Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Lịch sử 10 bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X XV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.3 KB, 4 trang )

- Bài 20

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỶ X - XV
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Trong những thế kỷ độc lập, mặc dầu trải qua nhiều biến động, nhân dân ta vẫn
nỗ lực xây dựng cho mình một nền văn hóa dân tộc, tiên tiến.
- Trải qua các triều Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê ở các thế kỷ X – XV, công
cuộc xây dựng văn hóa được tiến hành đều đặn, nhất quán. Đây cũng là giai đoạn hình
thành của nền văn hóa Đại Việt (Thăng Long).
- Dưới ảnh hưởng sâu sắc của ý thức làm chủ đất nước và các cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm, nền văn hóa Thăng Long phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, tự hào
và độc lập dân tộc.
2. Tư tưởng, tình cảm:
- Bồi dưỡng niềm tự hào về nền văn hóa đa dạng của dân tộc.
- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ các di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
- Giáo dục ý thức phát huy năng lực sáng tạo trong văn hóa.
3. Kỷ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy, phát hiện những nét đẹp trong văn hóa.
B. ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh nghệ thuật, kiến trúc điêu khắc.
- Một số bài thơ, bài phú của các nhà văn học lớn:
2. Học sinh:
- Sưu tập những tư liệu, tranh ảnh về thời kỳ này.
- Đọc trước bài và thử trả lời các câu hỏi trong SGK.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
I. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
1- Kiểm tra bài tập.
2- Trình bày và phân tích sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời
Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần ?


3- Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?
II. Giảng bài mới:
1. Mở bài: Trong gần 6 thế kỷ độc lập, nhân dân ta không chỉ góp sức xây dựng kinh tế,
chiến đấu bảo vệ độc lập cho Tổ quốc mà còn xây dựng cho mình một nền văn hóa dân
tộc tiên tiến, phù hợp với thời đại.
2. Hoạt động dạy và học

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI
* Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
Nhóm 1 Thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu những tư I. Tư tưởng, tôn giáo
tưởng tôn giáo nào từ Trung Hoa?
- Nho giáo: Trở thành hệ tư
(Dự kiến trả lời: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo)
Nhóm 2 Vì sao trong buổi đầu dựng nước, Phật giáo rất tưởng chính của giai cấp phong


được coi trọng? Nhận xét vị trí của Phật giáo ở các thế kỷ
X-XIV
(Dự kiến trả lời:
+ Do tác động của tư tưởng độc lập, tự chủ, phù hợp với
hoàn cảnh đất nước).
+ Vị trí: gần như độc tôn: “Thiên hạ năm phần thì sư tăng
chiếm một, chỗ nào có người ở đều có chùa thờ Phật”)
Nhóm 3 Nho giáo có nguồn gốc từ đâu? Do ai sáng lập?
Nêu một số giáo lí cơ bản của Nho giáo?
(Dự kiến trả lời: Trung Quốc – Khổng Tử sáng lập (nho
gia), được Đổng Trọng Thư dùng thuyết âm dương thần học
phát triển thành Nho giáo.
Nhóm 4 Tại sao Nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng

chính thống của giai cấp thống trị ?
(Câu hỏi khó dành cho nhóm HS giỏi, GV có thể hướng dẫn
cho học sinh trả lời: trật tự, kỷ cương, đạo đức phong kiến
rất quy củ, là công cụ đắc lực để duy trì và bảo vệ chế độ
phong kiến nên được các tầng lớp thống trị sự dụng làm hệ
tư tưởng chủ đạo để trị nước)
* Hoạt động 2: Toàn lớp và cá nhân
- GV truyền đạt cho HS nắm vững các ý:
+ 10 thế kỉ Bắc thuộc, việc giáo dục, học hành của nhân dân
ta không được quan tâm
+ Thời phong kiến độc lập, nhà nước bắt đầu quan tâm phát
triển giáo dục.
+ 1070, vua Lý Thánh Tông lập Văn Miếu thờ Khổng Tử,
Chu Công và 72 vị hiền tài.
?? Ý nghĩa việc làm của vua Lê Thánh Tông? (thể hiện sự
quan tâm của nhà nước đến công tác giáo dục, mở đầu nền
giáo dục Đại Việt)
- GV hướng dẫn HS đọc SGK để thấy sự phát triển giáo dục
Đại Việt qua các thế kỉ XI – XIV.
- GV cho học sinh xem hình “Bia tiến sĩ ở Văn Miếu” (Hà
Nội) và nêu vấn đề: Từ thế kỷ XV, nhà nước quyết định
dựng bia tiến sĩ
?? Việc dựng bia tiến sĩ có tác dụng gì? (khuyến khích học
tập, người tài được coi trọng)
?? Mục tiêu giáo dục thời kì này là gì?
+ Đào tạo quan chức, nâng cao dân trí
+ Phục vụ các yêu cầu chính trị-xã hội, không chú ý phát
triển KHKT,
* Hoạt động 3: Toàn lớp và cá nhân


kiến thống trị, chi phối giáo dục
và thi cử nhưng lại ít phổ biến
trong nhân dân.

- Phật giáo: được phổ biến rộng
rãi thời Lý – Trần, chùa được
xây dựng khắp nơi. Đến thời Lê
sơ, phật giáo suy yếu dần, chỉ
còn tồn tại trong nhân dân.

II. Giáo dục, văn học, nghệ
thuật, khoa học-kỹ thuật
1. Giáo dục
- Năm 1075, khoa thi đầu tiên
được tổ chức => giáo dục được
hoàn thiện và phát triển.
- Năm 1484 Lê Thánh Tông cho
xây dựng bia tiến sĩ trong Văn
Miếu.
- Tác dụng của giáo dục:
tạo nhiều trí thức tài giỏi
đât nước, nâng cao dân
nhưng không tạo điều kiện
sự phát triển kinh tế.

đào
cho
trí,
cho


2. Văn học
- Phát triển mạnh từ thời nhà
Trần. Tác phẩm tiêu biểu: Nam


- GV yêu cầu học sinh theo dõi SGK, hướng dẫn các em thấy
được sự phát triển văn học thời kì này. Đề nghị HS minh họa
một số tác phẩm văn học tiêu biểu thời kì này mà các em đã
được học ; thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Cáo bình Ngô, Bạch
Đằng Giang phú…
- HS phát biểu, giáo viên nhận xét, chốt ý.
* Hoạt động 4: Hoạt động nhóm
Nhóm 1: Kể tên những kiến trúc tiêu biểu thế kỉ X – XV,
phân biệt đâu là kiến trúc Phật giáo, đâu là kiến trúc Nho
giáo? (sử dụng tranh ảnh minh họa do GV và HS sưu tầm)
+ Kiến trúc Phật giáo: chùa Một Cột, tháp Phổ Minh…
+ Kiến trúc Nho giáo: Thành nhà Hồ, kinh thành Thăng
Long, Văn Miếu, Quốc Tử Giám…
Nhóm 2: Nêu những nét độc đáo của nghệ thuật điêu
khắc thế kỉ XI – XV. Kể tên các công trình kiến trúc - điêu
khắc nổi tiếng được mệnh danh là An Nam tứ đại khí ?
=> 4 công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng thời Lý, Trần
như Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh), Tháp Báo
Thiên dựng năm 1057 ở Thăng Long (Hà Nội), Chuông Quy
Điền đúc năm 1101 ở chùa Một Cột, Vạc Phổ Minh (Nam
Định), đúc vào thời Trần Nhân Tông (1279 - 93). Năm 1426,
quân Minh (Trung Quốc) phá huỷ chuông Quy Điền và vạc
Phổ Minh lấy đồng đúc súng. Tất cả hiện nay đều không
còn.
- GV chọ HS xem một số tranh ảnh do HS và giáo viên sưu

tầm như: Chân cột đá hình hoa sen nở ở di tích Hoàng thành
Thăng Long, hình điêu khắc rồng cuộn trong lá đề, hoa văn
gốm Bát Tràng… để học sinh rút ra kết luận
Nhóm 3: Trình bày đặc điểm sự phát triển của nghệ thuật
sân khấu, ca múa nhạc thời kì này. Kể tên một số loại hình
nghệ thuật tiêu biểu với từng thể loại nghệ thuật.
Dự kiến trả lời: phong phú, đa dạng, mang đậm tính dân
gian truyền thống.
- Các loại hình tiêu biểu:
+ Nghệ thuật sân khấu: tuồng chèo, múa rối nước…
+ Ca múa, nhạc: trống cơm, sáo, đàn tranh, cồng chiêng…
+ Dân gian: đấu vật, đá cầu…)
Nhóm 4: Đọc SGK, lập bảng thống kê (theo mẫu) các
thành tựu khoa học thế kỉ X – XV theo mẫu.
- HS điền bảng thống kê của nhóm vào bảng giấy Croquis
bọc nhựa hoặc viết lên phim trong sử dụng đèn chiếu cho cả
lớp quan sát, nhận xét. GV hướng dẫn các em chỉnh sửa nếu
có sai sót. HS tự ghi bài.

quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ,
Cáo Bình Ngô…
- Từ thế kỷ XV văn học chữ
Hán và chữ Nôm đều phát triển.
=> Thể hiện tinh thần yêu
nước, yêu dân tộc, ca ngợi
những chiến công oai hùng,
cảnh đẹp của quê hương đất
nước.
3. Nghệ thuật
- Kiến trúc: Có các công trình


xây dựng kinh thành, đền, chùa,
tháp…
- Điêu khắc: Xuất hiện nhiều tác
phẩm với những hoa văn độc
đáo.
- Nghệ thuật sân khấu: mang
đậm tính dân gian truyền thống
như chèo, tuồng, múa rối
nước…

4. Khoa học - kỹ thuật
+ Sử học: Đại Việt sử ký của Lê
Văn Hưu.
+ Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức
bản đồ.
+ Toán học: Đại thành toán
pháp của Lương Thế Vinh.
+ Quân sự: Binh thư yếu lược
(THĐ), chế tạo súng Thần cơ,
thuyền chiến có lầu.


Nhận
xét
chung: từ thế kỷ X – XV dân tộc
ta đã chiến đấu, lạo động và
sáng tạo ra một nền văn hóa
tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc.

III. Củng cố bài: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các thành tựu KHKT thế kỷ X
- XV
IV. Ôn tập và chuẩn bị bài:
- Xem câu hỏi trong sách giáo khoa, trang 105.
- Đọc trước SGK bài 21: “ Những biến đổi của nàh nước phong kiến trong các
thế kỷ XVI - XVIII”
- Sưu tập tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học mới.
D. BỔ SUNG & GÓP Ý
Đại Ngãi, ngày…../…../2011
.........................
.........................



×