Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Thực trạng pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.07 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM THỊ VÂN ANH

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT
VỀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
TRONG LĨNH VỰC BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Định hướng ứng dụng

HÀ NỘI – 2018
A


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM THỊ VÂN ANH

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT
VỀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
TRONG LĨNH VỰC BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM


Chuyên ngành :

Luật Kinh tế

Mã số

8380107

:

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Định hướng ứng dụng

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Thị Vân Anh

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh
ủng hộ, khuyến khích trong suốt quá trình thực hiện Luận văn.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo và các cán
bộ đang giảng dạy, công tác tại Đại học Luật Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho em cũng như các học viên khác trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Giảng viên hướng dẫn PGS.TS.Nguyễn
Thị Vân Anh đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo giúp đỡ em trong quá trình bổ sung
kiến thức và hoàn thành Luận văn này.
Trong quá trình thực hiện Luận văn, chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy

cô giáo và các bạn quan tâm.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm
Tác giả

Phạm Thị Vân Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

PHẠM THỊ VÂN ANH


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

CQCT

Cơ quan cạnh tranh

LCT 2004


Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 được Quốc Hội khóa
XI nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành
ngày 03 tháng 12 năm 2004, có hiệu lực đến ngày 30
tháng 06 năm 2019.

LCT 2018

Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 được Quốc Hội khóa
XIV nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban
hành ngày 12 tháng 06 năm 2018, có hiệu lực từ ngày 01
tháng 07 năm 2019.

OECD

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế

QLCT

Quản lý cạnh tranh

PLCT

Pháp luật Cạnh tranh

TTKT

Tập trung kinh tế

UBCTQG


Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

UNCTAD

Diễn đàn Thương mại và phát triển Liên Hợp Quốc


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BÁN LẺ VÀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT TẬP
TRUNG KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM..... 6
1.1. Khái quát về thị trường bán lẻ và tập trung kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ ......... 6
1.1.1. Khái niệm về thị trường bán lẻ .................................................................... 6
1.1.2. Khái quát về tập trung kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ .................................... 9
1.2. Khái quát pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt
Nam .............................................................................................................. 20
1.2.1. Sự cần thiết phải kiểm soát bằng pháp luật hoạt động tập trung kinh tế trong
lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam ..................................................................... 20
1.2.2. Hệ thống pháp luật về kiểm soát TTKT trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam 22
Tiếu kết Chương 1.................................................................................................. 27
Chương 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ KIỂM SOÁT TẬP
TRUNG KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM... 28
2.1. Quy định pháp luật về chủ thể tham gia tập trung kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ
tại Việt Nam.................................................................................................. 28
2.2. Quy định về các hình thức tập trung kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt
Nam .............................................................................................................. 31
2.2.1. Hình thức sáp nhập doanh nghiệp ............................................................. 31
2.2.2. Hình thức hợp nhất doanh nghiệp ............................................................. 32
2.2.3. Hình thức mua lại doanh nghiệp bán lẻ ..................................................... 32
2.2.4. Hình thức liên doanh giữa các doanh nghiệp bán lẻ................................... 34

2.2.5. Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật ............. 34
2.3. Quy định về quy trình kiểm soát tập trung kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt
Nam .............................................................................................................. 35
2.3.1. Thông báo tập trung kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ ..................................... 36
2.3.2. Thẩm định việc tập trung kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ.............................. 42
2.3.3. Ra quyết định liên quan đến vụ việc TTKT trong lĩnh vực bán lẻ .............. 48


2.4. Quy định về cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm soát tập trung kinh tế và
các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế trong lĩnh vực bán
lẻ tại Việt Nam .............................................................................................. 51
2.4.1. Về cơ quan thực hiện kiểm soát tập trung kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ tại
Việt Nam .................................................................................................. 51
2.4.2. Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế trong lĩnh vực bán
lẻ tại Việt Nam.......................................................................................... 52
Tiểu kết Chương 2.................................................................................................. 53
Chương 3 THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT TẬP
TRUNG KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM
VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN............................................................. 55
3.1. Thực tiễn hoạt động tập trung kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam ...... 55
3.2. Đánh giá thực trạng thi hành pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế trong lĩnh
vực bán lẻ tại Việt Nam................................................................................. 56
3.2.1. Những kết qủa đạt được ............................................................................ 56
3.2.2. Những hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật kiểm soát tập trung kinh
tế trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam và nguyên nhân ............................... 58
3.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế trong
lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.......................................................................... 61
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến cạnh tranh và kiểm soát
tập trung kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam .................................. 61
3.3.2. Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật cạnh tranh kiểm soát các hoạt động tập

trung kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ ............................................................ 67
Tiểu kết Chương 3.................................................................................................. 73
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 76


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, Việt Nam nổi lên như một thị trường hấp dẫn đối

với các nhà đầu tư nước ngoài. Một trong những cách thức đầu tư vừa hiệu quả vừa
giúp các nhà đầu tư tiết kiệm nguồn lực, giảm thiểu chi phí và các rào cản gia nhập thị
trường là thông qua các hoạt động tập trung kinh tế (TTKT) như mua lại doanh nghiệp,
sáp nhập doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp... Thị trường đã chứng kiến
làn sóng mua bán sáp nhập các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, nhiều thương vụ
cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn, những thương vụ doanh nghiệp nước
ngoài chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và những vụ thâu tóm giá trị cao... Năm 2018
đánh dấu 10 năm chặng đường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo
thống kê, đã có 4.353 thương vụ TTKT, với tổng giá trị đạt 48,8 tỷ USD được thực
hiện trong giai đoạn 2009-2018. Tổng giá trị TTKT tại Việt Nam năm 2017 đạt 10,2 tỷ
USD, mức cao nhất từ trước đến nay và tăng trưởng 175% so với năm 2016. Trong 6
tháng đầu năm 2018, tổng giá trị các thương vụ TTKT tại Việt Nam đạt 3,55 tỷ USD
(bằng 155% cùng kỳ năm 2017).1 Các số liệu trên cho thấy TTKT tại Việt Nam có
nguy cơ tiềm ẩn những yếu tố hình thành các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh và có
thể gây ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh.Vì vậy, các hoạt động TTKT cần được
các cơ quan quản lý nhà nước giám sát, kiểm soát chặt chẽ.

Luật Cạnh tranh năm 2004 (LCT 2004) ra đời đánh dấu bước tiến mới trong
việc nhận thức vai trò của cạnh tranh đối với nên kinh tế trong tư duy của các nhà lập
pháp ở Việt Nam. Kể từ khi ra đời Luật canh tranh Việt Nam đã phát huy tốt hiệu lực
tác động mạnh mẽ đối môi trường cạnh tranh nhằm làm trong sạnh, lành mạnh các vấn
đề canh tranh. Tuy nhiên xã hội ngày càng phát triển, kinh tế cũng phát triển từng ngày
cùng với đó là tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những thay đổi lớn trong
chính sách canh tranh của các quốc gia nói chung cũng như của Việt Nam nói riêng.
Trong giai đoạn hiện nay Luật Cạnh tranh Việt Nam 2004 đã xuất hiện những bất cập,
hạn chế lớn cần có sự sửa đổi, bổ sung phù hợp nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội đã,
đang và sẽ diễn ra. Trước những nhu cầu nhằm đáp ứng thời kì mở cửa, ngày
12/06/2018, Quốc Hội khóa XIV của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã
thông qua Luật Cạnh tranh 2018 (LCT 2018), có hiệu lực từ ngày 01/07/2019, thay thế

Hồng Thoan (2018), Sôi động thị trường M&A tại Việt Nam, Báo Kiểm toán số 30 ngày 26/7/2018, truy cập
tại: ngày truy cập: 10/08/2018.
1


2

cho LCT 2004. Theo đó, cách tiếp cận của LCT 2018 về kiểm soát tập trung kinh tế có
nhiều thay đổi so với LCT 2004.
Đối với thị trường bán lẻ với dân số hơn 96 triệu người với gần 70% dân số ở
độ tuổi từ 15 đến 64 chính là nhân tố hứa hẹn tiềm năng phát triển của ngành bán lẻ.
Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, tỷ lệ đô thị hoá cao, điều kiện sống ngày càng
được nâng lên, môi trường kinh tế duy trì sự ổn định và thuế thu nhập doanh nghiệp có
xu hướng ngày càng giảm là những yếu tố khiến ngành bán lẻ của Việt Nam hấp dẫn
trong mắt nhà đầu tư. Thông qua các hình thức TTKT những năm gần đây các doanh
nghiệp bán lẻ lâu năm tại nước ngoài đã tiến hành các thương vụ nhằm giành lấy một
phần thị phần trên thị trường bán lẻ Việt Nam. Từ năm 2014 đến nay, TTKT trong lĩnh

vực bán lẻ ở Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết hàng loạt các thương vụ mua
bán sáp nhập lớn được thực hiện. Cùng với cam kết mở cửa trong khu vực từ năm 2018,
cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng từ các nước trong khối hiệp hội các nước Đông
Nam Á các doanh nghiệp kinh doanh nước ngoài trên thị trường bán lẻ đặc biệt là doanh
nghiệp thuộc các quốc gia thành viên ASEAN đã có những tính toán nhằm thâu tóm
thị trường bán lẻ ở Việt Nam. Việt Nam đang phải đối mặt với hàng hàng hóa nhập
ngoại tràn ngập thị trường, các doanh nghiệp trong nước có nguy cơ không thể cạnh
tranh.
Sau một thời gian tìm hiểu nghiên cứu trên phương diện lý thuyết cũng như
thực tiễn hoạt động TTKT trong lĩnh vực bán lẻ, tác giả đã chọn để tài: “Thực trạng
pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam” làm luận
văn Thạc sĩ Luật học của mình.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề TTKT cũng như pháp luật về kiểm soát TTKT đã được nhiều nhà khoa

học, nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Nhiều công trình khoa học đã đề cập đến thực
trạng hoạt động TTKT hiện nay. Có thể kể đến một số công trình như:
- “Báo cáo tập trung kinh tế Việt Nam năm 2014” của Cục Quản lý Cạnh tranh
(Cục QLCT) phát hành tháng 4 năm 2015. Thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng Bộ
Công Thương quản lý nhà nước về cạnh tranh, trong đó có nhiệm vụ kiểm soát TTKT,
Cục QLCT đã thực hiện Báo cáo TTKT Việt Nam nhằm cung cấp cho cộng đồng doanh
nghiệp và các bên liên quan một bức tranh tổng thể và toàn diện về thực trạng TTKT
tại Việt Nam và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này.
- “Hướng tới kiểm soát tập trung kinh tế hiệu quả tại Việt Nam” của Bùi
Nguyễn Anh Tuấn đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học Pháp lý số chuyên đề 3 năm


3


2017. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát TTKT,
trình bày những điểm bất cập của các quy định về TTKT trong Luật Cạnh tranh năm
2004, khuyến nghị xây dựng thể chế kiếm soát TTKT: mở rộng phạm vi và các hình
thức TTKT, bỏ quy định về hưởng miễn trừ
- “Kiểm soát tập trung kinh tế trên thị trường bán lẻ theo quy định của Luật
Cạnh tranh Việt Nam” của ThS. Phạm Phương Thảo đăng trên Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật số 9 năm 2017. Bài viết của tác giả đã phân tích những hạn chế của TTKT
trên thị trường bán lẻ tại Việt Nam cũng như những quy định pháp luật cạnh tranh
(PLCT) nhằm kiểm soát tình trạng này.
- “Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Luật
học của Hà Ngọc Anh, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018.
Thông qua việc nghiên cứu lý luận về pháp luật kiểm soát TTKT và thực tiễn thi hành,
luận án tiến sĩ của tác giả Hà Ngọc Anh đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về TTKT,
kiểm soát TTKT và pháp luật về kiểm soát TTKT; phân tích, đánh giá thực trạng quy
định pháp luật về kiểm soát TTKT và thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát TTKT
ở Việt Nam hiện nay và đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về
kiểm soát TTKT ở Việt Nam.
Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến TTKT nói chung và
kiểm soát TTKT trên thị trường bán lẻ nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên
sâu về thực trạng pháp luật về kiểm soát TTKT trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam ở
cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, đặc biệt trong bối cảnh LCT 2018 mới được thông qua,
có nhiều thay đổi trong quy định về kiểm soát TTKT.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động TTKT trong lĩnh vực bán lẻ tại
Việt Nam. Tác giả tập trung nghiên cứu các quan điểm, quy định của pháp luật Việt

Nam cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát TTKT trong lĩnh vực bán lẻ
tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu TTKT trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam dưới
góc độ pháp lý, căn cứ trên các quy định hiện hành của PLCT và pháp luật khác có liên
quan như pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, ngân hàng, viễn thông, chứng khoán.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Hoạt động TTKT trong lĩnh vực bán lẻ được
nghiên cứu trong luận văn này chủ yếu tập trung trên các kênh bán lẻ hiện đại như hệ


4

thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích…bởi lẽ hoạt động TTKT không
phổ biến và khả thi đối với kênh bán lẻ truyền thống như chợ hay các cửa hàng bán lẻ.
Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu các vụ việc thực hiễn tại Việt Nam
kể từ năm 2014 đến nay. Luận văn nghiên cứu từ thời điểm thực tiễn Việt Nam xuất
hiện nhiều biểu hiện TTKT mới đặc biệt đối với các vụ TTKT trong lĩnh vực bán lẻ,
đồng thời Bộ Công thương tiến hành báo cáo TTKT lần thứ ba (năm 2014), trong đó
nêu ra những vấn đề cần quan tâm trong kiểm soát TTKT ở Việt Nam trong tình hình
mới.
4.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1

Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích nghiên cứu: làm sáng tỏ những vấn đề về pháp luật kiểm

soát tập tập kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng

quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng về kiểm soát TTKT trong lĩnh vực bán lẻ tại
Việt Nam, thông qua đó đưa ra những kiến nghị để kiểm soát hoạt động TTKT trong
lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam một cách hiệu quả.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Một là, nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề tổng quan về bán lẻ,
thị trường bán lẻ và pháp luật về kiểm soát TTKT trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam,
bao gồm: (i) khái niệm, các hình thức, vị trí, vai trò, sự hình thành và xu hướng phát
triển của bán lẻ tại Việt Nam; (ii) khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại các hình thức
TTKT trong lĩnh vực bán lẻ; (iii) sự cần thiết phải kiểm soát bằng pháp luật hoạt động
TTKT trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam; (iv) hệ thống pháp luật về kiểm soát TTKT
trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.
Hai là, phân tích, đánh giá pháp luật hiện hành tại Việt Nam về hoạt động kiểm
soát TTKT trong lĩnh vực bán lẻ dựa trên các nội dung: chủ thể tham gia TTKT trong
lĩnh vực bán lẻ, các hình thức TTKT trong lĩnh vực bán lẻ, quy trình kiểm soát TTKT
trong lĩnh vực bán lẻ (thông báo TTKT, thẩm định việc TTKT, ra quyết định liên quan
đến vụ việc TTKT), cơ quan thực hiện kiểm soát TTKT trong lĩnh vực bán lẻ và xử lý
vi phạm quy định pháp luật về TTKT trong lĩnh vực bán lẻ.
Ba là, nghiên cứu thực trạng thi hành pháp luật kiểm soát TTKT trong lĩnh vực
bán lẻ tại Việt Nam nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, xây dựng hệ thống các
giải pháp chung, kiến nghị cụ thể hoàn thiện quy định pháp luật kiểm soát TTKT ở Việt
Nam.


5

5. Các phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã chọn, tác giả sử dụng phương pháp luận
biện chứng duy vật, đồng thời sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể, đối
với nghiên cứu lý thuyết tác giả dử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp

phân tích lý thuyết, xây dựng giả thuyết, thống kê số liệu vụ việc thực tế; đối với nghiên
cứu thực tiễn, tác giả sử dụng các phương pháp quan sát, tiếp cận thông tin trên phương
tiện thông tin đại chúng. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu cụ thể nêu
trên bảo đảm được độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu của luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Một là, luận văn góp phần nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm
soát TTKT trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.
Hai là, luận văn làm rõ thực trạng các quy định pháp luật, phân tích những bất
cập và chỉ ra những hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật kiểm soát TTKT trong
lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.
Ba là, luận văn nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật kiểm soát TTKT ở một số
quốc gia tiêu biểu để tiếp thu nhằm giải quyết những bất cập của pháp luật Việt Nam.
Bốn là, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp những nội dung, thông tin
quan trọng, tin cậy, có giá trị về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện
quy định pháp luật kiểm soát TTKT trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.
Năm là, luận văn có giá trị tham khảo, phục vụ cho công việc nghiên cứu, giảng
dạy và học tập chuyên sâu về pháp luật kiểm soát TTKT, đặc biệt trong bối cảnh LCT
2018 sắp có hiệu lực.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về bán lẻ và pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế trong
lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam
Chương 2: Pháp luật Việt Nam hiện hành về kiểm soát tập trung kinh tế trong
lĩnh vực bán lẻ.
Chương 3: Thực trạng thi hành pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế trong
lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện.


6


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ BÁN LẺ VÀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH
TẾ TRONG LĨNH VỰC BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM
1.1.

Khái quát về thị trường bán lẻ và tập trung kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ

1.1.1.

Khái niệm về thị trường bán lẻ

1.1.1.1. Định nghĩa và đặc điểm thị trường bán lẻ
Bán lẻ là một hoạt động ra đời từ rất lâu của con người, là hoạt động bán các
sản phẩm hoàn chỉnh và dịch vụ cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào
mục đích tiêu dùng, không mang tính kinh doanh thương mại. Theo kinh tế học hiện
đại, thị trường là tổng thể các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những
người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời
gian nào2. Khái niệm này cũng đúng với thị trường bán lẻ, tuy nhiên, trong khái niệm
thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng có sự thu hẹp về ngoại biên và mở rộng hơn về nội
hàm, cụ thể: Thị trường bán lẻ là nơi diễn ra sự trao đổi giữa người mua và người bán
để trao đổi hàng hóa. Trong đó, người bán có thể là nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà
bán buôn hoặc nhà bán lẻ, họ không chỉ bán hàng hóa mà còn cung cấp cho người mua
các dịch vụ hỗ trợ, bổ sung có liên quan đến hàng hóa; người mua là người tiêu dùng
cuối cùng, họ không chỉ mua hàng hóa mà còn quan tâm đến cả dịch vụ do người bán
cung cấp; hàng hóa được xác định cụ thể là những hàng hóa phụ vụ cho mục đích tiêu
dùng của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, chứ không nhằm mục tiêu thương mại.
Từ định nghĩa khái quát trên, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của hoạt
động bán lẻ như sau:
Thứ nhất, hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của hoạt động bán lẻ được người

mua hàng, người sử dụng dịch vụ mua với mục đích tiêu dùng, không mang tính thương
mại. Do đó các hàng hóa, dịch vụ này đã được trao đổi không còn cơ hội để quay lại
thị trường. Người mua hàng cũng là người tiêu dùng cuối cùng.
Thứ hai, người bán hàng thường cung cấp hàng hóa đa dạng chủng loại, mẫu
mã. Phần lớn các nơi bán lẻ cung cấp nhiều loại hàng hóa khác nhau có thể với những
mức giá từ thấp đến cao, vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, vừa tăng cường
hiệu quả kinh doanh trong từng kỳ. Trong các cửa hàng chuyên doanh, tùy theo chủng
loại sản phẩm nhà sản xuất còn đa dạng hóa thành nhiều mặt hàng có kích cỡ, chất
lượng màu sắc, kiểu dáng…khác nhau để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt

Lương Xuân Quỳ (1994), Cơ chế thị trường và vai trò nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam, nhà xuất bản Thống
Kê.
2


7

nhất, người mua hàng chỉ cần đến một địa điểm có thể mua được đầy đủ hàng hóa mình
cần.
Thứ ba, người mua hàng chủ động và độc lập trong quyết định mua hàng. Dù
người bán có ít nhiều tác động tới hành vi mua hàng của người mua hàng thì họ vẫn có
khả năng tài chính, có động cơ mua hàng cụ thể và có quyết định mua hàng tương đối
độc lập.
Thứ tư, hoạt động bán lẻ có nhiều hình thức và có tính cạnh tranh rất mạnh
mẽ: thị trường bán lẻ là nơi cung cấp những hàng hóa tiêu dùng cần thiết, thậm chí là
thiết yếu cho toàn bộ người tiêu dùng ở mọi nơi, do vậy nhu cầu trong thị trường bán
lẻ luôn rất cao và tương đối ổn định. Hoạt động bán lẻ trên thị trường còn tập trung
theo các khu vực chuyên doanh về một số loại hàng hóa giống nhau hoặc tương tự, các
gian hàng lớn nhỏ nằm cạnh nhau, do vậy cạnh tranh trong thị trường bán lẻ diễn ra rât
gay gắt giữa các doanh nghiệp thương mại, giữa các địa điểm kinh doanh với nhau.

1.1.1.2. Sự hình thành các hình thức bán lẻ tại Việt Nam
Thời kỳ bao cấp trước năm 1986, tại Việt Nam hình thức phân phối hàng hóa
chủ yếu theo tem phiếu, lượng hàng hóa mỗi người dân nhận được gần như giống nhau
và hình thức này thực sự hiệu quả trong thời kỳ chiến tranh. Tuy nhiên, sau khi giành
được độc lập, cuộc sống thay đổi, các hình thức bán lẻ tại Việt Nam cũng ngày càng
phát triển đa dạng hơn. Các khu chợ, các cửa hàng bán lẻ dần xuất hiện khi hàng hóa
được tự do lưu thông, sự manh nha xuất hiện của hàng ngoại nhập cùng với đó là sự
hình thành hàng loạt các doanh nghiệp bán lẻ và tầng lớp thương gia ở Việt Nam.
Các kênh bán lẻ hiện đại bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ những năm đầu
1990, khi siêu thị Minimart khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/10/1993,
nằm trong khu vực Intershop, nhưng quy mô còn nhỏ và phục vụ chủ yếu là khách hàng
nước ngoài. Tại Hà Nội, siêu thị đầu tiên xuất hiện năm 1995 là MaxiMart. Thời gian
sau đó, nhiều siêu thị với các mức quy mô khác nhau đã lần lượt xuất hiện và phát triển
mạnh mẽ như: Hệ thống siêu thị Co.opmart của Saigonco.op, hệ thống CitiMart của
Công ty Đông Hưng…Đến năm 1997, thị trường bán lẻ Việt Nam bắt đầu xuất hiện
những nhà đầu tư nước ngoài với các hệ thống siêu thị với quy mô lớn như: BigC của
Casino Group (Pháp), hệ thống Metro của Metro Cash&Carry (Đức), hệ thống
Parkson của Lion Group (Malaysia)… Đặc biệt sau khi Việt Nam mở cửa thị trường
bán lẻ vào năm 2009. Việc các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt vào sau thời điểm đó đã tạo
nên một làn sóng bùng nổ các siêu thị, cửa hàng tiện ích, trung tâm thương mại và mua
sắm. Đến nay, Metro đã có 19 siêu thị, Big C đã có 32 siêu thị, Aeon có 4 siêu thị và


8

trung tâm mua sắm, Takashimaga cũng đã đầu tư 47 triệu USD để sở hữu Trung tâm
thương mại Sài Gòn Centre. Các chuỗi cửa hàng tiện ích Family Mart, Ministop, Sevent
– eleven cũng đã xuất hiện ở Việt Nam.
Đến nay, sau hơn 10 năm chính thức trở thành thành viên của WTO, Việt Nam
đã thực hiện các cam kết về việc mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ từng bước hội

nhập với nền kinh tế toàn cầu, thị trường bán lẻ Việt Nam đã đi từ con đường bán lẻ
truyền thống đến một ngành dịch vụ bán lẻ hiện đại với mức đóng góp 15% GDP hàng
năm. Năm 2017, đóng góp của ngành bán buôn và bán lẻ đạt 30.86% GDP và chiếm tỉ
lệ 74,7% toàn ngành dịch vụ.3
1.1.1.3. Xu hướng phát triển trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam
Sau hơn 30 năm đổi mới, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có những bước phát
triển ấn tượng. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, mức tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa
và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2001 là 11,3% và năm 2005 là 20,53% (bình quân
tăng 16,86%/năm), cao gấp 2,25 lần tốc độ tăng GDP. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng
của thị trường bán lẻ tăng kỉ lục 31% cao gấp 4,71 lần tốc tộ tăng GDP (bình quân 3
năm 2006 đến 2008 tăng 26,32%/năm, cao gấp 3.46 lần tốc độ tăng GDP)4. Tính chung
cả năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt
3.934,2nghìn tỷ đồng, tăng 10,9% so với năm trước (Năm 2016 tăng 10,1%), nếu loại
trừ yếu tố giá tăng 9,46%, caohơn mức tăng 8,33% của năm trước.5
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Thương mại Bộ Công thương, đến năm
2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ sẽ đạt bình quân 11.9%/năm, quy mô thị
trường đạt khoảng 3.940 ngàn tỷ đồng, trong đó bán lẻ hiện đại sẽ chiếm trên 45% so
với mức 25% của năm 2015. Theo Nielsen Việt Nam (tổ chức nghiên cứu thị trường),
sau hình thức bán lẻ truyền thống, thì hình thức bán lẻ hiện đại ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong tiêu dùng Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 700 siêu thị và
trung tâm mua sắm, trong đó các nhà bán lẻ nước ngoài chiếm 40%, trong 125 trung
tâm thương mại thì khu vực FDI có 31, chiếm khoảng 25%. Theo Bộ Công thương,
đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 1.200 – 1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại
và 157 trung tâm mua sắm. Cũng theo Nielsen Việt Nam, có 34% người mua sắm ở
các siêu thị lớn, 29% tại các siêu thị một cách thường xuyên, có 22% người mua hàng
Tổng cục thống kê (2017), Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, truy cập tại:
ngày truy cập: 08/05/2018.
4
Truy cập tại: – Số liệu thống kể Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo ngành kinh doanh, truy cập ngày 08/05/2018

5
Truy cập tại: - Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2017, truy cập ngày 08/05/2018
3


9

tại các cửa hàng tiện lợi và con số này ngày một tăng. Nielsen cũng dự báo đến năm
2020 các cửa hàng tiện lợi sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt Nam.
Một thế lực có sức chi phối không nhỏ đến thị trường bán lẻ Việt Nam mới
xuất hiện trong thời gian gần đây là hoạt động thương mại điện tử. Năm 2016, thương
mại điện tử cán mốc 4 tỷ USD. Theo Hiệp hội Thương mại điện tử, tốc độ của loại hình
bán lẻ này có thể đạt 30-50%/năm và dự báo đến năm 2020 doanh thu của thương mại
điện tử sẽ đạt mốc 10 tỷ USD. Việc phổ cập internet, kỹ thuật số và công nghệ di động
đã chắp thêm sức mạnh cho thương mại điện tử cất cánh và những cơ hội, những bước
phát triển ngoạn mục cho ngành dịch vụ bán lẻ trong tương lai. Viễn cảnh tương lai của
ngành bán lẻ không thể tách rời các ứng dụng khoa học kỹ thuật đang nổi lên như
internet vạn vật, thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, robot, máy bay và xe không người lái…
Những công nghệ mới như: Công nghệ gương ảo, công nghệ facial recognition – công
nghệ nhận dạng khuôn mặt khách hàng, sau đó phân tích thói quen của khách hàng khi
họ bước vào một siêu thị… chắc chắn sẽ được triển khai trong tương lai ở nhiều nước,
trong đó có Việt Nam.
Sự tăng trưởng thu nhập và tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ
này đã thực sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Cho đến nay, hầu hết các nhà
bán lẻ trên thế giới đều đã đặt cơ sở ở Việt Nam: Metro, Big C, Lotte, Pakson, Aeon,
Takashimaya… Sức hút này còn biểu hiện rõ qua làn sóng mua bán, sáp nhập (M&A)
trong thị trường thời gian qua. Trong thời gian tới, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn sẽ
tiếp tục có sự đầu tư lớn từ các tập đoàn nước ngoài, không chỉ là thông qua các thương
vụ mua bán sáp nhập mà bản thân các doanh nghiệp nước ngoài cũng đẩy mạnh xây
dựng phát triển mạng lưới riêng của mình bằng cách mở rộng số lượng điểm bán hàng.

1.1.2.

Khái quát về tập trung kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ

1.1.2.1. Khái niệm tập trung kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ
Hiện nay có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về TTKT trong kinh
tế học và khoa học pháp lý.6
Dưới góc độ kinh tế học, có hai cách tiếp cận. Cách tiếp cận thứ nhất miêu tả và
cung cấp một cái nhìn tổng quan về mức độ tập trung của một ngành công nghiệp, dựa
vào cách đo lường sự cạnh tranh và tỷ lệ tập trung của các công ty trong ngành 7. Theo
Hiện nay trong kinh tế học và khoa học pháp lý thường sử dụng hai khái niệm là “sáp nhập” (merger) và “TTKT”
(economic concentration). Hai khái niệm tuy khác nhau về tên gọi nhưng bản chất đều là chung chỉ một vấn đề. Hầu
hết trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới(Luật mẫu về cạnh tranh của UNCTAD, Đạo luật Chống độc quyền
Clayton của Hoa Kỳ năm 1914, Luật Cạnh tranh và tiêu dùng Australia 2010, Luật Cạnh tranh Philippines 2015, ) sử
dụng khái niệm “sáp nhập và thâu tóm” (Merger and Acquisition – M&A).
7
Frederic M.Scherer and Davis Ross (3rd ed, 1990), Industrial Market Structure and Economic Performance, Houghton
Mifflin Company.
6


10

cách tiếp cận này, TTKT được xem là mức độ tập trung tư bản, gồm các thành tố như
doanh thu, tài sản hay việc làm trong ngành của các doanh nghiệp, TTKT bao gồm tập
trung ngành hay tập trung thị trường. Trong đó TTKT có thể được chia làm hai loại là
TTKT bên bán và TTKT bên mua (nhằm) đối kháng lại khả năng làm giá của bên bán8.
Cách tiếp cận thứ hai nhìn nhận khái niệm TTKT ở góc độ kinh tế học vi mô, thông
qua đó nhằm giải thích và xem xét việc tái cấu trúc chi phí và hoạt động của một công
ty, đổi mới quy trình sản xuất qua TTKT.

Dưới góc độ khoa học pháp lý, theo Từ điển thuật ngữ kinh tế công nghiệp và
Luật cạnh tranh của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), TTKT là tình trạng
khi một số ít công ty thực hiện một khối lượng lớn hoạt động kinh tế trên thị trường
dựa trên tổng doanh thu, tài sản hoặc lao động sử dụng. Thuật ngữ TTKT được xem
xét ở bốn khía cạnh: một là, tập trung tổng hợp thể hiện ví trí tương đối của các doanh
nghiệp lớn trong nền kinh tế để phục vụ cho phân tích kinh tế, chính trị và thống kê;
hai là, tập trung công nghiệp hay tập trung thị trường thể hiện vị trí tương đối và mức
độ quyền lực thị trường của các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghiệp hoặc
thương mại để phục vụ cho kiểm soát chống độc quyền, ba là, tập trung tiêu dùng thể
hiện thị phần của sản phẩm có một số lượng nhất định người mua trên thị trường và
bốn là, tập trung tài sản thể hiện xu hướng thay đổi của dòng tư bản trên thị trường
chứng khoán9.
Luật mẫu về cạnh tranh của UNCTAD không đưa ra khái niệm TTKT mà sử
dụng thuật ngữ “sáp nhập và mua lại” (mergers and accquisitions) để chỉ tình huống
khi giữa hai hoặc nhiều hơn các doanh nghiệp thực hiện hoạt động hợp pháp theo đó
doanh nghiệp hợp nhất quyền sở hữu đối với tài sản mà trước khi được kiểm soát riêng
biệt. Trường hợp này bao gồm các hoạt động thâu tóm, liên doanh và các hình thức
giành quyền kiểm soát khác, bao gồm cả việc một cá nhân kiêm nhiệm chức vụ quản
lý ở nhiều loại doanh nghiệp khác nhau.
Theo pháp luật của Liên minh châu Âu, một dự án TTKT thực hiện khi đáp ứng
hai tiêu chí sau: (i) thực hiện những hoạt động sáp nhập, hợp nhất và các hình thức
khác mà qua đó một hoặc nhiều doanh nghiệp làm thay đổi lâu dài cơ cấu quyền kiểm
soát của toàn bộ hoặc một phần của một hoặc nhiều doanh nghiệp khác,10 (ii) Dự án
Tlđd 13.
Organisation for Ecônmics Co-operation and Development (1993),Glossary of Industrial Organisation Economics
and Competition Law, tài liệu truy cập tại địa chỉ: ngày
14/6/2018.
10
Dominique Brault (2006),Chính sách và thực tiễn pháp luật cạnh tranh của Cộng hòa Pháp, tập 1, NXB.Chính trị
quốc gia, Hà Nội, Tr.139.

8
9


11

đó có quy mô cộng đồng châu Âu được đánh giá trên cơ sở tiêu chí định lượng về doanh
số.
Theo Luật chống hạn chế cạnh tranh của Đức11, sửa đổi lần thứ 9 luật chống hạn
chế cạnh tranh có hiệu lực từ tháng 06 năm 201712, trong đó có cập nhật ngưỡng thông
báo TTKT (thresholds) theo Chỉ thị của Liên minh châu Âu, TTKT được thực hiện
thông qua các hình thức mua lại toàn bộ hoặc phần lớn tài sản của doanh nghiệp khác,
mua cổ phần và quyền bỏ phiếu để chiếm từ 25% đến 50% cổ phần để có được quyền
kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc từng phần của một hay nhiều doanh
nghiệp khác hoặc các hình thức liên kết khác giữa các doanh nghiệp để tạo ra sự chi
phối của một hoặc một số doanh nghiệp, TTKT có thể bao gồm việc mua lại cổ phần
nhằm nắm quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hay từng phần của một
hoặc nhiều doanh nghiệp khác. Theo luật này, khi các doanh nghiệp liên kết mà có ít
nhất nửa số thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc trong các doanh nghiệp trùng
nhau cũng được coi là hình thức TTKT.
Khái niệm TTKT được định nghĩa theo pháp luật chống độc quyền Trung Quốc13
dưới hình thức liệt kê. Theo đó, một vụ việc TTKT được hiểu là (i) vụ TTKT giữa các
chủ thể kinh doanh, hoặc (ii) việc thâu tóm một chủ thể kinh doanh khác bằng hình
thức mua lại tài sản hoặc phần vốn góp nhằm kiểm soát đối với một chủ thế kinh doanh
khác; hoặc (iii) việc thâu tóm dưới hình thức một hợp đồng hoặc những biện pháp khác
nhằm kiểm soát, hoặc có khả năng thực hiện một tác động có tính quyểt định đối với
một chủ thể kinh doanh khác; hình thức liên doanh cũng được coi là một trường hợp
phải thông báo nếu như đáp ứng tiêu chí về ngưỡng thông báo. Cách định nghĩa theo
dạng liệt kê này tương tự như cách thức quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó đặc
điểm chung là nắm giữ quyền kiểm soát đối với một hoặc một số doanh nghiệp khác.

PLCT Việt Nam không đưa ra khái niệm mang tính khái quát để định nghĩa hành
vi TTKT mà chỉ liệt kê các hình thức TTKT. LCT 2004 coi TTKT là một trong những
hành vi hạn chế cạnh tranh14 và liệt kê các hành vi của doanh nghiệp được coi là TTKT

Luật chống hạn chế cạnh tranh của Đức được thông qua năm 1957
Luật sửa đổi lần thứ 9 Luật chống hạn chế cạnh tranh có hiệu lực từ ngày 09/06/2017 (Act against Restraints of
Competition ARC) (Gesetz gegen Wettbewerbsbeschränkungen).
13
Điều 20 Luật chống độc quyền (AML,2008). Văn bản hướng dấn: “Các biện pháp thông báo đối với TTKT của
doanh nghiệp” (2009): Quy định về “Thực hiện bán lại tài sản hoặc hoạt động kinh doanh trong các vụ việc TTKT”
(2010)’ Quy định về “Biện pháp tạm thời về các vấn đề liên quan đến thực thi hệ thống rà soát mua bán sáp nhập các
doanh nghiệp nội địa vởi các doanh nghiệp nước ngoài” (2011).
14
Khoản 3 Điều 3 LCT 2004 quy định: “Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch,
cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường, lạm dụng vị trí độc quyền và TTKT”
11
12


12

bao gồm: sáp nhâp doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; liên
doanh giữa các doanh nghiệp và các hành vi TTKT khác theo quy định của pháp luật15.
LCT 2018 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành
ngày 12/06/2018, có hiệu lực từ ngày 01/07/2019 không coi TTKT là một hành vi hạn
chế cạnh tranh16. Tuy nhiên, tại Luật này cũng không đưa ra định nghĩa khái quát về
TTKT mà định nghĩa theo dạng liệt kê tại khoản 1 Điều 29. Theo đó các hình thức
TTKT bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp;
liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hình thức TTKT khác theo quy định của pháp

luật.
Theo đó có thể hiểu “TTKT trong lĩnh vực bán lẻ” bao gồm các hình thức: sáp
nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các
doanh nghiệp và các hình thức TTKT khác theo quy định của pháp luật mà trong đó có
sự tham gia của ít nhất một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ.
1.1.2.2. Đặc điểm của tập trung kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ
Về cơ bản, TTKT trong lĩnh vực bán lẻ được thể hiện qua những đặc điểm sau:
Thứ nhất, chủ thể của TTKT trong lĩnh vực bán lẻ là các doanh nghiệp trong
nước và các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 2 LCT 2018, chủ thể tham gia TTKT có thể là tổ chức,
cá nhân kinh doanh (được gọi chung là doanh nghiệp), đối với TTKT trong lĩnh vực
bán lẻ các doanh nghiệp này có thể hoặc không cùng hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ
và có thể là doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt
Nam.
Theo đó, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ được hiểu là doanh
nghiệp có đăng ký ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ theo hệ thống ngành
nghề kinh tế của Việt Nam. 17 Các ngành nghề kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ được phân
loại vào ngành G (Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ
khác), nhóm mã ngành 47 (Bán lẻ) 18, quy định về các hình thức bán lẻ chủ yếu: Bán

Theo quy định tại Điều 16 LCT 2004
Quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật cạnh tranh số 23/2018/QH14 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ban hành ngày 12/06/2018, có hiệu lực từ ngày 01/07/2019: “Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác
động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng
vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền."
17
Hệ thống ngành nghề kinh tế của Việt Nam được thể hiện trong Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng
chính phủ ngày 23 tháng 01 năm 2007 ban hành Hệ thống ngành nghề kinh tế của Việt Nam và Quyết định 337/QĐBKH của Bộ kế hoạch và đầu tư ngày 10 tháng 4 năm 2007 về việc ban hành quy định nội dung hệ thống ngành nghề
kinh tế của Việt Nam.
18

Theo Quyết định 337/QĐ-BKH ngành bán lẻ gồm: Hoạt động bán lại (không làm biến đổi hàng hoá) hàng hoá loại
mới và loại đã qua sử dụng cho cộng đồng, cho tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình hoặc tiêu dùng xã hội, được thực
15
16


13

lẻ trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp (471); Bán lẻ trong các cửa hàng chuyên
doanh (472, 473, 474,475, 476, 477); Bán lẻ lưu động hoặc bán tại chợ (478) và Bán
lẻ hình thức khác (trừ bán lẻ tại cửa hàng, lưu động hoặc tại chợ) (479). Hiện nay, trên
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không còn thể hiện nội dung các ngành nghề
kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký, nhưng doanh nghiệp vẫn cần ghi ngành, nghề
kinh doanh trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động của doanh
nghiệp, khi nhận thấy có cơ hội kinh doanh, doanh nghiệp không bắt buộc phải đăng
ký ngành nghề đó trước khi hoạt động kinh doanh mà có trách nhiệm thông báo đến cơ
quan đăng ký kinh doanh về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh
của doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi.19Điều này
góp phần giúp doanh nghiệp không bị lỡ mất cơ hội, thời cơ kinh doanh của mình.
Tham gia TTKT trong lĩnh vực bán lẻ phải có ít nhất hai chủ thể tồn tại độc lập
thực hiện việc tập trung sức mạnh kinh tế (trường hợp thông qua hợp nhất, liên doanh)
hoặc dồn sức mạnh kinh tế cho một chủ thể (trường hợp sáp nhập, mua lại). Có thể thấy
không phải mọi chủ thể là đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh đều có thể tham gia
vào các hành vi TTKT trong lĩnh vực bán lẻ, mà với mỗi hình thức TTKT khác nhau
sẽ có giới hạn khác nhau về chủ thể tham gia. Dấu hiệu chủ thể thực hiện hành vi TTKT
trong lĩnh vực bán lẻ là doanh nghiệp cũng giúp phân biệt với hành vi đầu tư vào doanh
nghiệp bán lẻ của các cá nhân. Với vai trò là nhà đầu tư, các cá nhân có thể góp vốn
vào nhiều doanh nghiệp và là chủ sở hữu của nhiều cơ sở kinh doanh nhưng việc góp
vốn này có thể không phải là hành vi TTKT trong lĩnh vực bán lẻ.
Như vậy, dưới góc độ pháp luật, với đặc điểm phải có nhiều hơn một doanh

nghiệp tham gia TTKT đã phân biệt với TTKT dưới góc độ kinh tế, được hiểu là sự
tăng trưởng nội sinh của một doanh nghiệp trên cơ sở doanh nghiệp đó tự mở rộng
năng lực sản xuất kinh doanh của mình. Về cơ bản, doanh nghiệp tham gia tập trung
trong lĩnh vực bán lẻ có thể là các doanh nghiệp hoạt động cùng hoặc không cùng trên
một thị trường liên quan (thị trường bán lẻ), tuy nhiên, theo quy định của LCT 2004,
chỉ tập trung kiểm soát các hành vi TTKT giữa các doanh nghiệp hoạt động trên cùng
một thị trường liên quan. LCT 2018 đã có sự điều chỉnh đáng kể các quy định liên quan
đến vấn đề này, theo đó mở rộng phạm vi kiểm soát hành vi TTKT giữa các doanh
nghiệp hoạt động cùng hoặc không cùng thị trường liên quan.

hiện ở các cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tổng hợp, trung tâm thương mại, quầy hàng, sạp bán hàng, cửa hàng
nhận đặt và trả hàng qua bưu điện, hợp tác xã mua bán, bán hàng lưu động hoặc tại chợ.
19
Theo khoản 4 Điều 49 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh
nghiệp.


14

Nếu LCT 2004 mới chỉ tiến hành kiểm soát TTKT đối với chủ thể là doanh
nghiệp bán lẻ trong nước thì tới LCT 2018 có sự mở rộng hơn chủ thể thuộc phạm vi
kiểm soát TTKT trong lĩnh vực bán lẻ bao gồm cả doanh nghiệp bán lẻ trong nước và
doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.20
Thứ hai, TTKT trong lĩnh vực bán lẻ được thực hiện theo các hình thức tích tụ
và gia tăng tư bản nhất định được quy định bởi PLCT.
Theo PLCT, TTKT được thực hiện qua các hình thức: sáp nhập, hợp nhất, mua
lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp. Trong đó hình thức sáp nhập và hợp nhất doanh
nghiệp có bản chất là việc các doanh nghiệp đã tồn tại trên thị trường chủ động tích tụ
các nguồn lực kinh tế như vốn, lao động, kỹ thuật, năng lực quản lý, tổ chức kinh doanh
mà doanh nghiệp đang nắm giữ tiêng lẻ để hình thành khối thống nhất, có quy mô hoạt

động lớn hơn, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp sau khi thực hiện TTKT sẽ có sự thay
đổi. Dấu hiệu này giúp khoa học pháp lý phân biệt TTKT với tích tụ tư bản trong kinh
tế học là tăng thêm tư bản dựa vào tích lũy giá trị thặng dư, biến một phần giá trị thặng
dư thành tư bản 21. Trong khi đó, hoạt động TTKT dưới hình thức mua lại hoặc liên
doanh giữa các doanh nghiệp thực hiện sự liên kết về sở hữu, trong đó chủ thể mua lại
nhằm mục đích sở hữu toàn bộ doanh nghiệp khác, chủ thể tham gia liên doanh nhằm
sở hữu một phần đủ để kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệp khác và làm
thay đổi cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp này. Đây là điểm khác biệt cơ bản của TTKT
so với các hành vi hạn chế cạnh tranh (thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí
thống lĩnh, vị trí độc quyền) do hành vi hạn chế cạnh tranh không dẫn đến thay đổi cơ
cấu sở hữu cũng như tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
Hoạt động TTKT trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam hiện nay chủ yếu được thực
hiện dưới hình thức sáp nhập và mua lại (merger and accquisition – M&A) doanh
nghiệp bán lẻ, thực chất là việc thâu tóm một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp bằng
cách mua/ nhận chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ cổ phần/ phần vốn góp của các
cổ đông/ thành viên trong doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam. Hình thức hợp nhất ít thấy
được các chủ thể lựa chọn khi thực hiện TTKT trong lĩnh vực bán lẻ - một phần do
hình thức này đòi hỏi trình độ quản lý và hợp tác cao.

Khoản 1 Điều 2 LCT 2018 quy định về đối tượng áp dụng của Luật này: “1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sauu đây
gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp
hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam.”
21
Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương (2009), Báo cáo TTKT tại Việt Nam – Hiện trạng và dự báo, Hà Nội,
tr.15
20


15


Thứ ba, TTKT trong lĩnh vực bán lẻ hình thành nên các doanh nghiệp, tập đoàn
kinh tế lớn mạnh trong lĩnh vực bán lẻ, thay đổi cấu trúc và tương quan cạnh tranh
trên thị trường bán lẻ.
TTKT được thực hiện thông qua các thỏa thuận, theo đó hai hay nhiều doanh
nghiệp độc lập quyết định kết hợp sức mạnh kinh tế của họ với nhau thành một tổ chức
duy nhất thông qua các hình thức TTKT. Thông qua việc TTKT trong lĩnh vực bán lẻ,
một mặt sẽ giúp các doanh nghiệp bán lẻ tăng cường sức mạnh hợp tác, nâng cao sức
cạnh tranh trên thị trường, giảm chi phí đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, hạn chế
tình trạng doanh nghiệp bán lẻ yếu kém bị phá sản, thua lỗ nặng nề, giúp gia tăng ngân
sách Nhà nước thông qua việc thu thuế/ phí từ hoạt động chuyển nhượng vốn/ cổ phần
từ các doanh nghiệp bán lẻ tham gia TTKT.
Mặt khác, việc thực hiện các hình thức TTKT trên thị trường bán lẻ sẽ dẫn đến
hậu quả hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn mạnh làm ảnh hưởng nhất
định đến cấu trúc của thị trường, có thể tạo lập, củng cố vị trí thống lĩnh thị trường gây
hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Hành vi TTKT nếu không được kiểm soát đúng
mực trong khuôn khổ pháp luật, có thể gây triệt tiêu cơ hội cạnh tranh của các doanh
nghiệp khác trong thị trường bán lẻ, người tiêu dùng phải chịu đựng để các doanh
nghiệp độc quyền đơn phương áp đặt giá…Mặc dù vậy, tự thân TTKT không phải là
một hành vi hạn chế cạnh tranh như quy định tại LCT 2004, việc tiếp cận không chuẩn
xác dẫn đến cách nhìn nhận TTKT như là một hiện tượng tiêu cực phải kiểm soát chặt
chẽ, thậm chí là cấm đoán. Bởi vậy, có thể nói việc loại bỏ quy định coi TTKT là một
hành vi hạn chế cạnh tranh là một điểm tiến bộ của LCT 2018.
Thứ tư, TTKT trong lĩnh vực bán lẻ là một hoạt động bình thường, tất yếu và
chính đáng của doanh nghiệp mong muốn mở rộng thị trường của mình trong lĩnh vực
bán lẻ. Nhà nước dựa trên một số tiêu chí theo quy định của PLCT để kiểm soát hành
vi TTKT trong lĩnh vực bán lẻ.
Khi doanh nghiệp bán lẻ thực hiện tập trung kinh thế thông qua sáp nhập, hợp
nhất, mua lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp được hiểu như là thực hiện quyền tự
do kinh doanh của doanh nghiệp, tự do thay đổi cơ cấu tổ chức, cơ cấu sở hữu. Một

mặt, các hình thức TTKT cũng được coi là một trong các biện pháp tổ chức lại doanh
nghiệp của doanh nghiệp được điều chỉnh bằng pháp luật doanh nghiệp22 và pháp luật
khác có liên quan.

Khoản 25 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp
nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp”.
22


16

Mặt khác, như đã được phân tích ở trên, TTKT trong lĩnh vực bán lẻ có thể dẫn
tới việc hình thành các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế lớn mạnh có thể dẫn tới hạn
chế cạnh tranh trên thị trường bán lẻ, bởi vậy cần cơ chế kiểm soát TTKT từ Nhà nước.
Tuy nhiên, để đảm bảo không xâm phạm vào quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp
và bảo vệ được cạnh tranh trên thương trường thì các nhà lập pháp cần đưa ra những
tiêu chí nhất định để kiểm soát TTKT. Tiêu chí chủ yếu được sử dụng để xem xét các
vụ TTKT là thị phần kết hợp, tổng doanh thu hàng năm giữa các doanh nghiệp tham
gia TTKT. Những tiêu chí khác có thể được xem xét là số lượng nhân viên, tổng tài
sản, cơ cấu thị trường, các mức độ tập trung trên thị trường, rào cản gia nhập và vị trí
cạnh tranh của những doanh nghiệp khác trên thị trường liên quan. Các tiêu chí này thể
hiện trong các quy định của PLCT và có sự khác nhau ở mỗi quốc gia tùy vào điều kiện
kinh tế - xã hội.
Kiểm soát nhà nước đối với TTKT trong lĩnh vực bán lẻ được thực hiện bởi cơ
quan có thẩm quyền theo quy định của PLCT là một hình thức kiểm soát của nhà nước
đối với hoạt động của các chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ. Việc kiểm soát
TTKT không có mục đích cấm đoán, hạn chế các hành vi TTKT mà nhằm để bảo vệ
cạnh tranh, chống các hành vi hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
1.1.2.3. Vai trò của tập trung kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ
 Vai trò của TTKT đối với doanh nghiệp thực hiện TTKT trong lĩnh vực bán lẻ

TTKT giúp các doanh nghiệp lớn giảm chi phí thành lập một doanh nghiệp mới
trong lĩnh vực bán lẻ, có thể tiếp cận thị trường bán lẻ một cách nhanh chóng mà không
cần thông qua một dự án với các thủ tục hành chính mất nhiều thời gian và chi phí.
TTKT cũng giúp các doanh nghiệp yếu kém, hoạt động không hiệu quả thoát khỏi nguy
cơ phá sản, tránh được việc thua lỗ, giúp mở rộng quy mô đối với các doanh nghiệp
đang hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, tăng cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường và
tăng thị phần trên thị trường bán lẻ.
Bên cạnh đó, TTKT làm cho các doanh nghiệp mới tạo thành thêm lớn mạnh,
có nhiều ưu thế cạnh tranh hơn trong lĩnh vực bán lẻ, giúp doanh nghiệp có thể tiết
kiệm chi phí bằng cách cắt giảm nhân sự thừa, yếu kém, nâng cao năng suất lao động,
đổi mới công nghệ quản lý; với quy mô lớn hơn cũng tạo vị thế thuận lợi cho doanh
nghiệp khi đàm phán với đối tác, mở rộng chiến lược quảng cáo, hệ thống phân phối.
 Vai trò của TTKT đối với nền kinh tế
TTKT trên thị trường bán lẻ như một cỗ máy thanh lọc những doanh nghiệp yếu
kém, làm ăn thua lỗ,làm giảm tác động xấu đối với nền kinh tế. Từ hoạt động TTKT,


17

Ngân sách Nhà nước được gia tăng thông qua việc thu được các khoản thuế, phí từ việc
chuyển nhượng/ sáp nhập/ mua lại của các doanh nghiệp bán lẻ. Đồng thời, TTKT cũng
giúp hạn chế tổn thất từ các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, có nguy cơ phá sản. Đối với
nền kinh tế thị trường, TTKT còn góp phần thực hiện phương châm đa dạng hóa đầu
tư, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu phát triển của đất nước,
tăng năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế.
1.1.2.4. Phân loại tập trung kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ
Việc phân loại TTKT trong lĩnh vực bán lẻ nhằm mục đích xác định cụ thể hơn
về bản chất của TTKT trên cơ sở phân tích các dấu hiệu nhận dạng, hình thức biểu hiện
của TTKT. Hiện nay, căn cứ vào vị trí của các chủ thể tham gia TTKT nói chung theo
cấp độ kinh doanh, có thể phân loại TTKT thành: TTKT theo chiều ngang, TTKT theo

chiều dọc hoặc TTKT hỗn hợp.23
 Tập trung kinh tế theo chiều ngang
TTKT theo chiều ngang là sự sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh…diễn ra
giữa các doanh nghiệp cùng nằm ở một cấp độ trong chuỗi sản xuất, tham gia cung ứng
cùng một loại sản phẩm hoặc các sản phẩm có khả năng thay thế cho nhau, hay nói
cách khác đó là những doanh nghiệp cùng hoạt động trên cùng một thị trường liên quan
(thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan). Trước khi thực hiện
TTKT, các doanh nghiệp này thường là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc đối thủ
tiềm năng. Do sự tập trung của một hoặc một số doanh nghiệp trên thị trường mà hình
thức TTKT này sẽ làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan (số
lượng doanh nghiệp trên thị trường), điều này gây tác động đến cấu trúc cạnh tranh,
làm tăng đáng kể các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh.
TTKT theo chiều ngang thường góp phần cho việc tập trung quyền lực kinh tế
và dễ dẫn tới vị trí thống lĩnh thị trường, từ đó làm giảm hay thủ tiêu cạnh tranh. Do
những khía cạnh tiêu cực có thể dễ nhận thấy của các hình thức TTKT theo chiều ngang
mà pháp luật các nước thường kiểm soát ngặt nghèo các hoạt động TTKT của các
doanh nghiệp theo chiều ngang khi các doanh nghiệp tham gia TTKT có thị phần kết
hợp đạt tới một ngưỡng nhất định.
Phần lớn các vụ việc TTKT trong lĩnh vực bán lẻ thuộc hình thức TTKT theo
chiều ngang. Năm 2014, vụ việc tập đoàn Aeon Mall cùng lúc mua lại 30% cổ phần
Fivimart và 49% cổ phần của Citimart nhằm gia tăng sức mạnh trên thị trường bán lẻ
tại Việt Nam là một ví dụ cho TTKT theo chiều ngang do các doanh nghiệp tham gia
23

Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Cạnh tranh, NXB. Công an nhân dân, tr.252


18

thương vụ đều là những doanh nghiệp hoạt động trên cùng thị trường liên quan là thị

trường bán lẻ hàng tiêu dùng trên toàn quốc. Năm 2017, vụ việc Công ty Cổ phần Thế
giới di động mua lại 100% cổ phần của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh là vụ
việc TTKT giữa hai công ty hoạt động trên cùng thị trường liên quan là thị trường bán
lẻ chuyên doanh sản phẩm điện máy gia dụng và sản phẩm công nghệ thông tin trên
toàn quốc.
 Tập trung kinh tế theo chiều dọc
TTKT theo chiều dọc là sự sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh…diễn ra
giữa những doanh nghiệp ở những cấp độ khác nhau của chuỗi sản xuất (thường có
quan hệ người mua – người bán với nhau).24 Khi thực hiện TTKT theo chiều dọc, các
doanh nghiệp tham gia TTKT thường hướng tới mục tiêu: Thứ nhất, giảm chi phí giao
dịch (transaction cost economies), tức là giảm thiểu những chi phí mà các doanh nghiệp
riêng rẽ phải bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và việc TTKT giữa các doanh
nghiệp này sẽ giúp tiết kiệm các chi phí đó. Đây cũng là mục tiêu quan trọng nhất mà
các doanh nghiệp tham gia TTKT theo chiều dọc hướng đến. Thứ hai, nhằm chi phối
giao dịch hoặc đảm bảo nguồn cung ứng hoặc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ; ngăn cản đối
thủ cạnh tranh mở rộng thị trường hoặc dựng rào cản gia nhập thị trường không cho
đối thủ cạnh tranh tiềm tàng tham gia thị trường. TTKT theo chiều dọc không trực tiếp
làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh nhưng có thể làm ảnh hưởng đến cạnh tranh trên
thị trường. Sau khi các doanh nghiệp thực hiện TTKT theo chiều dọc sẽ dẫn đến việc
hình thành các tập đoàn dồi dào về tiềm lực tài chính. Các tập đoàn đó sẽ tồn tại được
sau những khoảng thời gian cạnh tranh khốc liệt về giá cả, đặc biệt trong nền kinh tế
đang phát triển và chuyển đổi. Doanh nghiệp hình thành sau khi thực hiện TTKT theo
chiều dọc sẽ dễ gây sức ép đối với người cung ứng và tiêu thụ hàng hóa; các doanh
nghiệp mới gia nhập thị trường phải vượt qua hai cấp độ (cấp độ nhà sản xuất và cấp
độ nhà phân phối) thay vì một cấp độ.
Vụ việc TTKT theo chiều dọc trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam phải kể đến
thương vụ giữa Công ty cổ phần Kinh Độ (hiện là Tập đoàn KIDO) mua lại mảng kinh
doanh thương hiệu kem Wall’s từ Tập đoàn Unilever tại thời điểm năm 2003. KIDO là
một doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất, chế biến thực phẩm, bánh kẹo, trong khi
kem Wall’s là thương hiệu lớn thuộc tập đoàn đa quốc gia Unilever, đã có lượng khách

hàng riêng, kênh phân phối của kem Wall’s đã lên đến hơn 130 nhà phân phối và hơn
Các vụ việc này phát sinh khi các doanh nghiệp đang hoặc sẽ có mỗi quan hệ mua – bán sản phẩm thực hiện TTKT.
Ví dụ, việc TTKT giữa một doanh nghiệp sản xuất giày dép với công ty phân phối bán buôn, bán lẻ các sản phẩm giày
dép đó; hay việc TTKT giữa doanh nghiệp sản xuất cà phê và doanh nghiệp phân phối cà phê.
24


×