Bài 20:
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X- XV
A. Mục tiêu: Học sinh cần:
- Hiểu được sau khi giành lại nền độc lập, tự chủ mặc dù trải qua nhiều biến động nhưng
nhân dân ta vẫn nỗ lực xây dựng một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Nền văn
hóa này vừa phong phú, đa dạng vừa thấm đượm tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc. Trải
qua các triều đại Đinh -Lê -Lý-Trần - Hồ -Lê Sơ ở các thế kỉ X-XV, công cuộc xây dựng
nền văn hóa được tiến hành đều đặn và nhất quán => giai đoạn hình thành nền văn hóa
Đại Việt (văn hóa Thăng Long).
- Bồi dưỡng niềm tự hào, ý thức bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy, phát hiện những nét đẹp trong văn hóa.
B. Chuẩn bị:
C. Lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - Trình bày cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thế kỉ XV?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Nội dung
I. Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo
đều phát triển mạnh.
Tư tưởng của Khổng Tử.
1. Nho giáo:
- Du nhập vào nước ta thời bắc thuộc.
Chi phối giáo dục, thi cử. Song - Thời Lý- Trần dần trở thành hệ tư tưởng chính
không phổ biến trong nhân dân.
thống của giai cấp thống trị.
Nhà nước quân chủ chuyên chế - Thời Lê Sơ giữ địa vị độc tôn.
đạt mức độ cao.
Phù hợp tư tưởng của nhân dân.
2. Phật giáo:
- Giữ vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của
nhân dân.
- Thời Lý- Trần: Phật giáo được phổ biến rộng rãi,
nhà Lý coi là quốc đạo.
- Thời Lê Sơ, Phật giáo bị hạn chế, thu hẹp và đi vào
trong nhân dân.
Suốt 10 thế kỉ Bắc thuộc nhân dân II. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học- kĩ thuật:
ta không được học hành, giáo dục 1.Giáo dục:
không ai quan tâm. Vào thế kỉ XI
nhà nước phong kiến đã quan tâm
đến giáo dục.
Trường đại học đầu tiên của nước - Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn
ta.
Miếu.
Hạn chế: chủ yếu phục vụ nhu cầu
chính trị, xã hội, ít quan tâm đến
khoa học- kĩ thuật và phát triển
kinh tế.
Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo,
Nam quốc sơn hà…
Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông…
Tượng Quỳnh lâm, Tháp Báo
thiên, chuông Qui điền…
Hình rồng cuộn trong lá đề…
Đua thuyền, …
Nhận xét?
- Năm 1075, mở khoa thi Nho đầu tiên.
=> Tác dụng của giáo dục là đào tạo người ra làm
quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí…
2. Văn học:
- Văn học chữ Hán phát triển mạnh, xuất hiện hàng
loạt các bài thơ, bài hịch, bài phú nổi tiếng.
- Văn học chữ Nôm: cũng hình thành và phát triển,
là một sự sáng tạo và là một sản phẩm của tinh thần
dân tộc.
- Đặc điểm của văn học: thể hiện tinh thần dân tộc,
lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ca ngợi chiến công
oai hùng, cảnh đẹp quê hương, đất nước.
3. Nghệ thuật:
- Kiến trúc:
+ Theo hướng Phật giáo: chùa, đền, tháp.
+ ảnh hưởng Nho giáo: cung điện, thành quách.
- Điêu khắc: ảnh hưởng Phật giáo và Nho giáo song
vẫn mang những nét độc đáo riêng.
- Nghệ thuật sân khấu, ca múa nhạc mang đậm tính
dân gian truyền thống.
- Nhận xét:
+ Văn hóa Đại Việt thế kỉ X-XV phát triển phong
phú, đa dạng.
+ Chịu ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài song vẫn
mang đậm tính dân tộc và dân gian.
4. Khoa học- kĩ thuật (sgk)
4. Củng cố:
- Khái quát nội dung cơ bản của toàn bài.
5. Dặn dò: học bài tiết sau kiểm tra 1 tiết -bài 16, 17, 19, 20.