Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

NOI DUNG BD HSG 10, 11, 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.4 KB, 38 trang )

PHẦN MỘT: GDCD 10
CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC

1. Quan niệm về đạo đức
a) Đạo đức là gì?
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác
điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
VD: giúp đỡ một cụ già muốn qua đường, nhường chỗ ngồi cho một phụ nữ
bế em nhỏ trên xe buýt…
Người có hành vi tham nhũng chà đạp lên lợi ích của Nhà nước và công
dân, là người thiếu đạo đức.
Pháp luật Việt Nam quy định (tại Luật phòng, chống tham nhũng năm
2005), tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó vì vụ lợi.
VD:
- Hành vi tham nhũng: nhận hối lộ, tham ô tài sản Nhà nước
- Hành vi không phải tham nhũng: lấy trộm tài sản Nhà nước
b) Phân biệt đạo đức với pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người
Đạo đức và pháp luật đều là những phương thức có khả năng điều chỉnh nhất
định đối với hành vi của con người. Tuy nhiên, sự điều chỉnh hành vi của đạo đức có
khác biệt với sự điều chỉnh hành vi của pháp luật:
- Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc,
tính cưỡng chế.
VD: đi xe đạp điện phải đội mủ bảo hiểm, dừng xe trước đèn đỏ -> vi phạm
sẽ bị xử phạt hành chính.
- Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức lại mang tính tự nguyện và thường là
những yêu cầu cao của xã hội đối với con người.
VD: lễ phép chào hỏi người lớn, con cái hiếu thảo với cha mẹ, anh em yêu
thương nhau -> vi phạm sẽ bị xã hội lên án (Trăm năm bia đá cũng mòn, Ngàn năm
bia miệng vẫn còn trơ trơ)
- Phong tục, tập quán: Con người phải tuân theo những thói quen, tục lệ, nề


nếp có từ lâu đời.
VD: Thờ cúng ông bà tổ tiên, quét mộ, …
Phân biệt đạo đức với pháp luật liên quan đến môi trường: Bảo vệ môi trường
cũng là một chuẩn mực đạo đức, mỗi người cần phải tuân theo. Có những hành vi
ảnh hưởng xấu đến môi trường, tuy chưa đến mức bị xử lí nhưng vẫn bị dư luận xã
hội lên án.
VD: Một số việc làm hàng ngày gây hại cho môi trường như: Xả rác bừa bãi nơi
công cộng, vứt rác sinh hoạt hàng ngày xuống sông gây ô nhiễm.
Trước đây săn bắt động vật hoang dã, chặt cây rừng đốt làm củi, đốt than,
phá rừng làm nương không bị coi là vi phạm đạo đức thì ngày nay bị coi là vi phạm
đạo đức.


2. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
a) Đối với cá nhân
Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người, giúp cá nhân có ý thức sống
thiện, sống có ích, tăng thêm tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào và rộng hơn là toàn
nhân loại. Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ không còn
ý nghĩa.
VD: Câu nói của Bác: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài
mà không có đức thì là người vô dụng”.
b) Đối với gia đình
Đạo đức là nền tảng của hạnh phúc gia đình, tạo ra sự ổn định và phát triển vững
chắc của gia đình. Đạo đức là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc.
Sự tan vỡ của một số gia đình hiện nay thường có nguyên nhân từ việc vi phạm
ngiêm trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức như con cái không nghe lời cha mẹ, các
thành viên trong gia đình không tôn trọng lẫn nhau, vợ chồng không chung thủy...
c) Đối với xã hội
Một xã hội trong đó các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và luôn được
củng cố, phát triển thì xã hội đó có thể phát triển bền vững. Ngược lại trong một môi

trường xã hội mà các chuẩn mực đạo đức bị xem nhẹ, không được tôn trọng thì nơi
ấy dễ xảy ra sự mất ổn định, thậm chí còn có thể dẫn đến sự đỗ vỡ nhiều mặt trong
đời sống xã hội.

BÀI TẬP
1) Hàng loạt ca nhiễm bệnh được đưa vào cấp cứu, rất nhiều người bị tử vong do
dịch lợn tai xanh gây nên. Trong khi Nhà nước, chính quyền địa phương cùng cơ
quan y tế kêu gọi tiêu hủy đàn gia súc vùng bị dịch thì gia đình ông A vẫn lén lút
mang lợn đi bán nơi khác.
Em đánh giá như thế nào về hành vi của gia đình ông A? Theo em, hành vi
đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến xã hội?
2) Hải nói với Minh: “Theo tớ, để có cuộc sống hạnh phúc thì con người chỉ cần có
tài, kiếm được nhiều tiền là đủ. Đạo đức không có cũng không sao”.
a) Em có đồng ý với ý kiến của Hải hay không? Tại sao?
b)Theo em, đạo đức có vai trò như thế nào đối với cá nhân?
3) Hùng và Minh là học sinh lớp 10. Do mâu thuẫn trong một trận đấu bóng đã dẫn
đến hai bạn đánh nhau ngoài cổng trường gây thương tích cho Hùng. Kết quả là cả
hai bạn đều bị nhà trường kỷ luật tạm đình chỉ học trong ba ngày và hạ một bậc hạnh
kiểm. Theo em, hành vi đánh nhau của Hùng và Minh có vi phạm đạo đức hay
không? Vì sao?
5) A, B và C đi dàn hàng ngang 3 xe đạp điện trên đường với tốc độ nhanh, đến ngã
tư đã đâm mạnh vào một xe máy. A và B bị thương nặng phải vào bệnh viện cấp
cứu.
a) Hành vi của A, B và C là hành vi vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức?
Tại sao?
b) Em hãy chỉ ra các dấu hiệu cơ bản của hành vi vi phạm pháp luật trong
tình huống trên?
c) Theo em, hành vi của A, B, C nên xử lí như thế nào?



4) Bà Mai làm nghề kinh doanh mặt hàng gạo. Bà luôn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
cho Nhà nước đúng qui định nhưng hàng ngày Bà cân gạo cho khách bằng cân riêng
không đủ số lượng.
a) Theo em, hành vi của bà Mai là vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật?
b) Hành vi của bà Mai nên xử lí như thế nào?
6) Sau khi nuôi người con trai duy nhất khôn lớn và lấy vợ cho con xong, bà M
quyết định bán ngôi nhà mình đang ở để lấy tiền cho con. Sau khi bán nhà, bà dọn về
ở với vợ chồng người con trai. Hàng ngày, người con dâu thường to tiếng quát nạt bà
M. Mỗi khi ốm đau, bà M phải tự chăm sóc bản thân, nhiều khi bà còn bị người con
dâu bỏ đói mấy ngày liền. Theo em, con dâu của bà M có phải là người thiếu đạo
đức hay không? Vì sao?
7) Bạo lực học đường không còn là vấn đề mới nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp
hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng này. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và
Đào tạo gần đây nhất thì trong một năm học toàn quốc xảy ra 1.600 vụ việc học sinh
đánh nhau ở trong và ngoài trường học (trung bình 5 vụ/ ngày). Khoảng 5.200 học
sinh thì có một vụ đánh nhau, khoảng 11.000 học sinh thì có một em buộc thôi học
vì đánh nhau.
a) Em có suy nghĩ gì về vấn đề bạo lực học đường qua những thông tin trên?
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bạo lực học đường?
b) Những học sinh tham gia đánh nhau có vi phạm đạo đức không? Đạo đức
là gì? Theo em cần có biện pháp giáo dục đạo đức như thế nào để đẩy lùi được tình
trạng bạo lực học đường?
c) Giả sử trong giờ ra chơi em bị bạn khác lớp đánh vì cho rằng em “nhìn
điểu”. Em sẽ xử lí như thế nào trước tình huống đó? Vì sao?
*8) Đạo đức hiện nay của một bộ phận thanh thiếu niên xuống cấp trầm trọng, thể
hiện qua rất nhiều vụ án cướp của, giết người hàng loạt, đặc biệt hơn hiện tượng này
đã và đang diễn ra chính trong môi trường giáo dục. Em hãy nêu nguyên nhân, hậu
quả và phương hướng tác động của gia đình, nhà trường và xã hội nhằm ngăn chặn
và đẩy lùi vấn nạn trên.
*9) Tìm hiểu về bệnh vô cảm của người Việt Nam ta hiện nay: khái niệm, nguyên

nhân, những biểu hiện của bệnh vô cảm trong cuộc sống, hậu quả, bài học nhận thức
và hành động.
10) Tại sao nói: Đạo đức là vấn đề luôn được đặt ra với tất cả các cá nhân để đảm
bảo cho sự tồn tại và phát triển của gia đình và xã hội.
Em có nhận xét gì về thực trạng suy thoái đạo đức ở một số thanh thiếu niên
hiện nay?
Bản thân em có những suy nghĩ và biện pháp gì để không ngừng tự rèn luyện
phẩm chất đạo đức cho bản thân và gia đình mình.
11) Nhà Sử học, Triết học người Mỹ Will Durant đã từng nói: “Chuẩn mực đạo đức
tự biến đổi phù hợp với điều kiện môi trường”.
Bằng kiến thức đã được học trong chương trình GDCD 10, em hãy cho biết:
a) Em hiểu như thế nào về câu nói đó?
b) Hãy liên hệ thực tế để chứng minh câu nói của Will Durant là đúng.
c) Ngày xưa, một người lấy việc chặt củi, đốt than trên rừng làm nghề sinh
sống được coi là người lương thiện. Ngày nay, nếu chặt củi, đốt than thì bị dư luận
phê phán, cho rằng đó là kẻ phá hoại rừng, thiếu ý thức bảo vệ môi trường và cộng
đồng. Em giải thích thế nào về việc này?


CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

1. Tình yêu
a) Tình yêu là gì?
Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa 2 người khác giới, ở họ có
sự phù hợp về nhiều mặtlàm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện
sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.
b) Thế nào là một tình yêu chân chính?
Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với các quan
niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.
*Biểu hiện:

- Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, gắn bó giữa một nam và một nữ, biểu
hiện bằng sự mong muốn luôn được gần gũi bên nhau, sự đồng cảm sâu sắc về tâm
tư, nguyện vọng, ước mơ, hoài bão…, sự hòa hợp về tính cách của hai người.
- Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi, thể hiện bằng sự chăm lo đến
những nhu cầu, lợi ích của nhau, tự nguyện xác định cho mình những nghĩa vụ đối
với người mình yêu. Tình yêu chân chính đòi hỏi mỗi người phải biết sống vì nhau,
trong nhiều trường hợp phải biết hi sinh cho nhau để đạt được những ước mơ, hoài
bão tốt đẹp.
- Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía.
- Có lòng vị tha và sự thông cảm.
- Làm cho con người trưởng thành và hoàn thiện hơn.
c) Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên
- Yêu đương quá sớm.
+ Tâm, sinh lí vẫn đang trong quá trình phát triển.
+ Chưa thực sự trưởng thành, chín chắn về nhận thức để có thể đưa ra những
quyết định đúng đắn, hệ trọng.
+ Yêu đương quá sớm dễ dẫn đến quan hệ tình dục sớm, để lại nhiều hậu quả tai
hại đối với bản thân, gia đình và xã hội (người bị thiệt thòi nhiều nhất là các bạn nữ).
+ Những bạn yêu đương sớm thường sao nhãng việc học tập.
- Yêu một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới
hoặc yêu đương vì mục đích vụ lợi.
- Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
2. Hôn nhân
a) Hôn nhân là gì?
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.
b) Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay
- Thứ nhất: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ
+ Tình yêu chân chính là cơ sở của hôn nhân tự nguyện và tiến bộ.
+ Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do kết hôn theo
luật định và không phủ nhận vai trò khuyên nhủ, cố vấn của gia đình, người thân và

bạn bè.
+ Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân bảo đảm về mặt pháp lí.


+ Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc đảm bảo quyền tự do li hôn.
- Thứ hai: Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
+ Hôn nhân một vợ một chồng là biểu hiện của tình yêu chân chính.
+ Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là nguyên tắc cơ bản trong gia đình mới
hiện nay. Nguyên tắc này có nghĩa là vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về
mọi mặt trong gia đình, điều này thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài
sản.
3. Gia đình
a) Gia đình là gì?
Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối
quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
b) Chức năng của gia đình
- Chức năng duy trì nòi giống
- Chức năng kinh tế
- Chức năng tổ chức đời sống gia đình
- Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái
c) Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên
- Quan hệ giữa vợ và chồng: Quan hệ vợ chồng được hình thành dựa trên cơ sở
tình yêu và được pháp luật công nhận. Vợ chồng phải có trách nhiệm chung thủy,
yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng xây dựng gia đình no ấm, bình
đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái: Cha mẹ có trách nhiệm yêu thương, nuôi
dưỡng và tạo điều kiện cho con cái được học tập nên người, không phân biệt đối xử
với các con, tôn trọng ý kiến và quyền lợi hợp pháp của các con. Cha mẹ có trách
nhiệm dạy dỗ, giáo dục con cái trở thành người con hiếu thảo trong gia đình, là công
dân có ích cho xã hội.

Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, biết
lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự và truyền
thống tốt đẹp của gia đình. Đối với cha mẹ già, con cái có nghĩa vụ nuôi dưỡng,
chăm sóc chu đáo, không được có những hành vi ngược đãi, xúc phạm.
- Quan hệ giữa ông bà và các cháu: Ông bà có trách nhiệm yêu thương, quan tâm
chăm sóc, giáo dục các cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Cháu
có bổn phận yêu thương, kính trọng, hiếu thảo và có trách nhiệm phụng dưỡng ông
bà.
- Quan hệ giữa anh, chị em: Anh chị em luôn có quan hệ gắn bó, vì vậy, giữa anh
chị em phải có trách nhiệm thương yêu, tôn trọng, đùm bọc và biết bảo ban, chăm
sóc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

BÀI TẬP
1) Hoa mới học lớp 10, xinh đẹp và dịu dàng nên có nhiều chàng đến tìm hiểu. Hoa
băn khoăn không biết lựa chọn ai. Thấy vậy, Bình là bạn thân của Hoa khuyên Hoa:
Mày dại thế, cứ “yêu” thử hai, ba chàng xem chàng nào hơn thì chọn lấy một chàng
vừa đẹp, vừa giàu có để yêu thực sự.
a) Em có đồng ý với ý kiến của Bình không? Vì sao?
b) Nếu là Hoa, em sẽ suy nghĩ và ứng xử như thế nào?


2) Hiện nay, trong học sinh có những bạn nam và nữ chơi thân với nhau và giúp đỡ
nhau trong học tập cũng như trong hoạt động hàng ngày. Chúng ta có nên gán ghép
và cho rằng hai bạn đó yêu nhau hay không? Theo em, ở lứa tuổi này đã nên yêu
đương hay chưa? Tại sao?
3) Hiện nay, có một số người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không
muốn đăng kí kết hôn vì ngại sự ràng buộc của pháp luật. Em có đồng tình với cách
sống này không? Vì sao?
4) Ngọc tâm sự với Hoa: Tớ và anh ấy chia tay rồi.
Hoa hỏi: Sao mà chia tay? Anh ấy làm gì không phải với cậu à?

Ngọc: Ừ. Anh ấy không yêu tớ.
Hoa: Sao cậu biết anh ấy không yêu cậu? Anh ấy nói thế à?
Ngọc: Không, nhưng nếu yêu tớ thì anh ấy phải chìu tớ chứ. Đằng này, tớ
muốn mua mấy bộ áo quần để đi chơi mà anh ấy không mua cho tớ. Tớ mặc đẹp
cũng là nghĩ cho anh ấy đấy chứ.
Em có đồng ý với suy nghĩ của Ngọc không? Tại sao?
5) Có người nói: “Ngày nay tỉ lệ phụ nữ Nhật Bản sống độc thân là rất lớn. Khi họ
có nghề nghiệp ổn định và có thể tự lo cho cuộc sống của bản thân thì họ cho rằng
có gia đình sẽ vướng bận và đánh mất tự do”. Theo em liệu con người có thể sống
mà không cần có gia đình hay không? Tại sao?
6) (Đề thi HSG năm học 2015 – 2016) Một gia đình hạnh phúc không chỉ mang lại
những điều tốt đẹp cho mỗi thành viên mà còn trở thành tế bào lành mạnh của xã
hội.
a) Gia đình là gì? Một gia đình bất hòa thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với
các con?
b) Các thành viên trong gia đình cần có trách nhiệm và cách cư xử như thế
nào để tạo dựng một gia đình hạnh phúc?
c) Em phải làm gì để xây dựng gia đình mình hòa thuận, yêu thương, hạnh
phúc?
7) Tại sao nói: Tự do yêu đương là quyền của mỗi người, nhưng gia đình, nhà
trường, xã hội vẫn phải có trách nhiệm quan tâm, định hướng cho nam nữ bước vào
tuổi thanh niên có được những quan niệm, nhận thức đúng đắn về tình yêu lứa đôi?


CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

1. Lòng yêu nƣớc
a) Lòng yêu nước là gì?
Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết
khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.

b) Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc
Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân tộc.
*Biểu hiện:
- Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. Người Việt Nam yêu nước luôn
hướng về nguồn cội, về ông bà, cha mẹ, tổ tiên và quê hương mình (Dù ai đi ngược
về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba; Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ
không lớn nổi thành người).
- Tình yêu thương đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc. Đồng bào, giống nòi, dân
tộc là những gì thiêng liêng nhất gắn bó con người Việt Nam với nhau. Mỗi người
dân yêu nước luôn biết cảm thông sâu sắc với nỗi đau của đồng bào dân tộc, mong
muốn đồng bào mình được ấm no hạnh phúc. Hôm nay chiến tranh không còn nhưng
thiên tai dịch họa thì luôn ập đến bất ngờ gây nên bao mất mát đau thương. Biết bao
tấm lòng nhân ái, nhường cơm sẻ áo, đùm bọc yêu thương giúp đỡ lẫn nhau xuất
hiện. (HS liên hệ thực tế)
- Lòng tự hào dân tộc chính đáng. (HS tự liên hệ thực tế)
- Đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm. Đoàn kết là sức mạnh,
điều này thể hiện rõ nhất trong chiến tranh giành độc lập tự do của nhân dân ta trong
những năm qua. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay chúng ta
phải đoàn kết một lòng chống thiên tai, chống nghèo nàn lạc hậu, chống quan liêu
tham nhũng lãng phí, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch,
vững mạnh. (HS tự liên hệ thực tế)
- Cần cù và sáng tạo trong lao động. (HS tự liên hệ thực tế)
2. Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc
- Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng
đắn.
- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xã
các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh với các biểu hiện lối sống lai căng, thực dụng, xa rời
các giá trị văn hóa - đạo đức truyền thống của dân tộc.
- Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương, của đất nớc. Thực hiện

tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận
động mọi người xung quanh cùng thực hiện.
- Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết
thực, phù hợp với khả năng như: bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xóa
đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng...
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.


3. Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
- Trung thành với Tổ quốc, với chế độ XHCN. Cảnh giác trước mọi âm mưu chia
rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc
làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc.
- Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ.
- Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa
vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia
các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt
Nam anh hùng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
*Lƣu ý: Lòng yêu nước là cơ sở, là động lực đạo đức của việc nhận thức và thực
hiện tốt trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngược lại, thực hiện tốt trách
nhiệm xây dựng và bào vệ Tổ quốc là sự thể hiện lòng yêu nước của người công
dân.

BÀI TẬP
1) Anh trai Hùng có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ Hùng không muốn con đi bộ đội nên
bàn nhau tìm cách xin cho anh ở lại.
Theo em, Hùng nên làm gì khi biết ý định của bố mẹ? Vì sao?
2) Thanh được địa phương cử và cấp kinh phí cho đi học để sau này trở về phục vụ

quê hương. Nhưng sau khi học xong, Thanh đã tìm mọi cách để được ở lại thành
phố. Nếu là bạn của Thanh, em sẽ làm gì?
3) Khi thảo luận về trách nhiệm bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện nay, bạn Thanh
cho rằng trong điều kiện hiện nay thì nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mới là
quan trọng, còn nhiệm vụ bảo vệ đất nước chỉ quan trọng khi đất nước còn đang
trong thời kì chiến tranh. Em nghĩ như thế nào về ý kiến của bạn Thanh?
4) Bác Hồ đã dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng
nhau giữ lấy nước”.
Em hiểu thế nào về lời dạy của Bác? Theo em, chứng ta cần làm gì để thực
hiện lời dạy của Bác?
5) Tại sao bảo vệ Tổ quốc lại được coi là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý
của mỗi công dân? Học sinh nên và cần làm gì để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ
thiêng liêng, cao quý đó?
6) Nhìn thấy các bạn đang làm tình nguyện giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường
phố, Hà reo lên và nói với Mạnh: Thích thật, tuần tới mình cũng đăng kí tham gia
vào đội tình nguyện của lớp.
Mạnh: Tốt nhất là cậu ở nhà làm “tình nguyện” cho bố mẹ: nấu cơm, rửa bát, quét
nhà, giặt quần áo... Trời nắng lại ra đứng đường hít bụi, mệt người mà chẳng được gì
cả!
Em đồng ý với quan điểm của ai? Tại sao?


CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI

1. Ô nhiễm môi trƣờng và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi
trƣờng
a) Ô nhiễm môi trường
b) Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường
Công dân có nghĩa vụ thực hiện tốt pháp luật và các chính sách của Nhà nước ta về
bảo vệ môi trường. Cụ thể là:

+ Giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học, trường học, nơi ở và nơi công cộng: không vứt
rác, xả nước thải bừa bãi.
+ Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
các giống loài động, thực vật; không đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách
bừa bãi; không dùng chất nổ, điện,... để đánh bắt thủy, hải sản; không tham gia vào
các hành vi vận chuyển, mua bán động vật quý hiếm.
+ Tích cực tham gia tổng vệ sinh trường lớp, nơi ở, đường làng, ngõ xóm; tích
cực trồng cây, trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc.
+ Có thái độ phê phán đối với các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi
trường; phát hiện, tốt cáo những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng
nổ dân số
a) Sự bùng nổ dân số
b) Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự gia tăng dân số
- Nghiêm chỉnh thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và chính sách
dân số - kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước: không kết hôn sớm, không sinh con ở
tuổi vị thành niên, thực hiện mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con.
- Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và mọi người xung quanh thực hiện
tốt Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình
của Nhà nước.
3. Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc phòng
ngừa, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo
a) Những dịch bệnh hiểm nghèo
b) Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa, đẩy lùi những dịch bệnh
hiểm nghèo
+ Tích cực rèn luyện thân thể, luyện tập thể dục thể thao, ăn uống điều độ, giữ
gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ.
+ Sống an toàn, lành mạnh, tránh xa những tệ nạn xã hội, tránh xa những hành vi
có thể gây hại cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.
+ Tích cực tham gia công tác tuyên truyền phòng tránh những bệnh hiểm nghèo;

tuyên truyền phòng chống ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác trong cộng
đồng.


BÀI TẬP
1) Tài nguyên thiên nhiên và môi trường có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống
con người? Thực trạng tài nguyên thiên nhiên và môi trường hiện nay? Biện pháp
bảo vệ?
2) Hãy kể về những hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường và cho biết ý nghĩa của
những hoạt động đó đối với bản thân.
3) Vì sao ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các dịch bệnh hiểm nghèo,… là
những vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay? Nguyên nhân nào khiến chúng xuất
hiện vầ gây nguy hại cho cuộc sống của con người?
4) Hãy quan sát các sơ đồ sau:
1) Ô nhiễm môi trường -> bùng nổ dân số -> dịch bệnh hiểm nghèo.
2) Bùng nổ dân số -> dịch bệnh hiểm nghèo -> ô nhiễm môi trường.
3) Bùng nổ dân số -> ô nhiễm môi trường -> dịch bệnh hiểm nghèo.
Trong 3 sơ đồ trên, sơ đồ nào thể hiện đúng nhất mối quan hệ nhân - quả
giữa ba vấn đề cấp thiết của nhân loại? Tại sao?
5) Giả sử, em là giám đốc một công ty hóa chất. Chất thải của sản phẩm mà công ty
em sản xuất rất độc hại có thể gây ung thư. Tuy nhiên, nếu đầu tư vào việc xử lí chất
thải sẽ làm giảm 50% lợi nhuận của công ty. Em nên xử lí như thế nào?
6) Vô tình em nghe thấy cuộc trao đổi giữa hai bạn Hồng và Hà:
Hồng: Này Hà, tớ còn nhớ cô giáo dạy GDCD từng dạy cho chúng mình là
con người làm ra của cải vật chất, vậy sao hôm nay trong giờ GDCD cô lại bảo dân
số mà tăng quá nhanh thì sẽ dẫn tới đói nghèo.
Hà: Ừ tớ cũng thấy vô lí làm sao ấy, đáng lẽ càng đông dân thì càng giàu
nhanh chứ nhỉ.
Em sẽ giải thích như thế nào về thắc mắc của Hồng và Hà?
7) Thế nào là bùng nổ dân số và hậu quả của bùng nổ dân số? Cần có giải pháp như

thế nào để khắc phục?
8) Những bệnh hiểm nghèo hiện nay đang đe dọa cuộc sống của con người như thế
nào? Cần có giải pháp gì để khắc phục?
9) Là công dân học sinh, em cần suy nghĩ và cần có những việc làm như thế nào về
các hoạt động góp phần phải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại do nhà
trường tổ chức?


PHẦN HAI: GDCD 11
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC

1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tính tất yếu khách quan và tác dụng của
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc
a. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử
dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự
phát triển của công nghiệp cơ khí.
- Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ
tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội.
=> Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện
các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là
chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện,
phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
*Lƣu ý: Ở nước ta, CNH phải gắn liền với HĐH vì ba lí do sau đây:
+ Cho đến nay, nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng kĩ thuật. Cuộc cách
mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với khái niệm CNH (tức là quá trình biến một nước
nông nghiệp thành nước công nghiệp), gắn với quá trình chuyển từ lao động dựa trên
công cụ thủ công là chính lên lao động dựa trên công cụ cơ khí. Cuộc cách mạng kĩ
thuật lần thứ hai (cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại), gắn với khái niệm HĐH
(tức là quá trình trang bị kĩ thuật – công nghệ của một nước ngang trình độ kĩ thuật –

công nghệ mà thời đại hiện có), gắn với quá trình chuyển từ lao động dựa trên dựa trên
công cụ cơ khí hóa lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa và sử dụng rộng rãi
người máy.
+ Nước ta bước vào CNH với điểm xuất phát thấp, muốn nhanh chóng thu hẹp
khoảng cách lạc hậu so với các nước đi trước, khi tiến hành CNH đòi hỏi phải phát
triển theo mô hình CNH rút ngắn về thời gian, do đó phải gắn CNH với HĐH. Nói
cách khác, do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu của nước ta so với các nước
tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
+ Xu hướng toàn cầu hóa đã mở ra cơ hội cho các nước đi sau, trong đó có
nước ta, thực hiện mô hình CNH rút ngắn thời gian.
b. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước
- Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
+ Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
(*Lƣu ý: Ở nước ta, muốn đi theo mô hình CNH, phát triển rút ngắn thì việc
xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH bằng 2 cách:
Cách 1: Thông qua việc ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện
đại để tự tạo ra cơ sở vật chất – kĩ thuật, cách này gọi là « nội sinh hóa » cơ sở vật chất
– kĩ thuật.


Cách 2: Thông qua nhận chuyển giao kĩ thuật, công nghệ mới từ các nước tiên
tiến vào nước ta, cách này được gọi là « ngoại sinh hóa » cơ sở vật chất – kĩ thuật.)
+ Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật công nghệ
giữa nước ta với các nước trên khu vực và thế giới.
+ Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại
và phát triển của xã hội.
- Tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
+ Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội,
thúc đẩy tăng cường và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời

sống nhân dân.
+ Tạo ra lực lượng sản xuất mới làm tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất
XHCN, tăng cường vai trò của Nhà nước XHCN, tăng cường mối quan hệ liên minh giữa
công nhân – nông dân – trí thức.
+ Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới XHCN – nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta
a. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
- Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội, bằng cách chuyển nền kinh tế từ
chỗ dựa trên kĩ thuật thủ công sang dựa trên kĩ thuật cơ khí, chuyển nền văn minh
nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp.
- Áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành của
nền kinh tế quốc dân. Thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại thường gắn với
« hiện đại hóa », gắn với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, gắn với bước
chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh hậu công nghiệp.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH đất nước,
thực hiện bằng cách gắn CNH, HĐH với phát triển kinh tế tri thức.
b. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả
- Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh
tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó, cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó
là cốt lõi của cơ cấu kinh tế. Thực hiện nội dung này thông qua quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém
hiệu quả và bất hợp lí, sang một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả.
Xu hướng của sự chuyển dịch này là đi từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ
cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại.
Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo
hướng CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
phát triển kinh tế tri thức là tiền đề chi phối xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động
trong từng thời kỳ ở nước ta.

c. Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
và tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn
bộ nền kinh tế quốc dân
Địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất XHCN quyết định tính chất XHCN của lực lượng
sản xuất, của CNH, HĐH. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất thông qua CNH,


HĐH càng củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất XHCN trong toàn bộ
nền kinh tế quốc dân.
3. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc
- Nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của CNH,
HĐH đất nước.
- Trong sản xuất, kinh doanh cần lựa chọn ngành, mặt hàng có khả năng cạnh
tranh cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, nhất là khi nước
ta là thành viên của WTO.
- Tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất để tạo
ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá thành thấp, có khả năng chiếm lĩnh thị tường nhằm tối
đa hóa lợi nhuận.
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ theo
hướng hiện đại, đáp ứng nguồn lao động có kĩ thuật cho sự nghiệp CNH, HĐH, gắn với
phát triển kinh tế tri thức.
BÀI TẬP: Là học sinh, em cần phải làm gì để trở thành người lao động đáp ứng được
yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ?
(Gợi ý đáp án: HS cần nêu tinh thần quyết tâm học tập, rèn luyện để trang bị cho mình
kiến thức cần thiết, sau này lớn lên sẽ công tác trong lĩnh vực nào cũng có thể đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.)


CHỦ NGHĨA XÃ HỘI


1. CNXH và những đặc trƣng cơ bản của CNXH ở Việt Nam
a. CNXH là giai đoạn đầu của xã hội CSCN
- Lịch sử phát triển của XH loài người trải qua 5 chế độ xh từ thấp đến cao:
+ XH Cộng sản nguyên thuỷ
+ XH Chiếm hữu nô lệ.
+ XH Phong kiến.
+ XH TBCN.
+ XH Cộng sản chủ nghĩa.
- Theo quan điểm của CN Mác - Lê nin Chủ nghĩa cộng sản phát triển qua hai
giai đoạn từ thấp đến cao:
+ Giai đoạn đầu (giai đoạn thấp - CNXH): Sự phát triển của lực lượng sản xuất
mới đạt tới giới hạn đảm bảo cho xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối “Làm theo
năng lực, hưởng theo lao động”.
+ Giai đoạn sau (giai đoạn cao - XH CSCN): Sự phát triển mạnh mẽ xủa nền
sản xuất xã hội, đặc biệt là sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ tạo ra năng suất lao
động rất cao và ngày càng tăng, các nguồn của cải dồi dào, xã hội có đủ điều kiện vật
chất và tinh thần để thực hiện nguyên tắc phân phối “Làm theo năng lực, hưởng theo
nhu cầu”.
b. Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam
- Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh;
- Do nhân dân làm chủ;
- Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên LLSX hiện đại và QHSX phù hợp với
trình độ phát triển của LLSX;
- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc, phát triển toàn diện;
- Các dân tộc trong cộng đồng VN bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ;
- Có nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản;

- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
2. Quá độ lên CNXH ở nƣớc ta
a. Tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở Việt Nam
Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng và nhân
dân ta đã lựa chọn con đường phát triển tiếp theo là đi lên CNXH bỏ qua chế độ
TBCN. Đây là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và nhân dân ta. Bởi vì:
+ Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới thực sự độc lập.
+ Chỉ có CNXH mới xoá bỏ được áp bức, bóc lột.
+ Đi lên CNXH mới có cuộc sông ấm no, tự do và hạnh phúc; mọi người có
điều kiện phát triển toàn diện.


=>Như vậy tất yếu đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN là sự lựa chọn
đúng đắn của Đảng và nhân dân ta, là xu thế phát triển tất yếu của thời đại.
*Lƣu ý: Quan niệm về các kiểu quá độ lên CNXH:
- Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, từ xã hội tư bản hay tiền tư bản
lên CNXH tất yếu đều phải trải qua một thời kỳ quá độ - gọi là thời kỳ quá độ lên
CNXH. Thời kì này bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành
được chính quyền nhà nước và kết thúc khi xây dựng xong về cơ bản cơ sở vật chất –
kĩ thuật của CNXH. Sở dĩ phải trải qua một thời kỳ quá độ như vậy là vì: ngay sau khi
giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền nhà nước, chúng ta
vẫn chưa có CNXH với đầy đủ và hoàn chỉnh những đặc trưng của nó. Ví dụ như:
+ Chưa có nền đại công nghiệp – cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH.
+ Chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu giữ vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế quốc dân cũng phải qua một quá trình cải tạo và xây dựng mới có được.
- Các nhà kinh điển của CNXH khoa học đã nêu ra hai kiểu quá độ lên CNXH:
+ Quá độ trực tiếp từ CNTB lên CNXH. Đây là kiểu quá độ lên CNXH của các
nước đã qua giai đoạn phát triển TBCN. (VD như nước Nga – Liên Xô cũ)
+ Quá độ gián tiếp từ xã hội tiền tư bản lên CNXH không qua chế độ TBCN.
Đây là kiểu quá độ lên CNXH của những nước chưa qua giai đoạn phát triển TBCN.

(VD như: Việt Nam (từ 1945 đến nay); Trung Quốc (từ 1949 đến nay); Cuba (từ 1959
đến nay),...). Vì chưa qua giai đoạn phát triển của CNTB, cho nên nền kinh tế của
những nước này còn ở trình độ kém phát triển, lạc hậu. Do đó, thời kì quá độ lên
CNXH của những nước này tất yếu sẽ khó khăn hơn, gian khổ hơn và lâu dài hơn so
với những nước đã qua giai đoạn phát triển TBCN.
b. Đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta
- Chính trị: Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN đối với xã hội ngày càng
được tăng cường; Nhà nước XHCN VN ngày càng được củng cố và hoàn thiện để trở
thành Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.
- Kinh tế: Do lực lượng sản xuất còn ở trình độ phát triển thấp, lại chưa đồng
đều nền trong thời kỳ này nền kinh tế ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, phát triển theo định hướng XHCN; trong đó thành phần kinh tế Nhà nước giữ
vai trò chủ đạo.
- Tư tưởng, văn hóa: còn tồn tại nhiều loại, nhiều khuynh hướng tư tưởng, văn
hóa khác nhau. Bên cạnh những tư tưởng, văn hóa XHCN vẫn còn tồn tại những tàn
dư tư tưởng và văn hóa của chế độ cũ.
- Xã hội: Do đặc điểm kinh tế trên đây quy định, trong thời kỳ quá độ lên
CNXH ở nước ta còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau, trong đó, giai cấp
công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là hạt nhân đoàn kết các giai cấp, tầng
lớp trong xã hội để xây dựng thành công CNXH.


CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

1. Tình hình tài nguyên, môi trƣờng ở nƣớc ta hiện nay
- Về tài nguyên: Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt, diện tích rừng đang bị thu
hẹp, nhiều loài động, thực vật quý hiếm đã bị xóa sổ hoặc đang đứng trước nguy cơ
tuyệt chủng, chất lượng đất suy giảm, đất canh tác bị thu hẹp dần, tài nguyên biển ở
vùng gần bờ cũng suy giảm đáng kể.
- Về môi trường: Ô nhiễm nước, không khí và đất đã xuất hiện ở nhiều nơi,

nhiều vấn đề vệ sinh môi trường đã phát sinh ở cả thành thị và nông thôn. Môi trường
biển bắt đầu bị ô nhiễm, trước hết là do khai thác dầu. Các sự cố môi trường như bão,
lụt, hạn hán ngày càng tăng lên.
2. Mục tiêu, phƣơng hƣớng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi
trƣờng
- Mục tiêu: Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh
học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
- Phương hướng cơ bản:
+ Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung
ương đến địa phương. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; ban hành
các chính sách về phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường; mọi tài nguyên
đưa vào sử dụng đều phải nộp thuế hoặc trả tiền thuê.
+ Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ
TN, MT cho mọi người dân. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tiếp nhận được các
thông tin về môi trường, xây dựng nếp sống vệ sinh, tiết kiệm, đẩy mạnh các phong
trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường.
+ Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc
tế, khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tham gia các chương trình hợp tác để
giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường chung với các quốc gia có liên quan.
+ Chủ động phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện MT, bảo tồn thiên nhiên.
Nhà nước áp dụng những biện pháp hiệu quả để tăng tỉ lệ che phủ rừng, bảo vệ động,
thực vật, nhất là những động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, xây dựng các
khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, bảo vệ đa dạng sinh học, chống ô nhiễm đất,
nước, không khí.
+ Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Trước mắt, chúng
ta cần chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi gây lãng phí tài nguyên rừng, suy thoái
đất và ô nhiễm môi trường.
+ Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải, rác,
bụi, tiếng ồn, nhất là ở các thành phố lớn.

3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng
- Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ TN, MT.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ TN, MT
- Vận động mọi người cùng thực hiện; đồng thời chống lại các hành vi vi phạm
pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.


CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO,
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ

1. Chính sách giáo dục và đào tạo
a. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo
Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm
năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao.
b. Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. Muốn vậy, chúng ta phải
thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; cơ cấu tổ chức,
cơ chế quản lí, có chính sách đúng đắn trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử
dụng nhân tài.
- Mở rộng qui mô giáo dục. Trên cơ sở chất lượng và hiệu quả, gắn với yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước mở rộng quy mô giáo dục từ giáo dục mầm non
đến giáo dục đại học, tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp.
- Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Nhà nước huy động mọi nguồn lưc để phát triển
giáo dục và đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, thực hiện chuẩn hóa,
hiện đại hóa nhà trường.
- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Đây là vấn đề mang ý nghĩa nhân
văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục nước ta, bảo đảm học tập là quyền và nghĩa vụ của
công dân, tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội học tập, người giỏi được phát
huy tài năng.
- Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục. Phát triển giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước

và của toàn dân, vì vậy cần đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo
dục, xây dựng xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của
nhân dân.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Tiếp cận chuẩn mực giáo
dục tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của nước ta, tham gia đào tạo
nhân lực khu vực và thế giới.
2. Chính sách khoa học và công nghệ
a. Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ
+ Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra;
+ Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước;
+ Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân;
+ Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động KH và CN.
b. Phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ
- Đổi mới cơ chế quản lí KH và CN nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo
trong nghiên cứu khoa học, lí luận. Nhà nước đầu tư ngân sách vào các chương trình
nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới; huy động các nguồn lực để đi
nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến.
- Tạo thị trường cho KH và CN. Để có thị trường khoa học và công nghệ, nước
ta phải tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa


học và công nghệ, đổi mới công nghệ, hoàn thiện cơ sở pháp lí và nâng cao hiệu lực
thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ, trọng dụng nhân tài.
- Xây dựng tiềm lực cho KH và CN, tập trung ngiên cứu cơ bản định hướng ứng
dụng. Nhà nước coi trọng việc nâng cao chất lượng, tăng thêm số lượng đội ngũ cán
bộ khoa học; tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong
nghiên cứu khoa học và công nghệ.
- Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm của khoa học và công nghệ, đẩy mạnh
nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ

phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học
và công nghệ vật liệu mới.
3. Chính sách văn hoá
a. Nhiệm vụ của văn hoá: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
b. Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc
- Làm cho Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo
trong đời sống tinh thần của nhân dân.
+ Chủ nghĩa Mác - Lênin giúp ta nhận thức đúng đắn các quy luật của tự nhiên,
xã hội và tư duy để xây dựng xã hội mới.
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào
điều kiện cụ thể nước ta và trở thành những giá trị tinh thần, tài sản quí báu của dân
tộc ta. Những giá trị ấy đã và đang cổ vũ dân tộc ta trong công cuộc xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc và xây dựng nền văn hóa mới.
- Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa dân tộc.
+ Phải kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mĩ, văn hóa,
nghệ thuật, thuần phong mĩ tục của dân tộc.
+ Đảng, Nhà nước ta coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản
văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước.
- Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
+ Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, nhân đạo, những thành tựu của nhân loại để
làm giàu cho trí tuệ, tâm hồn người Việt Nam.
+ Ngăn chặn sự xâm nhập của văn hóa độc hại, tệ sùng bái đồng tiền, coi
thường đạo lí, các giá trị nhân văn, kiên quyết chống các hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan.
- Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo
văn hóa của nhân dân.
+ Bảo đảm dân chủ, tự do cho mọi sáng tạo văn hóa , văn học nghệ thuật, cổ vũ
cái đúng, cái đẹp, phê phán cái ác, cái thấp hèn.
+ Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng lối sống mới.
4. Trách nhiệm công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và

công nghệ, văn hoá
(Sgk - học sinh tự liên hệ)


CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

1.Vai trò và nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh
a. Vai trò của quốc phòng và an ninh: Trực tiếp giữ gifnvaf bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
b. Nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh
- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn
diện;
- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc;
- Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN;
- Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, văn hoá tư tưởng và an ninh xã hội;
- Duy trì trật tự kỉ cương, an toàn xã hội;
- Góp phần giữ vững và ổn định chính trị của đất nước, ngăn chặn, đẩy lùi và
làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị
động, bất ngờ. Coi trọng nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị nội bộ.
2. Những phƣơng hƣớng cơ bản nhằm tăng cƣờng quốc phòng và an ninh
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của hệ thống
chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Nền quốc phòng và an ninh của ta là nền quốc phòng toàn dân và an ninh
nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân nên phát huy được sức mạnh tổng hợp của dân
tộc và sức mạnh thời đại.
+ Sức mạnh tổng hợp do nhiều yếu tố tạo nên, nhưng yếu tố có ý nghĩa quyết
định là sức mạnh dân tộc, con người, chính trị, tinh thần mà biểu hiện tập trung ở sức
mạnh của khối đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

+ Sức mạnh dân tộc bao gồm những truyền thống tốt đẹp, sức mạnh của văn
hóa tinh thần và sức mạnh vật chất của dân tộc.
+ Sức mạnh thời đại là sức mạnh của KH và CN, sức mạnh của các lực lượng
tiến bộ và cách mạng trên thế giới.
- Kết hợp quốc phòng với an ninh.
+ Là kết hợp sức mạnh của lực lượng và thế trận QP với sức mạnh của lực
lượng và thế trận an ninh.
+ Lực lượng QP toàn dân và AN nhân dân bao gồm: con người, phương tiện vật
chất và các khả năng khác của dân tộc.
+ Thế trận QP và AN nhân dân là việc tổ chức hợp lí lực lượng trên địa bàn của
cả nước, trong từng địa phương.
- Kết hợp KT – XH với quốc phòng và an ninh.
+ Ta thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
tất yếu phải kết hợp KT với QP và AN.
+ Chiến lược phát triển KT – XH phải gắn với chiến lược QP và AN, chiến
lược QP và AN phục vụ cho chiến lược KT – XH.


3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh
- Tin tưởng vào chính sách QP và AN của Đảng và Nhà nước.
- Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn tinh
vi của kẻ thù.
- Chấp hành pháp luật về QP và AN, giữ gìn trật tự, an ninh quốc gia.
- Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Tích cực tham gia các hoạt động trong lĩnh vực QP và AN ở nơi cư trú.
*Lƣu ý: Học sinh biết cách tham gia tuyên truyền và thực hiện chính sách quốc
phòng và an ninh phù hợp với khả năng của bản thân, như:
+ Tuyên truyền để bạn bè, người thân biết một số nội dung trong chính sách
quốc phòng và an ninh.
+ Tích cực học tập giáo dục quốc phòng ở nhà trường, sẵn sàng tham gia hoạt

động của tổ tuần tra nhân dân ở cộng đồng dân cư...


CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI

1. Vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại
- Vai trò: Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội
nhập với thế giới; góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị
thế nước ta trên trường quốc tế.
- Nhiệm vụ:
+ Giữ vững môi trường hoà bình, tạo đk quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi
mới, đẩy mạnh phát triển KT – XH, CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
+ Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
2. Nguyên tắc của chính sách đối ngoại.
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau.
- Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi.
3. Phƣơng hƣớng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại.
- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác
quốc tế trên các lĩnh vực khác. VN là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng
đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.
- Củng cố tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả,
các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới, mở rộng quan hệ
với các đảng cầm quyền.
- Phát triển công tác đối ngoại nhân dân. Tích cực tham gia vào các diễn đàn
và hoạt động của nhân dân thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình,
dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người. Sẵn sàng

đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân
quyền. Kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ,
xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và ổn định chính trị của Việt
Nam.
- Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại. Đây là một đòi hỏi khách quan của sự
nghiệp đổi mới toàn diện đất nước nhằm phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH.
4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại
- Tin tưởng và chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước.
- Luôn luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của nước ta trên trường
quốc tế.
- Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các công việc liên quan
đến đối ngoại như: rèn luyện nghề; nâng cao trình độ văn hóa và khả năng giao tiếp
bằng ngoại ngữ...


- Khi quan hệ với các đối tác nước ngoài cần thể hiện ý thức dân tộc và phát
huy những nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc, có thái độ hữu nghị, đoàn kết,
lịch sự, tế nhị.
*Lƣu ý: Trách nhiệm của HS:
+ Sử dụng kiến thức đã học để tuyên truyền cho bạn bè, người thân biết một số
nội dung trong chính sách đối ngoại của nhà nước ta.
+ Thể hiện quan hệ hữu nghị với người nước ngoài. Tích cực học tập văn hóa,
ngoại ngữ để có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu hợp tác, hội nhập quốc tế trong tương
lai.


PHẦN BA: GDCD 12
PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG


1. Khái niệm pháp luật
a) Pháp luật là gì?
Pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước xây dựng, ban
hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
b) Các đặc trưng của pháp luật
- Pháp luật có tính quy phạm phổ biến: pháp luật là những quy tắc xử sự chung,
là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với mọi tổ chức, cá
nhân, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung: Pháp luật do nhà nước ban
hành và đảm bảo thực hiện, bắt buộc đối với mọi cá nhân và tổ chức, bất kỳ ai cũng
phải thực hiện, bất kỳ ai vi phạm cũng đều bị xử lí nghiêm theo qui định của pháp luật.
- Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
+ Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật.
+ Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước
được qui định trong Hiến pháp và luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
+ Các văn bản quy phạm pháp luật nằm trong một hệ thống thống nhất: văn bản
do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản của cơ quan nhà
nước cấp trên; nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến
pháp vì Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước.
2. Bản chất của pháp luật
a) Bản chất giai cấp của pháp luật
Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà
nhà nước là đại diện.
b) Bản chất xã hội của pháp luật
- Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.
- Pháp luật không chỉ phản ảnh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu,
lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội.
- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát
triển của xã hội.

3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.
a) Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế
Trong mối quan hệ với kinh tế, pháp luật có tính độc lập tương đối: Một mặt,
pháp luật phụ thuộc vào kinh tế; mặt khác, tác động trở lại đối với kinh tế.
+ Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế thể hiện ở chỗ, chính các quan hệ kinh
tế quyết định nội dung của pháp luật.
+ Pháp luật lại tác động ngược trở lại đối với kinh tế. Sự tác động này có thể là
tích cực và có thể là tiêu cực.


b) Quan hệ giữa pháp luật với chính trị
+ Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị được thể hiện tập trung trong mối
quan hệ giữa đường lối chính trị của đảng cầm quyền và pháp luật của nhà nước.
Đường lối chính trị của đảng cầm quyền có vai trò chỉ đạo trong việc xây dựng và thực
hiện pháp luật. Thông qua pháp luật, ý chí của giai cấp cầm quyền trở thành ý chí của
nhà nước.
+ Ở Việt Nam, đường lối của Đảng được Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật.
Pháp luật là một công cụ hiệu quả để đảm bảo đường lối của Đảng được thực hiện
trong toàn xã hội.
c) Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
- Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức
có tính phổ biến phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội, nhất là pháp luật trong các
lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, văn hóa, xã hội và giáo dục.
- Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
- Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật như: công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ
phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.
ĐẠO ĐỨC

PHÁP LUẬT
Các quy tắc xử sự trong

đời sống xã hội, được nhà
Hình thành từ đời sống xã hội.
NGUỒN GỐC
nước ghi nhận thành các
quy phạm pháp luật.
Các quan niệm, chuẩn mực
thuộc đời sống tinh thần, tình Các quy tắc xử sự (việc
cảm của con người (thiện, ác, được làm, việc phải làm,
NỘI DUNG
công bằng, danh dự, nhân việc không được làm)
phẩm, bổn phận...)
Văn bản quy phạm pháp
HÌNH THỨC THỂ Trong nhận thức, tình cảm luật (Hiến pháp, luật, pháp
con người.
lệnh, nghị định, nghị
HIỆN
quyết, chỉ thị...)
Giáo dục, cưỡng chế bằng
PHƢƠNG THỨC
Dư luận xã hội
quyền lực nhà nước.
TÁC ĐỘNG
Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cùng mục đích làm cho
quan hệ giữa người và người tốt đẹp hơn, xã hội có trật tự
GIỐNG NHAU
kỉ cương hơn.
4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
a) Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội
- Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và
phát triển được.

- Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra,
kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh
thổ.


- Nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên phạm vi toàn
xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội.
b) Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình
- Quyền và nghĩa vụ của công dân được qui định trong các văn bản quy phạm
pháp luật, trong đó qui định rõ công dân được phép làm gì. Căn cứ vào các qui định
này, công dân thực hiện quyền của mình.
- Các văn bản quy phạm pháp luật về hành chính, khiếu nại và tố cáo, hình sự,
tố tụng quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp,
khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân. Căn cứ vào các qui định này, công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
mình.

CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Pháp luật là gì? Nếu không có pháp luật, xã hội có thể tồn tại và phát triển
được không? Vì sao?
Câu 2. Vì sao nói pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội? Để quản lí xã
hội bằng pháp luật, nhà nước cần phải làm gì?
Câu 3. Thông qua pháp luật, công dân thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình như thế nào?
Câu 4. Đối với em, gia đình và bạn bè của em, pháp luật có cần thiết không? Cần thiết
như thế nào? Nêu ví dụ chứng minh về sự cần thiết đó.
Câu 5. Trong cuộc sống hàng ngày, em đã xử sự đúng qui định của pháp luật chưa?
Nêu cụ thể về hành vi xử sự của em hàng ngày trong gia đình, khi tham gia giao thông,
trong học tập, trong bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hóa,…

Câu 6. Là công dân – học sinh, em cần rèn luyện ý thức tôn trọng pháp luật như thế
nào?
Câu 7. Tại sao nói pháp luật có tính độc lập tương đối với kinh tế? Tính độc lập tương
đối của pháp luật trong quan hệ với kinh tế được thể hiện như thế nào? Ví dụ minh
họa.
Câu 8. Theo em, giữa đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền và pháp luật của nhà
nước có quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 9. Từ góc độ của người công dân, em đánh giá như thế nào về vai trò của pháp
luật?

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Bài 1. Trong giờ thảo luận nhóm ở lớp 12A, một số bạn có ý kiến cho rằng, nhà nước
quản lí xã hội bằng pháp luật có nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và như vậy,
pháp luật sẽ đương nhiên được thực hiện trong xã hội mà không cần phải có hoạt động
nào khác nữa; một số các bạn khác lại có ý kiến cho rằng nhà nước quản lí xã hội bằng
pháp luật là phải làm sao pháp luật đó được áp dụng trong thực tiễn.
1. Em suy nghĩ thế nào về những ý kiến trên đây?
2. Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải làm gì?


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×