Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Kinh tế học vi mô: Thị trường tài nguyên thiên nhiên và chính sách môi trường pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.74 KB, 5 trang )

Kinh tế học vi mô: Thị trường tài nguyên
thiên nhiên và chính sách môi trường
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên được phân chia thành hai hạng mục: nguồn tài
nguyên có thể phục hồi và không thể phục hồi.
Nguồn tài nguyên không thể
phục hồi (nonrenewable resources)
còn được gọi là các nguồn tài nguyên có
khả năng cạn kiệt (exhaustible resources)
có một lượng cung cố định bị suy kiệt
khi được sử dụng. Các
nguồn tài nguyên có thể phục (renewable resources) hồi
có thể được bổ sung bởi các nhà sản xuất. Ví dụ về các nguồn tài nguyên có thể
phục hồi như: gỗ, đất,
sản phẩm nông nghiệp, bò… Trước tiên hãy xem xét về các
nguồn tài nguyên không thể được phục hồi.
Như với bất kỳ hàng hoá nào khác, giá cân bằng và số lượng một nguồn tài
nguyên không thể phục hồi được quyết định bởi sự giao nhau giữa cung và cầu.
Một số lượng tài nguyên lớn hơn được cung cấp hiện nay khi mức giá hiện tại cao
hơn. Chẳng hạn thêm nhiều giếng dầu sẽ được khai thác khi giá của dầu cao hơn.
Mặc dù các công ty sẽ chuyển sang các nguồn nhiên liệu khác và lượng cầu về dầu
sẽ giảm khi giá dầu tăng (về lâu dài). Điều này được minh hoạ trong biểu đồ dưới
đây.

Khi cung của nguồn tài nguyên này bị cạn kiệt theo thời gian, chi phí chiết xuất
nguồn tài nguyên này sẽ tăng (do các nguồn chi phí thấp nhất trước tiên sẽ được sử
dụng) và đường cung sẽ dịch chuyển sang trái. Để phản ứng lại với sự giảm cung
này, giá cân bằng sẽ tăng và lượng tiêu thụ sẽ giảm (như được minh hoạ trong biểu
đồ dưới đây).

Người chủ sở hữu của một nguồn tài nguyên không thể phục hồi đứng trước một
sự lựa chọn giữa cung nguồn tài nguyên hiện tại hoặc bán chúng với mức giá cao


hơn trong tương lai. Người chủ sẽ cung cấp nhiều hơn ở hiện tại nếu tỷ lệ tăng giá
theo thời gian thấp hơn tỷ lệ lãi suất thị trường (do người chủ có thể bắt đầu từ
việc bán hiện thời và nhận được một giá trị tương lai lớn hơn giá sẽ nhận được nếu
nguồn tài nguyên này không được khai thác cho tới giai đoạn tiếp theo), giá hiện
thời sẽ giảm và giá tương lai sẽ tăng cho tới khi tỷ lệ giá tăng bằng với tỷ lệ lãi
suất của thị trường (Nếu sự khác biệt về giá lớn hơn tỷ lệ lãi suất thị trường, cung
hiện tại sẽ giảm trong khi cung trong tương lai sẽ tăng cho tới khi tỷ lệ tăng giá
bằng với tỷ lệ lãi suất thị trường).
Các vấn đề môi trường
Như đã lưu ý trước kia trong khoá học này, các thị trường phân bổ các nguồn tài
nguyên một cách hiệu quả khi giá phản ánh toàn bộ chi phí cận biên và lợi nhuận
cận biên đi cùng với mỗi hoạt động. Thất bại thị trường nảy sinh khi xuất hiện các
yếu tố ngoại sinh. Ô nhiễm môi trường là một ví dụ về ngoại ứng âm trong đó chi
phí xã hội cận biên của sự ô nhiễm vượt quá chi phí cá nhân cận biên. Vì vậy,
trong một thị trường cân bằng, quá nhiều hoạt động ngầm nảy sinh (do chi phí xã
hội cận biên vượt quá lợi ích xã hội cận biên tại điểm cân bằng thị trưởng). Mối
quan hệ này được hiển thị trong biểu đồ ở trang 405 trong sách giáo khoa của bạn.
Chính phủ có thể cố sửa chữa thất bại này của thị trường bằng cách sử dụng thuế
hoặc các quy tắc kiểm soát (chẳng hạn quy định về các tiêu chuẩn ô nhiễm).
Một vấn đề liên quan tới môi trường bị gây ra do thiếu các quyền sở hữu tư với
các nguồn tài sản phổ biến. Như được lưu ý trước đó trong khoá học này, thiếu
quyền sở hữu tài sản tư tại các nơi đánh cá như sông và biển… sẽ dẫn tới việc
đánh bắt cá quá mức.
Định lý Coase (Coase Theorem)
Định lý Coase cho biết trách nhiệm về quyền sở hữu tài sản có thể sửa chữa sự
hiện diện của các yếu tố ngoại sinh nếu không có chi phí giao dịch. Ví dụ nếu
quyền gây ô nhiễm được trao cho một công ty , khi đó những ai muốn có không
khí trong sạch hơn có thể mặc cả với công ty này để giảm mức độ ô nhiễm bằng
một khoản tiền. Mặc dù trong thực tế, sự mặc cả như vậy thường không phải là
miễn phí và có những vấn đề về

"hàng hoá công cộng" (public goods) đi cùng
với những thương lượng như vậy (ví dụ… các cá nhân sẽ có động cơ để trở thành
những người sử dụng tự do).
Khía cạnh quốc tế
Do vấn đề ô nhiễm mang tính toàn cầu, những nỗ lực sửa chữa phải mang khía
cạnh toàn cầu.
Hiệp định Kyoto (Kyoto Accords) là một nỗ lực nhằm đi theo
hướng như vậy.

×