Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Biện pháp thi công ốp đá Granite công trình cao tầng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.71 MB, 34 trang )

QUY TRÌNH CHỐNG THẤM ĐÁ
GRANITE & MARBLE
1.

Mã TL: QT/QLCT
rev 00.01.06.12
Số trang:

1

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN.

Bước 1: phải để cho đá thật khô, nếu đá mới cắt thì đem phơi nắng cho viên đá thật khô
Bước 2: dùng cọ hoặc ru lo quét chất chống thấm lên trên, dưới và bốn cạnh xung quanh của viên đá
-

Lớp đầu tiên là lớp chủ yếu, nên phải đảm bảo phủ dày, đều tay để tránh bị xót.

phải bảo đảm rằng tất cả các mặt và các cạnh của viên đá phải được phủ kín hóa chất chống thấm
marble sealer / Granite Hi – Seal.
Bước 3: Sau khi chống thấm xong lần 1, chúng ta đợi khoảng 2~3 phút sẽ tiến hành quét lớp thứ 2 ( Tùy độ
thẩm thấu của từng loại đá mà ta có thể quét 2 hoặc 3 lần để đảm bảo đá được chống thấm hoàn toàn)
Bước 4: Sau khi quét lớp cuối cùng, khoảng 4~5 phút, dùng vải khô lau sạch lớp chất chống thấm còn đọng
lại trên bề mặt của viên đá, đá sẽ bị ố vết phim trắng nếu không vệ sinh sạch bề mặt.
Bước 5 : Để những viên đá đã chống thấm ở những nơi khô ráo hoàn toàn và tối thiểu 12 giờ sau đó mới
được thi công. Trong quá trình thi công nếu phải cắt lại viên đá thì phải dùng chống thấm chống thấm lại
đường cắt đó rồi mới thi công.
Lưu ý :
-

Chất chống thấm sẽ đạt hiểu quả tốt nhất sau 24 giờ.



-

Không được quét chất chống thấm khi đá đang được phơi quá nắng quá nóng hoặc đá còn ẩm
ướt sau khi cắt

-

Thường xuyên kiểm tra nồng độ hao hụt của chất chống thấm để điều chỉnh kịp thời, đảm bảo
vừa đủ để chất chống thấm phát huy hiệu qua tối đa.

Qui trình chống thấm đá Granite & Marble-QT/QLCT - rev 00.1.6.12

Trang 1 / 1


BIỆN PHÁP BẢO VỆ SẢN PHẨM ĐÁ
TRƯỚC, TRONG VÀ SAU QUÁ TRÌNH
THI CÔNG LẮP ĐẶT

HD/QLTC/BPBV
Rev 00.01.10.10
Số trang: ………

Khái niệm chung:
Trong quá trình thi công xây dựng và sử dụng các công trình xây dựng, chúng ta thấy nhiều
loại sản phẩm đá khác nhau có cùng nhiệm vụ, cũng như thấy nhiều hiện tượng khác nhau xảy ra
đối với cùng một loại sản phẩm đá. Đáng chú ý là những hiện tượng bất thường, từ mức làm mất
mỹ quan của công trình hoặc gây khó khăn cho người sử dụng, đến mức làm hư hỏng công trình.
Đặc tính của những hiện tượng bất thường đó, cần được phân tích để có được những câu trả lời xác

đáng về nguyên nhân và biện pháp phòng chống theo từng điều kiện cụ thể.
Ở đây, chúng ta tìm hiểu để đưa ra những cảnh báo sai sót chính trong số đó, cùng với
những nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa chúng.
1. Đá ốp lát bị bong và kênh gồ lên – nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa:
1.1 Đặc tính cơ bản:
Khi lát sàn nhà bằng đá, chúng ta thực hiện gắn lớp vật liệu gạch định hình lên trên mặt kết cấu
sàn chịu lực với nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục đích trang trí và bảo vệ kết cấu chịu
lực chính của sàn nhà đó. Từ đó, sàn nhà trở thành có 3 thớ lớp: Lớp đá lát sàn, lớp vữa dán và kết
cấu chịu lực chính. Đôi khi, mặt sàn xuất hiện một vài hư hỏng nhỏ, trong đó đáng chú ý là sự biến
dạng và chuyển vị quá giới hạn của một hay một số lớp trong đó:
- Sàn nhận biến dạng và chuyển vị, tạo ra sự thay đổi tương đối chiều dài các thớ lớp của sàn,
toàn bộ sàn bị võng xuống, tuy cả hệ thống vẫn làm việc trong trạng thái đàn – dẻo, nhưng đã gây
mất mỹ quan và đã gây khó khăn cho người sử dụng.
- Các thớ lớp của sàn bị bong tróc khỏi nhau ở một vài vị trí, theo một hoặc cả hai mặt liên kết
(giữa đá với vữa dán và giữa vữa dán với kết cấu sàn).
Khi đó, sự chuyển vị tương đối giữa các thớ lớp của sàn có thể theo nhiều mức khác nhau: từ
mức chỉ gây sự bong tróc nhẹ (theo phương thẳng đứng, giữa chúng không có khoảng trống tách
biệt - các thớ lớp vẫn áp sát nhau); đến mức làm cho các viên đá đã bong tróc bị kênh gồ lên theo
dạng mái nhọn hoặc chờm đè mép lên nhau.
Về công dụng của sàn, tường nhà, những hư hỏng này từ mức gây mất mỹ quan, đến mức gây
khó khăn cho người đi lại và có thể là dấu hiệu thông báo từ mất khả năng bảo vệ kết cấu chịu lực
chính của sàn nhà, đến mức mất khả năng làm việc của sàn nhà, thậm chí có thể gây sự cố sập đổ
sàn, tường nhà đó một cách bất thường.


2.2 Nguyên nhân sai sót chính:
Trên thực tế nguyên nhân chính của sự bất thường này có thể xác định như sau:
- Lỗi sử dụng: Trong quá trình sử dụng, sàn nhà chịu những xung động cộng hưởng với dao
động riêng của một thớ lớp nào đó của sàn, tường nhà, gây ra sự bong tróc giữa chúng.
- Lỗi thiết kế và giám sát: Vữa dán có chất lượng chưa phù hợp với một hoặc cả hai bề mặt

cần dán đó (có thể hoàn toàn do thiết kế chưa phù hợp; nhưng cũng có thể do quá trình chế tạo vữa
chưa thích hợp, nhưng chưa được giám sát phát hiện ra hoặc không có biện pháp kiểm định phù
hợp nên vẫn xác nhận đủ chất lượng thiết kế).
- Lỗi thi công và giám sát: Chưa làm sạch các bề mặt cần dán, hoặc khi dán gây tụ khí áp sát
một hoặc cả hai bề mặt cần dán (đá và vữa hoặc kết cấu sàn và vữa), nhưng người giám sát không
phát hiện ra hoặc không có biện pháp kiểm định phù hợp nên vẫn xác nhận đủ chất lượng thiết kế.
- Lỗi thiết kế hoặc thi công và giám sát (liên kết và định vị các biên chưa phù hợp,thiếu cốt
thép, cốt thép đặt sai, độ dầy kết cấu chưa đủ, vật liệu kém chất lượng, cấu trúc lớp lót kém chất
lượng…) làm cho kết cấu sàn không đủ độ cứng vững: Trong quá trình sử dụng mặt sàn, tường đã
lát, ốp đá, kết cấu sàn, tường nhận chuyển vị thẳng đứng làm cho chiều dài các cung trong trở
thành ngắn hơn chiều dài các cung ngoài, đặc biệt khoảng cách giữa các biên giới hạn mỗi cung
(chiều dài dây cung) trở thành ngắn nhất. Khi đó, thớ lớp nằm theo cung ngoài sẽ xuất hiện ứng
suất kéo dọc thớ; còn thớ lớp nằm theo cung trong sẽ xuất hiện ứng suất nén dọc thớ.
2.3 Diễn biến chính:
2.3.1 - Những vị trí thớ lớp đá lát, ốp nằm theo cung ngoài, chúng vừa chịu kéo dọc thớ, vừa bị
trượt tương đối với thớ lớp vữa dán. Những vị trí có độ tăng chiều dài quá giới hạn, hoặc là những
mạch vữa giữa các viên đá có độ liên kết kém sẽ bị tách ra, hoặc là những viên gạch có độ bền kéo
kém sẽ bị đứt ra, mặt sàn chưa có những chỗ gồ đội lên bất thường (theo phương thẳng đứng, các
thớ lớp vẫn áp sát nhau, thậm chí vẫn còn một số chỗ bám dính với nhau).
2.3.2 - Những vị trí thớ lớp đá lát, ốp nằm theo cung trong, chúng vừa chịu nén dọc thớ, vừa bị
trượt tương đối với thớ lớp vữa dán. Trong khi các viên đá nằm thớ trong có tổng kích thước không
giảm, cho nên có thể xảy ra một hoặc tổ hợp một vài hiện tượng sau:
- Bước đầu, giữa kết cấu sàn, tường, lớp vữa dán và lớp đá lát, ốp có sự trượt tương đối với
nhau, làm cho các viên đá và các mạch vữa giữa chúng bị ép lại, làm cho cả ứng lực nén thớ lớp đá
lát theo phương song song với thớ này và ứng lực kéo tách chúng theo phương vuông góc với mặt
sàn đều tăng dần lên.
- Khi các ứng lực này chưa vượt quá khả năng đàn hồi tương ứng của vật liệu, cơ hệ ổn định.
- Khi lực gây trượt và lực kéo tách ở đây vượt quá khả năng mang tải tương ứng của vật liệu,
một hoặc tất cả các mặt liên kết giữa các lớp này bị bong dần ra.
Sau một khoảng thời gian cùng bị võng, khi tổng kích thước các viên đá và mạch vữa còn lại, bằng

chiều dài thớ cong tương ứng, mặt sàn đá lát, ốp dần dần sẽ bị cập kênh và tách rời nhau ra.


+ Trường hợp, các viên đá không đủ khả năng chịu nén ép, chúng sẽ bị bong vỡ.
+ Trường hợp, các viên đá đủ khả năng chịu nén ép, còn các mạch vữa giữa chúng không
đủ khả năng chịu nén ép; nếu kết cấu sàn bị võng tiếp, đến khi tổng kích thước đó lớn hơn chiều
dài dây cung, một số viên đá sau khi bị bong và tách rời nhau ra, sẽ dần dần bị dồn gồ đội lên, ban
đầu là theo dạng mái nhọn, rồi tiếp theo là theo dạng chờm đè mép lên nhau.
2.4 – Biện pháp phòng ngừa:
Để đề phòng những hư hỏng này và đảm bảo cho sàn nhà đạt tính bền vững, cần chú ý đồng
bộ các vấn đề sau:
- Thiết kế kết cấu chịu lực chính đủ độ cứng vững.
- Kiểm tra chặt chẽ cả chất lượng, số lượng, sự bố trí và cách liên kết cốt thép.
- Kiểm tra chặt chẽ cả chất lượng, số lượng bê tông cùng với quy trình và thời gian đầm lèn.
- Nếu lát sàn bằng đá có độ bền cao, nên tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu co dãn của mặt sàn
bằng một biện pháp nào đó:
+ Để khe co dãn giữa các viên đá thông qua các mạch vữa ngang đủ lớn, với mật độ thấp và
hơi loãng (có thể chỉ là nước xi măng, vữa, keo trào lên).
+ Lát “vảy rồng” tại những chỗ có chiều rộng nhỏ hơn viên gạch để tăng tổng chiều rộng các
mạch vữa lên.
+ Vữa dán đá chỉ trộn với lượng nước tối thiểu và chỉ nên lau ướt viên gạch ngay trước khi
đặt lên vữa dán.
+ Áp dụng các biện pháp ốp tường bằng bát móc chịu lực tốt, thép không rỉ với tiêu chuẩn kỹ
thuật và biện pháp lắp đặt tiên tiên.
3. Biện pháp bảo vệ sản phẩm trong và sau quá trình thi công:
Ngay từ khâu sản xuất, sản phẩm cần được bảo vệ bằng lớp hóa chất bảo vệ bề mặt sau quá
trình đánh bóng và chống thấm đá toàn bộ các bề mặt viên đá:
Bước 1 : Đảm bảo bề mặt đá phải sạch và khô ráo.
Bước 2 : Phết một lớp “ hóa chất chống thấm “ bằng cách sử dụng miếng xốp ( miếng
bọt biển )

Bước 3 : Sử dụng khăn cotton trắng hoặc khăn giấy đánh bóng khô những hóa chất chống
thấm còn dư trên bề mặt đá trong vòng hai đến ba phút.
Bước 4 : Kiểm tra để xác định bề mặt đã được chống thấm hay chưa sau một tiếng bằng
cách nhỏ nước lên bề mặt. Nếu nước bị thấm, quét thêm một lớp hóa chất chống thấm nữa.
Bước 5 : Hạn chế di chuyển bề mặt ít nhất là hai tiếng và giữ khô ít nhất là mười hai tiếng.


a. Bảo vệ sản phẩm tại nhà máy (trước khi giao đá đến công trình)

Layout và chống thấm sản phẩm

Bảo vệ sản phẩm và đóng kiện sản phẩm


Bảo vệ sản phẩm và đóng kiện sản phẩm

Bảo vệ sản phẩm bằng xốp


b. Bảo quản vật tư trong quá trình thi công lắp đặt
1. Bảo quản đá: đá chưa thi công phải tập kết gọn ở vị trí được xác định, được để trong kiện,
giá, hoặc dựa vào cột, tường (phải kê trên thanh gỗ, bản cao su).

2. Đối với đá marble tuyệt đối không được để ngoài trời quá 24 giờ nếu không được phủ bạt
nhưng cũng không quá 3 ngày.
3. Đá phải dặt trên kiện gỗ theo hình minh họa sau:


4. Trong quá trình thi công tại công trường, công nhân khiêng vác đá phải theo chiều đứng
(xem hình đính kèm).


4. Khi thi công bằng các công tác khác bằng giàn giáo hay các vật cứng trên sàn đá, chân đế
phải được bao lại bằng vải mềm hoặc gắn bánh xe đẩy bằng cao su để tránh trầy xước bề mặt
đá.
c. Bảo quản vật tư sau quá trình thi công lắp đặt
Sau khi thi công xong, bề mặt đá phải được che đậy để bảo vệ
không bị trầy xước, mẻ cạnh như:
a. Những nơi thường xuyên đi lại, phải được vệ sinh sạch sẽ, dán
đề can hoặc băng keo bảo vệ.
b. Những nơi khác có thể sử dụng vải bạc hay giấy cứng để che lại.
c. Những nơi dễ bể, mẻ cạnh, phải được che lại bằng ván hay rào
lại.
d. Khi thi công bằng các công tác khác bằng giàn giáo hay các vật
cứng trên sàn đá, chân đế phải được bao lại bằng vải mềm hoặc gắn
bánh xe đẩy bằng cao su để tránh trầy xước bề mặt đá. Giàn giáo
kèm thang (thang được đặt lên mặt bằng và được kê lên ván và lót
bằng vải mềm) để tránh trầy xướt cho nền gạch hoặc đá./.

LIÊN DANH IBS
CÔNG TY TNHH INDOCHINA STONE VIỆT NAM


BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT ĐÁ
GRANITE & MARBLE

HD/QLTC/BPTC
Rev 00.01.10.10
Số trang: 01

I. ỐP CỘT, TƯỜNG NGOÀI NHÀ

1. ỐP CỘT NGOÀI NHÀ BẰNG HỆ KHUNG THÉP (FRAME), PIECE & ANCHOR BOLT

Ốp đá trên hệ khung (Frame) thép O

Ốp đá trên hệ khung (Frame) thép C

Trang 1


Ốp đá trên hệ khung (Frame) thép I

1.1. Mô tả.
Là phương pháp treo các tấm đá hở tường bằng hệ thống khung đở (khung thép O, C, I, ray, piece
và anchor bolt). Số lượng, quy cách ray, piece và anchor bolt đã được tính toán sao cho hệ thống
khung đủ khả năng chịu lực, được thể hiện trong bản vẽ thi công cho từng công trình. Độ hở giữa
tường và mặt tấm đá tùy thuộc vào bản vẽ thiết kế. Hệ thống khung (thép hộp, ray, piece và anchor
bolt) dùng để liên kết các tấm đá với nhau thành khối vững chắc. Hệ thống khung còn có tác dụng
chịu lực xô ngang tác dụng lên mặt đá.
1.2. Qui trình thi công.
1.2.1 . Công tác chuẩn bị.
a.Vật tư gồm:
a.1. Piece:

- Sử dụng piece có mã hiệu: AF-R (R1-50)
- Số lượng và quy cách phải tuân thủ theo bản vẽ đã được phê duyệt và phát hành.
Trang 2


a.2. Anchor bolt:
- Sử dụng anchor bold có mã hiệu:

+ AF-M6 x 12 x 3A cho loại đá có chiều dầy 30mm, 40mm.

+ AF-M6 x 15 x 3A cho loại đá có chiều dầy 60mm, 70mm.

+ AF-M8 x 20 x 5A cho loại đá có chiều dày 80mm, 100mm.

- Số lượng và quy cách phải tuân thủ theo bản vẽ đã được phê duyệt và phát hành.
Trang 3


a.3. Ray thép:

- Số lượng và quy cách phải tuân thủ theo bản vẽ đã được phê duyệt và phát hành.
a.4. Hệ khung thép (Frame):
Sử dụng thép định hình (cán nguội) các định dạng O, C, I
a.5. Thép góc:
- Số lượng và quy cách phải tuân thủ theo bản vẽ đã được phê duyệt và phát hành.

a.6. Silicone:
- Sử dụng silicone: Samjoong Seal S-5000 hoặc Samjoong Seal S-5100

Trang 4


b. Dụng cụ thi công
- Dụng cụ định vị tim trục, cao độ: Máy kinh vĩ và máy tia lazer.
- Máy khoan, máy cắt tay: Nên dùng máy khoan, máy cắt tay có thương hiệu như: Bosh; Hilti…
nhằm đảm bảo độ an toàn và cho hiệu quả công việc cao hơn.
- Các dụng cụ khác: Búa cao su, húc, nem, thước thủy, thước nhôm 2m …
1.2.2 . Công tác thi công.

a. Khảo sát:
Mặt tường thi công cần phải được khảo sát nhằm phát hiện sai lệch (Sai lệch tim trục, sai lệch kích
thước). Các sai lệch này cần phải được báo cáo với Giám sát của công ty để thông báo cho Chủ Đầu
Tư (CDT), Tư Vấn Giám Sát (TVGS) và phải thống nhất hướng xử lý trước khi tiến hành lắp đặt.
b. Các bước thực hiện:
Bước 1: Xác định tim trục: Dựa vào bản vẽ do công ty cung cấp, đội lắp đặt xác định tim trục
thực tế. Kiểm tra tim trục thực tế và bản vẽ. Nếu thấy có sai lệch thì ngay lập tức báo cáo
với Giám sát của công ty để được giải quyết.
Bước 2: Dùng máy thủy bình/máy tia lazer xác định cao độ, tim trục chuẩn để lắp ghép hệ khung.
Bước 3: Định vị lỗ khoan trên tường bê tông, sau đó khoan lỗ. Lỗ khoan phải sâu từ
100mm 120mm .Thổi sạch bụi lổ khoan.
Bước 4: Gắn khung lên theo đúng vị trí tim trục và lỗ khoan đã được định vị, kích thước và chủng
loại theo đúng bản vẽ đã được phê duyệt và phát hành.
Bước 5: Gắn thanh ray ngang lên khung theo đúng vị trí kích thước.
Bước 6: - Định vị vị trí anchor bolt sau lưng tấm đá.Khoan lỗ ngay vị trí này. Sau đó lắp anchor
bolt và piece tại vị trí đã khoan. Đưa tấm đá lên tại vị trí đã xác định trên ray khi đã
đúng vị trí và đùng với bản vẽ thì cố định tấm đá lại bằng vít.
- Đối với những viên đá trên cao ta sử dụng tời để đưa lên.
- Thực hiện như bước 6 cho các viên đá tiếp theo.
Bước 7: - Vệ sinh joint sau khi hoàn tất lắp đặt theo từng khu vực.
- Với đường joint từ 5mm >20mm ta sử dụng Rop chèn vào joint sau đó bắn silicone.
Các lưu ý: - Cần đảm bảo an toàn khi thi công trên cao: Đeo dây an toàn,đội mũ bảo hộ.
- Chống thấm lại những đường cắt tại công trình (nếu có).
2. ỐP TƯỜNG NGOÀI NHÀ BẰNG HỆ KHUNG, PIECE VÀ ANCHOR BOLT
C-shaped embedded slots

Steel box
Bolt
The steel angle
Steel rails

Screw

piece
Anchor bolt
Trang 5


2.2. Mô tả
Là phương pháp treo các tấm đá hở tường bằng hệ thống khung đở (thép hộp, ray, piece và anchor
bolt). Số lượng, quy cách ray, piece và anchor bolt đã được tính toán sao cho hệ thống khung đủ
khả năng chịu lực. Nó được thể hiện rõ trong bản vẽ thi công cho từng công trình. Độ hở giữa
tường và mặt tấm đá tùy thuộc vào bản vẽ thiết kế. Hệ thống khung (thép hộp, ray, piece và anchor
bolt) dùng để liên kết các tấm đá với nhau thành khối vững chắc. Hệ thống khung còn có tác dụng
chịu lực xô ngang tác dụng lên mặt đá.
2.2. Qui trình thi công
2.2.1. Công tác chuẩn bị.
a.Vật tư gồm:
a.1.Piece:
- Sử dụng piece có mã hiệu: AF-R (R1-50)
- Số lượng và quy cách phải tuân thủ theo bản vẽ
đã được phê duyệt và phát hành.
a.2.Anchor bolt:
- Sử dụng anchor bold có mã hiệu:
+ AF-M6 x 12 x 3A cho loại đá có chiều dầy 30mm, 40mm.

+ AF-M6 x 15 x 3A cho loại đá có chiều dầy 60mm, 70mm.

Trang 6



+ AF-M8 x 20 x 5A cho loại đá có chiều dày 80mm, 100mm

- Số lượng và quy cách phải tuân thủ theo bản vẽ đã được phê duyệt và phát hành.
a.3.Ray thép:

- Số lượng và quy cách phải tuân thủ theo bản vẽ đã được phê duyệt và phát hành.
a.4.Thép hộp:

Trang 7


a.5. Thép góc:
- Số lượng và quy cách phải tuân thủ theo bản vẽ đã được phê duyệt và phát hành.

a.6.Silicone:
- Sử dụng silicone: Samjoong Seal S-5000 hoặc Samjoong Seal S-5100

b. Dụng cụ thi công
- Dụng cụ định vị tim trục, cao độ: Máy kinh vĩ và máy tia lazer.
- Máy khoan, máy cắt tay: Nên dùng máy khoan, máy cắt tay có thương hiệu như: Bosh; Hilti…
nhằm đảm bảo độ an toàn và cho hiệu quả công việc cao hơn.
- Các dụng cụ khác: Búa cao su, húc, nem, thước thủy, thước nhôm 2m…

Trang 8


2.2.2. Công tác thi công
a.Khảo sát:
Mặt tường thi công cần phải được khảo sát nhằm phát hiện sai lệch (Sai lệch tim trục, sai lệch kích
thước).các sai lệch này cần phải được báo cáo với Giam sát của công ty để thông báo cho Chủ Đầu

Tư (CDT), Tư Vấn Giám Sát (TVGS) và phải thống nhất hướng xử lý trước khi tiến hành lắp đặt.
b. Các bước thực hiện:
Bước 1:

Xác định tim trục: Dựa vào bản vẽ do công ty cung cấp, đội lắp đặt xác định tim trục
thực tế. Kiểm tra tim trục thực tế và bản vẽ. Nếu thấy có sai lệch thì ngay lập tức báo
cáo với Giám sát của công ty để được giải quyết.
Bước 2: Dùng máy thủy bình hoặc máy tia lazer xác định cao độ, tim trục chuẩn để lắp ghép hệ
khung.
Bước 3: Định vị lỗ khoan trên tường bê tông, sau đó khoan lỗ. Lỗ khoan phải sâu từ
100mm 120mm .Thổi sạch bụi lổ khoan.
Bước 4: Gắn khung lên theo đúng vị trí tim trục và lỗ khoan đã được định vị, kích thước và
chủng loại theo đúng bản vẽ đã được phê duyệt và phát hành.
Bước 5: Gắn thanh ray ngang lên khung theo đúng vị trí kích thước.
Bước 6: - Định vị vị trí anchor bolt sau lưng tấm đá.Khoan lỗ ngay vị trí này. Sau đó lắp anchor
bolt và piece tại vị trí đã khoan. Đưa tấm đá lên tại vị trí đã xác định trên ray khi đã
đúng vị trí và đùng với bản vẽ thì cố định tấm đá lại bằng vít.
- Đối với những viên đá trên cao ta sử dụng tời để đưa lên.
- Thực hiện như bước 6 cho các viên đá tiếp theo.
Bước 7: - Vệ sinh joint sau khi hoàn tất lắp đặt theo từng khu vực.
- Với đường joint từ 5mm->20mm ta sử dụng Gop chèn vào joint sau đó bắn silicone.
- Cần đảm bảo an toàn khi thi công trên cao: Đeo dây an toàn,đội mũ bảo hộ.
Các lưu ý:
- Chống thấm lại những đường cắt tại công trình (nếu có).
II. ỐP TƯỜNG TRONG NHÀ
1. ỐP TƯỜNG TRONG NHÀ BẰNG HỆ KHUNG, PIECE VÀ ANCHOR BOLT
C-shaped embedded slots

Steel box


Bolt
The steel angle
Steel rails
Screw

piece
Anchor bolt

Trang 9


1.1. Mô tả
Là phương pháp treo các tấm đá hở tường bằng hệ thống khung đỡ (thép hộp, ray, piece và anchor
bolt). Số lượng, quy cách ray, piece và anchor bolt đã được tính toán sao cho hệ thống khung đủ
khả năng chịu lực. Nó được thể hiện rõ trong bản vẽ thi công cho từng công trình. Độ hở giữa
tường và mặt tấm đá tùy thuộc vào bản vẽ thiết kế. Hệ thống khung ( thép hộp, ray, piece và anchor
bolt ) dùng để liên kết các tấm đá với nhau thành khối vững chắc. Hệ thống khung còn có tác dụng
chịu lực xô ngang tác dụng lên mặt đá.
1.2. Qui trình thi công.
1.2.1. Công tác chuẩn bị.
a.Vật tư gồm:
a.1.Piece:
- Sử dụng piece có mõ hiệu: AF-R (R1-50)

- Số lượng và quy cách phải tuân thủ theo bản vẽ đã được phê duyệt và phát hành.
a.2.Anchor bolt:
- Sử dụng anchor bold có mã hiệu:
+ AF-M6 x 12 x 3A cho loại đá có chiều dầy 30mm, 40mm.

Trang 10



+ AF-M6 x 15 x 3A cho loại đá có chiều dầy 60mm, 70mm.

+ AF-M8 x 20 x 5A cho loại đá có chiều dày 80mm, 100mm.

- Số lượng và quy cách phải tuân thủ theo bản vẽ đã được phê duyệt và phát hành.
a.3.Ray thép:

- Số lượng và quy cách phải tuân thủ theo bản vẽ đã được phê duyệt và phát hành.
Trang 11


a.4.Thép hộp:

a.5. Thép góc:
- Số lượng và quy cách phải tuân thủ theo bản vẽ đã được phê duyệt và phát hành.

a.6.Silicone:
- Sử dụng silicone: Best Seal
b. Dụng cụ thi công.
- Dụng cụ định vị tim trục, cao độ: Máy kinh vĩ và máy tia lazer .
- Máy khoan, máy cắt tay: Nên dùng máy khoan, máy cắt tay có
thương hiệu như: Bosh; Hilti…nhằm đảm bảo độ an toàn và cho
hiệu quả công việc cao hơn.
- Các dụng cụ khác: Búa cao su, húc, nem, thước thủy, thước
nhôm 2m …
1.2.2. Công tác thi công.
a. Khảo sát:
-Mặt tường thi công cần phải được khảo sát nhằm phát hiện sai lệch (Sai lệch tim trục, sai lệch kích

thước).các sai lệch này cần phải được báo cáo với Giam sát của công ty để thông báo cho Chủ Đầu
Tư(CDT), Tư Vấn Giám Sát(TVGS) và phải thống nhất hướng xử lý trước khi tiến hành lắp đặt.
Trang 12


b. Các bước thực hiện:
Bước 1: Xác định tim trục: Dựa vào bản vẽ do công ty cung cấp, đội lắp đặt xác định tim trục
thực tế. Kiểm tra tim trục thực tế và bản vẽ. Nếu thấy có sai lệch thì ngay lập tức báo cáo
với Giám sát của công ty để được giải quyết.
Bước 2: Dùng máy thủy bình/máy tia lazer xác định cao độ, tim trục chuẩn để lắp ghép hệ khung.
Bước 3: Định vị lỗ khoan trên tường bê tông, sau đó khoan lỗ. Lỗ khoan phải sâu từ
100mm 120mm .Thổi sạch bụi lổ khoan.
Bước 4: Gắn khung lên theo đúng vị trí tim trục và lỗ khoan đã được định vị, kích thước và chủng
loại theo đúng bản vẽ đã được phê duyệt và phát hành.
Bước 5: Gắn thanh ray ngang lên khung theo đúng vị trí kích thước của bản vẽ đã được phê duyệt.
Bước 6:

- Định vị vị trí anchor bolt sau lưng tấm đá.Khoan lỗ ngay vị trí này. Sau đó lắp anchor
bolt và piece tại vị trí đã khoan. Đưa tấm đá lên tại vị trí đã xác định trên ray khi đã
đúng vị trí và đúng với bản vẽ thì cố định tấm đá lại bằng vít.
- Đối với những viên đá trên cao ta sử dụng tời để đư lên.
- Thực hiện như bước 6 cho các viên đá tiếp theo.

Bước 7:

- Vệ sinh joint sau khi hoàn tất lắp đặt theo từng khu vực.
- Với đường joint từ 5mm->20mm ta sử dụng Gop chèn vào joint sau đó bắn silicone.

Các lưu ý:


- Cần đảm bảo an toàn khi thi công trên cao: Đeo dây an toàn, đội mũ bảo hộ.
- Chống thấm lại những đường cắt tại công trình (nếu có).

2. KHI HỆ THỐNG ỐP ĐÁ BẰNG RAY NGANG

Steel rails

Piece

Anchor bolt

Trang 13


2.1.Mô tả.
Là phương pháp treo các tấm đá hở tường bằng hệ thống ray đỡ, piece và anchor bolt. Số lượng,
quy cách piece và anchor bolt đã được tính toán sao cho hệ thống ray (piece and anchor bolt) đủ
khả năng chịu lực. Nó được thể hiện rõ trong bản vẽ thi công cho từng công trình. Độ hở giữa
tường và mặt tấm đá tùy thuộc vào bản vẽ thiết kế. Hệ thống ray (piece, anchor bolt) dùng để liên
kết các tấm đá với nhau thành khối vững chắc.
2.2.Qui trình thi công.
2.2.1. Công tác chuẩn bị.
a.Vật tư gồm:
a.1.Piece:
- Sử dụng piece có mõ hiệu:AF-R (R1-50)

- Số lượng và quy cách phải tuân thủ theo bản vẽ đã được phê duyệt và phát hành.
a.2.Anchor bolt:
- Sử dụng anchor bold có mã hiệu:
+ AF-M6 x 12 x 3A cho loại đá có chiều dầy 30mm, 40mm.


Trang 14


+ AF-M6 x 15 x 3A cho loại đá có chiều dầy 60mm, 70mm.

+ AF-M8 x 20 x 5A cho loại đá có chiều dày 80mm, 100mm.

- Số lượng và quy cách phải tuân thủ theo bản vẽ đã được phê duyệt và phát hành.
a.3.Ray thép:

- Số lượng và quy cách phải tuân thủ theo bản vẽ đã được phê duyệt và phát hành.
Trang 15


a.5. Silicone:
- Đề xuất sử dụng silicone: Best Seal hoặc loại có tiêu chuẩn
chất lượng tương đương.
b. Dụng cụ thi công:
- Dụng cụ định vị tim trục, cao độ: Máy kinh vĩ và máy tia
lazer .
- Máy khoan, máy cắt tay: Nên dùng máy khoan, máy cắt
tay có thương hiệu như: Bosh; Hilti… nhằm đảm bảo độ an
toàn và cho hiệu quả công việc cao hơn.
- Các dụng cụ khác: Búa cao su, húc, nem, thước thủy,
thước nhôm 2m…
2.2.2. Công tác thi công.
a. Khảo sát:
-Mặt tường thi công cần phải được khảo sát nhằm phát hiện sai lệch (Sai lệch tim trục, sai lệch kích
thước).các sai lệch này cần phải được báo cáo với Giam sát của công ty để thông báo cho Chủ Đầu

Tư(CDT), Tư Vấn Giám Sát(TVGS) và phải thống nhất hướng xử lý trước khi tiến hành lắp đặt.
b. Các bước thực hiện:
Bước 1: Xác định tim trục: Dựa vào bản vẽ do công ty cung cấp, đội lắp đặt xác định tim trục
thực tế. Kiểm tra tim trục thực tế và bản vẽ. Nếu thấy có sai lệch thì ngay lập tức báo
cáo với Giám sát của công ty để được giải quyết.
Bước 2: Dùng máy thủy bình hoặc máy lazer xác định cao độ, tim trục chuẩn để lắp ghép hệ ray
ngang.
Bước 3:
Bước 4:

Định vị lỗ khoan trên tường bê tông, sau đó khoan lỗ. Lỗ khoan phải sâu từ
80mm 100mm .Thổi sạch bụi lổ khoan.
Gắn ray ngang theo đúng vị trí tim trục và lỗ khoan đã được định vị. Dùng ốc nở đường
kính 8mm dài 100mm để cố định ray ngang vào bê tông. Kích thước và chủng loại theo
đúng bản vẽ đã được phê duyệt và phát hành.

Bước 5:

-

Định vị vị trí anchor bolt sau lưng tấm đá, khoan lỗ ngay vị trí này. Sau đó lắp
anchor bolt và piece tại vị trí đã khoan. Đưa tấm đá lên tại vị trí đã xác định trên ray,
điều chỉnh khi đã đúng vị trí và đúng với bản vẽ thì cố định tấm đá lại bằng vít.
Đối với những viên đá trên cao ta sử dụng tời để đưa lên.
Thực hiện như bước 5 cho các viên đá tiếp theo.

-

Vệ sinh joint sau khi hoàn tất lắp đặt theo từng khu vực.
Với đường joint từ 5mm->20mm ta sử dụng Gop chèn vào joint sau đó bắn silicone.


-

Bước 6:

Các lưu ý:
- Cần đảm bảo an toàn khi thi công trên cao: Đeo dây an toàn,đội mũ bảo hộ.
- Chống thấm lại những đường cắt tại công trình (nếu có).

Trang 16


3. ỐP TƯỜNG BẰNG BÁT, RÂU INOX (Ốp Fixing)

(Râu 5mm và Pin 4mm)

3.1.Mô tả.
- Là phương pháp treo các tấm đá hở tường bằng hệ thống bát đở và râu pin inox. Số lượng, quy
cách bát đã được tính toán sao cho hệ thống bát đở đủ khả năng chịu lực. Nó được thể hiện rõ trong
bản vẽ thi công cho từng công trình. Độ hở giữa tường và mặt tấm đá từ 20mm đến 60 mm tùy
thuộc vào độ sai lệch của phần thô. Râu inox Φ5mm, chốt Φ4 mm dùng để liên kết các tấm đá với
nhau thành khối vững chắc. Râu, pin còn có tác dụng chịu tải trọng xô ngang tác dụng lên mặt đá.
Các lỗ khoan gắn chốt (dowel), móc (anchor) đều được trám, chèn bằng EpoxyA+B (Keo chuyên
dùng sử dụng trong ngành đá).
3.2. Khi hệ thống ốp fixing được gắn trên bêtông.
3.2.1. Công tác chuẩn bị.
a. Vật tư gồm:
- Bát và ốc nở: Sử dụng inox 201 hoặc 304. Số lượng
và quy cách phải tuân thủ theo bản vẽ được phát
hành..

- Râu, Pin: Râu inox Φ5mm, pin Φ4 mm. Số lượng
và quy cách phải tuân thủ theo bản vẽ được phát
hành.
- Keo: Đối với tường ngoài nhà bắt buộc phải sử
dụng Keo Epoxy 2 thành phần.
b. Dụng cụ thi công:
- Dụng cụ định vị tim trục,cao độ : Máy kinh vĩ hoặc máy lazer 3->6 tia hoặc ống cân thủy.
- Máy khoan, máy cắt tay: Nên dùng máy khoan, máy cắt tay có thương hiệu như: Bosh,
Hilti…nhằm đảm
bảo độ an toàn và cho hiệu quả công việc cao hơn.
- Các dụng cụ khác: Búa cao su, húc, nem, thước thủy, thước nhôm 2m …
3.2.2. Công tác thi công.
a. Khảo sát:
Mặt tường thi công cần phải được khảo sát nhằm phát hiện sai lệch (Sai lệch tim trục, sai lệch kích
thước).các sai lệch này cần phải được báo cáo với Giam sát của công ty để thông báo cho Chủ Đầu
Tư(CDT), Tư Vấn Giám Sát(TVGS) và phải thống nhất hướng xử lý trước khi tiến hành lắp đặt.
Trang 17


×