Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Du lịch Việt Nam, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.08 KB, 41 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành du lịch đã có những thành công
bước đầu để chứng tỏ là một ngành kinh tế mũi nhọn. Hiện nay, trên thị trường du lịch
số lượng các doanh nghiệp lữ hành ngày càng tăng cao. Điều này làm cho tình hình
cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên khốc liệt. Kinh doanh lữ hành một mặt rất
nhạy cảm với mỗi biến động trong môi trường kinh doanh, mặt khác mang tính thị
trường toàn quốc, khu vực và toàn cầu hóa cao cho nên các doanh nghiệp kinh doanh
lữ hành dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu đều phải đối mặt với tính biến động cao và
phạm vi rộng của môi trường kinh doanh. Vì vậy để có thể tồn tại, đứng vững và phát
triển trên thị trường kinh doanh du lịch nói chung và lữ hành nói riêng, các doanh
nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành.
Đối với Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Du lịch Việt Nam, Hà
Nội cũng không thể tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường du lịch. Công ty
đã không ngừng cố gắng để có thể đứng vững được trên thị trường. Tuy nhiên, Công
ty vẫn gặp một số vấn đề: Hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty còn có nhiều khó
khăn, doanh thu còn chưa tương xứng với chi phí bỏ ra, hiệu quả sử dụng vốn và cơ sở
vật chất kỹ thuật của Công ty không được tốt làm cho hiệu quả kinh doanh lữ hành của
Công ty đạt kết quả chưa cao.
Qua những ý nghĩa lý luận và thực tiễn nói trên, em quyết định lựa chọn nghiên
cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần
Đầu tư Xây dựng và Phát triển Du lịch Việt Nam, Hà Nội”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Du
lịch Việt Nam, Hà Nội.
Để giải quyết được mục tiêu đặt ra, đề tài có 3 nhiệm vụ sau:
- Hệ thống một số cơ sở lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh lữ hành tại
doanh nghiệp lữ hành.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ
phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Du lịch Việt Nam, Hà Nội


- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Du lịch Việt Nam, Hà Nội
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Về nội dung: Nghiên cứu về các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh
doanh lữ hành của doanh nghiệp lữ hành
- Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng
và Phát triển Du lịch Việt Nam, Hà Nội
- Về thời gian:
+ Các dữ liệu và tài liệu sử dụng trong đề tài trong khoảng thời gian từ 2010 –
2011
+ Đề xuất giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Du lịch Việt Nam, Hà Nội cho năm
2012
4. Tình hình nghiên cứu đề tài
* Sách và giáo trình
Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận này, em được biết có một số tài liệu
là sách và giáo trình có liên quan đến đề tài. Tiêu biểu là:
1. Nguyễn Thị Nguyên Hồng, Hà Văn Sự (1995), Bài giảng kinh tế doanh
nghiệp dịch vụ du lịch, NXB Thống kê
2. Hoàng Anh (2005), Luật du lịch Việt Nam, NXB Đồng Nai
3. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2009), Giáo trình quản trị kinh
doanh lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
4. PGS.TS. Nguyễn Doãn Thị Liễu (chủ biên) (2011), Giáo trình quản trị tác
nghiệp doanh nghiệp du lịch, NXB Thống kê
* Các đề tài luận văn tốt nghiệp 2 năm 2010 – 2011 nghiên cứu cùng nội dung
Bên cạnh đó, các đề tài luận văn tốt nghiệp nghiên cứu cùng nội dung được
thực hiện trong phạm vi trường Đại học Thương mại trong những năm gần đây mà em
biết là:
1. Vũ Trang Hà (năm 2010), “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành
quốc tế tại Công ty TNHH MTV du lịch Công đoàn Việt Nam”

2. Dương Thị Hơn (năm 2010), “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại
Trung tâm lữ hành quốc tế Tracotour của Công ty cổ phần Du lịch Thương mại và
Đầu tư”
3. Đỗ Thị Giang (năm 2011), “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ
hành tại Công ty cổ phần Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam”
4. Nguyễn Thị Oanh (năm 2011), “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ
hành tại Công ty cổ phần Du lịch AST”
Các sách và giáo trình trên có nội dung đề cập đến các khái niệm, đặc điểm,
phân loại, chức năng vai trò của lữ hành, doanh nghiệp lữ hành, các nguồn lực của
doanh nghiệp lữ hành
Các đề tài luận văn nghiên cứu trên đã giải quyết được một số vấn đề mang tính
lý luận và thực tiễn về việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành và đã đạt được
những kết quả nhất định. Tuy nhiên những đề tài đó chỉ mới chỉ dừng lại ở việc tìm
hiểu khái niệm, đặc điểm, nội dung kinh doanh lữ hành; khái niệm và chức năng doanh
nghiệp lữ hành, một số đề cập đến phát triển kinh doanh lữ hành và nâng cao hiệu quả
kinh doanh lữ hành tại một số doanh nghiệp.
Đây là những tài liệu quan trọng để khóa luận tốt nghiệp có thể kế thừa và phát
triển. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nói trên chưa nghiên cứu chuyên sâu đến
việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và
Phát triển Du lịch Việt Nam, Hà Nội. Do đó, xét về cả thời gian và không gian, đề tài
em lựa chọn có tính mới và không bị trùng lặp với bất cứ một đề tài nào khác.
5. Kết cấu khóa luận
Nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh lữ hành của
doanh nghiệp lữ hành
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần Đầu tư
Xây dựng và Phát triển Du lịch Việt Nam, Hà Nội
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả kinh doanh
lữ hành tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Du lịch Việt Nam, Hà Nội
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ

KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH
1.1Kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp lữ hành
1.1.1 Lữ hành và doanh nghiệp lữ hành
1.1.1.1 Lữ hành
Có nhiều cách hiểu khác nhau về lữ hành. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,
xin được giới thiệu khái niệm sau: Lữ hành bao gồm tất cả những hoạt động di chuyển
của con người, cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. Theo cách
tiếp cận này thì hoạt động du lịch bao gồm yếu tố lữ hành nhưng không phải tất cả các
hoạt động lữ hành đều là du lịch. [4, Tr 46]
1.1.1.2 Doanh nghiệp lữ hành
a. Khái niệm
Ở Việt Nam, doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa: Là đơn vị có tư cách pháp
nhân, hạch toán độc lập, được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch,
ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho
khách du lịch.
Trong giai đoạn hiện nay, nhiều doanh nghiệp lữ hành có phạm vi hoạt động
rộng lớn mang tính toàn cầu và tham gia cung cấp hầu hết các lĩnh vực dịch vụ trong
hoạt động du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành đồng thời sở hữu các tập đoàn khách sạn,
các hãng hàng không, hãng tàu biển, ngân hàng phục vụ chủ yếu khách du lịch. Khi
đó, các doanh nghiệp lữ hành không chỉ là người bán, phân phối, người mua sản phẩm
của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch mà còn trở thành người sản xuất trực tiếp ra các
sản phẩm du lịch. Từ đó có thể định nghĩa doanh nghiệp lữ hành như sau:
Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận
thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch
cho khách du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động
trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch hoặc thực hiện các
hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu của khách du lịch
từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. [3, Tr 170]
b. Nội dung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành

- Kinh doanh lữ hành: Đây là nội dung kinh doanh cơ bản nhất của doanh
nghiệp lữ hành. Kinh doanh lữ hành là việc tổ chức sản xuất và bán các chương trình
du lịch nhằm mục đích sinh lời.
- Kinh doanh đại lý: Là hoạt động trung gian kết nối cung và cầu. Doanh nghiệp
lữ hành có thể nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
khác, hoặc doanh nghiệp lữ hành nhận làm trung gian bán vé, đặt dịch vụ cho khách
du lịch để hưởng hoa hồng.
- Kinh doanh dịch vụ du lịch khác: ngoài việc kinh doanh các chương trình du
lịch và các sản phẩm trung gian. Doanh nghiệp lữ hành còn kinh doanh dịch vụ du lịch
khác: tổ chức các hội nghị, hội thảo, kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, cho thuê xe
tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của doanh nghiệp.
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và nội dung kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp lữ
hành
1.1.2.1 Khái niệm kinh doanh lữ hành
Kinh doanh lữ hành được hiểu là doanh nghiệp đầu tư để thực hiện một, một số
hoặc tất cả các công việc trong quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực
sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đích hưởng hoa hồng hoặc lợi nhuận.
Kinh doanh lữ hành có thể là kinh doanh một hoặc nhiều hơn một, hoặc tất cả các
dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn hầu hết các nhu cầu thiết yếu, đặc trưng và các nhu cầu
khác của khách du lịch. [4, Tr 47]
Kinh doanh lữ hành gồm hai loại:
- Kinh doanh lữ hành quốc tế: Có chức năng xây dựng, quảng cáo, bán và tổ
chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch vào Việt Nam và người Việt
Nam ra nước ngoài du lịch.
- Kinh doanh lữ hành nội địa: Là việc xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực
hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.
1.1.2.2 Đặc điểm kinh doanh lữ hành
* Đặc điểm về sản phẩm lữ hành
- Tính tổng hợp: Sản phẩm lữ hành là sản phẩm dịch vụ tổng hợp bao gồm
nhiều loại dịch vụ khác nhau như dịch vụ vận chuyển, ăn uống, lưu trú, mua sắm, vui

chơi giải trí…
- Tính kế hoạch: Đó là những sắp xếp, dự kiến trước các yếu tố vật chất và phi
vật chất cho một chuyến đi du lịch để căn cứ vào đó người tổ chức chuyến đi thực
hiện, người mua (khách du lịch) biết được giá trị sử dụng của sản phẩm dịch vụ mà
mình sẽ tiêu dùng.
- Tính linh hoạt: Nói chung sản phẩm lữ hành là những chương trình du lịch
được thiết kế sẵn và đưa ra chào bán cho một nhóm khách hàng. Tuy nhiên các yếu tố
cấu thành của chương trình du lịch có thể thay đổi tùy theo thỏa thuận giữa khách hàng
và nhà cung ứng hoặc có thể thiết kế ra chương trình mới theo yêu cầu của khách
hàng. Giá cả của các sản phẩm lữ hành cũng có tính linh động cao.
- Tính đa dạng: Căn cứ vào cách thức thiết kế và tổ chức chương trình, sự phối
hợp các yếu tố cấu thành, phạm vi không gian và thời gian…sẽ có nhiều loại sản phẩm
lữ hành khác nhau. Và chương trình du lịch trọn gói được coi là sản phẩm đặc trưng
trong kinh doanh lữ hành. Một chương trình du lịch trọn gói có thể được thực hiện
nhiều lần vào những thời điểm khác nhau và mỗi khách hàng có cảm nhận khác nhau
về sản phẩm dịch vụ.
- Tính không lưu kho: Không giống như các ngành sản xuất vật chất khác, sản
phẩm lữ hành không thể dự trữ, lưu kho và bảo quản được.
* Đặc điểm về tính thời vụ
Kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ một cách rõ rệt. Ở những thời điểm khác
nhau trong năm thì nhu cầu du lịch của khách cũng khác. Chẳng hạn về mùa hè nhu
cầu du lịch nghỉ biển tăng rất cao, nhưng mùa đông thì ngược lại, vào mùa xuân nhu
cầu du lịch lễ hội cũng tăng mạnh. Sự biến đổi của thời tiết và của các đặc điểm văn
hóa xã hội làm cho hoạt động kinh doanh lữ hành có tính thời vụ. Các nhà quản trị cần
nắm bắt được tính thời vụ nhằm đưa ra các biện pháp hạn chế tính thời vụ để duy trì
nhịp độ phát triển đều đặn và nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành.
* Đặc điểm trong mối quan hệ sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành
- Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành diễn ra trong cùng một thời
gian. Trong kinh doanh lữ hành, chúng ta chỉ tiến hành phục vụ khách du lịch khi có
sự có mặt của khách trong quá trình phục vụ.

- Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành diễn ra trong cùng một
không gian. Các sản phẩm lữ hành không thể mang đến tận nơi phục vụ cho khách
hàng mà khách hàng vừa là người tiêu dùng vừa là người tham gia tạo ra sản phẩm.
Như vậy, khách hàng là bộ phận tham gia trực tiếp không thể tách rời trong quá trình
sản xuất.
* Đặc điểm khác
Kinh doanh lữ hành còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, trình độ dân trí,
quỹ thời gian rảnh rỗi, thu nhập của người dân. Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ làm cơ
hội đi du lịch của khách tăng và đương nhiên các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
cũng có cơ hội phục vụ khách được tốt hơn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Trình độ dân trí và thu nhập của người dân ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh lữ hành của các doanh nghiệp. Trình độ dân trí và thu nhập của người dân cao
sẽ thúc đẩy nhu cầu đi du lịch của du khách.
1.1.2.3 Nội dung kinh doanh lữ hành
a. Nghiên cứu thị trường và thiết kế chương trình du lịch
* Nghiên cứu thị trường
Việc nghiên cứu thị trường bao gồm các nội dung sau:
- Nghiên cứu các yếu tố cung về du lịch trên thị trường: Nghiên cứu các tài
nguyên du lịch, khả năng tiếp cận các điểm đến du lịch, khả năng đón tiếp của điểm
đến du lịch.
- Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh: Các doanh nghiệp lữ hành khác đang và sẽ
cung cấp các chương trình du lịch tương tự như doanh nghiệp đang triển khai.
- Nghiên cứu sở thích, thị hiếu, quỹ thời gian rỗi, thời điểm và nhu cầu, đặc
điểm tiêu dùng, khả năng thanh toán của khách
* Xây dựng chương trình du lịch
Doanh nghiệp lữ hành khi xây dựng và phát triển một chương trình du lịch mới
cần thực hiện các nội dung sau: Xác định ý tưởng chương trình, lựa chọn sơ bộ, nghiên
cứu ban đầu, cân nhắc tính khả thi, khảo sát thực địa, lập hành trình, hợp đồng với các
đối tác cung cấp dịch vụ, thử nghiệm chương trình, quyết định đưa chương trình vào
kinh doanh.

b. Quảng cáo và tổ chức bán chương trình du lịch
Sau khi xây dựng xong các chương trình du lịch, các doanh nghiệp tiến hành
quảng cáo và tổ chức bán các chương trình du lịch. Quảng cáo đóng vai trò quan trọng
cần thiết nhằm khơi dậy nhu cầu, thuyết phục, giúp khách hàng lựa chọn và thúc đẩy
quyết định mua. Các phương tiện quảng cáo chương trình du lịch bao gồm: quảng cáo
bằng các ấn phẩm (tờ rơi, tập gấp, áp phích ), hoặc quảng cáo trên các phương tiện
thông tin đại chúng (báo, tạp chí, đài ). Doanh nghiệp lữ hành có thể tổ chức bán
CTDL thông qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp.
c. Tổ chức thực hiện chương trình du lịch
Sau khi xây dựng, quảng bá và bán các chương trình du lịch, doanh nghiệp lữ
hành tổ chức thực hiện chương trình du lịch thông qua các hoạt động sau:
- Chuẩn bị trước tour: Do bộ phận điều hành chuẩn bị bao gồm các công việc:
Xây dựng chương trình du lịch chi tiết, chuẩn bị các dịch vụ du lịch.
- Thực hiện chương trình du lịch: Trong giai đoạn này công việc chủ yếu là của
hướng dẫn viên và các nhà cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch.
- Quản lý sau tour: Sau khi kết thúc chương trình du lịch, doanh nghiệp thực
hiện các hoạt động như tổ chức buổi liên hoan tiễn khách, trưng cầu ý kiến của khách
du lịch và rút kinh nghiệm.
d. Hạch toán kinh doanh
Đối với các đối tác cung cấp dịch vụ: việc thanh quyết toán thường theo thông
lệ về chu kỳ thời gian thanh toán và tính toán mức hoa hồng.
Với khách hàng: việc thanh toán được thực hiện theo hợp đồng hoặc thỏa thuận
trực tiếp với từng khách hàng cá nhân hoặc tập thể.
1.2 Hiệu quả kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp lữ hành
1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp lữ hành
Hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia
trong mọi hoạt động theo mục đích nhất định của con người. Trong các doanh nghiệp
lữ hành, hiệu quả kinh doanh lữ hành thể hiện khả năng sử dụng các yếu tố đầu vào và
tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và tiêu thụ một khối lượng cao trong một thời gian nhất
định nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch với chi phí nhỏ nhất, đạt doanh thu cao

nhất, thu được lợi nhuận tối đa và có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp lữ hành
1.2.2.1 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh lữ hành tổng hợp
Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp là chỉ tiêu phản ánh tổng quát hiệu quả kinh doanh
của toàn bộ quá trình sử dụng các nguồn lực trong kinh doanh lữ hành của doanh
nghiệp.
Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh lữ hành tổng hợp bao gồm:
- Sức sản xuất kinh doanh lữ hành
H = D / F
- Sức sinh lợi kinh doanh lữ hành
H = L / F
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh doanh lữ hành tổng hợp
D: Doanh thu kinh doanh lữ hành trong kỳ
L: Lợi nhuận kinh doanh lữ hành trong kỳ
F: Chi phí kinh doanh lữ hành trong kỳ
Hai chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra 1 đồng chi phí kinh doanh lữ hành, doanh
nghiệp thu về được bao nhiêu đồng doanh thu và bao nhiêu đồng lợi nhuận kinh doanh
lữ hành. Hai chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh lữ hành của doanh
nghiệp càng tốt.
- Tỷ suất lợi nhuận:
L’ = L / D x 100
Trong đó:
L’: Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh lữ hành trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết trong 1000 đồng doanh thu kinh doanh lữ hành thì doanh
nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả
kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp càng tốt.
1.2.2.2 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh lữ hành bộ phận
Hiệu quả kinh doanh lữ hành bộ phận là các chỉ tiêu đo lường hiệu quả của từng
yếu tố sản xuất kinh doanh hoặc từng nghiệp vụ, lĩnh vực kinh doanh của doanh

nghiệp.
a. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh
* Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
- Chỉ tiêu năng suất lao động
H

= W = D / R H

= W
TT
= D / R
TT
Trong đó:
H

: Hiệu quả sử dụng lao động
W, W
TT
: Năng suất lao động bình quân chung và năng suất lao
động trực tiếp bình quân trong kỳ
R, R
TT
: Tổng số lao động bình quân và số lao động trực tiếp bình
quân sử dụng trong kỳ
Hai chỉ tiêu này cho biết cứ 1 lao động bình quân và 1 lao động trực tiếp bình
quân trong kỳ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu kinh doanh lữ
hành. Hai chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
càng tốt.
- Chỉ tiêu mức lợi nhuận bình quân của một lao động
L = L / R L

TT
= L / R
TT
Trong đó:
L, L
TT
: Mức lợi nhuận bình quân của một lao động và một lao
động bình quân trực tiếp trong kỳ
Hai chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 lao động bình quân chung và 1 lao động bình
quân trực tiếp sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận kinh doanh lữ hành. Hai chỉ tiêu
này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp càng tốt.
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương
H
P
= D / P H
P
= L / P
Trong đó:
H
P
: Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương
P: Tổng quỹ lương sử dụng trong kỳ
Hai chỉ tiêu này phản ánh từ 1 đồng chi phí tiền lương trong kỳ doanh nghiệp
đạt được bao nhiêu đồng doanh thu, bao nhiêu đồng lợi nhuận kinh doanh lữ hành. Hai
chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương càng tốt.
* Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chung (tổng số vốn của doanh nghiệp)
H
V
= D / V H

V
= L / V
Trong đó:
H
V
: Hiệu quả sử dụng vốn chung
V: Tổng vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ (V = V

+ V

)
V

: Vốn cố định sử dụng trong kỳ
V

: Vốn lưu động BQ sử dụng trong kỳ
Các chỉ tiêu trên phản ánh trong một kỳ kinh doanh nhất định, nếu doanh
nghiệp bỏ ra 1 đồng vốn kinh doanh lữ hành thì sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu
và bao nhiêu đồng lợi nhuận kinh doanh lữ hành. Hai chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ
hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng tốt.
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định
H
VCĐ
= D / V

H
VCĐ
= L / V


Trong đó:
H
VCĐ
: Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Các chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định kinh doanh lữ hành sẽ mang lại
cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu và lợi nhuận trong kinh doanh lữ hành.
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động bình quân
H
VLĐ
= D / V

H
VLĐ
= L / V

Trong đó:
H
VLĐ
: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hai chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn lưu động sử dụng trong kỳ có thể đạt
được mức doanh thu và lợi nhuận kinh doanh lữ hành là bao nhiêu.
* Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật
H
CSVC
= Kết quả / F
CSVC
Trong đó:
H
CSVC
: Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật

Kết quả: Được đo lường bằng doanh thu hoặc lợi nhuận KDLH trong kỳ
F
CSVC
: Chi phí về CSVCKT trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết với 1 đồng chi phí CSVC sử dụng trong kỳ doanh nghiệp
có thể thu được bao nhiêu đồng doanh thu, lợi nhuận kinh doanh lữ hành.
b. Chỉ tiêu hiệu quả đặc thù
H
i
= D
i
/ F
i
H
i
= L
i
/ F
i

Trong đó:
H
i
: Hiệu quả KDLH quốc tế đến, quốc tế đi hoặc hiệu quả kinh doanh lữ
hành nội địa
D
i
: Doanh thu KDLH quốc tế đến, quốc tế đi hoặc nội địa
L
i

: Lợi nhuận KDLH quốc tế đến, quốc tế đi hoặc nội địa
F
i
: Chi phí KDLH quốc tế đến, quốc tế đi hoặc nội địa
Các chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí KDLH quốc tế đến, quốc tế đi hoặc
nội địa sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu, lợi nhuận KDLH
quốc tế đến, quốc tế đi hoặc nội địa. Hai chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh
doanh các nghiệp vụ của doanh nghiệp càng tốt.
1.2.2.3 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh lữ hành đặc trưng
- Hiệu quả từ một lượt khách du lịch
H
LK
= D / Tổng lượt khách H
LK
= L / Tổng lượt khách
Trong đó:
H
LK
: Hiệu quả từ một lượt khách du lịch
Hai chỉ tiêu này cho biết doanh thu và lợi nhuận bình quân doanh nghiệp thu
được từ 1 lượt khách du lịch. Hai chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả từ một lượt
khách du lịch của doanh nghiệp càng tốt.
- Hiệu quả từ một ngày khách
H
NK
= D / Tổng ngày kháchH
NK
= L / Tổng ngày khách
Trong đó:
H

NK
: Hiệu quả từ một ngày khách
Hai chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu doanh thu và lợi
nhuận bình quân từ 1 ngày khách. Hai chỉ tiêu này càng cao chửng tỏ hiệu quả từ một
ngày khách của doanh nghiệp càng tốt.
1.3 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành của
doanh nghiệp lữ hành
1.3.1 Các nhân tố môi trường khách quan
- Giá cả
Là nhân tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh lữ hành
của doanh nghiệp. Giá cả quyết định đến chi phí lữ hành mà doanh nghiệp phải bỏ ra
để có thể thực hiện được chương trình du lịch. Nếu giá cả cao thì chi phí doanh nghiệp
phải bỏ ra nhiều và ngược lại. Mặt khác, chi phí kinh doanh lữ hành ảnh hưởng đến giá
cả của các chương trình du lịch. Khi doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều chi phí cho hoạt
động kinh doanh lữ hành, giá cả các dịch vụ tăng lên thì đòi hỏi doanh nghiệp phải
tăng giá của các chương trình du lịch. Điều này làm giảm số lượng khách của doanh
nghiệp. Và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp.
- Chính sách của Nhà nước
Chính sách của Nhà nước có thể hỗ trợ và cũng có thể làm cản trở đến sự phát
triển kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp. Khi Nhà nước đưa ra các chính sách
hỗ trợ cho ngành du lịch thì các DNLH có điều kiện để phát triển. Chính sách thuế của
Nhà nước có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính sách của Nhà nước có
ảnh hưởng đến số lượng khách của các DNLH. Chính sách dành cho tiêu dùng có ảnh
hưởng đến nhu cầu đi du lịch của khách. Khi Nhà nước có chính sách mở cửa nền kinh
tế, đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh thì số lượng khách quốc tế của các doanh
nghiệp tăng lên. Giúp cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành của
mình.
- Tình hình cạnh tranh trên thị trường
Tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành ngày càng trở nên gay
gắt. Các DNLH phải đầu tư nhiều cho các hoạt động quảng cáo, các chương trình

khuyến mại để có thể cạnh tranh với các DNLH khác trên thị trường. Số lượng các
DNLH tăng lên, nên lượng khách đến với một doanh nghiệp sẽ bị giảm. Các doanh
nghiệp phải nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, và phải đưa ra mức giá phải chăng
để có thể thu hút được khách. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ
hành của các doanh nghiệp.
- Tính thời vụ du lịch
Hoạt động kinh doanh du lịch có tính chất thời vụ rõ rệt nên việc kinh doanh lữ
hành thường chỉ tập trung vào những thời điểm nhất định trong năm. Vào mùa hè thì
du lịch nghỉ mát và tắm biển phát triển mạnh, vào mùa xuân thì du lịch lễ hội phát
triển Tính thời vụ làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh
nghiệp. Vào chính vụ, số lượng khách của các doanh nghiệp rất đông. Các doanh
nghiệp khó có thể cung cấp cho khách du lịch các dịch vụ tốt nhất. Nhưng vào trái vụ,
số lượng khách của các doanh nghiệp giảm một cách rõ rệt. Doanh thu của các doanh
nghiệp vào trái vụ sẽ bị giảm sút, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành của các
doanh nghiệp.
- Sự phát triển nền kinh tế
Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng. Du lịch chỉ có thể phát
triển khi các ngành kinh tế khác phát triển. Các DNLH muốn thực hiện các chương
trình du lịch hiệu quả, phải có sự hỗ trợ của các ngành kinh tế khác như: Bưu chính
viễn thông, giao thông vận tải, hàng không…Các ngành kinh tế này phát triển cũng
giúp cho các doanh nghiệp lữ hành có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh của
mình. Nền kinh tế chung phát triển cũng làm cho nhu cầu đi du lịch của người dân
tăng lên. Việc này giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành.
- Khách hàng
Khách hàng là nguồn doanh thu chủ yếu của các DNLH. Số lượng, đặc điểm
của tập khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của các doanh nghiệp. Quá
trình cung ứng dịch vụ của các DNLH chỉ có thể thực hiện khi có sự mặt của khách
hàng. Do vậy, hiệu quả kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều
vào khách hàng.
- Đối tác kinh doanh

Là người cung cấp các dịch vụ cần thiết tại điểm đến du lịch. Có ảnh hưởng đến
quá trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành. Nếu
không có các đối tác kinh doanh này, doanh nghiệp sẽ không thể cung cấp các dịch vụ
cho khách hàng một cách tốt nhất. Như vậy chất lượng các sản phẩm du lịch của các
doanh nghiệp sẽ bị giảm sút, làm giảm hiệu quả kinh doanh lữ hành của các doanh
nghiệp.
1.3.2 Các nhân tố môi trường chủ quan
- Vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành bao gồm hai loại: Vốn cố định
và vốn lưu động. Vốn cố định tham gia vào quá trình kinh doanh nhưng chỉ một phần
giá trị của chúng chuyển vào các sản phẩm lữ hành, vốn cố định sẽ giảm dần qua các
chu kỳ kinh doanh. Vốn lưu động bao gồm hai loại: Vốn lưu động định mức và không
định mức. Vốn lưu động định mức là số vốn cần thiết nhằm đảm bảo cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách bình thường, liên tục. Số vốn
này càng nhiều thì doanh nghiệp càng có điều kiện để mở rộng và nâng cao hiệu quả
kinh doanh lữ hành của mình. Vốn lưu động không định mức bao gồm các tài khoản
bằng tiền và các khoản vốn. Việc quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý sẽ nâng cao
được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đội ngũ lao động
Là nhân tố tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Doanh thu của doanh nghiệp tùy
thuộc vào chất lượng của đội ngũ lao động. Đội ngũ lao động là người quyết định đến
chất lượng của các chương trình du lịch cung ứng cho khách. Là hình ảnh của doanh
nghiệp. Trong kinh doanh lữ hành, sự tiếp xúc giữa khách hàng và nhân viên được
diễn ra một cách thường xuyên, liên tục nên việc giao tiếp, ứng xử, phong cách làm
việc của nhân viên sẽ tác động trực tiếp đến việc thu hút khách hàng. Số khách hàng
quay trở lại doanh nghiệp nhiều hay ít là tùy thuộc vào sự phục vụ của đội ngũ nhân
viên. Như vậy, đội ngũ lao động làm việc tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh lữ hành của doanh nghiệp.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp lữ hành là phương tiện lao động,

giúp cho nhân viên cung ứng dịch vụ cho khách hàng một cách tốt nhất. Cơ sở vật chất
kỹ thuật giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm sức lao động. Cơ sở vật chất kỹ thuật càng
hiện đại và có tính thẩm mỹ cao thì việc thỏa mãn nhu cầu của khách càng tốt. Đây
cũng là một phương tiện để các doanh nghiệp có thể thu hút khách du lịch. Hiệu quả
sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật càng cao thì chi phí kinh doanh sẽ giảm, làm giá thành
sản phẩm giảm, và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp
Trình độ tổ chức quản lý thể hiện ở cách tổ chức, quản lý những yếu tố nguồn
lực như vốn, lao động, kỹ thuật…có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh lữ
hành. Nếu trình độ tổ chức, quản lý không tốt sẽ làm lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng
tới quá trình kinh doanh và cung cấp các sản phẩm lữ hành cho khách. Nhưng nếu
trình độ tổ chức, quản lý tốt sẽ góp phần làm giảm chi phí quản lý trong giá thành sản
phẩm, sử dụng hợp lý và tiết kiệm lao động quản lý góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh lữ hành của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VIỆT NAM, HÀ NỘI
2.1 Phương pháp nghiên cứu các vấn đề
Để nghiên cứu các vấn đề, trong đề tài em chỉ sử dụng dữ liệu thứ cấp.
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Là thông tin sẵn có và được thu thập cho các mục tiêu khác.
Các dữ liệu thứ cấp đề tài sử dụng bao gồm:
- Nguồn nội bộ bên trong Công ty: Được thu thập từ các phòng Tài chính kế
toán và phòng Tổ chức hành chính. Bao gồm: Các thông tin về bộ máy tổ chức quản lý
của Công ty, báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2010 – 2011, số
lượng và cơ cấu nguồn lao động, vốn và cơ cấu vốn…
- Nguồn bên ngoài Công ty: Là các thông tin, dữ liệu được thu thập từ các cơ
quan Nhà nước, các báo, tạp chí du lịch, sách, tài liệu liên quan, luận văn khóa trước,
các website du lịch Các thông tin đó liên quan đến cơ sở lý luận về doanh nghiệp lữ
hành, kinh doanh lữ hành, hiệu quả kinh doanh lữ hành.

2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp thống kê: Được sử dụng cho việc hệ thống hóa một số cơ sở lý
luận về vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành.
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để lập bảng so sánh các chỉ tiêu kết quả
kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2010 và 2011.
- Phương pháp phân tích: Dựa vào kết quả so sánh trên, em đã thực hiện phân
tích hiệu quả kinh doanh lữ hành nói chung và hiệu quả kinh doanh của các nguồn lực
của công ty trong 2 năm 2010 và 2011 để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh lữ hành tại Công ty trong thời gian tới.
2.2 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hiệu quả
kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Du lịch
Việt Nam, Hà Nội
2.2.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Du lịch Việt
Nam, Hà Nội
2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và
Phát triển Du lịch Việt Nam, Hà Nội
Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Du lịch Việt
Nam.
Địa chỉ: Số 387 – Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội
Tel: 04.66608607 Fax: 04.33550188
Email:
Số tài khoản: 102010001045077 tại ngân hàng Công Thương – Hà Đông – Hà
Nội
Vốn điều lệ: 1.900.000.000đ ( một tỷ chín trăm triệu đồng)
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Du lịch Việt Nam được thành
lập vào ngày 1/1/2010. Nhận thức được sự phát triển không ngừng của ngành du lịch
giám đốc Nguyễn Trường Giang cùng với các cổ đông Nguyễn Trọng Vịnh và Nguyễn
Lộc đã góp vốn và cùng thành lập công ty. Cụ thể tỷ lệ vốn góp như sau:
Ông Nguyễn Trường Giang góp 1.140.000.000đ bằng tiền mặt, chiếm 60% vốn
điều lệ của công ty.

Ông Nguyễn Trọng Vịnh góp 380.000.000đ bằng tiền mặt, chiếm 20% vốn điều
lệ của công ty.
Ông Nguyễn Lộc góp 380.000.000đ bằng tiền mặt, chiếm 20% vốn điều lệ của
công ty.
Công ty được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0104917383 do Phòng
đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Du lịch Việt Nam có tư cách
pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại các ngân
hàng. Đồng thời, Công ty cũng có điều lệ tổ chức và hoạt động, chịu trách nhiệm tài
chính đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ, tự chịu trách nhiệm về kết quả
kinh doanh, được hạch toán độc lập và tự chủ về kinh tế
Sau hơn 2 năm hoạt động với những nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân
viên, Công ty cũng đã xây dựng được hình ảnh của mình trên thị trường du lịch. Công
ty đã thu hút được số lượng lớn khách du lịch, không chỉ có khách du lịch Việt Nam
mà còn có khách nước ngoài đang sống và làm việc ở Việt Nam. Thị trường của Công
ty ngày càng được mở rộng.
2.2.1.2 Bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển
Du lịch Việt Nam, Hà Nội
Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Du lịch
Việt Nam, Hà Nội (Phụ Lục 1) được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng nên
rất dễ xác định chức năng và quyền hạn của từng bộ phận. Nhìn chung cơ cấu tổ chức
của Công ty tương đối gọn nhẹ và hiệu quả, phù hợp với quy mô hoạt động kinh doanh
của Công ty.
2.2.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển
Du lịch Việt Nam, Hà Nội
- Kinh doanh lữ hành: Hiện tại Công ty chỉ kinh doanh lữ hành nội địa. Công ty
mới thành lập được hơn hai năm nên vẫn chưa có điều kiện để mở rộng ra lĩnh vực
kinh doanh lữ hành quốc tế. Đây là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty.
- Kinh doanh đại lý bán vé: Đây là một loại hình kinh doanh quan trọng thứ hai
của doanh nghiệp sau kinh doanh lữ hành, bao gồm: Bán vé máy bay, vé tàu

- Đầu tư dịch vụ cho phát triển du lịch: Công ty đầu tư liên doanh với một số
trung tâm vui chơi giải trí trong nước nhằm thu được lợi nhuận.
- Kinh doanh các dịch vụ khác: Bán hàng lưu niệm, chuyển bưu phẩm, bưu
kiện
2.2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát
triển Du lịch Việt Nam, Hà Nội giai đoạn 2010 – 2011
Nhìn vào bảng 2.1 (Phụ lục 2) ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công
ty là tương đối tốt.
Tổng doanh thu của Công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng 487,867 triệu
đồng, tương ứng 9,89%. Trong đó: Doanh thu lữ hành tăng 375,346 triệu đồng, tương
ứng 13,31%. Doanh thu bán vé tăng 128,111 triệu đồng, tương ứng 11,67%. Doanh
thu đầu tư dịch vụ tăng 83,575 triệu đồng, tương ứng 10,57%. Nhưng doanh thu khác
giảm 99,165 nghìn đồng, tương ứng 44,09%.
Tổng chi phí năm 2011 so với năm 2010 tăng 285,493 triệu đồng, tương ứng
7,89%. Tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí làm cho tỷ suất
chi phí giảm 1,33%.
Lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2011 tăng 202,374 triệu đồng, hay
15,38% so với năm 2010.
Nộp ngân sách nhà nước năm 2011 so với năm 2010 tăng 51,0935 triệu đồng,
hay 15,49%. Trong đó: Thuế TNDN tăng 50,5935 triệu đồng, tương ứng 15,38%.
Thuế môn bài tăng 0,5 triệu đồng, tương ứng 50%.
Lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng 151,7805 triệu đồng, tương ứng 15,38% so
với năm 2010. Tỷ suất lợi nhuận tăng 1%.
Nhìn chung tình hình kinh doanh của Công ty năm 2011 so với năm 2010 là
tương đối tốt.
2.2.2 Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hiệu quả kinh doanh lữ
hành của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Du lịch Việt Nam, Hà Nội
2.2.2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường khách quan
- Giá cả: Hiện tại giá của các yếu tố đầu vào như: điện nước, xăng dầu, tăng
cao nên Công ty phải bỏ ra nhiều chi phí cho hoạt động kinh doanh lữ hành. Do vậy,

Công ty phải tăng giá của các sản phẩm lữ hành. Việc tăng giá này làm ảnh hưởng tới
tâm lý tiêu dùng các sản phẩm tại nơi đến du lịch của khách vì nó làm tăng khả năng
chi tiêu của khách, điều này làm giảm số lượng khách của Công ty. Số lượng khách
giảm đồng nghĩa với việc doanh thu của Công ty bị giảm sút. Như vậy, giá cả hàng
hóa dịch vụ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh lữ hành của Công ty.
- Chính sách của Nhà nước: Có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh lữ
hành của Công ty. Trong những năm gần đây, ngành du lịch ngày càng được chú trọng
phát triển. Các chính sách của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
du lịch phát triển. Các chương trình lễ hội lớn: 1000 năm Thăng Long, Duyên dáng
Việt Nam, Hoa hậu Hoàn vũ…đã thu hút được rất nhiều khách du lịch. Bên cạnh đó là
các dự án xây dựng các khu du lịch, các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp du
lịch, giảm các thủ tục hành chính đối với khách du lịch quốc tế…cũng là điều kiện
thuận lợi cho việc tăng hiệu quả kinh doanh lữ hành của Công ty.
- Tình hình cạnh tranh trên thị trường: Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp
trên thị trường du lịch rất đông. Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Du
lịch Việt Nam, Hà Nội mới đi vào hoạt động được hơn 2 năm nên Công ty cũng gặp
phải một số khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp lữ hành khác trên thị
trường. Công ty cũng chưa có nhiều kinh nghiệm, nhiều mối quan hệ kinh doanh bằng
các Công ty khác. Do vậy, Công ty vẫn chưa có khả năng cạnh tranh về giá các sản
phẩm lữ hành, về chất lượng sản phẩm, về sản phẩm mới so với các Công ty khác.
Công ty cũng chưa tổ chức được nhiều các chương trình khuyến mại để có thể thu hút
được khách. Số lượng khách đến Công ty vẫn chưa nhiều nên làm giảm hiệu quả kinh
doanh lữ hành của Công ty.
- Tính thời vụ du lịch: Công ty chủ yếu kinh doanh các chương trình du lịch
tham quan, nghỉ dưỡng và tắm biển. Du lịch tham quan thường vào các dịp nghỉ lễ tết
như tết dương lịch, tết nguyên đán, ngày nghỉ 10/3, 30/4, 1/5. Còn du lịch nghỉ dưỡng
và tắm biển thường vào mùa hè. Vào mùa hè và các dịp nghỉ lễ thì số lượng khách của
Công ty đông, nhưng vào các ngày bình thường và trái vụ thì số lượng khách của Công
ty giảm. Việc này làm cho việc kinh doanh của Công ty không được ổn định. Vào
chính vụ thì số lượng nhân viên không đáp ứng đủ nhu cầu, khó có thể cung cấp cho

khách hàng chất lượng tốt. Nhưng vào trái vụ thì số lượng nhân viên lại thừa, làm lãng
phí nhân lực. Việc này làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Sự phát triển nền kinh tế: Kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển
đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, do đó nhu cầu du lịch của mọi
người cũng tăng lên rất nhiều. Điều này cũng làm tăng số lượng khách của Công ty.
Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Khách hàng: Số lượng khách lữ hành của Công ty năm 2011 tăng so với năm
2010, nhưng số lượng tăng vẫn chưa nhiều. Đối tượng khách của Công ty chủ yếu là
người Việt Nam, chỉ có một phần nhỏ lượng khách nước ngoài nên doanh thu của
Công ty vẫn chưa tăng cao. Do vậy hiệu quả kinh doanh lữ hành của Công ty chưa
cao.
- Đối tác kinh doanh: Hiện nay Công ty có mối quan hệ tương đối rộng rãi với
các nhà cung cấp sản phẩm du lịch trong nước. Bao gồm: Các cơ sở kinh doanh lưu trú
và ăn uống tại khu vực Hà Nội và các tỉnh thành khác trong cả nước, các nhà kinh
doanh vận chuyển và các trung tâm giải trí, các điểm đến du lịch. Mối quan hệ này
giúp Công ty có thể tổ chức các chương trình du lịch tốt hơn góp phần nâng cao hiệu
quả kinh doanh lữ hành của Công ty.
2.2.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường chủ quan
- Đội ngũ lao động: Đội ngũ lao động của Công ty là những người còn trẻ, năng
động, nhiệt tình. Tuy nhiên, cũng do còn trẻ nên các nhân viên này còn chưa có nhiều
kinh nghiệm và gặp khó khăn trong vấn đề giải quyết các tình huống phát sinh. Quá
trình kinh doanh lữ hành có tính chất phức tạp, đòi hỏi sự tiếp xúc nhiều giữa nhân
viên và khách hàng nên các nhân viên của Công ty chưa cung cấp được cho khách
hàng dịch vụ tốt nhất. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng của các sản phẩm
lữ hành và hiệu quả kinh doanh lữ hành của Công ty.
- Vốn kinh doanh: Nhìn chung số vốn kinh doanh của Công ty là cao, và đã
tăng lên qua các năm. Số vốn cố định tăng lên giúp cho Công ty có thể đầu tư cho các
tài sản cố định, các trang thiết bị phục vụ kinh doanh lữ hành của Công ty. Tuy nhiên
số vốn lưu động giảm làm cho quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty không ổn
định. Công ty không có điều kiện để mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành

của mình.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Công ty trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật và
trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh lữ hành. Nhưng Công ty vẫn chưa chú
trọng đến việc nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị hiện đại cho nhân viên. Hệ thống
trang thiết bị cũ chưa được thanh lý và đổi mới, hệ thống máy tính, máy fax vẫn gặp
nhiều trục trặc. Việc này ảnh hưởng đến quá trình làm việc của nhân viên, ảnh hưởng
đến chất lượng công việc. Do vậy, làm giảm hiệu quả kinh doanh lữ hành của Công ty.
- Trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp: Công ty có đội ngũ các nhà quản
trị trẻ, có trình độ chuyên môn cao và có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực lữ hành. Điều
này làm cho phong cách làm việc của Công ty chuyên ngiệp hơn. Tuy nhiên do hiện
tại môi trường kinh doanh có nhiều biến động không ngừng nên hoạt động quản lý của
công ty nhiều khi không ứng phó kịp với những biến đổi này, làm cho công ty bị lỡ
một số cơ hội và gặp khó khăn trong kinh doanh lữ hành. Việc mở rộng kinh doanh
của Công ty gặp nhiều khó khăn, Công ty phải tốn kém nhiều chi phí và lợi nhuận bị
giảm sút. Do vậy làm giảm hiệu quả kinh doanh lữ hành của Công ty.
2.3 Kết quả phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ
phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Du lịch Việt Nam, Hà Nội
2.3.1 Tình hình kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát
triển Du lịch Việt Nam, Hà Nội
2.3.1.1 Đặc điểm kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát
triển Du lịch Việt Nam, Hà Nội
a. Các chương trình du lịch của Công ty
Hiện tại Công ty chỉ kinh doanh lữ hành nội địa. Công ty có một số chương
trình du lịch chủ yếu là: Tham quan thủ đô Hà Nội, Hà Nội – Sa Pa, Hà Nội – Trà Cổ -
Móng Cái, Hà Nội – Hạ Long, Hà Nội – Đồ Sơn, Hà Nội – Sầm Sơn, Hà Nội – Cát
Bà, Hà Nội – Cửa Lò, Hà Nội – Huế, Hà Nội – Nha Trang, Hà Nội – Đà Lạt, Hà Nội –
Sài Gòn. Công ty chủ yếu tập trung vào loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng. Còn
đối với các loại hình du lịch mạo hiểm, khám phá, du lịch sinh thái, du lịch làng
nghề của công ty vẫn chưa được chú trọng phát triển.
b. Thị trường khách của Công ty

Đối tượng khách của Công ty bao gồm cả người dân Việt Nam và người nước
ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng chủ yếu là người Việt
Nam, chỉ có khoảng 20% khách nước ngoài. Đối với khách du lịch là người Việt Nam,
họ thường sử dụng phương tiện vận chuyển là ô tô, nghỉ tại khách sạn từ 1 – 3 sao và
ăn uống tại các nhà hàng bình thường. Tập khách hàng này có xu hướng tiêu dùng các
dịch vụ có chi phí thấp. Còn tập khách hàng là người nước ngoài đang sinh sống và
làm việc tại Việt Nam thì có xu hướng tiêu dùng các dịch vụ chi phí cao hơn. Họ yêu
cầu cao về chất lượng dịch vụ. Họ thích nghỉ tại các khách sạn 3 – 5 sao, ăn uống tại
các nhà hàng cao cấp.
c. Quan hệ đối tác kinh doanh
Hiện nay Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Du lịch VIệt Nam có
mối quan hệ tương đối rộng rãi với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch trong nước.
Công ty có mối quan hệ với một số khách sạn và nhà hàng ở trong nước như:
Khách sạn Cầu Giấy, khách sạn Kim Liên, nhà hàng Quán ăn ngon, khách sạn Thiên
Ngân Việc này giúp cho Công ty có thể đáp ứng được nhu cầu ăn nghỉ của khách du
lịch.
Công ty còn có mối quan hệ với một số công ty kinh doanh vận chuyển Trans
Viet, Thanhthanh travel… và một số hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific
Airlines… nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của khách và giúp cho việc thực hiện chương
trình du lịch có hiệu quả hơn.
Công ty có mối quan hệ với các điểm vui chơi giải trí. Công ty có thể đưa đón
và phục vụ khách du lịch đi hầu hết các điểm du lịch trong thành phố và những điểm
tham quan ở những địa phương khác.
Best Western Dalat Plaza…
d. Đội ngũ lao động trong Công ty
Nhìn vào bảng 2.2 (phụ lục 2) cho thấy:
Lao động của Công ty chủ yếu là lao động nữ chiếm 63,64% trong tổng số lao
động. Độ tuổi lao động của công ty còn rất trẻ, chủ yếu là nhưng người có độ tuổi từ
25 – 35, chiếm 72,72%. Số nhân viên tốt nghiệp đại học là 10, chiếm 45,45%. Trong
tổng số lao động này có 7 người, tương ứng 31,81% có khả năng ngoại ngữ.

Lao động của phòng Marketing có 2 người chiếm 9,09% trong tổng số lao động
của Công ty. Số lao động này đều là nữ và có độ tuổi từ 25 – 35 tuổi. Có 1 người có
trình độ đại học và 1 người có trình độ ngoại ngữ.
Phòng điều hành có 3 người chiếm 13,63% trong tổng số lao động và đều là nữ.
Có 2 người có độ tuổi từ 25 – 35 và 1 người có độ tuổi trên 35. Có 2 người có trình độ
đại học và 1 người có trình độ ngoại ngữ.
Phòng hướng dẫn có 4 người chiếm 18,18% và đều là nữ. Có 1 người có độ tuổi
dưới 25 và 3 người có độ tuổi từ 25 – 35. Có 2 người có trình độ đại học và 2 người có
trình độ ngoại ngữ.
Nhìn chung lao động của bộ phận nghiệp vụ du lịch đều là nữ và chủ yếu từ 25
– 35 tuổi. Chỉ có một số ít người có trình độ đại học và ngoại ngữ điều này làm ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành của Công ty.
e. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
Cơ sở vật chất của Công ty bao gồm: 5 điện thoại bàn, 3 máy fax, 10 máy vi
tính nối mạng, lắp đặt hệ thống mạng wifi, các tủ đựng tài liệu và đồ đạc cá nhân của
nhân viên, hệ thống bàn ghế dùng để tiếp khách và đối tác. Công ty thiết kế riêng một
tầng để phục vụ khách hàng và các đối tác hoặc tổ chức họp công ty. Bên cạnh đó
công ty còn có 2 xe máy dùng để phục vụ việc đi lại của công ty trong nội thành và 3
xe ôtô, trong đó 1 xe 7 chỗ, 1 xe 24 chỗ, 1 xe 45 chỗ dùng để đưa đón khách du lịch
hoặc phục vụ việc công của công ty. Cơ sở vật chất của Công ty vẫn cần đầu tư nhiều
hơn để có thể phục vụ nhu cầu của khách hàng tốt hơn.
2.3.1.2 Nội dung kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát
triển Du lịch Việt Nam, Hà Nội
a. Nghiên cứu thị trường và thiết kế chương trình du lịch
* Nghiên cứu thị trường
- Nghiên cứu các yếu tố cung về du lịch: Trước khi xây dựng các chương trình
du lịch mới, Công ty thực hiện nghiên cứu, khảo sát thị trường du lịch và các điểm đến
du lịch bằng việc tìm hiểu, thu thập các thông tin về tài nguyên du lịch, điều kiện giao
thông, cơ sở lưu trú, ăn uống, các điểm vui chơi giải trí
- Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh: Công ty nghiên cứu về giá các sản phẩm

lữ hành của các doanh nghiệp lữ hành khác trên địa bàn Hà Nội để có thể đưa ra được
mức giá phù hợp cho Công ty.
- Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng: Công ty nghiên cứu các đặc điểm về
mục đích đi du lịch, khả năng chi tiêu, tập quán và hành vi trong tiêu dùng, quỹ thời
gian rỗi, thời điểm đi du lịch của khách.
* Xây dựng chương trình du lịch
Công ty tiến hành xây dựng các chương trình du lịch theo các bước sau:
Bước 1: Xây dựng chủ đề của chương trình
Bước 2: Xây dựng nội dung của chương trình về: Địa điểm, thời gian
Bước 3: Xây dựng phương án thực hiện chương trình về: Vận chuyển, lưu trú,
ăn uống
Bước 4: Xây dựng lịch trình chi tiết
Bước 5: Xác định giá thành, giá bán của chương trình du lịch
b. Quảng cáo và tổ chức bán chương trình du lịch
Công ty tổ chức quảng cáo các chương trình du lịch bằng các tờ rơi, tập gấp
quảng cáo về các chương trình du lịch. Công ty còn gọi điện, gửi email cho khách để
giới thiệu về các chương trình du lịch của Công ty.
Công ty tổ chức bán các chương trình du lịch trọn gói trực tiếp cho khách du
lịch và bán gián tiếp thông qua các đại lý du lịch.
c. Tổ chức thực hiện chương trình du lịch
Sau khi chuẩn bị được các yếu tố cần thiết cho chương trình du lịch như: Cơ sở
lưu trú, ăn uống, dịch vụ cui chơi giải trí Công ty tiến hành thực hiện chương trình
du lịch. Phòng hướng dẫn phân công nhiệm vụ cụ thể cho các hướng dẫn viên phụ
trách về chương trình du lịch. Hướng dẫn viên phải thực hiện các công việc sau: Nắm
bắt được các thông tin về khách hàng, số lượng khách tham gia. Giao dịch với các đối
tác cung cấp dịch vụ. Cung cấp các thông tin cho khách về phong tục tập quán nơi đến,
các dịch vụ sẽ cung cấp cho khách. Thường xuyên liên lạc với phòng điều hành của
Công ty để có phương án giải quyết những vấn đề phát sinh trong chuyến đi.
d. Hạch toán kinh doanh
Sau khi kết thúc chương trình du lịch, Công ty thanh quyết toán các khoản chi

phí với các đối tác cung cấp dịch vụ. Thu nốt các khoản còn thiếu của khách hàng, và
tiến hành tổng kết kết quả của chương trình du lịch về: doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
2.3.1.3 Kết quả kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát
triển Du lịch Việt Nam, Hà Nội
Nhìn vào bảng 2.3 (Phụ lục 2) ta thấy:
Tổng số lượt khách lữ hành của Công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng 421
lượt, tương ứng 13,48%. Tổng số ngày khách năm 2011 tăng 1893 ngày so với năm
2010, tương ứng 14,94%.
Doanh thu kinh doanh lữ hành của Công ty năm 2011 tăng 375,346 triệu đồng
so với năm 2010, tương ứng 13,31%. Chi phí kinh doanh lữ hành năm 2011 tăng
334,615 triệu đồng, tương ứng 16,25% so với năm 2010.
Thuế năm 2011 so với năm 2010 tăng 10,183 triệu đồng, tương ứng 5,35%. Lợi
nhuận kinh doanh lữ hành năm 2011 tăng 30,548 triệu đồng, tương ứng 5,35%.
2.3.2 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần Đầu
tư Xây dựng và Phát triển Du lịch Việt Nam, Hà Nội
2.3.2.1 Hiệu quả kinh doanh lữ hành tổng hợp
Bảng 2.4: Hiệu quả kinh doanh lữ hành tổng hợp của Công ty cổ phần Đầu tư
Xây dựng và Phát triển Du lịch Việt Nam, Hà Nội
STT Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011
So sánh 2011/2010
+/- %
1 Tổng doanh thu KDLH (D) Trđ 2.819,629 3.194,975 375,346 13,31
2 Tổng chi phí KDLH (F) Trđ 2.059,175 2.393,790 334,615 16,25
3 Tổng lợi nhuận KDLH (L) Trđ 570,341 600,889 30,548 5,35
4 Tỷ suất lợi nhuận (L’) % 20,23 18,8 -1,43
5
Hiệu quả KDLH tổng hợp
- Sức SXKD (H = D/F) 1,37 1,33 -0,04 -2,92
- Sức sinh lợi (H = L/F) 0,27 0,25 -0,02 -7,4
Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy:

Tổng doanh thu kinh doanh lữ hành năm 2011 so với năm 2010 của Công ty
tăng 375,346 triệu đồng, tương ứng 13,31%.
Tổng chi phí kinh doanh lữ hành năm 2011 tăng 334,615 triệu đồng, tương ứng
16,25% so với năm 2010.
Tổng lợi nhuận kinh doanh lữ hành của Công ty năm 2011 so với năm 2010
tăng 30,548 triệu đồng, tương ứng 5,35%.
Tỷ suất lợi nhuận năm 2011 giảm 1,43% so với năm 2010.
Hiệu quả kinh doanh lữ hành tổng hợp của Công ty nhìn chung không được tốt.
Sức sản xuất kinh doanh giảm 0,04 lần, sức sinh lợi giảm 0,02 lần.
2.3.2.2 Hiệu quả sử dụng các yếu tố kinh doanh lữ hành
a. Hiệu quả sử dụng lao động
Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh lữ hành của Công ty cổ phần Đầu tư
Xây dựng và Phát triển Du lịch Việt Nam, Hà Nội
STT Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011
So sánh
2011/2010
+/- %
1 Tổng doanh thu KDLH (D) Trđ 2.819,629 3.194,975 375,346 13,31
2 Tổng lợi nhuận KDLH (L) Trđ 570,341 600,889 30,548 5,35
3
Tổng số lao động BQ (R) Người 20 21 1 5
- Lao động trực tiếp BQ
KDLH (R
TT
)
Người 9 9 0 0
4 Tổng quỹ lương (P) Trđ 885,360 1.060,224 174,864 19,75
5
Năng suất lao động BQ
(W = D/R)

Trđ/Ng 140,98 152,14 11,16 7,91
- Năng suất lao động BQ TT
(W
TT
= D/R
TT
)
Trđ/Ng 313,292 354,997 41,705 13,31
6
Mức lợi nhuận BQ ( L = L/R) Trđ/Ng 28,52 28,61 0,09 0,31
- Mức lợi nhuận BQ TT
( L
TT
= L/R
TT
)
Trđ/Ng 63,37 66,76 3,39 5,35
7
Hiệu quả sử dụng quỹ lương
H
P
= D/P 3,18 3,01 -0,17
H
P
= L/P 0,64 0,57 -0,07
Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy:
Tổng số lao động bình quân năm 2011 tăng 1 người, tương ứng 5% so với năm
2010. Số lao động trực tiếp bình quân kinh doanh lữ hành năm 2011 không tăng so với
năm 2010.
Tổng quỹ lương năm 2011 tăng 174,864 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng

19,75%.
Năng suất lao động bình quân năm 2011 tăng 11,16 Trđ/Người hay 7,91% so
với năm 2010. Năng suất lao động bình quân trực tiếp năm 2011 so với năm 2010 tăng
41,705 Trđ/Người, tương ứng 13,31%.
Mức lợi nhuận bình quân năm 2011 so với năm 2010 tăng 0,09 Trđ/Người,
tương ứng 0,31%. Mức lợi nhuận bình quân trực tiếp năm 2011 tăng 3,39 Trđ/Người,
tương ứng 5,35%.
Hiệu quả sử dụng quỹ lương của Công ty chưa được tốt. Sức sản xuất của 1
đồng tiền lương năm 2011 so với năm 2010 giảm 0,17 đồng. Sức sinh lợi của 1 đồng
tiền lương năm 2011 so với năm 2010 giảm 0,07 đồng.
b. Hiệu quả sử dụng vốn
Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh lữ hành của Công ty cổ phần
Đầu tư Xây dựng và Phát triển Du lịch Việt Nam, Hà Nội
STT Các chỉ tiêu ĐVT
Năm
2010
Năm
2011
So sánh 2011/2010
+/- %
1 Tổng doanh thu KDLH (D) Trđ 2.819,629 3.194,975 375,346 13,31
2 Tổng lợi nhuận KDLH (L) Trđ 570,341 600,889 30,548 5,35
3
Tổng vốn KDLH (V) Trđ 1.804,689 2.052,301 247,612 13,72
- Vốn cố định (V

) Trđ 1.238,764 1.667,212 428,448 34,58
- Vốn lưu động BQ ( V

) Trđ 565,925 385,089 -180,836 -31,95

4
Hiệu quả sử dụng vốn
- H
V
= D/V 1,56 1,55 -0,01
- H
V
= L/V 0,31 0,29 -0,02
5
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
- H
VCĐ
= D/V

2,27 1,91 -0,36
- H
VCĐ
= L/V

0,46 0,36 -0,1
6
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- H
VLĐ
= D/ V

4,98 8,29 3,31
- H
VLĐ
= L/ V


1,008 1,560 0,552
Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy:
Tổng số vốn kinh doanh lữ hành năm 2011 so với năm 2010 của Công ty tăng
247,612 triệu đồng, tương ứng 13,72%. Trong đó: Số vốn cố định tăng 428,448 triệu
đồng, tương ứng 34,58%. Vốn lưu động bình quân giảm 180,836 triệu đồng, tương
ứng 31,95%.

×