Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Bài giảng dung sai lắp ghép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.23 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
BÀI GIẢNG

DUNG SAI LẮP GHÉP
Biên soạn: ThS. Nguyễn Thái Dương

ĐÀ NẴNG - 2019


DUNG SAI – LẮP GHÉP

MỤC LỤC
BÀI MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................. 4
GIỚI THIỆU ................................................................................................................................... 4

I.
II.

MỘT SỐ KÝ HIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG MÔN DUNG SAI LẮP GHÉP ................. 5

CHƯƠNG 1 ................................................................................................................................................. 6
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP ............................................................... 6
I. KHÁI NIỆM VỀ SAI SỐ GIA CÔNG .............................................................................................. 6
II. KHÁI NIỆM VỀ TÍNH ĐỔI LẪN CHỨC NĂNG ......................................................................... 6
II.1. Bản chất của tính đỗi lẫn chức năng ......................................................................................... 6
II.2. Ý nghĩa của tính đỗi lẫn chức năng ........................................................................................... 7
III. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DUNG SAI LẮP GHÉP ........................................................... 7
III.1. Kích thước .................................................................................................................................. 7
III.2. Sai lệch giới hạn ......................................................................................................................... 9


II.3. Dung sai ..................................................................................................................................... 10
II.4. Lắp ghép .................................................................................................................................... 10
II.5. Sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép ............................................................................. 13
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 ......................................................................................................... 14
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................................... 15
DUNG SAI LẮP GHÉP BỀ MẶT TRƠN............................................................................................... 15
I. HỆ THỐNG DUNG SAI ................................................................................................................... 15
II. HỆ THỐNG LẮP GHÉP ................................................................................................................ 16
II.1. Quy luật hệ thống lỗ cơ bản ..................................................................................................... 17
II.2. Quy luật hệ thống trục cơ bản ................................................................................................. 17
II.3. Sai lệch cơ bản ........................................................................................................................... 18
II.4. Lắp ghép tiêu chuẩn.................................................................................................................. 20
III. GHI KÝ HIỆU SAI LÊCH VÀ LẮP GHÉP TRÊN BẢN VẼ .................................................... 21
III.1. Đối với bản vẽ chi tiết .............................................................................................................. 21
III.2. Đối với bản vẽ lắp .................................................................................................................... 22
IV. PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA CÁC LẮP GHÉP TIÊU CHUẨN ............................................... 23
IV.1. Phạm vi ứng dụng của các kiểu lắp lỏng ............................................................................... 23
IV.2. Phạm vi ứng dụng của các kiểu lắp trung gian ..................................................................... 24
IV.3. Phạm vi ứng dụng của các kiểu lắp chặt ............................................................................... 24
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 25
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................................................... 26

NGUYỄN THÁI DƯƠNG

1


DUNG SAI – LẮP GHÉP
SAI LỆCH HÌNH DẠNG, VỊ TRÍ – NHÁM BỀ MẶT ......................................................................... 26
I. SAI LỆCH VÀ DUNG SAI HÌNH DẠNG ...................................................................................... 26

I.1. Khái niệm chung ......................................................................................................................... 26
I.2. Sai lệch hình dạng bề mặt phẳng .............................................................................................. 26
I.3. Sai lệch hình dạng bề mặt trụ.................................................................................................... 27
II. SAI LỆCH VÀ DUNG SAI VỊ TRÍ CÁC BỀ MẶT...................................................................... 29
II.1. Sai lệch độ song song của mặt phẳng ...................................................................................... 29
II.2. Sai lệch độ vuông góc của mặt phẳng...................................................................................... 30
II.3. Sai lệch độ đồng tâm ................................................................................................................. 30
II.4. Sai lệch độ đối xứng .................................................................................................................. 30
II.5. Sai lệch độ đảo mặt đầu ............................................................................................................ 31
II.6. Sai lệch độ đảo hướng kính ...................................................................................................... 31
III. CÁCH GHI KÝ HIỆU TRÊN BẢN VẼ ....................................................................................... 31
IV. XÁC ĐỊNH DUNG SAI HÌNH DẠNG VÀ VỊ TRÍ BỀ MẶT .................................................... 33
V. NHÁM BỀ MẶT .............................................................................................................................. 34
V.1. Bản chất nhám bề mặt .............................................................................................................. 34
V.2. Các chỉ tiêu đánh giá nhám bề mặt ......................................................................................... 35
V.3. Xác định giá trị thông số cho phép của nhám bề mặt ............................................................ 35
V.4. Ghi ký hiệu thông số nhám bề mặt trên bản vẽ ...................................................................... 36
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 38
CHƯƠNG 4 ............................................................................................................................................... 39
DUNG SAI KÍCH THƯỚC VÀ LẮP GHÉP.......................................................................................... 39
CÁC MỐI GHÉP THÔNG DỤNG.......................................................................................................... 39
I. DUNG SAI LẮP GHÉP REN HỆ MÉT .......................................................................................... 39
I.1. Các thông số kích thước cơ bản ................................................................................................ 39
I.2. Ảnh hưởng sai số các yếu tố đến tính đổi lẫn của ren ............................................................. 40
I.3. Cấp chính xác chế tạo ren .......................................................................................................... 40
I.4. Lắp ghép ren hệ Mét .................................................................................................................. 41
II. DUNG SAI LẮP GHÉP CỦA CÁC CHI TIẾT LẮP VỚI Ổ LĂN ............................................. 43
II.1. Cấp chính xác chế tạo kích thước ổ lăn .................................................................................. 44
II.2. Đặc tính lắp ghép ổ ................................................................................................................... 44
II.3. Chọn kiểu lắp ............................................................................................................................ 45

III. DUNG SAI LẮP GHÉP THEN ..................................................................................................... 47
III.1. Kích thước lắp ghép ................................................................................................................ 48
III.2. Chọn kiểu lắp ........................................................................................................................... 48

NGUYỄN THÁI DƯƠNG

2


DUNG SAI – LẮP GHÉP
IV. DUNG SAI LẮP GHÉP THEN HOA ........................................................................................... 49
IV.1. Dung sai lắp ghép then hoa răng chữ nhật ............................................................................ 50
IV.2. Ghi ký hiệu lắp ghép then hoa trên bản vẽ............................................................................ 53
V. DUNG SAI TRUYỀN ĐỘNG BÁNH RĂNG ................................................................................ 54
V.1. Các thông số kích thước cơ bản của truyền động bánh răng ................................................ 55
V.2. Các yêu cầu kỹ thuật của truyền động bánh răng ................................................................. 55
V.3. Đánh giá mức chính xác của truyền động bánh răng ............................................................ 56
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 ......................................................................................................... 62
CHƯƠNG 5 ............................................................................................................................................... 63
CHUỖI KÍCH THƯỚC ........................................................................................................................... 63
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ............................................................................................................ 63
I.1. Chuỗi kích thước ........................................................................................................................ 63
I.2. Khâu ............................................................................................................................................ 64
II. GIẢI CHUỖI KÍCH THƯỚC ........................................................................................................ 64
II.1. Bài toán thuận ........................................................................................................................... 64
II.2. Bài toán nghịch.......................................................................................................................... 65
III. GHI KÍCH THƯỚC CHO BẢN VẼ CHI TIẾT ......................................................................... 71
III.1. Yêu cầu và nguyên tắc ghi kích thước ................................................................................... 71
III.2. Chọn phương án ghi kích thước chiều dài cho chi tiết......................................................... 73
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 ......................................................................................................... 75

PHỤ LỤC 1 – DUNG SAI LẮP GHÉP BỀ MẶT TRƠN ...................................................................... 76
PHỤ LỤC 2 – DUNG SAI HÌNH DẠNG VÀ VỊ TRÍ BỀ MẶT – NHÁM BỀ MẶT .......................... 96
PHỤ LỤC 3 – DUNG SAI KÍCH THƯỚC VÀ LẮP GHÉP CÁC MỐI GHÉP THÔNG DỤNG .. 101

NGUYỄN THÁI DƯƠNG

3


DUNG SAI – LẮP GHÉP

BÀI MỞ ĐẦU
I.

GIỚI THIỆU

Dung sai lắp ghép là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo kỹ sư cơ khí. Môn
học trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản để thiết kế các chi tiết máy, các mối ghép và
cuối cùng là thiết lập bản vẽ cơ khí.
Trong ngành cơ khí, nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thiết kế các sản phẩm mới
hay hoàn thiện lại các sản phẩm cũ chính lá chuẩn bị tốt các bản vẽ thiết kế và công nghệ,
nhằm tạo khả năng đảm bảo tính công nghệ cần thiết và chất lượng cao của sản phẩm. Để
giải quyết công việc đó, các nhà thiết kế cần phải nắm vững nguyên tắc cơ bản để lựa chọn
dung sai cho các thông số hình học chi tiết và lắp ghép cho các mối ghép tiêu chuẩn nhà
nước Việt Nam đã ban hành, và đó chính là nội dung của môn học này.
Nội dung của môn học được trình bày trong 05 chương:
Chương 1: Các khái niệm cơ bản về dung sai và lắp ghép
Giới thiệu bản chất và ý nghĩa của tính đỗi lẫn chức năng của chi tiết máy. Trình
bày các khái niệm về kích thước, sai lệch giới hạn, dung sai và các loại lắp ghép.
Chương 2: Dung sai lắp ghép bề mặt trơn

Nghiên cứu dung sai kích thước dạng trục và kích thước dạng lỗ của chi tiết máy.
Chọn sai lệch giới hạn trên, sai lệch giới hạn dưới của kích thước lỗ, kích thước trục, để
đảm bảo mối ghép có đặc tính theo yêu cầu. Cách ghi kiểu lắp trên bản vẽ kỹ thuât.
Chương 3: Sai lệch hình dạng, vị trí – Nhám bề mặt
Trình bày các sai lệch về hình dạng: độ thẳng của đường thẳng, độ phẳng của mặt
phẳng; độ tròn, sai lệch profin mặt cắt dọc, độ trụ của mặt trụ. Các sai lệch về vị trí tương
quan: độ song song, độ vuông góc, độ đồng tâm, độ giao nhau, độ đối xứng, độ đảo hướng
tâm, độ đảo mặt đầu. Sai lệch chất lượng bề mặt, độ nhám của bề mặt. Hướng dẫn cách
chọn giá trị cho phép của các loại sai lệch trên, và cách biểu diễn các sai lệch, giá trị cho
phép của các loại sai lệch trên bản vẽ kỹ thuật.
Chương 4: Dung sai kích thước và lắp ghép các mối ghép thông dụng
Nghiên cứu dung sai mối ghép then bằng, then hoa, mối ghép ổ lăn trên trục và trên
bạc; mối ghép ren. Hướng dẫn cách chọn kiểu lắp và biểu diễn kiểu lắp trên bản vẽ. Giới
thiệu dung sai truyền động bánh răng. Nguyên nhân dẫn đến các sai số, các thông số đánh
giá sai lệch trong truyền động bánh răng, cách chọn giá trị sai lệch cho phép cà cách biểu
diễn dung sai truyền động bánh răng trên bản vẽ.
Chương 5: Chuỗi kích thước
Thiết lập các chuỗi kích thước và tính toán dung sai cho các khâu trong chuỗi kích
thước. Trình bày cách ghi kích thước trên bản vẽ lắp bộ phận máy và bản vẽ chi tiết máy,
đảm bảo thuận lợi cho việc gia công.
NGUYỄN THÁI DƯƠNG

4


DUNG SAI – LẮP GHÉP
Tài liệu này có thể dùng để giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành cơ khí trong các
trường đại học và cao đẳng.
II.


MỘT SỐ KÝ HIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG MÔN DUNG SAI LẮP GHÉP

Ai

là kích thước của khâu thứ i trong chuỗi kích thước

d

là kích thước (danh nghĩa) của khâu dạng trục

D

là kích thước (danh nghĩa) của khâu dạng lỗ

ei

là sai lệch (giới hạn) dưới của kích thước dạng trục

es

là sai lệch (giới hạn) trên của kích thước dạng trục

EI

là sai lệch (giới hạn) dưới của kích thước dạng lỗ

ES

là sai lệch (giới hạn) trên của kích thước dạng lỗ


Td

là dung sai của kích thước dạng trục

TD

là dung sai của kích thước dạng lỗ

N

là độ dôi của mối ghép

S

là độ hở của mối ghép

NGUYỄN THÁI DƯƠNG

5


DUNG SAI – LẮP GHÉP

CHƯƠNG 1
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP
I. KHÁI NIỆM VỀ SAI SỐ GIA CÔNG
Khi gia công, không thể đảm bảo chi tiết có các thông số hình học và các thông số
khác chính xác được. Sở dĩ có sự sai khác ấy là do tác động của các sai số xuất hiện trong
quá trình gia công, chính là các sai số gia công. Sự xuất hiện của chúng là do một loạt các
nguyên nhân sau:

 Máy dùng để gia công không chính xác, chẳng hạn trục chính của máy tiện bị đảo
sẽ làm cho vật gia công không tròn. v.v…
 Dụng cụ cắt không chính xác, chẳng hạn dao doa có đường kính sai thì kích thước
lỗ gia công bằng dao doa ấy cũng bị sai theo, v.v…
 Lực cắt làm biến dạng hệ thống máy, dao, đồ gá, chi tiết gia công, do đó gây ra sự
thay đổi vị trí tương quan của các bộ phận trong hệ thống đó khi đang gia công làm
cho kích thước, hình dạng của chi tiết gia công bị sai lệch đi.
 Sự thay đỗi của chiều sâu lớp kim loại cắt đi làm cho lực cắt thay đổi, do đó lượng
biến dạng của hệ thống máy, dao, đồ gá, chi tiết cũng thay đổi theo gây ra những thay
đổi về kích thước và hình dạng chi tiết gia công.
 Sự rung động của máy do những chấn động bên trong hoặc bên ngoài máy cũng
gây ra sai số của các thông số hình học chi tiết gia công.
 Nhiệt độ môi trường xung quanh thay đổi và những thay đổi khác đều tác động
đến quá trình gia công và gây ra sai số các thông số hình học chi tiết gia công.

II. KHÁI NIỆM VỀ TÍNH ĐỔI LẪN CHỨC NĂNG
II.1. Bản chất của tính đỗi lẫn chức năng
Mỗi chi tiết trong bộ phận máy hoặc bộ phận máy trong máy đều thực hiện một
chức năng xác định, ví dụ: đai ốc vặn vào bu lông có chức năng bắt chặt (hình 1.1). Khi
ta chế tạo hàng loạt đai ốc cùng loại, nếu lấy bất kỳ đai ốc của loạt vừa chế tạo lắp vào bộ
phận máy (bu lông) mà bộ phận máy đó đều thực hiện đúng chức năng yêu cầu của nó thì
loạt đai ốc đã chế tạo đạt được tính đổi lẫn chức năng. Vậy tính đỗi lẫn chức năng là một
nguyên tắc thiết kế và chế tạo để đảm bảo cho các máy và chi tiết máy cùng loại, cùng cỡ
có thể thay thế cho nhau mà không cần phải sửa chữa hoặc lựa chọn nhưng vẫn đảm bảo
mọi yêu cầu kỹ thuật và kinh tế.

Hình 1.1 – Bu lông và đai ốc

NGUYỄN THÁI DƯƠNG


6


DUNG SAI – LẮP GHÉP
Tính đỗi lẫn chức năng được thỏa mãn theo hai hình thức sau:
a. Đỗi lẫn hoàn toàn
Khi lắp ráp, các chi tiết được chọn bất kỳ trong loạt, hoàn toàn có tính ngẫu nhiên. Sở
dĩ các chi tiết đạt tính đỗi lẫn hoàn toàn là vì chúng được chế tạo giống nhau, tất nhiên
không thể giống nhau tuyệt đối được mà chúng có sai khác nhau trong một phạm vi cho
phép nào đó. Chẳng hạn các thông số hình học của chi tiết như kích thước, hình dạng, …
chỉ được sai khác nhau trong một phạm vi cho phép gọi là dung sai.
Các chi tiết đã được tiêu chuẩn hóa hay các chi tiết phụ tùng dự trữ thường được chế
tạo có tính đỗi lẫn chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thay thế sửa chữa sau
này.
b. Đỗi lẫn không hoàn toàn
Nếu có một hoặc một vài chi tiết trong loạt không đạt được tính đỗi lẫn chức năng thì
loạt chi tiết ấy đạt tính đỗi lẫn chức năng không hoàn toàn. Đỗi lẫn không hoàn toàn được
sử dụng khi dung sai chế tạo không thể thỏa mãn yêu cầu của thiết kế.
Phương pháp này cho phép mở rộng phạm vi dung sai của các khâu thành phần để dễ
chế tạo. Sau đó chi tiết được phân thành từng nhóm theo kích thước thật của chúng và các
chi tiết máy trong nhóm tương ứng sẽ được lắp ráp với nhau.
II.2. Ý nghĩa của tính đỗi lẫn chức năng
Nếu các chi tiết máy được thiết kế, chế tạo theo nguyên tắc đỗi lẫn chức năng thì
chúng không phụ thuộc vào địa điểm sản xuất. Đó là điều kiện để ta có thể hợp tác và
chuyên môn hóa sản xuất. Sự hợp tác và chuyên môn hóa sản xuất ấy sẽ dẫn đến sản xuất
tập trung quy mô lớn, tạo khả năng áp dụng kỹ thuật tiên tiến, trang bị máy móc hiện đại
và dây chuyền sản xuất năng suất cao. Nhờ đó mà vừa đảm bảo chất lượng lại giảm giá
thành sản phẩm.
Mặt khác thiết kế, chế tạo chi tiết theo nguyên tắc đỗi lẫn chức năng tạo điều kiện
thuận lợi cho việc sản xuất các chi tiết dự trữ thay thế. Nhờ đó mà quá trình sử dụng các

sản phẩm công nghiệp sẽ tiện lợi rất nhiều.
Trong đời sống: ta dễ dàng thay một bóng đèn hỏng bằng một bóng đèn mới với
cùng một đui đèn, hoặc dễ dàng thay một ổ bi đã mòn hỏng của một xe máy bằng một ổ bi
mới cùng loại. Trong sản xuất, giả dụ một bánh răng trong máy bị gãy hỏng, ta có ngay
một bánh răng dự trữ cùng loại thay thế và là máy có thể làm việc lại ngay. Do đó giảm
được thời gian chết phải dừng lại máy để sửa chữa, sử dụng máy triệt để hơn, mang lại lợi
ích lớn về kinh tế và quản lý sản xuất.
III. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DUNG SAI LẮP GHÉP
III.1. Kích thước
Kích thước là giá trị bằng số của đại lượng đo chiều dài (đường kính, chiều dài, bề
rộng,…) theo đơn vị đo được lựa chọn. Trong công nghệ chế tạo cơ khí, đơn vị đo thường
dùng là milimet và quy ước không ghi chữ “mm” trên bản vẽ.
NGUYỄN THÁI DƯƠNG

7


DUNG SAI – LẮP GHÉP
a. Kích thước danh nghĩa
Kích thước danh nghĩa là kích thước được xác định bằng tính toán dựa vào chức
năng và điều kiện làm việc của chi tiết, sau đó quy tròn (về phía lớn lên) với chỉ số gần
nhất của kích thước có trong bảng tiêu chuẩn.
Kích thước danh nghĩa của chi tiết lỗ kí là D, chi tiết trục kí hiệu là d.
Ví dụ: khi tính toán theo sức bền vật liệu ta xác định được đường kính của chi tiết
trục là 24,732mm. Theo các giá trị của dãy kích thước thẳng tiêu chuẩn ta quy tròn là 25mm.
Vậy kích thước danh nghĩa của trục là d = 25mm.

a) Trục

b) Lỗ


Hình 1.2 – Kích thước danh nghĩa của trục và lỗ

Kích thước danh nghĩa dùng để xác định các kích thước giới hạn và tính sai lệch.
b. Kích thước thực
Kích thước thực là kích thước nhận được từ kết quả đo với sai số cho phép.
Ví dụ: khi đo kích thước chi tiết trục bằng thước kẹp có giá trị vạch chia là
0,02mm, kết quả đo nhận được là 24,98mm, thì kích thước thực của chi tiết trục là dt =
24,98mm với sai số cho phép là ± 0,02mm.

Hình 1.3 – Đo kích thước thực của chi tiết

Kích thước thực của chi tiết lỗ kí hiệu là Dt, chi tiết trục là dt
c. Kích thước giới hạn

NGUYỄN THÁI DƯƠNG

8


DUNG SAI – LẮP GHÉP
Để xác định phạm vi cho phép của sai số gia công kích thước người ta quy định hai
kích thước giới hạn:
+ Kích thước giới hạn lớn nhất. Kí hiệu: Dmax, dmax
+ Kích thước giới hạn nhỏ nhất. Kí hiệu: Dmin, dmin
Kích thước của chi tiết chế tạo (kích thước thực) nằm trong phạm vi cho phép ấy thì
đạt yêu cầu. Như vậy chi tiết có kích thước đạt yêu cầu khi kích thước thực của nó thỏa
mãn bất đẳng thức sau:
+ Trục: dmin ≤ dt ≤ dmax
+ Lỗ: Dmin ≤ Dt ≤ Dmax

III.2. Sai lệch giới hạn
Sai lệch giới hạn là hiệu đại số giữa các kích thước giới hạn và kích thước danh
nghĩa (hình 1.4).
Hiệu đại số giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước danh nghĩa là sai lệch
giới hạn trên, kí hiệu là es đối với kích thước trục, ES đối với kích thước lỗ.
es = dmax – d
ES = Dmax – D
Hiệu đại số giữa kích thước giới hạn nhỏ nhất và kích thước danh nghĩa là sai lệch
giới hạn dưới, kí hiệu là ei đối với kích thước trục, EI đối với kích thước lỗ.
ei = dmin – d
EI = Dmin – D

Hình 1.4
Sai lệch giới hạn có thể có giá trị dương (khi kích thước giới hạn lớn hơn danh
nghĩa) hoặc giá trị âm (khi kích thước giới hạn nhỏ hơn kích thước danh nghĩa) hoặc bằng
không (khi chúng bằng kích thước danh nghĩa). Sai lệch giới hạn trên luôn lớn hơn sai lệch
giới hạn dưới.
NGUYỄN THÁI DƯƠNG

9


DUNG SAI – LẮP GHÉP
Đơn vị của sai lệch giới hạn có thể là milimet (mm) hoặc micromet (µm).
Sai lệch giới hạn được ghi kí hiệu trên bản vẽ bên cạnh kích thước danh nghĩa và
được tính theo milimet.
0,014
Ví dụ: 500,025
0,041 ; 450,026 ; 100


II.3. Dung sai
Dung sai là phạm vi cho phép của sai số về kích thước. Vậy dung sai là hiệu đại số
giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước giới hạn nhỏ nhất, hoặc là hiệu đại số giữa
sai lệch trên và sai lệch dưới. Dung sai kí hiệu là T và được tính theo các công thức sau:
 Chi tiết lỗ: TD = Dmax – Dmin = ES – EI
 Chi tiết trục: Td = dmax – dmin = es – ei
Dung sai luôn luôn có giá trị dương. Giá trị dung sai càng nhỏ thì yêu cầu độ chính
xác của kích thước càng cao, ngược lại nếu càng lớn thì yêu cầu độ chính xác càng thấp.
II.4. Lắp ghép
Lắp ghép là sự phối hợp giữa hai hay nhiều chi tiết với nhau để thành một bộ phận
máy hay một máy có ích. Ví dụ: lắp trục vào trong lỗ (hình 1.5), con trượt lắp vào trong
rãnh trượt (hình 1.6).

Hình 1.5 – 1. Lỗ; 2. Trục

Hình 1.6 – 1. Rãnh trượt; 2. Con trượt

Những bề mặt và kích thước mà dựa theo chúng các chi tiết phối hợp với nhau gọi
là bề mặt lắp ghép và kích thước lắp ghép.
Các bề mặt lắp ghép được chia làm hai loại: bề mặt bao (chi tiết 1 trên hình 1.5 và
hình 1.6) và bề mặt bị bao (chi tiết 2 trên hình 1.5 và hình 1.6). Kích thước bề mặt bao
được kí hiệu là D, của bề mặt bị bao kí hiệu là d.
Mối lắp ghép bao giờ cũng có chung một kích thước danh nghĩa cho cả hai chi tiết
và gọi là kích thước danh nghĩa của lắp ghép.
Các mối ghép sử dụng trong chế tạo máy có thể phân loại theo hình dạng bề mặt lắp
ghép:
 Lắp ghép bề mặt trơn
 Lắp ghép trụ trơn, bề mặt lắp ghép là bề mặt trụ trơn (ví dụ: lắp ghép giữa
lỗ bạc với trục).
NGUYỄN THÁI DƯƠNG


10


DUNG SAI – LẮP GHÉP
 Lắp ghép phẳng, bề mặt lắp ghép là bề mặt phẳng (ví dụ: lắp ghép giữa
then với rãnh trục và bạc, giữa vòng séc măng và rãnh piston v.v…).
 Lắp ghép ren, bề mặt lắp ghép là bề mặt xoắn vít có dạng profin tam giác,
hình thang, v.v…
 Lắp ghép truyền động bánh răng (hình trụ, côn, răng sóng...). Bề mặt lắp
ghép là bề mặt tiếp xúc một cách có chu kỳ của các răng bánh răng.
Đặc tính của lắp ghép bề mặt trơn được xác định bởi hiệu số giữa kích thước bề mặt
bao và bị bao. Dựa vào đặc tính đó các lắp ghép được phân thành 3 nhóm sau:
 Lắp ghép có độ hở (nhóm lắp lỏng)
 Lắp ghép có độ dôi (nhóm lắp chặt)
 Lắp ghép trung gian (nhóm lắp trung gian)
a. Lắp ghép có độ hở
Trong nhóm lắp ghép này kích thước bề mặt bao luôn luôn lớn hơn kích thước bề
mặt bị bao (hình 1.7) đảm bảo lắp ghép luôn luôn có độ hở. Độ hở lắp ghép được kí hiệu
là S, được tính như sau:
S=D–d

Hình 1.7

 Đặc trưng của lắp ghép:
+ Độ hở lớn nhất: Smax = Dmax – dmin = ES – ei
+ Độ hở nhỏ nhất: Smin = Dmin – dmax = EI – es
+ Độ hở trung bình: Stb = (Smax + Smin)/2
+ Dung sai của độ hở (dung sai lắp ghép): TS = Smax – Smin = TD + Td
Như vậy, dung sai của lắp ghép bằng tổng dung sai kích thước bề mặt bao và bề mặt

bị bao.
NGUYỄN THÁI DƯƠNG

11


DUNG SAI – LẮP GHÉP
b. Lắp ghép có độ dôi
Trong nhóm lắp ghép này kích thước bề mặt bị bao luôn luôn lớn hơn kích thước bề
mặt bao, có nghĩa là đảm bảo lắp ghép luôn luôn có độ dôi (hình 1.8). Độ dôi của lắp ghép
kí hiệu là N, được tính như sau:
N=d–D

Hình 1.8

 Đặc trưng của lắp ghép:
+ Độ dôi lớn nhất: Nmax = dmax – Dmin = es – EI
+ Độ dôi nhỏ nhất: Nmin = dmin – Dmax = ei – ES
+ Độ dôi trung bình: Ntb = (Nmax + Nmin)/2
+ Dung sai của độ dôi (dung sai lắp ghép): TN = Nmax – Nmin = TD + Td
c. Lắp ghép trung gian
Trong nhóm lắp ghép này, miền dung sai kích thước bề mặt bao bố trí xen lẫn
miền dung sai kích thước bề mặt bị bao (hình 1.9). Như vậy, kích thước bề mặt bao có
thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn kích thước bề mặt bị bao, nghĩa là lắp ghép có thể có độ hở
hoặc độ dôi.

Hình 1.9

NGUYỄN THÁI DƯƠNG


12


DUNG SAI – LẮP GHÉP
 Đặc trưng của lắp ghép:
+ Độ dôi lớn nhất: Nmax = dmax – Dmin = es – EI
+ Độ hở lớn nhất: Smax = Dmax – dmin = ES – ei
+ Dung sai lắp ghép: TN,S = Nmax + Smax = TD + Td
II.5. Sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép
Để đơn giản và thuận tiện người ta biểu diễn lắp ghép dưới dạng sơ đồ phân bố miền
dung sai:
+ Trục hoành: dùng một đường thẳng nằm ngang biểu thị vị trí của kích thước danh
nghĩa, tại vị trí đó sai lệch của kích thước bằng không, nên còn gọi là đường 0.
+ Trục tung: biểu thị giá trị sai lệch giới hạn của các kích thước (có thể theo mm
hoặc µm). Sai lệch của kích thước được phân bố hai phía đối với kích thước danh nghĩa,
sai lệch dương ở phía trên, sai lệch âm ở phía dưới.
Ví dụ: Biểu diễn sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép bền mặt trơn có kích
thước danh nghĩa là 50mm. Sai lệch giới hạn của kích thước lỗ là: ES = +25µm, EI = 0;
Sai lệch giới hạn của kích thước trục là: es = - 9µm, ei = - 25µm.
Sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép được biểu thị trên hình 1.10

Hình 1.10

Miền dung sai kích thước lỗ và kích thước trục được biểu thị bằng hình chữ nhật
(phần gạch trên sơ đồ hình 1.10).
Tung độ của hình chữ nhật biểu thị giá trị dung sai kích thước. Vị trí hai cạnh nằm
ngang là vị trí các kích thước giới hạn hay các sai lệch giới hạn.
Nhìn sơ đồ phân bố miền dung sai ta biết ngay được giá trị của sai lệch giới hạn,
kích thước giới hạn, dung sai và dễ dàng nhận biết đặc tính của lắp ghép, như ví dụ trên ta
biết ngay là lắp ghép có độ hở (lắp lỏng) và có độ hở giới hạn là: Smax = 50µm; Smin = 9µm.


NGUYỄN THÁI DƯƠNG

13


DUNG SAI – LẮP GHÉP
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
Câu 1: Cho chi tiết lỗ có kích thước 4000 ,,005
034 , hãy cho biết:
- Kích thước danh nghĩa, các kích thước giới hạn.
- Sai lệch giới hạn trên, sai lệch giới hạn dưới, dung sai.
- Vẽ biểu đồ phân bố miền dung sai.
Câu 2: Cho mối ghép trụ trơn 40 00 ,,039
, hãy cho biết:
034
0 ,009

- Kích thước danh nghĩa, các kích thước giới hạn, các sai lệch giới hạn của lỗ và
trục.
- Đặc tính lắp ghép (lắp lỏng, lắp chặt, hay lắp trung gian). Xác định giá trị độ hở
giới hạn, độ dôi giới hạn nếu có.
- Vẽ biểu đồ phân bố dung sai của lắp ghép.
Câu 3: Cho lắp ghép trụ trơn  60 00 ,,074
046 , sau một thời gian hoạt động, lắp ghép bị mòn.
060
Người ta quyết định mài lại kích thước trục xuống còn 6000 ,,106
và thay thế bạc mới. Hỏi
kích thước bạc (gồm sai lệch giới hạn trên, sai lệch giới hạn dưới) là bao nhiêu để vẫn đảm
bảo đặc tính lắp ghép (Smax, Smin không đổi)?


NGUYỄN THÁI DƯƠNG

14


DUNG SAI – LẮP GHÉP

CHƯƠNG 2
DUNG SAI LẮP GHÉP BỀ MẶT TRƠN
I. HỆ THỐNG DUNG SAI
Để xác định trị số dung sai cho kích thước và đưa thành tiêu chuẩn thống nhất thì ta
phải thiết lập quan hệ giữa dung sai và kích thước.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, Nhà nước Việt Nam đã ban hành hàng loạt
các tiêu chuẩn kỹ thuật trong đó có tiêu chuẩn dung sai lắp ghép bề mặt trơn, TCVN 224499. Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên cơ sở của tiêu chuẩn quốc tế ISO 286-1 : 1988. Để
quy định trị số dung sai cho các kích thước và đưa vào thành bảng tiêu chuẩn, trước hết
cần quy định các vấn đề sau:
TCVN 2244-99 quy định chia mức độ chính xác của kích thước chi tiết ra làm 20
cấp theo thứ tự độ chính xác giảm dần, ký hiệu là: IT01, IT0, IT1, IT2, IT3,…, IT18. Từ
cấp IT01 đến IT4 được sử dụng cho các kích thước lắp ghép trong dụng cụ đo, dụng cụ
kiểm tra. Cấp chính xác IT5 đến IT11 được sử dụng cho các kích thước lắp ghép trong các
máy móc thông dụng. Từ cấp chính xác IT12 đến IT18 được sử dụng cho các kích thước
không lắp ghép hoặc các kích thước của các mối ghép thô.
Đối với cấp chính xác từ IT5 đến IT18, trị số dung sai được tính theo công thức sau:
T = a.i

(2.1)

Trong đó: i – là đơn vị dung sai, được xác định bằng thực nghiệm và phụ thuộc vào
phạm vi kích thước.

Đối với kích thước từ 1 ÷ 500 mm: i=0,45 3 D+0,001D .

(2.2)

a – hệ số phụ thuộc vào mức độ chính xác của kích thước.

Ví dụ: ở cấp IT7 thì công thức tính là T = 16i, trị số a tương ứng với IT7 là 16, còn
ở cấp IT8 thì T = 25i, trị số a tương ứng là 25. Như vậy trị số a càng nhỏ thì cấp chính xác
càng cao và ngược lại.
Trong cùng 1 cấp chính xác thì trị số dung sai chỉ phụ thuộc vào i, tức là phụ thuộc
vào kích thước, công thức (2.2). Nếu quy định dung sai cho tất cả các kích thước thì số giá
trị dung sai sẽ rất lớn, bảng giá trị dung sai tiêu chuẩn sẽ phức tạp, sử dụng không tiện lợi.
Mặt khác theo quan hệ (2.2) thì dung sai của các kích thước liền kề nhau sai khác không
đáng kể. Vì vậy để đơn giản, thuận tiện cho sử dụng người ta phải phân khoảng kích thước
NGUYỄN THÁI DƯƠNG

15


DUNG SAI – LẮP GHÉP
danh nghĩa và mỗi khoảng chỉ quy định 1 trị số dung sai đặc trưng, tính theo trị số trung
bình của khoảng: D = D1 .D2 (D1 và D2 là hai kích thước biên của khoảng). Đối với kích
thước từ 1÷ 500mm người ta có thể phân thành 13 đến 25 khoảng. Do vậy trong công thức
(2.1) thì đơn vị dung sai được tính đối với từng khoảng kích thước danh nghĩa, bảng 2.1.
Theo công thức đó, trị số dung sai đã được tính và đưa thành bảng tiêu chuẩn, bảng 2.2.
Bảng 2.1. CÔNG THỨC TÍNH TRỊ SỐ DUNG SAI TIÊU CHUẨN (T = a.i)
VÀ TRỊ SỐ ĐƠN VỊ DUNG SAI i
Kích thước
danh nghĩa
(mm)

Trên

Đến

bao
gồm

-

500

Cấp dung sai tiêu chuẩn
IT5

IT6

IT7

IT8

IT9

IT10

IT11

IT12

IT13


IT14

IT15

IT16

Công thức tính dung sai tiêu chuẩn (kết quả tính bằng micromet)
7i

10i

16i

25i

40i

64i

100i

160i

250i

400i

640i

1000i


Trị số đơn vị i
Khoảng kích
thước danh
nghĩa, mm
i=0,453 D+0,001D

Trên đến 3

Tr. 3
Đ. 6

Tr. 6
Đ. 10

Tr. 10
Đ. 18

Tr. 18
Đ. 30

Tr. 30
Đ. 50

Tr. 50
Đ. 80

Tr. 80
Đ. 120


Tr. 120
Đ. 180

Tr. 180
Đ. 250

Tr. 250
Đ. 315

Tr. 315
Đ. 500

0,55

0,73

0,90

1,08

1,31

1,56

1,86

2,17

2,52


2,89

3,22

3,54

Bảng 2.2. TRỊ SỐ DUNG SAI TIÊU CHUẨN
Kích thước
danh nghia
(mm)
Đến và
Trên
bao
gồm
3
3
6
6
10
10
18
18
30
30
50
50
80
80
120
120

180
180
250
250
315
315
400
400
500

Cấp dung sai tiêu chuẩn
IT5

IT6

IT7

IT8

IT9

IT10

IT11

IT12

IT13

IT14


IT15

IT16

IT17

IT18

0,6
0,75
0,9
1,1
1,3
1,6
1,9
2,2
2,5
2,9
3,2
3,6
4

1
1,2
1,5
1,8
2,1
2,5
3

3,5
4
4,6
5,2
5,7
6,3

1,4
1,8
2,2
2,7
3,3
3,9
4,6
5,4
6,3
7,2
8,1
8,9
9,7

Dung sai
µm
4
5
6
8
9
11
13

15
18
20
23
25
27

6
8
9
11
13
16
19
22
25
29
32
36
40

10
12
15
18
21
25
30
35
40

46
52
57
63

14
18
22
27
33
39
46
54
63
72
81
89
97

mm
25
30
36
43
52
62
74
87
100
115

130
140
155

40
48
58
70
84
100
120
140
160
185
210
230
250

60
75
90
110
130
160
190
220
250
290
320
360

400

0,1
0,12
0,15
0,18
0,21
0,25
0,3
0,35
0,4
0,46
0,52
0,57
0,63

0,14
0,18
0,22
0,27
0,33
0,39
0,46
0,54
0,63
0,72
0,81
0,89
0,97


0,25
0,3
0,36
0,43
0,52
0,62
0,74
0,87
1
1,15
1,3
1,4
1,55

0,4
0,48
0,58
0,7
0,84
1
1,2
1,4
1,6
1,85
2,1
2,3
2,5

II. HỆ THỐNG LẮP GHÉP
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất người ta phải quy định hàng loạt các kiểu lắp với những

đặc tính khác nhau. Hệ thống các kiểu lắp được quy định dựa theo hai quy luật.

NGUYỄN THÁI DƯƠNG

16


DUNG SAI – LẮP GHÉP
II.1. Quy luật hệ thống lỗ cơ bản
Hệ thống lỗ cơ bản là hệ thống các kiểu lắp mà vị trí của miền dung sai lỗ là cố
định, còn muốn được các kiểu lắp khác nhau ta thay đổi vị trí của miền dung sai trục so với
kích thước danh nghĩa (hình 2.1), miền dung sai lỗ cơ bản được ký hiệu là H và có đặc tính
là:
Sai lệch dưới: EI = 0
Sai lệch trên: ES = + TD

Hình 2.1 – Hệ thống lỗ cơ bản
Miền dung sai của lỗ TD cố định, muốn có lắp lỏng thì miền dung sai của trục là Td1,
muốn có lắp trung gian thì miền dung sai của trục là Td2 hoặc Td3, muốn có lắp chặt thì
miền dung sai của trục là Td4.
II.2. Quy luật hệ thống trục cơ bản
Hệ thống trục cơ bản là hệ thống các kiểu lắp mà vị trí miền dung sai của trục là cố
định, còn muốn được các kiểu lắp đặc tính khác nhau, ta thay đổi vị trí miền dung sai của
lỗ so với kích thước danh nghĩa (hình 2.2). Miền dung sai trục cơ bản được ký hiệu là h và
có đặc tính là:
Sai lệch trên: es = 0
Sai lệch dưới: ei = - Td

Hình 2.2 – Hệ thống trục cơ bản
Miền dung sai của trục Td cố định, muốn có lắp lỏng thì miền dung sai của lỗ là TD1,

muốn có lắp trung gian thì miền dung sai của lỗ là TD2 hoặc TD3, muốn có lắp chặt thì miền
dung sai của trục là TD4.

NGUYỄN THÁI DƯƠNG

17


DUNG SAI – LẮP GHÉP
* Chú ý: Lựa chọn hệ thống lắp ghép: để chọn kiểu lắp tiêu chuẩn khi thiết kế, ngoài
đặc tính yêu cầu của lắp ghép người thiết kế còn phải dựa vào tính kinh tế kỹ thuật và tính
công nghệ kết cấu để quyết định chọn kiểu lắp trong hệ thống lỗ cơ bản hay hệ thống trục
cơ bản.
Về mặt kinh tế mà xét thì người ta chọn kiểu lắp trong hệ thống lỗ. Bởi vì gia công
lỗ chính xác khó và thường phải dùng những dụng cụ đắt tiền như dao chuốt, dao doa, …
mà khi chọn kiểu lắp theo hệ thống lỗ thì số kích thước lỗ lại ít hơn so với kích thước hệ
trục. Bởi vậy chọn kiểu lắp trong hệ lỗ có lợi hơn. Tuy nhiên, trong những trường hợp do
yêu cầu về thiết kế và công nghệ không cho phép chọn kiểu lắp theo hệ lỗ thì buộc ta phải
chọn kiểu lắp theo hệ trục, ví dụ như lắp vòng ngoài của ổ bi với thân hộp.
Ví dụ: bộ phận lắp như hình 2.3 chốt piston lắp lỏng với tay biên và lắp có độ dôi
với piston thì phải chọn hệ thống trục cho lắp ghép đó, vì như vậy thì việc gia công các chi
tiết (đặc biệt là chi tiết chốt) và lắp ráp chúng thuận lợi hơn, đặc tính lắp ghép và bề mặt
lắp ghép của chi tiết không bị phá hủy do quá trình lắp ghép như khi chọn lắp trong hệ
thống lỗ.

Hình 2.3 – Chọn lắp ghép theo hệ thống lỗ và trục

Ngoài ra, trong chế tạo máy người ta thường sử dụng các chi tiết trục thép cán sẵn
mà không gia công cắt gọt nữa, vì vậy việc sử dụng lắp ghép trong hệ thống trục lại thuận
lợi và kinh tế hơn. Cũng như vậy khi chế tạo các dụng cụ nhỏ chính xác như trong công

nghiệp sản xuất đồng hồ chẳng hạn thì người ta cũng dùng hệ thống trục cơ bản.
II.3. Sai lệch cơ bản
Theo hai quy luật trên, để quy định các kiểu lắp ghép thì phải quy định một dãy các
miền dung sai của trục và của lỗ tùy theo đặc tính lắp ghép mà ta yêu cầu. Vị trí mỗi miền
dung sai của dãy được xác định bởi giá trị của “sai lệch cơ bản”.
Sai lệch cơ bản xác định vị trí của miền dung sai so với kích thước danh nghĩa. Sai
lệch cơ bản là một trong hai sai lệch giới hạn (hoặc ES (es) hoặc EI (ei)) nằm gần đường
không nhất.
Sai lệch cơ bản của dãy miền dung sai đối với kích thước lỗ và kích thước bao được
ký hiệu bằng chữ in hoa: A; B; C; D;…; ZA; ZB; ZC (hình 2.4).
NGUYỄN THÁI DƯƠNG

18


DUNG SAI – LẮP GHÉP
Sai lệch cơ bản của dãy miền dung sai đối với kích thước trục và kích thước bị bao
được ký hiệu bằng chữ thường: a; b; c; d;…; za; zb; zc (hình 2.4).

Hình 2.4 – Vị trí các miền dung sai ứng với các sai lệch cơ bản của lỗ và trục.
Trị số các sai lệch cơ bản ứng với các kích thước khác nhau được quy định theo
TCVN 2244-99 và được chỉ dẫn trong bảng 2.3 và bảng 2.4 (Phụ lục 1).
Sự phối hợp giữa các kích thước danh nghĩa, sai lệch cơ bản và cấp chính xác tạo
nên miền dung sai. Vậy ký hiệu miền dung sai bao gồm 3 thành phần trên, ví dụ: ϕ40g7;
ϕ130K7,…
TCVN 2244-99 qui định có 81 miền dung sai tiêu chuẩn của trục, trong đó có 16
miền dung sai ưu tiên của trục (trong ô in đậm); và có 72 miền dung sai tiêu chuẩn của lỗ,
trong đó có 10 miền dung sai ưu tiên của lỗ (trong ô in đậm) (bảng 2.5 và bảng 2.6 – phụ
lục 1).
Từ trị số dung sai tiêu chuẩn và trị số sai lệch cơ bản ta xác định được giá trị các sai

lệch giới hạn (ES; EI hoặc es; ei) đối với miền dung sai tiêu chuẩn. Ví dụ:
+ Miền dung sai kích thước trục: ϕ40g7

NGUYỄN THÁI DƯƠNG

19


DUNG SAI – LẮP GHÉP
 Khoảng kích thước danh nghĩa: 30 đến 50mm
 Dung sai tiêu chuẩn: T = 25µm (bảng 2.2)
 Sai lệch cơ bản (chính là sai lệch giới hạn trên es): SLCB = - 9µm (bảng
2.3 – phụ lục)
 Sai lệch giới hạn của kích thước: es = - 9µm; ei = - 34 µm.
+ Miền dung sai kích thước lỗ: ϕ130K7
 Khoảng kích thước danh nghĩa: 120 đến 180mm
 Dung sai tiêu chuẩn: T = 40µm (bảng 2.2)
 Sai lệch cơ bản (chính là sai lệch giới hạn trên ES): SLCB = + 12µm (bảng
2.4 – phụ lục)
 Sai lệch giới hạn của kích thước: ES = + 12µm; EI = - 28 µm.
Trị số các sai lệch giới hạn tương ứng với các miền dung sai tiêu chuẩn chỉ dẫn
trong bảng 2.7 và bảng 2.8 theo tiêu chuẩn TCVN 2244-99 (phụ lục).
II.4. Lắp ghép tiêu chuẩn
Theo quy luật của hệ thống lắp ghép lỗ cơ bản và trục cơ bản, ta có thể hình thành
các lắp ghép tiêu chuẩn bằng cách phối hợp miền dung sai lỗ cơ bản (H) với miền dung sai
bất kì của trục, ví dụ H/f, hoặc miền dung sai của trục cơ bản (h) với miền dung sai bất kì
của lỗ, ví dụ K/h. Như vậy, ta có thể hình thành 3 nhóm lắp ghép:
 Nhóm lắp ghép lỏng:

H H H H

; ; ...
a b c h
A B C H
- Hệ thống trục cơ bản: ; ; ...
h h h h
H A
H
- Độ hở của lắp ghép giảm dần từ
đến .


h
a h
- Hệ thống lỗ cơ bản:

* Cách chọn kiểu lắp: Xuất phát từ giá trị độ hở giới hạn yêu cầu mà ta chọn kiểu
lắp có độ hở giới hạn phù hợp (bảng 2.11 – phụ lục 1).
 Nhóm lắp ghép trung gian:
H H H H
- Hệ thống lỗ cơ bản: ; ; ;
js k m n
Js K M N
- Hệ thống trục cơ bản: ; ; ;
h h h h
H  Js 
H N
- Độ dôi của lắp ghép tăng dần từ
đến
.



js  h 
n  h 
* Cách chọn kiểu lắp: Xuất phát từ giá trị độ hở và độ dôi giới hạn yêu cầu mà ta
chọn kiểu lắp trung gian phù hợp (bảng 2.12 – phụ lục 1).
NGUYỄN THÁI DƯƠNG

20


DUNG SAI – LẮP GHÉP
 Nhóm lắp ghép chặt:

H H H H H H H
; ; ; ; ; ;
p r s t u x z
P R S T V
- Hệ thống trục cơ bản: ; ; ; ;
h h h h h
H P
H V
- Độ dôi của lắp ghép tăng dần từ
đến
.


p h
z  h 
- Hệ thống lỗ cơ bản:


* Cách chọn kiểu lắp: giống như mối ghép lỏng, xuất phát từ giá trị độ dôi giới hạn
yêu cầu mà ta chọn kiểu lắp chặt phù hợp với yêu cầu (bảng 2.13 – phụ lục 1).
Hệ thống lắp ghép tiêu chuẩn được chỉ dẫn trong bảng 2.9 và bảng 2.10 (phụ lục 1).
III. GHI KÝ HIỆU SAI LÊCH VÀ LẮP GHÉP TRÊN BẢN VẼ
III.1. Đối với bản vẽ chi tiết
Tiêu chuẩn quy định có 3 cách ghi ký hiệu sai lệch của kích thước trên bản vẽ chi
tiết.
a. Ghi theo ký hiệu quy ước của miền dung sai
Ví dụ: Lỗ ϕ40H7
Trục ϕ40f7
Có nghĩa: D = 18mm
d = 40mm
H7 là miền dung sai của lỗ
f7 là miền dung sai của trục
Trong đó: H – Sai lệch cơ bản
f – sai lệch cơ bản
7 - cấp chính xác
7 – cấp chính xác
b. Ghi theo trị số sai lệch giới hạn
Ví dụ: Trục 400,025
0,050
Có nghĩa là: d = 40mm; es = - 0,025mm; ei = - 0,050mm.
Lỗ 400,025
Có nghĩa là: D = 40mm; ES = +0,025mm; ei = 0.
c. Ghi kết hợp hai cách ghi ở trên
SLGH được ghi ở trong ngoặc đơn bên phải
Ví dụ: Trục 40f 7  0,025
0,050 

Có nghĩa là: d = 40mm; es = - 0,025mm; ei = - 0,050mm.


NGUYỄN THÁI DƯƠNG

21


DUNG SAI – LẮP GHÉP

Hình 2.5 – Ghi sai lệch giới hạn trên bản vẽ chi tiết
III.2. Đối với bản vẽ lắp
Ghi kích thước lắp ghép và sai lệch giới hạn cho bản vẽ lắp cũng có 3 cách tương
tự như đối với bản vẽ chi tiết.
a. Ghi theo ký hiệu miền dung sai

Ví dụ: 60

H7
e8

Có nghĩa là: - Kích thước danh nghĩa: D = d = 60mm
- Miền dung sai của lỗ: H7 với H là SCLB; 7 là cấp CX.
- Miền dung sai của trục: e8 với e là SCLB; 8 là cấp CX.
b. Ghi theo giá trị sai lệch giới hạn

 0,030 



Ví dụ: 60 
 0,060 

 0,106 


Có nghĩa là: - Kích thước danh nghĩa: D = d = 60mm
- Sai lệch giới hạn của lỗ ES = +0,030mm; EI = 0.
- Sai lệch giới hạn của trục es = - 0,060mm; ei = - 0,106mm.
c. Cách ghi kết hợp 2 cách trên

NGUYỄN THÁI DƯƠNG

22


DUNG SAI – LẮP GHÉP

 0,030 

H7 

Ví dụ: 60
e8  0,060 
 0,106 



Hình 2.6 - Ghi sai lệch giới hạn trên bản lắp
IV. PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA CÁC LẮP GHÉP TIÊU CHUẨN
IV.1. Phạm vi ứng dụng của các kiểu lắp lỏng
Các kiểu lắp lỏng tiêu chuẩn thường được sử dụng đối với mối ghép mà hai chi tiết
chuyển động tương đối đối với nhau. Nhưng tùy theo chức năng của mối ghép mà ta chọn

kiểu lắp có độ hở nhỏ, trung bình hoặc lớn.

H7 H8 H8
,
,
: các kiểu lắp này có độ hở nhỏ, đặc biệt là độ hở nhỏ nhất
h6 h7 h8
bằng 0 (Smin = 0). Chúng được sử dụng đối với mối ghép động, nhưng chuyển động tương
đối của chi tiết chậm, và thường dọc theo trục để đảm bảo độ chính xác định tâm cao. Ví
dụ bánh răng thay thế lắp với trục trong máy công cụ, cán piston lắp với bạc dẫn hướng.
- Kiểu lắp

H7 G7
,
: các kiểu lắp này có độ hở nhỏ, chúng được sử dụng đối với mối
g6 h6
ghép động chính xác. Độ hở nhỏ của lắp ghép nhằm làm giảm sai lệch độ đồng tâm. Thường
sử dụng cho mối ghép mà chuyển động tương đối là chuyển động tịnh tiến, hoặc ổ quay
chính xác tải trọng nhỏ, ví dụ: ổ trục chính của các máy chính xác, trục thanh đo với bạc
dẫn của đồng hồ so, bánh răng dịch chuyển trên trục,…
- Kiểu lắp

H7 F8
, : có độ hở trung bình, độ hở đủ đảm bảo trục quay tự do trong ổ
f 7 h6
trượt, có bôi trơn mỡ hoặc dầu. Ví dụ: ổ trục trong các hộp truyền động, bánh răng hoặc
bánh đai quay lồng không trên trục, con trượt trong rãnh trượt,…
Kiểu lắp

NGUYỄN THÁI DƯƠNG


23


DUNG SAI – LẮP GHÉP

H7 H8
,
: có độ hở tương đối lớn, độ hở lớn đảm bảo trục quay tự do với
e7 e8
chế độ làm việc nặng: tải trọng lớn, tốc độ lớn, nhiệt độ cao. Ví dụ: Ổ lắp với trục tuabin
của máy phát điện, cổ trục chính của trục khuỷu với ổ trong động cơ ô tô.
- Kiểu lắp

H9 H8
,
: các kiểu lắp có độ hở lớn, cho phép bồi thường sai lệch lớn về
d9 d9
vị trí của bề mặt lắp ghép và biến dạng nhiệt, ví dụ: trục máy cán, máy nghiền bi lắp với ổ
trục, vòng găng lắp với rãnh piston của máy nén khí.
- Kiểu lắp

IV.2. Phạm vi ứng dụng của các kiểu lắp trung gian
Người ta thường sử dụng các kiểu lắp trung gian đối với các mối ghép cố định nhưng
chi tiết cần tháo lắp dễ dàng và đảm bảo định tâm tốt.

H7 Js7
,
: khi thực hiện các kiểu lắp này thì thường nhận được độ hở
js6 h6

nhiều hơn độ dôi. Độ dôi không lớn nên tháo lắp dễ dàng, chỉ cần lực nhẹ; không đủ đảm
bảo truyền momen xoắn mà phải dùng chi tiết kẹp chặt phụ như then, vít,…Ví dụ sử dụng
đối với mối ghép bánh răng với trục có then, bánh đai, tay quay với đầu trục có then.
- Kiểu lắp

H7 K7
,
: đây là kiểu lắp trung gian sử dụng phổ biến nhất. Khi thực hiện
k6 h6
kiểu lắp ghép này thì thường nhận được độ dôi hơn là độ hở. Trong thực tế lắp ghép, do
ảnh hưởng của sai số vị trí nên khi ta lắp không cảm nhận được độ hở. Người ta thường sử
dụng chúng đối với các mối ghép bánh răng trong hộp tốc độ, bánh đai, vô lăng, càng gạt
lắp với trục có then; bạc biên lắp với đầu biên của động cơ máy kéo.
- Kiểu lắp

H7 N7
,
: là lắp ghép bền chắc nhất trong các kiểu lắp trung gian. Khi
n6 h6
thực hiện lắp ghép, thực tế không xuất hiện độ hở. Độ dôi tương đối lớn nên khi tháo lắp
cần lực lớn, thường phải sử dụng máy ép. Chúng thường được sử dụng trong các mối ghép
bánh răng, ly hợp, tay quay với trục có chi tiết kẹp chặt phụ khi tải trọng nặng. Ví dụ: bánh
răng lắp với trục trong máy búa hơi, máy nghiền đá.
- Kiểu lắp

Chúng cũng được dùng đối với mối ghép cố định không có chi tiết phụ kẹp chặt
nhưng tải trọng không lớn, chi tiết lỗ có thành mỏng.
IV.3. Phạm vi ứng dụng của các kiểu lắp chặt
Chúng được sử dụng đối với các mối ghép cố định không tháo, không có chi tiết
phụ kẹp chặt như then, vít,…Độ dôi của lắp ghép đủ đảm bảo truyền momen xoắn.


H7 P7
, : được sử dụng đối với các mối ghép truyền momen xoắn nhỏ,
p6 h6
mối ghép có chi tiết thành mỏng không cho phép biến dạng lớn. Ví dụ vòng định vị lắp với
trục động cơ điện, vòng cố định vị trí vòng trong ổ lăn trên trục.
- Kiểu lắp

NGUYỄN THÁI DƯƠNG

24


×