân của thiếu vi chất dinh dưỡng: Thiếu kiến thức đúng về vai trò,
chức năng, tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng.Thực hành dinh dưỡng không
hợp lý, khẩu phần ăn không đa dạng thực phẩm, ít uống sữa. Nhu cầu tăng vào các
giai đoạn mang thai, cho con bú, trẻ em đang giai đoạn tăng trưởng nhưng cung cấp
không đủ. Mắc các bệnh lý nhiễm trùng, nhiễmký sinh trùng. Mắc các bệnh lý ở
đường tiêu hóa khiến quá trình hấp thu vi chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng.
Hậu quả của thiếu vi chất dinh dưỡng
Tác hại về sức khỏe: Thiếu iốt gây bướu cổ và các rối loạn do thiếu iốt; thiếu
vitamin A gây bệnh khô mắt, mù dinh dưỡng và các rối loạn do thiếu vitamin A;
thiếu sắt gây bệnh thiếu máu dinh dưỡng và các rối loạn do thiếu sắt; thiếu vitamin
D gây còi xương, thấp còi, chậm tăng trưởng và gây loãng xương khi lớn tuổi.
Thiếu iốt dẫn đến thiếu hoóc-môn giáp và ảnh hưởng tới nhiều chức năng quan
trọng, gây ra nhiều rối loạn khác nhau gọi chung là “các rối loạn do thiếu iốt”.
Thiệt hại về kinh tế: Theo một phân tích của Bộ Y tế, Bộ Kế Hoạch Đầu Tư,
Tài Chính Kế Toán năm 2006, ước tính thiệt hại do thiếu máu thiếu sắt trong 10
năm có thể tương đương 1,7 tỷ đô la (35). Theo tính toán của các nhà kinh tế, khắc
phục tình trạng thiếu Iốt, vitamin A và sắt có thể nâng cao được chỉ số thông minh
(IQ) của cộng đồng tới 10-15 điểm, giảm tử vong bà mẹ khoảng 1/3, giảm tỉ lệ tử
vong trẻ sơ sinh xuống 40% và tăng khả năng lao động khoảng gấp rưỡi.



4

1.3 Tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng của phụ nữ trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1 Tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng của phụ nữ trên thế giới
PNCT ở các nước đang phát triển được nhận định là nhóm có nguy cơ thiếu
đa vi chất như sắt, acid folic, iod, kẽm, vitamin A, riboflavin, B6 và B12. Ở Nepal,
một nghiên cứu trên 1165 phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ cho thấy tỷ lệ
thiếu vitamin A, E và D lần lượt là 7%, 25% và 14%. Tương ứng khoảng 33%, 40%
và 28% những phụ nữ này thiếu riboflavin, vitamin B6 và B12; tỷ lệ thiếu folate là
12% nhưng có đến 61% thiếu kẽm (36). Điều tra ở phụ nữ mang thai trên 18 tuổi,
với tuổi thai trên 28 tuần thực hiện tại Ấn Độ cho thấy tỷ lệ phụ nữ mang thai thiếu
kẽm, đồng, magne, sắt, acid folic và iod tương ứng là 73,5%, 2,7%, 43,6%, 73,4%,
26,3%, và 6,4%. Tỉ lệ thiếu hai, ba, bốn và năm vi dưỡng chất đồng thời cao nhất
lần lượt là kẽm và sắt (54,9%), kẽm, magne và sắt (25,6%), kẽm, magne, sắt và acid
folic (9,3%) và kẽm, magne, sắt, acid folic và iod (0,8%) (37).
Các nghiên cứu được tiến hành ở Brazil, Guatemala, Mexico, Ấn Độ, Nepal,
Nigeria, Malawi, Ai Cập và Kenya đã chỉ ra rằng lượng kẽm tiêu thụ hàng ngày của
phụ nữ tuổi sinh đẻ ít hơn 2/3 so với nhu cầu khuyến nghị hàng ngày (38)
Các kết quả nghiên cứu ở châu Á đã ghi nhận rằng thiếu kẽm ở phụ nữ chiếm
tỷ lệ rất cao: 45% phụ nữ mang thai 3 tháng cuối ở Trung Quốc, 55% phụ nữ mang
thai 3 tháng giữa ở Bangladesh và 65% phụ nữ Ấn Độ ở 3 tháng cuối thai kỳ bị
thiếu kẽm (39-41).
1.3.2 Tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng của phụ nữ ở Việt Nam
Kết quả điều tra tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ có thai tại 6
tỉnh khó khăn ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai lên tới 90%
(42). Nghiên cứu trên 210 PNCT tại 5 xã của huyện Đại Từ, một huyện miền núi
phía Tây Bắc thuộc tỉnh Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin D là 22.4% trong
đó, có 21% phụ nữ có thai bị thiếu vitamin D ở mức độ nhẹ và 1,4% ở mức độ vừa.

Tỷ lệ thiếu folate là 13,8%. Tỷ lệ thiếu folate giới hạn ở phụ nữ có thai là 55,2%.


5

Theo khảo sát gần đây của Trung tâm Dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh tại địa bàn
thành phố, có 72,8% phụ nữ mang thai bị thiếu i-ốt, 39,6% thiếu kẽm và 28% phụ
nữ đang cho con bú thiếu vitamin A.
Theo Tổ chức tư vấn quốc tế về kẽm (IZiNCG) khoảng 27,8% người Việt
Nam đang có nguy cơ thiếu kẽm căn cứ vào tình hình khẩu phần hàng ngày có
lượng kẽm đạt thấp 9,2mg và tỷ số phytate/ kẽm là 21,6 dẫn tới hạn chế hấp thu
kẽm. Điều này được xem là hậu quả của sự nghèo nàn dẫn đến thiếu các vi chất
(43). Nghiên cứu trên 1526 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở 19 tỉnh của Việt Nam
năm 2010 cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm ở độ tuổi sinh đẻ là 62,7% (44).
2. KHÁI LUẬN VẾ THIẾU SẮT VÀ THIẾU MÁU: THỰC TRẠNG,
NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ
Thiếu sắt là tình trạng thiếu hụt dự trữ sắt trong cơ thể, có thể biểu hiện
thiếu máu hoặc chưa có biểu hiện thiếu máu. Thiếu sắt thường là kết quả của thiếu
sắt có giá trị sinh học cao từ khẩu phần, tăng nhu cầu sắt trong những giai đoạn cơ
thể phát triển nhanh (thời kỳ có thai, trẻ em), và/hoặc tăng mất máu như bị chảy
máu đường tiêu hóa do giun móc hay đường tiết niệu do nhiễm sán máng [17].
Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong
máu ngoại vi dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể, trong đó
giảm huyết sắc tố có ý nghĩa quan trọng nhất. Tổ chức y tế thế giới đã định nghĩa
thiếu máu xảy ra khi mức độ huyết sắc tố lưu hành của một người nào đó thấp
hơn mức độ của một người khoẻ mạnh cùng giới, cùng tuổi, cùng một môi
trường sống. Bởi vậy, thực chất thiếu máu là sự thiếu hụt lượng huyết sắc tố
trong máu lưu hành [18].
2.1. Đánh giá tình trạng thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt
Thiếu máu dinh dưỡng: Là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng

Hemoglobin (Hb) trong máu xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều
chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu, bất kể do nguyên nhân gì [17].
Thiếu máu dinh dưỡng thường gặp nhất là thiếu máu do thiếu sắt, có thể kết hợp với


6

thiếu folate nhất là trong thời kỳ có thai. Thông thường sử dụng ngưỡng cut off của
Hb để xác định tình trạng thiếu máu [19].
Bảng 1: Xác định thiếu máu dựa vào nồng độ Hemoglobin
Đối tượng

Nồng độ Hemoglobin

Trẻ nhỏ từ 0,5 đến 5 tuổi

< 110 g/L

Trẻ nhỏ từ 5 đến 11 tuổi

< 115 g/L

Trẻ nhỏ từ 12 đên 13 tuổi

120 g/L

Nam giới

< 130 g/L


Nữ giới

< 120 g/L

Phụ nữ có thai

< 110 g/L

Để xác định tình trạng thiếu sắt có thể sử dụng các chỉ số hóa sinh như
ferritin, transferrin, transferrin-receptor, khả năng mang sắt toàn cơ thể. Chỉ số
ferritin có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng thiếu sắt trong trường hợp cá thể
không bị viêm nhiễm. Nồng độ ferritin huyết thanh < 30µg/L phản ánh tình trạng
thiếu sắt và tình trạng sắt bị cạn kiệt khi nồng độ này < 12 µg/L. Thiếu sắt tạo hồng
cầu cũng như thiếu máu thiếu sắt khi nồng độ ferritin < 12 µg/L và % độ bão hòa
transferrin < 16% [20].
Thiếu máu do thiếu sắt: Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng xảy ra khi
hồng cầu bị giảm cả về số lượng và chất lượng do thiếu sắt. Thiếu máu thiếu sắt khi
nồng độ ferritin < 12 µg/L và % độ bão hòa transferrin < 16% [20].


7

Bảng 2. Tình trạng sắt liên quan đến dự trữ sắt trong cơ thể

2.2. Đánh giá tình trạng sắt ở sản phụ trong thai kỳ
Một số chỉ số hóa sinh phổ biến được sử dụng để nhận biết bệnh thiếu máu
cùng tình trạng sắt của mẹ trong thai kỳ, bao gồm Hb và hematocrit (Hct), ferritin
huyết thanh (SF), thụ thể transferrin huyết thanh (sTfR), và TBI. Các chỉ số hóa
sinh này cùng giá trị tham chiếu được trình bày trong bảng 2. Hb và Hct giảm từ
đầu thai kỳ đến giữa thai kì do “loãng máu” khi mang thai, phụ nữ mang thai với

cùng khối lượng hồng cầu có thể có giá trị Hb và Hct rất khác nhau [21].
Dù Hb, Hct là dấu hiệu chẩn đoán thiếu máu nhưng một tỷ lệ lớn các trường
hợp thiếu máu là do các nguyên nhân khác ngoài thiếu sắt, chẳng hạn như thiếu
folate và vitamin B12, rối loạn huyết học, và nhiễm trùng. Do vậy, cần phải có thêm
các chỉ số hóa sinh cụ thể hơn để xác định tình trạng sắt có gây ra thiếu máu thật
hay không. Ferritin huyết thanh (SF) là một trong những chỉ số được sử dụng để
đánh giá lượng sắt dự trữ vì SF liên hệ chặt chẽ với cả tổng dự trữ sắt trong mô có
thể huy động và sắt trữ trong tủy xương. WHO đã xác định SF là dấu hiệu chẩn
đoán tốt nhất và đề xuất ngưỡng thiếu sắt ở người lớn khi SF <12-15 mg/L [22].


8

Hầu hết các nghiên cứu đánh giá tình trạng sắt ở PNCT đều lấy khoảng dưới của giá
trị này, tức là SF< 12 mg/L. Ngưỡng này (SF <12 mg / L) cũng là một trong những
tiêu chí do Viện Y học của Hoa Kỳ đặt ra để chẩn đoán bổ sung sắt vào quí 1 và 2
của thai kì. Tuy nhiên, SF chịu ảnh hưởng của chứng loãng máu, độ nhạy rất kém
với tình trạng thiếu sắt thật do độ biến thiên lớn trong cơ thể, SF tăng trong
trường hợp cơ thể bị viêm nhiễm mà không lệ thuộc vào tình trạng sắt. Mang thai
cũng giống như bị viêm nhiễm, đặc biệt giai đoạn đầu thai kì và sinh nở được
cho là trạng thái tiền viêm, trong khi giữa thai kỳ được cho là một giai đoạn
chống viêm [23, 24]. Như vậy, sử dụng chỉ số đánh giá tình trạng nhiễm trùng
cấp tính C-reactive protein (CRP) và a-1-axit glycoprotein (AGP) để kiểm soát
tác động viêm nhiễm [22].
Trong khi SF là chỉ số đánh giá tình trạng dự trữ sắt, sTfR mang thông tin về
nhu cầu sắt tế bào và tỷ lệ tăng sinh hồng cầu. sTfR lưu thông có từ việc các thụ thể
tách khỏi các nguyên hồng cầu đang hình thành, nồng độ sTfR tăng khi nguồn cung
cấp sắt cho mô tạo hồng cầu bị hạn chế [25]. Khi không có rối loạn erythropoietin,
sTfR huyết thanh rất nhạy để xác định thiếu sắt nhẹ ở mô. Ngược lại với SF, chỉ số
sTfR ít bị thay đổi bới các nhân tố khác và ít bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng giai

đoạn cấp tính [26]. Do đó, sTfR huyết thanh đặc biệt hữu ích trong việc xác định
thiếu sắt trong các cá thể mà SF bình thường hoặc cao trong thời kì viêm nhiễm.
Nồng độ huyết thanh sTfR vẫn ổn định trong ba tháng đầu của thai kỳ và tăng dần
từ cuối thai kỳ đến khi sinh, thường do tăng hồng cầu và do thiếu sắt ở các mô xuất
hiện nhiều hơn theo tiến trình mang thai [27]. Dựa vào các chỉ số sắt khác, các
nghiên cứu đánh giá huyết thanh sTfR ở phụ nữ mang thai cho thấy sTfR nồng độ
cao có độ nhạy 70-78% và độ đặc hiệu là 46-100% trong việc phát hiện thiếu sắt
[28]. Ở người lớn, nồng độ sTfR huyết thanh > 8,5 mg/L là dấu hiệu có thiếu sắt ở
mô. Ngưỡng này đã được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu được công bố về
tình trạng thiếu sắt ở sản phụ [28, 29] Tuy nhiên, một nghiên cứu khảo sát kiểm tra
dinh dưỡng (2000-2006) tại Hoa Kỳ đã sử dụng ngưỡng sTfR > 4,4 mg/L để xác
định tình trạng thiếu sắt ở phụ nữ mang thai [30].


9

Hepcidin là hormone do gan tiết ra, nó ức chế hấp thụ sắt nonheme trong
khẩu phần và chất sắt từ các đại thực bào và tế bào gan [31]. Lượng sắt tích trữ và
quá trình viêm nhiễm làm tăng sản sinh ra hepcidin ngược lại, hoạt động hồng cầu
và sự thiếu oxy ức chế gan tiết hormone này [32]. Do chưa có nghiên cứu trên cộng
đồng với số lượng mẫu lớn để lấy được các giá trị tham chiếu, xét nghiệm hepcidin
tới nay được giới hạn chỉ cho nghiên cứu, và chưa cho thấy hiệu quả chẩn đoán rõ
ràng cho sản phụ.
2.3. Thực trạng thiếu máu, thiếu sắt ở PNCT và trẻ mầm non trên thế giới và
Việt Nam
2.3.1. Thực trạng thiếu máu, thiếu sắt trên thế giới
Thiếu máu có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển nhận thức, vận động,
gây mệt mỏi và giảm năng suất lao động. Thiếu máu dinh dưỡng là một trong những
rối loạn vi chất phổ biến nhất hiện nay, tác động tới 1,62 tỷ người, chiếm 24,8% dân
số toàn cầu [4].

Theo báo cáo của WHO năm 2000, có khoảng 39% trẻ dưới 6 tuổi và 52%
phụ nữ có thai bị thiếu máu, trên 90% trong số này ở các nước đang phát triển
[33]. Tại Châu Á tỷ lệ thiếu máu cao nhất là vùng Nam Á, ở Ấn Độ 88% phụ nữ
có thai và 74% phụ nữ không có thai bị thiếu máu. Ở Châu Phi, khoảng 50% phụ
nữ có thai bị thiếu máu (trong đó ảnh hưởng nặng nề nhất là Tây Phi, còn Nam
Phi thấp hơn) [34].
Ước tính trên toàn cầu năm 2011 có 43% trẻ nhỏ (6 đến 59 tháng tuổi) và
38% PNCT tương ứng với 32 triệu người bị thiếu máu, trong đó có 750 nghìn
PNCT bị thiếu máu nặng. Vùng Trung và Tây Phi và vùng Nam Á có nồng độ
hemoglobin trung bình thấp nhất và tỷ lệ thiếu máu cao nhất với hơn 70% trẻ nhỏ
và 50% PNCT bị thiếu máu. Vùng có thu nhập cao, Trung và Đông Âu có tỷ lệ thiếu
máu thấp nhất ở trẻ nhỏ và PNCT lần lượt là 11% và 22%. Tình trạng thiếu máu đặc
biệt nghiêm trọng ở các quốc gia Benin, Burkina Faso, Côte d’Ivoire, Ghana,
Guinea, Liberia, Mali, Niger, Senegal, và Togo. Đặc biệt ở quốc gia Burkina Faso,


10

nồng độ hemoglobin trung bình ở trẻ nhỏ chỉ khoảng 91 g/L với tỷ lệ thiếu máu
chiếm tới 85%. Số lượng trẻ em thiếu máu lớn nhất là ở Nam Á với 102 triệu trẻ và
ở Trung và Tây Phi là 53 triệu trẻ [35].
Mức độ thiếu máu có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của tổ chức y tế thế giới
được phân loại và đánh giá dựa vào tỷ lệ thiếu máu [1].
Ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng
Nặng

Tỷ lệ thiếu máu %
≥ 40

Trung bình


20,0 – 39,9

Nhẹ

5,0 – 19,9

Bình thường

≤ 4,9

Tính trên toàn cầu, số quốc gia có tỷ lệ PNCT thiếu máu ở mức nặng là 68
quốc gia; ở mức trung bình là 91 và ở mức nhẹ là 33 quốc gia. Không có một quốc
gia nào là có tỷ lệ PNCT thiếu máu ≤ 4,9% [36].
Cùng với các kết quả nghiên cứu trên quy mô toàn cầu, tại một số nước trên
thế giới cũng có những nghiên cứu đánh giá tình trạng thiếu máu, thiếu sắt trên
nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Theo kết quả công bố năm 2004 trong nghiên cứu
ở nông thôn Bangladesh tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 50%; và tỷ lệ cạn kiệt
sắt (Ferritin < 12 µg/L hoặc TfR > 8,5 mg/L) là 54% [37]. Tỷ lệ thiếu sắt ở phụ nữ
tuổi sinh đẻ sống ở ngoại ô Bắc Kinh và thành phố LingPang của tỉnh Hồ Bắc Trung
Quốc năm 2007 là 34,8 % trong đó cạn kiệt sắt chiếm 23,4%, thiếu sắt hồng cầu
6,7% và thiếu máu thiếu sắt là 4,7% [38]. Tỷ lệ thiếu sắt ở phụ nữ có thai tại
Guinea-Bissau của Tây Phi công bố năm 2015 là 58%; tỷ lệ dự trữ sắt cạn kiệt
(ferritin <12/L) là 25% [39]. Tỷ lệ dự trữ sắt cạn kiệt sắt trong quý đầu thai kỳ ở
phụ nữ có thai sống ở Leeds Vương Quốc Anh công bố năm 2015 là 23% [40].
Từ các số liệu trên cho thấy thiếu máu là vấn đề toàn cầu, phổ biến ở mọi
quốc gia, ảnh hưởng sâu sắc đến trẻ em dưới 5 tuổi và PNCT. Tổng kết lại các cuộc
điều tra trên thế giới từ năm 1990 đến nay, Ủy ban thường trực về dinh dưỡng của



11

Liên hiệp quốc nhận thấy tỷ lệ thiếu máu nhiều năm qua không cải thiện nhiều,
thậm chí không giảm được bao nhiêu so với các thiếu hụt dinh dưỡng khác.
2.3.2 Thực trạng thiếu máu, thiếu sắt ở Việt Nam
Thiếu máu là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam. Hạ thấp tỷ
lệ thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em; phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ là một
trong những mục tiêu quan trọng của Chiến lược Dinh dưỡng quốc gia. Theo số liệu
cuộc điều tra quy mô toàn quốc về thiếu vi chất dinh dưỡng năm 2008 trên 56 tỉnh
thành [41], tỷ lệ thiếu máu chung ở trẻ dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai lần lượt là
29,2% và 36,5%, thuộc mức trung bình về mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Có hai
vùng có tỷ lệ PNCT thiếu máu cao là vùng núi Tây Bắc (56,7%) và Nam miền
Trung (56,4%). Các vùng đồng bằng sông Hồng, vùng núi Đông Bắc, bắc miền
Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Mê Kông còn lại đều ở mức
trung bình về mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng [41].
Kết quả điều tra trên toàn quốc năm 2014, đại diện cho 3 miền (thành thị,
nông thôn, miền núi cho thấy tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi 27,8%,
trong đó thiếu máu do thiếu sắt chiếm 63,6%; tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là
32,8%, trong đó thiếu máu do thiếu sắt chiếm 54,3%. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có
thai cao nhất là quí 3 thai kỳ (37,0%) [12].
Ngoài các nghiên cứu trên quy mô toàn quốc kể trên, trong thời gian qua tại
Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu nhỏ lẻ khác phản ánh sự phân bố của tỷ lệ thiếu
máu và các yếu tố liên quan ở PNCT tại một số vùng miền. Kết quả cho thấy tỉ lệ
thiếu máu rất khác nhau ở những địa điểm khác nhau. Ở ngoại thành Hà Nội tỷ lệ
thiếu máu của phụ nữ có thai là 36,3% [42], ở Hưng Yên tỷ lệ này là 25,1% [43],
trong khi ở Đắk Lắk tỷ lệ PNCT bị thiếu máu là 50,1% [44]. Tại thành phố Hồ Chí

Minh,tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt và thiếu máu thiếu sắt ở PNCT lần lượt là 17,5%;
42,7% và 9,9% [45]. Tỷ lệ thiếu máu tăng dần theo tuổi [46], theo tuổi thai [47]; số
con, mức thu nhập [43], kiến thức và thực hành phòng chống thiếu máu kém làm

tăng nguy cơ thiếu máu [42]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy PNCT bị thiếu máu


12

có nguy cơ sẩy thai cao gấp 2,25 lần và nguy cơ sinh non gấp 2,61 lần so với phụ nữ
bình thường [44].
2.4. Nguyên nhân của thiếu máu do thiếu sắt
Nhu cầu sắt của cơ thể tăng cao:
Nhu cầu sắt tăng cao ở trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ tuổi sinh đẻ. Ở phụ nữ
có thai tuy không mất sắt theo hành kinh nhưng cần sắt để bổ sung cho rau thai, bào
thai và tăng khối lượng máu của người mẹ (tăng khoảng 20%) với nhu cầu toàn bộ
là 750-800 mg. Nhu cầu đó không phân phối đều trong thời kỳ có thai mà tập trung
vào những tháng cuối, lên tới 6,3mg/ngày. Từ 3 tháng giữa của thai kỳ, chế độ ăn
bình thường không đáp ứng được nhu cầu sắt cao này, đặc biệt là chế độ ăn ở
những nước đang phát triển. Mặc dù ở phụ nữ có thai, người ta quan sát thấy khả
năng hấp thu sắt từ thức ăn cao hơn bình thường nhưng tỷ lệ thiếu máu vẫn xuất
hiện khá cao, nhất là ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Mẹ bị thiếu máu trước và trong thời
kỳ mang thai thì con sẽ có lượng sắt dự trữ kém, do đó trẻ sinh ra có nguy cơ thiếu
máu rất cao [48].
Khẩu phần ăn không cung cấp đủ sắt: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng
thiếu sắt là do khẩu phần ăn không cung cấp đủ chất sắt. Có hai loại sắt trong thực
phẩm là sắt hem và sắt không hem. Mặc dù sắt hem chiếm tỷ lệ thấp trong khẩu
phần nhưng tỷ lệ hấp thu lại cao hơn sắt không hem từ 2-3 lần và hấp thu sắt hem ít
bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ức chế hay cạnh tranh trong khẩu phần [49]. Acid
ascorbic (vitamin C), protein động vật và các acid hữu cơ trong quả và rau có tác
dụng làm tăng khả năng hấp thu chất sắt không heme. Các chất ức chế hấp thu sắt
thường có trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật, như phytate ở trong gạo và các
loại ngũ cốc. Chất ức chế khác là tanin trong một số loại rau, trà và cà phê [50].
Ngoài ra việc kém hấp thu sắt từ khẩu phần ăn, việc thiếu các vi chất khác như axit

folic, vitamin B12, vitamin B6, vitamin A, đồng, kẽm cũng có ảnh hưởng hưởng
đến thiếu máu. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh ở các cộng đồng có tỷ lệ thiếu máu
cao cũng đồng thời thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng khác.


13

Mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng: Khi mắc các bệnh
nhiễm khuẩn thường gây kém hấp thu. Nhiễm giun đặc biệt là nhiễm giun móc
thường gây mất máu nên dễ bị thiếu máu thiếu sắt. Nghiên cứu của Nguyễn Hồng
Phương và CS. năm 2006 [51] cho thấy nhiễm giun móc là yếu tố thực sự có liên
quan đến thiếu máu. Có nghiên cứu lại cho rằng chỉ cần nhiễm giun móc nhẹ là đã
xuất hiện dấu hiệu thiếu máu. Đối với những trường hợp nhiễm nặng và trung bình
thì hầu như đều có thiếu máu và sau điều trị giun móc tình trạng thiếu máu được cải
thiện [52].
Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt thường có nhiều yếu tố phối hợp. Nguyên
nhân cơ bản là không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể do thiếu ăn, không đủ các
thực phẩm giàu dinh dưỡng. Những vấn đề khác như chăm sóc y tế cơ sở yếu, vệ
sinh môi trường kém, bệnh nhiễm khuẩn nhiều, giáo dục truyền thông sức khoẻ
chưa được quan tâm đúng mức cũng là nguyên nhân quan trọng góp phần vào thiếu
máu thiếu sắt [53].
2.5. Thiếu sắt ở sản phụ và hậu quả lên trẻ sơ sinh
Trong nhiều năm, người ta ít chú ý đến tác động của tình trạng sắt ở sản phụ
lên lượng sắt ở trẻ sơ sinh vì người ta nghĩ rằng thai nhi hoạt động như một "ký sinh
trùng hoàn hảo" và có thể có được đủ sắt kể cả khi mẹ thiếu máu nhẹ hoặc vừa.
Nhiều phát triển mới trong lĩnh vực điều tiết sinh lý sắt và tình trạng sắt ở trẻ sơ
sinh đã đi ngược lại giả định này. Nhiều tài liệu cho rằng thai sẽ không có đủ sắt khi
mẹ thiếu sắt [54-56]. Ngoài ra có tài liệu cho thấy trong các quãng thời gian phát
triển quan trọng, nếu như nguồn cung cấp sắt cho phôi bị thay đổi hoặc hạn chế, sẽ
xuất hiện các thay đổi nhằm thích nghi gây ra ảnh hưởng vĩnh viễn đến sự lập trình

trao đổi chất, phát triển và sự phát triển não [57, 58]. Các nghiên cứu cho thấy thời
điểm thiếu sắt trong tử cung của mẹ tác động lên sức khỏe của con sau này [59, 60].
Phụ nữ mang thai có lượng sắt dưới mức tối ưu khi sinh làm con bị thiếu khả
năng nhận thức [61]. Đáng chú ý, nồng độ ferritin ở dây rốn <76 mg/L làm giảm
khả năng ngôn ngữ, mức độ vâng lời, và kỹ năng vận động ở trẻ em 5 tuổi [62].


14

Lượng sắt của trẻ khi sinh cũng đảm bảo cho trẻ duy trì sắt trong giai đoạn sơ sinh
vì ruột trẻ chưa phát triển hoàn thiện và có thể không điều tiết được sắt cho phù hợp
với lượng sắt trữ trong cơ thể 6- 9 tháng sau khi sinh [63].
Cần chú ý nhiều hơn đến quan hệ giữa tình trạng sắt của sản phụ và lượng sắt
ở trẻ sơ sinh, theo dữ liệu mới chỉ ra rằng trẻ 9 tháng tuổi có mẹ bị thiếu máu khi
mang thai dễ có chỉ số sắt bất thường gấp hai lần trẻ có mẹ không bị thiếu máu [64].
Rất khó đánh giá tình trạng sắt ở trẻ sơ sinh vì ở trẻ sơ sinh không được khám thiếu
sắt hơn nữa người ta ít lấy máu tĩnh mạch trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Do vậy, Dự phòng
và chống thiếu sắt ở phụ nữ tuổi sinh đẻ đặc biệt phụ nữ trong giai đoạn mang thai
là hết sức quan trọng.
2.6. Hậu quả của thiếu máu
Thiếu máu gây nên tình trạng thiếu ô xy ở các tổ chức, đặc biệt ở não, ở tim
và ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ do đó làm giảm khả năng lao động ở những
người bị thiếu máu. Nghiên cứu cho thấy năng suất lao động của người bị thiếu máu
thấp hơn hẳn người bình thường, thậm chí tình trạng thiếu sắt tiềm tàng chưa bộc lộ
thiếu máu cũng làm giảm khả năng lao động, khi tình trạng thiếu máu được cải
thiện thì năng suất lao động cũng tăng theo [65, 66].
Đối với phụ nữ có thai: Những người mẹ bị thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu
nặng (Hb<70g/L), tỷ lệ tử vong khi sinh khá cao. Theo các nghiên cứu dịch tễ, thiếu
máu từ thời kỳ đầu của thai nghén còn làm tăng nguy cơ đẻ non và đẻ con nhẹ cân
Ở những bà mẹ thiếu máu, kết quả thai nghén thường kém hơn từ 30-45% so với

những phụ nữ bình thường và con của họ thường có mức dự trữ sắt thấp hơn, từ đó
có nguy cơ thiếu máu cao hơn trong 6 tháng đầu đời của trẻ. Vì vậy người ta coi
thiếu máu trong thời kỳ mang thai là một đe dọa sản khoa [67].
Đối với sự phát triển của trẻ: Thiếu máu do thiếu sắt gây ảnh hưởng tới sự
phát triển trí tuệ và vận động của trẻ; làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong.
Thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng tới trẻ từ 6 tới 24 tháng tuổi, làm giảm khả năng
tập trung, giảm hoạt động thể lực, tăng sự căng thẳng và mệt mỏi. Tùy vào độ tuổi
khi xuất hiện thiếu máu và mức độ thiếu máu, uống viên sắt có thể cải thiện tình


15

trạng này, tuy nhiên một số hậu quả trí tuệ cũng như nhận thức xã hội có thể sẽ tồn
tại mãi mãi [68].
Ở tầm vĩ mô, thiếu máu góp phần gây nên gánh nặng bệnh tật, tử vong ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và toàn cầu. Theo ước tính
của Ngân hàng thế giới, hao tổn về mặt kinh tế của bệnh thiếu máu rất lớn. Việc cải
thiện tình trạng thiếu máu nhẹ cũng làm tăng khả năng lao động lên 10-20%. Thiếu
3 vi chất chính là sắt, vitamin A, iod đã là hao tổn 5% tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), trong đó thiệt hại về kinh tế do thiếu máu thiếu sắt là 1,1% GDP. Loại trừ
tận gốc sự thiếu hụt các vi chất này thông qua một chương trình toàn diện và bền
vững cũng chỉ tiêu tốn dưới 0,3% GDP. Dựa vào kết quả phân tích từ 15 nước,
UNICEF cũng ước lượng rằng giá trị năng suất lao động bị mất do thiếu máu và
khoảng 4 USD/đầu người hoặc 0,9% GDP. Chỉ riêng ở Nam Á, con số này đã lên
tới xấp xỉ 5 tỷ đô la Mỹ hàng năm [69].
3. KHÁI LUẬN THIẾU VITAMIN A: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ
HẬU QUẢ
Lịch sử bệnh thiếu vitamin A: Eber Papyrus thời cổ Hy Lạp-La Mã đã mô tả
chứng bệnh quáng gà, gọi là bệnh khô mắt – Xerophthalmia (xeros = khô,
ophthalmia = mắt). Đến thế kỷ 18 và 19, bệnh khô mắt với dấu hiệu quáng gà được

biết đến rất phổ biến, sau đó các dấu hiệu tổn thương lâm sàng như vệt Bitot, khô
kết mạc được mô tả. Cơ chế tác động của retinol đến tế bào hình que, hình nón của
võng mạc, cũng như biệt hoá các tế bào biểu mô được phát hiện. Bản chất của thiếu
hụt VA như bệnh của dinh dưỡng được quan tâm nhiều ở thế kỷ 19. Năm 1930,
nguyên nhân thiếu VA và biểu hiện lâm sàng của của bệnh, bao gồm chậm phát
triển, giảm khả năng miễn dịch mới được mô tả. Năm 1931, các nhà khoa học tìm ra
cấu trúc hóa học của VA bao gồm 2 loại: VA - tên khoa học là Retinol và tiền VAtên khoa học là carotenoid.
Thiếu VitA lâm sàng khi có biểu hiện triệu chứng khô, loét giác mạc
Thiếu Vit A tiền lâm sàng khi nồng độ VitA huyết thanh < 0,7 µmol/L hoặc
VitA trong sữa mẹ < 1,05 µmol/L.
3.1. Tình hình thiếu VitA ở PNCT và trẻ nhỏ trên thế giới và Việt Nam


16

3.1.1. Tình hình thiếu Vitamin A trên thế giới
Những năm 1990, thiếu vitamin A (VAD) lâm sàng (VAD-LS) và tiền lâm
sàng (VAD-TLS) có mặt trên 118 nước trên thế giới, ước tính trên 250 triệu trẻ em
dưới 5 tuổi bị mắc. Thiếu vitamin A có tỷ lệ mắc cao ở các nước có thu nhập thấp,
chủ yếu là do chế độ ăn VAD.
Mặc dù các tổ chức quốc tế WHO, UNICEF, Helenkeler… đã giúp đỡ chính
phủ các nước triển khai các biện pháp phòng chống VAD, nhưng kết quả còn
nhiều vấn đề nan giải: tỷ lệ VAD-LS có vẻ giảm đi, nhưng tỷ lệ VAD-TLS còn
tồn tại ở mức cao có YNSKCĐ, các yếu tố nguy cơ vẫn chưa được giải quyết
[70], [71], [72].
Năm 2000, ước tính 75 triệu trẻ em tuổi tiền học đường thiếu VAD-LS và
140 triệu trẻ thiếu VAD-TLS. Số liệu thống kê giai đoạn 1995-2005 (các bảng dưới
đây) cho thấy tỷ lệ quáng gà ở mức vừa và nhẹ về YNSKCĐ còn tồn tại ở 157 quốc
gia tính theo trẻ em < 5 tuổi, và ở 66 quốc gia tính theo phụ nữ có thai.
Bảng 3. Số quốc gia có VAD ở mức YNSKCĐ theo chỉ số quáng gà

(giai đoạn 1995-2005)
Mức YNSKCĐ

Trẻ <5 tuổi

Phụ nữ có thai

Số quốc gia

Số quốc gia

Không có YNSKCĐ

4

Mức YNSKCĐ nhẹ

107

Mức YNSKCĐ trung bình

42

Mức YNSKCĐ nặng

3

90

66


Mức nhẹ: >0 đến <1%; mức trung bình: từ 1 đến <5%; mức nặng: ≥5%
Số quốc gia có tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng (VitA huyết thanh <
0,7µmol/L) ở mức YNSKCĐ trầm trọng hơn so với chỉ số quáng gà, là 154 nước
(tính với trẻ em < 5 tuổi), và 136 quốc gia với phụ nữ có thai [73].


17

Bảng 4. Số quốc gia có VAD ở mức YNSKCĐ, theo chỉ số retinol huyết thanh <0,7
µomol/L (giai đoạn 1995-2005)
Trẻ <5 tuổi

Phụ nữ có thai

Số quốc gia

Số quốc gia

Không bị

2

20

Mức nhẹ

32

48


Mức trung bình

49

57

Mức nặng

73

31

Mức YNSKCĐ

Không bị: <2%; mức nhẹ: ≥2-10%; mức trung bình: ≥10-<20%; mức nặng: ≥
20%
Bảng 5 cũng cho thấy có đến trên 5 triệu trẻ em < 5 tuổi và gần 10 triệu phụ
nữ có thai ở các nước đang phát triển bị các dấu hiệu quáng gà do thiếu vitamin A.
Tỷ lệ quáng gà ở 2 đối tượng này đều ở mức quan trọng về YNSKCĐ [73].
Bảng 5. Tỷ lệ VAD ở mức YNSKCĐ theo chỉ số quáng gà (1995-2005)
Tỷ lệ quáng gà

Số dân bị tác động

%

95%CI

Triệu người


95%CI

Trẻ < 5 tuổi

0,9

0,3-1,5

5,17

1,99-8,38

Nữ có thai

7,8

7,0-8,7

9,75

8,70-10,8

Đối tượng

Không tính các nước có GDP ≥15.000 USD
Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu về xu hướng và các tỷ suất tử
vong ở trẻ em do tình trạng thiếu vitamin A ở 138 quốc gia có thu nhập thấp và thu
nhập trung bình trong giai đoạn từ năm 1991 đến 2013, cho thấy rằng cho đến năm
2013, tỷ lệ thiếu vitamin A là khoảng 29%. Tình trạng VAD ở châu Mỹ Latinh và

vùng Caribê từ 21% (năm 1991) đến 11% (năm 2013). Tỷ lệ thiếu Vitamin A cao
nhất ở châu Phi cận Sahara (48%) và Nam Á (44%). Khoảng 94,5 nghìn trẻ tử vong
do tiêu chảy và 11,2 nghìn trẻ tử vong do bệnh sởi là do thiếu vitamin A trong năm
2013, hơn 95% các ca tử vong xảy ra ở tiểu vùng Sahara châu Phi và Nam Á [74].


18

Đông Nam châu Á và châu Phi là 2 châu lục có tỷ lệ VAD cũng như số trẻ
em và phụ nữ có thai bị VAD cao nhất. Tại các châu lục khác như châu Mỹ, châu
Phi, Trung Á, thiếu vitamin A cũng phổ biến ở mức YNSKCĐ. Nghiên cứu tại Nam
Phi năm 2000 cho thấy khoảng 1/3 số trẻ 0-4 tuổi và 1- 6% phụ nữ mang thai thiếu
VA-TLS trong đó 28% do tiêu chảy, 23% do sởi, và 2% do sốt rét góp phần gây nên
thiếu vitamin A, làm cho 3.000 trẻ chết. Theo Tesfalem Abrha thiếu vitamin A ảnh
hưởng 33,3% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo toàn cầu. Có khoảng 44,4% trẻ em mẫu
giáo ở châu Phi có nguy cơ thiếu vitamin A [75]. Nghiên cứu trên trẻ 5 tuổi mắc
viêm phổi sống tại vùng nghèo nhất của Mehicô cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin A là
17,8%, 24,6% thiếu dự trữ vitamin A ở gan, và 7,3% có liên quan thiếu vitamin A
với tình trạng nhiễm khuẩn [76], [77], [71], [78].
Nghiên cứu ở trẻ dưới 5 tuổi tại Peru năm 2015, cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin
A là 11,7%. Tỷ lệ mắc cao nhất là ở trẻ em < 5 tháng (44,6%) và những trẻ sống ở
khu vực nông thôn (19,5%) [79].
Khi đánh giá theo chỉ số retinol huyết thanh thấp, bảng 6 cho thấy với tỷ lệ
thiếu ở mức cao về YNSKCĐ, ảnh hưởng tới 190 triệu trẻ em < 5 tuổi và 19 triệu
phụ nữ có thai ở các nước đang phát triển.
Bảng 6. Tỷ lệ VAD ở mức YNSKCĐ theo chỉ số retinol huyết thanh
(giai đoạn 1995-2005)
Đối tượng

Retinol huyết thanh<0,7 µmol/L


Số dân bị tác động

%

95% CI

Triệu người

95% CI

Trẻ < 5 tuổi

33,3

31,1-35,4

190

178-202

Phụ nữ có thai

15,3

7,4-23,2

19,1

9,30-29,0


Không tính các nước có GDP ≥15.000 USD
Theo báo cáo của UNICEF (2015), hàng năm trên thế giới có 7,2 triệu bà mẹ
mang thai bị thiếu vitamin A (nồng độ VitA trong sữa < 1,05 mol/L hoặc huyết
thanh < 0,7 mol/L) và 136 triệu bà mẹ có nồng độ vitamin A thấp (VitA huyết
thanh < 0,70 mol/L) [70]. Ở trẻ em, khoảng 140 triệu trẻ em tuổi tiền học đường bị
thiếu vitamin A, ước tính từ 1,2 –3 triệu trẻ chết. Có khoảng 4,4 triệu trẻ và 6,2 triệu


×