Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.27 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----------------------

NGUYỄN THỊ YẾN NGỌC

PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hƣớng ứng dụng)

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----------------------

NGUYỄN THỊ YẾN NGỌC

PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành : Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm


Mã số

: 8380105
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hƣớng ứng dụng)

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn
này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Yến Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Ngọc
Hòa đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi
hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong trường Đại học
Luật Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô đã trực tiếp tham gia giảng dạy lớp Cao

học K24(2016 – 2018) đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập, nghiên cứu tại trường. Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn đến
các cán bộ Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội nhiệt
tình hỗ trợ tôi trong việc tìm kiếm, thu thập tài liệu để tôi có thể hoàn thành
đề tài nghiên cứu.
Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn sẽ không thể tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…..tháng….năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Yễn Ngọc


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HP: Hình phạt
HSST: Hình sự sơ thẩm
TAND: Tòa án nhân dân
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1: Số vụ và số người phạm tội giết người đã bị xét xử trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2011 đến năm 2017

5


Bảng 2: Số vụ, số người phạm tội giết người so với số vụ, số người
phạm tội nói chung bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ
năm 2011 - 2017

6

Bảng 3: Số vụ, số người phạm tội giết người so với số vụ, số người
phạm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhâm phẩm, danh dự
của con người trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn từ năm
2011 đến năm 2017.

7

Bảng 4: So sánh số vụ, số người phạm tội giết người trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang với trên phạm vi toàn quốc trong giai đoạn từ năm
2011 đến năm 2017

8

Bảng 5: So sánh số vụ, số người phạm tội giết người trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang với số vụ, số người phạm tội giết người trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 2011 đến

9

năm 2017
Bảng 6: Chỉ số tội phạm, chỉ số người phạm tội giết người trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Ninh và toàn quốc (tính trên
100.000 dân)


10

Bảng 7: Tỷ lệ giữa số vụ xét xử sơ thẩm về tội giết người và số vụ
giết người bị khởi tố

12

Bảng 8: Cơ cấu theo loại tội phạm
Bảng số 9: Cơ cấu theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng

13

Bảng 10: Cơ cấu theo hình thức phạm tội

14

Bảng 11: Cơ cấu theo hậu quả của tội phạm (đã hoặc chưa gây ra

13


hậu quả chết người)

15

Bảng 12: Cơ cấu theo tiêu chí sử dụng hoặc không sử dụng hung
khí nguy hiểm

15


Bảng 13: Cơ cấu theo địa điểm phạm tội

16

Bảng 14: Cơ cấu theo thời gian phạm tội

17

Bảng 15: Cơ cấu theo động cơ phạm tội

17

Bảng 16: Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi của người phạm tội

18

Bảng 17: Cơ cấu theo trình độ học vấn, nghề nghiệp của người
phạm tội
Bảng 18: Cơ cấu theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm”,

19

“tái phạm nguy hiểm” của người phạm tội

20

Bảng 19: Cơ cấu theo mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm

21


tội
Bảng 20: Cơ cấu theo đặc điểm sử dụng hay không sử dụng rượu,
bia, ma túy trước khi phạm tội

21

Bảng 21: Cơ cấu theo tiêu chí nạn nhân có lỗi hoặc không có lỗi

22

Bảng 22: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội giết người trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2011 đến năm 2017

24

Bảng 23: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội giết người và các tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2011 đến năm 2017 (về số vụ

25

phạm tội)
Bảng 24: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội giết người và các tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2011 đến năm 2017 (về số

27

người phạm tội)
Bảng 25: Diễn biến của tội giết người theo tiêu chí loại tội phạm


28


Bảng 26: Diễn biến của tội giết người theo tiêu chí loại hình phạt và
mức hình phạt tù đã áp dụng

29

Bảng 27:Diễn biến của tội giết người theo tiêu chí độ tuổi của người
phạm tội

30

Bảng 28: Diễn biến theo đặc điểm về lý lịch tư pháp của người

31

phạm tội


DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu đồ 1: Số vụ, số người phạm tội giết người so với số vụ, số người
phạm tội nói chung bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ

7

năm 2011 - 2017
Biểu đồ 2: So sánh số vụ, số người phạm tội giết người với số vụ, số

người phạm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhâm phẩm, danh
dự của con người trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn từ năm

8

2011 đến năm 2017
Biểu đồ 3: So sánh số vụ, số người phạm tội giết người trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang với trên phạm vi toàn quốc trong giai đoạn từ năm

9

2011 đến năm 2017
Biểu đồ 4: So sánh số vụ, số người phạm tội giết người trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang với trên số vụ, số người phạm tội giết người trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 2011 đến

10

năm 2017
Biểu đồ 5: Chỉ số tội phạm của tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang so với tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Ninh và Toàn quốc từ năm

11

2011 đến năm 2017
Biểu đồ 6: Chỉ số người phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Ninh và toàn quốc từ năm 2011 đến
năm 2017

11


Biểu đồ 7: Cơ cấu theo loại tội phạm
Biểu đồ 8: Cơ cấu theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng

13

Biểu đồ 9: Cơ cấu theo hình thức phạm tội

14

Biểu đồ 10: Cơ cấu theo hậu quả của tội phạm (đã hoặc chưa gây ra

14


hậu quả chết người)

15

Biều đồ 11: Cơ cấu theo tiêu chí sử dụng hoặc không sử dụng hung khí
nguy hiểm

16

Biểu đồ 12: Cơ cấu theo địa điểm phạm tội

16

Biểu đồ 13: Cơ cấu theo thời gian phạm tội


17

Biểu đồ 14: Cơ cấu theo động cơ phạm tội

18

Biểu đồ 15: Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội

18

Biểu đồ 16: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội

18

Biểu đồ 17: Cơ cấu của tội giết người theo trình độ học vấn của người
phạm tội

19

Biểu đồ 18: Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội

20

Biểu đồ 19: Cơ cấu theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm”,
“tái phạm nguy hiểm” của người phạm tội

20

Biểu đồ 20: Cơ cấu theo mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội


21

Biểu đồ 21: Cơ cấu theo đặc điểm sử dụng hay không sử dụng rượu,
bia, ma túy trước khi phạm tội

22

Biều đồ 22: Cơ cấu theo tiêu chí nạn nhân có lỗi hoặc không có lỗi

22

Biểu đồ 23: Diễn biến của số vụ, số người phạm tội giết người trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2011 đến năm 2017

24

Biểu đồ 24: Diễn biến của tội giết người và các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang từ năm 2011 đến năm 2017 (về số vụ phạm tội)

26

Biểu đồ 25: Diễn biến của tội giết người và các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang từ năm 2011 đến năm 2017 (về số người phạm tội)

27

Biểu đồ 26: Diễn biến của tội giết người theo tiêu chí loại tội phạm


28

Biểu đồ 27: Diễn biến của tội giết người theo tiêu chí loại hình phạt và


mức hình phạt tù đã áp dụng

29

Biểu đồ 28: Diễn biến của tội giết người theo tiêu chí độ tuổi của
người phạm tội

30

Biểu đồ 29: Diễn biến theo đặc điểm về lý lịch tư pháp của người

31

phạm tội


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1


2. Tình hình nghiên cứu

2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

4. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu

3

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4

6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn

4

7. Cơ cấu của luận văn

4

Chƣơng 1: TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC GIANG TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2017

5

1.1. Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm

2011 đến năm 2017

5

1.1.1. Thực trạng của tội giết người xét về mức độ

5

1.1.2.Thực trạng của tội giết người xét về tính chất

12

1.2. Diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm

23

2011 đến năm 2017
1.2.1. Diễn biến của tội giết người xét về mức độ

23

1.2.2. Diễn biến của tội giết người xét về tính chất

28

Kết luận Chƣơng 1

32

Chƣơng 2: NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH BẮC GIANG
2.1. Nhóm nguyên nhân về kinh tế, xã hội

33
33

2.2. Nhóm nguyên nhân liên quan đến giáo dục và tuyên truyền, phổ
biến Pháp luật

35

2.3 Nhóm nguyên nhân liên quan đến công tác quản lý nhà nước trong
lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội

38


2.4. Nguyên nhân liên quan đến các hạn chế trong hoạt động của các cơ
quan tiến hành tố tụng và thi hành án

42

2.5. Nguyên nhân từ phía nạn nhân của tội phạm

44

2.6. Nguyên nhân từ phía người phạm tội

45


Kết luận Chƣơng 2

47

Chƣơng 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI

49

3.1. Dự báo tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong
thời gian tới

49

3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội giết người trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang
3.2.1. Nhóm các biện pháp về kinh tế, xã hội

50
51

3.2.2. Nhóm các biện pháp về giáo dục và tuyên truyền, phổ biến pháp
luật

54

3.2.3. Nhóm các biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
Nhà nước về trật tự, an toàn xã hội


57

3.2.4. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến
hành tố tụng và thi hành án
3.2.5. Biện pháp phòng ngừa để tránh trở thành nạn nhân của tội giết

59
62

người
3.2.6. Biện pháp phòng ngừa để tránh trở thành chủ thể của tội giết
người

63

Kết luận Chƣơng 3

64

KẾT LUẬN

66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Bắc Giang là tỉnh miền núi thuộc khu vực Đông Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội
50km, chiếm vị trí thứ hai thuộc trung tâm kinh tế của vùng Trung du và miền núi
phía Bắc. Bắc Giang nằm trên tuyến hàng lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) –
Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, hệ thống giao thông trong tỉnh thuận tiện bao gồm
cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ tới Hà Nội, cửa khẩu Lạng Sơn, sân bay
quốc tế Nội Bài, cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh... Những thuận lợi như vậy đã
tạo điều kiện cho Bắc Giang trong phát triển kinh tế liên vùng và giao lưu văn hóa
với nước láng giềng. Thực tế, Bắc Giang đã triển khai thực hiện nhiều chương trình,
giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, nội lực phát triển kinh tế - xã hội và đã nỗ lực
vượt qua tình trạng chậm phát triển trước năm 2015, trở thành tỉnh phát triển khá
toàn diện và năng động với nhiều chỉ số, lĩnh vực dẫn đầu khu vực trung du và miền
núi phía Bắc.
Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển kinh tế - xã hội mang lại cho Bắc Giang
những thách thức phải đối mặt giải quyết, đó là vấn đề về môi trường, sự gia tăng
nạn thất nghiệp, các tệ nạn xã hội, tội phạm…
Một trong những tội phạm gia tăng trong thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang là tội giết người. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc
Giang từ năm 2011 đến năm 2017 có 150 vụ giết người với 283 người phạm tội giết
người đã bị xét xử sơ thẩm. Tính trung bình, mỗi năm có khoảng 40 người phạm tội
giết người bị xét xử sơ thẩm. Năm 2011 có 17 người phạm tội giết người bị xét xử
sơ thẩm hình sự thì đến năm 2017 con số này là 24 người phạm tội, tăng lên 41,2%
so với năm 2011. Có thể thấy, trong những năm qua, tình hình tội giết người xảy ra
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có diễn biến phức tạp, tình trạng giết người thân trong
gia đình, giết người do mâu thuẫn xã hội, do sử dụng rượu bia, do ảo giác vì sử
dụng ma túy, giết người để thực hiện tội phạm khác vẫn xảy ra nhiều. Thực trạng
của loại tội phạm này gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong cộng đồng dân cư, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội của Bắc Giang.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang nhằm làm rõ “bức tranh” về tội phạm này trong thời gian qua là cần thiết.
Trên cơ sở đó xác định được nguyên nhân và đề ra các giải pháp có cơ sở khoa học

nhằm nâng cao công tác phòng ngừa tội phạm này. Chính vì lý do đó nên tác giả đã


2
chọn đề tài: “ Phòng ngừa tội giết ngƣời trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Đối với tội giết người trên phạm vi cả nước và các địa phương đã có nhiều
công trình nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học, cụ thể:
Trên phạm vi toàn quốc, có luận án tiến sĩ “Tội giết người trong Luật hình
sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống loại tội phạm này” của Đỗ Đức Hồng Hà
bảo vệ năm 2006 tại Trường đại học Luật Hà Nội. Dưới góc độ tội phạm học, luận
án đã làm rõ tình hình, nguyên nhân của tội giết người ở Việt Nam trong giai đoạn
1996-2005 và qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội
phạm này.
Ở phạm vi tỉnh, thành phố, gần đây nhất có một số công trình sau:
- Luận văn thạc sĩ luật học “Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn thành phố
Hải Phòng” của tác giả Nguyễn Thị Thương năm 2012 (Trường đại học Luật Hà
Nội). Luận văn đã khái quát được tình hình tội giết người trên địa bàn thành phố
Hải Phòng trong thời gian 2006 – 2011; lý giải các yếu tố, cơ chế tác động của các
yếu tố tạo thành nguyên nhân của tội giết người và đưa ra được các dự báo về tình
hình tội giết người cũng như hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm này.
- Luận văn thạc sĩ luật học “Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào
Cai” của tác giả Hoàng Khánh Chi năm 2013 (Trường đại học Luật Hà Nội). Luận
văn đã đánh giá thực trạng, diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai
trong thời gian từ năm 2006 – 2012; giải thích nguyên nhân của tội giết người và
đưa ra các dự báo về tình hình tội giết người, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao
hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm này.
- Luận văn thạc sĩ luật học “Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh” của tác giả Nguyễn Thành Long năm 2014 (Trường đại học Luật Hà Nội).

Luận văn đánh giá tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai
đoạn năm 2007 – 2013, giải thích một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tội
phạm này và đề xuất được các biện pháp phòng ngừa phù hợp với đặc điểm riêng
biệt và yêu cầu phòng ngừa tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Luận văn thạc sĩ luật học “Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên” của tác giả Dương Thị Xuân Quý năm 2015 (Trường đại học Luật Hà
Nội). Luận văn đánh giá tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
trong giai đoạn năm 2008 – 2014, giải thích nguyên nhân làm phát sinh tội phạm


3
này và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Bài viết “Phương hướng phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Lào
Cai” của tác giả Giảng Quốc Hưng (Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 03/2018, tr.54
– 55, 64) đã đánh giá khái quát thực trạng tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh
Lào Cai trong giai đoạn 2007 - 2016 và đưa ra các phương hướng phòng ngừa tội
giết người trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.
Trong các công trình trên, các tác giả đã nghiên cứu thực trạng, tìm ra nguyên
nhân và đưa ra các giải pháp phòng ngừa tội giết người trong phạm vi không gian
và thời gian đặc thù của mỗi địa bàn nghiên cứu.
Cho đến nay, có thể nói chưa có một công trình nào nghiên cứu tội giết người
dưới góc độ tội phạm học trong phạm vi tỉnh Bắc Giang. Vì vậy, việc nghiên cứu
tình hình tội giết người, nguyên nhân của tội phạm và tìm ra các biện pháp phòng
ngừa tội phạm này trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là cần thiết và có ý nghĩa cả về lý
luận và thực tiễn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tình hình, nguyên nhân của tội giết người trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang trong khoảng thời gian 7 năm từ năm 2011 đến năm 2017 và biện
pháp phòng ngừa tội phạm này trong thời gian tới ở Bắc Giang. Theo đó, đối tượng

nghiên cứu được xác định là tình hình, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tội
giết người. Phạm vi nghiên cứu về không gian là địa bàn tỉnh Bắc Giang và phạm vi
nghiên cứu về thời gian là khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2017.
4. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu là nhằm đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu
quả phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
Để đạt được mục đích nghiên cứu này, luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu
sau:
- Đánh giá thực trạng, diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
trong thời gian 2011 - 2017;
- Xác định và giải thích nguyên nhân của tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang trong thời gian 2011 - 2017;
- Dự báo tình hình tội giết người trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm này trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.


4
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử
dụng là: Phương pháp tiếp cận định lượng, phương pháp chọn mẫu xác suất ngẫu
nhiên đơn giản; phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu, phương pháp xử lý dữ liệu
được sử dụng cho nội dung nghiên cứu tại Chương 1 khi nghiên cứu về tình hình tội
giết người trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2011 đến năm 2017. Phương pháp
kiểm chứng giả thuyết được sử dụng cho nội dung nghiên cứu tại Chương 2 khi
nghiên cứu về nguyên nhân của tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và
Chương 3 khi dự báo tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời
gian tới.
Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng được tác giả sử dụng xuyên suốt

luận văn kết hợp với các phương pháp nêu trên để giải quyết các nội dung nghiên
cứu của đề tài, đó là các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học về tội giết người
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trên cơ sở các số liệu được thống kê từ năm 2011 đến
năm 2017.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2011
đến năm 2017
Chương 2: Nguyên nhân của tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới


5
Chƣơng 1

TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC
GIANG TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2017
“Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm (hoặc
nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong đơn vị không gian và đơn vị
thời gian nhất định”1. Trong đó, trạng thái được hiểu bao gồm cả đặc điểm về lượng
(mức độ) và đặc điểm về chất (tính chất) còn xu thế vận động được hiểu là diễn
biến, bao gồm cả diễn biến về mức độ và diễn biến về tính chất. Theo đó, các nội
dung cần làm rõ khi nghiên cứu tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
là: Thực trạng của tội giết người về mức độ và về tính chất; diễn biến của tội giết
người về mức độ và về tính chất.
Trong quá trình nghiên cứu tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc

Giang, tác giả sử dụng số liệu thống kê chính thức của TANDTC, TAND tỉnh Bắc
Giang và Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang. Bên cạnh đó, tác giả còn sử
dụng số liệu tự thống kê từ 114 bản án HSST xét xử về tội giết người trong phạm vi
nghiên cứu.
1.1. Thực trạng của tội giết ngƣời trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm
2011 đến năm 2017
1.1.1. Thực trạng của tội giết người xét về mức độ
Để đánh giá thực trạng của tội phạm cần dựa trước hết và chủ yếu vào số liệu
của tội phạm rõ là “… tội phạm đã được xử lý về hình sự và đã được đưa vào thống
kê tội phạm”2. Theo đó, tác giả đã khảo sát số liệu thống kê của TAND tỉnh Bắc
Giang về số vụ và số người phạm tội giết người bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang trong cả giai đoạn nghiên cứu (2011 - 2017) và bình quân năm để đánh
giá thực trạng của tội phạm này xét về mức độ.
Bảng 1: Số vụ và số ngƣời phạm tội giết ngƣời đã bị xét xử sơ thẩm trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2011 đến năm 2017
Giai đoạn
2011 - 2017
Tổng
TB/ năm

Tội giết ngƣời
Số vụ
Số người phạm tội
150
283
21,4
40,4

(Nguồn: TAND tỉnh Bắc Giang)
1

2

Nguyễn Ngọc Hòa (2015), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.252.
Trường đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Tội phạm học, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr,102.


6
Từ năm 2011 đến năm 2017, số vụ và số người phạm tội giết người bị xét xử
sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là tương đối nhiều. Trong 7 năm, Tòa án nhân
dân tỉnh Bắc Giang đã xét xử sơ thẩm 150 vụ giết người với 283 người phạm tội.
Căn cứ vào số vụ và số người phạm tội giết người bị xét xử trong thời gian 7 năm
qua trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có thể tính được hàng năm có trung bình khoảng 21
vụ giết người với khoảng 40 người phạm tội.
Ngoài số liệu khảo sát ở trên, để làm rõ hơn thực trạng của tội giết người trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2011 đến năm 2017, tác giả thực hiện một số phép
so sánh sau:
- So sánh số liệu trên với số liệu về tổng số tội phạm đã bị xét xử sơ thẩm
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong cùng giai đoạn nghiên cứu;
- So sánh số liệu trên với số liệu về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhâm phẩm, danh dự của con người đã bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang trong cùng giai đoạn nghiên cứu;
- So sánh số liệu trên với số liệu tương ứng về tội giết người đã bị xét xử sơ
thẩm trên toàn quốc và ở một số địa phương khác.
Thứ nhất, về so sánh số liệu tội giết người với số liệu về tổng số tội phạm đã
bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm
2017, tác giả có bảng và biểu đồ sau:
Bảng 2: Số vụ, số ngƣời phạm tội giết ngƣời so với số vụ, số ngƣời phạm
tội nói chung đã bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2011 2017

Tội giết ngƣời


Các tội
phạm nói chung
Số vụ

(1)

Số người
phạm tội
(2)

150

283

Số vụ

Tỷ lệ phần trăm (%)
Số vụ

(3)

Số người
phạm tội
(4)

(1/3)

Số người
phạm tội

(2/4)

6793

14891

2,2

1,9

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Bắc Giang)
Trên cơ sở bảng so sánh này, ta có thể minh họa bằng biểu đồ dưới đây:


7
Biểu đồ 1: Số vụ, số ngƣời phạm tội giết ngƣời so với số vụ, số ngƣời
phạm tội nói chung đã bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm
2011 - 2017
14891
15000
6793

10000
5000

Tội giết người

150

283


Số vụ phạm tội

Số người phạm tội

Tội phạm nói chung

0

Qua bảng số liệu ta thấy, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017 trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang đã xét xử sơ thẩm 6793 vụ phạm tội nói chung với 14891 người
phạm tội, trong đó có 150 vụ giết người với 283 người phạm tội chiếm tỷ lệ là 2,2%
số vụ và 1,9% số người phạm tội. Như vậy, trong vòng 07 năm, tội phạm này chiếm
tỷ lệ nhỏ trong tổng số các tội phạm nói chung.
Thứ hai, so sánh số liệu về tội giết người với số liệu về các tội xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, nhâm phẩm, danh dự của con người đã bị xét sử sơ thẩm trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017, tác giả có bảng
và biểu đồ sau:
Bảng 3: Số vụ, số ngƣời phạm tội giết ngƣời so với số vụ, số ngƣời phạm
các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhâm phẩm, danh dự của con ngƣời đã
bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn từ năm 2011 đến
năm 2017.
Tội giết ngƣời

Các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhâm phẩm,
danh sự của con ngƣời
Số vụ

(1)


Số người
phạm tội
(2)

150

283

Số vụ

Tỷ lệ (%)
Số vụ

(3)

Số người
phạm tội
(4)

(1/3)

Số người
phạm tội
(2/4)

739

1149


20,3

24,6

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Bắc Giang)
Trên cơ sở bảng số liệu ta có thể minh họa bằng đồ thị dưới đây:


8
Biểu đồ 2: So sánh số vụ, số ngƣời phạm tội giết ngƣời với số vụ, số
ngƣời phạm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhâm phẩm, danh dự của
con ngƣời đã bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn từ
năm 2011 đến năm 2017
1500

1149
739

1000
500

Tội giết người

Các tội xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người

283

150


0
Số vụ phạm tội

Số người phạm tội

Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy: Trong thời gian 7 năm, trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang xảy ra 739 vụ xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người với 1149 người phạm tội, trong đó có 150 vụ phạm tội giết người với 283
người phạm tội, chiếm 20,3% số vụ và 24,6% số người phạm tội. Như vậy, trong
giai đoạn này, tội giết người chiếm tỷ lệ khá cao trong nhóm các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người kể cả về số vụ và số người
phạm tội.
Thứ ba, so sánh số liệu về tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với số
liệu về tội phạm này trên phạm vi toàn quốc cũng như trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên và tỉnh Bắc Ninh trong cùng giai đoạn nghiên cứu, tác giả có bảng số liệu
và biểu đồ sau:
Bảng 4: So sánh số vụ, số ngƣời phạm tội giết ngƣời đã bị xét xử sơ thẩm
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với trên phạm vi toàn quốc trong giai đoạn từ năm
2011 đến năm 2017
Tội giết ngƣời trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang
Số vụ

Số người phạm

Tội giết ngƣời trên
phạm vi toàn quốc
Số vụ


Số người

(1)

tội
(2)

150

283

Tỷ lệ (%)
Số vụ

Số người

(3)

phạm tội
(4)

(1/3)

phạm tội
(2/4)

8886

16669


1,7

1,7

(Nguồn: Vụ tổng hợp – TANDTC)


9
Biểu đồ 3: So sánh số vụ, số ngƣời phạm tội giết ngƣời đã bị xét xử sơ
thẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với trên phạm vi toàn quốc trong giai đoạn
từ năm 2011 đến năm 2017
16669

20000
15000

Tỉnh Bắc Giang

8886
10000

Toàn quốc

5000

150

283

Số vụ phạm tội


Số người phạm tội

0

Như vậy, trong giai đoạn nghiên cứu, số vụ phạm tội và số người phạm tội
giết người trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chiếm tỷ lệ nhỏ so với số vụ phạm tội và số
người phạm tội giết người trên phạm vi toàn quốc (chiếm 1,7% số vụ và 1,7% số
người phạm tội).
Tuy nhiên, khi so sánh với Thái Nguyên là tỉnh cùng thuộc khu vực trung du
miền núi phía Bắc thì thấy số vụ và số người phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang đều cao hơn. Khi so với Bắc Ninh là tỉnh giáp ranh thì thấy: Số vụ phạm
tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cao hơn nhưng số người phạm tội giết
người lại ít hơn. Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng số liệu và biểu đồ sau:
Bảng 5: So sánh số vụ, số ngƣời phạm tội giết ngƣời đã bị xét xử sơ thẩm
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với số vụ, số ngƣời phạm tội giết ngƣời đã bị xét
xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ
năm 2011 đến năm 2017
Tội giết người
trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang
Số vụ

Số người

Tội giết người
trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên
Số vụ


Số người

(1)

phạm tội
(2)

150

283

Tội giết người
trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh

Tỷ lệ (%)
Số người

Số vụ

Số người

(3)

phạm tội
(4)

(5)

phạm tội

(6)

(1/3)

(1/5)

(2/4)

(2/6)

101

137

137

336

148,5

109,4

206,6

84,2

(Nguồn: Vụ tổng hợp – TANDTC)

Số vụ


phạm tội


10
Biểu đồ 4: So sánh số vụ, số ngƣời phạm tội giết ngƣời đã bị xét xử sơ
thẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với trên số vụ, số ngƣời phạm tội giết ngƣời
đã bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Ninh trong giai
đoạn từ năm 2011 đến năm 2017

200

336

283

400
150

Bắc Giang

137

101 134

Thái Nguyên
Bắc Ninh

0
Số vụ phạm tội


Số người phạm tội

So sánh trên đây mới chỉ là so sánh riêng số liệu về vụ phạm tội và người
phạm tội mà chưa đặt số liệu này trong mối quan hệ với số liệu về dân cư. Để có sự
so sánh, đánh giá đầy đủ và qua đó làm rõ hơn thực trạng về mức độ của tội giết
người trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cần phải so sánh chỉ số tội giết người ở Bắc
Giang với chỉ số này ở các đơn vị cần so sánh. Việc so sánh chỉ số tội phạm cho
phép đánh giá được chính xác thực trạng của tội phạm ở các đơn vị không gian khác
nhau trong cùng một đơn vị thời gian. Chỉ số tội phạm được xác định để tìm hiểu
mức độ phổ biến của tội phạm trong dân cư. Chỉ số tội phạm được tính trong luận
văn này là tính theo 100.000 dân. Theo đó, có bảng số liệu sau:
Bảng 6: Chỉ số tội phạm, chỉ số ngƣời phạm tội giết ngƣời trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Ninh và toàn quốc (tính trên 100.000 dân)
Năm

2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
Trung
bình

Bắc Giang
Chỉ
Chỉ số
số về về số
số vụ ngƣời

phạm tội
0,7
1,1
2,1
4,3
1,4
2,9
1,2
2,8
1,9
3,7
0,8
1,5
1,1
1,4
1,3
2.5

Thái Nguyên
Chỉ
Chỉ số về
số về số ngƣời
số vụ phạm tội

Bắc Ninh
Chỉ
Chỉ số về
số về số ngƣời
số vụ phạm tội


Toàn quốc
Chỉ
Chỉ số về
số về số ngƣời
số vụ phạm tội

0
1,4
1,6
1,4
1,4
1,5
1,1
1,2

0
2,4
2,3
1,9
1,8
1
1,6
1,6

0,9
1,9
1,6
1,6
1,3
1,2

1,1
1,4

0
2,3
2,2
2,1
1,6
1,8
1,4
1.6

0
5,5
9,7
5,8
3,6
2,1
3,04
4,2

1,8
3,6
3,1
3,4
2,6
2,1
1,9
2,6


(Nguồn: Văn phòng TANDTC, Văn phòng TAND tỉnh Bắc Giang, Cục
thống kê tỉnh Bắc Giang, />

11
Từ bảng số liệu trên, ta có 2 biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 5: Chỉ số tội phạm của tội giết ngƣời trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang so với tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Ninh và Toàn quốc từ năm 2011 đến
năm 2017

2

1.6
1.3

1.2

1.4

Bắc Giang
Thái Nguyên
Bắc Ninh

1

Cả nước
0

Biểu đồ 6: Chỉ số ngƣời phạm tội giết ngƣời trên địa bàn tỉnh Bắc Giang,
tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Ninh và toàn quốc từ năm 2011 đến năm 2017
4.2


5
4
3
2

Bắc Giang
2.6

2.5
1.6

Thái Nguyên
Bắc Ninh
Cả nước

1
0

Từ bảng và biểu đồ trên, ta nhận thấy: Trung bình mỗi năm cứ 100.000 dân
thì có hơn 1 vụ án giết người bị xét xử với trên 2 người phạm tội.
Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết người trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang với Thái Nguyên và trên cả nước tương đương nhau và thấp hơn so với
Bắc Ninh trong cả 07 năm. Điều này thể hiện mức độ phổ biến của tội giết người
trong dân cư ở Bắc Giang tương đương với Thái Nguyên và toàn quốc.
Nghiên cứu thực trạng của tội phạm không chỉ dựa vào việc nghiên cứu về
tội phạm rõ mà còn phải nghiên cứu về tội phạm ẩn. Trên thực tế, mỗi loại tội phạm
có một tỷ lệ ẩn khác nhau. Để đánh giá được tỉ lệ ẩn của tội giết người trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang là một công việc hết sức khó khăn. Tác giả đã cố gắng làm sáng tỏ
(một cách tương đối) về tội phạm ẩn của tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017 trên cơ sở so sánh số liệu khởi tố của Cơ


12
quan cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Bắc Giang với số liệu xét xử sơ thẩm của Tòa
án nhân dân tỉnh Bắc Giang.
Số liệu thống kê được tác giả sử dụng ở đây là số vụ án bị phát hiện, khởi tố
trong 7 năm gần đây.
Bảng 7: Tỷ lệ giữa số vụ xét xử sơ thẩm về tội giết ngƣời và số vụ giết
ngƣời bị khởi tố
Năm

Số vụ xét xử

Số vụ bị khởi tố

Tỷ lệ %

Tổng

150

160

93,75%

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Bắc Giang, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm
về trật tự xã hội (PC45), Công an tỉnh Bắc Giang)
Trong vòng 7 năm có tổng số 160 vụ bị khởi tố về tội giết người nhưng chỉ
có 150 vụ bị xét xử về tội phạm này. Một trong những lý do dẫn đến sự chênh lệch

giữa số vụ bị khởi tố và xét xử là đã hết thời hạn điều tra mà chưa xác định được bị
can hoặc bị can bỏ trốn, không biết bị can ở đâu nên phải tạm đình chỉ vụ án. Cụ
thể, từ năm 2011 đến năm 2017 số vụ tạm đình chỉ do không xác định được bị can
hoặc bị can bỏ trốn là 6 vụ, chiếm tỷ lệ 3,8% (6 vụ/160 vụ).
Các con số trên đây chưa phải là phản ánh đầy đủ độ ẩn của tội giết người
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên, với đặc điểm
đặc thù, các con số này về cơ bản phản ánh gần đúng độ ẩn của tội phạm này. Theo
đó, tác giả nhận định tội phạm ẩn của tội giết người tỉnh Bắc Giang trong thời gian
qua thực tế có tồn tại. Tuy nhiên tỉ lệ ẩn của tội giết người không cao.
1.1.2.Thực trạng của tội giết người xét về tính chất
Để đánh giá được đầy đủ và chính xác thực trạng của tội phạm đòi hỏi phải
đánh giá được đặc điểm về tính chất của thực trạng bên cạnh việc nghiên cứu đặc
điểm về mức độ. Thực trạng của tội phạm xét về tính chất được nghiên cứu trên cơ
sở nghiên cứu một số cơ cấu của tội phạm. Theo đó, để đánh giá thực trạng về tính
chất của tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn từ năm 2011 đến
năm 2017, tác giả nghiên cứu một số cơ cấu của tội phạm này. Các cơ cấu này được
đánh giá trên cơ sở khảo sát 114 bản án hình sự sơ thẩm với 173 người phạm tội bị
xét xử về tội giết người trong thời gian 7 năm (2011 – 2017).
* Cơ cấu theo loại tội phạm


×