Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

CƠ sở THỰC TIỄN của tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG tự ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO dục TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.48 KB, 56 trang )

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO

DỤC TRƯỜNG THCS


- Khái quát một số nét cơ bản về huyện Tân Lạc và
các trường trung học cơ sở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
- Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Tân
Lạc, tỉnh Hòa Bình
Tân Lạc là huyện miền núi, cách trung tâm thành phố
Hòa Bình 30 km về phía Tây nam; vị trí địa lý ở vào khoảng
21027’ - 20035’ vĩ bắc và 10506’ - 105023’ kinh đông; phía bắc
giáp huyện Đà Bắc, phía đông giáp huyện Cao Phong, phía tây
giáp huyện Mai Châu, phía nam giáp huyện Lạc Sơn và huyện
Bá Thước (Thanh Hóa). Tổng diện tích tự nhiên 523 km2; dân
số trên 83.200 người, mật độ dân số 160 người/km2.
Địa hình của huyện tương đối phức tạp, với ba phần tư
diện tích là đồi núi, bị chia cắt bởi hàng nghìn khe suối, núi
cao, vực thẳm, tạo nên những khó khăn rất lớn trong việc xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội tập trung, thống
nhất và đồng bộ. Tuy nhiên, với vị trí nằm ở ngã ba đường
quốc lộ 6 và quốc lộ 12B, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
giao lưu kinh tế, văn hóa giữa huyện với các tỉnh, thành trong
cả nước.


Trước đây, vùng đất Tân Lạc chỉ có người Mường sinh
sống. Vào những năm 40 của thế kỷ XX, một số gia đình
người Kinh từ miền xuôi lên buôn bán và định cư lập nên các
phố Đông Lai, Mãn Đức; tiếp đó, trong những năm 19611963 và năm 1985, có thêm hàng trăm hộ thuộc các huyện Vụ


Bản, Ý Yên (Nam Định), Thanh Oai (Hà Nội) lên xây dựng
kinh tế mới; đồng thời, nhiều con em miền xuôi lên công tác,
chiến đấu, lao động ở lại lập nghiệp. Vì vậy, ngày nay Tân
Lạc có hai dân tộc chủ yếu là dân tộc Mường (chiếm 83,5%)
và dân tộc Kinh (chiếm 16%), còn lại là dân tộc khác.
Người dân Tân Lạc tự hào là một trong những chủ nhân
của nền “văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới, đậm bản sắc
văn hóa của người Mường như: ở nhà sàn, uống rượu cần, sắc
bùa, hát ru, hát đối, thường đang, bộ mẹng v.v.. Đặc biệt, đã
sáng tạo, lưu truyền các áng Mo Mường như: Đẻ đất, đẻ
nước, Út Lót, Hồ Liêu, Vườn hoa, núi Cối v.v.. cùng rất nhiều
câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, cao dao, tục ngữ, phản ánh
cuộc sống lao động sản xuất, đấu tranh chống lại các thế lực
đen tối.
Tân Lạc cũng được coi là vùng đất của những lễ hội.
Trước đây, hầu như làng nào cũng có lễ hội, thường được tổ


chức vào dịp đầu năm mới hoặc khi làm mùa (lễ hội Khai hạ
và lễ hội xuống mùa). Hiện nay, một số xã đã tổ chức lễ hội
Khai hạ vào dịp năm mới. Toàn huyện có 3 lễ hội lớn, trong
đó lớn nhất là lễ hội Khai hạ Mường Bi (Phong Phú), thu hút
hàng vạn người dân và du khách thập phương tham dự mỗi
năm. Tiếp đó là lễ hội chùa Kè (Phú Vinh) và lễ hội đánh cá
suối tháng Ba của xã Lỗ Sơn, đây là hai lễ hội tuy mới được
khôi phục, song cũng thu hút ngày càng đông đảo du khách.
Kinh tế của đồng bào các dân tộc huyện Tân Lạc chủ
yếu là nền kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp, kinh tế hàng
hóa chưa phát triển, đời sống của đông đảo nhân dân còn
nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trong những gần đây, huyện Tân

Lạc đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là kinh tế
nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tập trung mở rộng diện
tích trồng cây có múi như Bưởi đỏ Tân Lạc, cam canh, cam
lòng vàng...mang lại thu nhập kinh tế cao cho bà con nông
dân.
- Đặc điểm các trường trung học cơ sở
huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
- Về quy mô trường lớp, học sinh


Toàn huyện có 63 trường; trong đó có 25 trường mầm non
(01 trường mầm non tư thục), 02 cơ sở giáo dục mầm non; 13
trường tiểu học; 13 trường THCS; 12 trường Tiểu học và
THCS với 736 lớp, 18.707 học sinh.
- Về quy mô đội ngũ: Toàn huyện có 1773 cán bộ, giáo
viên, nhân viên, trong đó có 1627 biên chế, 136 hợp đồng(67
hợp đồng theo Nghị định 68; 69 hợp đồng ngắn hạn). Chia ra:
Quản lý nhà nước 10; Quản lý trường học 163; giáo viên
1330; nhân viên 270. Trong đó cấp THCS có 487 cán bộ quản
lý, giáo viên và nhân viên, chia ra: Quản lý 51, giáo viên 345,
nhân viên 91.
- Về cơ sở vật chất
Trong những năm qua, Phòng GD&ĐT đã tích cực tham
mưu cho Ủy ban nhân dân huyện quan tâm đầu tư, xây dựng,
tu sửa cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị, đồ dùng - thiết
bị dạy học để phục vụ cho việc thực hiện đổi mới phương
pháp giảng dạy; đầu tư theo hướng kiên cố hoá trường học.
Đặc biệt đã đầu tư trang thiết bị phòng học bộ môn, phòng tin
học cho một số trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông, góp phần quan trọng trong việc duy



trì, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới
căn bản toàn diện giáo dục. Toàn huyện có 732 phòng học,
trong đó phòng kiên cố 575(chiếm 78,6%); phòng bán kiên cố
135(chiếm 18,4%); phòng tạm 22(chiếm 3,0%). Cấp THCS có
460 phòng (377 phòng kiên cố; 77 phòng bán kiên cố; 6 phòng
tạm), chia ra: phòng học 194; phòng bộ môn 32; phòng đa
năng 1; phòng thư viện 18; phòng thiết bị 24; phòng hành
chính quản trị 105; phòng y tế 9; phòng nội trú học sinh 14;
phòng nội trú giáo viên 63.
Toàn huyện hiện có 25 trường đạt chuẩn quốc gia(chiếm
36,5%). Trong đó cấp THCS có 7 trường (Trường THCS Đông
Lai; THCS Tử Nê; THCS Kim Đồng; THCS Phong Phú;
THCS Phú Cường; THCS Địch Giáo; THCS Lỗ Sơn)
- Về các hoạt động day học
Tất cả các trường THCS trên địa bàn huyện đều thực hiện
đầy đủ, đảm bảo nội dung, chương trình sách giáo khoa và
phân phối chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT; dạy
đủ các tiết thực hành, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp,
giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ theo quy định, việc ứng
dụng công nghệ thông tin đã được Phòng GD&ĐT triển khai


phát triển hệ thống hạ tầng và thiết bị công nghệ thông tin
trong toàn huyện theo hướng đồng bộ, hiện đại, đến nay,
100% các đơn vị trường họ có máy tính, máy chiều và được
kết nối internet tốc độ cao(02 nhà mạng riêng biệt, vinaphone
và viettel); 7/13 trường THCS có phòng máy tính học học
sinh. Phòng GD&ĐT đã tích cực triển khai thực hiện hệ thống

cổng thông tin điện tử, website giáo dục. Hệ thống thông tin
quản lý giáo dục đã được tích hợp lên website và email để
thực hiện các công việc quản lý, điều hành. Hệ thống cơ sở dữ
liệu giáo dục đã được hình thành, sử dụng ổn định và khai
thác có hiệu quả. Các hệ thống thông tin EMIS và Phổ cập
Giáo dục đã đáp ứng đầy đủ thông tin cho công tác hoạch
định chính sách và chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục
cho cơ quan quản lý giáo dục các cấp trên địa bàn. Việc ứng
dụng Công nghệ thông tin trong hỗ trợ đổi mới nội dung,
phương pháp dạy học đã được chú trọng.
- Về chất lượng giáo viên
Đội ngũ quản lý, giáo viên trên địa bàn huyện đều đạt
chuẩn trình độ đào tạo(đạt 100%), trong đó trình độ trên
chuẩn chiếm tỉ lệ cao(trình độ trên chuẩn của các cấp học là:
Mầm non đạt 44,07%, Tiểu học đạt 72%; THCS đạt 45%.);


Đội ngũ nhà giáo có lòng yêu nghề, có phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc,
có ý chí vươn lên, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm của nhà giáo
được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung,
phương pháp dạy học. Phòng GD&ĐT và các đơn vị trường
học đã tích cực đổi mới hình thức, phương pháp bồi dưỡng,
tập huấn theo nhu cầu của cán bộ quản lý và giáo viên và theo
định hướng của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT phù hợp với tình
hình thực của từng vùng. Hàng năm, Phòng GD&ĐT đã
nghiên cứu, hướng dẫn và chỉ đạo các trường nghiêm túc thực
hiện việc đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định.
- Thống kê số lượng đội ngũ từ năm học 2014-2015 đến

năm học 2016-2017
Năm học 2014-2015

Năm học 2015-2016

Trình độ

Trình độ

Tổn

Trình độ

Chuyên môn

g số

chuyên môn

Đối
tượng Tổn
g số

chuyên môn
T

C

Đ


C

Đ

H

Tổn
g số

Năm học 2016-2017

T

C

Đ

T

C

Đ

H

C

CĐ ĐH



QL

GV

NV

Tổng

52

359
46

457

39

39

9

43

48

21

14

8


1

349

5

2

57

23

18

2

6

454

4

44

19

15

3


6

345

9

5

53

20

20

6

5

43

43

51

449

40

40


6

45

18

15

8

7

9

4

20

20

3

6

- Thống kê chất lượng đội ngũ từ năm học 2014-2015 đến
năm học 2016-2017 (đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp: XS
- Xuất sắc; TB - Trung bình)

Đ


Năm học

Năm học

Năm học



2014-2015

2015-2016

2016-2017

i
t

T

T

T

ư










n

n

n

n

g

g

g

g
s


Kết quả

s

Kết quả

s


phân loại



phân loại

ố phân loại

X K TK

X K TK

Kết quả

X K TK


S

h
á

B

é

S

m


h
á

B

é
m

S

h
á

B

Q 5 3 1

4 2 2

5 1 3

L

2 5 7

8 3 5

1 8 3

3 2


3 2 1

3 1 1

G 5 5 9

4 3 0 1

4 9 3 1

V 9 7 5 7

9 4 5 0

5 8 7 0

N 4 2 2

5 1 3

5 1 2 1

é
m

V 6 0 0 5 1 7 5 2 9 1 3 8 0 5
T



4 3 1

4 2 1

4 2 1

n

5 1 3 1

5 7 6 1

4 3 9 2

g

7 2 2 2 1 4 2 2 9 1 9 4 0 5

- Thống kê chất lượng đội ngũ giáo viên giỏi đạt giải cấp
huyện, cấp tỉnh từ năm học 2014-2015 đến năm học 20162017.
Giáo viên dạy giỏi
Năm học

2014-2015

Cấp huyện

Cấp tỉnh

89


6

Quốc gia


2015-2016

106

8

2016-2017

107

12

- Chất lượng học sinh
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn
trực tiếp về công tác chuyên môn của Sở GD&ĐT tỉnh Hòa
Bình, Phòng GD&ĐT huyện Tân Lạc đã đặc biệt quan tâm
chỉ đạo và có nhiều giải pháp thiết thực, cụ thể phù hợp với
điều kiện cụ thể của từng trường nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học. Chính vì vậy chất lượng giáo dục đại trà đã được
duy trì và nâng cao, cụ thể xếp loại về hạnh kiểm, học lực như
sau:
-Bảng thống kê chất lượng giáo dục đại trà của học sinh.
+ Học lực:


Xếp loại

Năm học

Năm học

Năm học

2014-2015

2015-2016

2016-2017

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Giỏi

355


8,2%

328

7,4%

296

7,1%

Khá

1572

36,3%

1608

36,2%

1581

37,8%

Ghi
chú


Trung bình


2241

51,8%

2291

51,5%

2092

50,0%

Yếu

156

3,6%

219

4,9%

204

4,9%

Kém

2


0,05%

1

0,02%

13

0,3%

Cộng

4326

4447

4186

+ Hạnh kiểm:

Xếp loại

Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Cộng

- Bảng thống kê chất lượng giáo dục mũi nhọn của
học sinh.



Học sinh giỏi
Năm học
Cấp huyện

Cấp tỉnh

Quốc gia

2014-2015

849

95

1

2015-2016

949

112

3

2016-2017

1227


90

3

- Thực trạng tổ chức hoạt động tự đánh giá chất
lượng giáo dục các trường trung học cơ sở huyện Tân Lạc,
tỉnh Hòa Bình
Tổ chức hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục là một
quá trình tự học tập, tự nghiên cứu và tự hoàn thiện theo các
chuẩn mực đã ban hành để nhà trường được công nhận đạt
tiêu chuẩn kiểm định. Vì vậy, các trường rất quan tâm, chú
trọng đầu tư cho hoạt động này. Hiện nay, tất cả các trường
THCS trong huyện (13/13 trường) đã tiến hành thường xuyên
tổ chức hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục. Khi tiến
hành hoạt động tự đánh giá, các trường đã huy động được sức
mạnh của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.


Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Sở GD&ĐT,
Phòng GD&ĐT, lãnh đạo các trường đã tích cực triển khai,
quán triệt sâu rộng đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên
trong nhà trường. Đồng thời, nhà trường tiến hành các hoạt
động bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ,
học hỏi kinh nghiệm... cho các đối tượng tham gia vào quá
trình tự đánh giá chất lượng giáo dục. Từ kết quả tự đánh giá
chất lượng giáo dục, nhiều trường đã đưa ra các chính sách,
giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, khẳng
định vị thế của nhà trường với cơ quan, tổ chức tài trợ, cấp
kinh phí hay xã hội (07 trường đạt chuẩn quốc gia)... Tuy
nhiên, do nhận thức của người lãnh đạo, quản lý; cơ sở vật

chất, trang thiết bị, kinh phí;...các trường THCS không đồng
đều dẫn đến chất lượng tổ chức hoạt động tự đánh giá chất
lượng giáo dục có sự khác biệt.
- Ưu điểm và nguyên nhân
* Về ưu điểm
Một là, cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường trung học
cơ sở đã nhận thức đúng đắn và phát huy được trách nhiệm


của mình trong tổ chức hoạt động tự đánh giá chất lượng
giáo dục.
Tự đánh giá chất lượng giáo dục là yêu cầu khách quan và
là yếu tố có tính quyết định đối với các trường bởi mục đích
của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục là giúp các
trường có cái nhìn tổng thể về chất lượng giáo dục từ đó có
các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng (92,7% ý kiến
khảo sát nhận định). Kết quả khảo sát cho thấy, có đến 85,4%
ý kiến đánh giá tự đánh giá chất lượng giáo dục là công tác
quan trọng và chỉ có 14,6% ý kiến nhận định công tác tự đánh
giá chất lượng giáo dục là công tác không quan trọng. Như
vậy, hầu hết các ý kiến đều cho rằng việc thực hiện công tác
tổ chức hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục là quan
trọng, cần thiết bởi thông qua hoạt động này giúp Ban giám
hiệu nhà trường rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng chất
lượng của trường mình từ đó điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch
phát triển giáo dục toàn diện cho năm học kế tiếp.
Nhận thức công tác tự đánh giá là quan trọng nên cán bộ,
giáo viên, nhân viên các trường luôn nghiên cứu, học hỏi, tìm
hiểu về mục đích, yêu cầu, nội dung, cách thức thực hiện công
tác tự đánh giá để đem lại hiệu quả cao cho công tác này. Nói



về mức độ nhận thức công tác tự đánh giá, có 14,6% ý kiến
khẳng định họ rất hiểu về công tác tự đánh giá; có 53,7% ý
kiến khẳng định họ khá hiểu công tác tự đánh giá và 31,7% ý
kiến khẳng định họ hiểu công tác tự đánh giá ở mức bình
thường. Đặc biệt, khảo sát chú trọng đến nhận thức của cán
bộ, giáo viên, nhân viên về các tiêu chí tự đánh giá do đây là
cơ sở xác định chính xác, khách quan, đầy đủ chất lượng giáo
dục. Việc thực hiện tự đánh giá dựa trên các tiêu chí và các
tiêu chí là mục tiêu để nhiều trường phấn đấu đạt được. Ở kết
quả khảo sát, nhóm tiêu chí tổ chức và quản lý nhà trường và
nhóm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh được
đánh giá phù hợp chiếm 98,8%, tiếp theo là nhóm cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học và nhóm hoạt động giáo dục và kết
quả giáo dục được đánh giá phù hợp chiếm 97,6% và thấp
nhất là nhóm quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
chiếm 95,1%. Nhìn vào kết quả có thể thấy cán bộ, giáo viên,
nhân viên đánh giá nhóm quan hệ giữa nhà trường, gia đình
và xã hội vẫn còn nhiều tiêu chí không phù hợp, còn chung
chung hoặc khó xác định gây khó khăn cho quá trình và ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng tự đánh giá.


Về trách nhiệm tự đánh giá chất lượng giáo dục, có
59,8% ý kiến cho rằng trách nhiệm thuộc về tập thể cán bộ,
giáo viên, nhân viên và 40,2% ý kiến cho rằng trách nhiệm
thuộc về Hội đồng tự đánh giá. Như vậy, cán bộ, giáo viên
đều nhận định trách nhiệm thực hiện công tác tự đánh giá là
trách nhiệm của tập thể nhà trường, không của riêng bất kỳ ai

bởi tự đánh giá chất lượng giáo dục là công tác khó khăn,
phức tạp, đòi hỏi sự chung sức của toàn thể nhà trường. Và
thực tế ghi nhận, ở trường nào có sự đồng lòng, đồng sức của
tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên thì công tác tự đánh giá
đem lại chất lượng, hiệu quả.
Xác định cán bộ, giáo viên, nhân viên chính là người thực
hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng bởi nội dung, kết quả
công việc của họ là cơ sở dữ liệu để các trường tiến hành tự
đánh giá- nhìn nhận những điểm mạnh, những tồn tại và đề ra
biện pháp khắc phục. Đồng thời, họ cũng là đối tượng khảo
sát, phỏng vấn của đoàn đánh giá ngoài. Vậy nên hoạt động
bồi dưỡng thường xuyên về đạo đức, nâng cao nhận thức, tư
tưởng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cần phải đặt
lên hàng đầu. Ngay từ đầu khi tổ chức triển khai công tác tổ
chức hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục, Ban Giám


hiệu các trường trung học cơ sở đã nghiên cứu, quán triệt sâu
rộng đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên các văn bản là
cơ sở tổ chức hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục như:
“Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ
GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng
giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường
xuyên; Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày
28/12/2012 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn tự đánh giá và
đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục
thường xuyên; Công văn số 46/KTKĐCLGD-KĐPT ngày
15/01/2013 của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo
dục về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu

chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và trường
trung học”.
Nhằm bảo đảm quá trình tổ chức hoạt động tự đánh giá
chất lượng giáo dục phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội địa
phương được nhận thức đúng đắn và quán triệt đến tất cả các
thành phần, các trường THCS đã phổ biến các văn bản của Sở
GD&ĐT, Phòng GD&ĐT hướng dẫn công tác tự đánh giá
chất lượng giáo dục như: “Công văn số 1894/SGDĐT-


KTQLCLGD ngày 04/10/2013 của Sở GD&ĐT tỉnh Hòa
Bình về việc hướng dẫn thực hiện công tác khảo thí và kiểm
định chất lượng giáo dục năm học 2013-2014; Công văn số
2153/SGDĐT-KTQLCLGD ngày 06/11/2014 của Sở GD&ĐT
tỉnh Hòa Bình về việc hướng dẫn thực hiện công tác khảo thí
và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2014-2015; Công
văn số 1853/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 05/10/2015 của Sở
GD&ĐT tỉnh Hòa Bình về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 20152016; Công văn số 571/PGDĐT ngày 17/10/2013 của Phòng
GD&ĐT huyện Tân Lạc về việc hướng dẫn thực hiện công tác
Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 20132014; Công văn số 753/PGDĐT ngày 10/11/2014 của Phòng
GD&ĐT huyện Tân Lạc về việc hướng dẫn thực hiện công tác
Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 20142015; Công văn số 612/PGD&ĐT ngày 14/10/2015 của
Phòng GD&ĐT huyện Tân Lạc về việc hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục năm học
2015-2016; Công văn số 598/PGDĐT ngày 28/10/2013 của
Phòng GD&ĐT huyện Tân Lạc về việc tập huấn công tác
khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2013-



2014; Công văn số 754/PGDĐT ngày 10/11/2014 của Phòng
GD&ĐT huyện Tân Lạc về việc kế hoạch tập huấn công tác
khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 20142015; Công văn số 611/PGDĐT ngày 14/10/2015 của Phòng
GD&ĐT huyện Tân Lạc về việc tập huấn công tác kiểm định
chất lượng giáo dục trong các trường mầm non, tiểu học và
trung học cơ sở”… Nội dung quán triệt, chỉ đạo các trường
triển khai tập trung vào mục đích, ý nghĩa, nội dung tiêu
chuẩn, tiêu chí, quy trình, xây dựng báo cáo tự đánh giá.
Bên cạnh đó, các trường đã triển khai nhiều giải pháp
nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về công
tác tự đánh giá chất lượng giáo dục. Nhiều trường đã cử cán
bộ, giáo viên, nhân viên tham gia hội nghị, hội thảo triển khai,
tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ công tác tự đánh giá chất
lượng giáo dục (hội nghị triển khai công tác đầu năm học, hội
nghị hiệu trưởng, hội nghị trực tuyến về công tác kiểm định
chất lượng giáo dục...) do Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Bộ
GD&ĐT tổ chức (2 lần/năm). Đồng thời, các trường đã tổ
chức tập huấn thường xuyên cho tất cả cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên qua hội nghị chuyên đề, hội nghị tổng kết năm
học, các buổi học tập kinh nghiệm các trường đã thực hiện


công tác tự đánh giá chất lượng... Đánh giá mức độ thực hiện
các hình thức nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân
viên, hình thức cử cán bộ quản lý, giáo viên tham gia các hội
nghị, hội thảo triển khai, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ
công tác tự đánh giá được xác định thực hiện tốt nhất (chiếm
89%), tiếp theo là hình thức tổ chức học tập kinh nghiệm các
trường đã thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục
(chiếm 80,5%) và hình thức tự tập huấn chuyên môn, nghiệp

vụ công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục (chiếm 74,4%).
Không chỉ nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên trong trường, bản thân người chỉ đạo, lãnh
đạo công tác tự đánh giá (hiệu trưởng- chủ tịch hội đồng tự
đánh giá) các trường luôn tự trau dồi, nâng cao nhận thức,
chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân thông qua việc tự học
tập, rèn luyện, nghiên cứu tài liệu, văn bản về các tiêu chuẩn
tự đánh giá, quy trình tiến hành, tập hợp được trí tuệ của Hội
đồng sư phạm nhà trường, phát huy được năng lực của từng
cá nhân trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục.
Hai là, công tác xây dựng kế hoạch và báo cáo tự đánh
giá được Ban giám hiệu các trường chỉ đạo thực hiện chặt
chẽ, có hiệu quả


Ban giám hiệu có vai trò quan trọng trong việc phân công,
chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra mọi công việc của nhà trường,
trong đó có công tác tổ chức hoạt động tự đánh giá chất lượng
giáo dục. Để thực hiện công tác này, Ban giám hiệu đã thành
lập Hội đồng tự đánh giá với nhiệm vụ xem xét, kiểm tra, đánh
giá theo quy định để xác định thực trạng chất lượng, hiệu quả
giáo dục, nhân lực, cơ sở vật chất, từ đó thu thập các minh
chứng để giải trình với các cơ quan chức năng, với xã hội về
thực trạng chất lượng giáo dục và để cơ quan chức năng đánh
giá và công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Như vậy, Ban giám hiệu nhà trường đã phát huy vai trò theo
đúng cơ chế điều hành, quản lý chặt chẽ các hoạt động tự
đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường, thúc đẩy việc
thực hiện công tác này ngày càng có hiệu quả.
Với hoạt động chỉ đạo của mình, Ban giám hiệu đã tạo

điều kiện thuận lợi cho tổ chức hoạt động tự đánh giá được
tiến hành một cách thống nhất, đồng bộ và có hiệu quả.
Căn cứ kế hoạch của Phòng GD&ĐT, sự lãnh đạo, chỉ
đạo của Ban giám hiệu, hội đồng tự đánh giá đã xây dựng kế
hoạch tự đánh giá chất lượng đúng quy định theo hướng dẫn
của Phòng GD&ĐT (kết quả khảo sát cho thấy, 84,1% ý kiến


cho rằng Hội đồng tự đánh giá có trách nhiệm xây dựng kế
hoạch tự đánh giá) bao gồm các nội dung: mục đích, yêu cầu,
phạm vi, nội dung và tổ chức thực hiện, trong đó xác định cụ
thể mục đích của hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục là
nhà trường tự kiểm tra xem xét và chỉ ra điểm mạnh, điểm
yếu của từng tiêu chí trong các tiêu chuẩn quy định. Từ đó,
nhà trường tiếp tục phát huy các điểm mạnh và có biện pháp
khắc phục những điểm yếu để từng bước hoàn thiện tất cả các
chỉ số chưa đạt trong từng tiêu chí, từng tiêu chuẩn theo quy
định. Đồng thời, để nhà trường không ngừng cải tiến, nâng
cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, để giải trình với các cơ
quan chức năng, với xã hội về thưc trạng chất lượng giáo dục
của trường; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận
trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Việc xác định
chính xác, đầy đủ mục đích hoạt động tự đánh giá là cơ sở để
Ban giám hiệu, Hội đồng tự đánh giá xây dựng kế hoạch hành
động đảm bảo thực hiện hiệu quả hoạt động này.
Phạm vi tự đánh giá được xác định trong kế hoạch tự
đánh giá là bao quát toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà
trường theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trung



học cơ sở do Bộ GD&ĐT ban hành, bao gồm 05 tiêu chuẩn
với 36 tiêu chí và 108 chỉ số.
Kế hoạch tự đánh giá cũng xác định trách nhiệm của Ban
giám hiệu, hội đồng tự đánh giá và từng cán bộ, giáo viên,
nhân viên trong nhà trường. Trong quá trình tổ chức thực hiện
hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục, Ban giám hiệu tổ
chức họp Hội đồng sư phạm để triển khai các nội dung cơ bản
của các tiêu chuẩn theo quy định trước tập thể Hội đồng tự
đánh giá, trưởng ban các bộ phận, đoàn thể và các tổ chuyên
môn trong nhà trường. Từng bộ phận, đoàn thể và cá nhân
được phân công phụ trách xây dựng kế hoạch, thời gian cụ thể
để tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả cho Ban Giám hiệu
nhà trường. Ban giám hiệu tổng hợp và lập báo cáo trình qua
Hội đồng tự đánh giá, tổ chức đánh giá, đúc kết kinh nghiệm
và động viên khen thưởng.
Như vậy, Ban giám hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong việc xây dựng kế hoạch tự đánh giá đòi hỏi hợp lý với
các điều kiện về thời gian, nguồn lực và đội ngũ tham gia viết
báo cáo tự đánh giá cũng như mối quan hệ với chuyên gia tư
vấn (nếu có).


Để đảm bảo chất lượng báo cáo tự đánh giá, Hội đồng tự
đánh giá đã tiến hành nhiều phương pháp khác nhau để đánh
giá, trong đó chủ yếu là phương pháp khảo sát thực tế các mặt
hoạt động của nhà trường trên cơ sở căn cứ theo bộ tiêu chí,
tiêu chuẩn; tổ chức phân công các lực lượng sưu tầm thông
tin, minh chứng; tiến hành so sánh, đối chiếu, phân tích các
dữ liệu thu thập được. Trong quá trình tự đánh giá các nhà
trường đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau như: Bộ tiêu

chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở do
Bộ GD&ĐT ban hành; sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin
như sử dụng phần mềm, khai thác mạng Internet,…để khai
thác các thông tin minh chứng và phục vụ cho việc viết báo
cáo tự đánh giá.
Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, các thành viên được
phân công nhiệm vụ triển khai thu thập thông tin minh chứng,
thống kê và xử lý số liệu, thực hiện việc viết báo cáo tiêu chí
và hoàn thiện báo cáo tự đánh giá. Việc viết báo cáo tự cần có
kế hoạch cụ thể để triển khai, cần có sự nghiên cứu, thẩm
định, tổng kết, nghiệm thu giống như một báo cáo khoa học,
có tài liệu tham khảo là các minh chứng,... Vì vậy, báo cáo
luôn được chú trọng thực hiện với quy trình, cách thức chính


×