Tải bản đầy đủ (.pdf) (296 trang)

Xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (LA TIẾN SĨ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 296 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO

Trờng đại học kinh tế quốc dân

nguyễn thị thanh hơng

XếP HạNG TíN DụNG NộI Bộ
THEO PHÂN KHúC THị TRƯờNG TạI NGÂN HàNG
NÔNG NGHIệP Và PHáT TRIểN NÔNG THÔN VIệT NAM
Chuyên ngành : TàI CHíNH - NGÂN HàNG

Mã số

: 62340201

Ngời hớng dẫn khoa học:
1. GS.TS NGUYễN VĂN NAM
2. TS. LÊ THANH TÂM

Hà Nội 2016
Vit thuờ lun vn thc s, lun ỏn tin s
Mail :
Phone: 0972.162.399


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, tư
liệu được sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Toàn bộ nội dung
chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu tương tự nào.


Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2016
Tác giả Luận án

Nguyễn Thị Thanh Hương

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau tròn 04 năm nỗ lực, tâm huyết, tác giả đã hoàn thành công trình nghiên
cứu của mình. Để có được thành quả lớn lao ngày hôm nay, tôi đã nhận được sự
động viên, khích lệ, sự hỗ trợ trong công tác nghiên cứu, trong công việc, tạo điều
kiện về thời gian… của rất nhiều Thầy Cô, bạn bè đồng nghiệp và người thân.
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Giáo
sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam – Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, Tiến sĩ Lê Thanh Tâm – Trưởng Bộ môn Ngân hàng Thương mại, những Thầy,
Cô giáo hướng dẫn đã luôn nhiệt tình, gần gũi động viên và chỉ dẫn cho em trên
từng bước đường khó khăn vừa qua.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phó giáo sư, Tiến sĩ Ngô Văn Thứ Nguyên Trưởng khoa Toán Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình chỉ dẫn
cho em phần mô hình toán. Em xin cảm ơn các Thầy Cô trong Hội đồng bảo vệ cơ
sở, các Thầy Cô phản biện, các Thầy Cô Viện Tài chính – Ngân Hàng, Bộ môn
Ngân hàng Thương mại trong những buổi sinh hoạt bộ môn đã có những nhận xét
đánh giá, sâu sắc những cũng rất trân thành để em hoàn thiện được Luận án này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ của Viện Sau đại học Trường
Kinh tế Quốc dân đã luôn tận tình, tạo điều kiện thuận lợi cho những nghiên cứu
sinh và cá nhân tôi hoàn thành đề tài đúng thời hạn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp

tại Trường Đào tạo cán bộ Agribank và các đồng nghiệp trên toàn hệ thống
Agribank đã tạo điều kiện, hỗ trợ giúp đỡ tôi trong công việc, trong điều tra khảo
sát, cung cấp số liệu để hoàn thành Luận án.
Một tấm lòng biết ơn vô bờ tôi muốn gửi tới Ba, Mẹ, Chồng, các Con Trai
và người thân trong gia đình đã luôn bên tôi, tạo động lực và tạo mọi điều kiện tốt
nhất để tôi có được thành công hôm nay.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hương

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ..........................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. xi
DANH MỤC MÔ HÌNH ............................................................................................ xi
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3

4. Phương pháp, câu hỏi và mô hình nghiên cứu ........................................................ 4
4.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
4.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 4
4.3. Mô hình nghiên cứu..................................................................................... 5
5. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................... 5
5.1. Phương diện lý thuyết.................................................................................. 6
5.2. Phương diện thực tiễn.................................................................................. 6
6. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 8
1.1. Một số mô hình xếp hạng tín dụng ..................................................................... 8
1.1.1. Mô hình chấm điểm .................................................................................. 8
1.1.2. Mô hình điểm số của Altman ................................................................. 10
1.1.3. Mô hình Logistic .................................................................................... 11
1.1.4. Mô hình điểm số tín dụng cá nhân của FICO ........................................ 12
1.1.5. Mô hình điểm số tín dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ
tại Việt Nam (2006) ........................................................................................... 12
1.1.6. Mô hình chấm điểm XHTD cá nhân của Ernst & Young (E&Y) ............. 13
1.2. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến XHTDNB .................................... 15
1.2.1. Luận án Tiến sĩ “Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng
NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. ................................................... 15

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


iv
1.2.2. Luận án Tiến sĩ “Các biện pháp của NHTM nhằm hạn chế rủi ro
trong cho vay đối với các doanh nghiệp”. ........................................................ 15
1.2.3. Luận án Tiến sĩ “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi

ro tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam”. .................................................... 16
1.2.4. Luận án Tiến Sĩ "Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm trong
phân tích tín dụng của các NHTM Việt Nam" ................................................. 16
1.2.5. Luận án Tiến sĩ “Xây dựng mô hình XHTD đối với các doanh
nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế chuyển đổi”. ............................................. 16
1.3. Một số bài báo, bài nghiên cứu chuyên đề liên quan đến XHTD ...................... 17
1.4. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................... 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 19
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ XẾP HẠNG TÍN
DỤNG NỘI BỘ THEO PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM..................................................................................... 20
2.1. Phân khúc thị trường của ngân hàng thương mại ............................................. 20
2.1.1. Thị trường của NHTM ........................................................................... 20
2.1.2. Phân khúc thị trường của NHTM ........................................................... 21
2.1.3. Cơ sở phân khúc thị trường .................................................................... 24
2.1.4. Thực tiễn phân khúc các vùng kinh tế Việt Nam ................................... 27
2.2. XHTDNB tại các ngân hàng thương mại ......................................................... 30
2.2.1. Khái niệm XHTDNB.............................................................................. 30
2.2.2. Phương pháp XHTDNB ......................................................................... 32
2.2.3. Vai trò của quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các NHTM ................. 37
2.2.4. Vai trò của XHTDNB trong quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM. ........... 38
2.3. XHTDNB theo phân khúc thị trường của NHTM ................................................... 39
2.3.3. Vai trò của việc XHTDNB theo phân khúc thị trường đối với NHTM ................ 40
2.4. Thực trạng công tác XHTDNB theo phân khúc thị trường tại các NHTM
Việt Nam, bài học kinh nghiệm ................................................................................ 42
2.4.1. Sự hình thành và quá trình phát triển XHTDNB theo phân khúc thị
trường tại các NHTM Việt Nam....................................................................... 42
2.4.2. Thực trạng công tác XHTDNB theo phân khúc thị trường tại một số
NHTM Việt Nam.............................................................................................. 45
2.4.3. Đánh giá thực trạng công tác xếp hạng tín dụng theo phân khúc thị

trường tại một số NHTM Việt Nam ................................................................. 55

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


v
2.4.4. Bài học kinh nghiệm đối với Agribank .................................................. 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 58
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ THEO PHÂN
KHÚC THỊ TRƯỜNG TẠI AGRIBANK ................................................................ 59
3.1. Tổng quan về Agribank ...................................................................................... 59
3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Agribank .............................................. 59
3.1.2. Khái quát chung về hoạt động của Agribank ......................................... 61
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank ........................... 64
3.2. Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại
Agribank. ................................................................................................................... 67
3.2.1. Thực trạng phân khúc thị trường tín dụng tại Agribank .......................... 68
3.2.2 Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị
trường tại Agribank .......................................................................................... 70
3.2.3. Một số trường hợp chấm điểm khách hàng vay vốn tại Agribank ......... 84
3.3. Đánh giá thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị
trường tại Agribank ................................................................................................... 86
3.3.1. Kết quả đạt được: ................................................................................... 86
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................ 87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 89
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ........... 91
4.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu.......................................................................... 91
4.1.1. Nghiên cứu định tính .............................................................................. 91

4.1.2. Nghiên cứu định lượng về mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới khả
năng trả nợ của khách hàng cá nhân ................................................................. 93
4.2. Kết quả phân tích dữ liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
của khách hàng cá nhân............................................................................................. 97
4.2.1 Thống kê đặc điểm nhóm đối tượng khảo sát ......................................... 97
4.2.2 Thống kê mô tả các chỉ tiêu thuộc nhóm Quan hệ với ngân hàng .............. 102
4.2.3. Kết quả phân tích các chỉ tiêu Thông tin về thân nhân tới các chỉ
tiêu Quan hệ với ngân hàng ............................................................................ 103
4.2.4. Kết quả phân tích ảnh hưởng của yếu tố Quan hệ ngân hàng tới khả
năng trả nợ của khách hàng ............................................................................ 105
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................ 106

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


vi
CHƯƠNG 5: MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ THEO PHÂN
KHÚC THỊ TRƯỜNG TẠI AGRIBANK, KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ KHUYẾN
NGHỊ ....................................................................................................................... 107
5.1. Đề xuất mô hình theo phân khúc thị trường tại Agribank ............................... 107
5.1.1. Cơ sở lý thuyết về phân khúc khách hàng có quan hệ tín dụng tại
Agribank ......................................................................................................... 107
5.1.2. Đề xuất mô hình ................................................................................... 108
5.2. Kết quả xử lý mô hình logistic về xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc
thị trường ................................................................................................................. 109
5.2.1. Phân tích hệ thống chỉ tiêu theo từng phân khúc. ................................ 109
5.2.2. Kết quả phân khúc hệ thống chỉ tiêu .................................................... 129
5.2.3. Kết hợp mô hình logistic tính điểm cho khách hàng ............................ 133

5.3. Thảo luận kết quả mô hình ............................................................................... 137
5.3.1. Kết quả đã đạt được .............................................................................. 137
5.3.2. Hạn chế ................................................................................................. 137
5.4. Một số đề xuất kiến nghị .................................................................................. 138
5.4.1. Đề xuất một số nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu ....................... 138
5.4.2. Kiến nghị nhóm giải pháp vĩ mô .......................................................... 138
5.4.3. Nhóm giải pháp vi mô đối với Agribank ............................................. 141
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5........................................................................................ 142
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 143

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


vii
DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt
Agribank

Nguyên văn tiếng Việt
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam
ACB
Ngân hàng Thương mại cổ phần
Á Châu.
BIDV
Ngân hàng Thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CFO

Dòng tiền từ hoạt động kinh
doanh
EBITDA
Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và
khấu hao
EBITDAR EBITDA + chi phí thuê ngoài

Nguyên văn tiếng Anh
Vietnam Bank for Agriculture and
Rural Development
Asia Commercial Bank
Bank
for
Investment
Development of Vietnam
Operating Cash Flow

and

Earnings Before Interest, Taxes,
Depreciation and Amortization
Earnings Before Interest, Taxes,
Depreciation and Amortization
and Rent
FCF
Dòng tiền tự do
Free Cash Flow
FFO
Dòng tiền trước thay đổi vốn lưu Funds From Operations
động

Agribank
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Vietnam Bank for Agriculture and
triển Nông thôn Việt Nam
Rural Development
NHNN
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
The State Bank of Vietnam
NHTM
Ngân hàng thương mại
Commercial Bank
NSNN
Ngân sách nhà nước
State Budget
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
Limited
TMCP
Thương mại cổ phần
Joint Stock Commercial
TSĐB
Tài sản đảm bảo
Collateral
VCB
Ngân hàng Thương mại cổ phần Joint Stock Comecial Bank for
Ngoại thương Việt Nam
Foreign Trade of Vietnam
VIB
Ngân hàng Thương mại cổ phần Vietnam International Commercial
Quốc tế Việt Nam
Joint Stock Bank

Vietinbank Ngân hàng Thương mại cổ phần Vietnam Bank for Industry and
Công thương Việt Nam
Trade
XHTD
Xếp hạng tín dụng
Credit Rating
XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Một số tiêu chí phân khúc thị trường ..................................................... 24
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:

Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo 7 vùng ..................... 29
Tỷ trọng trong tổng điểm của một số NHTM Việt Nam ....................... 49
Kết quả chấm điểm tài sản đảm bảo tại các NHTM Việt Nam ............. 49
Tổng hợp đánh giá kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng cá
nhân tại các NHTM Việt Nam ............................................................... 50

Bảng 2.6: Tỷ trọng điểm đối với các nhóm chỉ tiêu chấm điểm đối với khách
hàng hộ tại 02 ngân hàng: ACB và Agribank. ....................................... 51
Bảng 2.7: Số ngành được phân chia trong hệ thống XHTDNB của một số

NHTM Việt Nam ................................................................................... 54
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank và một số NHTM
Việt Nam từ 2012 đến 31/12/2014....................................................... 64
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu xác định qui mô doanh nghiệp của hệ thống XHTDNB
Agribank ................................................................................................ 75
Bảng 3.4 : Bảng chấm điểm Phi tài chính trường hợp khách hàng ......................... 77
Bảng 3.5: Trọng số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đối với khách hàng
doanh nghiệp của Agribank ................................................................... 77
Bảng 3.6: Bảng đánh giá xếp loại khách hàng doanh nghiệp của Agribank .......... 78
Bảng 3.7: Bảng đánh giá xếp loại khách hàng cá nhân của Agribank ................... 78
Bảng 3.8: Kết quả chấm điểm Tài sản đảm bảo ..................................................... 79
Bảng 3.9. Bảng tổng hợp xếp hạng rủi ro trong hệ thống XHTDNB cá nhân
của Agribank .......................................................................................... 79
Bảng 3.10: Bảng trọng số của các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính trong hệ
thống XHTD định chế tài chính của Agribank ...................................... 82
Bảng 3.11: Bảng đánh giá xếp hạng định chế tài chính của Agribank ..................... 82
Bảng 3.12: Kết quả xếp loại quan hệ ngân hàng của hệ thống XHTD Định chế
Tài chính của Agrinbank........................................................................ 83
Bảng 3.13: Bảng tổng hợp kết quả xếp loại định chế tài chính và xếp loại quan
hệ ngân hàng của hệ thống XHTD định chế tài chính của Agribank .... 83
Bảng 4.1: Kết quả phỏng vấn sơ bộ........................................................................ 92
Bảng 4.2.: Mô tả các biến trong mô hình ................................................................ 94
Bảng 4.2: Tổng hợp mô hình ảnh hưởng tới quan hệ ngân hàng ......................... 104

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


ix

Bảng 4.3: Tổng hợp mô hình ảnh hưởng của mối quan hệ với ngân hàng và khả
năng trả nợ của khách hàng ................................................................. 105
Bảng 5.1: So sánh tác động của giới tính tới các chỉ tiêu quan hệ ngân hàng
theo từng vùng ..................................................................................... 109
Bảng 5.2: So sánh tác động của độ tuổi tới các chỉ tiêu quan hệ ngân hàng
theo từng vùng ..................................................................................... 111
Bảng 5.3: So sánh tác động của nơi sinh sống tới các chỉ tiêu quan hệ ngân
hàng theo từng vùng............................................................................. 112
Bảng 5.4: So sánh tác động của loại hình sản xuất tới các chỉ tiêu quan hệ
ngân hàng theo từng vùng .................................................................... 113
Bảng 5.5: So sánh tác động của mục đích vay vốn tới các chỉ tiêu quan hệ
ngân hàng theo từng vùng .................................................................... 113
Bảng 5.6: So sánh tác động của trình độ chuyên môn, kỹ thuật tới các chỉ tiêu
quan hệ ngân hàng theo từng vùng ...................................................... 115
Bảng 5.7: So sánh tác động của số năm đi học tới các chỉ tiêu quan hệ ngân
hàng theo từng vùng............................................................................. 116
Bảng 5.8: So sánh tác động của yếu tố chủ hộ tới các chỉ tiêu quan hệ ngân
hàng theo từng vùng............................................................................. 117
Bảng 5.9: So sánh tác động của tình trạng chỗ ở tới các chỉ tiêu quan hệ ngân
hàng theo từng vùng............................................................................. 117
Bảng 5.10: So sánh tác động của loại hình nhà ở tới các chỉ tiêu quan hệ ngân
hàng theo từng vùng............................................................................. 118
Bảng 5.11: So sánh tác động của số người ăn theo tới các chỉ tiêu quan hệ ngân
hàng theo từng vùng............................................................................. 119
Bảng 5.12: So sánh tác động của số lao động có thu nhập trong hộ tới các chỉ
tiêu quan hệ ngân hàng theo từng vùng ............................................... 119
Bảng 5.13: So sánh tác động của số người trong độ tuổi đi học tới các chỉ tiêu
quan hệ ngân hàng theo từng vùng ...................................................... 120
Bảng 5.14: So sánh tác động của số năm làm việc chính hiện tại tới các chỉ tiêu
quan hệ ngân hàng theo từng vùng ...................................................... 121

Bảng 5.15: So sánh tác động của nghề nghiệp tới các chỉ tiêu quan hệ ngân
hàng theo từng vùng............................................................................. 122
Bảng 5.16: So sánh tác động của sơ sở chọn nghề tới các chỉ tiêu quan hệ ngân
hàng theo từng vùng............................................................................. 123

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


x
Bảng 5.17: So sánh tác động của vị trí công tác tới các chỉ tiêu quan hệ ngân
hàng theo từng vùng............................................................................. 124
Bảng 5.18: So sánh tác động của tham gia bảo hiểm tới các chỉ tiêu quan hệ
ngân hàng theo từng vùng .................................................................... 125
Bảng 5.19: So sánh tác động của mức đóng bảo hiểm tới các chỉ tiêu quan hệ
ngân hàng theo từng vùng .................................................................... 126
Bảng 5.20: So sánh tác động của thu nhập cá nhân tới các chỉ tiêu quan hệ ngân
hàng theo từng vùng............................................................................. 126
Bảng 5.21: So sánh tác động của thu nhập gia đình tới các chỉ tiêu quan hệ ngân
hàng theo từng vùng............................................................................. 127
Bảng 5.23: So sánh tác động của yếu tố tiết kiệm tới các chỉ tiêu quan hệ ngân
hàng theo từng vùng............................................................................. 129
Bảng 5.24: Ảnh hưởng của các mối quan hệ với ngân hàng tới khả năng trả nợ
của khách hàng cá nhân Vùng 1 .......................................................... 130
Bảng 5.25: Ảnh hưởng của các mối quan hệ với ngân hàng tới khả năng trả nợ
của khách hàng cá nhân Vùng 2 .......................................................... 130
Bảng 5.26 :Ảnh hưởng của các mối quan hệ với ngân hàng tới khả năng trả nợ
của khách hàng cá nhân Vùng 3 .......................................................... 131
Bảng 5.27: Ảnh hưởng của các mối quan hệ với ngân hàng tới khả năng trả nợ

của khách hàng cá nhân Vùng 4 .......................................................... 131
Bảng 5.28: Ảnh hưởng của các mối quan hệ với ngân hàng tới khả năng trả nợ
của khách hàng cá nhân Vùng 5 .......................................................... 132
Bảng 5.29: Ảnh hưởng của các mối quan hệ với ngân hàng tới khả năng trả nợ
của khách hàng cá nhân Vùng 6 .......................................................... 132
Bảng 5.30: Ảnh hưởng của các mối quan hệ với ngân hàng tới khả năng trả nợ
của khách hàng cá nhân Vùng 7 .......................................................... 133
Bảng 5.31 : Bảng nhập mã thông tin khách hàng – Mã biến độc lập ..................... 134
Bảng 5.32: Bảng Xếp hạng khách hàng cá nhân : .................................................. 136

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số lượng sinh viên phân bố tại 07 vùng trong 03 năm 2011-2013 ...... 28
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt nam từ 31/ 12/ 2004 – 31/12/2014 43
Biểu đồ 3.1:

Quy mô tài sản, nguồn vốn, dư nợ của Agribank từ năm 2010 -31/7/2015 ........... 61

Biểu đồ 3.2: Thị phần huy động vốn của một số NHTM Việt Nam đến 31/12/2014 ... 65
Biểu đồ 3.3: Thị phần tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam đến 31/12/ 2014 ... 65
Biểu đồ 3.5: Nợ xấu thuộc khách hàng cá nhân khu vực Đồng bằng sông Hồng từ
năm 2010 đến 2014 .............................................................................. 72

DANH MỤC MÔ HÌNH
Mô hình 1.1: Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 5

Mô hình 1.2: Mô hình XHTDNB theo phân khúc thị trường tại các NHTM Việt Nam ... 46
Mô hình 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Agribank ................. 60
Mô hình 3.2: Sơ đồ tổng thể qui trình chấm điểm XHTDNB trong hệ thống Agribank ...... 74
Mô hình 4.1. Tác động của các nhân tố đến khả năng trả nợ của khách hàng.......... 96

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để giảm thiểu rủi ro tín dụng, thực hiện Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an
toàn vốn, XHTDNB đã và đang trở thành công cụ quản lý rủi ro trong hoạt động
cho vay và kiểm soát rủi ro tín dụng rất hiệu quả của các NHTM nói chung và của
Agribank nói riêng. Thông qua xếp hạng khách hàng, ngân hàng có thể đánh giá
năng lực kinh doanh của khách hàng đó đang ở mức nào. Kết quả đánh giá, xếp
hạng là căn cứ quan trọng để ngân hàng ra quyết định cho vay chính xác, hiệu quả.
Theo quyết định số 214/QĐ-NHNN ngày 30/01/2011 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank được chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
Tháng 11/2011, Agribank được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 8.445,47 tỷ đồng,
nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2014,
tổng tài sản của Agribank đạt 762.869 tỷ đồng; tổng nguồn vốn: 690.191 tỷ đồng;
tổng dư nợ: trên 605.324 tỷ đồng. Ngoài qui mô về vốn, Agribank còn là ngân hàng
có quy mô về số lượng nhân viên, tổng tài sản, tổng dư nợ cũng như mạng lưới hoạt
động rộng lớn hàng đầu trong hệ thống các NHTM Việt Nam. [54]
Với vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt hoạt động

trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank vẫn duy trì hoạt động
kinh doanh theo hướng một ngân hàng truyền thống, hoạt động tín dụng là hoạt
động cơ bản của Agribank: Dư nợ tín dụng chiếm xấp xỉ 79% tổng tài sản; thu nhập
từ hoạt động tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng thu nhập. Do đó, rủi ro trong kinh
doanh của Agribank có xu hướng tập trung vào hoạt động tín dụng. Trong 03 năm
từ 2012 đến nay, tăng trưởng dư nợ thấp và tỷ lệ nợ xấu tăng cao là nguyên nhân
chính ảnh hưởng trực tiếp đến việc sụt giảm lợi nhuận của Agribank.[54]
Theo Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011, Agribank đã
đưa vào sử dụng, vận hành hệ thống XHTDNB do Công ty Enrst&Young tư vấn
xây dựng từ năm 2007. Trong thời gian qua, hoạt động XHTDNB đã có nhiều đóng
góp tích cực cho việc hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Agribank. Tuy
nhiên, việc xây dựng và áp dụng XHTDNB hiện nay của Agribank còn tồn tại nhiều
bất cập về nội dung, đối tượng khách hàng, bộ tiêu chí chấm điểm… Do đó, việc áp
dụng hệ thống XHTDNB hiện nay chưa thực sự là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho ngân

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


2

hàng trong công tác đánh giá thực lực, tiềm năng cũng như rủi ro tiềm ẩn của khách
hàng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Agribank và tác động
không nhỏ đến hoạt động của các NHTM tại Việt Nam.
Từ thực tiễn vận hành và nghiên cứu, phân tích hệ thống XHTDNB của
Agribank, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc
thị trường tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” để
nghiên cứu nhằm khắc phục những hạn chế trên cả về lý luận và thực tiễn.


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Xây dựng mô hình XHTDNB theo phân khúc thị trường
- Mục tiêu cụ thể:
+ Phân tích đánh giá tác động của các nhân tố từ phía khách hàng; phân tích
về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố từ phía khách hàng theo từng vùng, miền;
+ Đánh giá thực trạng XHTDNB tại Agribank để xây dựng mô hình XHTDNB
theo phân khúc thị trường.
+ Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống XHTDNB theo phân
khúc thị trường tại Agribank.

3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu về công tác XHTDNB theo phân khúc thị trường
- Luận án tập trung xây dựng hệ thống XHTDNB theo phân khúc thị trường đối
với khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng tại Agribank, bởi một số lý do sau:
Thứ nhất, khách hàng mục tiêu và cũng là khách hàng chiếm số lượng đông
nhất của Agribank thuộc đối tượng khách hàng cá nhân. Theo số liệu đến
31/12/2014, số lượng khách hàng còn dư nợ của Agribank là 4 triệu, trong đó,
khách hàng cá nhân tại Agribank xấp xỉ 3,4 triệu chiếm xấp xỉ 85%; dư nợ của đối
tượng khách hàng cá nhân đạt 370 ngàn tỷ đồng/690 ngàn tỷ đồng tổng dư nợ của
Agribank chiếm 53,6%. [1]
Thứ hai, Agribank có chủ trương “tiếp tục tăng trưởng và nâng cao chất
lượng tín dụng hộ sản xuất và cá nhân” được nêu tại văn bản số 736/NHNo-HSX
ngày 03/02/2015 của Tổng Giám đốc Agribank.
Thứ ba, việc chấm điểm XHTDNB đối với khách hàng là cá nhân ở Việt
Nam hiện nay còn rất nhiều hạn chế. Vì: (1) Hệ thống thông tin về đối tượng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399



3

khách hàng cá nhân ở Việt Nam còn thiếu; (2) Nhiều tiêu chí sử dụng để chấm điểm
mang tính định tính. Do đó, việc chấm điểm XHTDNB đối với đối tượng khách
hàng này phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của người chấm điểm. Đây là những
nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kết quả đánh giá, xếp hạng khách hàng và ra
quyết định cho vay của ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu sẽ làm tiền đề tiến đến nghiên cứu và áp dụng đối với tất
cả các đối tượng khách hàng còn lại trong hệ thống Agribank trong thời gian tới.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1.Về không gian
Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, tác giả đi sâu vào nghiên cứu lý
thuyết phân khúc thị trường; thực tiễn việc XHTDNB đối với các đối tượng khách
hàng doanh nghiệp, khách hàng hộ sản xuất, khách hàng định chế tài chính… của
Agribank và một số NHTM lớn tại Việt Nam, tác giả phân tích, đánh giá và rút ra kinh
nghiệm, tồn tại, hạn chế của công tác XHTDNB theo phân khúc thị trường tại các
NHTM Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất mô hình XHTDNB theo phân khúc
thị trường đối với khách hàng cá nhân của Agribank trên lãnh thổ Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là nghiên cứu giải pháp XHTDNB theo phân
khúc khách hàng cá nhân của Agribank trên lãnh thổ Việt Nam. Kết quả của luận án
sẽ là tiền đề để tiếp tục nghiên cứu hoạt động XHTDNB theo phân khúc thị trường
đối với các đối tượng khách hàng còn lại của ngân hàng.

3.2.2. Về thời gian
- Số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu về tín dụng, các khoản nợ xấu, các báo
cáo về hoạt động tín dụng và những số liệu liên quan đến khách hàng tại hệ thống
Agribank và các NHTM Việt Nam; các số liệu về mức sống, mức thu nhập… qua

các trang mạng, thông qua số liệu của Tổng cục thống kê trong 5 năm từ năm 2010
đến 30/6/2015.
- Số liệu sơ cấp: Thông qua bảng hỏi gửi tới các khách hàng cá nhân của
Agribank tại 48/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam để xác định các thông tin cần điều tra
phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Việc khảo sát được thực hiện từ tháng 11/2014 đến
tháng 4/2015. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ các khách hàng cá nhân của
Agribank với quy mô mẫu là 1123 số phiếu có giá trị/1470 phiếu phát ra.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


4

4. Phương pháp, câu hỏi và mô hình nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Đây là một đề tài khoa học mang tính ứng dụng thực tiễn, nên luận án được
thực hiện trên cơ sở kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy
vật biện chứng và lịch sử để phân tích, rút ra các nhận định, đánh giá và đúc kết các
phương pháp XHTDNB.
Nguồn dữ liệu: (1) Dữ liệu thứ cấp: được khai thác thông qua các báo cáo hoạt
động kinh doanh của các NHTM Việt Nam và của Agribank; (2) Dữ liệu sơ cấp:
được tác giả khai thác trực tiếp các khách hàng của Agribank thông qua bảng hỏi;
phỏng vấn sâu đối với một số cán bộ tín dụng, cán bộ lãnh đạo của một số chi
nhánh trong hệ thống Agribank.

4.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên
gia nhằm làm sáng tỏ và biện chứng những nhận định, đánh giá, đặc biệt rút ra

những điểm mạnh, điểm yếu trong việc thực hiện công tác xếp hạng doanh nghiệp
tại các NHTM nhà nước hiện nay.
- Phương pháp phán đoán logic nhằm xác định cơ hội thách thức của hệ thống
NHTM nhà nước nói chung và Agribank nói riêng, trong công tác XHTDNB.

4.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để kiểm định, đo lường vai trò các đặc
trưng kinh tế - xã hội của khách hàng, nhằm nhận biết khả năng phân khúc khách
hàng theo các tiêu chí khác nhau.
- Sử dụng mô hình kinh tế lượng dưới dạng hàm hồi qui nhị phân Binary
Logistic ước lượng tác động của các nhân tố đến các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh khả
năng trả nợ của khách hàng, từ đó, đưa ra phương pháp phân khúc khách hàng.
- Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu liên quan đến khả năng trả nợ của
khách hàng; đề xuất mô hình XHTDNB theo từng khúc thị trường.

4.2. Câu hỏi nghiên cứu

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


5

(1) Có thể phân khúc khách hàng theo những tiêu thức nào? Mối liên hệ giữa
việc phân khúc khách hàng với việc hình thành hệ thống chỉ tiêu XHTDNB của
Agribank? Mức độ tác động?
(2) Làm thế nào để xây dựng được một hệ thống XHTDNB phù hợp với sự
phân khúc khách hàng? Cách thức tính điểm cho từng chỉ tiêu để đánh giá chính xác
năng lực của khách hàng?


4.3. Mô hình nghiên cứu
Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dưới đây:
Các nhân tố thuộc nhóm Thông tin thân nhân của KH
(Biến độc lập)
Tác động theo từng phân
đoạn thị trường

Các chỉ tiêu thuộc nhóm Quan hệ của KH với NH
(Biến phụ thuộc)
Các chỉ tiêu thuộc nhóm Quan hệ của KH với NH (đã có tác động ảnh
hưởng của các nhân tố thuộc Thông tin thân nhân của KH)
(Biến độc lập)
Tác động theo từng phân
đoạn thị trường

Khả năng trả nợ của KH
(Biến phụ thuộc)
Mô hình 1.1: Mô hình nghiên cứu

5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã đi sâu nghiên cứu các chỉ tiêu trong hệ thống XHTDNB theo sự
phân khúc thị trường;

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


6


- Khảo sát các chỉ tiêu theo vùng, miền, kết hợp phân tích định lượng và
phân tích định tính để đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các chỉ tiêu trong
hệ thống XHTDNB lên khả năng trả nợ của khách hàng;
- Tìm sự khác biệt về mức độ tác động giữa các vùng miền.
- Xây dựng mô hình XHTDNB riêng cho từng khu vực cụ thể.
Kết quả của nghiên cứu được thể hiện rõ qua những đóng góp về phương
diện lý thuyết và thực tiễn sau đây:

5.1. Phương diện lý thuyết
Thứ nhất, hệ thống hóa được những vấn đề lý luận chung về XHTDNB, hệ
thống hóa các tiêu chí, các nhân tố có tác động đến kết quả XHTDNB. Qua đó, kết
quả của nghiên cứu đóng góp vào việc hoàn thiện khung lý thuyết về XHTDNB
theo phân khúc thị trường cho các NHTM Việt Nam.
Thứ hai, tiến hành đánh giá định tính kết hợp với định lượng hệ thống các
tiêu chí trong đánh giá XHTDNB theo phân khúc thị trường ở Việt Nam.
Thứ ba, nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu các chỉ tiêu, nhân tố
tác động đến kết quả XHTDNB. Vì vậy, những khiếm khuyết cũng như các kết quả
nghiên cứu của luận án sẽ là tiền đề để các nhà nghiên cứu sau này tiếp tục bổ sung
và hoàn thiện công tác XHTDNB tại các NHTM Việt Nam.

5.2. Phương diện thực tiễn
Một là, kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng ngay vào công tác XHTDNB tại
Agribank, một NHTM Nhà nước có số lượng khách hàng lớn nhất Việt Nam.
Hai là, kết quả nghiên cứu giúp các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong
ngành ngân hàng tại Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng tiếp cận một
phương pháp mới trong đo lường và đánh giá các tiêu chí của hệ thống XHTDNB.
Ba là, công trình sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến
XHTDNB tại các NHTM về phương pháp luận cũng như kiểm định, đo lường kết
quả nghiên cứu.


6. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần: Lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục… theo qui định, Luận án
được kết cấu gồm phần mở đầu và 05 chương:

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


7

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về XHTDNB theo phân khúc thị
trường của NHTM tại Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng XHTDNB theo phân khúc thị trường tại Agribank.
Chương 4: Quy trình nghiên cứu khảo sát và xử lý số liệu.
Chương 5: Mô hình XHTDNB theo phân khúc thị trường tại Agribank; Kết
quả và một số kiến nghị.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu

chuyên sâu về XHTD dành cho các quốc gia, các tổ chức…; XHTDNB đối với các
TCTD nói chung và hệ thống NHTM nói riêng. Kết quả của các công trình nghiên
cứu đã được ứng dụng tương đối rộng rãi trên thế giới và tại Việt Nam. Nhiều mô
hình XHTDNB từ đơn giản đến phức tạp, từ mô hình nặng về các chỉ tiêu định tính
đến mô hình nặng về các chỉ tiêu định lượng, mỗi một mô hình đều có những ưu thế
và những hạn chế nhất định. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả xin giới
thiệu tổng quan những mô hình điển hình, những công trình nghiên cứu chuyên sâu
và các bài báo, các nghiên cứu chuyên đề về XHTD. Qua đó, tìm ra khoảng trống
cần nghiên cứu cho luận án..

1.1. Một số mô hình xếp hạng tín dụng
1.1.1. Mô hình chấm điểm
Đây là mô hình XHTD đã có từ lâu nhằm đánh giá khách hàng vay vốn qua
các hoạt động phân tích của cán bộ tín dụng ở NHTM thông qua các chỉ tiêu tài
chính và phi tài chính. Mô hình này là một trong những mô hình hết sức đơn giản
và dễ thực hiện để XHTD. Được các công ty xếp hạng tín nhiệm (Credit Rating
Agency) trên thế giới sử dụng một cách phổ biến như: Moody’s; Standard and
Poor; Fitch.
- Các chỉ tiêu tài chính: Các chỉ tiêu tài chính mà các cán bộ tín dụng thường
được sử dụng để đánh giá khách hàng vay vốn của mình bao gồm:
+ Các tỷ số thanh khoản để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp như: Hệ số thanh khoản hiện thời (ngắn hạn); hệ số thanh khoản
nhanh; hệ số khả năng thanh toán tổng quát; hệ số khả năng trả lãi….
+ Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động để đo lường mức độ hiệu quả trong việc
sử dụng tài sản của doanh nghiệp chẳng hạn như: Vòng quay hàng tồn kho; vòng
quay khoản phải thu; kỳ thu tiền bình quân; vòng quay tổng tài sản.
+ Các tỷ số đòn bẩy tài chính để đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :

Phone: 0972.162.399


9

hoạt động của doanh nghiệp như: Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu; hệ số nợ so với
tổng tài sản; hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu; hệ số nợ dài hạn; phân tích hệ số khả
năng hoàn trả lãi vay; hệ số khả năng trả nợ.
+ Các chỉ tiêu khả năng sinh lời để đo lường khả năng của doanh nghiệp,
như: Hệ số thu nhập trên tổng tài sản; khả năng sinh lời so với doanh thu; ROE;
ROA…
- Các chỉ tiêu phi tài chính: Các chỉ tiêu phi tài chính được thu thập từ các
nguồn thông tin trong và ngoài DN bao gồm: Lĩnh vực hoạt động kinh doanh, uy tín
trong quan hệ với các TCTD, khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý
của nhà lãnh đạo DN, môi trường kinh doanh của DN, khả năng ứng phó của DN
trên thương trường… Thông thường việc phân tích các chỉ tiêu phi tài chính được
thông qua mô hình 6C gồm: Tư cách người vay (Character); năng lực của người vay
(Capacity); thu nhập của người vay (Cash); bảo đảm tiền vay (Collateral); các điều
kiện (Conditions); kiểm soát (Control). [4]
Có thể thấy rằng đây là một mô hình khá phổ biến đang được thực hiện tại
các NHTM Việt Nam, bởi lẽ mô hình này có nhiều lợi thế và khá phù hợp với các
NHTM trong điều kiện Việt Nam hiện nay, cụ thể là:
Thứ nhất, đây là mô hình tương đối đơn giản, tận dụng được kinh nghiệm và
kiến thức chuyên sâu của các cán bộ tín dụng, các chuyên gia tài chính – ngân hàng
để phân tích các chỉ tiêu tài chính. Việc phân tích dựa trên công nghệ giản đơn, hệ
thống lưu trữ thông tin ổn định, sử dụng hồ sơ sẵn có, sử dụng các yếu tố không
mang tính lượng hoá.
Thứ hai, vì đây là mô hình đơn giản, nên ngân hàng chỉ cần có tiềm lực công
nghệ trung bình với một đội ngũ cán bộ tín dụng tương đối tốt cùng với một hệ
thống thông tin quản lý cập nhật là có thể thực hiện được [4]

Thứ ba, có thể áp dụng cho các khoản vay riêng lẻ, chịu tác động của yếu tố
vùng, miền, phong tục tập quán…
Hạn chế của mô hình:
Thứ nhất, đây là mô hình tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này
là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


10

báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng (CBTD). Như vậy,
kết quả đánh giá thường mang tính chủ quan và phụ thuộc gần như hoàn toàn vào
khả năng đánh giá, phân tích và nhận định của CBTD.
Thứ hai, các NHTM sử dụng mô hình này sẽ chịu chi phí cao, tốn nhiều thời
gian để đánh giá và đòi hỏi phải có đội ngũ CBTD phải có tính chuyên nghiệp, có
thâm niên, kỹ năng, kiến thức chuyên môn cao.
Thứ ba, mô hình này rất khó khăn đo lường các yếu tố XHTD, vì vậy không
có tác dụng tư vấn đối với khách hàng cũng như đối với việc thẩm định hồ sơ
khoản vay.

1.1.2. Mô hình điểm số của Altman
Để khắc phục những hạn chế của mô hình chấm điểm và nâng cao tính khách
quan qua việc lượng hóa, hiện nay, một số ngân hàng tiếp cận phương pháp XHTD
qua phương pháp định lượng. Đây là một mô hình định lượng dựa trên việc mô
hình hoá các mối quan hệ giữa các biến qua đó phản ánh chất lượng tín dụng và các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng từ phía khách hàng.
Mô hình điểm số Z do Altman khởi tạo từ năm 1986 và thường được sử dụng

để xếp hạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp. Mô hình này dùng để đo xác suất
vỡ nợ của khách hàng thông qua các đặc điểm cơ bản của khách hàng. Đại lượng Z
là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro đối với người vay và phụ thuộc vào 05 chỉ
số tài chính của người vay (Xj ). Từ mô hình này tính được xác suất vỡ nợ của
người vay trên cơ sở số liệu trong quá khứ. Altman đã xây dựng mô hình cho điểm
như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5
Trong đó:
X1 = Tỷ số “Vốn lưu động ròng/Tổng tài sản”
X2 = Tỷ số “Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản”
X3 = Tỷ số “Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/Tổng tài sản”
X4 =Tỷ số “Thị giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”.
X5 = Tỷ số “ Doanh thu/Tổng tài sản”

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


11

Như vậy, với số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và
ngược lại. Đây là một căn cứ khách quan để qua đó xếp hạng các khách hàng theo
mức độ nguy cơ vỡ nợ. Điểm số Z là thước đo khá tổng hợp về xác xuất vỡ nợ của
khách hàng.[22]
So với mô hình chấm điểm, mô hình điểm số của Altman có một số ưu điểm
lớn như sau:
(1) Kết quả XHTD được dựa trên cơ sở định lượng. Đây là một mô hình có
độ tin cậy khá cao được thực hiện trên cơ sở định lượng khá cụ thể về các nhân tố
ảnh hưởng.

(2) Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản. Mô hình điểm số
Z đã sử dụng phương pháp phân tích khác biệt đa nhân tố để lượng hoá xác suất vỡ
nợ của người vay, đã khắc phục được các nhược điểm của mô hình định tính, do đó
góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại các NHTM.
(3) Mô hình XHTD thể hiện: tính nhất quán, khách quan, không phụ thuộc
vào ý kiến chủ quan của các cán bộ tín dụng.
Hạn chế của mô hình:
- Bên cạnh những mặt tích cực, mô hình điểm số của Altman cũng bộc lộ một
số nhược điểm như sau:
(1) Phụ thuộc nhiều vào cách phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và
không có rủi ro.
(2) Đòi hỏi hệ thống thông tin đầy đủ cập nhật của tất cả các khách hàng. Yêu
cầu này rất khó thực hiện đối với các NHTM Việt Nam hiện nay. Do hầu hết thông tin
được cung cấp từ phía khách hàng không rõ ràng, chính xác, chưa có một hệ thống
thông tin chuẩn mực, có hệ thống và đồng nhất của khách hàng ở Việt Nam.

1.1.3. Mô hình Logistic
Mô hình logistic là một mô hình toán học hồi quy sử dụng biến (Y) là biến
phụ thuộc và tất cả các biến còn lại là biến độc lập. Đây là một mô hình toán học
nên mô hình Logistic cũng có nhiều ưu điểm như mô hình Altman, ngoài ra mô
hình này cho phép ngân hàng tính toán được được khả năng vỡ nợ đối với từng
khoản cho vay.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


12


Hạn chế của mô hình
Do cũng là mô hình toán học nên mô hình này có một số hạn chế như mô
hình Altman, khi sử dụng mô hình này do các biến số tồn tại trong cùng một điều
kiện kinh tế xã hội luôn biến động nên có thể gặp hiện tượng đa cộng tuyến. Vì vậy,
để khắc phục những hạn chế này, thông thường người ta sử dụng mô hình hồi quy
Logistics theo thành phần chính.

1.1.4. Mô hình điểm số tín dụng cá nhân của FICO
Theo mô hình này, điểm số tín dụng (Credit Score) cá nhân là phương tiện
kiểm soát tín dụng được gán cho mỗi cá nhân tại một số nước phát triển, giúp cho tổ
chức tín dụng ước lượng mức rủi ro khi cho vay. Điểm càng thấp thì mức độ rủi ro
của người cho vay càng cao. Fair Asaac Corp đã xây dựng mô hình điểm số tín
dụng FICO thấp nhất là 300 điểm và cao nhất là 850 điểm áp dụng cho cá nhân dựa
vào tỷ trọng của 5 chỉ số.
Mô hình điểm số tín dụng FICO được áp dụng rộng rãi ở Mỹ do các thông tin
liên quan đến tình trạng tín dụng có thể được ngân hàng tra soát dễ dàng qua các
công ty dữ liệu tín dụng (Credit reporting Companies).
Hạn chế của mô hình
Mô hình điểm số tín dụng FICO khó có thể áp dụng được tại các NHTM Việt
Nam. Do các NHTM Việt Nam rất khó tiếp cận được các thông tin dữ liệu chính
xác của người vay, hệ thống dữ liệu của khách hàng vay thường bị che dấu hoặc
thiếu chính xác nếu được đăng tải trên các phương tiện thông tin.

1.1.5. Mô hình điểm số tín dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng
bán lẻ tại Việt Nam (2006)
Tác giả của mô hình điểm số tín dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán
lẻ tại Việt Nam là Stefanie Kleimeier và Đinh Thị Thanh Huyền. Các tác giả đã tiến
hành nghiên cứu chi tiết nguồn số liệu được tổng hợp từ các NHTM Việt Nam theo
22 biến số. Bao gồm: Độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian
công tác, tình trạng chỗ ở, giới tính, tình trạng hôn nhân, mục đích vay, số người

sống phụ thuộc, có sử dụng điện thoại nhà riêng, có sử dụng điện thoại di động, loại
tài sản thế chấp, giá trị tài ản thế chấp, thời gian vay, lịch sử giao dịch với ngân

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


13

hàng, số món vay, có tài khoản thanh toán hay không, có tài khoản tiết kiệm hay
không. Thông qua 22 biến số này, để xác định mức ảnh hưởng của các biến số đến
rủi ro tín dụng và qua đó thiết lập một mô hình điểm số tín dụng cá nhân áp dụng
cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.
Nghiên cứu của Stefanie Kleimeier và Đinh Thị Thanh Huyền về mô hình
điểm số tín dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam gồm 2
phần: Chấm điểm nhân thân và năng lực trả nợ; chấm điểm với ngân hàng. Căn cứ
vào tổng điểm đạt được xếp loại theo mức giảm dần từ Aaa đến D.
Hạn chế của mô hình:
Thứ nhất, công trình nghiên cứu này không đưa ra cách tính điểm cụ thể cho
từng chỉ tiêu.
Thứ hai, để vận dụng được mô hình này đòi hỏi các NHTM phải tự thiết lập
thang điểm cho từng chỉ tiêu phù hợp với thực trạng và hệ thống cơ sở dữ liệu cá
nhân của ngân hàng mình
Thứ ba, hệ thống 22 chỉ tiêu trên chịu sự ảnh hưởng, tác động rất lớn từ yếu tố
vùng miền. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả không đề cập đến tác động của
yếu tố vùng miền lên việc đánh giá, phân tích mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu
đến khả năng trả nợ. Do vậy, việc xác định điểm số và trọng số của các chỉ tiêu thực
sự chưa đảm bảo độ chính xác cao.


1.1.6. Mô hình chấm điểm XHTD cá nhân của Ernst & Young (E&Y)
Mô hình này gồm hai phần: Chấm điểm khả năng trả nợ (trọng số của tổng
điểm là 40%); Chấm điểm nhân thân (trọng số của tổng điểm là 60%).
Các chỉ tiêu chấm điểm cá nhân gồm:
(1) Khả năng trả nợ gồm 7 chỉ tiêu sau: Dư nợ /tài sản ròng; tình hình trả nợ;
tình hình chậm trả lãi; các dịch vụ sử dụng tại ngân hàng; đánh giá khả năng trả nợ;
thu nhập ròng; số tiền trả nợ theo kỳ hạn/nguồn trả nợ.
(2) Thông tin về thân nhân được đánh giá trên 10 chỉ tiêu sau: Công việc hiện
tại; thời gian làm công việc hiện tại; tình trạng chỗ ở; cơ cấu gia đình; số người
sống trực tiếp phụ thuộc vào người vay; rủi ro nghề nghiệp; bảo hiểm nhân mạng.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


×