Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Thảo luận Công tác thanh kiểm tra trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.89 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 2
1. Tầm quan trọng của đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước ta..........................2
2. Vai trò của việc tăng cường công tác thanh kiểm tra trong đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục và đào tạo................................................................................................5
NỘI DUNG...................................................................................................................8
1. Mô tả tình huống.......................................................................................................8
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống..........................................................................8
3. Phân tích tình huống..................................................................................................8
4. Đề xuất các giải pháp giải quyết................................................................................8
5. Tổ chức thực hiện......................................................................................................8
KẾT LUẬN.................................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................11

1


MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng của đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước ta
Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước
và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước
trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề
lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung
phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện, đổi mới từ sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của cơ sở
giáo dục- đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và của bản
thân người học, các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ
trình, bước đi phù hợp.
Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức


sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành,
lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và
xã hội.
Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội và bảo vệ Tổ quốc,với tiến bộ khoa học và công nghệ, phù hợp quy luật
khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng
sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.
Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các
bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa hiện đại
hóa giáo dục và đào tạo.
Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị
trường, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào
tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các
vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc
biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, hải đảo, vũng sâu, vùng xã và các đối
tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.
2


Chủ động tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng
thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất
nước.
Thứ nhất, khi bối cảnh nước ta thay đổi lớn thì giáo dục phải tiến hành đổi
mới để đáp ứng những yêu cầu mới. Từ khi giành được Độc lập năm 1945 đến
nay, nước ta đã tiến hành ba lần cải cách giáo dục vào các năm 1950, 1956, 1979
và tiến hành đổi mới giáo dục liên tục từ năm 1986 đến nay. Trong nhiều năm
qua, giáo dục nước ta chỉ chủ yếu tập trung cải cách bậc phổ thông, thiếu giải
pháp đồng bộ.
Thứ hai, với yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đặc
biệt là yêu cầu chuyển mô hình phát triển nền kinh tế của nước ta từ chiều rộng

sang chiều sâu, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả,
đủ sức cạnh tranh, từng bước đi vào nền kinh tế tri thức, vươn lên sánh vai cùng
các nước tiên tiến trên thế giới, nếu không có những chủ nhân xứng đáng, không
có nguồn nhân lực đông đảo với chất lượng cao, sẽ khó thực hiện được mục tiêu
đề ra. Đảng ta đã xác định: gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát
triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo là một trong ba khâu
đột phá để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
vào năm 2020, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.
Như vậy cũng có thể nói rằng, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là
một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”.
Thứ ba, trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,
thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về chất lượng
nguồn nhân lực. Chính vì vậy, đổi mới giáo dục đang là một xu thế tất yếu mang
tính toàn cầu. Nước nào không đổi mới, hoặc cải cách giáo dục không thành
công, nước đó sẽ mất khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế và sẽ bị tụt hậu xa
hơn. Nhiều quốc gia đã và đang tiến hành cải cách để hướng tới một nền giáo
dục hiện đại. Giáo dục Việt Nam cũng cần có sự đổi mới mạnh mẽ để ta có thể
tự tin hội nhập.
3


Sau 30 năm thực hiện đổi mới, nền giáo dục nước ta đã có những thành tựu
quan trọng tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều mặt yếu kém, một số khuyết điểm
trầm trọng, kéo dài như dạy, học thêm; bạo lực học đường, thiếu trường lớp,
bằng cấp giả… Vì vậy phải đổi mới giáo dục.
Thứ tư, Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng là để tiếp tục
góp phần bồi đắp, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và

hội nhập quốc tế, tạo nền tảng tinh thần vững chắc cho sự phát triển nhanh, bền
vững của đất nước, theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI đã khẳng định: sứ mệnh của giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, phát
triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất
nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam; trong đó cần phát triển
nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc
đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân.
Những lý do chủ yếu nêu trên cho thấy rằng, nước ta phải tiến hành đổi
mới căn bản, toàn diện nền giáo dục là một tất yếu khách quan.
Mục tiêu tổng quát và những nội dung cốt lõi của Đề án “Đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo”.
Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện.
Xây dựng nền giáo dục mở, dân chủ, thực học, thực nghiệp (dạy và học
thực chất, học đi đôi với hành), có cơ cấu và phương thức hợp lý, gắn với xã hội
học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng. Chuẩn hóa hệ thống giáo
dục, hội nhập quốc tế nhưng vẫn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang
đậm bản sắc dân tộc.
Cần chuyển mạnh quá trình giáo dục từ truyền thụ kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho
người học.
Đổi mới nội dung giáo dục và đào tạo theo hướng tinh giản, cơ bản, hiện
đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, gắn lý thuyết với thực hành ứng dụng, phù
hợp với từng cấp, bậc học.
4


Đổi mới phương thức kiểm tra, thi, đánh giá chất lượng giáo dục bảo đảm
trung thực, tin cậy; đánh giá kết quả hình thành năng lực, phẩm chất chứ không
dừng lại ở đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức của người học.
Giải pháp then chốt và khâu đột phá để thực hiện đổi mới căn bản, toàn

diện giáo dục và đào tạo gồm 3 vấn đề: đổi mới tư duy giáo dục; đổi mới quản
lý giáo dục và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu
cầu.Đổi mới kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục là khâu đột phá.
2. Vai trò của việc tăng cường công tác thanh kiểm tra trong đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo
Ngày 20 - 12- 2016, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng
Xuân Nhạ có Chỉ thị số 5972/CT-BGDĐT về việc tăng cường công tác thanh tra
giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Theo đó, để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giáo
dục, góp phần đổi mới quản lý giáo dục nói riêng và đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nói chung, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chỉ thị toàn ngành tập
trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, như:
Tăng cường tuyên truyền vị trí, vai trò, hiệu quả công tác thanh tra. Kiện
toàn cơ cấu tổ chức, nhân sự làm công tác thanh tra; các sở GD&ĐT đảm bảo số
lượng, chất lượng đội ngũ Thanh tra Sở để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong
đó có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, cán bộ thanh tra phụ trách
lĩnh vực giáo dục mầm non, phổ thông; cán bộ thanh tra phụ trách lĩnh vực giáo
dục đại học; cán bộ phụ trách tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố
cáo và phòng, chống tham nhũng; cán bộ phụ trách theo dõi xử lý sau thanh tra.
Người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục chỉ đạo tổ chức
thanh tra trực thuộc xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm có trọng tâm, trọng
điểm; kịp thời tiến hành thanh tra đột xuất khi cần thiết. Tổ chức thanh tra, kiểm
tra đúng quy trình quy định, kết luận rõ ràng, xử lý nghiêm các vi phạm. Thực
hiện công khai kết luận thanh tra nhằm tác động vào cả hệ thống. Đẩy mạnh việc
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra theo đúng quy định tại
Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực
hiện kết luận thanh tra.
5



Các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng trực thuộc Bộ kiện toàn tổ
chức thanh tra theo quy định tại Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT ngày
18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về tổ chức và hoạt động thanh
tra của các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên
nghiệp.
Cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục kiện toàn và thực hiện tốt công
tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tiếp tục thực
hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc xem xét, giải quyết đơn thư. Tập
trung giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo kéo dài, không để tích tụ mâu
thuẫn và phát sinh các điểm nóng.
Học viện quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ
Chí Minh nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nội dung công tác thanh tra giáo dục
trong chương trình và tăng cường việc bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục các
cấp phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác thanh tra giáo dục hiện nay.
Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục
Công nghệ thông tin và các đơn vị liên quan để rà soát lại các văn bản quy phạm
pháp luật, bổ sung một số chế tài, tạo công cụ cho việc xử lý nghiêm minh đối
với các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân trong và ngoài cơ sở giáo dục; rà
soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của thanh tra bộ, trong đó
có theo dõi, đôn đốc, xử lý sau thanh tra và theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình
thực hiện kết luận của lãnh đạo bộ; xây dựng hệ thống thông tin quản lý về
thanh tra giáo dục từ bộ đến các sở GD&ĐT và thanh tra nội bộ các cơ sở giáo
dục đào tạo, đảm bảo công tác thông tin liên lạc về hoạt động và kết quả hoạt
động thanh tra được thường xuyên, kịp thời. Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài
chính để bổ sung, thay thế các trang thiết bị chuyên dụng trong công tác thanh
tra; đảm bảo kinh phí hoạt động thanh tra. Phối hợp với các Vụ, Cục, Văn
phòng, Cơ quan đại diện trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện
nhiệm vụ có hiệu quả, tránh chồng chéo.

6


Tổ chức rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra
của Bộ, các sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đại học; xây dựng kế hoạch, phối
hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về thanh tra giáo dục cho từng nhóm
đối tượng cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra của
toàn ngành

7


NỘI DUNG
1. Mô tả tình huống
Phòng thanh tra tổ chức thanh, kiểm tra quy chế lớp học. Trong đó tập
chung chủ yếu kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên, sinh viên, việc chấp hành quy
định đeo thẻ giảng viên và thẻ sinh viên khi lên lớp, tình hình sĩ số lớp học.
Trong quá trình thanh kiểm tra phát hiện 02 lớp học có lịch học theo lịch
trình thời khóa biểu, tuy nhiên không có giảng viên cũng như sinh viên đến lớp.
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Tìm hiểu nguyên nhân của tình huống, do thay đổi hội trường lớp học, hay
do giáo viên tự ý cho lớp nghỉ học.
3. Phân tích tình huống
Liên hệ với bộ phận phụ trách phân công hội trường lớp học và bộ môn có
giáo viên giảng dạy tại lớp học. Xác định nguyên nhân 02 lớp nghỉ học tại thời
điểm thanh kiểm tra do giáo viên tự ý cho sinh viên nghỉ học, không thông báo
tới bộ môn và đơn vị phụ trách đào tạo.
4. Đề xuất các giải pháp giải quyết
- Phòng Thanh tra liên hệ với Trưởng đơn vị phụ trách đào tạo và Trưởng
Khoa, trưởng Bộ môn, thông báo kết quả kiểm tra và thực trạng giáo viên bỏ giờ

dạy.
- Báo báo Hiệu trưởng kết quả kiểm tra, đồng thời kiến nghị xử lý kỷ luật
giáo viên bỏ giờ theo quy định.
- Đề nghị Khoa, bộ môn có kế hoạch giảng dạy bù vào các buổi giáo viên
tự ý cho sinh viên nghỉ, đông thời khoa bộ môn họp rút kinh nghiệm cũng như
có biện pháp xử lý kỷ luật giáo viên vi phạm theo quy định.
- Thông báo kết quả thanh kiểm tra và quyết định kỷ luật với viên chức vi
phạm quy định.
5. Tổ chức thực hiện
Phòng Thanh tra lập tờ trình Hiệu trưởng kết quả thanh kiểm tra. Đề xuất
phương án giải quyết (dạy bù).đề nghị Khoa bộ môn họp kiểm điểm với giáo
8


viên vi phạm. Với mức độ vi phạm và là lần đầu, đề nghị Khoa bộ môn mức xử
lý kỷ luật Khiển trách đối với giáo viên vi phạm quy chế.
Sau khi được Hiệu trưởng đồng ý, Phòng Thanh tra ra thông báo bằng văn
bản tới Khoa, bộ môn yêu cầu thực hiện các giải pháp cũng như biện pháp ký
luật đối với giáo viên vi phạm. Sau 30 ngày kể từ ngày ra thông báo, Khoa bộ
môn phải có giải trình về việc đã thực hiện thông báo Thanh tra. Giải trình được
gửi Hiệu trưởng qua phòng Thanh tra.

9


KẾT LUẬN
Việc giải quyết tình huống mà tiểu luận đề cập có tác động tích cực đến
việc thực hiên nghiêm chỉnh quy chế đào tạo của nhà trường. Kịp thời phát hiện,
ngăn ngừa, và răn đe đối với trường hợp vi phạm quy chế.
Kiến nghị, đề xuất:

- Đề nghị Thanh tra bộ giáo dục có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa
những nghiệp vụ thanh tra nội bộ cần thực hiện tại các cơ sở đào tạo.
- Thanh tra bộ và bộ Giáo dục và đào tạo ban hành văn bản cụ thể quy
định mức trợ cấp dành cho chuyên viên làm công tác thanh tra.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật giáo dục 2005 và Luật GD sửa đổi bổ sung 2009 của Bộ GD.
2. Nghị quyết số 29-NQ/TV/ ngày 04/11/2013 của Hội nghị 8, BCHTW
khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo;
3. Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính
phủ.
4. Nghị định số 33/2015/NĐ – CP ngày 27/03/2015 của Chính phủ quy
định việc thực hiện kết luận thanh tra
5. Thông tư số 07/2014/TT – TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính
phủ về quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.
6. 4..

11



×