Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

KINH TẾ VĨ MÔ CHƯƠNG 5: TIỀN TỆ NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.61 KB, 27 trang )

…………..o0o…………..

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ CHÂU KHA
CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ


CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

NHÓM 4

NHÓM 4
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

KINH TẾ VĨ MÔ

NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG
HUỲNH LÊ MINH
NGUYỄN VĂN HÙNG
HOÀNG THANH THÙY
PHẠM HOÀNG NGÂN


NGUYỄN TRÍ ANH KHOA
LÊ NGUYỄN KHÁNH LINH
TRẦN NGỌC TUẤN

1751010218
1751010205
1751010248
1751010203
1751010154
1751010232
1751010463
1751010225

2


CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

NHÓM 4

MỤC LỤC
I. SƠ LƯỢC VỀ TIỀN TỆ
1. Khái niệm
2. Chức năng của tiền tệ
3. Các hình thái của tiền
4. Các thành phần của mức cung tiền
II. NGÂN HÀNG
1. Qúa trình phát triển
2. Hệ thống ngân hàng Việt Nam
3. Kinh doanh và dự trữ của ngân hàng

III. TIỀN NGÂN HÀNG VÀ SỐ NHÂN TIỀN TỆ
1. Cách tạo tiền ngân hàng
2. Số nhân của tiền
IV. CÔNG CỤ LÀM THAY ĐỔI KHỐI LƯỢNG TIỀN
1. Hoạt động thị trường mở
2. Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc
3. Thay đổi chính sách chiết khấu
V. KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
1. Khảo sát thị trường tiền tệ
2. Hàm cầu tiền tệ
3. Cân bằng của thị trường tiền tệ
VI. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1. Tác động của chính sách tiền tệ
2. Định lượng cho chính sách tiền tệ

I.

SƠ LƯỢC VỀ TIỀN TỆ

KINH TẾ VĨ MÔ

3


CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

NHÓM 4

1. Khái niệm
Hiện nay, các hoạt động giao dịch trong nền kinh tế đều được thực hiện thông

qua tiền. Từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức hay chính phủ đều sử dụng phương
tiện này tùy theo mục đích của họ. Trong thực tế, sự vận động của tiền tệ làm
cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thuận tiện hơn.
Đối với nền kinh tế, tiền được chính phủ sử dụng như một công cụ điều tiết vĩ
mô. Trong lịch sử tiền tệ đã trải qua nhiều hình thức, nhiều giai đoạn phát triển
từ thấp đến cao. Chúng ta cần xác định rõ bản chất của tiền tệ đang được sử
dụng, từ đó có thể nắm giữ chúng như một công cụ phục vụ ý muốn phát triển
kinh tế của chúng ta.
Sự ra đời của tiền tệ là một quá trình dài trong lịch sử kinh tế. Một nền kinh tế
không dùng tiền sẽ rất nhiều phiền toái, bởi vì một mặt người ta phải bỏ nhiều
thời gian và công sức cho việc trao đổi hàng hóa, mặt khác gây lãng phí của cải
không ít. Trong chế độ hàng đổi hàng, đòi hỏi phải có sự trùng hợp về sở thích,
khi một người có lương thực muốn đổi lấy vải thì phải gặp một người có vải
muốn đổi lương thực. Sự ra đời của tiền đã giúp cho việc khắc phục những điều
bất tiện đó. Nhưng điều đó chưa đủ nói hết vai trò quan trọng của tiền.
Có nhiều cách định nghĩa về tiền. Các nhà kinh tế có sự phân biệt rõ ràng giữa
tiền và thu nhập, nên tiền biểu thị khối lượng tài sản có thể sử dụng ngay để tiến
hành các giao dịch. Theo cách tiếp cận nguồn gốc của nó từ quá trình trao đổi thì
tiền là bất cứ phương tiện nào được thừa nhận chung để làm trung gian cho việc
mua bán và trao đổi hàng hóa. Nắm vững ý nghĩa của tiền là điều rất quan trọng
để nghiên cứu kinh tế vĩ mô, tuy nhiên nhiệm vụ này không đơn giản. Điều đáng
nói là ở chỗ: Người ta cầm những tờ giấy không có giá trị thực, tuy nhiên chúng
ta có thể đi vào cửa hàng để đổi lấy hàng hóa có giá trị thực.
Như vậy, tiền tệ là một cái gì đó cho phép người ta thực hiện giao dịch với
những thứ khác. Nói cách khác, tiền là bất cứ một phương tiện nào thừa nhận để
làm trung gian cho việc mua bán hàng hóa. Đó là một sản phẩm, một công cụ
của xã hội loài người cũng như ngôn ngữ. Khi một xã hội không có đồng tiền
được chấp nhận chung cho các giao dịch cũng giống như một xã hội không có
tiếng nói chung để giao tiếp.
2. Chức năng của tiền

KINH TẾ VĨ MÔ

4


CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

NHÓM 4

Tiền tệ có ba chức năng cơ bản là phương tiện trao đổi, phương tiện cất giữ (bảo
tồn) giá trị và phương tiện đo lường (hoạch toán) giá trị.
Khi tiền đóng vai trò phương tiện trao đổi, tiền được sử dụng trong giao dịch
mua bán hàng hóa và dịch vụ, điều đó đòi hỏi người bán phải chấp nhận nó với
tư cách là phương tiện thanh toán trong các giao dịch trên thị trường. Từ các
giao dịch bình thường hay các hợp đồng giao dịch lớn giữa các tác nhân đều
thỏa thuận về phương tiện thanh toán. Không có một phương tiện trao đổi được
chấp nhận rộng rãi, lưu thông hàng hóa sẽ dựa vào chế độ hàng đổi hàng. Chế độ
hàng đổi hàng đơn giản là sự trao đổi trực tiếp. Trong điều kiện đó, dân cư sẽ
mất nhiều thời gian để thực hiện các giao dịch.
Với chức năng là phương tiện bảo tồn giá trị, tiền là một hình thức để chuyển
sức mua từ hiện tại sang tương lai. Nhờ chức năng này người dân có thể lựa
chọn giữ một số của cải trực tiếp bằng tiền. Tuy nhiên, trong điều kiện có lạm
phát, giá trị của tiền giảm theo thời gian, vì thế tiền trở thành phương tiện bảo
tồn giá trị không hiệu quả.
Chức năng đơn vị hạch toán của tiền, chỉ ra sự tiện lợi khi có một phương tiện
được chấp nhận rộng rãi để định giá và ghi sổ sách. Tiền còn là cơ sở để hạch
toán các hoạt động kinh tế. Nó còn là cơ sở để hạch toán mọi hoạt động kinh tế
từ sản xuất, lưu thông và tiêu dùng của mọi quốc gia.
3. Các hình thái tiền tệ
Theo tiến trình lịch sử, tiền tệ đã trải qua ba hình thái: tiền hàng hóa, tiền quy

ước và tiền qua ngân hàng.
a. Tiền hàng hóa
Tiền hàng hóa là một loại hàng hóa nào đó được người ta công nhận để làm vật
trung gian cho việc giao dịch mua bán hàng hóa.
Lúc đầu người ta sử dụng các loại hàng hóa thông dụng trong trao đổi như lúa
mì, súc vật... Điều này đem tới nhiều bất tiện, do tiền hàng hóa chỉ được chấp
nhận trong một nhóm người hay trong một địa phương, lại không thuận tiện cho
việc di chuyển, và trong nhiều trường hợp khó phân chia thành nhiều đơn vị cần
thiết.
Tiền kim loại được sử dụng lần lượt đồng, bạc, vàng, do có nhiều ưu điểm hơn
các kim loại khác.

KINH TẾ VĨ MÔ

5


CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

NHÓM 4

Nguyên tắc chung của tiền hàng hóa là giá trị của tiền bằng với giá trị của vật
dùng làm tiền.
b. Tiền quy ước (tiền pháp định)
Tiền quy ước hay tiền pháp định là loại tiền được lưu hành do quy định của nhà
nước. Tiền được gọi là tiền quy ước bởi vì giá trị ghi trên bề mặt đồng tiền chỉ là
giá trị tượng trưng, tức là lớn hơn hay nhỏ hơn so với giá trị của vật dùng làm
tiền. Nó biểu thị cho một lượng giá trị nào đó mà mọi người thừa nhận chúng và
tin vào đó để sử dụng. Sự khác nhau cơ bản giữa tiền hàng hóa và pháp định là ở
chỗ đối với tiền pháp định giá trị của tiền tệ lớn hơn giá trị của vật dùng làm

tiền, trong khi đó đối với tiền hàng hóa thì hai giá trị đó phải bằng nhau.
Tiền quy ước cũng có hai dạng: Tiền kim loại và tiền giấy, cả hai loại này đang
được lưu hành trên thế giới. Tiền kim loại, trước đây người ta sử dụng các loại
kim loại quý như bạc, vàng... về sau sử dụng loại kim loại rẻ hơn, tiền được sử
dụng nhiều hơn. Tại nước ta hiện nay, tiền xu các loại đang được sử dụng trong
lưu thông, đây cũng cũng là dạng tiền kim loại như nhiều nước trên thế giới đang
sử dụng.
Đối với tiền giấy có hai loại tiền giấy khả hoán và tiền giấy không khả hoán.
Tiền giấy khả hoán xuất hiện vào thế kỉ XVII, lần đầu tiên do ngân hàng
Amsterdam của Hà Lan thực hiện. Đối với loại tiền này khi có một lượng tiền
nào đó bạn có thể đến nơi mà chính phủ quy định đổi lấy một lượng vàng hoặc
bạc tương đương. Lượng quy kim đó được căn cứ vào bản vị tiền tệ, là lượng mà
Chính phủ dùng để định nghĩa giá trị một đơn vị tiền tệ của quốc gia. Ví dụ ở
Mỹ vào năm 1775 người ta định nghĩa 1USD = 25,92 g bạc 99,99%; và vào năm
1900 định nghĩa 1USD = 1504,6 mg vàng 99,99%. Nếu định nghĩa theo vàng thì
gọi là chế độ bản vị vàng và theo bạc thì ta có chế độ bản vị bạc. Việc sử dụng
tiền khả hoán đòi hỏi chính phủ có một lượng dự trữ vàng hoặc bạc tương đương
với lượng tiền phát hành. Mục đích của chế độ phát hành này là muốn bảo đảm
giá trị của đồng tiền đang lưu hành. Trong thực tế việc này không phải lúc nào
cũng thực hiện được. Cho đến giữa những năm 1930, hầu như các quốc gia đều
bỏ chế độ tiền giấy khả hoán chuyển sang sử dụng tiền giấy bất khả hoán.
Tiền giấy bất khả hoán là loại tiền bắt buộc lưu hành, dân chúng không thể mang
tiền giấy đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc.
KINH TẾ VĨ MÔ

6


CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ


NHÓM 4

c. Tiền qua ngân hàng
Tiền qua ngân hàng là tiền ký thác hay tiền ký thác không kỳ hạn sử dụng séc
hay tiền ghi nợ. Loại tiền này được tạo ra từ tài khoản séc. Từ nợ ở đây là chỉ
khoản nợ của ngân hàng đối với người mở tài khoản séc tại ngân hàng. Khi mở
tài khoản séc tức là người ta đưa vào ngân hàng một lượng ký thác không kỳ
hạn. Người chủ tài khoản có thể viết một tờ séc cho mình hoặc cho một người
nào đó để yêu cầu ngân hàng thanh toán một lượng tiền khi tờ séc được xuất
trình và chưa quá hạn. Lượng tiền ký thác không kỳ hạn đó chính là tiền qua
ngân hàng. Nhưng bản thân những tờ séc không phải là tiền, vì khi nhận tờ séc
từ tay một người nào đó thì người ta không thể dùng nó vào việc thanh toán nợ
hay mua bán hàng hóa.
Trong ba hình thái tiền tệ nêu trên hiện nay chỉ phổ biến hai hình thái là tiền quy
ước và tiền qua ngân hàng. Nền kinh tế càng phát triển, hệ thống ngân hàng càng
hoàn thiện thì vai trò của ngân hàng càng quan trọng. Ở nước ta, từ trước đến
nay sử dụng chủ yếu vẫn là tiền giấy, tiền qua ngân hàng còn chưa sử dụng phổ
biến nhưng trong xu hướng chung thì loại tiền này sẽ được sử dụng nhiều hơn.
5. Các thành phần của mức cung tiền
a. Định nghĩa hẹp – Tiền giao dịch (M1)
Khối lượng tiền (M) theo quan điểm hẹp trước năm 1980 bao gồm tiền mặt
ngoài hệ thống ngân hàng và tiền gửi không kì hạn có thể viết séc. Theo quan
điểm mở rộng từ năm 1980 đến nay có nhiều tài sản được hưởng lãi suất và có
thể viết séc, do vậy nó liên quan tới việc xác định khối lượng tiền mà Ngân hàng
Trung ương cần kiểm soát.
Khối lượng tiền tệ bao gồm các khoản tiền có thể sử dụng ngay, không bị hạn
chế trong việc mua bán hàng hóa hay thanh toán nợ nần với nhau.
M1 = Tiền mặt + Tiền ngân hàng
Tiền mặt bao gồm tiền giấy và tiền kim loại nằm ngoài ngân hàng. Đây là lượng
tiền được nắm giữ bởi hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và nước ngoài.

Tiền ngân hàng là các khoản ký gửi sử dụng séc hay tài khoản séc.
b. Tiền rộng – Chuẩn tệ (M2)
Hiện tại theo tính thanh khoản có ba cách xác định khối lượng tiền chủ yếu: tiền
mặt M0, tiền giao dịch M1 và tiền rộng M2.

KINH TẾ VĨ MÔ

7


CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

NHÓM 4

Trong đó M0 bao gồm tiền giấy và tiền xu trong dân cư tức tiền trong lưu hành.
M1 bao gồm tiền mặt và các khoản tiền gửi có thể viết séc.
Khi cộng thêm vào M1 tiền gửi khác kém khả năng thanh khoản hơn (tiền gửi
ngân hàng có kỳ hạn, các kỳ phiếu và trái phiếu) ta có khối lượng M2. Tức:
M2 = M1 + Tiền gửi có kỳ hạn ( những khoản gửi có thể nhanh chóng chuyển
thành tiền mặt và hầu như không bị mất như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ
hạn với số lượng ít).
M3 = M2 + Những khoản gửi có thể chuyển thành tiền mặt nhưng chậm hoặc
chịu mất mát như tiền gửi có kỳ hạn với số lượng lớn, hợp đồng mua dài hạn.
M4 = M3 + Những tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền như chứng
khoán, thương phiếu, hối phiếu.
Từ thập niên 1980 trở lại đây, người ta đề cập đến khối lượng tiền theo nghĩa
rộng M2, M3, M4 hay L.
II. NGÂN HÀNG
1. Qúa trình phát triển
a) Sự hình thành hệ thống ngân hàng

Từ thế kỷ 16 trở về trước đã bắt đầu hình thành một số tổ chức mà sự hoạt động
của nó có tính chất ngân hàng như:
 Ký gửi tài sản
 Cho vay lấy lãi
 Cho phép bù trừ nợ nần, hối đoái trong các hội chợ quốc tế
 Cho đến thế kỷ 17 đã thành lập các ngân hàng chính thức
 Ngân hàng Amsterdam ở Hà Lan (1609) phát hành tín phiếu khi khách
hàng gửi vàng vào ngân hàng
 Ngân hàng nước Anh (1694) ra đời và hoạt động độc lập với nhà vua và là
nơi bắt đầu sử dụng phương thức thanh toán bằng séc
 Các ngân hàng ở Mỹ: từ thế kỷ 18, ở Mỹ đã hình thành các ngân hàng liên
bang. Năm 1913 đã hình thành hệ thống dự trữ của liên bang
b) Hệ thống ngân hàng hiện đại
Ngân hàng trung gian: là các tổ chức thực hiện chức năng kinh doanh tiền
tệ bao gồm:
 Ngân hàng thương mại
Là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các
dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng
các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn cung cấp nhiều
dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.
KINH TẾ VĨ MÔ

8


CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

NHÓM 4

 Ngân hàng đầu tư

Là một định chế đóng vai trò như một trung gian tài chính để thực hiện hàng
loạt các dịch vụ liên quan tới tài chính như bảo lãnh: làm trung gian giữa các tổ
chức phát hành chứng khoán và nhà đầu tư, tư vấn giúp dàn xếp các thương vụ
mua lại và sáp nhập cùng các hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp khác và môi
giới cho khách hàng là các tổ chức, đối tượng khách hàng chính của ngân hàng
đầu tư là các tổ chức, công ty và chính phủ không phải là khách hàng cá nhân.
 Ngân hàng đặc biệt
 Các tổ chức định chế tài chính ngoài ngân hàng
là các định chế (tức thể chế, tổ chức được thành lập theo luật) mà hoạt động
chủ yếu của chúng là đóng vai trò trung gian tài chính trong quá trình chuyển
vốn từ người cho vay sang người đi vay (ví dụ ngân hàng thương mại, tổ chức
tín dụng) hoặc người tiết kiệm tới người đầu tư (ví dụ quỹ hưu trí, công ty bảo
hiểm)
Ngân hàng trung ương:
Là cơ quan của chính phủ có chức năng giám sát sự hoạt động của hệ thống
ngân hàng và có trách nhiệm thực hiện việc chỉ đạo chính sách tiền tệ.
Ngân hàng trung ương ra đời xuất phát từ nhu cầu điều hòa khối tiền tệ, kiểm
soát các hoạt động của ngân hàng trung gian.
Mặc dù là cơ quan của chính phủ nhưng ngân hàng trung ương là một định chế
độc lập với chính phủ ở một mức độ nhất định
Đây là hình thức để ngăn chặn tình trạng lạm dụng việc phát hành tiền, bù đắp
cho việc thâm hụt ngân sách.
Ngân hàng trung ương thực hiện các công việc chính cho chính phủ như:
 Mở tài khoản, chuyển tiền, thu tiền, trả tiền cho chính phủ
 Ứng trước tiền cho chính phủ bù đắp thâm hụt ngân sách, cho chính phủ
vay tiền khi cần thiết
 Cố vấn cho chính phủ về tài chính tiền tệ như phát hành công trái, vay
tiền nước ngoài, thay đổi tỷ giá hối đoái.
Đối với ngân hàng trung gian:



Ngân hàng trung ương có quyền quyết định trong việc thành lập hay giải

thể các ngân hàng trung gian
 Kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của ngân hàng trung gian
KINH TẾ VĨ MÔ

9


CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ



NHÓM 4

Đưa ra khoảng dự trữ bắt buộc và giữ tiền dự trữ bắt buộc của ngân hàng

trung gian
2. Hệ thống ngân hàng Việt Nam
 Theo từng thời kỳ, hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự thay đổi. Hiện
nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm:
(1) Ngân hàng nhà nước Việt Nam: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trong cả nước, không làm nghiệp vụ
ngân hàng với công chúng.
(2) Các tổ chức tín dụng: bao gồm ngân hàng chuyên doanh và các ngân hàng
trung gian (định chế tài chính ngoài ngân hàng).
 Ngân hàng chuyên doanh bao gồm:
 Ngân hàng thương mại
 Ngân hàng đầu tư và phát triển

 Ngân hàng chính sách
 Các tổ chức tín dụng bao gồm:
 Hợp tác xã tín dụng
 Công ty tài chính
 Công ty cho thuê tài chính
 Một số quỹ xã hội
3. Kinh doanh và dự trữ
a) Kinh doanh
 Nguồn tiền gửi: Ngân hàng trung gian huy động dưới dạng tiền gửi sử
dụng séc, tiền tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn hoặc các loại tiền ký gửi
khác.
 Ngân hàng không chỉ bó hẹp trong hoạt động trung gian mà còn dùng số
vốn huy động được để đầu tư vào chứng khoán hay các lĩnh vực khác.
 Để đảm bảo cho các hoạt động của ngân hàng thì đòi hỏi phải có dự trữ
tùy ý và dự trữ bắt buộc.
b) Dự trữ
 Dự trữ bắt buộc là lượng tiền giấy mà các ngân hàng trung gian phải ký
gửi vào quỹ dự trữ của ngân hàng trung ương.
 Dự trữ tùy ý là lượng tiền mà các ngân hàng trung gian giữ lại quỹ tiền
mặt của mình.
 Tỷ lệ dự trữ là tỷ số giữa lượng tiền dự trữ trong toàn bộ hệ thống ngân
hàng so với tổng lượng tiền ngân hàng được tạo ra bởi các ngân hàng trung
gian
KINH TẾ VĨ MÔ

10


CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ


NHÓM 4

d = Tiền dự trữ/ Tiền ngân hàng
 Tỷ lệ dự trữ là do ngân hàng trung ương quy định tùy theo từng loại tiền
gửi, từng loại ngân hàng khác nhau.
III. TIỀN NGÂN HÀNG VÀ SỐ NHÂN TIỀN TỆ
1.CÁCH TẠO TIỀN NGÂN HÀNG
Các ngân hàng biến tiền dự trữ thành tiền ngân hàng thông qua hai bước
- NHTW quy định số lượng dự trữ của hệ thống ngân hàng thông qua tỷ lệ dự
trữ bắt buộc (d ).
- Hệ thống ngân hàng lấy những dự trữ đó làm một đầu vào và biến chúng
thành một khối lượng tiền qua ngân hàng lớn hơn nhiều. Tiền mặt qua lưu
thông cộng tiền qua ngân hàng này là mức cung tiền M1. Quá trình này gọi là
mở rộng tiền gửi ngân hàng theo cấp số nhân.
Giả sử có một khách hàng đến ngân hàng gửi 1.000 VNĐ với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%.

Các thế hệ ngân hàng

Tiền NH tăng
thêm

Sử dụng TG vào
Dự trữ

Cho vay

Ngân hàng thế hệ 1

1.000,00


100

900,00

Ngân hàng thế hệ 2

900,00

90

810,00

Ngân hàng thế hệ 3

810,00

81

729,00









Toàn bộ hệ thống NH


10.000

1.000

9.000

KINH TẾ VĨ MÔ

11


CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

NHÓM 4

Khoản tiền gửi 1.000 VNĐ qua toàn bộ hệ thống ngân hàng thì tiền ngân
hàng tăng thêm 10.000 VNĐ.
Hệ thống ngân hàng và công chúng đã cùng nhau tạo ra khoảng 10 đồng tiền
ngân hàng từ mỗi đồng tiền dự trữ mới được tạo ra cho các ngân hàng Với mỗi
đồng tiền dự trữ mới gửi vào 1 ngân hàng nào đó toàn bộ hệ thống tạo ra
khoảng 10 đồng tiền ngân hàng
Như vậy: Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là d, 1 đồng tiền dự trữ mới gửi vào 1 ngân
hàng toàn bộ hệ thống ngân hàng tạo ra được 1/d đồng tiền ngân hàng và 1/d
gọi là số nhân tiền.
2. SỐ NHÂN CỦA TIỀN
-

Số nhân của tiền (money multiplier – kM) là hệ số phản ánh khối lượng

tiền được tạo ra từ một đơn vị tiền mạnh.

Tiền mạnh (high power money – H) là toàn bộ tiền giấy và tiền kim loại
được phát hành vào nền kinh tế.
H = tiền mặt ngoài NH + Dự trữ trong NH
Khối lượng tiền M1 bao gồm hai phần
M1= tiền mặt ngoài NH + Tiền gửi sử dụng séc
Với số nhân là kM thì M1=kM.H
M1 = kM. H
Đặt m=tiền mặt ngoài NH / tiền NH
Đặt d=dự trữ trong NH / tiền NH
Số nhân của tiền sẽ được tính


-

Đặc điểm của số nhân của tiền
Số nhân của tiền luôn luôn lớn hơn 1.
Số nhân của tiền tỉ lệ nghịch với tỉ lệ dự trữ.
Số nhân của tiền tỉ lệ nghịch với tỉ lệ tiền mặt ngoài NH.
Các yếu tố làm thay đổi số nhân của tiền
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Tỷ lệ tiền mặt ngoài NH.
Tỷ lệ tiền dự trữ quá mức.

IV. CÔNG CỤ LÀM THAY ĐỔI KHỐI LƯỢNG TIỀN

KINH TẾ VĨ MÔ

12



CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

NHÓM 4

1.HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ
- Là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên
thị trường tiền tệ (tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình,..)
điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của
các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng
của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.
- Cơ chế tác động: Khi ngân hàng trung ương mua (bán) chứng khoán thì sẽ
làm cho cơ số tiền tệ tăng lên (giảm đi) dẫn đến mức cung tiền tăng lên (giảm
đi).
- Nếu thị trường mở chỉ gồm ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương
mại thì hoạt động này sẽ làm thay đổi lượng tiền dự trữ của các ngân hàng
thương mại.
- Đặc điểm: Do vận dụng tính linh hoạt của thị trường nên đây được coi là một
công cụ rất năng động ,hiệu quả,chính xác của CSTT vì khối lượng chứng
khoán mua( bán ) tỷ lệ với qui mô lượng tiền cung ứng cần điều chỉnh,ít tốn
kém về chi phí ,dễ đảo ngược tình thế.Tuy vậy, vì được thực hiện thông qua
quan hệ trao đổi nên nó còn phụ thuộc vào các chủ thể khác tham gia trên thị
trường và mặt khác để công cụ này hiệu quả thì cần phảI có sự phát triển đồng
bộ của thị trường tiền tệ, thị trường vốn.
2.THAY ĐỔI TỈ LỆ DỰ TRỮ BẮT BUỘC
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ giữa
tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để
đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc
bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ
này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt,
thường là từ ngân hàng trung ương để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

- Ta có dự trữ d = d (tùy ý) + d (bắt buộc)
KINH TẾ VĨ MÔ

13


CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

NHÓM 4

- Khi đó tỉ lệ dự trữ sẽ được tính:

-

Đặc điểm: Đây là công cụ mang nặng tính quản lý Nhà nước nên giúp

NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG chủ động trong việc đIều chỉnh lượng tiền
cung ứng và tác động của nó cũng rất mạnh (chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ tỷ
lệ dự trữ bắt buộc là ảnh hưởng tới một lượng rất lớn mức cung tiền). Song
tính linh hoạt của nó không cao vì việc tổ chức thực hiện nó rất chậm phức tạp,
tốn kém và nó có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng thương mại.

3.THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH CHIẾT KHẤU
-

Chiết khấu là một trong những hình thức cho vay của NHTW đối với các

NHTM. Khi cấp một khoản tín dụng cho NHTM, một mặt NHTW đã làm tăng
lượng tiền cung ứng, mặt khác tạo cơ sở cho các NHTM tạo bút tệ cũng như

khai thông được năng lực thanh toán của họ.
Chính sách chiết khấu bao gồm các quy định về hạn mức chiết khấu, lãi
suất chiết khấu và điều kiện cho vay của NHTW đối với các ngân hàng.
NHTW cho vay ngắn hạn trên cơ sở chiết khấu các chứng từ có giá của ngân
hàng. NHTW kiểm soát công cụ này chủ yếu bằng cách tác động tới giá cả
khoản vay thông qua lãi suất chiết khấu căn cứ vào mục tiêu của chính sách
tiền tệ là thắt chặt hay nới lỏng, từ đó tác động tới lượng tiền trong lưu thông.
Chính sách chiết khấu sẽ :

Tác động mạnh đến tiền mạnh H

Tác động đến số nhân tiền tệ kM
V. KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ:

KINH TẾ VĨ MÔ

14


CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

NHÓM 4

1. KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ:
a. Khái niệm:
- Là thị trường vốn ngắn hạn (dưới 1 năm), nơi diễn ra các hoạt động
của cung và cầu về vốn ngắn hạn. Vốn ngắn hạn bao gồm cả giấy

tờ có giá


ngắn

hạn, có kỳ hạn tức là mua bán những món nợ ngắn hạn rủi ro thấp, tính thanh
khoản

cao. Thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của hệ

thống ngân

hàng,

vì các ngân hàng là chủ thể quan trọng nhất trong việc cung

cấp và sử dụng vốn ngắn hạn.
- Là thị trường phi tập trung tại các phòng kinh doanh của các ngân hàng và các
công cụ kinh doanh đầu tư chuyên nghiệp thông qua mạng lưới điện thoại,
internet rộng lớn. Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ là nghiệp vụ chuyển
giao vốn có khả năng thanh toán cao, ít xảy ra rủi ro đối với người đầu tư.
- Là nơi mua bán các loại chứng từ có giá ngắn hạn, nơi đáp ứng nhu cầu vốn
ngắn hạn của nền kinh tế.
- Các thành phần làm nên thị trường tiền tệ là những ngân hàng, ngân hàng
này bao gồm cả ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại, bên cạnh đó
là những công ty thương mại, các công ty đầu tư, các nhà môi giới ngoại hối và
nhà đầu tư cá nhân,…
b. Chức năng:
- Thị trường tiền tệ tạo điều kiện cho nền kinh tế bằng cách cung cấp và tạo
điều kiện trao đổi, đầu tư trên thị trường với nhiều giá trị tiền tệ khác nhau.
Đây được xem là một “sân chơi” để các nhà đầu tư tạo điều tài chính phát
triển, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán quốc tế và lưu thông hàng hóa trên
thế giới.

c. Đặc điểm:
 Tồn tại trong các phòng giao dịch trong các ngân hàng thường mại và ngân
hàng trung ương trên thế giới.
 Thị trường tài chính chủ yếu mua bán những công cụ tài chính có thời gian
đáo hạn dưới 12 tháng trở xuống.
 Thị trường này có tính toàn cầu hóa cho nên hình thức giao dịch của nó thông
qua mạng là chính.
 Thị trường tiền tệ không có quy định, không bị giám sát của bất kỳ những cơ
quan, tổ chức nào.

KINH TẾ VĨ MÔ

15


CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

NHÓM 4

 Những nghiệp vụ cơ bản trên thị trường tiền tệ: quyền chọn kỳ hạn, đáo hạn,
hoán đổi,… bên cạnh đó còn có những nghiệp vụ khác.
2. HÀM CẦU TIỀN TỆ:
- Cầu tiền (DM – Demand for Money) là lượng tiền, có thể là tiền mặt ngoài
ngân hàng hoặc tiền gửi sử dụng séc, mà mọi người muốn nắm giữ.
- Lượng tiền nắm giữ nhiều hay ít phụ thuộc vào lãi suất và thu nhập.
- Có 3 động cơ làm cho mọi người muốn nắm giữ tiền:
(1) Giao dịch
(2) Dự phòng
(3) Đầu cơ
- Hàm cầu tiền tệ theo lãi suất:

+ Khi lãi suất tăng thì cầu về tiền để giao dịch và dự phòng sẽ giảm
+ Lãi suất tăng cũng làm giảm cầu tiền để đầu cơ
+ Như vậy, cầu về tiền sẽ nghịch biến với lãi suất
- Hàm cầu tiền tệ theo sản lượng:
+ Sản lượng tăng làm cho cầu về tiền để giao dịch và dự phòng tăng
+ Sản lượng tăng cũng làm tăng cầu về đầu cơ
+ Như vậy cầu về tiền sẽ đồng biến với sản lượng
- Hàm cầu tiền được viết:
- Trong đó:

: Cầu tiền nghịch biến với lãi suất

: Cầu tiền đồng biến với sản lượng
3. CÂN BẰNG CỦA THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ:
- Thị trường tiền tệ cân bằng khi cung và cầu về tiền bằng nhau:
-

Giả thiết bỏ qua tác động của sản lượng, khi có sự thay đổi về lãi suất điểm

cân bằng sẽ dịch chuyển dọc theo đường DM
Khi các yếu tố khác với lãi suất thay đổi làm tăng cung và cầu tiền thì sẽ làm
đường SM hoặc DM dịch chuyển sang phải, ngược lại thì dịch chuyển sang trái.
Lượng cung tiền tăng làm lãi suất giảm.
VI. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ:
1. KHÁI NIỆM:
- Là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân
hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được
những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy
trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao độnghay tăng trưởng kinh tế.
KINH TẾ VĨ MÔ


16


CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

NHÓM 4

Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định,
có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; quy định
mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. nhiều vân đề khác
2. CÔNG CỤ:
 Gồm 6 công cụ
 Tái cấp vốn
 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
 Nghiệp vụ thị trường mở
 Lãi suất tín dụng
 Hạn mức tín dụng
 Tỷ giá hối đoái
3. CÁC DẠNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ:
Chính sách tiền tệ

Mục tiêu lạm phát

Mục tiêu mức giá

Biến số tác động
Lãi suất của nợ qua
đêm
Lãi suất của nợ qua

đêm
Tốc độ tăng cung

Tổng cung tiền

tiền

Bàn vị vàng

Giá vàng

Cố định tỷ giá

Tỷ giá

Chính

sách

hợp

tổng

Thường là lãi suất

Mục tiêu dài hạn

Cố định tỷ lệ lạm phát

Cố định mức giá


Cố định tỷ lệ lạm phá

Lạm phát thấp đo bằng giá
vàng
Tỷ giá
Thường là tỷ lệ thất nghiệp +
lạm phát

VI.1. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

KINH TẾ VĨ MÔ

17


CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

NHÓM 4

Trường hợp 1: Khi sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng (Ychính phủ thực hiện chính sách chống suy thoái bằng cách mở rộng chính
sách tiền tệ bằng cách:
I 

 Mua chứng khoán chính phủ
 Giảm tỷ lệ dự trữ
 Giảm lãi suất chiết khấu
 …..
Trường hợp 2: Sản lượng lớn hơn sản lượng tiềm năng (Y>YP):

 Nền kinh tế bị lạm phát cao
 Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ thu hẹp
 bằng cách giảm lượng cung tiền
VI.2. ĐỊNH LƯỢNG CHO CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Mục đích là tìm lượng cung tiền cần thay đổi để đưa sản lượng về mức tiềm
năng.
Muốn thay đổi một lượng Y thì cần thay đổi lượng cầu là:
AD 

Y
k

Lượng đầu tư thay đổi là:

Mà ta có:

I 

Y
k

I I 0  Im .Y  I mr .r

Lượng thay đổi của đầu tư do lãi suất gây ra được xác định:

I I mr .r
r 

Hoặc lãi suất phải thay đổi:


I
I mr

Khi đó phải thay đổi lượng cung tiền là:
KINH TẾ VĨ MÔ

18

Y
k


CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

NHÓM 4

SM’ = M1 +M1
(Trong đó M1 là lượng cung tiền ban đầu)

Khi đó lãi suất cân bằng mới sẽ là:

KINH TẾ VĨ MÔ

19


CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

KINH TẾ VĨ MÔ


NHÓM 4

20


CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

KINH TẾ VĨ MÔ

NHÓM 4

21


CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

KINH TẾ VĨ MÔ

NHÓM 4

22


CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

KINH TẾ VĨ MÔ

NHÓM 4

23



CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

KINH TẾ VĨ MÔ

NHÓM 4

24


CHỦ ĐỀ 5: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

KINH TẾ VĨ MÔ

NHÓM 4

25


×