Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Lịch sử 10 bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.75 KB, 3 trang )

Bài 17:

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
(Từ thế kỷ X đến thế Kỷ XV)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Quá trình xây dựng và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến Việt Nam diễn ra trong
một thời gian lâu dài trên một lãnh thổ thống nhất.
- Nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức chặt chẽ theo chế độ quân chủ
trung ương tập quyền, có luật pháp, quân đội và các chính sách đối nội, đối ngoại đầy đủ,
tự chủ, độc lập.
- Trên bước đường phát triển, mặc dầu tính giai cấp ngày càng gia tăng, nhà nước
phong kiến Việt Nam vẫn giữ được mối liên hệ gần gũi với nhân dân.
2. Tư tưởng, tình cảm:
- Bồi dưỡng ý thức độc lập dân tộc, bảo vệ sự thống nhất nước nhà.
- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc.
3. Về kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, so sánh.
B. ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC:
1. Giáo viên:
- Lược đồ Việt Nam thời Lý, Trần, Lê.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Tranh ảnh Văn Miếu, nhà bia.
- Một sồ tư liệu về các nhà nước thời Lý, Trần, Lê sơ.
2. Học sinh:
- Sưu tập những tư liệu, tranh ảnh về thời kỳ này.
- Đọc trước bài và thử trả lời các câu hỏi trong SGK.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
I. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ :
1. Nêu những sự kiện chứng tỏ tính liên tục và rộng lớn của phong trào đấu tranh giành
độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc ?


2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ?
II. Giảng bài mới :
1. Mở bài : Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở đầu thời đại phong kiến độc lập của
dân tộc Việt Nam. Nhà nước quân chủ chuyên chế được thành lập và từng bước phát triển
đến đỉnh cao ở thế kỷ XV trên một lãnh thổ thống nhất.
2. Hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI
* Hoạt động 1: Phát vấn bài cũ (dành I. Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở
cho cả lớp) : Những mốc thời gian thế kỷ X
chính đánh dấu quá trình độc lập, tự - Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, thành lập
chủ của dân tộc ta. HS dựa vào kiến chính quyền mới, đóng đô ở Cổ Loa. Từ năm
thức đã học để trả lời.
944 nhà Ngô suy vong, đất nước rơi vào “loạn


?.1 So sánh việc quyết định xưng
vương của Ngô Quyền và xưng Tiết độ
sứ của Khúc Thừa Dụ ? (có chính
quyền riêng, tự chủ hoàn toàn, mở đầu
thời kỳ độc lập dân tộc).
?.2 Ý nghĩa quốc hiệu Đại Cồ Việt ?
(tự tôn, bình đẳng với nước lớn làng
giềng).
* Đ/v lớp giỏi: Phân tích vai trò của
Phật giáo trong buổi đầu dựng nước
(kể chuyện về các nhà sư nổi tiếng:
Khuông Việt, Vạn Hạnh, Ngô Chân
Lưu….)
* Hoạt động 2: GV gợi ý cho học sinh

nhắc lại kiến thức cũ về việc LTT dời
đô về Thăng Long & phân tích ý
nghĩa sự kiện này.
?.3 Em có nhận xét gì về những việc
làm của ĐBL và các vua đầu thời Lý?
(củng cố chính quyền nhà nước, chuẩn
bị cho giai đoạn phát triển sau).
Thời Trần có 2 vua: Thượng hoàng và
vua

12 sứ quân”.
- Đinh Bộ Lĩnh dẹp “loạn 12 sứ quân”, lên
ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt,
đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).
- Nhà Đinh và Tiền Lê xây dựng nhà nước
quân chủ sơ khai gồm 3 ban: văn, võ và tăng
ban, chia nước thành 10 đạo, tổ chức quân đội
theo kiểu “ngụ binh ư nông”.
II. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong
kiến ở các thế kỷ XI – XV.
1. Tổ chức bộ máy nhà nước:
- 1010, Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, mở
ra giai đoạn phát triển mới của đất nước.
- 1054, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại
Việt.
- Thế kỷ XI – XV, qua các triều đại Lý, Trần,
Hồ, Lê, chính quyền TW tổ chức ngày càng
chặt chẽ.
(HS chia ra 2 cột để so sánh bộ máy nhà nước)
Lý – Trần – Hồ

- Trung ương
Vua

* Hoạt động 3: GV hướng dẫn cho học
Tể tướng
Đại thần
sinh dựa vào sách giáo khoa để vẽ sơ đồ
bộ máy chính quyền thời Lý – Trần –
Sảnh, viện, đài
Hồ.
- Địa phương: Lộ -> trấn -> phủ -> huyện ->
châu -> xã.
Thời Lê: hoàn chỉnh
- Trung ương
Lộ ( tỉnh), chỉ có một hai viên quan
Vua
cai quản chung. Đứng đầu xã là xã
quan.
lục bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công

- Bỏ chức tể tướng và các chức quan
trung gian, mỗi bộ quản lý một bộ phận
của nhà nước.
- 3 ti: Đô ti phụ trách quân sự, Thừa ti
phụ trách dân sự, Hiến ti phụ trách an
ninh và thanh tra.

Ngự sử đài

Hàn lâm viện


- Địa phương: chia nước thành 13 đạo thừa
tuyên, mỗi đạo có 3 ti trông coi các mặt dân sự,
quân sự, an ninh -> phủ -> huyện -> châu ->
xã.


?.4 Những thay đổi qua cuộc cải cách
hành chính thời Lê Thánh Tông có ý
nghĩa gì ? So sánh với bộ máy hành
chính thời Lý – Trần. (quyền hành tập
trung trong tay vua, tổ chức bộ máy
nhà nước chặt chẽ hơn đến tận cấp xã
=> chế độ quân chủ tập quyền đạt đến
đỉnh cao).
* Hoạt động 4: GV đề nghị học sinh
đọc SGK vể nội dung một số điều luật
thời kỳ này, nhấn mạnh bộ luật Hồng
Đức, ban hành năm 1483, đặt câu hỏi
phát vấn:
?.5 Em nghĩ gì về các điều luật nêu
trong SGK, trang 89 ?
- Giải thích khái niệm: “ngụ binh ư
nông”
Kết ý: Tác dụng của các chính sách nói
trên?
==> Năm 1428 Lê Thái Tổ cho giải ngũ
25 vạn trong tổng số 35 vạn quân về
làm ruộng. Còn lại 10 vạn luân phiên
nhau, trong đó 8 vạn về sản xuất, 2 vạn

làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

 Về giáo dục
+ Thời Lý-Trần: tuyển cử -> thi cử.
+ Thời Lê: tuyển chọn quan lại bằng thi cử.
2. Luật pháp và quân đội
Luật pháp
- 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hình
thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
- Thời Trần có bộ Hình luật.
- Thời Lê, bộ luật đầy đủ được ban hành là
“Quốc triều hình luật” (luật Hồng Đức).
Quân đội: tổ chức quy củ gồm cấm
quân và quân chính quy, được tuyển theo chế
độ: “ngụ binh ư nông”, trang bị vũ khí đầy đủ.
3. Hoạt động đối nội, đối ngoại:
Đối nội: chú trọng bảo vệ an ninh đất
nước, chăm lo đời sống nhân dân, đoàn kết với
các dân tộc ít người.
b. Đối ngoại: hòa hiếu với các triều đại
phương Bắc nhưng luôn giữ vững tư thế của
một quốc gia tự chủ. Quan hệ thân thiện với
Lào, Champa, Chân Lạp.

- Những chính sách đối nội và ngoại?
Chú ý giai đoạn suy vong của Cham-pa
và sự sát nhập vào Đại Việt.
3. Kết luận: Qua năm thế kỷ, nhà nước Đại Việt dần hoàn chỉnh về thiết chế bộ máy nhà
nước, tổ chức hành chính, luật pháp, quân đội và đạt đến đỉnh cao vào thời Lê. Nhà nước
phong kiến Việt Nam từ thời Ngô đến thời Lê sơ luôn giữ vững tư thế độc lập tự chủ của

mình và đoàn kết được với các dân tộc ít người trong nước.
III. Củng cố bài: Vẽ sơ đồ nhà nước thời Lý Trần và thời Lê Thánh Tông, qua đó đánh
giá cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông.
IV. Ôn tập và chuẩn bị bài
- Học ba câu hỏi trong sách giáo khoa, trang 90.
- Đọc trước SGK bài 18: “Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các
thế kỷ X đến XV”.
- Sưu tập tư liệu thơ ca, tranh ảnh liên quan đến bài giảng.



×