Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM CÔNG CỦA CÁC TỔ CHỨC GIÁO DỤC TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 99 trang )

CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM
CÔNG CỦA CÁC TỔ CHỨC GIÁO DỤC TẠI TỈNH ĐỒNG NAI.

THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Thực hiện bởi

NGUYỄN THANH TUẤN
Mã số học viên: MPMIU140140

Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 3 Năm 2017


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................4
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................5
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................5
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................7
1.1.

Lý do nghiên cứu ........................................................................................7

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................8

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................9



1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................9
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................9
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................9
1.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................10

1.5.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin số liệu ................................................10
1.5.2. Phƣơng pháp phân tích, xử lý dữ liệu .....................................................11
1.6.

Kết cấu đề tài .............................................................................................11

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN .......................................................................................................................13
2.1. Tài chính công ................................................................................................13
2.1.1. Khái niệm ................................................................................................13
2.1.2. Đặc điểm .................................................................................................14
2.1.3. Vai trò của tài chính công .......................................................................16
2.2. Mua sắm công ................................................................................................17
2.2.1. Khái niệm ................................................................................................17
2.2.2. Quá trình mua sắm công .........................................................................18
2.3. Quyết định chọn mua .....................................................................................21
2.4. Lý thuyết hành vi ngƣời tiêu dùng .................................................................22
2.4.1.Khái niệm hành vi ngƣời tiêu dùng ..........................................................22
2.4.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tiêu dùng ..........................................23
2.4.3. Tiến trình ra quyết định của ngƣời tiêu dùng ..........................................26
2.4.4. Xu hƣớng tiêu dùng.................................................................................29



2.4.5. Quyết định tiêu dùng ...............................................................................30
2.4.6. Thang đo CSI (Consumer Styles Inventory) ...........................................31
2.5. Các công trình nghiên cứu có liên quan .........................................................32
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................38
3.1.

Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................38

3.1.1.Mẫu nghiên cứu........................................................................................38
3.1.2. Xây dựng thang đo ..................................................................................40
3.1.3. Thiết kế bảng câu hỏi ..............................................................................43
3.2.

Quy trình nghiên cứu ................................................................................44

3.3.

Mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu ......................................48

3.4.

Thực hiện nghiên cứu ................................................................................53

3.4.1. Kiểm định độ tin cây của thang đo ........................................................53
3.4.2. Phân tích các nhân tố khám phá ..............................................................54
3.4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thiết ...............................54
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................56
4.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát ........................................................................56
4.2. Phân tích mô tả biến và độ tin cậy thang đo ..................................................56

4.3. Phân tích nhân tố khám phá ...........................................................................68
4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết ....................................74
4.4.1. Phân tích tƣơng quan...............................................................................74
4.4.2. Phân tích hồi quy....................................................................................76
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...............................................84
5.2.1. Hàm ý quản trị đối với nhân tố tổ chức ..................................................86
5.2.2. Hàm ý quản trị với nhân tố sự tin tƣởng .................................................86
5.2.3. Hàm ý quản trị đối với nhân tố tầm quan trọng của việc mua sắm ........87
5.2.4. Hàm ý quản trị đối với nhân tố môi trƣờng ...........................................87
5.2.5. Hàm ý quản trị đối với nhân tố kinh nghiệm mua sắm ...........................88
5.3. Hạn chế nghiên cứu ........................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................90


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Chuyên gia bên trong ................................................................................47
Bảng 3.2: Chuyên gia bên ngoài ...............................................................................47
Bảng 4.1. Thống kê mô tả nhân tố mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm mua
sắm ............................................................................................................................56
Bảng 4.2. Phân tích Cronh bach’s Alpha nhân tố mối quan hệ giữa các thành viên
trong nhóm mua sắm .................................................................................................57
Bảng 4.3. Thống kê mô tả nhân tố giá cả ..................................................................58
Bảng 4.4. Phân tích Cronh bach’s Alpha nhân tố giá cả ...........................................58
Bảng 4.5. Thống kê mô tả nhân tố kinh nghiệm mua sắm........................................59
Bảng 4.6. Phân tích Cronh bach’s Alpha nhân tố kinh nghiệm mua sắm.................60
Bảng 4.7. Thống kê mô tả nhân tố sự tin cậy............................................................61
Bảng 4.8. Phân tích Cronh bach’s Alpha nhân tố sự tin cậy.....................................61
Bảng 4.9. Thống kê mô tả nhân tố cá nhân ...............................................................62
Bảng 4.10. Phân tích Cronh bach’s Alpha nhân tố cá nhân ......................................62
Bảng 4.11. Thống kê mô tả nhân tố tổ chức .............................................................63

Bảng 4.12. Phân tích Cronh bach’s Alpha nhân tố tổ chức ......................................64
Bảng 4.13. Thống kê mô tả nhân tố tầm quan trọng mua sắm .................................65
Bảng 4.14.Phân tích Cronh bach’s Alpha nhân tố tầm quan trọng mua sắm ...........65
Bảng 4.15. Thống kê mô tả nhân tố môi trƣờng .......................................................66
Bảng 4.16. Phân tích Cronh bach’s Alpha nhân tố môi trƣờng ................................66
Bảng 4.17. Thống kê mô tả nhân tố quyết định mua sắm .........................................67
Bảng 4.18 Phân tích Cronh bach’s Alpha nhân tố quyết định mua sắm ...................68
Bảng 4.17. Phân tích nhân tố khám phá biến độc lập của mô hình ..........................70
Bảng 4.18. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc ..................................73
Bảng 4.19: Kết quả phân tích nhân tố khám phá ......................................................74
Bảng 4.21. Hệ số xác định R2 ...................................................................................76
Bảng 4.22. Phân tích phƣơng sai ANOVA ...............................................................77
Bảng 4.23. Kiểm tra đa cộng tuyến:..........................................................................78
Bảng 4.24. Hệ số của mô hình hồi quy .....................................................................80
Bảng 4.25: Kết quả kiểm định cặp giả thiết ..............................................................83


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Tác động suy giảm này liên quan đến các giai đoạn khác nhau của quá
trình mua hàng...........................................................................................................19
Hình 2.2. Tiêu chí lựa chọn nhà thầu ........................................................................21
Hình 2.3: Tiến trình mua của ngƣời tiêu dùng ..........................................................27
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................45
Hình 4.1. Biểu đồ phân tán phần dƣ..........................................................................79
Hình 4.2. Biểu đồ tần số của phần dƣ chuẩn hóa ......................................................80


Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm công của các tổ chức giáo dục
tại tỉnh đồng nai
TÓM TẮT LUẬN VĂN


Nghiên cứu này sử dụng hồi quy tuyến tính bội để kiểm định và phân tích các
giả thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi mua sắm của các cơ sở
giáo dục tại Tỉnh Đồng Nai. Mẫu là cán bộ nhân viên, giáo viên tại các tổ chức giáo
dục tại Tỉnh Đồng Nai; mẫu đƣợc chọn ngẫu nhiên từ danh sách cán bộ mua sắm tại
các tổ chức giáo dục tại Tỉnh Đồng Nai đến khi đủ kích thƣớc 421 mẫu. Sau khi thu
thập đƣợc dữ liệu từ phiếu khảo sát, sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS
để tiến hành xử lý dữ liệu, chạy mô hình và các kiểm định. Thời gian phát phiếu
điều tra và thu thập: Từ ngày 01/7/2016 đến ngày 01/9/2016. Mô hình nghiên cứu
bao gồm 8 yếu tố cơ bản: mối quan hệ giữa các cá nhân; cảm nhận giá cả; kinh
nghiệm mua sắm; niềm tin vào nhà cung cấp; yếu tố cá nhân; yếu tố tổ chức; tầm
quan trọng của việc mua sắm; yếu tố môi trƣờng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có
05 biến có ý nghĩa thống kê mức 5% và 10% bao gồm :kinh nghiệm mua sắm; niềm
tin vào nhà cung cấp; yếu tố tổ chức; tầm quan trọng của việc mua sắm; yếu tố môi
trƣờng. Các nhân tố đều tác động tích cực đến hành vi mua sắm. Trong đó:
Nhân tố ảnh hƣởng nhiều nhất là yếu tố tổ chức giải thích 35.2% ý nghĩa của
mô hình hồi quy.Từ kết quả này ta có thể thấy để có quyết định mua sắm hợp lý và
hiệu quả cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ mua sắm, cơ cấu tổ chức, yếu tố công
nghệ. Trong đó ƣu tiên đối với mục tiêu và nhiệm vụ cũng nhƣ yếu tố công nghệ.
Yếu tố niềm tin vào nhà cung cấp giải thích mức ý nghĩa 21.1% cao thứ hai, đánh
giá tầm quan trọng của việc lựa chọn nhà cung cấp. Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp
dựa trên uy tín,thƣơng hiệu của họ, phải đặt lợi ích của tổ chức lên trên hết, giữ lời
hứa nhƣ đã cam kết, kiểm soát chất lƣợng sản phẩm. Do đó việc cấp thiết là cần xây
dựng quy trình lựa chọn và tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp, cũng nhƣ nhân lực trong
đàm phán, phân tích các chiến lƣợc mua sắm. Nhân tố tầm quan trọng của việc mua
sắm tác động mạnh thứ ba đến quyết định mua sắm công của các cơ sở giáo dục
trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai. Hành vi mua sắm sẽ bị ảnh hƣởng bởi kết quả hoạt
động của tổ chức, cải thiện doanh thu hoặc tăng hiệu quả hoạt động, lợi nhuận/lợi
ích của cơ sở giáo dục. Từ đó tổ chức mua sắm cần có các giải pháp phân tích dự
báo hoạt động, kế hoạch đầu tƣ khoa học trong việc xác định nhu cầu mua sắm.


5


Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm công của các tổ chức giáo dục
tại tỉnh đồng nai
Nhân tố môi trƣờng tác động tích cực đến mô hình. Khi quyết định, cơ quan cơ sở
giáo dục chủ yếu quan tâm xem xét các yếu tố tự nhiên, công nghệ , tình hình kinh
tế thị trƣờng, chính trị- xã hội. Do đó đối với việc mua sắm cần lƣu ý đến yếu tố cập
nhật khoa học công nghệ cho đội ngũ mua sắm, cán bộ mua sắm cần nắm bắt đƣợc
ảnh hƣởng của yếu tố tự nhiên trong việc mua sắm các sản phẩm, trang thiết bị
tránh hao mòn, xác định đƣợc xu hƣớng thị trƣờng diễn biến giá để có thể mua sắm
hiệu quả kinh tế cao nhất. Nhân tố kinh nghiệm mua sắm tác động tích cực đến mô
hình hồi quy quyết định mua sắm công của các cơ sở giáo dục trên địa bàn Tỉnh
Đồng Nai song chỉ giải thích 5.9% ý nghĩa của mô hình. Hoạt động mua sắm đề
cập đến vai trò của kinh nghiệm của đội ngũ mua sắm, lịch sử mua sắm, kiến thức
kỹ thuật đối với sản phẩm và trang thiết bị. Nhƣ vậy hƣớng giải pháp là cần lựa
chọn các ứng viên có kinh nghiệm thực hiện công tác mua sắm, đào tạo trang bị
kiến thức kỹ thuật cho đội ngũ mua sắm, cần có các giải pháp lƣu trữ đánh giá
thông tin mua sắm trang thiết bị hàng hóa một cách có hiệu quả.

6


Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm công của các tổ chức giáo dục
tại tỉnh đồng nai
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do nghiên cứu
Vấn đề đầu tƣ công đƣợc xác định là đầu tƣ từ nguồn vốn nhà nƣớc cho cả
các hoạt động kinh doanh và hoạt động không vì lợi nhuận. Hiện nay, có thể cho

rằng chƣa có sự tách biệt rõ ràng giữa mục tiêu kinh doanh và mục tiêu xã hội của
hoạt động đầu tƣ tại các doanh nghiệp nhà nƣớc. Điều này dẫn đến đánh giá hiệu
quả đầu tƣ của các doanh nghiệp nhà nƣớc, các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế
nhà nƣớc vẫn còn mập mờ, thiếu minh bạch và không có tính thuyết phục. Đầu tƣ
công của Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những đóng góp rõ rệt cho sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, để chính sách đi vào cuộc sống
và sát với tình hình hiện nay, hiện có không ít vấn đề cần đƣợc thay đổi và hoàn
thiện.
Trong những năm qua thực hiện NQTW 2, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nƣớc
ta đã đạt đƣợc những thành tựu không nhỏ, góp phần quan trọng vào thành công của
sự nghiệp Đổi mới và đƣa nƣớc ta thoát khỏi tình trạng một nƣớc nghèo.Tuy nhiên,
kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ƣơng khóa XI thì đến nay,
giáo dục và đào tạo nƣớc ta vẫn chƣa thực sự là quốc sách hàng đầu để làm động
lực quan trọng nhất cho phát triển. Nhiều hạn chế, yếu kém của giáo dục và đào tạo
đã đƣợc nêu từ NQTW 2 khóa VIII vẫn chƣa đƣợc khắc phục cơ bản, có mặt nặng
nề hơn. Do đó đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đang trở thành một
yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Những hiện
tƣợng liên quan đến hạn chế và yếu kém nặng nề đƣợc nêu một cách khái quát trong
kết luận trên đây đƣợc phản ánh ngày càng nhiều trên các phƣơng tiện thông tin đại
ch ng, tạo nên những bức x c có chiều hƣớng ngày càng tăng trong công luận.
Chính vì vậy, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo thành công còn có ý
nghĩa củng cố lòng tin của ngƣời dân vào Đảng và tƣơng lai của dân tộc.Khi xã hội
ngày càng phát triển thì nguy cơ thất thoát trong mua sắm công ngày càng gia tăng
vì bất cứ lĩnh vực nào không chỉ riêng giáo dục đào tạo, bất cứ ngành quản lý nào
cũng đều có mua sắm công. Hoạt động mua sắm công chiếm tỷ lệ lớn, nhất là ở các
7


Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm công của các tổ chức giáo dục

tại tỉnh đồng nai
nƣớc đang phát triển, con số này có thể lên tới 50% (bao gồm cả các hợp đồng xây
dựng).Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nhu cầu và số lƣợng kinh phí mua sắm
tài sản công để phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nƣớc chiếm
khoảng 20% dự toán chi ngân sách Trung ƣơng cho phát triển sự nghiệp kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính sự nghiệp, đây là con số không nhỏ.
Hiện nay, các cơ quan chức năng quản lý nhà nƣớc qua các cuộc thanh tra,
kiểm toán và theo dõi quản lý cho rằng việc công khai, minh bạch trong mua sắm
công trong lĩnh vực giáo dục đào tạo vẫn còn hạn chế, dẫn đến đầu tƣ kém hiệu
quả, để xẩy ra lãng phí, gây thất thoát nguồn tài chính công trong chi tiêu, đầu tƣ
xây dựng cơ bản, mua sắm công, tạo dƣ luận xấu và sự hoài nghi trong xã hội đối
với hoạt động giáo dục đào tạo. Nguyên nhân cơ bản là do hệ thống văn bản pháp
luật vẫn còn nhiều điểm hạn chế, thiếu đồng bộ, cá biệt còn để chồng chéo.Vấn đề
quản lý điều hành, chƣa kiểm soát hết các biểu hiện tiêu cực có thể xẩy ra trong đấu
thầu, chỉ định thầu, bán đấu giá, trong mua sắm tài sản công, một số cán bộ suy
thoái đạo đức, tính toán lợi ích cá nhân, bị tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị
trƣờng, không làm chủ đƣợc bản thân dẫn đến những sai phạm đáng tiếc...Nhằm tìm
ra các yếu tố cơ bản để giải quyết bất cập đối với hoạt động mua sắm công trong
lĩnh vực giáo dục hiện nay, tác giả lựa chọn tập trung nghiên cứu đề tài “Các yếu
tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua sắm công của các tổ chức giáo dục tại
Tỉnh Đồng Nai”nhằm đóng góp cơ sở lý luận, thực tiễn đối với hoạt động mua sắm
công trong lĩnh vực giáo dục Tỉnh Đồng Nai.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài “Các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua sắm công của các

tổ chức giáo dục tại Tỉnh Đồng Nai” tác giả kỳ vọng sẽ mang lại các ý nghĩa khoa
học và thực tiễn nhƣ sau:
- Đánh giá tác động của các yếu tố chính đến quyết định mua sắm công của

các tổ chức giáo dục tại Tỉnh Đồng Nai.
- Chỉ ra đƣợc bản chất vấn đề hạn chế, bất cập đối với hiệu quả mua sắm công
của các tổ chức giáo dục tại Tỉnh Đồng Nai.

8


Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm công của các tổ chức giáo dục
tại tỉnh đồng nai
- Là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các bạn đọc có quan tâm đến
lĩnh vực mua sắm công.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ báo cáo vấn đề, nghiên cứu này đặt ra câu hỏi nghiên cứu sau đây:
Do các yếu tố: môi trƣờng, tổ chức, sự đồng thuận giữa các cá nhân, cá nhân,
tình huống, nhu cầu, quy định, tài chính, tầm quan trọng, sở thích thƣơng hiệu ảnh
hƣởng đến cảm x c trong quá trình ra quyết định tổ chức?
Do các yếu tố: môi trƣờng, tổ chức, sự đồng thuận giữa các cá nhân, cá nhân,
tình huống, nhu cầu, quy định, tài chính, tầm quan trọng, sở thích thƣơng hiệu ảnh
hƣởng đến quyết định mua hàng tổ chức?
Do các yếu tố: môi trƣờng, tổ chức, sự đồng thuận giữa các cá nhân, cá nhân,
tình huống, nhu cầu, quy định, tài chính, tầm quan trọng, sở thích thƣơng hiệu ảnh
hƣởng đến quyết định mua hàng tổ chức?
Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm công của các tổ chức
giáo dục tại Tỉnh Đồng Nai?
Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố yếu tố chính đến quyết định mua
sắm công của các tổ chức giáo dục tại Tỉnh Đồng Nai?
Hàm ý giải pháp nâng cao hiệu quả mua sắm công của các tổ chức giáo dục tại
Tỉnh Đồng Nai?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu

- Đối tƣợng nghiên cứu là mua sắm công: quyết định mua sắm công của các
tổ chức giáo dục tại Tỉnh Đồng Nai.
- Đối tƣợng khảo sát là cán bộ nhân viên, giáo viên tại các tổ chức giáo dục
tại Tỉnh Đồng Nai.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu này tập trung khảo sát tại các tổ chức giáo dục
tại Tỉnh Đồng Nai.

9


Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm công của các tổ chức giáo dục
tại tỉnh đồng nai
Về thời gian:Nghiên cứu sử dụng số liệu báo cáo từ năm 2013 - 2015 về mua
sắm công của các tổ chức giáo dục tại Tỉnh Đồng Nai. Thời gian khảo sát và thu
thập số liệu trong vòng 02 tháng từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2016.
Phạm vi nội dung:quyết định mua sắm công của các tổ chức giáo dục tại
Tỉnh Đồng Nai.
Phạm vi áp dụng: Tháng 4 năm 2017
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu
 Nguồn dữ liệu thứ cấp
- Báo cáo thƣờng niên, các báo cáo nghiệp vụ quản lý hành chính, quản lý tài
chính kế toán trên địa bàn Tỉnh Đồng Naigiai đoạn 2011-2015.


Các tài liệu về nội dung quản lý hành chính công, quản lý tài chính công, tài

chính ngân sách, mua sắm công…của Việt Nam và quốc tế.



Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các công trình khoa học nghiên cứu, tham

luận về vấn đề hành chính nhà nƣớc, quản lý hành chính công, quản lý tài chính
công, tài chính ngân sách, mua sắm công qua báo chí, internet…


Một số luận văn thạc sỹ, đề tài nghiên cứu về vấn đề đề đánh giá hiệu quả

và quyết định mua sắm công nhằm bổ sung cho các cơ sở lý luận.
 Nguồn dữ liệu sơ cấp
Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp tác giả tiến hành hỏi ý kiến chuyên gia và tiến
hành thảo bảng hỏi sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu phi xác xuất hƣớng nghiên cứu
định lƣợng.
- Hỏi ý kiến chuyên gia: Sử dụng các phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia
nhƣ: cán bộ nhân viên, giáo viên tại các tổ chức giáo dục tại Tỉnh Đồng Nai và các
chuyên gia làm việc lâu năm trong ngành, giáo viên hƣớng dẫn cũng nhƣ các giảng
viên tại trƣờng có hiểu biết chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu.


Phương pháp nghiên cứu định lượng: Hỏi trực tiếp cũng nhƣ thông qua

bảng hỏi bao gồm nhƣng câu hỏi định lƣợng để thu thập thông tin. Đối tƣợng đƣợc
điều tra, phỏng vấn bao gồm: cán bộ nhân viên, giáo viên tại các tổ chức giáo dục
tại Tỉnh Đồng Nai.
10


Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm công của các tổ chức giáo dục
tại tỉnh đồng nai

+ Cỡ mẫu nghiên cứu: Tabachnick & Fidell (1996) cho rằng kích thƣớc mẫu
cần phải đảm bảo theo công thức: n ≥ 8m +50 (n: tổng số phiếu điều tra và m: tổng
số biến cần khảo sát). Số biến độc lập khảo sát m=6 (Biến quan sát), do đó tổng số
kích thƣớc mẫu tối thiểu

n 8*6+50=98. Tổng số phiếu khảo sát phát ra là

350phiếu, số phiếu khảo sát thu về là 330, số phiếu hợp lệ hợp lệ là 320 phiếu.
+ Thang đo: Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (từ 1 đến 5 tƣơng ứng 1- rất
không đồng ý, rất không kì vọng đến 5- rất đồng ý, rất kì vọng). Khi xây dựng các
thang đo lƣờng cần phải đánh giá để đảm bảo chất lƣợng của đo lƣờng. Đánh giá
một thang đo lƣờng dựa trên cơ sở 4 tiêu chuẩn cơ bản: Độ tin cậy, giá trị, tính đa
dạng, tính dễ trả lời.Thang đo Likert đƣợc thiết lập dễ dàng và nhanh chóng; độ tin
cậy nhiều hơn và cung cấp nhiều lƣợng thông tin hơn so với loại thang đo khác; hơn
nữa trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp hồi quy tuyến tính OLS để phân
tích trong điều kiện khảo sát cán bộ nhân viên, giáo viên, giảng viên tại các cơ sở
giáo dục hiểu biết và thời gian có hạn chính vì vậy mà tác giả lựa thang đo này để
gi p cho việc phân tích số liệu đƣợc hợp lý, dễ hiểu và hiệu quả hơn.
1.5.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu
Các dữ liệu sau khi đƣợc thu thập, xử lý sơ bộ và đƣợc mã hóa, lƣu trữ trên
phần mềm Excel và sau đó đƣợc đƣa vào phần mềm SPSS 22 để tiến hành các kỹ
thuật tính toán.Hồi quy tuyến tính bội thƣờng đƣợc dùng để kiểm định và giải thích
lý thuyết nhân quả (Cooper và Schindler, 2003). Ngoài chức năng là công cụ mô tả,
hồi quy tuyến tính bội đƣợc sử dụng nhƣ công cụ kết luận để kiểm định các giả
thuyết và dự báo các giá trị của tổng thể nghiên cứu. Nhƣ vậy, đối với nghiên cứu
này, hồi quy tuyến tính bội là phƣơng pháp thích hợp để kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phƣơng pháp bình phƣơng
nhỏ nhất thông thƣờng (Ordinal Least Squares – OLS) cũng đƣợc thực hiện, trong
đó biến phụ thuộc là hành vi mua sắm của các cơ sở giáo dục, biến độc lập dự kiến
sẽ là các nhân tố chủ quan và khách quan đã đƣợc trình bày ở phần mô hình nghiên

cứu.
1.6.

Kết cấu đề tài

Luận văn gồm 5 chƣơng
11


Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm công của các tổ chức giáo dục
tại tỉnh đồng nai
Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu;
Trong chƣơng này tác giả trình bày lý do thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu
hỏi nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, đóng
góp khoa học của đề tài và kết cấu đề tài.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các công trình nghiên cứu;
Chƣơng này tác giả trình bày các lý thuyết về tài chính công, mua sắm công, hành
vi tiêu dùng, quyết định mua sắm, lƣợc khảo các công trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu;
Trong chƣơng này tác giả trình bàu các thiết kê nghiên cứu: quy trình nghiên cứu,
phƣơng pháp thu thập dữ liệu, mẫu nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và các giả thiết,
thiết kế bảng hỏi, xây dựng phƣơng pháp xử lý số liệu định lƣợng : thống kê mô tả,
phân tích độ tin cậy thang đo, nhân tố khám phá, tƣơng quan, phân tích hồi quy và
các kiểm định thể hiện sự phù hợp và bền vừng của mô hình.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu;
Trong chƣơng trình tác giả lần lƣợt trình bày thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và
thang đo nghiên cứu, phân tích độ tin cậy thang đo, nhân tố khám phá, tƣơng quan,
phân tích hồi quy và các kiểm định thể hiện sự phù hợp và bền vừng của mô hình.
Từ đó đƣa ra các kết quả nghiên cứu và đề xuất hàm ý quản trị.

Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý
Trong chƣơng trình tác giả trình bày các kết luận quan trọng của nghiên cứu, từ đó
trình bày nội dung các hàm ý quản trị và đƣa ra các hạn chế và hƣớng nghiên cứu.

12


Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm công của các tổ chức giáo dục
tại tỉnh đồng nai
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN
2.1. Tài chính công
2.1.1. Khái niệm
Tài chính công và tài chính nhà nƣớc đều là thuật ngữ phản ánh những hoạt
động tài chính đƣợc tiến hành bởi chủ thể nhà nƣớc. Sự phân biệt giữa tài chính
công và tài chính nhà nƣớc chỉ xuất hiện khi xã hội bƣớc vào giai đoạn kinh tế thị
trƣờng hiện đại, trong đó tài chính nhà nƣớc bao gồm: tài chính công và tài chính
doanh nghiệp nhà nƣớc.Tài chính công là khái niệm hiện đại bắt đầu xuất hiện và
đƣợc sử dụng trong đời sống kinh tế của một quốc gia từ những năm đầu thế kỷ 20.
Sự phát triển lý luận kinh tế học ở các nƣớc phát triển và thực hiện các mục tiêu của
chính sách kinh tế dẫn đến phải đánh giá lại một số nguyên tắc đƣợc áp dụng trong
lĩnh vực Tài chính công nhƣ: sự phối hợp các công cụ của chính sách tiền tệ và
chính sách tài khoá, các vấn đề về thâm hụt hoặc bội thu ngân sách Nhà nƣớc, làm
sao ổn định kinh tế vĩ mô thông qua hoạt động của Tài chính công, vận dụng ngân
sách chu kỳ và ngân sách cơ cấu nhƣ thế nào... Để xác định khái niệm Tài chính
công cần phải điểm qua các quan điểm của các nhà kinh tế về Tài chính công và các
khái niệm có liên quan. Các nhà kinh tế bằng các quan điểm tiếp cận với những
phƣơng pháp khác nhau và ngay từ đầu để tiếp cận với khái niệm Tài chính công,
các nhà kinh tế đã đề cập đến hai lĩnh vực đan xen nhau là Tài chính công và khu
vực công.

Khái niệm Tài chính công với nghĩa rộng đƣợc sử dụng một cách đối lập với
khái niệm Tài chính “tƣ”. Tài chính công phản ảnh các hoạt động của Tài chính Nhà
nƣớc đƣợc thể hiện bằng các quan hệ tiền tệ nảy sinh trong mối quan hệ với sự hình
thành và phân phối các quỹ tiền tệ (Ján Petrenka, 1993)
Bojka Harmeníkova (2000) đƣa ra khái niệm :Tài chính công là một khái
niệm hiện đại xác định các quan hệ kinh tế và tài chính phát sinh trong hệ thống
kinh tế giữa các chủ thể công quyền (Cơ quan, đơn vị) và các chủ thể khác (doanh
nghiệp, hộ gia đình, công dân, các tổchức phi lợi nhuận ).

13


Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm công của các tổ chức giáo dục
tại tỉnh đồng nai
Theo Francoi Adam - Olivier Ferand (2003) thì tài chính công có thể hiểu
theo cách đơn giản là: "Nghiên cứu của Tài chính công chính là quản lý Tài chính
của các tổ chức công" .Về mặt luật pháp thì Nhà nƣớc.các pháp nhân công quyền,
các đơn vị hành chính trung ƣơng và địa phƣơng, các đơn vị hành chính bảo đảm xã
hội và các đơn vị công quyền là chủ thể của Tài chính công. Chính phủ (hay khu
vực Chính phủ nói chung) luôn phải đảm nhận những nhiệm vụ lớn lao của cả quốc
gia, dân tộc và thuộc về các chức năng vốn có của nhà nƣớc. Cùng với quá trình
phát triển phạm vi, yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ của nhà nƣớc càng phong ph
hơn, đa dạng hơn. Chính vì vậy, Chính phủ luôn cần có nguồn lực tài chính lớn để
đáp ứng cho việc thực hiện các nhiệm vụ của mình.
Theo Phạm Văn Khoan (2007) định nghĩa “Tài chính công là một lĩnh vực
của kinh tế học nghiên cứu các hoạt động của Chính phủ và các phƣơng tiện thay
thế trong việc tài trợ các chi tiêu của Chính phủ”.
2.1.2. Đặc điểm
Hoạt động của Tài chính công rất đa dạng, liên quan đến mọi lĩnh vực kinh tế
- xã hội và tác động đến mọi chủ thể trong xã hội. Chính nét đặc thù đó là nhân tố

có ảnh hƣởng quyết định tới các đặc điểm của Tài chính công. Có thể khái quát đặc
điểm của Tài chính công trên các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể của Tài chính công: Tài chính công thuộc sở hữu Nhà
nƣớc, do đó, Nhà nƣớc là chủ thể duy nhất quyết định việc sử dụng các quỹ công.
Việc sử dụng các quỹ công, đặc biệt là ngân sách Nhà nƣớc, luôn gắn liền với bộ
máy Nhà nƣớc nhằm duy trì sự tồn tại và phát huy hiệu lực của bộ máy Nhà nƣớc,
cũng nhƣ thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nƣớc đảm nhận. Quốc hội
cũng là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ các thu, chi ngân sách
Nhà nƣớc tƣơng ứng với các nhiệm vụ đã đƣợc hoạch định nhằm đảm bảo thực hiện
có kết quả nhất các nhiệm vụ đó.
Thứ hai, tài chính công bao gồm các quỹ công. Đó là một lƣợng nhất định
các nguồn tài chính của toàn xã hội đã đƣợc tập trung vào các quỹ công hình thành
thu nhập của Tài chính công, trong đó ngân sách Nhà nƣớc là quỹ tiền tệ tập trung
lớn nhất. Việc hình thành thu nhập của Tài chính công có các đặc điểm chủ yếu là:
14


Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm công của các tổ chức giáo dục
tại tỉnh đồng nai
Thu nhập của Tài chính công có thể đƣợc lấy từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong
nƣớc và ngoài nƣớc; từ nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, cả sản xuất, lƣu thông
và phân phối, nhƣng nét đặc trƣng là luôn gắn chặt với kết quả của hoạt động kinh
tế trong nƣớc. Nguồn thu nhập có thể đƣợc lấy về bằng nhiều hình thức và phƣơng
pháp khác nhau, có bắt buộc và tự nguyện, có hoàn trả và không hoàn trả, ngang giá
và không ngang giá... nhƣng, nét đặc trƣng là luôn gắn liền với quyền lực chính trị
của Nhà nƣớc, thể hiện tính cƣỡng chế bằng hệthống luật lệ do Nhà nƣớc quy định
và mang tính không hoàn trả là chủ yếu.
Thứ ba,chi tiêu công là việc phân phối và sử dụng các quỹ công. Chi tiêu
công không phải là những chi tiêu gắn liền trực tiếp với các hoạt động sản xuất kinh
doanh ở các đơn vị cơ sở, mà là những chi tiêu gắn liền với việc thực hiện các chức

năng của Nhà nƣớc, tức là gắn liền với việc đáp ứng các nhu cầu chung, nhu cầu có
tính chất toàn xã hội - tầm vĩ mô. Mặc dù hiệu quả của các khoản chi tiêu của Tài
chính công trên những khía cạnh cụ thể vẫn có thể đánh giá bằng các chỉ tiêu định
lƣợng nhƣ vay nợ, một số vấn đề xã hội...nhƣng xét về tổng thể, hiệu quả đó thƣờng
đƣợc xem xét trên tầm vĩ mô.Thông thƣờng việc đánh giá hiệu quả chi tiêu công
dựa vào hai tiêu thức cơ bản: kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra. Kết quả ở đây đƣợc
hiểu bao gồm: kết quả kinh tế và kết quả xã hội, kết quả trực tiếp và kết quả gián
tiếp.
Thứ tư, phạm vi hoạt động của Tài chính công gắn liền với bộ máy Nhà
nƣớc, phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc và vai trò quản lý vĩ
mô của Nhà nƣớc đối với toàn bộ nền kinh tế, phạm vi ảnh hƣởng của nó rất rộng
rãi. Tài chính công có thể tác động tới các hoạt động khác nhau nhất của mọi lĩnh
vực kinh tế - xã hội. Thông qua quá trình phân phố các nguồn tài chính, Tài chính
công có khả năng động viên, tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia vào các
quỹ công từ mọi lĩnh vực hoạt động từ mọi chủ thể kinh tế xã hội; đồng thời, bằng
việc sử dụng các quỹ công, Tài chính công có khả năng tác động tới mọi lĩnh vực
hoạt động kinh tế - xã hội, đạt tới những mục tiêu đã định.

15


Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm công của các tổ chức giáo dục
tại tỉnh đồng nai
2.1.3. Vai trò của tài chính công
Thứ nhất, dảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt độngcủa bộ máy Nhà nước: Để duy
trì sự tồn tại và hoạt động, bộ máy Nhà nƣớc cần phải có nguồn tài chính đảm bảo
cho các nhu cầu chi tiêu. Các nhu cầu chi tiêu của bộ máyNhà nƣớc đƣợc đáp ứng
bởi Tài chính công, đặc biệt là Ngân sách Nhà nƣớc.Vai trò kể trên của Tài chính
công đƣợc thể hiện trên các khía cạnh sau đây: Khai thác, động viên và tập trung
các nguồn tài chính để đáp ứngđầy đủ, kịp thời cho các nhu cầu chi tiêu đã đƣợc

Nhà nƣớc dự tính cho từngthời kỳ phát triển. Phân phối các nguồn tài chính đã tập
trung trong các quỹ côngcho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc theo những quan hệ
tỷ lệ hợp lý nhằmvừa đảm bảo duy trì sự tồn tại và tăng cƣờng mức mạnh của bộ
máy Nhà nƣớc,vừa bảo đảm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc
đối với cáclĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.Kiểm tra, giám sát để đảm bảo cho
các nguồn tài chính đã phânphối đƣợc sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu
quả nhất, đáp ứng tốtnhất các yêu cầu của quản lý Nhà nƣớc và phát triển kinh tế xã hội.
Thứ hai, vai trò trong hệ thống tài chính của nền kinh tế: Do tính chất đặc biệt
về vị trí, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động củanó, trong hệ thống tài chính quốc dân,
Tài chính công, đặc biệt là Ngân sách Nhà nƣớc luôn giữa vai trò chủ đạo gắn liền
với vai trò lãnh đạo của Nhà nƣớc.Có thể nhận thấy vai trò đó của Tài chính công
trên các khía cạnh sau đây:Tài chính công có vai trò chi phối các hoạt động của Tài
chínhtƣ. Nó có vai trò hƣớng dẫn các hoạt động của tài chínhtƣ. Hoạt động của Tài
chính công luôn gắn liền và phục vụ thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ, định hƣớng
phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc, do đó, các hoạt dộng thu, chi của Tài chính
công nhƣ là một tấm gƣơng phản ánh các định hƣớng phát triển đó, từ đó có tác
dụng hƣớng dẫn các hoạt động thu, chi tronghoạt động kinh tế xã hội của khu vực
tƣ.Tài chính công có vai trò điều chỉnh các hoạt động của tài chính
tƣ.
Thứ ba, thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.Tài chính công đóng vai trò quan
trọng trong việc th c đẩyphát triển kinh tế, tăng trƣởng kinh tế và nâng cao hiệu quả
của các hoạt độngkinh tế xã hội - Vai trò kinh tế của Tài chính công. Nó đóng vai
16


Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm công của các tổ chức giáo dục
tại tỉnh đồng nai
trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội
- vai trò xã hội của Tài chính công. Vai trò này đƣợc thể hiện thông qua việc sử
dụng các công cụ thu, chi củaTài chính công để điều chỉnh thu nhập giữa các tầng

lớp dân cƣ, giảm bớt những bất hợp lý trong phân phối, đảm bảo công bằng và góp
phần giải quyết những vấn đề xã hội đáp ứng các mục tiêu xã hội của kinh tế vĩ
mô.Tài chính công đƣợc sử dụng trong việc thực hiện công bằng xã hội thong qua
tác động theo hai hƣớng: Giảm bớt các thu nhập cao và nâng đỡ các thu nhập thấp
nhằm r t ngắn khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ.Trong việc giải quyết
các vấn đề xã hội theo các mục tiêu xã hội của kinh tế vĩ mô, vai trò của Tài chính
công đƣợc thể hiện chủ yếu qua các hoạt động chi tiêu - sử dụng các quỹ công. Tài
chính công đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ
mô. Để góp phần giữ vững sự ổn định của nền kinh tế, các biện pháp của Tài chính
công đƣợc sử dụng nhằm đảm bảo yêu cầu của các tiêu chí kể trên. Trong đó, có thể
nhận thấy các biện pháp đƣợc sử dụng thƣờng xuyên nhƣ: Tạo lập các quỹ dự trữ về
hàng hoá và tài chính nhằm đề phòng và ứng phó với những biến động của thị
trƣờng; tạo lập quỹ bình ổn giá; tạo lập và sử dụng quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm...
2.2. Mua sắm công
2.2.1. Khái niệm
Mua sắm công có đặc điểm là khác biệt so với mua sắm thƣơng mại. Các đặc
điểm của mua sắm công đƣợc tóm tắt và thu thập từ nhiều nguồn khác nhau bởi
Telgen et al. (2007b). Telgen et al. (2007b) công nhận năm khía cạnh chính, trong
đó mua sắm công khác với mua sắm thƣơng mại.
Đầu tiên, sự khác biệt liên quan nhu cầu bên ngoài. Đây là minh bạch, liêm
chính, trách nhiệm và hành vi gƣơng mẫu. Minh bạch đề cập đến sự cởi mở và cơ
hội bình đẳng cho tất cả các nhà thầu quan tâm.Liêm chính đề cập đến việc tránh
thực hành không đ ng cách, lãng phí, tham nhũng và gian lận.Trách đề nhiệm đề
cập đến thực tế là cơ quan mua sắm công phải chịu trách nhiệm một cách hiệu quả,
luật pháp và đạo đức của việc mua sắm. Hành vi gƣơng mẫu đề cập đến một thực tế
rằng chính phủ thiết lập không chỉ về tiêu chuẩn đạo đức mà còn về hiệu quả và
hiệu quả (Telgen et al., 2007b).
17



Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm công của các tổ chức giáo dục
tại tỉnh đồng nai
Thứ hai, mua sắm công bị ảnh hƣởng bởi nhu cầu nội bộ riêng biệt.Việc đầu
tiên là đồng thời phục vụ nhiều mục đích chính trị. Điều này làm phức tạp việc mua
sắm công, bởi vì nó đôi khi không rõ ràng để xác định ảnh hƣởng của các mục tiêu
chính trị về mua sắm công. Nhu cầu nội bộ thứ hai đƣợc phục vụ một số lƣợng lớn
của các bên liên quan. Các bên liên quan khác nhau (ví dụ nhƣ công dân, ngƣời nộp
thuế, và cử tri) có thể có những mục tiêu khác nhau (Telgen et al., 2007b).
Thứ ba, nhu cầu mua sắm công bắt nguồn từ môi trƣờng xung quanh. Điều
này là do cơ cấu ngân sách. Kết quả là, ngân sách (một phần) xác định những gì
đang đƣợc mua sắm.Ngân sách đƣợc biết đến với công ch ng nói chung và các nhà
cung cấp. Điều này thay đổi đáng kể mối quan hệ giữa các tổ chức thu mua và nhà
cung cấp. Ngoài ra, ngân sách thƣờng đƣợc chia đó gây khó khăn trong việc tối ƣu
hóa mua và chi phí vận hành. Cuối cùng, ngân sách phân tán rộng dẫn đến nhiều
bên với lãi suất và gây ra rủi ro và quy trình ra quyết định (Telgen et al., 2007b).
Thứ tư, có ba yêu cầu về quá trình mua sắm: Nhu cầu về các quá trình từ quy
định pháp luật. Mua sắm công đƣợc giới hạn từ việc tham gia vào các mối quan hệ
lâu dài với các nhà cung cấp của họ và sự vắng mặt của cạnh tranh giữa các tổ chức
mua sắm công cung cấp cho họ cơ hội cho đến nay sẽ hợp tác (Telgen et al., 2007b).
Cuối cùng, mua sắm công đƣợc đặc trƣng bởi nhiều vai trò riêng của
mình.Điều này đƣợc thể hiện bởi thực tế là ngƣời mua nào mua sản phẩm cho tổ
chức của mình, chủ yếu là trực tiếp cho ngƣời dân mà họ dự kiến sẽ phục vụ.Điều
này liên quan đến khái niệm nổi tiếng có đi có lại trong mua. Những vai trò đa cũng
đƣợc thể hiện bởi thực tế là mua sắm công, lên đến một mức độ nhất định, xác định
các quy tắc và các quy định, theo đó nó có để hoạt động (Telgen et al., 2007b).
2.2.2. Quá trình mua sắm công
Quá trình mua sắm bao gồm tất cả các bƣớc từ sự phát triển của sự cần thiết
phải đánh giá tốt, dịch vụ đƣợc mua sắm hoặc làm việc. Mô hình mua Van Weele
(1997) là một mô hình đƣợc chấp nhận rộng rãi để mô tả quá trình mua hàng. Mô
hình này bao gồm sáu giai đoạn: đặc điểm kỹ thuật, lựa chọn, ký hợp đồng, đặt

hàng, theo dõi, và sau khi chăm sóc. Mô hình của Harink (1999) bao gồm giai đoạn

18


Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm công của các tổ chức giáo dục
tại tỉnh đồng nai
chuẩn bị, giai đoạn đặc điểm kỹ thuật, giai đoạn lựa chọn, và giai đoạn ký kết hợp
đồng.
Giai đoạn đầu, giai đoạn chuẩn bị, là giai đoạn chiến lƣợc của quá trình
(Harink, 1999).Các đặc điểm kỹ thuật, lựa chọn, và giai đoạn ký hợp đồng là các
giai đoạn chiến thuật của quá trình mua (Harink, 1999). Ba giai đoạn cuối cùng: đặt
hàng, theo dõi, và sau khi chăm sóc là giai đoạn hoạt động của quá trình mua
(Harink, 1999).
Mức độ mà các thông số kỹ thuật của sản phẩm cuối cùng chịu ảnh hƣởng
giảm trong mỗi bƣớc từ giai đoạn chuẩn bị trở đi. Hình 2.1 minh họa tác động suy
giảm này liên quan đến các giai đoạn khác nhau của quá trình mua hàng. Cùng với
tác dụng giảm này cũng ảnh hƣởng đến sự bền vững và đổi mới sự sụt giảm trong
mỗi bƣớc từ giai đoạn chuẩn bị trở đi. Các đoạn tiếp theo mô tả các đặc tính của hai
giai đoạn có ảnh hƣởng nhất; giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn đặc điểm kỹ thuật.

Hình 2.1. Tác động suy giảm này liên quan đến các giai đoạn khác nhau của
quá trình mua hàng
Giai đoạn chuẩn bị Trong giai đoạn chuẩn bị các câu hỏi về những gì sẽ đƣợc
mua sắm và làm thế nào sẽ đƣợc mua sắm (SN, 2009a).Ngƣời mua tƣơng tác nhà
cung cấp ảnh hƣởng mạnh mẽ đến những gì sẽ đƣợc mua sắm.Thêm vào đó, một sự
hiểu biết tốt về thị trƣờng và khả năng kỹ thuật sẽ cung cấp một tảng cho việc lựa
chọn một thủ tục đấu thầu cụ thể.Trong các thủ tục đấu thầu sử dụng các tiêu chí
đóng một vai trò quan trọng.Sự lựa chọn cho một thủ tục đấu thầu cụ thể cũng ảnh
hƣởng trực tiếp mà tiêu chí có thể đƣợc sử dụng.Ví dụ các thủ tục mởkhông cho

phép tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp trong một bƣớc đầu tiên riêng biệt. Các tiêu

19


Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm công của các tổ chức giáo dục
tại tỉnh đồng nai
chuẩn áp dụng có ảnh hƣởng đáng kể của sự bền vững và sáng tạo của các sản
phẩm.
Trong giai đoạn đặc điểm kỹ thuật những ý định của giai đoạn chuẩn bị về
những gì và làm thế nào nên đƣợc mua sắm đƣợc xây dựng.Việc đầu tiên là đạt
đƣợc bằng cách thiết kế các yêu cầu cho các sản phẩm trong một cách mà nó đƣợc
đảm bảo rằng các thông số kỹ thuật của sản phẩm cuối cùng sẽ đáp ứng yêu cầu.Sau
này đƣợc thực hiện bằng cách chọn các thủ tục đấu thầu phù hợp nhất.Lựa chọn và
giải thƣởng tiêu chí cho việc đấu thầu và nhà thầu phải đƣợc thiết kế trong giai đoạn
đặc điểm kỹ thuật.Các tiêu chí này đƣợc giải thích sau đó.Bên mời thầu và đấu thầu
có hai tiêu chí tùy chọn để lựa chọn nhà cung cấp đ ng với đ ng sản phẩm.Các tùy
chọn đầu tiên là sử dụng tiêu chuẩn với mục tiêu để lựa chọn nhà thầu dựa trên các
nhà thầu trình diễn (tiêu chuẩn nhà thầu).Lựa chọn thứ hai là chọn nhà thầu dựa trên
các nhà thầu cung cấp (tiêu chí đấu thầu).Trong tiêu chí Nhà thầu và đấu thầu khác
nhau có ba loại tiêu chuẩn có thể đƣợc sử dụng.Đầu tiên, tiêu chí loại trực tiếp, tức
là trong trƣờng hợp không tuân thủ các nhà thầu bị loại trừ khỏi quá trình này.Thứ
hai, ghi tiêu chuẩn, ví dụ loại này đƣợc sử dụng để xếp hạng hồ sơ dự thầu dựa trên
các tiêu chí. Cuối cùng, tiêu chí bán đấu loại trực tiếp, tức là tiêu chí bán đấu loại
trực tiếp cũng xếp thầu, tuy nhiên, số điểm dƣới một số hạn dƣới có thể không đƣợc
bồi thƣờng theo các tiêu chí khác.
Tiêu chí Nhà thầu
Để lựa chọn các nhà thầu có ba bộ tiêu chí để đặt các tiêu chí thầu.Đây là
những minh họa trong hình 2.2 và mô tả sau đó.Tiêu chuẩn loại trừ đối phó với
những tình huống trong đó một nhà thầu có thể tìm thấy chính nó thƣờng gây ra một

quyền ký kết hợp đồng không phải làm bất kỳ giao dich, hợp đồng với các nhà thầu
(SN, 2009a). Ngoài các tiêu chuẩn loại trừ chung, có tiêu chuẩn loại trừ bền vững
cụ thể tập trung vào các hành vi vi phạm các quy định về môi trƣờng, các quy định
xã hội, hoặc chỉ tiêu của con ngƣời. Nói chung, có hai loại khác nhau của các tiêu
chí năng lực kỹ thuật. Việc đầu tiên tập trung vào khả năng kinh tế tài chính của
công ty (đối với công trình và dịch vụ chỉ). Việc thứ hai tập trung vào trình độ kỹ

20


Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm công của các tổ chức giáo dục
tại tỉnh đồng nai
thuật và sử dụng lao động của công ty. tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp đƣợc sử dụng
trong thủ tục hạn chế, đối thoại cạnh tranh, và trong các cuộc thi thiết kế.

Hình 2.2. Tiêu chí lựa chọn nhà thầu
Tiêu chí lựa chọn nhà thầu xếp hạng các nhà thầu áp dụng sau khi họ đã
thông qua việc lựa chọn và tiêu chí năng lực kỹ thuật.Các tiêu chí mà có thể đƣợc
sử dụng có cùng kỳ hạn nhƣ các tiêu chuẩn năng lực kỹ thuật, với điều kiện ch ng
không đƣợc sử dụng trong hai bƣớc trƣớc.
Tiêu chí đấu thầu
Để lựa chọn thầu có hai bộ tiêu chí để đặt các tiêu chí đấu thầu.Các tiêu chí
này đƣợc trình bày ở phía bên phải trong hình 2.2 và mô tả sau đó.tiêu chuẩn đặc
điểm kỹ thuật kỹ thuật là những yêu cầu tối thiểu tập trung vào các chi tiết kỹ thuật
của sản phẩm. Mời mà không tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu đƣợc loại trừ
khỏi quá trình đấu thầu, trừ khi ch ng đƣợc áp dụng nhƣ các biến thể . Mua sắm
khu vực công mô tả hai phƣơng pháp giải khác nhau. Phƣơng pháp đầu tiên chỉ ƣu
tiên giá thầu. Phƣơng pháp thứ hai cho phép các tiêu chí bổ sung. Các khía cạnh có
thể đƣợc bao gồm có ví dụ về chất lƣợng, tính bền vững, và sự đổi mới.
2.3. Quyết định chọn mua

Tiến trình quyết định mua của ngƣời tiêu dùng có thể đƣợc mô hình hóa
thành năm giai đoạn: Ý thức về nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phƣơng
án, quyết định mua và hành vi sau khi mua. Nhƣ vậy, tiến trình quyết định mua của
ngƣời tiêu dùng đã bắt đầu trƣớc khi việc mua thực sự diễn ra và còn kéo dài sau
khi mua. Trong đó “Quyết định chọn mua sản phẩm là một quá trình đánh giá hành
vi mua dựa trên nhu cầu và thông tin, đánh giá của bản thân ngƣời mua về nhóm sản
21


Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm công của các tổ chức giáo dục
tại tỉnh đồng nai
phẩm đó.Trong giai đoạn này, ngƣời mua sắp xếp các nhãn hiệu trong nhóm nhãn
hiệu đƣa vào để lựa chọn theo các thứ bậc và từ đó bắt đầu hình thành ý định mua
nhãn hiệu đƣợc đánh giá cao nhất. Bình thƣờng, ngƣời tiêu dùng sẽ mua nhãn hiệu
đƣợc ƣu tiên nhất” (Solomon Micheal- Consumer Behavior, 1992). Hai yếu tố có
thể dẫn đến sự khác biệt giữa ý định mua và quyết định mua. Đó là:Thái độ của
những ngƣời khác, nhƣ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp ...Các yếu tố của hoàn cảnh,
nhƣ hy vọng về thu nhập gia tăng, mức giá dự tính, sản phẩm thay thế...Hai yếu tố
này có thể làm thay đổi quyết định mua, hoặc không mua hoặc mua một nhãn hiệu
khác mà không phải là nhãn hiệu tốt nhất nhƣ đã đánh giá
2.4. Lý thuyết hành vi ngƣời tiêu dùng
2.4.1.Khái niệm hành vi ngƣời tiêu dùng
Đến nay cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hành vi ngƣời tiêu dùng,
vì vậy với những định nghĩa mà tác giả tiếp cận đƣợc về hành vi ngƣời tiêu dùng sẽ
đƣợc luận văn giới thiệu cụ thể nhƣ sau:
Hành vi ngƣời tiêu dùng có thể đƣợc định nghĩa là: “…việc nghiên cứu các
cá nhân, nhóm, hay tổ chức và các quá trình họ lựa chọn, giữ gìn, sử dụng và thải bỏ
sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm hay ý tƣởng để thỏa mãn nhu cầu và các tác động
của những quá trình này lên ngƣời tiêu dùng và xã hội.” (Hawkins và cộng sự,
2001)

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, “Hành vi tiêu dùng chính là sự tác động
qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trƣờng với nhận thức và hành vi của con
ngƣời mà qua sự tƣơng tác đó, con ngƣời thay đổi cuộc sống của họ”. Hay nói cách
khác, hành vi tiêu dùng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con ngƣời có
đƣợc và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng. Những yếu tố
nhƣ ý kiến từ những ngƣời tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, bề
ngoài sản phẩm… đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của khách
hàng.
Theo Philip Kotler, “Hành vi tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một cá
nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch
vụ”.
22


Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm công của các tổ chức giáo dục
tại tỉnh đồng nai
“Hành vi tiêu dùng là một tiến trình cho phép một cá nhân hay một nhóm
ngƣời lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/ dịch vụ, những suy
nghĩ đã có, kinh nghiệm hay tích lũy, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ƣớc muốn của
họ”. (Solomon Micheal, 1992).
“Hành vi tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp tới quá
trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm/ dịch vụ.Nó
bao gồm cả những quá trình ra quyết định diễn ra trƣớc, trong và sau các hành động
đó”. (James F.Engel, Roger D. Blackwell, Paul W.Miniard, 1993).
Nhƣ vậy qua hai định nghĩa trên, ch ng ta có thể xác định đƣợc một số đặc
điểm của hành vi tiêu dùng là:
- Hành vi ngƣời tiêu dùng là một tiến trình cho phép ngƣời tiêu dùng lựa
chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/ dịch vụ. Tiến trình này bao
gồm những suy nghĩ, cảm nhận, thái độ và những hoạt động bao gồm mua sắm, sử
dụng, xử lý của con ngƣời trong quá trình mua sắm và tiêu dùng.

- Hành vi tiêu dùng có tính linh hoạt và tƣơng tác vì nó chịu tác động bởi
những yếu tố từ môi trƣờng bên ngoài và nó cũng có sự tác động trở lại đối với môi
trƣờng ấy.
2.4.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tiêu dùng
Quá trình ra quyết định của ngƣời tiêu dùng chịu ảnh hƣởng của rất nhiều
yếu tố dƣới đây:
* Nhóm các yếu tố văn hóa
Các yếu tố văn hóa có ảnh hƣởng sâu rộng nhất đến hành vi của ngƣời tiêu
dùng. Ta sẽ xem xét vai trò của nền văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp xã hội của
ngƣời mua.
- Nền văn hóa (culture): là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn
và hành vi của một ngƣời. Mỗi ngƣời ở một nền văn hóa khác nhau sẽ có những
cảm nhận về giá trị của hàng hóa, về cách ăn mặc… khác nhau. Do đó những ngƣời
sống trong môi trƣờng văn hóa khác nhau sẽ có hành vi tiêu dùng khác nhau.
- Nhánh văn hóa (sub-culture): chính là bộ phận cấu thành nhỏ hơn của một
nền văn hóa. Nhánh văn hóa tạo nên những đặc điểm đặc thù hơn cho những thành
23


Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định mua sắm công của các tổ chức giáo dục
tại tỉnh đồng nai
viên của nó. Ngƣời ta có thể phân chia nhánh tôn giáo theo các tiêu thức nhƣ địa lí,
dân tộc, tôn giáo. Các nhánh văn hóa khác nhau có lối sống riêng, phong cách tiêu
dùng riêng và tạo nên những kh c thị trƣờng quan trọng.
* Nhóm các yếu tố xã hội
Hành vi của ngƣời tiêu dùng cũng chịu ảnh hƣởng của những yếu tố xã hội
nhƣ các nhóm tham khảo, gia đình và vai trò của địa vị xã hội.
- Địa vị xã hội.
Lối tiêu dùng của một ngƣời phụ thuộc khá nhiều vào địa vị xã hội của ngƣời
đó, đặc biệt là các mặt hàng có tính thể hiện cao nhƣ quần áo, giày dép, xe cộ…

Những ngƣời thuộc cùng một tầng lớp xã hội có khuynh hƣớng hành động giống
nhau hơn so với những ngƣời thuộc hai tầng lớp xã hội khác nhau.Những ngƣời có
địa vị xã hội nhƣ thế nào thƣờng tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tƣơng ứng nhƣ thế.
Những ngƣời có địa vị cao trong xã hội chi tiêu nhiều hơn vào hàng hóa xa xỉ, cao
cấp nhƣ dùng đồ hiệu, chơi golf,…
- Nhóm tham khảo.
Nhóm tham khảo của một ngƣời là những nhóm có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến thái độ hay hành vi của ngƣời đó. Những nhóm này có thể là gia đình,
bạn bè,hàng xóm láng giềng, và đồng nghiệp, mà ngƣời đó có quan hệ giao tiếp
thƣờng xuyên. Các nhóm này gọi là nhóm sơ cấp, có tác động chính thức đến thái
độ hành vi ngƣời đó thông qua việc giao tiếp thân mật thƣờng xuyên. Ngoài ra còn
một số nhóm có ảnh hƣởng ít hƣởng hơn nhƣ công đoàn, tổ chức đoàn thể.
- Gia đình.
Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo có ảnh hƣởng lớn nhất đến
hành vi ngƣời tiêu dùng. Thứ nhất là gia đình định hƣớng gồm bố mẹ của ngƣời
đó.Tại gia đình này ngƣời đó sẽ đƣợc định hƣớng bởi các giá trị văn hóa, chính trị,
hệ tƣ tƣởng…Khi trƣởng thành và kết hôn, mức ảnh hƣởng của ngƣời vợ hoặc
ngƣời chồng trong việc quyết định loại hàng hóa sẽ mua là rất quan trọng.
* Nhóm các yếu tố cá nhân
- Giới tính (sex):

24


×