Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài trong bối cảnh thời đại công nghệ số xu hướng phát triển trên thế giới, thách thức và cơ hội tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HÀ MẠNH TÚ

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI
TRONG BỐI CẢNH THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI, THÁCH THỨC VÀ
CƠ HỘI TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành:

Luật quốc tế

Mã số:

8380108

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hướng ứng dụng)

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn Thanh Tâm

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác giả Luận văn

HÀ MẠNH TÚ
`

`

`


DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
AAA

American Arbitration Association
(Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ)

ADR

Alternative Dispute Resolution
(Giải quyết tranh chấp thay thế)

ASEAN


Association of South-East Asian Nations
(Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á)

BLDS

Bộ luật Dân sự 2015

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

CBBB

Council of Better Business Bureaus
(Ủy ban các Văn phòng Thiện doanh)

CIETAC

China International Economic and Trade Arbitration Commission
(Trung tâm Trọng tài Kinh tế và Thương mại Trung Quốc)

GZAC

Guangzhou Arbitration Commission
(Trung tâm Trọng tài Quảng Châu)

HKIAC

Hong Kong International Arbitration Centre
(Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông)


ICANN

Internet Corporation for Assigned Names and Numbers
(Tổ chức Quản lý Tên và Số hiệu Cấp phát Internet)

ICC

International Chamber of Commerce
(Phòng Thương mại Quốc tế)

LCIA

The London Court of International Arbitration
(Trung tâm Trọng tài Quốc tế Luân Đôn)


LTTTM

Luật Trọng tài Thương mại 2010

NCAIR

National Center for Automated Information Research
(Trung tâm Quốc gia về Nghiên cứu Thông tin Tự động)

ODR

Online Dispute Resolution
(Giải quyết tranh chấp điện tử)


SIAC

Singapore International Arbitration Centre
(Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore)

UNCITRAL

United Nations Commissions on International Trade Law
(Uỷ ban của Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế)

VIAC

Vietnam International Arbitration Centre
(Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam)

WIPO

World Intellectual Property Organization
(Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

1

PHẦN NỘI DUNG

6


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI ĐIỆN TỬ

6

1.1.

Khái quát về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
bằng trọng tài điện tử

6

1.1.1.

Khái niệm trọng tài điện tử

6

1.1.2.

Các phương tiện điện tử phổ biến trong trọng tài điện tử

9

1.1.3.

Lợi ích của trọng tài điện tử

12


1.1.4.

Hạn chế của trọng tài điện tử so với trọng tài truyền thống

14

1.1.5.

Khung pháp lý điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp thương mại
bằng trọng tài điện tử

15

1.2.

Một số vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến trọng tài điện tử

18

1.2.1.

Thoả thuận trọng tài điện tử

19

1.2.2.

Thủ tục trọng tài điện tử


21

1.2.3.

Địa điểm trọng tài điện tử

26

1.2.4.

Luật áp dụng cho thủ tục trọng tài điện tử

27

1.2.5.

Phán quyết trọng tài điện tử

28

Chương 2: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRỌNG TÀI ĐIỆN TỬ
TRÊN THẾ GIỚI - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TRỌNG TÀI
ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

34

2.1.

Từ trọng tài truyền thống đến trọng tài điện tử - một xu thế tất
yếu trong thời đại công nghệ số


34

2.1.1.

Trọng tài điện tử ở một số hệ thống pháp luật trên thế giới

35

2.1.2.

Trọng tài điện tử tại một số trung tâm trọng tài và tổ chức trên thế
giới

40


2.1.3.

Xu thế phát triển của trọng tài điện tử

44

2.2.

Thách thức và cơ hội của trọng tài điện tử tại Việt Nam

44

2.2.1.


Khung pháp lý hiện hành điều chỉnh trọng tài điện tử tại Việt Nam

44

2.2.2.

Những cơ hội và thuận lợi của việc giải quyết tranh chấp thương
mại bằng trọng tài điện tử tại Việt Nam

50

2.2.3.

Những thách thức của việc giải quyết tranh chấp thương mại
bằng trọng tài điện tử tại Việt Nam

52

Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRỌNG TÀI ĐIỆN
TỬ Ở VIỆT NAM

59

3.1.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về trọng tài

59


3.1.1.

Gia nhập, áp dụng các quy định của điều ước quốc tế và luật mẫu
về thương mại điện tử

59

3.1.2.

Ban hành và bổ sung các quy định mới về giải quyết tranh chấp
thương mại bằng trọng tài điện tử

61

3.2.

Triển khai mô hình mẫu giải quyết tranh chấp thương mại bằng
trọng tài điện tử tại Việt Nam

63

3.2.1.

Sự cần thiết của việc triển khai mô hình mẫu về trọng tài điện tử

64

3.2.2.

Lộ trình thực hiện việc triển khai và phát triển mô hình mẫu về

trọng tài điện tử

66

3.3.

Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về trọng tài điện
tử

67

3.3.1.

Trong các cơ sở đào tạo luật

68

3.3.2.

Trong cộng đồng doanh nghiệp

70

KẾT LUẬN

73


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Giới thiệu khái quát về đề tài và tính cấp thiết của đề tài

Trọng tài, bên cạnh thương lượng, trung gian và hoà giải, được coi là một
trong những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế phổ biến và được ưa chuộng
nhất hiện nay trong thương mại quốc tế vì những lợi ích của trọng tài so với phương
thức giải quyết tranh chấp truyền thống là toà án. Vì tầm quan trọng đó, các luật gia
đã dày công nghiên cứu cũng như các nhà lập pháp đã xây dựng các khung pháp lý
điều chỉnh và phát triển trọng tài. Trong một vài thập kỷ gần đây, với sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ thông tin và phương tiện điện tử, trọng tài đã có những thay
đổi nhất định xuất phát từ việc ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật điện tử trong
trọng tài, từ đó hình thành nên “trọng tài điện tử” (“online arbitration”, “electronic
arbitration”, hay “cyber arbitration”). Nói cách khác, trọng tài điện tử ra đời và phát
triển trên thực tế, là một sản phẩm của thời đại công nghệ số.
Từ khi ra đời, trọng tài điện tử đã phát triển nhanh chóng và sâu rộng ở nhiều
quốc gia và hệ thống pháp luật trên thế giới, nơi có truyền thống lâu đời về trọng tài
và có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. Tại Việt Nam, mặc dù thực
tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cho thấy các trung tâm trọng tài và các bên
trong tranh chấp đã và đang sử dụng trọng tài điện tử, tức là có sự ứng dụng của công
nghệ thông tin và phương tiện điện tử vào việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài,
nhưng trọng tài điện tử vẫn là một khái niệm tương đối mới mẻ và chưa nhận được
sự quan tâm thích đáng từ phía các luật gia, những nhà nghiên cứu khoa học pháp lý
và các nhà lập pháp.
Thực tế nói trên lảm nảy sinh một nhu cầu bức thiết về việc cần phải có các
công trình nghiên cứu khoa học về trọng tài điện tử cũng như có sự ra đời của khung
pháp lý để điều chỉnh trọng tài điện tử tại Việt Nam. Vì lẽ đó, xét đến thực tiễn và xu
hướng phát triển của trọng tài điện tử trên thế giới, quan sát sự hình thành, tồn tại của
trọng tài điện tử trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại tại Việt Nam, cũng

như nhận thấy một nhu cầu cần thiết của việc xây dựng và phát triển cơ sở pháp lý
riêng biệt cho trọng tài điện tử tại Việt Nam, tác giả lựa chọn đề tài “Giải quyết tranh
chấp thương mại bằng trọng tài trong bối cảnh thời đại công nghệ số - Xu hướng
phát triển trên thế giới, thách thức và cơ hội tại Việt Nam” cho Luận văn của mình.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài


2

Liên quan đến việc nghiên cứu về trọng tài điện tử, giới luật gia trên thế giới
đã quan tâm và cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu từ cơ bản đến chuyên sâu. Có
thể điểm qua một số tác phẩm tiêu biểu như cuốn “Online Arbitration” của Faye
Fangfei Wang, cuốn “Online Dispute Resolution: Challenges for Contemporary
Justice” của Gabrielle Kaufmann-Kohler và Thomas Schultz, cuốn “Online
arbitration and its legal issues” của Li Hu Zhu; các ấn phẩm và bài đăng của giáo sư
Ethan Katsh, Giám đốc của Trung tâm Quốc gia về Công nghệ và Giải quyết tranh
chấp của Đại học Massachusetts Amherst, là tác giả cũng như đồng tác giả của nhiều
tác phẩm như “Digital Justice: Technology and the Internet of Disputes”;
“Technology and Dispute Systems Design: Lessons from the “Sharing Economy”;
“Revolutionizing Technologies and the Use of Technology in International
Arbitration: Innovation, Legitimacy, Prospects, and Challenges”; “Technology and
the Future of Dispute Systems Design”; “Digital Justice: Reshaping Boundaries in
an Online Dispute Resolution Environment” … Các tác phẩm nói trên đều đưa ra
những phân tích về trọng tài điện tử, nhìn nhận đó là một xu thế phát triển của trọng
tài trong thời đại công nghệ số và đánh giá, làm rõ những vấn đề pháp lý riêng biệt
của trọng tài điện tử, xét cả trên khía cạnh nghiên cứu và thực tiễn.
Tại Việt Nam, giới luật gia và nghiên cứu khoa học pháp lý của Việt Nam
cũng có không ít các tác phẩm, nghiên cứu về trọng tài và các vấn đề pháp lý có liên

quan. Riêng trong việc giáo dục và đào tạo tại các cơ sở đào tạo luật, có thể kể đến
một số tác phẩm chuyên về giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế như Giáo
trình Luật Thương mại Quốc tế; Giáo trình Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương
mại quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội … Các công trình này đã trình bày một
hệ thống các khái niệm, vấn đề cơ bản về pháp luật thương mại quốc tế, trong đó có
trọng tài thương mại quốc tế. Tuy nhiên, các giáo trình này mới chỉ phân tích những
vấn đề cơ bản của trọng tài mà chưa đề cập và phân tích về trọng tài điện tử. Một số
tác phẩm, nghiên cứu về trọng tài của một số nhà nghiên cứu như cuốn “Pháp luật
trọng tài thương mại Việt Nam: Bản án và bình luận” hay cuốn “Tuyển tập các bản
án, quyết định của Tòa án Việt Nam về trọng tài thương mại” của PGS. TS. Đỗ Văn
Đại và TS. Trần Hoàng Hải cũng chưa có phân tích và tìm hiểu về trọng tài điện tử.
Thực tế này một lần nữa thôi thúc tác giả tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về trọng tài
điện tử cũng như xu thế phát triển của trọng tài điện tử trên thế giới và tại Việt Nam,
đồng thời chỉ ra các thách thức và cơ hội phát triển của trọng tài điện tử.


3

3.

Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của Luận văn

3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Luận văn này tập trung nghiên cứu về một số vấn đề pháp lý của trọng tài
điện tử với tư cách là một phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại ở phạm vi
một số hệ thống pháp luật quốc gia và tổ chức quốc tế nói chung và tại Việt Nam nói
riêng. Cụ thể, tác giả sẽ phân tích một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, định nghĩa và đặc điểm của trọng tài điện tử, một số vấn đề pháp
lý có liên quan đến trọng tài điện tử.
Thứ hai, pháp luật về trọng tài điện tử ở một số hệ thống pháp luật quốc gia
trên thế giới, cũng như quy định tại một số trung tâm trọng tài và các tổ chức quốc tế.
Thứ ba, hệ thống pháp luật của Việt Nam đối với sự phát triển của trọng tài
điện tử thông qua việc chỉ ra các bất cập, khó khăn cũng như các thuận lợi, đồng thời
đề ra các giải pháp khắc phục.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian và khả năng nghiên cứu, Luận văn này sẽ chỉ tập

trung vào trọng tài điện tử (online arbitration), tức là trọng tài truyền thống có ứng
dụng công nghệ điện tử vào một hoặc một số thủ tục trọng tài.
3.2.1.

Phạm vi thời gian

Các phân tích của tác giả trong Luận văn này sẽ chỉ tập trung vào sự phát
triển của trọng tài điện tử từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX đến thời điểm hiện tại,
khi công nghệ thông tin và phương tiện điện tử được ứng dụng sâu rộng và hiệu quả
trong hoạt động giải quyết tranh chấp, đặc biệt là trong lĩnh vực trọng tài thương mại.
3.2.2.

Phạm vi không gian

Bằng việc xem xét đối tượng nghiên cứu như đã trình bày ở trên, tác giả tập
trung phân tích pháp luật trọng tài của một số hệ thống pháp luật trên thế giới cũng
như tại một số trung tâm trọng tài và tổ chức quốc tế. Thêm vào đó, phạm vi nghiên
cứu còn tập trung vào hệ thống pháp luật trọng tài của Việt Nam.

4.

Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn

4.1.

Mục tiêu nghiên cứu


4

Luận văn này hướng đến làm rõ xu hướng phát triển của trọng tài điện tử trên
thế giới và tại Việt Nam với những cơ hội, thách thức cần được khắc phục để phát
triển trọng tài điện tử tại Việt Nam.
4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn làm rõ ba nhiệm vụ sau: Thứ nhất, trình bày những vấn đề lý luận

về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài điện tử; thứ hai, phân tích xu thế
phát triển của trọng tài điện tử trên thế giới và những cơ hội, thách thức của trọng tài
điện tử ở Việt Nam; thứ ba, đề xuất giải pháp phát triển trọng tài điện tử tại Việt Nam.
5.

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện Luận văn

Để thực hiện và hoàn thành Luận văn này, tác giả sử dụng một số phương
pháp truyền thống và phi truyền thống, tiêu biểu như sau:
Thứ nhất, phương pháp so sánh. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh nhằm
chỉ ra sự giống và khác nhau giữa trọng tài điện tử và trọng tài truyền thống, cũng

như chỉ ra sự phát triển không giống nhau của trọng tài điện tử tại các hệ thống pháp
luật khác nhau trên thế giới. Phương pháp so sánh còn được sử dụng để vận dụng và
học hỏi các cách thức, giải pháp mà Việt Nam có thể ứng dụng để phát triển trọng tài
điện tử, dựa trên kinh nghiệm và thực tiễn phát triển trọng tài điện tử của một số quốc
gia và trung tâm trọng tài, tổ chức quốc tế trên thế giới.
Thứ hai, phương pháp thống kê. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê để
liệt kê các nguồn pháp luật điều chỉnh về trọng tài điện tử, cũng như để thực hiện
thống kê về các công cụ, phương tiện điện tử được sử dụng trong trọng tài điện tử.
Phương pháp này còn được sử dụng cho việc chỉ ra các quốc gia, trung tâm trọng tài
nào đã chấp nhận trọng tài điện tử.
Các phương pháp khác: phân tích, tổng hợp, đánh giá. Với các phương pháp
này, tác giả sẽ phân tích, tổng hợp và đưa ra đánh giá về các vấn đề được nêu.
6.

Đóng góp của Luận văn

Bằng việc nghiên cứu một số vấn đề pháp lý cơ bản của trọng tài điện tử, tác
giả mong muốn đóng góp các đánh giá và nghiên cứu của mình vào khoa học pháp
lý về giải quyết tranh chấp, đặc biệt là trong lĩnh vực trọng tài thương mại, được tiếp
cận dưới một góc độ tương đối mới, đó là trọng tài trong thời đại công nghệ số. Không
những vậy, tác giả hi vọng rằng những nghiên cứu và đánh giá của mình trong Luận


5

văn này sẽ được tham khảo và xem xét bởi các nhà lập pháp trong việc hoàn thiện
pháp luật về trọng tài tại Việt Nam, cũng như bởi các giảng viên, sinh viên, học viên
trong quá trình dạy và học về trọng tài thương mại. Tác giả cũng mong muốn những
phân tích, đánh giá của mình tại đây sẽ trở thành một nguồn tham khảo tích cực và
hữu dụng cho các trung tâm trọng tài tại Việt Nam để ứng dụng trọng tài điện tử vào

trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại.
7.

Bố cục các chương của Luận văn

Chương 1. Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thương mại bằng
trọng tài điện tử.
Tác giả sẽ trình bày khái niệm trọng tài điện tử, chỉ ra một số phương tiện,
công cụ điện tử được sử dụng phổ biến trong trọng tài điện tử, nêu lên lợi ích của
trọng tài điện tử, các nguồn luật áp dụng trong trọng tài điện tử. Cùng với đó, nội
dung Chương 1 sẽ phân tích một số vấn đề pháp lý cơ bản cần lưu ý trong trọng tài
điện tử, chẳng hạn như thỏa thuận trọng tài điện tử, các thủ tục trọng tài điện tử, địa
địa điểm trọng tài điện tử, phán quyết trọng tài điện tử.
Chương 2. Xu hướng phát triển của trọng tài điện tử trên thế giới. Những cơ
hội và thách thức của trọng tài điện tử tại Việt Nam.
Để chứng minh trọng tài điện tử đang là một xu hướng phát triển tất yếu của
trọng tài trên thế giới, tác giả sẽ xem xét, phân tích và đánh giá khái quát về pháp luật
và thực tiễn phát triển của trọng tài điện tử tại một số hệ thống pháp luật và một số
trung tâm trọng tài, tổ chức quốc tế trên thế giới. Cùng với đó, tác giả sẽ trực tiếp liên
hệ đến Việt Nam. Nội dung của Chương này cũng sẽ phân tích các cơ hội và tiềm
năng cho sự phát triển của trọng tài điện tử, song song với đó là những thách thức,
khó khăn cần được khắc phục và vượt qua.
Chương 3. Đề xuất giải pháp phát triển trọng tài điện tử tại Việt Nam.
Trong phạm vi Chương này, tác giả sẽ đưa ra một số gợi ý và đề xuất để khắc
phục những khó khăn, bất cập còn tồn đọng để phát triển trọng tài điện tử tại Việt
Nam. Các giải pháp được đề xuất liên quan đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
về trọng tài, việc triển khai mô hình mẫu về trọng tài điện tử tại một trung tâm trọng
tài và việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về trọng tài điện tử trong các cơ sở đào
tạo luật và trong cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.



6

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI ĐIỆN TỬ

1.1.

Khái quát về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng
tài điện tử

Nội dung của phần này sẽ phân tích các vấn đề sau đây: Thứ nhất, khái niệm
trọng tài điện tử; thứ hai, các công cụ, phương tiện thường được sử dụng trong trọng
tài điện tử; thứ ba, lợi ích của trọng tài điện tử; thứ tư, hạn chế của trọng tài điện tử
so với trọng tài truyền thống; và cuối cùng, thứ năm, khung pháp lý điều chỉnh trọng
tài điện tử.
1.1.1.

Khái niệm trọng tài điện tử
Tác giả sẽ xem xét một số định nghĩa và đặc điểm của trọng tài truyền thống,

từ đó rút ra được khái niệm của trọng tài điện tử.
1.1.1.1. Định nghĩa
Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế
(ADR) được sử dụng rất phổ biến, rộng rãi và mang lại nhiều lợi ích trong việc giải
quyết các tranh chấp trong thương mại quốc tế. Có nhiều cách để người ta đưa ra định
nghĩa về trọng tài, nhưng những định nghĩa sau đây vốn đã rất quen thuộc với chúng
ta, những người nghiên cứu và thực hành về trọng tài thương mại:

“Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp liên quan đến hai hay
nhiều bên, được xem xét bởi một hay nhiều người, được gọi là (các) trọng tài viên, là
người được trao quyền từ thỏa thuận riêng giữa các bên mà không phải từ một cơ
quan nhà nước, để tiến hành các thủ tục và đưa ra quyết định cho các vấn đề tranh
chấp dựa trên cơ sở thoả thuận của các bên trong tranh chấp.”1
“Trọng tài là hệ thống giải quyết tranh chấp mang tính chất tư. Các bên sử
dụng trọng tài đã quyết định giải quyết tranh chấp của họ bên ngoài bất kỳ hệ thống
1

David, Rene (1985), Arbitration in International Trade, Deventer and Boston: Kluwer Law and Taxation
Publisher, tr. 5.


7

tư pháp nào. Trong đa số các trường hợp, trọng tài sẽ đưa đến một quyết định cuối
cùng và ràng buộc, đưa ra một phán quyết có thể thi hành tại toà án quốc gia. Người
đưa ra quyết định (trọng tài viên) nhìn chung là do các bên lựa chọn. Các bên cũng
quyết định về việc nên để cho tiến trình trọng tài sẽ được điều hành bởi một tổ chức
trọng tài quốc tế, hay là một trọng tài vụ việc (ad hoc), có nghĩa là sẽ không có sự
tham gia của một tổ chức trọng tài định chế.”2
Giáo sư Gary B. Born, một luật gia nổi tiếng trên thế giới, đã đưa ra định
nghĩa về trọng tài như sau: “Trọng tài là một quá trình mà trong đó các bên đồng
thuận đưa một tranh chấp ra một cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài nhà nước, được
lựa chọn bởi các bên, để đưa ra một quyết định ràng buộc nhằm giải quyết tranh
chấp đó, tuân thủ theo tính trung lập, thủ tục giải quyết nhằm tạo cơ hội cho các bên
có quyền được xét xử công bằng.”3
Như vậy, từ cá định nghĩa nói trên, có thể hiểu trọng tài là một quá trình trong
đó các bên đồng thuận đưa tranh chấp ra một cơ chế giải quyết tranh chấp tư nhân
được lựa chọn bởi hoặc cho các bên, để đưa ra phán quyết chung thẩm và ràng buộc

các bên để giải quyết tranh chấp đó. Thủ tục này được thực hiện theo nguyên tắc
trung lập, đảm bảo cho các bên có cơ hội bình đẳng và được đối xử công bằng trong
việc trình bày và xét xử.
Như vậy, dù được định nghĩa như thế nào, trọng tài cũng phải bao gồm những
đặc điểm chính như sau: (i) có sự đồng thuận đưa tranh chấp ra trọng tài; (ii) có tính
chất tư nhân; (iii) phán quyết trọng tài là chung thẩm và ràng buộc các bên trong tranh
chấp; và (iv) tuân theo thủ tục xét xử trong đó cho các bên được đảm bảo quyền trình
bày và được đối xử công bằng (adjudication procedures).
Trọng tài điện tử, một mặt có bản chất là trọng tài truyền thống như định
nghĩa nêu trên, mặt khác được tổ chức, tiến hành toàn bộ hoặc một phần thông qua
sự ứng dụng và/hoặc hỗ trợ của các phương tiện điện tử hoặc bằng cách thức điện tử.
Nói cách khác, trọng tài điện tử là “phiên bản điện tử” của trọng tài truyền thống. 4
Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Textbook on International Trade and Business Law, Youth Publishing
House, tr. 1079.
3
Gary B. Born (2009), International Commercial Arbitration, Kluwer Law International, Hague, tr. 217.
4
Chinthaka Liyanage (2010), Online Arbitration Compared to Offline Arbitration and the Reception of Online
Consumer Arbitration: An Overview of the Literature, 22 Sri Lanka J Int'l L, tr. 173; Như đã đề cập ở Phần mở
đầu, phạm vi của Luận văn này được giới hạn về trọng tài điện tử (online arbitration), tức là trọng tài truyền
thông ứng dụng công nghệ điện tử vào thủ tục trọng tài. Vấn đề về “trọng tài phi giấy tờ” (e-arbitration) sẽ
không được phân tích trong Luận văn này.
2


8

Thông thường, có ba cách để tiến hành các thủ tục trọng tài. Thứ nhất là tiến hành
trọng tài bằng toàn bộ các thủ tục truyền thống. Thứ hai là sử dụng kết hợp cả công
nghệ thông tin và các thủ tục truyền thống, chẳng hạn như vừa sử dụng thư điện tử

để đệ trình các tài liệu, đồng thời vẫn sử dụng thủ tục truyền thống như gửi các tài
liệu ở dạng “văn bản giấy”. Thứ ba là tiến hành toàn bộ các thủ tục trọng tài bằng các
phương tiện điện tử từ đầu đến cuối, từ việc ký kết thỏa thuận trọng tài điện tử cho
đến phán quyết điện tử. Như đã đề cập tại phần phạm vi nghiên cứu, nội dung của
Luận văn này sẽ tập trung vào trọng tài điện tử dưới góc độ của cách thứ hai nêu trên.
1.1.1.2. Đặc điểm
Trọng tài điện tử cũng có những đặc điểm tương tự như trọng tài truyền
thống. Đặc điểm chính của trọng tài điện tử chính là việc sử dụng các phương tiện
điện tử hoặc giao tiếp điện tử để tiến hành các thủ tục trong trọng tài. Yếu tố công
nghệ thông tin chính là nhân tố chính trong trao đổi, giao tiếp giữa các bên trong tranh
chấp và giữa các bên với trọng tài viên cũng như tiến hành các thủ tục khác. Ví dụ:
các bên và trọng tài viên có thể giao tiếp, liên lạc với nhau qua thư điện tử (email)
trong việc trao đổi và đệ trình các tài liệu, các văn bản ý kiến; hoặc tổ chức phiên họp
giải quyết tranh chấp (hearing) thông qua hội nghị trực tuyến (teleconference); hoặc
lưu trữ các tài liệu, cơ sở dữ liệu của vụ việc thông qua cơ sở dữ liệu trực tuyến
(online database). Nhìn chung, những đặc điểm rất riêng biệt này tạo cho trọng tài
điện tử nhiều ưu thế và lợi ích hơn so với trọng tài truyền thống, mà tác giả sẽ làm rõ
hơn ở phần tiếp theo của Chương này.
1.1.1.3. Kết luận
Trọng tài điện tử là phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thông
qua ứng dụng công nghệ thông tin và phương tiện điện tử. Việc sử dụng công nghệ
thông tin trong trọng tài điện tử có tính thiết yếu và không thể thiếu trong việc quản
lý, vận hành và tiến hành các thủ tục trong trọng tài điện tử. Trọng tài điện tử có
những đặc trưng cơ bản và chủ yếu của trọng tài truyền thống, như việc các bên cần
có sự đồng thuận để đưa tranh chấp ra trọng tài bằng thoả thuận trọng tài, có tính chất
tư nhân, các nguyên tắc như công bằng, đảm bảo quyền được đối xử bình đẳng giữa
các bên trong tranh chấp, phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm và ràng buộc các
bên. Tuy nhiên, trọng tài điện tử cũng có những đặc điểm riêng biệt, xuất phát từ việc
ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện điện tử. Các đặc điểm riêng biệt



9

này tạo cho trọng tài điện tử những lợi thế nhất định so với trọng tài truyền thống,
cũng như tạo ra những vấn đề pháp lý đặc thù.
Trong bối cảnh của thời đại công nghệ số, đặc biệt là kỷ nguyên phát triển
mạnh mẽ của công nghệ mới và trí thông minh nhân tạo trong cách mạng công nghiệp
4.0, trọng tài điện tử cùng với các phương thức giải quyết tranh chấp điện tử khác
như đàm phán, thương lượng được hứa hẹn sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn và
đóng vai trò không thể thiếu được trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại.
1.1.2.

Các phương tiện điện tử phổ biến trong trọng tài điện tử
Có thể khẳng định rằng yếu tố công nghệ thông tin chính là mấu chốt tạo ra

trọng tài điện tử và phân biệt trọng tài điện tử và trọng tài truyền thống. Nội dung
dưới đây sẽ xem xét, phân tích một số phương tiện, công cụ điện tử tiêu biểu và phổ
biến trong trọng tài điện tử.
1.1.2.1. Thư điện tử
Thư điện tử (e-mail) là cơ sở đầu tiên và cơ bản nhất cho trọng tài điện tử
cũng như các phương thức giải quyết tranh chấp khác có nền tảng sử dụng phương
tiện điện tử. Thư điện tử thực chất là một phương thức để trao đổi tin nhắn giữa con
người bằng việc sử dụng các thiết bị điện tử. Thư điện tử vận hành thông qua mạng
lưới máy tính, ngày nay còn gọi là mạng Internet. Thư điện tử đã và đang phát triển
mạnh mẽ, truyền tải nội dung đa phương tiện, từ tin nhắn văn bản, cho đến các dữ
liệu âm thanh, hình ảnh, video … trở thành phương tiện liên lạc không thể thiếu trong
thời đại công nghệ số.
Đối với trọng tài điện tử, thư điện tử đóng vai trò là công cụ, phương tiện
trao đổi, liên lạc giữa các bên, bên cạnh phương thức gửi thư và tài liệu truyền thống
thông qua đường bưu chính. Bằng việc sử dụng thư điện tử, các bên trong trọng tài

cũng như các trọng tài viên có thể trao đổi qua lại các nội dung liên quan đến việc
tiến hành các thủ tục trọng tài, như việc đệ trình các văn bản ý kiến, thống nhất các
thủ tục tiến hành trọng tài, việc nộp chứng cứ bằng văn bản, thực hiện việc thông báo,
ra quyết định của hội đồng trọng tài.
Thư điện tử cũng là chứng cứ trong việc xác định tính có hiệu lực của các
thoả thuận giữa các bên, ví dụ như thỏa thuận trọng tài, thoả thuận về thủ tục giải


10

quyết tranh chấp, hoặc là chứng cứ cho việc thông báo ban hành phán quyết, các
quyết định và lệnh của trọng tài viên …
1.1.2.2. Cơ sở dữ liệu trực tuyến
Cơ sở dữ liệu trực tuyến (online database) là nền tảng lưu trữ dữ liệu số và
trực tuyến, cung cấp cho người dùng khả năng truy cập và tham chiếu dễ dàng, tiện
lợi. Cơ sở dữ liệu trực tuyến có đặc điểm là khả năng lưu trữ với dung lượng lớn, truy
cập mọi lúc mọi nơi và có tính bảo mật.
Đối với trọng tài điện tử, việc sử dụng cơ sở lưu trữ trực tuyến mang lại rất
nhiều lợi ích. Bằng việc “số hoá” các văn bản, tài liệu và hồ sơ, con người đã sử dụng
những nền tảng lưu trữ dữ liệu trực tuyến để lưu trữ tài liệu và hồ sơ trong các vụ việc
trọng tài. Thay vì sử dụng kho lưu trữ để lưu trữ một khối lượng lớn các hồ sơ, tài
liệu “cứng”, vốn cần nhiều không gian, chi phí và tài nguyên để phục vụ cho in ấn,
lưu trữ, người ta sẽ “số hóa” các tài liệu này để lưu trữ trực tuyến. Việc lưu trữ trực
tuyến tạo ra những lợi ích nhất định mà lưu trữ theo cách truyền thống không thể có
được. Ví dụ như sự tiện dụng trong việc tra cứu, giảm thiểu chi phí lưu trữ tài liệu và
in ấn, tiện lợi trong việc truyền tải thông tin cũng như chuyển giao tài liệu. Đó là còn
chưa kể đến việc lưu trữ trực tuyến cũng không tạo ra các hỏng hóc vật lý cho tài liệu,
vốn là một trong những bất cập của việc lưu trữ truyền thống.
Hiện nay, có nhiều nguồn cung cấp cơ sở lưu trữ dữ liệu trực tuyến, ví dụ
như trang web www.dropbox.com, cung cấp ứng dụng Dropbox cho việc lưu trữ dữ

liệu cho cả cá nhân và doanh nghiệp với các gói dịch vụ khác nhau, cung cấp khả
năng lưu trữ dữ liệu với nhiều lựa chọn đa dạng. Ngoài ra, các trung tâm trọng tài
quốc tế hay các công ty luật về tranh tụng cũng có cơ sở lưu trữ dữ liệu trực tuyến
của riêng mình để phục vụ cho việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu cũng như cung cấp các dịch
vụ này cho các bên trong tranh chấp tại trọng tài. Trong trọng tài điện tử, việc quản
lý kho tài liệu trực tuyến này có thể được thực hiện bởi thư ký của hội đồng trọng tài,
hoặc do trung tâm trọng tài vận hành nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính
cho giải quyết vụ tranh chấp.
1.1.2.3. Hội nghị trực tuyến
Hội nghị trực tuyến (Teleconferene) thực chất là việc trao đổi và thảo luận
giữa hai hay nhiều bên từ các địa điểm khác nhau, có sự hỗ trợ và tham gia của công
nghệ thông tin và có tính phức tạp hơn so với điện thoại thông thường.


11

Trọng tài điện tử ứng dụng tính năng này để tiến hành một số thủ tục nhất
định cần có sự tham gia trực tiếp của các bên trong tranh chấp, cũng như của hội đồng
trọng tài, ví dụ như phiên họp giải quyết tranh chấp, phiên thẩm vấn nhân chứng, hay
trao đổi giữa các bên để thống nhất các thủ tục trọng tài. Nhìn chung, việc vận dụng
công cụ này tạo ra sự tiện lợi vô cùng lớn khi các bên và/hoặc hội đồng trọng tài
không phải tốn thêm thời gian, chi phí cho việc trực tiếp hiện diện tại một địa điểm
để tiến hành các thủ tục trọng tài.
Từ trước đến nay, người ta có thể sử dụng dịch vụ điện thoại viễn thông quốc
tế để thực hiện các cuộc gọi quốc tế giữa các bên. Ngày nay, với sự phát triển của
mạng Internet và sự ra đời của nhiều ứng dụng, các bên trong tranh chấp có thể sử
dụng một số ứng dụng của các bên thứ ba, ví dụ như Skype, Viber… Tất nhiên ở một
mức độ chuyên nghiệp hơn và để tránh các rủi ro kỹ thuật, người ta sẽ sử dụng các
ứng dụng, phần mềm chuyên biệt cho việc trao đổi trực tuyến, đòi hỏi chất lượng tối
đa và tính bảo mật cao hơn cho hiển thị video, hình ảnh, hay âm thanh… để đảm bảo

tính hiệu quả tối ưu, giảm thiểu tối đa khoảng cách và sự khác biệt giữa trao đổi trực
tiếp thông qua hiện diện và trao đổi trực tuyến thông qua các phương tiện điện tử.
1.1.2.4. Các công cụ điện tử hỗ trợ khác
Trên thực tế, ngoài việc sử dụng thư điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến hay
phương tiện, ứng dụng cho phép trao đổi trực tuyến, người ta còn sử dụng nhiều
phương tiện khác để hỗ trợ, tiến hành các thủ tục trọng tài sao cho đạt được hiệu quả
cao nhất của việc giải quyết tranh chấp. Chẳng hạn, trong việc quản lý các vụ việc
(case management), các trung tâm trọng tài sẽ vận hành việc sử dụng các ứng dụng,
phần mềm nhằm tính toán chi phí cho việc quản lý, phân bổ chi phí cho trọng tài viên,
hay ước tính các chi phí khác có liên quan. 5 Hay như việc sử dụng báo cáo điện tử
(court reporter) ghi lại nội dung chi tiết của phiên họp giải quyết tranh chấp. Bằng
công nghệ này, người ta sử dụng phần mềm hỗ trợ, với sự tham gia của con người,
để ghi chép lại những nội dung, trao đổi và diễn biến của phiên họp, hiển thị trực tiếp
trên màn hình máy tính được đặt trước mặt các bên và hội đồng trọng tài.6 Các phương
Các trung tâm trọng tài trên thế giới có ứng dụng tính phí riêng để ước tính chi phí cho các bên, chẳng hạn
Trung tâm Trọng tài ICC sử dụng ứng dụng tính toán chi phí trực tuyến để hỗ trợ ước tính chi phí, xem tại
Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Việt Nam, xem tại Truy cập ngày 28/07/2018.
6
truy cập ngày
28/7/2018.
5


12

tiện điện tử còn hỗ trợ trong việc trình chiếu những nội dung đa phương tiện, như chữ
viết, hình ảnh, âm thanh, video, hay các nội dung số hoá khác thông qua máy chiếu
(projectors). Việc trình chiếu này mang lại rất nhiều lợi ích nếu so sánh với việc phải
in ấn các tài liệu. Bằng việc sử dụng trình chiếu kết hợp với các phương tiện khác,

các bên trong tranh chấp sẽ tận dụng được tối đa các cơ hội của mình trong việc trình
bày và thể hiện quan điểm, cũng như hội đồng trọng tài cũng có cơ hội để kiểm tra,
xem xét và đánh giá các chứng cứ, lập luận của các bên một cách toàn diện, sâu sắc,
chính xác và trung thực nhất.
Ở một khía cạnh khác của trọng tài điện tử, có nhiều trang web cung cấp dịch
vụ trọng tài cho người dùng của họ. Dịch vụ mà các trang web này cho phép hai hay
nhiều bên giải quyết các tranh chấp thương mại hoặc tranh chấp cá nhân một cách
trực tuyến thông qua các trọng tài viên nhiều kinh nghiệm. Có thể kể tên một vài
trang
web
tiêu
biểu
như
www.arbfile.org,
www.net-arb.com,
www.onlinearbitrators.com và rất nhiều trang web khác cung cấp nền tảng tương tự.
1.1.3.

Lợi ích của trọng tài điện tử

Như đã đề cập khái quát ở phần trên, trọng tài điện tử mang lại nhiều lợi ích
và lợi thế. Có thể kể đến một số lợi ích của trọng tài điện tử như sau:
1.1.3.1. Tính nhanh chóng
Khó có thể phủ nhận được trọng tài điện tử mang lại sự nhanh chóng nhất
định cho việc giải quyết tranh chấp. Đối với trọng tài điện tử, sự hỗ trợ đắc lực của
công nghệ thông tin và công cụ điện tử củng cố thêm tính nhanh chóng của trọng tài.
Chẳng hạn, thay vì phải chờ đợi nhiều ngày để nhận được tài liệu do một bên gửi đến
cho các bên còn lại do khoảng cách địa lý xa xôi khi các bên đến từ các quốc gia, khu
vực địa lý khác nhau, thì nay chỉ với một thư điện tử hoặc một thông báo điện tử, các
bên có thể ngay lập tức có được nội dung của tài liệu, từ đó tiết kiệm được rất nhiều

thời gian, góp phần đẩy nhanh và tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết tranh chấp.
1.1.3.2. Tính tiết kiệm
Bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc số hóa các tài liệu, việc
lưu trữ và gửi tài liệu cũng tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với việc lưu trữ và gửi
tài liệu theo cách thức truyền thống. Chưa kể đến việc các chi phí cho việc gửi tài
liệu, hồ sơ cũng được giảm đi vô cùng đáng kể, với chỉ một cú nhấp chuột, người ta


13

có thể truyền tải đi vô số thông tin dữ liệu và tài liệu, mà nếu gửi theo cách truyền
thống, sẽ vô cùng tốn kém cho việc in ấn cũng như gửi qua biên giới, làm phát sinh
rất nhiều thủ tục và các chi phí kèm theo. Hay như việc tiến hành các cuộc họp, phiên
họp giải quyết tranh chấp thông qua hình thức hội nghị trực tuyến (teleconference),
các bên và hội đồng trọng tài cũng tiết kiệm được chi phí, thời gian rất nhiều so với
việc gặp mặt trao đổi trực tiếp, nhất là trong trường hợp các bên và/hoặc các trọng tài
viên đến từ các quốc gia, địa điểm khác nhau.
1.1.3.3. Tính linh hoạt
Trọng tài điện tử có tính linh hoạt cao, như việc các bên trong tranh chấp có
thể thỏa thuận giảm bớt các thủ tục có tính hình thức và có thể phát sinh nhiều chi
phí. Ví dụ như thay vì việc phải gửi tài liệu “cứng” cho nhau, các bên có thể thỏa
thuận chỉ gửi tài liệu “mềm” dưới dạng số hóa để giảm thiểu thời gian và chi phí đối
với một hoặc một số thủ tục. Hoặc thay vì thỏa thuận tổ chức phiên họp giải quyết
tranh chấp bằng hiện diện trực tiếp, các bên có thể thỏa thuận tổ chức phiên họp này
thông qua hội nghị trực tuyến để tránh phát sinh các chi phí phát sinh do việc đi lại,
ăn ở nếu như địa điểm tổ chức phiên họp ở nước ngoài, khoảng cách địa lý xa xôi.
Ngoài ra tính linh hoạt còn thể hiện ở việc các bên và trọng tài viên có thể truy cập
vào cơ sở dữ liệu của vụ việc bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, miễn là có đủ phương
tiện và công cụ kết nối.
1.1.3.4. Tính hiệu quả

Ưu điểm về tính hiệu quả của trọng tài điện tử thể hiện ở chỗ sự hỗ trợ và lợi
ích của công nghệ thông tin và các phương tiện điện tử thật sự mang đến những kết
quả ấn tượng. Chẳng hạn như thay vì việc phải tìm kiếm một số tài liệu trong rất
nhiều tài liệu có trong hồ sơ vụ việc, chỉ cần một thao tác với sự hỗ trợ của công cụ
điện tử, các bên hoặc trọng tài viên có thể dễ dàng tìm kiếm được những nội dung
cần tìm. Hoặc tính hiệu quả còn được thể hiện ở sự chính xác và tính chuyên nghiệp
ở việc tiến hành các thủ tục và công việc trong trọng tài, khi rất nhiều khâu và công
đoạn được rút ngắn, thể hiện sự khoa học và bài bản. Ví dụ như việc đánh dấu các
loại đầu mục tài liệu và đánh số trang cho các tài liệu trong hồ sơ vụ việc, các phương
tiện điện tử cung cấp các tính năng hết sức bài bản và chuyên nghiệp trong việc đánh
số các tài liệu, dữ liệu trực tuyến, làm giảm đi rất nhiều các tỷ lệ sai sót, nhầm lẫn của
việc thực hiện thủ công hoặc theo cách thức truyền thống. Điều này góp phần rất lớn


14

trong việc tạo ra tính hiệu quả cao cũng như tính chuyên nghiệp trong việc tiến hành
các thủ tục trọng tài.
Ngoài ra, việc sử dụng trọng tài điện tử còn làm giảm sự can thiệp của con
người trong một số công việc như tính toán các chi phí liên quan đến kiện tụng, các
yêu cầu bồi thường của mỗi bên bằng việc sử dụng ứng dụng, phần mềm tính toán.
Đặc biệt trong các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, ví dụ như tên miền, thì các trọng tài
viên chỉ cần phải xác định rằng liệu nguyên đơn có phải là chủ sở hữu của tên miền
đó hay không, hay bị đơn có thực hiện việc đăng ký tên miền của mình với ý định
không thiện chí.
1.1.4.

Hạn chế của trọng tài điện tử so với trọng tài truyền thống

Như đã trình bày ở trên, trọng tài điện tử không phải là một phương thức giải

quyết tranh chấp khác so với trọng tài truyền thống. Trọng tài điện tử có thể được coi
là một sự “sáng tạo” và “nâng cấp” của trọng tài truyền thống, khi nó vừa phát huy
những ưu điểm vốn có của trọng tài truyền thống, vừa tạo ra được những lợi thế khác
biệt so với trọng tài truyền thống bằng sự tham gia của công nghệ thông tin.
Một trong những đặc điểm quan trọng của trọng tài là tính bảo mật thông tin.
Tính bảo mật ở đây cho phép các bên giữ bí mật thông tin của vụ tranh chấp cũng
như bất kỳ thông tin nào liên quan đến tranh chấp trọng tài. Đối với trọng tài điện tử,
tính bảo mật thông tin không được coi là một thế mạnh so với trọng tài truyền thống.
Thời đại công nghệ số làm phát sinh một số tiêu cực, đặc biệt là vấn đề về bảo mật
thông tin trên mạng. Tội phạm an ninh mạng (hackers) có thể truy cập trái phép vào
các cơ sở dữ liệu, như các tài khoản ngân hàng, bí mật kinh doanh của các công ty,
để ăn cắp thông tin phục vụ cho các mục đích trái pháp luật, tống tiền… Hay như
việc các tội phạm mạng sử dụng virus máy tính để ăn cắp dữ liệu, phá hoại cơ sở dữ
liệu, gây tổn thất và thiệt hại đến các doanh nghiệp, công ty. Điều này cũng hoàn toàn
có thể xảy ra với trọng tài điện tử, khi dữ liệu bảo mật của các bên hay thông tin của
vụ tranh chấp được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến có thể bị xâm nhập, ăn cắp
và tiết lộ, sử dụng cho những mục đích sai trái và gây phương hại đến các bên. Nếu
so với trọng tài truyền thống, thì đây là nhược điểm của trọng tài điện tử.
Tuy nhiên, hạn chế nói trên của trọng tài điện tử không thể nào phủ nhận
được những giá trị và lợi ích mà trọng tài điện tử mang lại. Mặt trái của công nghệ
thông tin mang đến những hậu quả không mong muốn cho hầu hết các lĩnh vực sử


15

dụng đến ứng dụng của công nghệ thông tin, chứ không chỉ riêng đối với trọng tài
điện tử. Do đó, điều các bên trong tranh chấp nói chung và các bên cung ứng dịch vụ
hỗ trợ cho trọng tài điện tử nói riêng cần làm là đầu tư thật tốt cho việc bảo mật thông
tin và có hệ thống hồi phục thông tin hữu hiệu, nhằm phòng và tránh tối đa các rủi ro
và hậu quả có thể xảy ra khi có các sự cố về an ninh mạng.

1.1.5.

Khung pháp lý điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng
trọng tài điện tử

Vì trọng tài điện tử có bản chất là trọng tài truyền thống nên các quy định áp
dụng cho trọng tài truyền thống cũng áp dụng cho trọng tài điện tử. Tất nhiên, ở một
mức độ tạo ra sự khác biệt giữa trọng tài điện tử và trọng tài truyền thống, khung
pháp lý điều chỉnh của trọng tài điện tử vẫn tồn tại những điểm tương đối mới mẻ.
Nội dung sau đây sẽ đề cập và nêu ra một số điểm mới trong khung pháp lý điều
chỉnh trọng tài điện tử.
1.1.5.1. Điều ước quốc tế và luật mẫu
Nói đến điều ước quốc tế trong lĩnh vực trọng tài thương mại, không thể
không nhắc đến Công ước năm 1958 của UNCITRAL về Công nhận và thi hành phán
quyết trọng tài nước ngoài (sau đây gọi tắt là “Công ước New York 1958”)7 vì tầm
quan trọng của Công ước này trong trọng tài quốc tế. Công ước New York 1958 được
xem là khởi điểm để trả lời các câu hỏi, liệu rằng trọng tài điện tử có bị giới hạn bởi
bất cứ yêu cầu, điều kiện nào theo khung pháp lý hiện hành hay không. Các yêu cầu
chính trong Công ước New York 1958 được nhìn nhận là liên quan chủ yếu đến thỏa
thuận trọng tài và phán quyết trọng tài.8
Ngoài ra, khung pháp lý của trọng tài điện tử liên quan đến các thủ tục trọng
tài còn được tham chiếu đến Luật mẫu năm 1985 của UNCITRAL về Trọng tài
thương mại quốc tế (sau đây gọi tắt là “Luật mẫu”).9 Một vài nguồn khác là điều ước
quốc tế như Công ước về Trọng tài thương mại quốc tế châu Âu (Geneva Convention)
ngày 21/4/1961,10 và Hiệp ước liên Mỹ về Trọng tài thương mại quốc tế (Panama
Công ước của Liên Hợp Quốc về Công nhận và Thi hành Phán quyết trọng tài nước ngoài 1958. Xem tại
truy cập ngày
28/7/2018.
8
Rafal Morek (2007), Online Arbitration: Admissibility within the current legal framework, tr. 8.

9
truy cập ngày 28/7/2018.
10
truy cập ngày 28/7/2018.
7


16

Convention) ngày 30/01/1975,11 được bổ sung bởi Hiệp ước liên châu Mỹ về Hiệu
lực của các quyết định và phán quyết trọng tài ngoài lãnh thổ (Montevideo
Convention) ngày 08/5/1979.12
Cần phải lưu ý rằng không phải chỉ các điều ước quốc tế liên quan đến trọng
tài quốc tế mới được coi là điều ước quốc tế điều chỉnh về trọng tài điện tử. Một số
điều ước quốc tế về giao dịch điện tử và chữ ký điện tử cũng được coi là điều ước
quốc tế điều chỉnh về trọng tài điện tử, vì chúng có liên quan đến vấn đề ký kết cũng
như hiệu lực của các giao dịch điện tử, hoặc điều chỉnh các vấn đề liên quan đến đối
tượng của tranh chấp trong các vụ việc trọng tài điện tử. Một số điều ước quốc tế điển
hình như Công ước của Liên Hiệp Quốc về Sử dụng các giao thức điện tử trong các
hợp đồng quốc tế,13 Luật mẫu của UNCITRAL về Chữ ký điện tử14 …
1.1.5.2. Pháp luật quốc gia
Pháp luật quốc gia về trọng tài là một nguồn quan trọng điều chỉnh trọng tài
điện tử. Pháp luật quốc gia có thể bao gồm các văn bản pháp luật, án lệ, tập quán, các
nguyên tắc chung và các nguồn khác tùy theo quy định cụ thể của từng hệ thống pháp
luật mỗi quốc gia. Nhiều quốc gia đã gia nhập và/hoặc ký kết các điều ước quốc tế
về trọng tài cũng như sử dụng luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế, hoặc nội luật
hoá một số quy định của pháp luật trọng tài quốc tế dựa trên các điều khoản có trong
luật mẫu. Đây cũng được coi là một nguồn của pháp luật trọng tài nói chung và pháp
luật trọng tài điện tử nói riêng.
Không chỉ vậy, nhiều quốc gia đã và đang xây dựng và hài hòa hóa các khung

pháp lý nhất định điều chỉnh về giải quyết tranh chấp điện tử (online dispute
resolution), bao gồm cả trọng tài điện tử. Vấn đề này sẽ được phân tích kỹ hơn ở
Chương 2 của Luận văn này.
Án lệ. Án lệ là một trong những nguồn luật chủ yếu trong hệ thống pháp luật
của các nước theo hệ thống thông luật (common law). Đối với trọng tài điện tử, dường
như không có sự khác nhau rõ ràng nào giữa việc xem xét, nhìn nhận án lệ trong trọng

11

truy cập ngày
28/7/2018.
12
truy cập ngày 28/7/2018.
13
truy cập ngày 28/7/2018.
14
truy cập ngày 28/7/2018.


17

tài truyền thống và trọng tài điện tử trong việc áp dụng để giải quyết nội dung của
tranh chấp. Tuy nhiên, cần lưu ý đến các án lệ trong tranh chấp thương mại điện tử.
Đặc biệt trong các tranh chấp về sở hữu trí tuệ đối với tên miền hay nhãn hiệu vốn là
“sản phẩm” đặc trưng của thời đại công nghệ số. Chẳng hạn, một hội đồng trọng tài
có thể tham chiếu kết quả hoặc cách thức mà một hội đồng trọng tài khác sử dụng kỹ
thuật điện tử hoặc công nghệ điện tử để làm nguồn tham khảo cho vụ việc có cùng
tình tiết, vấn đề tương tự.
Tập quán thương mại. Tương tự như trên, tập quán thương mại cũng được coi
là một trong những nguồn luật điều chỉnh của trọng tài điện tử. Việc áp dụng tập quán

thương mại, dù là tập quán quốc tế hay tập quán quốc gia, cũng đều có nhiều ý nghĩa
trong việc giải quyết các vấn đề thuộc nội dung của các tranh chấp. Tuy nhiên, việc
xem xét tập quán thương mại hay thói quen thương mại của các bên trong tranh chấp
cũng có nhiều ý nghĩa nếu các tập quán, thói quen này liên quan đến việc ứng dụng
công nghệ thông tin, chẳng hạn như việc ký kết các thỏa thuận, bao gồm cả thỏa thuận
trọng tài, thông qua chữ ký điện tử, hoặc các giao dịch liên quan đến hợp đồng điện
tử, các điều khoản mẫu của doanh nghiệp đưa ra cho người tiêu dùng …
1.1.5.3. Các nguyên tắc chung của pháp luật và học thuyết pháp lý
Đây là những nguồn luật điều chỉnh quan trọng trong thương mại quốc tế.
Các nguyên tắc chung của pháp luật có thể kể đến như nguyên tắc tự do thỏa thuận,
nguyên tắc các bên trong giao dịch hoặc trong trọng tài được đối xử bình đẳng và có
cơ hội ngang nhau để thực hiện quyền của mình, hay các nguyên tắc thiện chí, trung
thực, nguyên tắc tiến hành các thủ tục trọng tài một cách hiệu quả, tiết kiệm và nhanh
chóng … Trọng tài điện tử cũng kế thừa và chịu sự điều chỉnh của các nguyên tắc
chung của pháp luật và các học thuyết pháp lý như đối với trọng tài truyền thống.
Học thuyết pháp lý thực chất là các phân tích, giải thích làm rõ cho các câu
hỏi, vấn đề rút ra từ thực tiễn pháp lý, rất phổ biến ở các nước theo hệ thống thông
luật.15 Học thuyết pháp lý thường được viết ra và phân tích, làm rõ bởi các luật gia,
học giả nghiên cứu về pháp luật. Các học thuyết pháp lý thường không có tính ràng
buộc mà chỉ có tính tham khảo trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, trừ khi các
bên có thỏa thuận lựa chọn để áp dụng.

15

Emerson H. Tiller and Frank B. Cross (2006), What Is Legal Doctrine?, Northwestern University Law
Review, Vol. 100:1.


18


1.1.5.4. Một số nguồn luật khác
Nói đến một số nguồn luật khác, sẽ thật thiếu sót nếu không đề cập đến quy
tắc trọng tài (arbitration rules) của các trung tâm trọng tài quốc tế trên thế giới. Bản
thân các trung tâm trọng tài là một trong những chủ thể năng động và tích cực nhất
trong việc sửa đổi, bổ sung và cập nhật các quy tắc trọng tài của mình để phù hợp và
đáp ứng nhu cầu phát triển của thực tiễn giải quyết tranh chấp. Điều này là dễ hiểu,
bởi lẽ quy tắc trọng tài của các trung tâm trọng tài sẽ trở thành những quy tắc áp dụng
điều chỉnh thủ tục trọng tài nếu các bên thỏa thuận lựa chọn. Hiện nay, có nhiều trung
tâm trọng tài quốc tế trên thế giới đã sửa đổi, kịp thời cập nhật các quy tắc trọng tài
của trung tâm mình để đưa ra các quy tắc phù hợp áp dụng cho sự phát triển của trọng
tài điện tử. Chẳng hạn: Quy tắc Trọng tài ICC 2017 có quy định cho phép sử dụng
các phương tiện điện tử để thực hiện việc quản lý vụ việc (case management) bằng
các hình thức như hội nghị trực tuyến (video-conferencing), điện thoại (telephone)
hoặc các hình thức, phương tiện điện tử khác phù hợp. 16 Thậm chí phiên họp giải
quyết tranh chấp cũng có thể được tiến hành thông qua hội nghị trực tuyến bằng
video.17 Đây là một trong những cập nhật và sửa đổi rất phù hợp với xu thế phát triển
của hoạt động trọng tài. Trung tâm Trọng tài Kinh tế và Thương mại của Trung Quốc
(CIETAC) đã ban hành Quy tắc Trọng tài điện tử để áp dụng cho các vụ việc được
giải quyết bằng trọng tài điện tử mà tác giả sẽ phân tích rõ hơn ở Chương 2 của Luận
văn này.
1.2.

Một số vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến trọng tài điện tử
Như đã phân tích ở trên, trọng tài điện tử thực chất có cùng bản chất với trọng

tài truyền thống, do đó chịu sự điều chỉnh của các nguồn luật tương tự như trọng tài
truyền thống. Tuy vậy, sự tác động của yếu tố công nghệ thông tin và các phương
tiện điện tử làm phát sinh một số vấn đề pháp lý đáng lưu tâm, liên quan đến thỏa
thuận trọng tài điện tử, thủ tục trọng tài điện tử, địa điểm trọng tài điện tử, luật áp
dụng cho thủ tục trọng tài điện tử, phán quyết trọng tài điện tử. Nội dung dưới đây sẽ

phân tích những vấn đề pháp lý này.
1.2.1.

Thoả thuận trọng tài điện tử

1.2.1.1. Hình thức
16
17

Điều 24(4), Quy tắc Trọng tài ICC 2017.
Điều 3(5) Phụ lục VI, Quy tắc Trọng tài ICC 2017.


19

Hình thức của thoả thuận trọng tài là một trong những vấn đề pháp lý đáng
quan tâm, nhất là đối với trọng tài điện tử. Thông thường, thoả thuận trọng tài vẫn
thường được quy định trong hợp đồng như là một điều khoản của hợp đồng, hoặc
được lập thành một văn bản khác nằm ngoài hợp đồng, có thể được các bên lập ra
trước hoặc sau khi có tranh chấp phát sinh. Nhìn chung, thỏa thuận trọng tài ghi nhận
thỏa thuận của các bên trong việc đưa một hoặc một số loại tranh chấp để được giải
quyết bằng trọng tài, và hình thức của nó phải được đảm bảo để có thể xác nhận được
sự thỏa thuận của các bên. Bên nào dựa vào thoả thuận trọng tài phải có nghĩa vụ đưa
ra bằng chứng về sự tồn tại của thỏa thuận trọng tài.18
Điều II Công ước New York 1958 quy định các điều kiện về hình thức của
thỏa thuận trọng tài. Theo đó, thỏa thuận trọng tài được ghi nhận dưới hình thức “bằng
văn bản”, tức là thỏa thuận trọng tài có thể được ghi nhận như một điều khoản trong
hợp đồng hoặc là một thỏa thuận ngoài hợp đồng được ký bởi các bên hoặc được ghi
nhận trong trao đổi thư từ (letters) hoặc điện tín (telegrams).
Án lệ cũng chỉ ra rằng các bản sao của fax và telex cũng được chấp nhận

tương tự như thư từ hoặc điện tín. Vì vậy, người ta cũng cho rằng hình thức của một
thỏa thuận trọng tài được coi là bằng văn bản nếu nó được ghi nhận trong trao đổi thư
điện tử.19 Liên quan đến chữ ký điện tử, Luật mẫu của UNCITRAL về Chữ ký điện
tử cũng đưa ra kết luận rằng một điều khoản được xem là có hiệu lực, miễn là quy
trình ký kết điều khoản đó được đảm bảo. Theo đó, việc ký kết các hợp đồng điện tử
trên website bằng việc điền các thông tin trên đó và việc xác nhận đồng ý và gửi thông
tin đó cũng được coi là đã tạo ra việc ký kết có giá trị. Thỏa thuận trọng tài được ký
kết theo cách trên cũng được coi là có giá trị và có hiệu lực thi hành.
Dưới góc độ pháp luật quốc gia, hệ thống pháp luật của các quốc gia có các
quy định khác nhau đối với hình thức của thỏa thuận trọng tài. Một số hệ thống pháp
luật quốc gia sử dụng cách tiếp cận dựa trên sự đồng thuận (consensual approach),
tức là không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện nào liên quan đến hình thức của thỏa
thuận trọng tài. Ngược lại, nhiều hệ thống pháp luật quốc gia khác sử dụng cách tiếp
cận yêu cầu về hình thức (formalized requirements), theo đó hình thức của thỏa thuận
18

United Nations Conference on Trade and Development (2003), Dispute Settlement, International
Commercial Arbitration, 5.9 Electronic Arbitration, United Nations, New York and Geneva, Mục 2.2, tr. 19.
19
Jasna Arsic (1997), International Commercial Arbitration on the Internet - Has the Future Come Too Early?,
14 Journal of International Arbitration, tr. 209-221; Richard Hill (1998), New Paths for Dispute Resolution, in
Improving International Arbitration, Liber Amicorum Michel Gaudet, Paris, ICC Publishing, 1998, tr. 64.


×