Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 125 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN S ANH

PHáP LUậT Về Hỗ TRợ DOANH NGHIệP NHỏ Và VừA
ở VIệT NAM

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2018


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN S ANH

PHáP LUậT Về Hỗ TRợ DOANH NGHIệP NHỏ Và VừA
ở VIệT NAM
Chuyờn ngnh: Lut Kinh t
Mó s: 83 80 101 05

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: TS. PHAN TH THANH THY

H NI - 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Sỹ Anh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ V
VỪA V PHÁP LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ V VỪA ...... 11
1.1.

Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................................11

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................11

1.1.2. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................................15
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế ..............................21
1.2.

Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa .........................................25

1.2.1. Nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các chính sách
pháp luật của Nhà nước ................................................................................25
1.2.2. Nội dung pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ..............................28
1.3.

Kinh nghiệm về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia
phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..............30

1.3.1. Kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia phát
triển trên thế giới ..........................................................................................32
1.3.2.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ..........36

1.4.

Tiểu kết Chƣơng 1 ......................................................................................38

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP
NHỎ V VỪA Ở VIỆT NAM ............................................................................. 39
2.1.

Thực trạng pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam .....................................................................................................39


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ....................................................................39


2.1.2.

Khung pháp lý hiện hành về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam .........44

2.1.3.

Đánh giá chung pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ........53

2.2.

Thực trạng thực thi pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở Việt Nam ..................................................................................................60

2.3.

Tiểu kết Chƣơng 2.........................................................................................80

Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG V GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH
NGHIỆP NHỎ V VỪA Ở VIỆT NAM ..................................................81
3.1.

Quan điểm và định hƣớng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam trong thời gian tới .............................................................................81


3.2.

Hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ......86

3.2.1. Ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa .........87
3.2.2. Sửa đổi, bổ sung và áp dụng các văn bản pháp luật có liên quan đến hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................................96
3.3.

Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ......................................................97

3.3.1. Nhóm giải pháp từ phía các cơ quan Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa ....................................................................................................98
3.3.2. Nhóm giải pháp từ phía các tổ chức, Hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa .........................................................................................................100
3.3.3. Nhóm giải pháp từ chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................101
3.3.4. Nhóm giải pháp liên kết quốc gia, khu vực và quốc tế trong hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa ...........................................................................102
KẾT LUẬN ............................................................................................................103
DANH MỤC T I LIỆU THAM KHẢO .............................................................106
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC CỦA LUẬN VĂN


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AEC
APEC
ASEAN
ASEM
DNNVV

FTAs
GDP
GNI
MSMEs
OECD
SBA
SMEs
TPP
UN
VCCI
VINASME
WB
WTO

Cộng đồng kinh tế ASEAN
The Asia-Pacific Economic Cooperation
(Diễn đàn kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương)
Association of Southeast Asian Nations
(Hiệp hội các quốc gia khu vực Đông Nam Á)
The Asia–Europe Meeting
(Diễn đàn Á – Âu)
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Free Trade Agreements
(Các thỏa thuận/điều ước về Tự do hóa thương mại)
Gross Domestic Product
(Tổng thu nhập sản phẩm quốc nội)
The Gross National Income
(Tổng thu nhập quốc gia)
Micro, Small and Medium-Sized Enterprises
(Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa)

The Organisation for Economic Co-operation and Development
(Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế)
The Small Business Act
(Luật cho các mô hình kinh doanh nhỏ)
Smal and Medium Enterprises
(Doanh nghiệp nhỏ và vừa)
Trans-Pacific Partnership
(Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương)
United Nations
(Liên Hợp Quốc)
Vietnam Chamber of Commerce and Industry
(Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)
Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam
World Bank
(Ngân hàng thế giới)
The World Trade Organization
(Tổ chức Thương mại thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Xác định loại hình DNNVV của Ủy ban Liên minh Châu Âu .................12
Bảng 1.2. Tiêu chí phân loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực Châu Á .....19
Bảng 1.3. Tỉ lệ phần trăm DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong tổng số MSMEs ............22
Bảng 1.4. Significance of SMEs in the Economy in Selected Years ........................25
Bảng 1.5. Nội dung cơ bản hỗ trợ DNNVV ở một số nước điển hình .....................28


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Số lượng DNNVV ở các khu vực trên thế giới ......................................23
Hình 1.2. Số lượng và tỉ lệ người lao động ở SMEs tại 132 quốc gia trên thế

giới (2004 – 2016) ..................................................................................24


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, nền kinh tế - được cấu thành bởi các
doanh nghiệp đều có vai trò quan trọng trong sự phát triển lớn mạnh, hùng cường
của quốc gia đó. Để nền kinh tế tồn tại bền vững và phát triển, rất cần có sự tham
gia hỗ trợ từ cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân và toàn thể cộng đồng xã hội.
Các hoạt động hỗ trợ do các chủ thể khác nhau thực hiện có đóng góp không nhỏ
đến sự thành công của nền kinh tế nói chung và sự phát triển của cộng đồng doanh
nghiệp nói riêng. Với các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy cho sự phát triển của doanh
nghiệp (như: hỗ trợ tài chính, hỗ trợ quản lý, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ khoa học – công
nghệ...) từ các cá nhân, tổ chức, Nhà nước và toàn thể cộng đồng xã hội đã đặt nền
móng, cơ sở quan trọng nhằm tạo ra bước đà phát triển khả quan cho doanh nghiệp
Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế.
Hiện nay, tại Việt Nam, theo nhiều thống kê chính thức từ Bộ Kế Hoạch và
Đầu Tư, Tổng cục Thống kê và các cơ quan liên quan cho thấy [100 - 110], doanh
nghiệp Việt Nam ra đời ngày càng đông đảo và nhanh chóng, trong số đó, phần
chiếm đa số vẫn là các DNNVV – đây là những đối tượng “hạt nhân”, chủ yếu của
hệ thống kinh tế ở nước ta. Không có những ưu điểm nổi trội cũng như tiềm lực lớn
mạnh giống như các doanh nghiệp lớn hay tập đoàn kinh tế, nhưng đối với bộ phận
DNNVV lại chứa đựng những ưu thế mà các doanh nghiệp lớn không có được, và
chính điều này có ý nghĩa quan trọng trong đóng góp vào sự phát triển chung của
đất nước ta trong nhiều năm qua như: tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao
động ở Việt Nam, tăng thêm thu nhập chính đáng cho người lao động, góp phần xóa
đói giảm nghèo, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm... Theo Hiệp hội
DNNVV của Việt Nam (VINASME) thì hiện nay có tới hơn 98 % doanh nghiệp đăng
ký kinh doanh, hoạt động ở Việt Nam là các DNNVV. Sự phát triển nhanh, nhiều của

loại hình này đã và đang đang tạo ra đến hơn 40 % tổng sản phẩm quốc nội của nước
ta, đồng thời cũng tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm dành cho người lao

1


động trong nước. Rõ ràng có thể nhận thấy, cộng đồng DNNVV đang mang lại nhiều
lợi ích đặc biệt quan trọng nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách mà xã hội đang
đặt ra như: việc làm, thu nhập, văn hóa, lối sống, tư duy, lao động... [104]. Bởi vậy,
các chính sách hỗ trợ phát triển và thúc đẩy nhằm gia tăng các tác động tích cực
(trực tiếp hoặc gián tiếp) cho loại hình doanh nghiệp là điều cần thiết.
Trong những năm qua, Nhà nước ta đã liên tục ban hành nhiều văn bản pháp
luật nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nói
chung và nhóm các DNNVV nói riêng. Đầu tiên, có thể kể đến đó là Nghị định số
56/2009/NĐ – CP của Chính Phủ về trợ giúp phát triển DNNVV. Đây là một văn
bản quan trọng điều chỉnh nhóm DNNVV nhằm hướng loại hình doanh nghiệp này
phát triển lành mạnh, phù hợp và hiệu quả trên thực tế. Tiếp theo, với sự phát triển
và nhu cầu thực tế cần điều chỉnh bằng nguồn pháp luật riêng của cộng đồng
DNNVV, Quốc Hội đã thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vào ngày
12/6/2017, Luật này đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018. Nhìn vào lịch
sử lập pháp của nước ta cho thấy, đây là lần đầu tiên nước ta thừa nhận việc điều
chỉnh hoạt động hỗ trợ DNNVV dưới hình thức pháp lý là Luật. Bởi vậy, Luật Hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 được xem là một văn bản pháp lý quan trọng
điều chỉnh hoạt động hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước đối với DNNVV trong yêu cầu
cấp thiết của phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta.
Hiện nay, xét ở góc độ pháp lý, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn
bản pháp luật hiện hành khác liên quan đến hỗ trợ DNNVV đã cơ bản giải quyết
được phần nào những khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển về hoạt động sản
xuất kinh doanh thương mại của loại hình doanh nghiệp này.
Nghiên cứu vấn đề hỗ trợ DNNVV dưới cả góc độ pháp lý lẫn góc độ thực

tiễn trong bối cảnh Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 vừa mới có hiệu
lực là điều cần thiết. Tác giả nhận định, hoạt động nghiên cứu này sẽ góp phần giải
quyết và làm sáng tỏ các luận cứ khoa học cho các vấn đề liên quan đến hỗ trợ
DNNVV cũng như nâng cao hiệu quả của công tác hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của
loại hình DNNVV trên thực tế.

2


Từ những hiểu biết và nhận thức nói trên cùng với kinh nghiệm thực tế của
tác giả trong những năm qua, tác giả tin rằng việc lựa chọn đề tài “Pháp luật về hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” làm Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên
ngành Luật Kinh tế của mình là hoàn toàn phù hợp và mang những ý nghĩa, giá trị
thiết thực phục vụ cho quá trình công tác trong tương lai của tác giả. Qua đây, tác
giả mong muốn những kết quả nghiên cứu thành công từ đề tài này sẽ góp phần làm
rõ các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn của hoạt động hỗ trợ DNNVV ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hoạt động hỗ trợ nói chung đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các
DNNVV không chỉ dành được sự quan tâm từ phía Nhà nước, Chính phủ, các nhà
hoạch định chính sách, các nhà khoa học pháp lí mà còn là mối quan tâm của cộng
đồng xã hội và của chính bản thân các DNNVV. Trên thế giới và ở Việt Nam, hiện
nay có khá nhiều công trình khoa học tiếp cận về hoạt động hỗ trợ của các chủ thể
khác nhau đối với các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Trong quá
trình nghiên cứu đề tài Luận văn, tác giả thống kê một số công trình trong và ngoài
nước như sau:
 Trên thế giới
Có nhiều công trình, bài viết, bản báo cáo nghiên cứu tiếp cận về vai trò hỗ
trợ của Nhà nước, của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, của các doanh nghiệp lớn,
của các cá nhân và của các chủ thể liên quan khác đối với hoạt động, phát triển của

DNNVV. Mỗi công trình, bài viết hay bản báo cáo có góc độ, xu hướng tiếp cận
khác nhau về chủ đề DNNVV và hoạt động hỗ trợ DNNVV. Có thể kể đến như: báo
cáo:“Small Business Act 2010 Implementation Survey”, Eurochambres (2011); báo
cáo “The European observatory for SMEs – Sixth report”, European Commission
(2000); báo cáo:“SMEs and access to finance”, European Commission (2003)….
Một số công trình, bài viết của các học giả Việt Nam cộng tác với các học
giả quốc tế như: Thanh Hai Nguyen, Quamrul Alam and Daniel Prajogo (2008),
“State and Market Relationships: Public Financial Policy Support for SMEs Growth

3


in Vietnam”, International Review of Business Research Papers Vol.4 No.2 March
2008, pp.203 – 216; Thanh Hai Nguyen, Quamrul Alam, Daniel Prajogo, Nazmul
Amin Majumdar (2009), Public Policy For The Development Of Private Sector And
SMEs in A Socialist Market Economy, Research Gate; Central Insitute of Economic
and Management (CIEM) by Vo,T.T., T.C.Tran, V.D.Bui and D.C.Trinh (2011),
“Small and Medium Enterprises Access to Finance in Vietnam”, in Harvie, C., S.
Oum, and D.Narjoko (eds.), Small and Medium Enterprises (SMEs) Access to
Finance in Selected East Asian Economies. ERIA Research Project Report 2010 –
14, Jakarta: ERIA.pp.151 – 192….
Ngoài ra, những công trình, bài viết nghiên cứu chuyên sâu về cộng đồng
DNNVV trên thế giới và trong khu vực ASEAN cũng cần phải nhắc tới đó là:
Bakiewicz, Anna (2005), “Small and Medium Enterprises in Thailand.Following the
Leader”, Asia and Pacific Studies, 2: 131 – 151; Charles Harvie (2001), “Competition
Policy And SMEs in Vietnam”, Faculty of Business – Economics Working Papers At
University of Wollongong; Choompon Asaen, Kanchana Asaen, Nataya Chuangcham
(2015), “A Proposed ASEAN Polycy Blueprint For SMEs Development 2004 – 2014”,
Bangkok, Thailand; Economic Research Institute for ASEAN and East Asia (ERIA –
2008), “SME policies in the age of globalization”….

 Tại Việt Nam
Hoạt động hỗ trợ đối với cộng đồng DNNVV có một vai trò quan trọng trong
xu thế phát triển ổn định và bền vững nền kinh tế quốc gia. Hỗ trợ DNNVV là một
trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Điều này được thể hiện trong
các Văn kiện của Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam qua từng thời kỳ phát triển,
trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; và đặc biệt là trong các
công trình nghiên cứu của các học giả, các nhà khoa học về luật, về kinh tế tại Việt
Nam. Nhìn chung, tình hình nghiên cứu tại Việt Nam dù xuất phát ở góc độ nghiên
cứu nào đi chăng nữa khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sự hỗ trợ của các chủ
thể khác nhau đối với DNNVV đều được xem xét tiếp cận một cách đa chiều, toàn
diện. Các công trình khoa học, bài viết, sách chuyên khảo tiêu biểu trong nước chủ

4


yếu thuộc 02 nhóm nghiên cứu sau đây: (i) Nhóm nghiên cứu về DNNVV dưới góc
độ kinh tế - xã hội và quản trị doanh nghiệp: Viện Khoa học Lao động và Các vấn
đề Xã hội (1995), Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh
tế thị trường ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội; Nguyễn Cúc, Đặng
Ngọc Lợi, Hồ Văn Vình và Nguyễn Hữu Thắng (1997): “Chính sách hỗ trợ phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội;
Phương Hà (1996), Nghệ thuật điều hành doanh nghiệp nhỏ và vừa, NXB Thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội; Trương Minh Nhựt (2010), “Sử dụng công cụ hỗ trợ về
tài chính của Nhà nước nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ”, Luận văn thạc sĩ ngành
quản lí khoa học và công nghệ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà
Nội; Nguyễn Thị Việt Nga (2013), Tác động của một số công cụ tài chính vĩ mô đến
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ
Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội; Lưu Khánh Cường (2010), Giải pháp hỗ trợ
doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế, Luận án Tiến sỹ Kinh tế,Viện Nghiên cứu Thương mại, Hà Nội…...(ii)

Nhóm nghiên cứu về DNNVV dưới góc độ pháp lý: Nguyễn Thị Hồng Nhung
(2016), “Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc và một số kiến
nghị tham khảo”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 6, tr.57– 64; Nguyễn Thị Liên
(2012), Phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ giai đoạn sau thành lập trong
bối cảnh hiện nay ở nước ta, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Thương mại, Hà
Nội; Nguyễn Sỹ Anh (2016), “Để Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thể hiện
được giá trị và ý nghĩa thiết thực đối với các doanh nghiệp”, Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, Số chuyên đề 10, tr.25– 30; Nguyễn Thị Thanh Bình (2015), “Để hỗ trợ
pháp lý hiệu quả hơn cho doanh nghiệp giai đoạn 2016 - 2020”, Tạp chí Luật sư
Việt Nam, Số 12, tr.41– 43; Nguyễn Hoa Cương (2016), “Xây dựng Luật Hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề Môi
trường pháp lý cho doanh nghiệp, tr.38– 59; Trương Thanh Đức (2016), “Một vài
bình luận về Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, Số chuyên đề 10, tr.11– 16…

5


Từ quá trình khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về hỗ
trợ đối với DNNVV có liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy hoạt động nghiên cứu
của các tác giả đã đạt được các kết quả quan trọng, bao gồm: (i) Dù tiếp cận ở góc
độ triết học, kinh tế, pháp lí hay xã hội học về hỗ trợ đối với DNNVV xong nhìn
chung các tác giả đều khẳng định: hỗ trợ của Nhà nước nói riêng và hoạt động hỗ
trợ nói chung đối với DNNVV là một trong những nội dung cơ bản của chính sách
pháp luật về doanh nghiệp, là một yêu cầu tất yếu của đời sống xã hội; (ii) Sự điều
chỉnh của pháp luật đảm bảo cho DNNVV có cơ hội phát huy các thế mạnh của
mình trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng với các loại doanh nghiệp lớn, đồng thời đảm
bảo mối quan hệ giữa các DNNVV với nhau trong nền kinh tế thị trường; (iii) Các
tác giả đều cho rằng, hoạt động hỗ trợ DNNVV mang tính chính trị pháp lí và có
một lịch sử phát triển lâu dài. Sự hỗ trợ đối với DNNVV thể hiện quyền năng của

Nhà nước, của cộng đồng, của doanh nghiệp và của toàn xã hội đối với doanh
nghiệp thông qua việc xây dựng, ban hành và bảo đảm thực thi hiệu quả sự hỗ trợ
đó đối với doanh nghiệp trong thực tiễn; và (iv) Từ các độ tiếp cận và nghiên cứu
khác nhau, các tác giả đều cho rằng, hỗ trợ DNNVV là cơ sở, nền tảng và là một nội
dung quan trọng trong việc xây dựng thành công nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
Nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi khi áp dụng sự hỗ trợ đối với DNNVV phải
đảm bảo công minh, công bằng dân chủ và có hiệu quả.
Những kết quả nghiên cứu nói trên của các công trình khoa học ở trong hay
ngoài nước đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích để tác giả khảo cứu những giải pháp
hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hỗ trợ DNNVV nhằm
đảm bảo quyền tự do kinh doanh của mỗi nhà đầu tư và của mỗi doanh nghiệp.
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những quan điểm, tư tưởng và một số vấn đề lí
thuyết từ các công trình khoa học trong và ngoài nước, tác giả sẽ tiếp tục tập trung
giải quyết những vấn đề về hoạt động hỗ trợ đối với DNNVV chưa được các tác giả
tiếp cận hoặc đã được tiếp cận nhưng ở mức độ chưa sâu trong các công trình
nghiên cứu, bao gồm: (i) Tác giả tiếp tục tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận
có tính chuyên sâu, tính hệ thống các quy phạm pháp luật về sự hỗ trợ đối với

6


DNNVV theo quy định của Việt Nam trong tương quan so sánh với quy định của
pháp luật một số quốc gia tiến tiến trên thế giới về vấn đề này; (ii) Tác giả tập trung
giải quyết tốt bài toán được đặt ra, đó là: có quy định của hệ thống pháp luật về hỗ
trợ đối với DNNVV nhưng làm thế nào để phát huy và đảm bảo rằng những quy
định đó được thực thi hiệu quả trong thực tiễn. Hỗ trợ đối với DNNVV không chỉ
được ghi nhận về mặt nhận thức trong hệ thống pháp luật mà cần phải được đảm
bảo thực hiện hiệu quả trong đời sống pháp lý. Do đó, một trong những nội dung tác
giả cần tập trung tiếp tục làm sáng tỏ đó là các yếu tố tác động và chi phối tới quá
trình thực thi sự hỗ trợ đối với DNNVV. Phân tích đánh giá những kết quả cũng

như hạn chế của việc áp dụng hỗ trợ đối với DNNVV. Đồng thời, chỉ rõ những
nguyên nhân của sự yếu kém hay bất cập làm cản trở, suy giảm hiệu quả vai trò hỗ
trợ đối với loại hình doanh nghiệp này. Vì vậy, tác giả cho rằng, việc đánh giá thực
trạng áp dụng pháp luật sự hỗ trợ đối với DNNVV trong điều kiện kinh tế, truyền
thống pháp lý của Việt Nam là cơ sở, nền tảng đưa ra quan điểm và giải pháp hoàn
thiện thể chế, thiết chế về sự hỗ trợ đối với DNNVV trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích
Mục đích của Luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý về hỗ
trợ DNNVV và thực tiễn vấn đề này ở Việt Nam. Đồng thời, luận văn cũng tham
khảo một số mô hình về hỗ trợ DNNVV trên thế giới. Qua đây, Luận văn đánh giá
và phân tích những ưu điểm, hạn chế của hoạt động hỗ trợ DNNVV cũng như các
nguyên nhân căn bản dẫn đến những hạn chế, bất cập của hoạt động này.
Trên cơ sở đó, Luận văn đưa ra những phương hướng, đề xuất và giải pháp
cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về hỗ trợ DNNVV trên
thực tế tại nước ta, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Luật Hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa vừa mới có hiệu lực.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được những mục đích nói trên, Luận văn đặt ra những nhiệm vụ cụ
thể cho việc thực hiện hoạt động nghiên cứu, bao gồm:

7


i. Làm rõ những vấn đề lý luận, tổng quan, khái niệm, đặc điểm, phân loại của
DNNVV và vai trò của loại hình doanh nghiệp này đối với nền kinh tế quốc dân;
ii. Phân tích vai trò, ý nghĩa của hoạt động hỗ trợ DNNVV trên thực tế;
iii. Bình luận các vấn đề liên quan đến pháp luật hỗ trợ DNNVV như:
nguyên tắc điều chỉnh, nguồn luật, cơ sở pháp lý ghi nhận, vai trò của pháp luật hỗ
trợ DNNVV, nội dung cơ bản của pháp luật hỗ trợ DNNVV;

iv. Nghiên cứu và làm sáng rõ một số kinh nghiệm từ việc xây dựng, quản
lý, hoàn thiện và thực thi pháp luật về hỗ trợ DNNVV của một số quốc gia trên thế
giới nhằm tham khảo để hình thành các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
v. Làm rõ và bình luận các quy định của pháp luật hỗ trợ DNNVV trên các
phương diện: ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của các bất cập, hạn chế...Qua đó,
đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về hỗ trợ DNNVV;
vi. Làm rõ và bình luận hoạt động thực thi pháp luật về hỗ trợ DNNVV trên các
khía cạnh cụ thể. Qua đó, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật hiện hành về hỗ DNNVV;
vii. Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện
pháp luật về hỗ trợ DNNVV trên thực tế.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn bao gồm:
i. Các quan niệm, quan điểm, định nghĩa, khái niệm liên quan đến DNNVV
và hoạt động hỗ trợ loại hình doanh nghiệp này;
ii. Các vấn đề pháp lý, quy định pháp luật, hệ thống pháp luật liên quan đến
hỗ trợ DNNVV và so sánh với hệ thống pháp luật cũng như một số quy định pháp
luật liên quan tới DNNVV trên thế giới;

iii. Thực tiễn tổ chức thi hành, áp dụng pháp luật về hỗ trợ DNNVV tại Việt
Nam và những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn bao gồm các chính sách, chủ trương của
pháp luật về hỗ trợ DNNVV và các yêu cầu đặt ra nhằm bảo đảm hiệu quả các
chính sách này trên thực tế.

8


Trong Luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu các quy định hiện hành, đặc
biệt là Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm phân tích, bình luận các quy định

có liên quan trong văn bản pháp luật này để đánh giá các vấn đề hỗ trợ DNNVV từ
pháp lý đến thực tiễn.
Do dung lượng của Luận văn hạn chế, tác giả sẽ chỉ tập trung chủ yếu nghiên
cứu đến đối tượng có khả năng hỗ trợ thường xuyên đối với DNNVV là Nhà nước –
một chủ thể đặc biệt quan trọng trong hoạt động hỗ trợ DNNVV.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong Luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
i. Các phương pháp được sử dụng thường xuyên, xuyên suốt đề tài nghiên
cứu bao gồm: phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử. Các phương pháp này nhằm đưa ra những đánh giá, nhận định, kết luận về tính
khách quan, cụ thể của các vấn đề nghiên cứu trong suốt đề tài nghiên cứu;
ii. Luận văn cũng sử dụng phương pháp tiếp cận song ngành luật học và kinh
tế để nghiên cứu vấn đề trong Luận văn. Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu
khác như: tổng hợp, so sánh, phân tích, xã hội học pháp luật cũng được sử dụng
trong nhiều nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn.
Đối với từng Chương của Luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chủ đạo như sau:
i. Chương 1: Luận văn sử dụng các phương pháp chủ đạo gồm: tổng hợp, so sánh,
phân tích nhằm làm sáng tỏ các nội dung về DNNVV và pháp luật hỗ trợ DNNVV;
ii. Chương 2: Luận văn sử dụng các phương pháp chủ đạo gồm: liệt kê, phân tích,
tổng hợp, tiếp cận song ngành, xã hội học pháp luật, thống kê nhằm làm sáng tỏ các nội
dung về thực trạng pháp luật và thực tiễn tổ chức thực thi pháp luật hỗ trợ DNNVV;
iii. Chương 3: Luận văn sử dụng các phương pháp chủ đạo gồm: tổng hợp,
đối chiếu, hệ thống hóa nhằm kết luận và đưa ra những phương hướng, giải pháp
hiệu quả góp phần nâng cao tổ chức thực hiện pháp luật về hỗ trợ DNNVV trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
5. Những đóng góp khoa học của Luận văn
Trên cơ sở tiếp thu các quan điểm khoa học, các kết quả nghiên cứu từ nhiều
bài viết, công trình khoa học trong và ngoài nước trước đó, thực hiện Luận văn này


9


tác giả hướng tới những tính mới, sáng tạo và đóng góp 04 nội dung quan trọng về
mặt khoa học cho đề tài nghiên cứu. Cụ thể:
Một là, đóng góp những vấn đề lý luận, pháp lý mang tính chuyên sâu, bài
bản, có hệ thống, trình tự và hợp lý liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động
hỗ trợ DNNVV;
Hai là, thông qua việc chỉ rõ những yếu tố trực tiếp và gián tiếp tác động chi
phối tới quá trình thực thi có hiệu quả hoạt động hỗ trợ DNNVV, tác giả đã đưa ra
cách thức giải quyết tối ưu vấn đề đó là làm thế nào để đảm bảo các quy định pháp
luật về hỗ trợ DNNVV được thực thi có hiệu quả trên thực tế;
Ba là, đưa ra những đánh giá chung nhất (bao gồm đánh giá tổng quan, đánh
giá ưu, nhược điểm, đánh giá những tồn đọng, nguyên nhân của các hạn chế, bất
cập...) về hiện trạng pháp luật hỗ trợ DNNVV hiện nay ở nước ta;
Bốn là, đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề
đã và đang tồn đọng của pháp luật cũng như thực tiễn thực thi trong hoạt động hỗ
trợ DNNVV ở nước ta hiện nay.
Với những đóng góp khoa học của Luận văn, tác giả tin tưởng rằng các kết
quả nghiên cứu liên quan đến đề tài sẽ được sử dụng như một nguồn tài liệu tham
khảo quan trọng cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên, học viên, các nhà khoa
học tại nhiều cơ sở đào tạo về luật, về kinh tế ở Việt Nam. Ngoài ra, chủ đề trong
Luận văn này cũng có thể là nguồn thông tin hữu ích giúp bạn bè, đồng nghiệp và
các nhà khoa học sử dụng để xem xét, nghiên cứu thêm các vấn đề mới liên quan
đến nội dung chủ đề trong tương lai gần.
6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài Mục lục, Hệ thống các Bảng, biểu, hình vẽ, Danh mục tài liệu tham
khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 03 Chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa và pháp luật
hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chương 2: Thực trạng pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện
pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.

10


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ V VỪA
VÀ PHÁP LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ V VỪA
1.1. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
a. Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong những năm trở lại đây, thuật ngữ “SMEs” xuất hiện khá nhiều trong
các giao dịch thương mại quốc tế, trong hoạt động kinh tế của các quốc gia và trong
cả các diễn đàn kinh tế lớn của thế giới. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn có những cách
hiểu khác nhau về thuật ngữ này ở mỗi quốc gia hay mỗi khu vực kinh tế của thế
giới. Nhìn chung, ở mỗi quốc gia hay mỗi khu vực kinh tế của thế giới có những
tiêu chí xác định loại hình DNNVV khác nhau, có sự phân định rõ ràng về quy mô,
số lượng, năng lực, nhân công, tài chính …. và các yếu tố khác của loại hình này.
Thuật ngữ “SMEs” là tên viết tắt của cụm từ “Small and Medium - Sized
Enterprises” (tạm dịch là: Những doanh nghiệp loại hình quy mô nhỏ và vừa). Một
cách viết tắt khác của những doanh nghiệp loại hình quy mô nhỏ và vừa đó là
“SMBs”, có nghĩa là Small and Medium - Sized Businesses. Trên thực tế, thuật
ngữ “SMEs” vẫn được sử dụng thường xuyên và nhiều hơn so với thuật ngữ
“SMBs”, nhằm để chỉ những loại hình doanh nghiệp (tổ chức kinh doanh, tổ chức
kinh tế có hoạt động kinh doanh theo quy định nhằm mục đích sinh lợi) có quy mô
nhỏ và vừa [123].
Thuật ngữ “SMEs” được sử dụng nhiều ở trong Liên minh Châu Âu và các
tổ chức lớn trên thế giới như: Liên Hợp Quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ

chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các Quốc gia khu vực Đông Nam Á
(ASEAN), Diễn đàn Kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức
Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)….
Theo định nghĩa của Liên minh Châu Âu, DNNVV được xác định như
sau [127]:

11


Bảng 1.1. Xác định loại hình DNNVV của Ủy ban Liên minh Châu Âu
Company Category

Employees

Turnover

Balance sheet total

Medium-sized

< 250

≤ €50 million

≤ €43 million

Small

< 50


≤ €10 million

≤ €10 million

Micro

< 10

≤ €2 million

≤ €2 million

(Nguồn: Kết quả điều tra của Ủy ban Liên minh Châu Âu năm 2012)
Theo đó, Ủy ban Châu Âu định nghĩa SMEs là: “Loại hình doanh nghiệp
siêu nhỏ, nhỏ và vừa (SMEs) bao gồm các doanh nghiệp có ít hơn 250 người và có
doanh thu hàng năm không quá 50 triệu Euro và / hoặc hàng năm tổng số dư tài
khoản không quá 43 triệu Euro” [87].
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho rằng phải hiểu về doanh nghiệp
siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: “Không có định nghĩa chung về các
doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chúng có sự pha trộn từ tự
nhiên, từ nhà sản xuất các dịch vụ phi thương mại đến các nhà cung cấp sản phẩm kỹ
thuật số trên toàn cầu, bao gồm hàng thủ công cao cấp và cả các thiết bị tinh vi” [99].
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), các DNNVV không
phải là các công ty con của doanh nghiệp lớn, nó độc lập sử dụng một lượng nhân
viên nhất định. Lượng nhân viên này thay đổi theo các quốc gia khác nhau. Giới
hạn phổ biến là 250 nhân viên, ví dụ như ở Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, một số
quốc gia đặt ra giới hạn ở 200 nhân viên, trong khi Hoa Kỳ xác định các DNNVV
bao gồm các công ty có ít hơn 500 nhân viên [124].
Diễn đàn Kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) nhận định
rằng: “Trong khu vực APEC, có hơn 95% doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng ít hơn

100 người, và hầu hết sử dụng ít hơn 50 người. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác
định khác nhau ở mỗi quốc gia trong nền kinh tế APEC” [125].
Hiệp hội các Quốc gia khu vực Đông Nam Á (ASEAN) xác định như sau:
Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (viết tắt là MSMEs) là một phần
trong nỗ lực phát triển kinh tế công bằng của Cộng đồng kinh tế ASEAN. MSMEs
có tầm quan trọng đặc biệt vì tỷ trọng cao về tăng trưởng kinh tế (từ 88,8% đến

12


99,9%) và tỷ trọng cao trong tổng số việc làm (từ 51,7% đến 97,2%) của khu vực
kinh tế ASEAN. Doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm một số lượng đáng kể ở các nước
thành viên ASEAN. Tuy nhiên, định nghĩa của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và
vừa có sự thay đổi khác nhau giữa các quốc gia thành viên khu vực ASEAN [126].
Khác với các Tổ chức và Diễn đàn nói trên, Ngân hàng thế giới (WB) và
Liên Hợp Quốc (UN) không xuất bản ấn phẩm hay đưa ra một nhận định nào để xác
định về mô hình DNNVV. Tuy nhiên, Ngân hàng thế giới (WB) và Liên Hợp Quốc
(UN) đã chỉ dẫn xem xét quy định pháp luật và thông lệ ở mỗi quốc gia cụ thể để có
sự đánh giá chính xác về các tiêu chí liên quan đến DNNVV.
Ở Việt Nam, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hay còn gọi thông dụng
là DNNVV được hiểu là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao
động hay doanh thu. DNNVV có thể chia thành ba loại căn cứ vào quy mô đó là
doanh nghiệp siêu nhỏ (Micro), doanh nghiệp nhỏ (Small) và doanh nghiệp vừa
(Medium). Theo Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009
của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu
nhỏ được xác định là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh
nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở
xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ.
Tại Việt Nam, số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được
coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được coi là doanh

nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là doanh nghiệp vừa.
Có thể thấy, ở Việt Nam, nhìn chung cũng giống như nhiều quốc gia trong
khu vực và trên thế giới, không có định nghĩa chung về DNNVV mà chỉ xác định
các loại hình DNNVV dựa trên những tiêu chí cụ thể như: người lao động, tổng
vốn/tổng doanh thu, lợi nhuận…Mới đây nhất, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa năm 2017 của Việt Nam có hiệu lực, Luật này đã xác định các loại hình
DNNVV dựa trên tiêu chí là: số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân
năm, tổng nguồn vốn và tổng doanh thu. Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 4 của Luật Hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 cũng xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ

13


và vừa dựa theo lĩnh vực cụ thể, bao gồm: lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.
Rõ ràng chúng ta có thể nhận thấy rằng, định nghĩa về loại hình DNNVV tự
thân nó đã có những cách hiểu khác nhau ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực và mỗi nền
kinh tế (tùy thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế) khác nhau. Sự khác nhau
về định nghĩa đối với DNNVV dẫn tới các cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này
xuất phát từ điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và tốc độ phát triển về
kinh tế của mỗi quốc gia. Do vậy, mỗi quốc gia thường có các tiêu chuẩn xác định,
tiêu chí xếp loại và nhận định, đánh giá quy mô về doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và
vừa riêng biệt.
Tổng hợp từ những định nghĩa nói trên, trong Luận văn này, tác giả thống
nhất cách hiểu về DNNVV theo quan điểm của tác giả như sau:
DNNVV là các tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Tính chất siêu nhỏ, nhỏ
và vừa của loại hình doanh nghiệp này được xác định dựa trên các tiêu chí như:
người lao động, quy mô doanh nghiệp, tổng nguồn vốn, tổng doanh thu, tổng lợi
nhuận, giá trị gia tăng đóng góp cho nền kinh tế quốc gia…. phù hợp với điều kiện

phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.
b. Đặc trưng của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, DNNVV luôn xác định những
mục tiêu cụ thể nhằm gia tăng giá trị kinh doanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
chính mỗi doanh nghiệp, cho cộng đồng xã hội và cho nền kinh tế mỗi quốc gia. Nhìn
chung, DNNVV ở bất cứ quốc gia nào cũng có những đặc điểm chung sau đây:
Thứ nhất, DNNVV thường được thành lập bởi các chủ sở hữu là những
người trẻ khởi nghiệp, những người ít kinh nghiệm trong quản lý, điều hành
doanh nghiệp, các cá nhân hoặc nhóm cá nhân đơn lẻ có ý tưởng kinh doanh sinh
lời…Tuy nhiên, ở một số quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Lào, Cu Ba…,
DNNVV cần có sự “bao bọc”, hỗ trợ thường xuyên, liên tục để tăng đà phát triển
thì chủ sở hữu của loại hình doanh nghiệp này thông thường rất đa dạng, đó là:

14


Nhà nước, các tổ chức pháp nhân, các cá nhân hoặc thậm chí có sự pha trộn hỗn
hợp về chủ sở hữu.
Thứ hai, về quy mô của loại hình DNNVV, nhiều quốc gia trên thế giới xác
định quy mô của loại hình này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia
đó. Thông thường, quy mô doanh nghiệp được xác định dựa trên tiêu chí về: số
người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp; quy mô vốn kinh doanh của
doanh nghiệp, tổng doanh thu/lợi nhuận của doanh nghiệp…Các tiêu chí này được
xác định riêng lẻ hoặc đồng thời theo nhu cầu phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Thứ ba, về hình thức pháp lý, DNNVV của các quốc gia trên thế giới đều
được hình thành, tồn tại, phát triển và chịu sự chi phối, quản lý theo các quy chế,
quy định pháp luật về doanh nghiệp, kinh doanh và các văn bản liên quan của quốc
gia đó liên quan đến kinh tế và thị trường.
Thứ tư, DNNVV chiếm số lượng lớn trong các nền kinh tế của nhiều quốc
gia trên thế giới với mức tỉ trọng trung bình từ 95 % - 99 % / tổng số doanh nghiệp

của quốc gia (như Singarpore, Hoa Kỳ, Nhật Bản…). Phần lớn các loại hình doanh
nghiệp này hoạt động chủ yếu ở những lĩnh vực mang tính then chốt, trọng yếu
trong phát triển kinh tế như: lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ;
lĩnh vực chế biến, tiêu dùng; lĩnh vực công nghệ - thông tin – kỹ thuật….
Thứ năm, ngoài ra, thông thường DNNVV còn có những đặc trưng đặc thù
khác như năng lực tài chính còn nhiều hạn chế, sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu,
chủ yếu sử dụng nguồn nhân lực thủ công với trình độ tay nghề thấp, chuyên môn
không cao…Do đó, khi tham gia cạnh tranh trong thị trường kinh tế, đa số DNNVV
có tiềm lực và sức cạnh tranh yếu, khó “phản kháng” lại với những thay đổi, biến
động của thị trường.
1.1.2. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hiện nay, DNNVV được phân định dựa trên hai nhóm tiêu chí chính yếu, đó
là: nhóm tiêu chí định tính và nhóm tiêu chí định lượng. Ngoài ra, cũng có nhiều
yếu tố khác nhau tác động đến sự phân loại DNNVV trên thực tế bởi mỗi quốc gia
có những tiêu chuẩn riêng biệt để xác định loại hình doanh nghiệp này:

15


a) Các yếu tố tác động đến việc phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ở mỗi quốc gia, việc phân loại DNNVV bị chi phối và chịu tác động lớn bởi
nhiều yếu tố khác nhau ở chính quốc gia đó. Thông thường, các yếu tố chủ yếu ảnh
hưởng đến nhu cầu và nhận thức của việc phân loại DNNVV bao gồm các yếu tố
như: trình độ phát triển về kinh tế - xã hội của quốc gia đó so với các quốc gia trong
khu vực và Châu lục; hệ thống ngành nghề kinh tế đặc trưng của quốc gia đó trong
nền kinh tế; giai đoạn phát triển và các mốc lịch sử phát triển của nền kinh tế của
quốc gia; mục đích và nhu cầu của việc phân loại DNNVV.
Trình độ phát triển về kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia có ảnh hưởng quan
trọng đến việc phân loại DNNVV. Các quốc gia tiến tiến, phát triển, hiện đại và có
tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn, chế độ an sinh xã hội cao thường đặt ra các mục tiêu

của các tiêu chí lớn hơn so với các quốc gia có tình hình phát triển kinh tế thấp,
đang phát triển hoặc kém phát triển. Điều này có nghĩa là, sự phát triển của nền kinh
tế quốc gia và tình hình xã hội của quốc gia sẽ có ý nghĩa quyết định đến việc giới
hạn mức độ cao hay thấp của các chỉ tiêu, tiêu chí xác định khi phân loại DNNVV.
Thực trạng này là hoàn toàn phù hợp với mục đích và nhu cầu tự thân của mỗi quốc
gia khi xác định các loại hình doanh nghiệp của quốc gia mình để có những chính
sách pháp luật, chủ trương kinh tế phù hợp.
Hệ thống ngành kinh tế đặc trưng của mỗi quốc gia cũng là nhân tố tác động
trực tiếp đến sự phân loại DNNVV. Đa phần các quốc gia đều phân loại DNNVV
theo tiêu chí như đã nói ở trên với cùng một ngành nghề mà doanh nghiệp kinh
doanh. Điều này là khá phù hợp bởi thực tế mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có những
ưu đãi, lợi thế hay bất lợi, đồng thời cũng sẽ có những cơ hội hay thách thức khác
nhau trong hoạt động kinh doanh. Do vậy, phân loại DNNVV dựa trên hệ thống
ngành kinh tế, thông qua phạm vi hoạt động ngành nghề của doanh nghiệp là yếu tố
để các quốc gia xem xét, cân nhắc và quyết định.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử và mốc thời gian phát triển của nền
kinh tế thì mỗi quốc gia cũng sẽ có những chính sách kinh tế khác nhau, điều đó
cũng có nghĩa rằng từng giai đoạn khác nhau quốc gia sẽ phân loại và đưa ra mức

16


chỉ tiêu giới hạn đối với các tiêu chí phân loại DNNVV khác nhau, tùy thuộc vào
thời điểm phát triển của kinh tế lúc đó. Do vậy, yếu tố lịch sử cũng tác động đến
việc phân loại về quy mô, mức độ lớn nhỏ của DNNVV.
Ngoài ra, mục đích và nhu cầu cho việc phân loại DNNVV ở mỗi quốc gia
cũng tác động đến hoạt động phân loại DNNVV ở quốc gia đó. Các quốc gia có
mục đích và nhu cầu khác nhau như: phân loại để nhằm trợ cấp, giúp đỡ cho sự phát
triển của doanh nghiệp; phân loại để quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn; phân loại để
miễn trừ các nghĩa vụ thuế khóa của doanh nghiệp; phân loại để xác định trách

nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội…
b) Nhóm tiêu chí định tính để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhóm tiêu chí định tính xác định các loại hình DNNVV dựa trên những đặc
trưng căn bản của các DNNVV như: trình độ chuyên môn hóa; trình độ quản lý của
chủ doanh nghiệp; tính chuyên nghiệp trong khả năng quản lý của doanh nghiệp;
văn hóa doanh nghiệp; mức độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp; khả năng độc
lập của doanh nghiệp đó so với doanh nghiệp lớn trong cùng ngành nghề….
Cách phân loại DNNVV dựa trên tiêu chí định tính về cơ bản là khá chi tiết
và đánh giá được toàn bộ các góc cạnh của các loại hình DNNVV, tuy nhiên, những
tiêu chí định tính lại không thể giải quyết triệt để khi phân định nhỏ hơn các mô
hình doanh nghiệp thuộc loại hình DNNVV. Đặc biệt, để có kết quả của các tiêu chí
này, nhiều quốc gia đã phải mất khá lớn thời gian, công sức cho các cuộc điều tra,
khảo sát ở cộng đồng doanh nghiệp, và thực tế kết quả đưa ra cũng chưa đủ độ chắc
chắn, tin cậy cao. Trong thực tế, chỉ có một số ít các quốc gia sử dụng các tiêu chí
định tính để phân loại DNNVV bởi tính ưu việt trên thực tế không cao, mà chỉ
mang ý nghĩa cho việc kiểm định, tham khảo và nghiên cứu.
c) Nhóm tiêu chí định lượng để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Khác với nhóm tiêu chí định tính, nhóm tiêu chí định lượng để phân loại
DNNVV lại dựa trên các tiêu chí cụ thể hơn để xác định mô hình cụ thể trong loại
hình DNNVV, chủ yếu bao gồm các tiêu chí như: số người lao động làm việc thực
tế/hoặc số người lao động được đóng bảo hiểm xã hội; số vốn góp kinh doanh/số

17


×