Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Nguy n thi minh hu qua n ly hoa t ng h tr TV t m ly 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.57 KB, 10 trang )

TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG
THPT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
School Counseling in Danang high Schools,
ThS. Nguyễn Thị Minh Huệ
Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi thành phố Đà Nẵng
Email:
ABSTRACT:
Psychological counseling for high school students is becoming more urgent in the current social
trends. That is the inescapable demands to relieve the frustrations and problems in learning, living,
careering..., which require the psychological balance, understanding and the development of personality
oriented correctly. The need for counseling from students is becoming more urgent before the current
existence when the students are difficult to looking for the support and help. We can say the operation of
psychological counseling is as a part of the educational process in schools, it plays an important role in
creating the human for meeting comprehensive educational goals. But how to manage the operation of
psychological counseling for bringing the highest efficiency, developing full effect and meeting human
resources for the innovation is essential. The operation of psychological counseling have an important role
and significant impact on the development of their personality. On a theoretical basis for management the
operation of psychological counseling, we have learnt, studied the exsitence of the management on the
operation of psychological counseling at some high schools in the city of Da Nang to propose measures to
improve the management of the operation of psychological counseling at schools.
Keywords: high school, psychological counselling, school counseling, management, education
TÓM TẮT:
Tư vấn tâm lý cho học sinh Trung học phổ thông (THPT) ngày càng trở nên cấp thiết trong xu thế
xã hội hiện nay. Đó là những đòi hỏi tất yếu nhằm giải tỏa những bức xúc, vướng mắc trong học tập, sinh
hoạt, hướng nghiệp…, có được sự thăng bằng về tâm lý, sự hiểu biết và phương hướng phát triển nhân
cách đúng đắn. Nhu cầu cần tư vấn của học sinh ngày càng trở nên cấp bách trước thực trạng hiện nay khi
các em học sinh đang gặp nhiều khó khăn cần hỗ trợ và giúp đỡ. Có thể nói hoạt động tham vấn tâm lý
(HĐTVTL) là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, có vai trò quan trọng trong việc tạo
nên những con người đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện. Tuy nhiên việc làm thế nào để việc quản lý
HĐTVTL mang lại hiệu quả cao nhất, phát huy được hết tác dụng và đáp ứng nguồn nhân lực cho công
cuộc đổi mới là điều hết sức cần thiết. HĐTVTL có vai trò quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ tới sự


phát triển nhân cách của các em. Trên cơ sở lý luận về quản lý HĐTVTL, chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên
cứu thực trạng quản lý HĐTVTL tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm đề xuất
những biện pháp góp phần nâng cao công tác quản lý hoạt động tư vấn tâm lý tại các trường THPT.
Từ khóa: THPT, tư vấn, tâm lý, tư vấn tâm lý học đường, quản lý giáo dục

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế xã hội, các yêu cầu
ngày càng cao của nhà trường và cả những điều bất cập trong thực tiễn giáo dục; thêm
vào đó là sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ, thầy cô đang tạo ra những áp lực rất lớn và gây
ra căng thẳng cho HS trong cuộc sống, trong học tập và trong quá trình phát triển. Mặt
khác, sự hiểu biết của HS về bản thân mình cũng như kỹ năng sống của các em vẫn còn
hạn chế trước những sức ép nói trên. Thực tế cho thấy HS trong nhà trường phổ thông có
thể có những rối loạn về tâm lý, rối loạn phát triển và kỹ năng nhà trường (như đọc, viết,
tính toán…), những rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm hay những rối loạn về hành vi
(như gây rối, bỏ học, trộm cắp…) hậu quả là ngày càng có nhiều học sinh gặp không ít
khó khăn trong học tập, tu dưỡng đạo đức, xây dựng lý tưởng sống cho mình cũng như

1


xác định cách thức ứng xử cho phù hợp với các mối quan hệ xung quanh. Vì vậy các HS
rất cần sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn, của các thầy cô giáo và cha mẹ, các em đều
có nhu cầu cần được sự giúp đỡ của người lớn để thoát khởi sự khủng hoảng về tâm lý
trong quá trình phát triển của mình.
Đứng trước thực trạng trên rất cần có những hoạt động tâm lý học đường cho HS.
Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta các hoạt động trợ lý tâm lý trong trường học còn chưa được
thực hiện một cách phổ biến và chưa được chú trọng một cách hợp lý, hoạt động tư vấn của
các trường THPT hiện nay chưa mang tính hệ thống và chưa đáp ứng được nhu cầu tư vấn
tâm lý ngày càng cao ở học đường.
Theo khảo sát hiện nay một số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có

lập các phòng tư vấn nhưng hoạt động chưa có hiệu quả cao do công tác quản lý và do bất
cập về đội ngũ tham gia hoạt động tư vấn tâm lý chưa qua trường lớp đào tạo hoặc chưa
được bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn. Việc quản lý các hoạt động tư vấn tâm lý ở các
trường THPT chỉ mang tính hình thức, đối phó. Đa số học sinh khi gặp khó khăn đều tự
mình giải quyết hoặc chỉ tham khảo ý kiến qua các hình thức khác thay vì đến phòng tư
vấn tâm lý của nhà trường. Trước thực trạng trên, việc thành lập các trung tâm tư vấn tâm
lý học đường để giúp học sinh tháo gỡ những nút thắt trong nhận thức, cảm xúc và hành vi
là một việc làm có ý nghĩa và thiết thực. Trên thực tế, số trường THPT trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng có phòng tư vấn tâm lý rất ít, công tác quản lý còn thiếu chặt chẽ chỉ mang
nặng tính thức và đối phó. Vì vậy việc tìm hiểu, phân tích và đưa ra những biện pháp nhằm
nâng cao tính hiệu quả của hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh THPT là rất cần thiết.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
Khái niệm tư vấn tâm lý học đường
Hội ngành tư vấn viên tâm lý thuộc Hiệp hội Tâm lý nước Mỹ năm 1961 lần đầu
tiên đã làm rõ ý nghĩa chức năng của hoạt động tư vấn tâm lý. Theo đó, 3 khuynh hướng
sau đây được hợp nhất lại trong tư vấn tâm lý (Counseling): Tư vấn hướng nghiệp
(Vocational Guidance), Tư vấn trắc nghiệm, chẩn đoán tâm lý (Psychometrics), và tư vấn
phát triển nhân cách (Personnality Development).
Tư vấn học đường bao gồm cả ý nghĩa “hướng dẫn” và tham vấn tâm lý.
- Hướng dẫn, cố vấn, cung cấp thông tin hướng nghiệp: trắc nghiệm, thông tin về
kết quả trắc nghiệm tâm lý, tính cách con người, thông tin về thị trường lao động, về thế
giới nghề nghiệp liên quan
- Tư vấn tâm lý, phát triển nhân cách (tư vấn phát triển, lắng nghe, khơi dậy…).
Cũng theo thời gian và kinh nghiệm, hoạt động hướng nghiệp và tư vấn tâm lý trong nhà
trường không chỉ là hoạt động đơn lẻ, mà là hoạt động nhằm xúc tác, thúc đẩy nhiều hoạt
động khác trong trường học, dưới sự lãnh đạo giáo dục đặc biệt của hiệu trưởng, dưới
hình thức một chương trình tổng thể tư vấn học đường (Comprehensive School
Counseling Program).[1]
Theo nghĩa hiện đại, kết quả của một thế kỷ phát triển, tham vấn học đường ngoài ý

nghĩa thông thường bao gồm hoạt động hướng nghiệp và tham vấn tâm lý, còn là một
chương trình giáo dục theo từng thời kỳ, có sự thông đạt và tham gia tổng lực của nhà

2


trường, quan tâm đến kiến thức, kỹ năng học sinh và cả giáo viên, phụ huynh là những
người trực tiếp tham gia giaó dục học sinh: Chương trình tổng thể tư vấn học đường .
Tóm lại, tư vấn tâm lý học đường là hoạt động nhằm hỗ trợ, giúp đỡ học sinh trong
việc giải quyết các khó khăn nảy sinh trong học tập, trong hoạt động hướng nghiệp và
trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy, cô giáo, người thân…[2,177]
Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý trong trường học
Theo văn bản số 9971/BGD&ĐT-HSSV ngày 28/10/2005 của Bộ Giáo dục- đào tạo
về việc Triển khai công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên thì Tư vấn cho học sinh, sinh
viên là phương pháp tác động mang tính định hướng giáo dục tới những học sinh, sinh
viên đang có những khó khăn tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi cần được giải
đáp, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong hướng nghiệp, trong tìm kiếm việc
làm cần được người am hiểu và có trách nhiệm trợ giúp, tham vấn giải quyết để chọn
được cách xử lý đúng, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh,
sinh viên thực hiện được nguyện vọng của mình.
Trong thời gian qua, một số trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đã
chủ động tổ chức những hoạt động tư vấn, tìm việc làm cho học sinh, sinh viên và phần
lớn đã hình thành trung tâm (có nơi là nhóm, bộ phận, câu lạc bộ hoặc do nhà trường
hoặc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên trường đảm nhiệm, ...) giúp tư vấn việc
làm cho học sinh, sinh viên. Một số trường phổ thông đã tổ chức tham vấn học đường cho
học sinh trung học phổ thông, thu hút đông đảo các em tham gia và có hiệu quả cao. Hoạt
động của bộ phận tư vấn nói trên đã đáp ứng được một phần nhu cầu bức xúc về giải đáp
những vướng mắc trong tâm lý, tình cảm của những học sinh, sinh viên tham gia, giải
quyết được việc làm cho nhiều sinh viên sau tốt nghiệp và đã trở thành địa chỉ đáng tin
cậy của học sinh, sinh viên trước và sau khi tốt nghiệp ra trường.

Quản lý HĐTVTL là một bộ phận của quá trình quản lý trường học, bao gồm các
hoạt động như tư vấn tâm lý, tổ chức, các nguồn lực, các tác động của tập thể sư phạm,
của giáo viên, học sinh, của các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường theo
kế hoạch và được tổ chức trong khuôn khổ thời gian ngoài chương trình giáo dục chính
khóa và ngoài giờ học trên lớp nhằm hỗ trợ cho học sinh khi gặp khó khăn về tâm lý và
phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, tạo ra hiệu quả giáo dục cần thiết.
HĐTVTL được tổ chức trong nhà trường và do nhà trường quản lý, tiến hành ngoài
giờ dạy học trên lớp với sự tham gia của các CB, GV được chọn lựa ngay từ đầu năm
học.
HĐTVTL được tiến hành xen kẽ trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã
hội, được diễn ra trong suốt năm học và có thể cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình
giáo dục, hỗ trợ tâm lý cho các em, làm cho quá trình đó được thực hiện mọi lúc, mọi nơi.
Như vậy có thể hiểu quản lý HĐTVTL cho học sinh là quá trình tác động của chủ
thể quản lý (Hiệu trưởng và bộ máy giúp việc của hiệu trưởng) đến tập thể giáo viên và
học sinh, được tiến hành ngoài giờ học chính khóa theo chương trình và kế hoạch nhằm
đạt được mục đích giáo dục học sinh một cách toàn diện.
Hiệu trưởng trên cơ sở nắm vững các chủ trương của Bộ GD&ĐT về việc tổ chức
TVTL cho học sinh ở trường THPT để đi đúng hướng, mềm hóa nội dung, đa dạng hóa

3


về hình thức, thực hiện từng bước việc quản lý HĐTVTL cho học sinh tại trường theo các
nội dung sau: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của HĐTVTL; Xây
dựng kế hoạch quản lý HĐTVTL và kế hoạch hoạt động; Tổ chức, chỉ đạo HĐTVTL;
Kiểm tra đánh giá kết quả HĐTVTL; Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham gia vào Tổ tư
vấn tâm lý và Ban quản lý HĐTVTL; Xây dựng điều kiện quản lý HĐTVTL
2. 2. Phương pháp nghiên cứu và đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát
CBQL, GV tham gia TVTL, GVCN và HS của các trường THPT Nguyễn Trãi,

Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hiền, Thái Phiên, Phan Châu Trinh, Phạm Phú Thứ.
Bảng 2.1. Thực trạng đối tượng khảo sát và địa bàn khảo sát
THPT
THPT THPT THPT Tổng
THPT THPT
Phan
Nguyễn Phạm Nguyễn mẫu
Stt
Đối tượng khảo sát
Nguyễn Thái
Châu
Thượng Phú
Trãi điều
Hiền Phiên
Trinh
Hiền Thứ
tra
1 CBQL(BGH,BTĐ,TTCM) 5
3
3
3
3
3
20
2 GV
15
15
15
15
15

15
90
3 HS
50
50
50
50
50
50
300
4 CMHS
10
10
10
10
10
10
60
5 GV – TVV
2
2
2
2
2
2
12
Tổng
82
80
80

80
80
80
482
Phương pháp khảo sát
Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn và điều tra bằng bảng hỏi để thực hiện.
Bảng hỏi được thiết kế thành 4 phiếu hỏi: Phiếu hỏi dành cho Cán bộ quản lý, GV, Cha
mẹ phụ huynh và học sinh. Các câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá các nội dung về
công tác tham vấn tâm lý học đường và quản lý công tác tư vấn tâm lý học đường hiện
nay tại các trường THPT thành phố Đà Nẵng.
2.3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
2.3.1. Thực trạng HĐTVTL cho học sinh tại các trường THPT trên địa bàn
Đà Nẵng
Thực trạng đội ngũ tư vấn viên của các trường THPT
Hiện nay, các trường học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa thực sự có đội ngũ
chuyên trách về công tác tham vấn học đường. Ở các trường có thành lập tổ tham vấn
tâm lý, tuy nhiên các giáo viên tham gia vào tổ này thì chưa được đào tạo chính quy. Bộ,
ngành giáo dục chưa đưa ra chỉ tiêu biên chế trong các trường học, do vậy mà chưa khẳng
định được vị trí, vai trò của công tác tham vấn học đường hiện nay.
Theo thống kê tại các trường THPT có 92,76% cán bộ, giáo viên tham gia vào Tổ tư vấn
tâm lý chưa qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn hoặc được đào tạo về chuyên
ngành tâm lý. Có 7,2 % giáo viên được tham gia lớp tập huấn giáo viên chủ nhiệm với công
tác tư vấn tâm lý - giáo dục cho học sinh trung học (Trường THPT Nguyễn Hiền và trường
THPT Phan Châu Trinh).
Như vậy với thống kê như trên thực tế các Tổ tư vấn của các trường THPT đều
hoạt động theo kiểu không chuyên hoặc bán chuyên nghiệp của các thầy cô biên chế
trong nhà trường.

4



Thực trạng hoạt động của Tư vấn viên (TVV)
Để khảo sát về thực trạng hoạt động của tư vấn viên các trường THPT, chúng tôi
phỏng vấn trực tiếp 3 CBQL, và phát phiếu hỏi cho 6 CBQL, 12 TVV của 6 trường
THPT. Kết quả cho thấy hoạt động của các tư vấn viên chưa thật sự hiệu quả, thiếu tính
chuyên nghiệp.
Qua phỏng vấn và khảo sát 20 CBQL, 12 GV (tổng số người phỏng vấn 32) tham
gia TVTL (TVV) tại các trường THPT về hoạt động của tư vấn viên thì rất ít tư vấn viên
xây dựng kế hoạch hoạt động cá nhân về việc triển khai thực hiện các chỉ đạo của nhà
trường mà chỉ thực hiện theo kế hoạch chung của Tổ tư vấn tâm lý đầu các năm học.
Khảo sát về mức độ thực hiện việc tư vấn cho học sinh thì có 43.8% cho rằng thực
hiện không thường xuyên, 21.8% CBQL và TVV cho rằng thực hiện thường xuyên (số
TVV và CBQL cho rằng thực hiện thường xuyên là trường THPT Phan Châu Trinh và
THPT Nguyễn Hiền). Thực tế tại các trường THPT, việc TVV tư vấn cho lãnh đạo nhà
trường về việc nâng cao chất lượng HĐTVTL của nhà trường là hạn chế. Có đến 75%
TVV đánh giá ở mức độ không thường xuyên và 35% CBQL cũng đánh giá ở mức độ
này.
Ngoài các hoạt động trên TVV cần báo cáo cho BGH về kết quả thực hiện các
cuộc tư vấn cho học sinh định kỳ hàng tuần, hàng tháng để nhà trường nắm bắt được tình
hình HĐTVTL của các TVV. Qua khảo sát thực tế cho thấy có 41.7%TVV và 20% CBQL
cho rằng TVV rất thường xuyên báo cáo về HĐTVTL, 25% TVV và 15% CBQL đánh giá
ở mức “không thường xuyên”. Với kết quả khảo sát trên chúng tôi nhận thấy, các TVV
nói riêng và nhà trường nói chung chưa coi trọng hoạt động này.
Thực trạng về các phương pháp hỗ trợ tư vấn tâm lý ở các trường THPT
Với phương pháp lập chương trình hướng dẫn/ giáo dục “nhằm mục đích giúp học sinh
tự nhận thức bản thân, phát triển các kĩ năng” được GV và HS đánh giá từ 4% đến 8.9%
ở mức độ “Rất thường xuyên”, mức độ “thỉnh thoảng” có 28.7% HS và 18.9% GV chọn.
Đánh giá mức độ hiệu quả của phương pháp này, tỉ lệ chiếm cao nhất được HV và HS
chọn “Không hiệu quả” với tỉ lệ từ 58.3% và 62.2% trên mức trung bình. Như vậy các
trường THPT được khảo sát cho là có sử dụng phương pháp hỗ trợ này nhưng không

thường xuyên và không có tính khả thi cao.
Khảo sát “Phương pháp hướng dẫn lập kế hoạch cá nhân” với mục đích giúp học
sinh và cha mẹ định hướng học tập, đào tạo và kế hoạch nghề nghiệp, đa số HS và GV cho
rằng Tổ tư vấn tâm lý đã thường xuyên sử dụng phương pháp hỗ trợ này, tỉ lệ có 71.1% GV
và 59.3 GV đánh giá ở mức độ “Thường xuyên” và tính hiệu quả của phương pháp này cũng
được nhiều HS và GV chọn với tỉ lệ trung bình là 72%, chiếm tỉ lệ cao nhất ở mức độ “Hiệu
quả”.
Với “Phương pháp hỗ trợ phòng ngừa và can thiệp” nhằm hỗ trợ can thiệp kịp
thời những nhu cầu, khó khăn, lo lắng, khủng hoảng trước mắt của học sinh, chỉ có 5.6%
GV và HS chọn ở mức“Rất thường xuyên”, 62.2% GV và 27.6% HS đánh giá ở mức độ
“không thường xuyên” có 82.2% HS chọn ở mức “Thỉnh thoảng” thực hiện. Đánh giá ở
mức độ hiệu quả áp dụng phương pháp này đa số học sinh và giáo viên chọn mức độ
“Không hiệu quả”. Thực tế khảo sát đã cho thấy các nhà trường chưa quan tâm một cách

5


sâu sắc đến các phương pháp phòng ngừa và can thiệp, điều đó cũng phù hợp với tình
hình thực tế hiện nay về sự manh nha, non trẻ của hoạt động hỗ trợ tâm lý tại các trường
học.
Thực trạng về điều kiện hỗ trợ hoạt động tư vấn tâm lý trong trường học
Để HĐTVTL đạt hiệu quả cao, hiệu trưởng các trường cần tính đến các điều kiện
phục vụ HĐTVTL của nhà trường. Chúng tôi tiến hành khảo sát 20 CBQL và 90 GV với 5
tiêu chí: Đảm bảo về nguồn lực, đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động tư vấn tâm lý; đảm
bảo nội dung và phương thức hoạt động của phòng tư vấn tâm lý; đảm bảo điều kiện về
cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động tư vấn tâm lý của nhà trường; đảm bảo
điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động tư vấn tâm lý của nhà
trường; đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động tư vấn
tâm lý của nhà trường. Kết quả khảo sát cho thấy có 85.6% CBQL và GV cho rằng việc đảm
bảo về nguồn lực, đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động tư vấn tâm lý là rất quan trọng và

không có CBQL và GV nào đánh giá ở mức độ “không quan trọng”. Điều này chứng tỏ nhà
trường rất quan tâm đến nguồn lực, đội ngũ cán bộ tham gia HĐTVTL. Về điều kiện đảm
bảo nội dung và phương thức hoạt động của phòng tư vấn tâm lý mức độ “rất quan trọng”
chiếm tỉ lệ cao nhất 63.3% và thấp nhất 11.1% ở mức “không quan trọng”.
Với điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động tư vấn tâm lý
của nhà trường có 12/20 CBQL cho rằng “rất quan trọng” và 57/90 GV cũng chọn ở mức
độ này.
2.3.2. Thực trạng quản lý HĐTVTL ở các trường THPT
Thực trạng nhận thức của GV, HS, CBQL về HĐTVTL
Để điều tra nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về vị trí,
vai trò của hoạt động TVTL chúng tôi vừa tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi vừa kết hợp
với phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu được mô tả ở bảng sau:
Bảng 2.2 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ
huynh học sinh về vị trí, vai trò của HĐTVTL
Không quan
Rất quan trọng
Quan trọng
Đối tượng điều tra
trọng
SL
%
SL
%
SL
%
Cán bộ quản lý (20)
19
95
01
5

0
0
Giáo viên (90)
89
98
01
2
0
0
Học sinh (300)
230
76
58
19
11
3
Phụ huynh (60)
52
87
8
13
0
0
Tổng (470)
390
83
68
14
12
3

[Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo TP Đà Nẵng]
Qua bảng 2.2 chúng tôi nhận thấy: 95% cán bộ quản lý được hỏi đều khẳng định
HĐTVTL có vị trí, vai trò rất quan trọng và “Giúp học sinh giải quyết những vướng mắc,
khó khăn chưa được giải quyết trong tâm lý, tình cảm, những bức xúc lứa tuổi”, có 84%
CBQL cho rằng HĐTVTL “Giúp đỡ cá nhân tất cả học sinh hay các nhóm học sinh riêng
biệt xây dựng kế hoạch phát triển học tập, định hướng nghề nghiệp, xác định mục tiêu kế
hoạch xây dựng nhân cách, học tập các kỹ năng xã hội”; 5% cán bộ quản lý khẳng định
HĐTVTL có vị trí, vai trò quan trọng và không có cán bộ quản lý nào cho rằng HĐTVTL

6


không có vị trí, vai trò gì. Điều đó chứng tỏ 100% cán bộ quản lý đều nhận thức vị trí, vai trò
quan trọng của HĐTVTL trong nhà trường.
Bảng khảo sát cũng cho thấy có 52% CBQL chọn nội dung HĐTVTL có vai trò
quan trọng trong việc “Hỗ trợ nhà trường trong việc hoạch định các chiến lược giáo dục
toàn diện cho học sinh, cách thức phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục, cách thức
tổ chức các hoạt động nhằm phát triển và ngăn ngừa các hành vi nguy cơ trong trường
học của học sinh”.
Thực trạng quản lý xây dựng chương trình, kế hoạch của HĐTVTL
Kết quả khảo sát về nội dung chương trình, kế hoạch của HĐTVTL cho thấy, có
79% giáo viên và 82% học sinh cho rằng Hiệu trưởng đã có kế hoạch, chương trình cụ thể
về hoạt động của Tổ tư vấn tâm lý ngay từ đầu năm học. Qua khảo sát chỉ có 15% CBQL
cho rằng Hiệu trưởng rất thường xuyên xây dựng kế hoạch, chương trình HĐTVTL của
lãnh đạo nhà trường và chỉ đạo việc xây dựng CT, KH HĐNGLL của Tổ TVTL. Mức độ
hiệu quả của hai hoạt động này cũng không cao chỉ ở mức từ 5% đến 10% CBQL chọn ở
mức “Rất hiệu quả”. Đối với GV khi được khảo sát chúng tôi nhận được kết quả về mức
độ thực hiện “Rất thường xuyên” cũng khá thấp từ 10% đến 12%. Có 44% GV cho rằng
việc quản lý hai hoạt động này của lãnh đạo nhà trường “Không hiệu quả”.
Bảng 2.3 Thực trạng quản lý xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của

HĐTVTL
Nội dung
Nhóm
Mức độ thực hiện
Kết quả thực hiện
đánh giá RTX TX KTX KTH RHQ HQ IHQ KHQ
Xây dựng kế
CBQL SL
3
5
11
1
2
3
5
10
% 15
25
55
5
10
15
25
50
hoạch, chương
SL
6
11
24
9

5
7
18
20
trình HĐTVTL của GV
% 12
22
48
18
10
14
36
40
lãnh đạo nhà
trường
Chỉ đạo việc xây
CBQL SL
3
3
7
7
2
4
11
3
% 15
15
35
35
10

20
55
15
dựng CT, KH
GV
SL
5
8
16
21
7
7
14
22
HĐNGLL của Tổ
% 10
16
32
42
14
14
28
44
TVTL
Duyệt KH, CT
CBQL SL
2
2
8
8

2
2
8
8
% 10
10
40
40
10
10
40
40
HĐTVTL
GV
SL
6
4
19
21
6
7
22
15
% 12
8
38
42
12
14
44

30
Kiểm tra, đánh giá CBQL SL
3
5
7
5
3
5
7
5
% 15
25
35
25
15
25
35
25
việc thực hiện CT,
GV
SL
9
11
11
19
6
6
19
19
KH của HĐTVTL

% 18
22
22
38
12
12
38
38
[Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo TP Đà Nẵng]
Tình hình khảo sát trên thực tế cho thấy có 100% GV cho rằng chưa thường xuyên
việc chỉ đạo và theo dõi hoạt động của Tổ tư vấn tâm lý, chưa thực hiện nghiêm túc các
buổi trực theo chỉ đạo của nhà trường; nhà trường chưa thường xuyên duyệt KH, CT
HĐTVTL và chỉ đạo các giáo viên tham gia Tổ tư vấn tâm lý thực hiện đúng các yêu cầu

7


về nhiệm vụ, chức năng của tư vấn viên, chú ý đến các đối tượng học sinh được tư vấn
tâm lý.
Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu đã ra quyết định thành lập Tổ tư vấn tâm lý,
xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động cụ thể. Tuy nhiên công tác kiểm tra, đánh
giá việc thực hiện CT, KH của HĐTVTL của các trường thực hiện chưa thật sự hiệu quả,
có 38% GV và 25% CBQL cho rằng công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương
trình, kế hoạch HĐTVTL không hiệu quả.
Như vậy với kết quả khảo sát mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện về thực trạng
quản lý xây dựng chương trình, kế hoạch HĐTVTL của các trường THPT hiện nay chưa hiệu
quả và thực hiện không thường xuyên.
Thực trạng quản lý công tác phối hợp với các tổ chức trong HĐTVTL
Hiện nay các trường THPT đều có kế hoạch phối hợp với các tổ chức trong và
ngoài nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả của HĐTVTL.

Nhìn vào bảng khảo sát dưới đây ta thấy với nội dung “Phối hợp với ĐTNCS Hồ chí
Minh và Công đoàn nhà trường” các trường THPT cũng đã phối hợp nhằm tổ chức, quản
lý HĐTVTL, tuy nhiên mức độ “thường xuyên” chỉ đạt ở mức 20% đến 23.3 % và
“không thực hiện” chiếm tỉ lệ 8%. Với nội dung “Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh”,
các trường THPT cũng đã phối kết hợp trong HĐTVTL, tuy nhiên mức độ “không
thường xuyên” được CBQL và GV lựa chọn nhiều nhất với tỉ lệ từ 30% đến 33.3%.
Kết quả khảo sát về nội dung “Phối hợp với chính quyền địa phương” thì có
36.6%GV và 15% CBQL chọn ở mức độ “Thỉnh thoảng”, như vậy mức độ thực hiện chỉ
đạt được ở mức trung bình, chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong HĐTVTL của nhà trường.
Chúng tôi có khảo sát nội dung “Phối hợp với Bênh viện tâm thần Đà Nẵng” trong
HĐTVTL của nhà trường thì mức độ “thường xuyên” không có CBQL và GV nào chọn,
có đến 63.3% GV đánh giá ở mức độ “Không thực hiện. Để hoạt động TVTL nhà trường
hoạt động một cách hiệu quả các trường cần phối hợp với bệnh viên tâm thần để tư vấn
về chuyên môn, cách thức tư vấn đặc biệt đối với những trường hợp cần điều trị tâm lý.
2.4. Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng HĐTVTL
Từ thực tế HĐTVTL tại các trường THPT hiện nay, nhiệm vụ quan trọng và cấp
thiết của các nhà quản lý là tìm kiếm những giải pháp ưu việt để HĐTVTL tại trường đạt
hiệu quả như mong đợi. Từ thực trạng nêu trên, bài báo đề xuất các biện pháp quản lý
HĐTVTL cho học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai
đoạn hiện nay như sau:
1) Nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên - Tư vấn viên về hoạt động tư
vấn tâm lý trong nhà trường. Trước hết, hiệu trưởng phải nhận thức đúng đắn về vai trò,
vị trí của hoạt động TVTL đối với việc giáo dục toàn diện cho HS hướng tới mục tiêu giáo
dục của nhà trường phổ thông. Từ đó mới có những biện pháp để động viên mọi thành viên
của Ban chỉ đạo hoạt động TVTL tham gia tích cực các hoạt động TVTL và tổ chức tốt đội
ngũ tư vấn viên, giáo viên chủ nhiệm tham gia vào hoạt động TVTL, nhất là động viên và
sử dụng những giáo viên có kinh nghiệm, có kỹ năng giao tiếp, thấu hiểu mọi vấn đề để
làm nòng cốt cho các hoạt động.

8



2) Kế hoạch hoá HĐTVTL trong nhà trường. BGH cần xây dựng toàn bộ
chương trình hoạt động TVTL của nhà trường, của Tổ tư vấn tâm lí căn cứ vào hướng
dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo. Xây dựng kế hoạch sử dụng
nguồn tài chính, vật chất đảm bảo, sự ủng hộ của các lực lượng ngoài nhà trường. Việc
xây dựng kế hoạch hoạt động trong cả năm học sẽ giúp cho người quản lý có cái nhìn bao
quát về hoạt động TVTL diễn ra trong một năm như thế nào.
3) Hoàn thiện bộ máy nhân sự làm công tác TVTL. Thành lập Ban chỉ đạo bao
gồm: Hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng), bí thư Đoàn thanh niên, tổ trưởng tổ chủ nhiệm, đại
diện Ban chấp hành Công đoàn, trưởng ban đại diện Hội CMHS, và một số giáo viên có
năng lực trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
4) Điều chỉnh mô hình tư vấn tâm lý tại các trường THPT. Hỗ trợ giáo viên, cán bộ
quản lý, cha mẹ học sinh trong việc vận dụng kiến thức tâm lý học và giáo dục học để nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, để dự phòng, từ đó ngăn chặn sự phát triển không lành
mạnh về sức khoẻ tinh thần ở học sinh; Trực tiếp tìm hiểu, can thiệp sớm với những trường
hợp mới chớm có dấu hiệu rối nhiễu.
Ngoài những nội dung trên các trường cần điều chỉnh mô hình tư vấn tâm lý theo nội
dung sau:
Bảng 2.4. Bảng mô hình TVTL
Nội dung
Bước thực hiện
Tổ chức cấp độ dự phòng
Bước 1
Tổ chức Tư vấn nhóm
Bước 2
Tổ chức Tư vấn cá nhân
Bước 3
Tổ chức phối hợp với chuyên gia TL
Bước 4

Tổ chức phối hợp điều trị
Bước 5
5) Bồi dưỡng đội ngũ GV, TVV về năng lực TVTL: Bồi dưỡng nhận thức, ý
thức; Bồi dưỡng năng lực TVTL; Bồi dưỡng khả năng ứng xử.
6) Tăng cường rèn luyện kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh: Tăng cường
công tác tuyên truyền; Các cơ quan chức năng, các đoàn thể xã hội cần phối hợp tốt với
nhà trường đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, đạo đức cho học
sinh, các trường học chủ động phối hợp với gia đình- nhà trường - xã hội trong việc giáo
dục học sinh; Nhà trường giúp gia đình tư vấn giáo dục học sinh, tổ chức nhiều hoạt động
ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giá trị
sống cho các em học sinh.
7) Quản lí các điều kiện hỗ trợ HĐTVTL trong trường học: Tăng cường cơ sở vật
chất, nguồn tài chính cho tổ chức hoạt động TVTL; Có kế hoạch xây dựng, trang bị cơ sở vật
chất trước mắt và lâu dài cho trường bằng các nguồn lực khác nhau;
8) Tăng cường quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn tâm lý cho học
sinh. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá quản lý hoạt động TVTL để điều chỉnh kế
hoạch, điều chỉnh những biện pháp quản lý; Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động của
các bộ phận, của các cá nhân tư vấn viên.
3. KẾT LUẬN

9


Với những đề xuất các giải pháp nêu trên, các trường THPT có thể thực hiện được
phương châm “Phòng tư vấn là chỗ dựa của học sinh”, ở đó các em được cảm thông, giúp
đỡ và trưởng thành theo đúng tính cách của mình.
Các HĐTVTL học đường cần đa dạng từ hoạt động đào tạo đến nghiên cứu, ứng dụng
và xâu chuỗi lại thành một hoạt động chung nhất về mục tiêu, chương trình. Các nhà quản
lý cần làm tốt công tác tuyên truyền cho học sinh, phụ huynh và những người làm công
tác giáo dục nhận thức được tính cấp thiết công tác hỗ trợ tâm lý học đường, mà công tác

tham vấn học đường là hoạt động cần thiết trong bất cứ một nhà trường phổ thông nào tạo
nên chất lượng cuộc sống học sinh và đảm bảo giáo dục toàn diện cho học sinh.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Thị Minh Đức – Đỗ Hoàng, Tham vấn học đường – nhìn từ góc độ giới, Tạp chí
Tâm lý học, số 11 (92), tháng 11 năm 2006.

[2] Báo cáo khoa học hội nghị quốc tế lần thứ 2 về tâm lý học đường tại Việt Nam, thúc đẩy
nghiên cứu và thực hành tâm lý học đường tại Việt Nam, NXB Đại học Huế, 2011

[3] Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), văn bản số 9971/BGD&ĐT-HSSV ngày
28/10/2005 về việc Triển khai công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên thì Tư vấn
cho học sinh, sinh viên

10



×