Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

NGHIÊN cứu PHÁT HIỆN tổn THƯƠNG cổ tử CUNG BẰNG xét NGHIỆM tế bào và SOI cổ tử CUNG,ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ lộ TUYẾN cổ tử CUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 116 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới (VNĐSDD) là một trong những bệnh
phụ khoa thường gặp nhất ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ [20].
Ngoài vấn đề khó chịu do bệnh cấp tính gây nên, người phụ nữ phải chịu
đựng sự suy giảm sức khỏe và những di chứng do viêm nhiễm đường sinh dục
nữ như viêm tiểu khung, chửa ngoài tử cung, vô sinh, ung thư cổ tử cung…
Tỷ lệ ở dưới (VNĐSDD) ở nữ chiếm khoảng 50% trong đó viêm âm đạo,
viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung chiếm hàng đầu, khoảng 34 – 89%
[3],[14],[18],[ 20], [36].
Khám phụ khoa là việc làm hết sức quan trọng trong việc phát hiện các
tổn thương và các bệnh lý ở cổ tử cung(CTC). Các tổn thương lành tính ở cổ
tử cung trước mắt không gây ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân nhưng lâu
dài đặc biệt là lộ tuyến cổ tử cung nếu không được điều trị tốt thì trong quá
trình tái tạo có thể tiến triển thành tổn thương tiền ung thư (UT) hoặc ung thư
cổ tử cung (UTCTC).
Ở Việt Nam, theo một số tác giả, tổn thương tiền UTCTC chiếm tỷ lệ
3,38% - 24,8% [14], [33], [35], [38] từ tổn thương tiền UT sau 18 đến 36
tháng trở thành ung thư biểu mô là 1,08-17,8% [32], [33]. Do đó việc chẩn
đoán và điều trị sớm triệt để viêm nhiễm đường sinh dục dưới nói chung, các
tổn thương lành tính mà đặc biệt là lộ tuyến CTC đã và đang trở thành một
vấn đề quan trọng nhằm giảm tỷ lệ ung thư cổ tử cung [1], [8], [10], [11].
Khám phụ khoa kết hợp với soi cổ tử cung và xét nghiệm tế bào là
phương pháp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong việc điều trị sớm các tổn thương đặc biệt là những tổn
thương lành tính cổ tử cung và các tổn thương nghi ngờ ở CTC. Vì các tổn
thương nghi ngờ này âm thầm phát triển từ 8 đến 10 năm [10], [15], [33] sẽ
trở thành UTCTC, lúc đó triệu chứng lâm sàng đã quá rõ ràng, việc chẩn đoán


2


không còn khó khăn nữa xong điều trị lại gặp nhiều khó khăn và chỉ kéo dài
thời gian sống sót.
Huyện Vĩnh Bảo là một huyện nông nghiệp cách xa trung tâm thành phố
phố Hải Phòng khoảng 50 km. Phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở đây
tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt
là khám phụ khoa phát hiện tổn thương cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào và
soi cổ tử cung. Tại nơi đây chưa có một thống kê nào về tỷ lệ mắc các tổn
thương ở CTC và cũng chưa có một nghiên cứu nào đánh giá kết quả điều trị
lộ tuyến CTC bằng máy cắt đốt cao tần.
Vì vậy tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu phát hiện tổn thương cổ tử
cung bằng xét nghiệm tế bào và soi cổ tử cung, đánh giá kết quả điều trị lộ
tuyến cổ tử cung” với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ một số tổn thương ở cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào và
soi cổ tử cung.
2. Đánh giá kết quả điều trị lộ tuyến cổ tử cung bằng máy đốt cắt cao tần.


3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu, cấu trúc mô học và sinh lý cổ tử cung
1.1.1. Giải phẫu học
CTC là một phần tư dưới của tử cung, là một đoạn dài 2,5cm được giới
hạn bởi phía trong (cực trên), nơi tiếp giáp với eo tử cung là lỗ trong và giới
hạn phía ngoài (cực dưới) là lỗ ngoài trông thẳng với âm đạo. Buồng CTC
được xác định là khoảng cách từ lỗ trong và lỗ ngoài. Ở người chưa đẻ, buồng
CTC có hình trụ còn ở người đã đẻ, buồng CTC là hình nón cụt, đỉnh quay
vào trong, đáy quay ra ngoài và lỗ ngoài thường hé mở.
Dựa vào chỗ bám của âm đạo với CTC, người ta chia CTC làm 3 phần:
- Phần trên âm đạo dài chừng 1,5cm

+ Mặt trước liên quan trực tiếp với bàng quang qua mô liên kết thưa, ít
mạch máu nên dễ dàng bóc tách bàng quang khỏi CTC.
+ Mặt sau có lá phúc mạc che phủ và tạo thành một phần của cùng đồ
Douglas.
+ Hai bên là phúc mạc mặt trước và mặt sau CTC tụm lại tạo thành nền
của dây chằng rộng trong đó có bó mạch thần kinh và niệu quản đi qua.
- Phần âm đạo: là chỗ bám của đỉnh âm đạo vào CTC, đường bám rộng
khoảng 0,5cm chạy chếch từ phía sau ra trước. Ở phía trước, âm đạo dính vào
vị trí ở một phần ba giữa CTC và thấp hơn so với phía sau, còn ở phía sau, âm
đạo bám vào chỗ phân chia một phần ba trên và một phần ba giữa CTC.
- Phần trong âm đạo: được gọi là môi mè vì khi chuyển dạ đẻ, CTC
thường bị giãn và có thể rách sang hai bên ở vị trí 9 và 3 giờ nên giống như
môi cá mè. Phần này CTC lồi vào trong âm đạo. Môi mè phân cách với thành
âm đạo bằng một cùng đồ tròn chia làm 4 phần: trước, sau và hai bên. Cùng
đồ trước ngắn hơn cùng đồ sau nhưng môi trước lại dài hơn môi sau vì CTC
thường chúc ra sau.


4
1.1.2. Cấu trúc mô học.

Hình 1.1: Cấu trúc mô học CTC
Cấu trúc mô học của thân tử cung khác với CTC vì thân tử cung chủ yếu
là cơ, còn CTC thì chủ yếu là mô keo (collagen). Sự thay đổi cấu trúc giữa
thân và CTC có một đoạn chuyển tiếp là eo tử cung dài 0,5cm. Do cấu trúc
chủ yếu là mô keo (collgen) giúp cho CTC dễ dàng giãn nở khi chuyển dạ.
Niêm mạc CTC được chia làm hai loại: Niêm mạc mặt ngoài CTC và liên tục
với Âm đạo được phủ bởi biểu mô lát tầng. Niêm mạc mặt trong CTC (buồng
CTC) được lợp bởi biểu mô trụ.
Từ lỗ ngoài CTC liên tiếp với âm đạo được bao phủ bằng lớp liên bào lát

tầng (biểu mô vẩy). Ranh giới giữa biểu mô trụ và biểu mô vẩy (Squamous
Columnar Junction – SCJ) có hình tròn là vị trí để xác định cổ trong và cổ ngoài.
Đặc điểm của vùng ranh giới:
- Là nơi tranh chấp giữa biểu mô vẩy và biểu mô trụ nên các tổn thương
của CTC thường xảy ra tại vị trí này.


5
+ Trẻ sơ sinh: ranh giới này hơi tiến ra phía ngoài do estrogen của mẹ
truyền ra rau và tồn tại khi mới sinh.
+ Trẻ em gái: ranh giới này tụt vào phía trong.
+ Ở tuổi dậy thì và bắt đầu hành kinh: ranh giới ở ngay lỗ ngoài.
+ Trong thời kỳ hoạt động sinh sản: ranh giới lộ hẳn ra ngoài
+ Thời kỳ mãn kinh: ranh giới này tụt hẳn vào phía trong
+ Trong khi có thai, CTC mềm và ranh giới này có xu hướng lan ra ngoài
CTC gây lộ tuyến sinh lý
+ Trong những trường hợp sinh đẻ hoặc nạo hút thai nhiều lần hoặc viêm
nhiễm, niêm mạc CTC bị tổn thương và phá hủy, cho nên ranh giới này phát
triển ra ngoài gây lộ tuyến bệnh lý.
1.1.3. Sinh lí cổ tử cung
Từ khi bắt đầu hành kinh và trong tuổi hoạt động tình dục CTC chịu tác
động và ảnh hưởng của các hormon buồng trứng nên cũng thay đổi theo chu
kì kinh nguyệt: độ mở của lỗ ngoài CTC sự chế tiết và chất lượng của chất
nhầy phụ thuộc vào lượng estrogen
- Lỗ ngoài CTC mở tối đa vào ngày phóng noãn, tạo điều kiện thuận lợi
cho tinh trùng xâm nhập vào buồng tử cung. Chụp CTC vào ngày này, người
ta cũng xác định được rằng lỗ trong CTC cũng được mở rộng như lỗ ngoài
vào ngày phóng noãn.
- Sau khi hành kinh, do nồng độ estrogen thấp nên CTC khô vì ít chất nhầy.
Khi các nang noãn phát triển nồng độ estrogen tăng dần nên từ ngày thứ 10, chất

nhầy CTC cũng tăng dần về số lượng, cũng như chất lượng (nhiều hơn, trong
hơn và dai hơn) và được đánh giá bằng chỉ số CTC.
- Ngay sau khi phóng noãn, nồng độ estrogen tụt thấp và chuyển ngay
sang pha hoàng thể. Với sự hoạt động của Progesteron chất nhầy CTC khô
ngay, lỗ CTC đóng và co nhỏ lại.


6
* Thay đổi ở biểu mô:
- Thay đổi ở lớp biểu mô trụ:
+ Sau khi hành kinh, các tế bào ở tuyến CTC chứa đựng chất nhầy và
dồn lên phía trên của tế bào còn nhân dài và nằm ở giữa.
+ Quanh ngày phóng noãn (từ ngày thứ 10 - 14) các tế bào chứa nhiều
chất nhầy, nhân lõm và bị đẩy về phía đáy, các chất nhầy trong lòng tuyến và
trong buồng CTC tăng dần.
+ Sau khi phóng noãn, chất nhầy ít hơn, nhân ở giữa dài, ít bài tiết chất
nhầy. Các tế bào có lông hình như phát triển nền số lượng nhiều hơn.
- Thay đổi ở lớp biểu mô vẩy
+ Giai đoạn chế tiết (sau khi hành kinh): ngày càng to (35 -60µ), dẹt, rời
rạc. Lúc đầu có cả tế bào ưa acid và base nhưng dần dần tế bào ưa acid tăng
dần và chiếm ưu thế.
+ Giai đoạn phóng noãn: tỷ lệ tế bào ưa acid chỉ tăng tới 50 – 60% còn tế
bào ưa base tăng lên tới 70 – 80%, trên phiến đồ không thấy bạch cầu.
+ Giai đoạn sau phóng noãn (khoảng 4 ngày), do lượng estrogen giảm tế
bào ưa acid cũng giảm nhưng tế bào ưa base tăng lên, nhân nhỏ và đông, số
lượng bạch cầu đa nhân tăng.
+ Giai đoạn trước khi hành kinh: những tế bào ưa base chiếm ưu thế phần
lớn gấp góc và tụm lại thành từng đám, số lượng bạch cầu đa nhân vừa phải.
* Chất nhầy CTC
Chất nhầy CTC phụ thuộc vào 17β estradiol (E2)

- Nguồn gốc chất nhầy: CTC có ba loại tế bào:
+ Tế bào có lông hướng hoạt động từ trong ra ngoài
+ Tế bào dự trữ có thể biệt hóa thành tế bào lông
+ Tế bào chế nhầy tiết ra chất nhầy CTC. Vào thời kỳ phóng noãn, khi
nồng độ E2 trong máu cao nhất, tế bào chế nhầy phát triển mạnh, phình to ra
và chế tiết ra chất nhầy.


7
- Tác dụng của chất nhầy
+ Chọn lọc tinh trùng:
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng di chuyển vào CTC.
+ Chống nhiễm khuẩn, tăng sức sống cho tinh trùng.
- Chất nhầy CTC thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, thường tăng lên
quanh ngày phóng noãn.
- Số lượng:
+ Thời kỳ phát triển nang noãn hoặc giai đoạn hoàng thể: 60mg/ngày
+ Quanh ngày phóng noãn: 600mg/ngày
- Sinh hóa, tế bào:
+ Tế bào: quanh ngày phóng noãn, chất nhầy rất ít, tế bào biểu mô, bạch
cầu, hồng cầu, nước chiếm 92 – 98%.
+ Thành phần khác bao gồm Glucose, lipit, globulin, miễn dịch, acidamin,
các men lysozim, musanidase (diệt khuẩn), lasto ferrin (tác dụng sát khuẩn).
+ Chất khoáng: Nacl, KCl giữ cho pH đẳng trương (7,2 -7,3)
+ Tính chất của chất nhầy quanh ngày phóng noãn: nhiều, trong, kiềm,
kéo sợi, kết tinh hình lá dương xỉ do NaCl cao (NaCl càng nhiều, dương xỉ
càng rõ).
+ Chất nhầy CTC quanh ngày phóng noãn có tác dụng chọn lọc tinh
trùng do globulin tạo thành mạng lưới thưa cho tinh trùng dễ dàng đi qua.
Giai đoạn hoàng thể, mạng lưới này co lại, ngăn cản tinh trùng tiến vào CTC.

1.2. Soi cổ tử cung
- Soi CTC là một phương pháp chẩn đoán lâm sàng chủ yếu được sử
dụng để đánh giá những thay đổi bề mặt của tổn thương và những mạch máu
tận cùng tại CTC.
Tế bào học là một phương pháp xét nghiệm, thực sự bổ sung cho việc
đánh giá sự khác nhau bề ngoài khi xác định ung thư về phương diện tế bào.


8
Ban đầu người ta đã mô tả và thể hiện những hình ảnh khi soi CTC bằng
màu nước nhưng rồi phương pháp này nhanh chóng được thay thế bằng kỹ
thuật chụp ảnh khi soi CTC (Colpo- photography) và đã có được hình ảnh đen
trắng hoặc ảnh màu những tổn thương tại CTC. Kỹ thuật soi CTC có chụp ảnh
là một phương pháp chính và “tuyệt vời” để ghi lại hình ảnh bề ngoài và có
giá trị lớn trong việc quan sát những thay đổi chậm trong một thời gian dài.
Với sự phát triển của công nghệ điện tử, từ thập niên 80 của thế kỷ 20,
máy soi CTC được gắn camera và kết hợp với kỹ thuật chụp ảnh vì vậy khi
soi CTC những hình ảnh được hiển thị lên màn ảnh rất tiện lợi cho quan sát
cũng như giảng dạy và giải thích bệnh tật cho bệnh nhân, đồng thời cũng có
thể chụp lại những tổn thương theo nhu cầu của thầy thuốc hoặc là hình
ảnh được hệ thống máy tính chụp rồi quét lên giấy in màu đặc biệt để trả
lời kết quả.
Ngày nay soi CTC được sử dụng rộng rãi với hai mục đích đặc biệt:
- Là một biện pháp thực hành để giúp chẩn đoán chính xác những tổn
thương tại CTC mà tế bào học hoặc các phương pháp khác nghi ngờ.
- Là một phương pháp giúp giải thích sinh bệnh học những tân tạo tại
CTC một cách khoa học.
1.2.1. Những thuật ngữ và định nghĩa về mô bệnh học.
Những người thực hành soi CTC phải có kiến thức tốt về những thay đổi
mô bệnh học CTC trong suốt cuộc đời của người phụ nữ. Có một số thuật ngữ

được sử dụng để mô tả những thay đổi này và nếu không nắm vững có thể sẽ
bối rối khi thực hành. Ví dụ như dị sản (metaplasia), tế bào vẩy hay còn gọi là
tế bào gai (squamouse cell) và tái tạo (epidermidization) được sử dụng để chỉ
những tổn thương về mô bệnh học gặp ở vùng chuyển đổi.
- Những dấu hiệu thay đổi không điển hình (atypical) của tế bào bao gồm:
+ Tăng hoạt động của tế bào đáy (basal cell activity)
+ Tăng sinh của tế bào dự trữ (reserve cell hyperplasia)


9
+ Rối loạn nhân tế bào (dyskariosis) hoặc dị sản
- Những tổn thương có tiềm năng phát triển thành ung thư thực sự:
+ Khối tân tạo trong biểu mô (CIN)
+ Ung thư trong biểu mô hay còn gọi là ung thư tại chỗ. Trước đây tổn
thương này được gọi là ung thư liên bào vì các tế bào sắp xếp liền nhau. Ngày
nay thống nhất gọi là ung thư trong biểu mô. Thuật ngữ ung thư CTC giai
đoạn O chính là ung thư trong biểu mô.
Năm 1961, Hội nghị quốc tế về định nghĩa Mô bệnh học đã đưa ra một
hệ thống phân loại đơn giản và vẫn được sử dụng cho đến nay. Tuy nhiên
cũng phải nhấn mạnh rằng: nghịch sản (dysplasia) và ung thư trong biểu mô
(Carcinoma In Situ) là hai tổn thương cơ bản trong hệ thống phân loại này có
thể được mô tả và có chung một thuật ngữ với hàm ý rằng:
Trong cả hai trường hợp đều có sự thay đổi rất lớn về hình ảnh của tế bào.
- Mặt khác nghịch sản và ung thư trong biểu mô thường tồn tại trong
cùng tổn thương ở CTC.
- Trong thực tế đôi khi khó phân định được ranh giới giữa một nghịch
sản và ung thư trong biểu mô.
Vì vậy phần lớn các tác giả đều cho rằng: ít nhất nghịch sản cũng tương
tự như một tổn thương có tiềm năng ác tính dẫn đến ung thư trong biểu mô.
- Biểu mô vẩy (Squamous Epithelium) còn gọi là biểu mô gai hay liên

bào lát tầng
- Biểu mô trụ (Cllumnar Epithelium) còn gọi là liên bào tuyến, liên bào trụ
- Á sừng (Paraketosis) là vùng bề mặt có hiện tượng sừng hóa ở tế bào
nhưng nhân vẫn còn tồn tại
- Vùng tăng sừng hóa (Hyperkeratosis): là vùng có tế bào bị sừng hóa
nhưng ở sâu hơn lớp bề mặt và không thấy nhân tế bào.
- Dị sản (Metaplasia) là những biểu mô trụ thay thế biểu mô vẩy. Hầu hết
các tác giả đều cho rằng dị sản là sự gia tăng nhanh của những tế bào dự trữ


10
của biểu mô trụ hoặc là sự tăng sinh của những tế bào đáy của biểu mô vảy
hoặc cả hai.
- Nghịch sản hay loạn sản (Dysplasia): là sự tăng sinh và rối loạn trật tự
sắp xếp các lớp tế bào của biểu mô vẩy nhưng không đầy đủ các tiêu chuẩn để
khẳng định là ung thư trong biểu mô. Có thể thấy những tế bào trưởng thành
hoặc kém trưởng thành trong bề mặt ở lớp gần màng đáy hơn với sự có mặt
của tế bào hoặc nhân ở lớp sâu hơn. Loạn sản được phân chia thành 3 mức độ:
nhẹ, vừa và nặng.
- Ung thư trong biểu mô hay ung thư biểu mô tại chỗ: là sự xuất hiện
những tế bào và nhân không điển hình ở toàn bộ chiều dày của lớp biểu mô
vẩy, nghĩa là giống như hình ảnh nghịch sản nặng mà chưa phá vỡ màng đáy.
Cấu trúc của ung thư trong biểu mô có thể thay đổi từ trường hợp này sang
trường hợp khác nhưng ở trong một trường hợp nhất định thì các tế bào khác
nhau về giai đoạn trưởng thành. Ví dụ có thể hoàn toàn chưa trưởng thành (tế
bào nhỏ, sẫm màu, ưa base còn gọi là tế bào kinh điển) và cũng có thể ở mức
trưởng thành cao hơn (tế bào to và sáng hơn, những tế bào có nhú: loại không
kinh điển) và cũng có thể lẫn lộn cả hai loại trên. Bề mặt có thể thấy những tế
bào dẹt, bị á sừng hay sừng hóa.
Về mặt mô học, một số tác giả dựa vào tính chất của tế bào để phân

UTTBM thành loại không biệt hóa, ít biệt hóa, và biệt hóa. Sự phân chia này
dựa vào tính chất của tế bào hiện diện trong biểu mô.
- Khối tân sản nội liên bào (Cervical Intraepithelian Neoplasia – CIN) =
Khối tân tạo trong biểu mô.
Là thuật ngữ dùng để chỉ những nghịch sản CTC tồn tại liên tục từ nhẹ
đến nặng và nghịch sản dẫn đến ung thư trong biểu mô. Khoảng 10-15%
nghịch sản hoặc ung thư trong biểu mô có nguy cơ phát triển thành ung thư
xâm lấn.


11
Trong thực tế, trên một tổn thương ở CTC, có thể gặp vùng CIN, CIS,
hay cả Micro Invasive Carcinoma (Ung thư xâm lấn vi thể). Hiện tượng này
khẳng định ung thư CTC không bao giờ xuất hiện ở một CTC lành mạnh vì
vậy vấn đề chẩn đoán sàng lọc để phát hiện sớm ung thư CTC cần phải được
thực hiện một cách rộng rãi.
- Ung thư xâm lấn vi thể CTC (Microinvasive Carcinoma of the cervix):
Là chẩn đoán mô học khi được sinh thiết rộng, lấy được toàn bộ tổn thương
mà tốt nhất là phẫu thuật khoét chóp CTC. Ung thư xâm lấn vi thể CTC có hai
nhóm gồm:
+ Tổn thương tổ chức sớm: Trên mảnh sinh thiết liên tục hiện diện tổn
thương trong biểu mô hoặc là các tế bào tách rời nhau không xâm nhập sâu
xuống dưới màng đáy quá 1mm.
- Chiều sâu của thương tổn này cách màng đáy dưới 5 mm và chiều rộng
dưới 10 mm. Đây cũng là tiêu chuẩn để xếp loại là ung thư CTC giai đoạn Ia.
- Ung thư xâm lấn (UTXL – Invasive carcinoma)
+ Tổn thương rõ ràng và những tế bào ác tính xâm nhập sâu vào lớp
đệm. Tùy theo hình ảnh của tế bào ung thư mà phân loại thành ung thư biểu bì
mô vẩy, ung thư biểu bì mô tuyến hoặc phối hợp cả hai loại (Adenosquamous
Carcinoma). Khi tổn thương đã phá hủy màng đáy, nằm trong tổ chức đệm và

có kích thước lớn hơn 5 mm thì được gọi là ung thư xâm lấn sớm.
- Những trường hợp giới hạn thấp (Borderline) hay còn gọi là giáp biên:
Là thuật ngữ dùng trong những trường hợp có tổn thương ở lớp đệm mà khó
xác định được xâm lấn hay không xâm lấn. Người ta xếp những trường hợp
này vào nhóm UTTBM.
1.2.2. Phân loại tế bào học âm đạo theo Bethesda
- Năm 1989, Hội thảo của viện ung thư quốc gia (NCI) của Mỹ tại Bethesda,
bang Maryland đưa ra một cách phân loại các tổn thương biểu mô ở CTC.
(Squamous Intraepithelian Lesion - SIL) và được gọi là Hệ thống phân loại
Bethesda.


12
- Tế bào bình thường.
- Các thay đổi biểu mô lành tính.
- Loạn sản
Hệ thống Bethesda phân loại những tổn thương liên bào có tiềm năng
tiền ung thư:
- Biểu mô vẩy thành ba loại:
+ Những tế bào biểu mô vẩy không điển hình và chưa xác định được ý nghĩa
(Atypical Squamous Cells of Underterminated Signification – ASCUS): là
những tế bào không đầy đủ các tiêu chuẩn để phân loại mức độ cao hay thấp.
+ Những tổn thương trong biểu mô vẩy mức độ thấp (Low – grade
Squamous Intraepithelian Lesion - LSIL)
- Biểu mô tuyến có hai loại:
+ Những tế bào tuyến không điển hình và chưa xác định được ý nghĩa
(Atypical Glandular Cells of Underterminated Signification – AGCUS): là
những tế bào không đầy đủ các mức độ cao hay thấp.
+ Ung thư tuyến trong biểu mô (Adenocarcinoma In Situ – ACIS): Sự
xâm lấn của những tế bào ung thư của biểu mô tuyến có thể bắt nguồn từ bề

mặt tiết nhầy hoặc là từ ngoại vi nằm dưới tuyến vì vậy không thể miêu tả
một cách rõ ràng về phá vỡ màng đáy thực sự. Vì vậy tổn thương hoặc là ung
thư tuyến trong biểu mô hoặc là ung thư tuyến xâm lấn và không có thể ung
thư xâm lấn vi thể.
Ung thư tuyến trong biểu mô phải được xem như hình ảnh báo trước của
một ung thư tuyến. Toàn bộ buồng CTC đều có nguy cơ bị ung thư và tế bào
học hoặc nạo buồng tử cung có thể không chắc chắn hoàn toàn để chẩn đoán
dương tính. Vì vậy bất kỳ bệnh nhân nào nếu khoét chóp mà thấy tổn thương
bất thường thì đều phải cắt cụt CTC. Nếu những bệnh nhân không cần sinh đẻ
nữa thì cắt tử cung hoàn toàn để lại hai phần phụ.


13
1.2.3. Những thuật ngữ và định nghĩa được sử dụng trong soi CTC
- Biểu mô vẩy nguyên thủy (original squamous epithelium)
Biểu mô vẩy (gai) thấy ở phía ngoài CTC. Khi bé gái sơ sinh biểu mô ở
mặt ngoài CTC được gọi là biểu mô vẩy nguyên thủy (original, native). Trước
dậy thì phần CTC nằm trong âm đạo được bao phủ biểu mô vẩy và tụt sâu vào
ống CTC để tiếp giáp với niêm mạc buồng CTC tạo thành vùng ranh giới giữa
biểu mô vẩy và biểu mô trụ (Squamous Columnar Junction – SCJ). Tuổi dậy
thì, vùng ranh giới giữa biểu mô vẩy và biểu mô trụ này chuyển dần xuống
phía dưới, lộ rõ ra phía ngoài CTC và tồn tại suốt trong thời kỳ sinh sản cho
đến lúc mãn kinh.
- Biểu mô trụ hay liên bào trụ (Columnar Epithelium): lợp toàn bộ bề
mặt buồng CTC và các tuyến ở CTC.
- Lộ tuyến (Ectopy, Ectopion): là thuật ngữ được sử dụng khi thấy tế bào
trụ xuất hiện bên ngoài lỗ ngoài CTC.
- Giả lộ tuyến (Eversion): khi mở mỏ vịt căng quá sẽ thấy được phần
dưới của buồng CTC và được gọi là lộn tuyến (ectropion) hoặc giả lộ tuyến.
- Vùng chuyển đổi (Transformation zone): là vùng trộn lẫn giữa biểu mô

trụ và biểu mô vẩy do những khe nứt hoặc đường hầm chứa biểu mô trụ có
những nang ứ đọng (nang Naboth). Đôi khi vùng chuyển đổi rộng và cũng có
thể thấy ở bên ngoài và bên trong lỗ ngoài cổ tử cung. Phải hiểu rằng quá
trình thay đổi về mô bệnh học liên quan đến sự thay đổi về hình thái học của
vùng chuyển đổi. Quá trình dị sản thường xảy ra trong ba thời kỳ của cuộc đời
người phụ nữ: sơ sinh, dậy thì và khi có thai. Môi trường âm đạo cũng có thể
gây dị sản biểu mô trụ ở phần ngoài của CTC.
- Bạch sản hay còn gọi là vết trắng (Leukoplakia hoặc Leukoplasia): là
vùng sừng hóa bề mặt của biểu mô CTC hoặc âm đạo.
- Vết trắng ẩn (Aceto-white epithelium): là vết trắng chỉ được phát hiện
khi bôi acid acetic: là một vùng mờ đục, không trong suốt, sau khi bôi acid


14
acetic biểu mô trở thành màu trắng đục vì acid acetic đã làm đông vón protein
của nhân tế bào và bào tương làm cho protein trở thành đục và trắng.
- Erosion: vết trợt biểu mô, không thấy biểu mô phủ mà chỉ có vùng loét
đỏ phủ tơ huyết.
- Vùng chuyển đổi không điển hình (Atypical transformation zone): là
vùng chuyển đổi mà có những hình ảnh của tổn thương lành tính hoặc tổn
thương tiền xâm lấn bao gồm: vết trắng thật, vết trắng ẩn, chấm đáy, lát đá,
mạch máu không điển hình.
1.2.4. Phân loại và các tiêu chuẩn chẩn đoán về soi CTC
Y văn thế giới đã đưa ra nhiều hệ thống phân loại soi CTC. Nói chung sự
phân loại và tiêu chuẩn để chẩn đoán đều phải dựa vào 5 hình ảnh quan sát
được khi soi CTC:
- Hình thái các mạch máu.
- Khoảng cách giữa các mạch máu.
- Những hình ảnh trên bề mặt CTC.
- Màu sắc và độ mờ đục (opacity) trên bề mặt.

- Sự rõ ràng về ranh giới.
Với nguồn sáng xanh sẽ quan sát tốt những thay đổi về mạch máu, còn
nguồn sáng trắng hoặc vàng sẽ làm cho sự tương phản ở tận cùng của các
mạch máu và tổ chức xung quanh nên làm cho những hình ảnh trở nên mơ hồ
khó nhận định. Đánh giá sự sắp xếp và khoảng cách các mạch máu tốt nhất là
so sánh những hình ảnh mạch máu ở vùng bị bệnh với mạch máu của vùng có
niêm mạc bình thường hoặc ở vùng kế cận.
Trong một số trường hợp, chỉ cần một trong các tiêu chuẩn trên cũng đủ
để chẩn đoán, nhưng một số trường hợp khác lại phải kết hợp vài tiêu chuẩn
trên mới chẩn đoán chính xác được, mặt khác hình ảnh bề mặt và các đường
phân định ranh giới sẽ được quan sát rõ ràng hơn sau khi bôi acid acetic.


15
1.2.5. Phân loại theo soi CTC
Có nhiều cách phân loại các tổn thương ở CTC:
- Phân loại theo lâm sàng.
- Phân loại theo mô bệnh học.
- Phân loại theo soi CTC.
Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về bệnh lý CTC và soi CTC họp tại Orlando –
Florida (1978) đã phân loại các dấu hiệu khi soi CTC như sau:
- Những dấu hiệu bình thường khi soi CTC:
+ Biểu mô vẩy nguyên thủy
+ Biểu mô trụ
+ Vùng chuyển đổi
- Những dấu hiệu không bình thường khi soi CTC
+ Vùng chuyển đổi không điển hình: vết trắng thật, vết trắng ẩn, lát đá
(khảm), chấm đáy, mạch máu bất thường.
+ Nghi ngờ ung thư xâm nhiễm.
- Những dấu hiệu không xác định khi soi CTC: là khi soi CTC không thể

khắng định được chẩn đoán. Tình trạng này xảy ra khi mà vùng chuyển đổi
nằm sâu trong buồng CTC và không thấy được vùng ranh giới biểu mô trụ và
vẩy, hiện tượng này thường gặp ở người mãn kinh. Nếu nghi ngờ phải nạo
sinh thiết.
- Những dấu hiệu pha tạp khi soi CTC: là những thay đổi lành tính
không liên quan đến sự tân sinh ở CTC và có thể thấy cả ở vùng chuyển đổi
hoặc là ở vùng biểu mô vẩy nguyên thủy do viêm nhiễm, thiểu sản (kém phát
triển), vùng trợt thật sự (true ersion), u lồi hoặc u nhú (condyloma, papilloma).
Nhóm bình thường là không có tổn thương bệnh lý, còn nhóm có những
dấu hiệu bất thường có thể nhận định và tiên đoán được dưới hình ảnh mô
bệnh học nhưng chẩn đoán cuối cùng phải dựa vào kết quả mô bệnh học của
mẫu bệnh phẩm tổ chức sinh thiết. Những dấu hiệu bất thường bao gồm:


16
Vết trắng: là một dấu hiệu rất quan trọng khi soi CTC và có thể thấy ở
vùng chuyển đổi hoặc trong vùng biểu mô vẩy nguyên thủy. Nếu thấy vết
trắng ở vùng biểu mô vẩy nguyên thủy thì ít có ý nghĩa lâm sàng, nhưng nếu
vết trắng ở vùng chuyển đổi thì đòi hỏi phải sinh thiết bởi vì những tổn
thương có thể là những khối tân tạo ở CTC thậm chí là ung thư xâm lấn.
Vết trắng ẩn (aceto – white epithelium): là vùng không bắt acid acetic
nhưng về mô bệnh học có một tỷ lệ cao tổn thương nghịch sản hoặc là ung
thư trong biểu mô. Ở vùng dị sản non, khi bôi acid acetic, biểu mô có màu
xám hơn.
Những hình thái về mạch máu, chấm đáy, lát đá: có thể tương ứng với
các mức độ nghịch sản hoặc là UT trong biểu mô. Thông thường nếu thấy các
hình ảnh lát đá, chấm đáy có mật độ đều, nằm ở vùng ranh giới rộng và có
màu sắc bình thường thì ít có ý nghĩa. Nhưng nếu những mạch máu, chấm
đáy, lát đá thô cứng, không đều có đường ranh giới rõ ràng và khi soi với
nguồn sáng xanh thì có mặt tối thì thường là dấu hiệu của một tổn thương ung

thư trong biểu mô.
Mạch máu không điển hình: thường gặp trong ung thư xâm lấn. ở mức
độ không điển hình vừa phải, xét nghiệm mô bệnh học tổ chức sinh thiết có
thể cho thấy một ung thư xâm lấn sớm. Tuy nhiên khi xem xét các hình thái
và khoảng cách giữa các mạch máu, tình trạng bề mặt, màu sắc của tổn
thường, sự rõ ràng của phân định cũng có thể chẩn đoán phân biệt được mức
độ của tiền, sớm và ung thư xâm lấn.
Thuật ngữ nghi ngờ ung thư xâm lấn được sử dụng cho những trường
hợp ung thư xâm lấn rõ ràng nhưng không xác định được khi khám bằng mắt
thường mà chỉ xác định được khi soi CTC. Việc chẩn đoán phải dựa vào các
tiêu chuẩn đã nêu ở trên.
Năm 1972 dựa vào kết quả nghiên cứu, theo dõi và điều trị cho bệnh
nhân trong nhiều năm, tác giả Dương Thị Cương đã đưa ra một bảng phân


17
loại các tổn thương tại CTC đơn giản, phù hợp cho các thầy thuốc lâm sàng
để chẩn đoán và có thái độ xử trí thích hợp.
Bảng phân loại các tổn thương tại CTC

Loại
Loại I
Loại II
Loại III

a
Bình thường
Lộ tuyến
Sừng hóa ẩn


b

c

Viêm
Tái tạo lành tính của lộ tuyến
Sừng hóa rõ, có tổn thương

Phối hợp a và b

hủy hoại
Loại IV
UTTBM
UTXL (giai đoạn Ia)
Dựa trên sự phân loại này, người thầy thuốc lâm sàng có thái độ dứt
khoát:
- Tổn thương loại I và II: chắc chắn lành tính
- Tổn thương loại III: là những tổn thương nghi ngờ, phải theo dõi sự
tiến triển cẩn thận vì nếu được điều trị, tổn thương có thể khỏi hoàn toàn
những tổn thương cũng có thể tiến triển thành ung thư trong biểu mô hoặc trở
thành ung thư xâm lấn.
- Tổn thương loại IV: chắc chắn là ung thư, phải điều trị triệt để ngay.
1.2.6. Nguyên lý của máy soi CTC và các phương tiện soi CTC
1.2.6.1 Máy soi CTC
Leitz là người đầu tiên thiết kế và sản xuất ra máy soi CTC. Sau đó
nhiều tác giả đã dựa trên nguyên lý thiết kế máy của Leitz đã cải tiến nâng
cao chất lượng và hiệu quả sử dụng cũng như công năng của máy như Zeiss
và Leisegang. Dù có thay đổi nhiều hay ít theo từng tác giả thì tất cả các máy
cũng phải tuân theo một nguyên lý là khi chiếu một nguồn sáng mạnh qua
một hệ thống thấu kính có độ phóng đại khác nhau cùng một lúc sẽ cho nhiều

hình ảnh tại CTC.
Có ba loại kính lọc nguồn sáng để quan sát các hình ảnh:
- Ánh sáng vàng để soi bình thường
- Ánh sáng trắng để quan sát vùng sừng hóa


18
- Ánh sáng màu xanh để quan sát các mạch máu

Hình 1.2: Máy soi CTC – xuất xứ Trung Quốc
Nhãn hiệu: KERNEL
1.2.6.2 Các hóa chất và dung dịch sử dụng trong soi CTC và làm phiến đồ
phát hiện sớm ung thư CTC
- Dung dịch Natriclorua 0,9%: dùng để lau chất nhầy trên bề mặt tổn
thương CTC nhưng không làm ảnh hưởng tới tế bào biểu mô khi làm các xét
nghiệm khác.
- Acide acetique: Khi làm test Hinselman bôi acide acetique lên vùng tổn
thương ở CTC, acide acetique sẽ làm đông vón protein của chất nhầy, các
tuyến sẽ se lại, quan sát được rõ hơn. Acide acetiqe nồng độ 3% là hóa chất
quan trọng nhất để làm rõ hình ảnh khi soi CTC. Acide acetique làm đông vón
chất nhầy ở CTC và dễ dàng lau sạch chất nhầy nên tổn thương được bộc lộ ra
và nhìn rõ hơn. Tuy nhiên acide acetique cũng làm cho tổ chức phồng lên và


19
làm giảm độ trong của liên bào.
- Dung dịch Lugol 2-3% gồm:
+ Iode metaloidic 1g
+ Iode kali (KI): 2g
+ Nước cất 50g

Dùng tăm bông thấm dung dịch Lugol 2-3% bôi vào CTC, sau 1-2 giây,
Lugol sẽ bám vào biểu mô vẩy. Bình thường do trong biểu mô vẩy có
glycogen đã tác dụng với Iode nên biểu mô có màu nâu gụ. Khi mất lớp biểu
mô vẩy vùng tổn thương không có glycogen nên không có màu nâu gụ cho
nên vùng bôi Lugol vẫn giữ nguyên màu hồng nhạt.
1.2.6.3 Dung dịch dùng để cố định khi làm phiến đồ âm đạo hoặc ngâm bệnh
phẩm khi sinh thiết
- Dung dịch để cố định phiến đồ âm đạo
+ Cồn tuyệt đối 95 độ (Ethanol)
+ Hoặc cồn tuyệt đối 50% pha lẫn Ether 50%
- Dung dịch Bouin để bảo quản bệnh phẩm khi sinh thiết
Tất cả các hóa chất phải đựng trong lọ có nắp kín để khỏi bị khô và giữ
được nồng độ cần thiết.
1.2.6.4 Dụng cụ để soi CTC và làm phiến đồ phát hiện sớm ung thư CTC
* Dụng cụ để soi CTC
- Mỏ vịt của Cusco có hai ngành (tốt nhất là mỏ vịt nền đen) để bộc lộ
hai môi của CTC và có thể quan sát được lỗ trong cũng như một phần của
buồng CTC. Tuy rằng mỏ vịt dài hơn 10cm hiếm khi sử dụng nhưng cũng
phải có nhiều loại có chiều dài khác nhau để sử dụng cho người có âm đạo bị
dãn và cố định tốt âm đạo khi soi CTC. Nếu âm đạo quá dãn phải dùng hai
van. Tốt nhất là những mỏ vịt hoặc âm đạo này được bôi đen để không phản
xạ ánh sáng của đèn khi soi.
- Kìm kẹp bông dài


20
- Bông khô
- Bông thấm dung dịch Natriclorue 9%
- Gạc dài dùng để chèn cầm máu khi cần thiết.
* Dụng cụ để làm phiến đồ

- Phiến kính đã mài một đầu để ghi tên hoặc ký hiệu bệnh nhân
- Que bằng gỗ hoặc nhựa để lấy bệnh phẩm; Cytobrush (Bàn chải lấy tế
bào ống CTC).
- Bút chì để ghi lên lam kính.
* Dụng cụ để lấy bệnh phẩm xét nghiệm mô bệnh học:
- Kẹp CTC hai răng (kẹp Pozzi)
- Kìm sinh thiết
- Thìa nạo nhỏ để nạo buồng CTC.
1.2.7. Kỹ thuật soi CTC
Để đánh giá tổn thương một cách khách quan và chân thực, không bị ảnh
hưởng do tác động khi thăm khám đụng chạm đến CTC, vì vậy bệnh nhân
không được thụt rửa âm đạo, không quan hệ tình dục và thăm khám phụ khoa
trước khi soi CTC từ 24 - 48 giờ.
Các bước soi CTC được tiến hành tuần tự như sau: Bệnh nhân nằm theo
tư thế phụ khoa, hai đùi được phủ vải sạch. Quan sát âm hộ, tầng sinh môn
bằng mắt thường sau đó dùng ánh sáng đèn có cường độ yếu để phát hiện
những tổn thương viêm, loét hay có nhiễm khuẩn kèm theo.
1.2.7.1 Đặt mỏ vịt:
Thông thường thì dùng mỏ vịt nhưng nếu thành âm đạo bị sa hay dãn thì
phải dùng hai van để banh rộng hai thành trước và sau của âm đạo, tuy nhiên
khi dùng van để banh rộng âm đạo như vậy thì khó khăn hơn nhưng sẽ bộc lộ
được toàn bộ CTC.


21
- Không được bôi trơn mỏ vịt bằng dầu Paraphin vì sẽ làm khó quan sát
với ánh sáng đèn, đồng thời khi làm phiến đồ sẽ có những giọt dầu khó đánh
giá chính xác tổn thương. Vì mỏ vịt không được bôi trơn bằng dầu paraphin
nên thường khó đưa vào âm đạo và bệnh nhân sẽ cảm giác khó chịu vì vậy
phải đặt nhẹ nhàng. Đưa chiều dọc của mỏ vịt vào âm đạo, khi vào sâu được

khoảng 3cm thì quay cho mỏ vịt nằm ngang rồi vừa đưa mỏ vịt vào sâu hơn
vừa mở từ từ để khi mỏ vịt được mở hết cũng là lúc hai ngành của mỏ vịt
chạm vào cùng đồ âm đạo và hai ngành của mỏ vịt cũng mở rộng để bộc lộ rõ
toàn bộ CTC mà không chạm vào CTC để tránh gây chạm vào tổ chức tổn
thương ở CTC làm chảy máu khó nhận định tổn thương.
- Mở mỏ vịt vừa phải sao cho CTC nằm giữa hai ngành của mỏ vịt. Nếu
mở không hết thì không bộc lộ được CTC sẽ không quan sát được toàn bộ
CTC. Nếu mở rộng quá, khi hai ngành mỏ vịt căng hết mức (lúc này bệnh
nhân thấy đau) hai môi CTC bị kéo căng quá sẽ làm cho ranh giới biểu mô trụ
và biểu mô vẩy bị kéo ra ngoài gây lộ tuyến giả.
- Khi đưa mỏ vịt vào âm đạo thì chú ý quan sát âm đạo bằng ánh sáng có
cường độ thấp để đánh giá khí hư viêm nhiễm, loét hoặc tổn thương do HPV.
1.2.7.2 Làm hai phiến đồ âm đạo
- Một phiến đồ lấy ở trong lỗ CTC
- Một phiến đồ lấy ở túi cùng sau âm đạo
Nếu nghi ngờ có viêm nhiễm thì lấy khí hư hoặc chất nhầy ở CTC phết
lên lam kính để soi tươi tìm mầm bệnh: Trichomonas, nấm hay tạp khuẩn,
Gardnerella.
1.2.7.3. Lau sạch CTC bằng tăm bông thấm dung dịch natriclorua 0.9% rồi soi.
1.2.7.4. Soi CTC không chuẩn bị
Đầu tiên dùng ánh sáng có cường độ thấp (ánh sáng vàng) để quan sát
tổng thể về màu sắc và hình thể. Phải chú ý đến bất kỳ một tổn thương nào có
diện rộng, dễ mủn nát, hoặc loét. Phải xác định cho được vùng ranh giới giữa


22
biểu mô vẩy và biểu mô trụ. Nếu muốn quan sát trong CTC thì có thể dùng
một kìm không răng banh rộng CTC rồi soi vào trong buồng tử cung.
Nếu có vết trắng hoặc nghi ngờ có tổn thương sừng hóa thì soi bằng mắt
kính có cường độ sáng cao hơn (ánh sáng màu xanh) vì ánh sáng này cho

phép phát hiện các hình ảnh nghi ngờ loại sừng hóa dễ dàng và quan sát được
mạch máu bất thường dưới đáy vùng vết trắng.
1.2.7.5. Soi CTC có chuẩn bị bằng acid Acetique (Chứng nghiệm Hinselman)
Dùng tăm bông thấm acid acetique 3% bôi vào CTC, chờ 20-30 giây,
chất nhầy ở trên bề mặt của CTC bị đông vón là làm rõ các tổn thương nên
hình ảnh khi soi sẽ rõ nét hơn. Tác dụng của acid acetique chỉ kéo dài trong
1-2 phút, vì vậy nếu soi lâu thì có thể bôi thêm 1-2 lần nữa.
Những hình ảnh khi soi CTC có chuẩn bị bằng acid acetique:
- Các cửa tuyến đang chế tiết bị thu nhỏ lại do chất nhầy se lại vì protein
của chất nhầy bị đông đặc.
- Lộ tuyến nhìn giống như những “chùm nho” hoặc “ngón tay găng”. Ở
rìa vùng lộ tuyến có thể thấy vết tích các cửa tuyến, đảo tuyến hoặc nang
Naboth.
- Các vết sừng hóa của biểu mô vẩy có màu trắng ngà nổi bật lên trên
nền hồng nhạt của biểu mô vẩy.
- Các tổn thương hủy hoại của biểu mô vẩy màu thẫm hơn, bờ rõ ràng,
lau mạnh có thể chảy máu.
- Soi CTC có chuẩn bị bằng acid acetique cho phép phân biệt được lộ
tuyến (một tổn thương thường gặp nhưng hết sức lành tính) với các tổn
thương sừng hóa hay hủy hoại (là những tổn thương nghi ngờ cần theo dõi
chặt chẽ). Những hình ảnh mờ, xuất hiện chậm nhưng lại biến đi nhanh nhất
vì vậy có thể bôi 3-4 lần acid acetique để quan sát cho rõ để nhận định một
cách chính xác.


23
1.2.7.6. Soi CTC có chuẩn bị bằng Lugol (Chứng nghiệm Schiller)
- Soi bằng ánh sáng có cường độ mạnh (màu trắng). Dùng tăm bông
thấm dung dịch Lugol 2-3%, bôi vào CTC, sau 1-2 giây, Lugol sẽ bám vào
biểu mô vẩy. Bình thường do trong biểu mô vẩy có glycogen đã tác dụng với

Iode nên biểu mô có màu nâu gụ chứng nghiệm Schiller (+). Khi mất lớp biểu
mô vẩy vùng tổn thương không có glycogen nên không có màu nâu gụ cho
nên vùng bôi Lugol vẫn giữ nguyên màu hồng nhạt đó là Schiller (-).
- Giá trị của phương pháp soi CTC có chuẩn bị bằng Lugol:
+ Nhận định lại những hình ảnh đã quan sát được khi soi có chuẩn bị
bằng acid acetique.
+ Phát hiện được các vùng không bắt màu Lugol (vùng Iode âm tính
thực sự).
+ Đánh giá tình trạng estrogen của biểu mô ở CTC và mức độ thuần thục
của biểu mô vẩy.
+ Nhận định rõ ranh giới tổn thương.
Chứng nghiệm Schiller bổ xung cho chứng nghiệm Hinselmann trong
việc nhận định một CTC hoàn toàn bình thường với một CTC có viêm nhiễm
hoặc thương tổn làm thay đổi tính chất của biểu mô vẩy hay những tổn
thương làm mất lớp biểu mô. Nhưng chứng nghiệm Schiller cũng không đặc
hiệu để phân biệt một tổn thương lành hay ác tính tại CTC vì một biểu mô
non mới tái tạo, một đám lộ tuyến một tổn thương do ung thư hoặc một biểu
mô teo đét sau mãn kinh tất cả đều chưa thuần thục vì vậy không có hoặc
thiếu glycogen cho nên đều không bắt màu Lugol.
1.2.7.7. Tìm những vùng biểu mô không bắt màu acid acetique ở bên trong và
bên ngoài lỗ CTC.
Những nghịch sản xuất hiện rõ hơn và kéo dài hơn khi bôi acid acetique
vì acid acetique thấm sâu hơn và làm đông vón chất nhầy.


24
1.2.7.8. Tìm những tổn thương không bắt màu acid acetique aceto-white
lesion: Viền này đã được giới hạn do sự nhận định SCJ từ trước.
1.2.7.9. Soi lại bằng ánh sáng xanh sẽ làm nổi rõ vùng không bắt màu acid
acetique (aceto white) và những mạch máu bất thường

1.2.7.10. Chú ý phải luôn luôn đặt các câu hỏi khi soi CTC
- Có bất kì một tổn thương nào gợi ý đến một tổn thương xâm lấn không?
- Đã nhìn thấy toàn bộ vùng tổn thương chưa và đã nhìn rõ ranh giới
vùng chuyển đổi chưa ?
- Vị trí nào tốt nhất cho sinh thiết ?
1.2.8. Sinh thiết dưới hướng dẫn của soi CTC (Sinh thiết trúng đích)
1.2.8.1. Nạo sinh thiết buồng CTC
Trong trường hợp cần thiết nạo sinh thiết buồng CTC phải được thực
hiện trực tiếp dưới sự hướng dẫn của soi CTC: Đưa thìa nạo sâu khoảng 2cm
tới vùng biểu mô trụ và nạo lấy cho được biểu mô của buồng CTC.
1.2.8.2. Cắt sinh thiết
Nếu một bệnh nhân cần phải nạo buồng CTC đồng thời phải sinh thiết
CTC trong một lần khám bệnh thì phải nạo sinh thiết buồng CTC trước sau đó
mới sinh thiết tổn thương ở CTC. Khi soi CTC nếu thấy tổn thương nghi ngờ
có thể sinh thiết ngay. Nguyên tắc sinh thiết là phải cắt 2 mảnh ở 2 vị trí khác
nhau. Nhẹ nhàng lau sạch bề mặt vùng tổn thương bằng tăm bông thấm dung
dịch nước muối sinh lí rồi sinh thiết bằng kìm sinh thiết chuyên dụng.
1.2.9. Hình ảnh soi CTC
Có nhiều cách thể hiện những tổn thương khi soi CTC tùy thuộc từng tác
giả nhưng bao giờ cũng theo một nguyên tắc là vẽ hình một CTC rồi thể hiện
các tổn thương lên trên hình đó. Tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương các
thương tổn tại CTC khi soi được thể hiện qua các kí hiệu sau:


25
1.2.9.1 Các tổn thương lành tính
* Các tổn thương lành tính:
+ Lộ tuyến.
+ Vùng tái tạo lành tính.
+ Những di chứng tái tạo lành tính:


- Cửa tuyến.
- Nang Naboth.
- Đảo tuyến.

+ Viêm lan.
+ Viêm ổ.
+ Viêm teo có xuất huyết dưới biểu mô.
* Các tổn thương nghi ngờ CTC.
+ Vết trắng.
+ Chấm đáy.
+ Lát đá.
+ Vùng đỏ không điển hình.
+ Vùng trợt.
+ Vùng loét.
+ Mạch máu bất thường.
+ Vùng không bắt màu Lugol (Vùng không bắt màu Iode thực sự).
1.2.9.3 Cách chia các vùng ở CTC
- Vùng a: có đường kính bằng chiều rộng CTC. Người con so hầu như
không có vùng a.
- Vùng b: Phần CTC ngoài vùng a.
- Vùng c: Là âm đạo.
Những kí hiệu tổn thương trên được thể hiện tại các vùng của CTC và vị
trí theo chiều quay của kim đồng hồ.


×