Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

THỰC TRẠNG GIÁO dục kỹ NĂNG GIAO TIẾP với các cư dân NÔNG THÔN tại các TRUNG tâm học tập CỘNG ĐỒNG của SINH VIÊN học VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.7 KB, 50 trang )

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP
VỚI CÁC CƯ DÂNNÔNG THÔN TẠI CÁC
TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG CỦA SINH
VIÊN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


- Khái quát về điều tra khảo sát
- Khái quát về địa bàn khảo sát
HVNNVN thuộc địa giới hành chính thị trấn Trâu Quỳ,
huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, nằm dọc theo quốc lộ 5,
cách thành phố Hà Nội 12km, có tổng diện tích khoảng
1.973.734m2. HVNNVN tiền thân là Trường Đại học Nông
Lâm được thành lập ngày 12/10/1956 theo Nghị định số
53/NĐ-NL của Bộ Nông Lâm, là 1 trong 3 trường đại học đầu
tiên của nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” được thành lập
sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc. Khi mới thành lập,
Trường trực thuộc Bộ Nông Lâm, có 3 khoa với 4 chuyên
ngành đào tạo: Khoa Nông học gồm hai ngành: trồng trọt và
cơ khí hóa nông nghiệp; Khoa Chăn nuôi Thú y có ngành
Chăn nuôi – Thú y; Khoa Lâm học có ngành Lâm học [53].
Hiện nay, HVNNVN là một trong những trung tâm đào
tạo đa ngành và nghiên cứu khoa học lớn của cả nước, là
trường thuộc top 3 các trường đại học Việt Nam và top 50 các
trường đại học ở Đông Nam Á, thuộc top 20 tổ chức cócông
bố quốc tế nhiều nhất Việt Nam. Hiện nay, Học viện có 34
ngành đào tạo được chia thành các lĩnh vực: Lĩnh vực nông


nghiệp (Khoa Chăn nuôi, Thú y, Thủy sản, Nông học); lĩnh
vực khoa học tự nhiên (Khoa Cơ điện, Quản lý đất đai, Môi
trường); lĩnh vực kinh tế (Khoa Kinh tế và phát triển nông


thôn, Kế toán và quản trị kinh doanh); lĩnh vực khoa học công
nghệ (Khoa Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin, Công
nghệ thực phẩm); lĩnh vực xã hội (Khoa Sư phạm và Ngoại
ngữ, Lý luận chính trị và Xã hội). HVNNVN là trường thuộc
top 4 các trường đại học đạt điểm kiểm định chất lượng giáo
dục cao nhất Việt Nam [54].
Học phần KNGT tại HVNNVN bắt đầu xây dựng và đưa
vào chương trình học từ năm 2008, đây là học phần tự chọn
gồm 02 tín chỉ dành cho hai ngành thuộc lĩnh vực xã hội của
HVNNVN là ngành Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, ngành Xã
hội học, nên nhiều SV tại Học viện không có cơ hội đăng ký
học phần này. Bắt đầu từ năm 2016, HVNNVN thành lập
“trung tâm KN mềm”. Trung tâm KN mềm quản lý 6 KN
mềm: KN làm việc nhóm, KNGT, KN tìm kiếm việc làm, KN
quản lý bản thân, KN hội nhập, KN lãnh đạo, mỗi học phần
gồm 02 tín chỉ. SV tại HVNNVN được phép lựa chọn và đăng
ký 3/6 học phần KN mềm mà SV muốn học. Chính vì có
nhiều lựa chọn, nên tỉ lệ SV đăng ký học “học phần KNGT”


không nhiều. Theo thống kê của trung tâm KN mềm của
HVNNVN, từ khóa K61 (hiện nay đang là SV năm thứ 2 của
HVNNVN) tính tới thời điểm tháng 3/2018 mới có hơn
41.8% SV trong trường học KNGT. Số liệu thống kê cho thấy
chưa được 50% SV đăng ký học KNGT. Chính vì thế, mà
ngoài những SV có những KNGT tốt, thì còn một lượng lớn
SV chưa đăng ký các lớp học KN này, do đó còn rất nhiều SV
chưa có KNGT, chưa linh hoạt, chủ động trong giao tiếp.
- Mục đích khảo sát
Đánh giá thực trạng GD KNGT với các cư dân nông

thôn tại các TTHTCĐ, từ đó chỉ ra được những nguyên nhân
và rút ra được kết luận có tính khái quát làm cơ sở đề xuất
những biện pháp GD KNGT với cư dân nông thôn cho SV tại
các TTHTCĐ.
- Nội dung khảo sát
- Thực trạng về kỹ năng giao tiếp của sinh viên
- Nhận thức về mục tiêu, ý nghĩa của KNGT
- Các mức về KNGT của SV
- Các hình thức giao tiếp của SV


- Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp với các cư dân nông
thôn tại các trung tâm học tập cộng đồng cho sinh viên
- Đánh giá nhận thức của GV và SV về ý nghĩa, vai trò
của GD KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ;
- Mức độ đạt được mục tiêu GD KNGT
- Mức độ thực hiện nội dung GD KNGT
- Mức độ thực hiện các hình thức GD KNGT
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến GD KNGT với các cư
dân nông thôn tại các TTHTCĐ cho SV.
- Phương pháp khảo sát
- Điều tra
- Phỏng vấn sâu
- Quan sát
- Đối tượng khảo sát
300 SV bao gồm 100 SV khoa Kinh tế và phát triển
nông thôn, 100 SV khoa Thú y, 100 SV khoa Nông học.


30 GV, cán bộ quản lý thường xuyên đưa SV đi thực tập

tại các cơ sở.
- Xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Số liệu điều tra của luận văn được xử lý bằng phần mềm
SPSS V.17 kết hợp với phương pháp phỏng vấn và quan sát
các hoạt động giao tiếp của SV HVNNVN.
Cách đánh giá: Đề tài sử dụng hai phương pháp đánh giá
là: định lượng theo tỷ lệ % và phương pháp cho điểm.
- Quy ước mức độ thang đo cho điểm

TT

1

2

3

Trung

Mức độ

bình

Không có ý nghĩa/Chưa đạt/Không bao
giờ/Không cần thiết/Không ảnh hưởng
Ít có ý nghĩa/Trung bình/Hiếm khi/Ít cần
thiết/Ít ảnh hưởng


ý


nghĩa/Khá/Thỉnh

thiết/Ảnh hưởng

thoảng/Cần

1,00 – 1,75

1,76 – 2,5

2,51 – 3,25


4

Rất có ý nghĩa/Tốt/Thường xuyên/Rất cần
thiết/Rất ảnh hưởng

3,26 – 4,00

- Kết quả thực trạng
- Thực trạng về kỹ năng giao tiếp của sinh viên Học viện
nông nghiệp Việt Nam
- Thực trạng nhận thức của giảng viên, sinh viên về khái niệm
kỹ năng giao tiếp
Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho hai đối
tượng là GV và SV. Số lượng phiếu phát ra là 330 phiếu (30
phiếu của GV, 300 phiếu SV của ba khoa: Nông học, Kinh tế
và phát triển nông thôn, Thú y). Kết quả thu được 330 phiếu

hợp lệ. Khảo sát thực trạng nhận thức của GV, SV về khái
niệm KNGT được tiến hành điều tra qua câu hỏi số 1 ở cả hai
phiếu dành cho GV và SV (phụ lục 1 và phụ lục 2). Kết quả
thu được như sau:


- Nhận thức của GV, SV về khái niệm KNGT
Tỷ lệ
Nội dung nhận thức về khái niệm KNGT
%
a. KNGT là quá trình tiếp xúc, quan hệ giữa con người
với con người, nhằm mục đích trao đổi các thông tin, 26.5
hiểu biết lẫn nhau, tâm tư tình cảm của nhau.
b. KNGT là năng lực của con người biểu hiện trong quá
trình giao tiếp, là hệ thống các thao tác cử chỉ, điệu bộ 13.6
hành vi được chủ thể giao tiếp phối hợp hài hòa.
c. KNGT là khả năng tri giác hiểu được những biểu
hiện bên ngoài cũng như những diễn biến bên trong của
các hiện tượng, trạng thái, phẩm chất tâm lý của đối

9.7

tượng giao tiếp.
d. KNGT là năng lực tiến hành các thao tác, hành động,
kể cả năng lực thực hiện xúc cảm, thái độ nhằm giúp
chủ thể giao tiếp trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm 50.2
với đối tượng giao tiếp một cách hiệu quả nhất nhằm
đạt được mục đích giao tiếp.



- Nhận thức về khái niệm KNGT
Khái niệm KNGT có ý nghĩa rất quan trọng, giúp người
giao tiếp xác định được hoạt động, mục đích giao tiếp của bản
thân. GV và SV cần phải có nhận thức đúng đắn, đầy đủ,
chính xác về khái niệm KNGT, để có thể định hướng được
những thao tác, hành động trong quá trình giao tiếp nhằm đạt
được những mục đích nhất định.
Qua kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 2.2 và
biểu đồ 2.1, chúng tôi có nhận xét như sau:
Có 50.2% số lượng GV và SV nhận thức đúng và đầy đủ
về khái niệm KNGT; có 13.6% và 9.7% nhận thức đúng
nhưng chưa đầy đủ về khái niệm KNGT, còn 26.5% nhận
thức khái niệm KNGT nhầm sang khái niệm giao tiếp. Từ kết
quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy đa số GV và SV đã nhận
thức đúng về khái niệm KNGT tuy nhiên, có 49.8% gần một
nửa số lượng GV và SV chưa có nhận thức đầy đủ về khái
niệm KNGT hoặc nhầm khái niệm KNGT sang khái niệm
giao tiếp, đây là tỷ lệ khá lớn, chính điều này ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình GD KNGT cho SV. Tiến hành trò chuyện,
phỏng vấn sâu một số SV thì chúng tôi nhận được kết quả.


Em N.T.L cho biết “Do trong quá trình học em, em cũng
không hiểu rõ về cơ sở lý luận của các khái niệm nên có sự
nhầm lẫn khi chọn”. Em V.C.N cho biết “Vì nội hàm của khái
niệm cũng nhiều phần giống nhau, em chưa hiểu kỹ về các
khái niệm nên chọn nhầm sang khái niệm giao tiếp”.
Như vậy, còn khá nhiều SV chưa nhận thức đứng đắn về
các khái niệm về KNGT hoặc có nhận thức đúng nhưng chưa
đầy đủ về khái niệm KNGT, biện pháp đặt ra cần GD nhận

thức cho GV và SV nhiều hơn về khái niệm giao tiếp, KNGT,
để SV hiểu rõ vấn đề.
- Thực trạng nhận thức về ý nghĩakỹ năng giao tiếp đối với
sinh viên
Tìm hiểu thực trạng nhận thức về ý nghĩa KNGT cho
SV, chúng tôi tiến hành khảo sát qua các câu hỏi số 2 ở cả hai
phiếu GV và SV. Kết quả thu được như sau:


- Thực trạng nhận thức về ý nghĩa KNGT đối với SV
Trung
Mức độ
bình
TT

Ý nghĩa

Rất



có ý

ý

Ít có Khôn
ý

nghĩ nghĩ nghĩ
a

1

nghĩa

61.0 36.5

2.5

0

3.58

56.6 39.7

3.1

0.6

3.52

53.5 42.7

3.1

0.6

3.49

Khắc phục tính rụt 62.9 34.6


2.5

0

3.60

kiếm việc làm
2

ý

a

Tăng cơ hội tìm

a

g có

Nhanh chóng, dễ
dàng hòa nhập với
môi trường làm
việc

3

Hoàn thiện KNGT
cho bản thân

4


rè, tự tin hơn trong


giao tiếp
5

Phát triển năng lực
chuyên môn

56.6 41.5

1.9

0

3.55

Trong bảng chúng tôi đưa ra 5 ý nghĩa cơ bản của
KNGT cho SV HVNNVN gồm: Tăng cơ hội tìm kiếm việc
làm; Nhanh chóng, dễ dàng hòa nhập với môi trường làm
việc; Hoàn thiện KNGT cho bản thân; Khắc phục tính rụt rè,
tự tin hơn trong giao tiếp; Phát triển năng lực chuyên môn với
giá trị trung bình sau khi chúng tôi xử lý kết quả là 3.49-3.60.
Kết quả này cho thấy phần lớn GV và SV đều đánh giá cao
vai trò to lớn và quan trọng ý nghĩa của KNGT với SV. Hầu
hết các GV và SV đều chọn ở mức độ rất có ý nghĩa và có ý
nghĩa là chiếm đa số.
Qua bảng số liệu ta thấy, ý nghĩa quan trọng đều được cả
GV và SV lựa chọn là nội dung: Khắc phục tính rụt rè, tự tin

hơn trong giao tiếp; Tăng cơ hội tìm kiếm việc làm, với tỉ lệ
62.9% và 61.0% được đánh giá ở mức rất có ý nghĩa.
Ở nội dung: Nhanh chóng, dễ dàng hòa nhập với môi
trường làm việc; Thành công trong việc và cuộc sống; Hoàn


thiện KNGT cho bản thân; Phát triển năng lực chuyên môn,
GV đều đánh giá ở mức rất có ý nghĩa và có ý nghĩa. Những
vẫn còn một số ít GV đánh giá nội dung này ở mức độ ít có ý
nghĩa. Khi tiến hành phỏng vấn 05 GV kết quả chúng tôi thu
được và tổng hợp lại: Các GV cho rằng thường GV chỉ tập
trung vào giảng dạy những kiến thức nội dung bài học, giảng
những kiến thức môn học tới SV mà chưa thật sự hiểu sâu sắc
bản chất hoặc chưa quan tâm nhiều đến những KNGT của SV.
Hoặc trong quá trình giảng dạy cũng cho SV thực hiện nhiều
hoạt động nhưng không nhận xét về các KNGT của SV mà tập
trung vào kết quả môn học mà SV thu nhận được.
Về phía SV qua bảng số liệu, chúng tôi nhận thấy phần
lớn SV đều cho rằng 5 nội dung ý nghĩa của giáo dục kỹ năng
mềm trên là rất có ý nghĩa, có ý nghĩa đối với SV. Nhưng vẫn
có một lượng nhỏ SV cho rằng 05 ý nghĩa đề cập trên là
không có ý nghĩa hoặc ít có ý nghĩa.
Tiến hành phỏng vấn, ý kiến quan điểm được các em đưa
ra dù biết các ý nghĩa quan trọng của KNGT đối với bản thân,
nhưng các em chưa được tham gia thường xuyên vào các hoạt
động GD KNGT, chưa thật sự hiểu bản chất của quá trình này.
Thời gian dành cho việc học trên lớp quá nhiều, không có thời


gian dành cho các hoạt động khác, các hoạt động chưa đa dạng

về hình thức nên chưa thu hút và tạo hứng thú để các em tham
gia.
Tóm lại, qua bảng số liệu, chúng ta thấy rằng SV đã có
nhận thức ban đầu về ý nghĩa KNGT. Tuy nhiên, chưa đánh
giá đúng được từng ý nghĩa KNGT. Vì vậy, điều cần đặt ra
ngay lúc này là phải ứng dụng, cũng như được áp dụng rộng
rãi về KNGT cho SV, đặc biệt thông qua tổ chức các hoạt
động cộng đồng.
- Thực trạng các mức độ về kỹ năng giao tiếp của sinh viên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Để khảo sát thực trạng các mức độ về KNGT của SV
HVNNVN hiện nay. Chúng tôi tiến hành điều tra qua câu hỏi
số 3 ở cả hai phiếu điều tra dành cho GV và phiếu điều tra
dành cho SV (phụ lục 1 và phụ lục 2). Kết quả chúng tôi thu
được như sau:


- Thực trạng các mức độ về KNGT của SV HVNNVN
Mức độ thực trạng Điểm
T

Các kỹ năng

T

giao tiếp

1

2


3

4

Kỹ năng lắng nghe

Tốt

15.

Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng viết văn
bản

á

g
bình

trun
Chư
a đạt

g
bình

41.4

29.5


13.5

2.59

49.5

26.1

8.1

2.51

43.3

24.3

4.2

2.96

8.1 38.8

46.6

6.5

2.49

6


Kỹ năng diễn đạt 16.
thông tin

Kh

Trun

3
28.
2

Qua bảng có thể thấy rằng các KNGT của SV hiện nay
đang dừng lại ở mức “Khá” và mức “Trung bình” là nhiều
nhất với điểm trung bình chúng tôi xử lý từ 2.49 đến 2.96
(điểm trung bình nằm ở mức Trung bình đến mức Khá).
KNGT là KN được diễn ra thường xuyên, hàng ngày trong


đời sống của SV, chúng tôi liệt kê ra 04 KNGT đây là những
KNGT cơ bản nhất, những KNGT chung nhất mà SV nào
cũng yêu cầu phải đạt được. Nhưng chúng ta thấy, các KNGT
này ở mức Tốt chiếm tỷ lệ rất ít từ 8.1% đến 28.2% đây là
con số rất kiêm tốn với số lượng SV chúng tôi tiến hành điều
tra, chỉ có KN thuyết trình số lượng SV đạt mức độ tốt là cao
hơn so với các KN khác là chiếm 28.2%, mức Khá chúng ta
thấy có một vài KNGT chiếm gần 50% là KN lắng nghe, KN
thuyết trình, KN diễn đạt thông tin tiếp theo là KN viết văn
bản. Đối với mức Trung bình cao nhất là KN viết văn bản
chiếm 46.6%, tiếp theo là KN làm quen chiếm 41.1%. Tiếp

tục nhìn vào bảng số liệu ta thấy lượng SV chưa đạt các
KNGT này còn khá nhiều từ 4.2% đến 13.5% đây là con số
đáng báo động, vì đây là những KNGT cơ bản nhất những
cũng có rất nhiều SV chưa đạt được những KN này.
Qua phỏng vấn sâu một 05 SV chúng tôi nhận được kết
quả: Hiện nay HVNNVN có học phần KNGT do các thầy/cô
Bộ môn Tâm lý giảng dạy, giáo trình KNGT giảng dạy cho
SV các KN như: KN lắng nghe; KN thuyết trình; KN diễn đạt
thông tin; KN phản hồi. Từ năm 2016, Học viện thành lập ra
trung tâm KN mềm, giáo trình KNGT của Trung tâm cũng đề


cập đến các KN như: KN lắng nghe, KN thuyết trình; KN
diễn đạt thông tin. Chính vì vậy, do được học trên lớp, được
thực hành nên những KN của SV như lắng nghe, thuyết trình,
diễn đạt thông tin… SV tự đánh giá mình đang ở mức Khá
chiếm tỷ lệ gần 50%. Ngoài ra, ngay trên lớp dạy các môn học
GV cũng hướng dẫn SV về các KNGT nên SV khá hơn ở các
KN làm quen, lắng nghe, thuyết trình, các KN còn lại do chưa
được làm nhiều, thực hành nhiều nên thực trạng hiện nay các
KNGT của SV dừng lại ở mức trung bình.
Tóm lại, chúng ta thấy thực trạng hiện nay các KNGT
của SV là chưa tốt, có những KN SV tự nhận thấy mình chưa
đạt, hoặc chỉ dừng lại ở mức trung bình, mức khá, còn mức
tốt là rất ít. Biện pháp đặt ra cần lồng ghép vào các môn học
để GD các KNGT cho SV hoặc qua đoàn thể, trải nghiệm
giúp SV hoàn thiện hơn các KNGT.
- Thực trạng các hình thức giao tiếp của sinh viên
Để khảo sát các hình thức giao tiếp của SV HVNNVN
hiện nay. Chúng tôi tiến hành điều tra qua câu hỏi số 4 ở cả

hai phiếu điều tra dành cho GV và phiếu điều tra dành cho SV
(phụ lục 1 và phụ lục 2). Kết quả chúng tôi thu được như sau:


- Các hình thức giao tiếp của SV
Điểm
trun

Mức độ giao tiếp

g

T Các kỹ năng

bình

T giao tiếp
Thỉnh

Hiế

Khôn

thoản

m

g bao

g


khi

giờ

65.7

27.2

7.1

0

3.58

52.1

36.5

11.4

0

3.41

23.6

47.9

28.5


0

2.94

Thườn
g xuyên
Thông
1

qua

làm việc theo
nhóm

2

Thông

qua

thuyết

trình,

báo cáo kết
quả

3


Thông qua trả
lời câu hỏi và
phát biểu ý


kiến
Thông qua tổ
4

chức chơi trò

19.8

70.5

9.7

0

3.10

17.8

31.3

38.4

12.5

2.18


chơi
5

Thông
câu lạc bộ

qua

Qua bảng chúng ta dễ dàng nhận thấy, có sự khác biệt ở
điểm số trung bình từ điểm trung bình thấp 2.18 đến điểm
trung bình cao 3.58. Phân tích hình thức giao tiếp của SV,
chúng tôi thấy hình thức được SV sử dụng thường xuyên đó là
thông qua làm việc theo nhóm chiếm tỷ lệ 65.7%, tiếp theo
thông qua thuyết trình, báo cáo chiếm 52.1%, thông qua trả
lời câu hỏi và phát biểu ý kiến 23.6%, thông qua tổ chức chơi
trò chơi 19.8%, cuối cùng thông qua câu lạc bộ là 17.8%.
Hình thức giao tiếp ở mức độ thỉnh thoảng được GV và SV
lựa chọn nhiều nhất là thông qua tổ chức trò chơi chiếm
70.5%, tiếp theo thông qua trả lời câu hỏi và phát biểu ý kiến
chiếm 47.9%... Ở mức độ “không bao giờ” giao tiếp chỉ có
duy nhất hình thức thông qua câu lạc bộ được một lượng nhỏ
SV lựa chọn chiếm 12.5%.


Lý giải tại sao lại có sự chênh lệch % giữa các hình thức.
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn một vài GV và SV, chúng tôi
nhận được kết quả: Cô B.T.K.H cho biết “các hình thức giao
tiếp như thông qua làm việc theo nhóm; thuyết trình, báo cáo;
thông qua trả lời câu hỏi và phát biếu ý kiến; thông qua tổ

chức chơi trò chơi được chúng tôi sử dụng trong lớp học, với
hình thức học tín chỉ, SV tự học là chính nên chúng tôi
thường giao bài tập, chủ đề chia nhóm cho SV về làm báo
cáo, để buổi sau lên thuyết trình. Chính vì vậy, mà hình thức
thông qua làm việc nhóm đượcchúng tôi sử dụng thường
xuyên và nhiều nhất. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng tổ chức trò
chơi làm cho không khí lớp vui vẻ, bớt căng thẳng, SV tích
cực vào bài học hơn. Còn hình thức thông qua câu lạc bộ,
không phải bạn SV nào cũng tham gia các câu lạc bộ trong và
ngoài HVNNVN và có những bạn chưa từng tham gia câu lạc
bộ nào”. Tổng hợp ý kiến của SV, chúng tôi thu được kết
quả: Nhiều SV cũng có ý kiến, hiện nay các thầy/cô thường
chia lớp thành các nhóm nhỏ khác nhau để các nhóm trao đổi
thảo luận, trả lời câu hỏi, bài tập trên lớp, hoặc làm những bài
thuyết trình để buổi sau lên báo cáo, nên hình thức này được
sử dụng nhiều nhất. Sau khi SV báo cáo GV cũng yêu cầu SV


nhận xét, bổ sung cho bài của bạn, đặt câu hỏi và trả lời câu
hỏi của các nhóm khác.. Còn hình thức tổ chức chơi trò chơi
thì các em cho rằng hình thức này diễn ra ở mức độ thỉnh
thoảng, vì tiết học có hạn về thời gian nên không phải lúc nào
cũng có thể tổ chức chơi trò chơi. Hình thức giao tiếp thông
qua câu lạc bộ, các em cho biết câu lạc bộ thường sinh hoạt
theo tuần/tháng/quý nên mức độ gặp nhau thường xuyên để
giao tiếp là ít hơn so với các hình thức khác.
Tóm lại chúng ta thấy, các hình thức giao tiếp chủ yếu
của SV là thông qua làm việc nhóm, thuyết trình, báo cáo.
Còn các hình thức giao tiếp khác SV dừng lại ở mức độ thỉnh
thoảng.

- Thực trạng các hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho
sinh viên của Học viện nông nghiệp Việt Nam
Chúng tôi tìm hiểu thực trạng thầy/cô đã GD KNGT cho
SV thông qua hình thức nào. Chúng tôi tiến hành điều tra qua
câu hỏi số 5 ở cả hai phiếu GV và SV (phụ lục 1 và phụ lục
2). Đây là câu hỏi có nhiều lựa chọn, sau khi xử lý số liệu
chúng tôi thu được kết quả như sau:
- Thực trạng các hình thức GD KNGT cho SV HVNNVN


Qua biểu đồ, chúng tôi nhận thấy rằng GV đã có rất GD
KNGT cho SV bằng nhiều hình thức khác nhau như: thông
qua dạy các môn học, thông qua hoạt động trải nghiệm, thông
qua đoàn thể, thông qua tự rèn luyện. Nhìn vào số liệu thống
kê trên biểu đồ thì hình thức SV và GV lựa chọn nhiều mang
lại hiệu quả cao đó chính là hình thức thông qua dạy các môn
học đạt 63.1%, tiếp đến là hoạt động trải nghiệm đạt 49.1%,
đoàn thể đạt 32.6%, cuối cùng là tự rèn luyện đạt 24.5%. Qua
phỏng vấn sâu một 05 SV chúng tôi tổng hợp kết quả: Hiện
nay, trong các chương trình đào tạo của HVNNVN mới chỉ có
một học phần KNGT (tự chọn), chỉ dành cho một vài Khoa
trong Học viện, nên cơ hội được học lớp KNGT của SV là
không nhiều. Bắt đầu từ K61 (hiện nay là SV năm thứ hai)
Học viện mới ra quy định bắt buộc phải học ba trong sáu KN
mềm tự chọn (KNGT, KN hội nhập, KN làm việc theo nhóm,
KN quản lý bản thân, KN tìm kiếm việc làm, KN lãnh đạo)
như vậy Học viện có 02 học phần KNGT để SV lựa chọn học
(01 học phần trong chương trình đào tạo của Học viện, 01 học
phần trong chương trình của trung tâm KN mềm). Ngoài ra,
trong giờ học trên lớp các môn học khác SV cũng được GV

hướng dẫn về KNGT thông qua các hoạt động tổ chức trên


lớp như: hỏi – đáp, giảng giải, đặt vấn đề, phương pháp đóng
vai, xử lý tình huống, làm việc theo nhóm… cũng giúp SV
rèn luyện được các KNGT. Chính vì vậy, GD KNGT dạy học
thông qua dạy học môn học được cả GV và SV lựa chọn
nhiều hơn các hình thức khác.
Ngoài ra, Học viện cũng còn tổ chức rất nhiều các hoạt
động trải nghiệm giúp SV rèn luyện các KNGT như: cuộc thi
SV tìm hiểu pháp luật (theo nhóm), SV khởi nghiệp, cuộc thi
olympic…SV tại HVNNVN cũng có nhiều cơ hội tham gia
các đoàn thể, các câu lạc bộ nhằm rèn luyện các KNGT như:
Tình nguyện, hoạt động Đoàn…đây cũng chính là cơ hội giúp
SV rèn luyện được các KNGT.
- Kết luận thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên Học
viện nông nghiệp Việt Nam
Qua phân tích số liệu thống kê chúng tôi nhận thấy rằng,
SV vẫn chưa có nhận thức đúng và đầy đủ về khái niệm
KNGT, vẫn nhầm lẫn sang những khái niệm khác. Các KNGT
của SV hiện nay đang ở mức trung bình và mức khá là nhiều
nhất, số lượng SV có KNGT này ở mức tốt vẫn còn đang hạn
chế, hơn thế nữa chúng tôi thấy, chủ yếu các hoạt động giao


tiếp của SV lựa chọn đều diễn ra trong lớp học, ngoài lớp học
và rất ít số liệu này thống nhất với số liệu phân tích các hình
thức GD KNGT chủ yếu của GV là thông qua dạy các môn
học. Như vậy, thông qua các môn học là chủ yếu, nên GV cần
tích hợp các nội dung GD KNGT vào các môn học để GD cho

SV.
- Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp với các cư dân
nông thôn tại các trung tâm học tập cộng đồng cho sinh
viên Học viện nông nghiệp Việt Nam
- Thực trạng nhận thức về ý nghĩa giáo dục kỹ năng giao tiếp
với các cư dân nông thôn tại các trung tâm học tập cộng
đồng của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng nhận thức về ý
nghĩa KNGT với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ của
SV HVNNVN được tiến hành điều tra qua câu hỏi số 7 ở cả
hai phiếu điều tra dành cho GV và SV. Kết quả thu được như
sau:
- Thực trạng nhận thức về ý nghĩa GD KNGT
với các cư dân nông thôn tại các TTHTCĐ đối SV
HVNNVN


Mức độ ý nghĩa

T

Ý nghĩa

T

Rất



Ít có


có ý

ý

ý

nghĩ nghĩ nghĩ
a

a

a

Khô
ng có
ý
nghĩ
a

Điể
m
trun
g
bìn
h

Giúp SV nâng cao KN
tiếp cận kiến thức, hòa
1


nhập môi trường làm
việc, hòa nhập cuộc

69.2 27.5

3.3

0

3.71

57.9 36.2

5.9

0

3.52

5.6

0.9

3.47

sống, tăng cơ hội xin
việc sau khi ra trường.
Giúp SV tăng khả năng
2


giao tiếp, truyền đạt
thông tin tới người
khác.

3 Giúp SV rèn luyện và
sử dụng phương tiện
ngôn ngữ và phi ngôn

55

38.5


×