Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Lịch sử 10 bài 9: Vương Quốc Campuchia và Vương quốc Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.29 KB, 3 trang )

- Bài 9
VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO
A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : GV giúp học sinh nắm được:
- Vị trí địa lý của Lào và Campuchia, hai nước láng giềng gần gũi của Việt Nam.
- Những giai đoạn phát triển lịch sử lớn của hai nước.
- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và việc xây dựng nền văn hóa dân tộc của hai
nước này.
2. Kỹ năng : Biết sử dụng phương pháp lập biểu đồ các giai đoạn phát triển lịch sử.
3. Tư tưởng, tình cảm :
Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu quý, trân trọng truyền thống lịch sử của hai
dân tộc láng giềng gần gũi của Việt Nam, đồng thời thấy được mối quan hệ mật thiết của
ba nước từ lịch sử xa xưa. Từ đó, giúp học sinh hiểu rõ: việc xây dựng quan hệ láng giềng
tốt, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau là cơ sở từ trong lịch sử và cần thiết cho cả ba nước, ba dân
tộc trên bán đảo Đông Dương.
B. ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC :
1. Giáo viên :
- Bản đồ vương quốc Lào và vương quốc Campuchia.
- Tranh ảnh, tư liệu liên quan : đền Ăng-co Vat, Ăng-co Thom, Thạt Luổng.
2. Học sinh :
Đọc trước sách giáo khoa, chú ý các từ khó; tập trả lời các câu hỏi trong SGK.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
I. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ :
1. Điều kiện tự nhiên của ĐNÁ có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát
triển lịch sử và kinh tế khu vực ?
2. Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến ĐNÁ thế kỷ X – XVIII
được biểu hiện như thế nào ?
3. Lập biểu đồ các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực ĐNÁ đến giữa thế
kỷ XIX.
II. Giảng bài mới :
1. Mở bài : Trên bán đảo Đông Dương cùng với Việt Nam là hai bạn láng giềng Lào và


Campuchia, hai nước đều có một truyền thống lịch sử lâu đời và một nền văn hóa đặc
sắc.
2. Hoạt động dạy và học :

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
* Hoạt động 1: sử dụng bản đồ “Vương
quốc Lào và vương quốc Campuchia”
để giới thiệu sơ nét về quá trình thành
lập vương quốc Campuchia.
-Địa thế : đất nước CPC như một lòng
chảo khổng lồ, xung quanh là rừng núi
và cao nguyên bao bọc, còn đáy chảo là

NỘI DUNG BÀI
1. Vương quốc Campuchia
a. Sự thành lập
Ở Campuchia tộc người chủ yếu là
Khmer, lúc đầu sống ở phía Bắc cao nguyên
Cò Rạt và trung lưu Mê Công, sau di cư về
phía Nam, lập quốc từ thế kỷ VI.


Biển Hồ và vùng phụ cận với những cánh
đồng phì nhiêu màu mỡ.
- Giải thích rõ về vương quốc Phù Nam
và vương quốc Chân Lạp.

b. Sự phát triển (thế kỷ IX – XV)
- Sống quần cư ở tây bắc Biển Hồ, kinh đô là
Angkor.

- Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thủ công
nghiệp và ngư nghiệp.
- Xây dựng nhiều đền tháp thờ thần, Phật .
?.1 Sự phát triển của CPC thời Ăng-co - Chinh phục các nước láng giềng, trở thành
cường quốc khu vực.
được biểu hiện như thế nào ?
- Xem hình và giới thiệu về Ăng-co Vat
và Ăng-co Thom- Bayon (có thể đề nghị c. Sự suy vong
Từ thế kỷ XIII, Campuchia suy yếu dần
học sinh trình bày trên cơ sở tự sưu tập
do bị vương quốc Thái nhiều lần tấn công.
tư liệu)
Năm 1863, Campuchia trở thành thuộc địa
- Kể sự tích Ăng-co Vat.
của Pháp.
-1432, dời đô về Phnôm Pênh, thời kỳ
d. Văn hoá:
Ăng-co chấm dứt, CPC suy sụp dần
- Chữ viết: cải biên từ chữ Phạn.
?.2 CPC tiếp thu văn hóa Ấn như thế - Văn học: nhiều thể loại phong phú
- Tôn giáo: Hindou giáo và Phật giáo.
nào ?
- Kiến trúc: nổi tiếng nhất là khu quần thể
Thế kỷ VII: sáng tạo ra chữ viết riêng
- Giải thích khái niệm: “Phật giáo Đại kiến trúc Angkor.
Thừa và Tiểu Thừa”.
2. Vương quốc Lào.
* Hoạt động 2: Phát vấn: Quốc gia duy a. Sự thành lập
Cư dân cổ là người Lào Thơng, đến thế
nhất nào ở ĐNÁ hiện nay không giữ tên

kỷ XIII, một nhóm người Thái di cư đến gọi
vương quốc cũ ?
là người Lào Lùm. Vào năm 1353 vua Pha
( Lạn Xạng: Triệu voi)
Ngừm thống nhất các mường lập nước Lan
* Hoạt động 3: Đề nghị HS đọc SGK và Xang (triệu voi).
nêu những chính sách đối nội, đối b. Sự phát triển (thế kỷ XV - thế kỷ XVII)
ngoại của các vua Lạn Xạng ? Ý - Phát triển mạnh dưới thời vua Xu-li-nha
Vông-xa.
nghĩa ?
- Chính trị ổn định, kinh tế phát triển, có
nhiều sản vật quý, là trung tâm Phật giáo.
?.3 Lào tiếp thu văn hóa bên ngoài như - Đối ngoại: hòa hiếu với VN và Campuchia,
kiên quyết chống quân xâm lược Myanmar.
thế nào?
c. Sự suy vong
Cuối thế kỷ XVIII, Lào suy yếu, trở
- Giải thích khái niệm “Phật giáo Tiểu
thành thuộc địa của Xiêm rồi thuộc địa của
thừa”
_ Cho học sinh xem tranh ảnh và kể sơ Pháp (1893).
d. Văn hoá
nét về Thạt Luổng.
- Chữ viết: sáng tạo từ nét chữ cong của
Campuchia và Myanmar.


- Tôn giáo: Phật giáo Tiểu thừa.
- Kiến trúc: điển hình nhất là tháp Thạt
Luổng.

→ Cả Campuchia và Lào đều ảnh hưởng
mạnh mẽ từ văn hóa Ấn Độ về chữ viết, tôn
giáo, kiến trúc...
3. Kết luận toàn bài :
III. Củng cố bài : Lập biểu đồ các giai đoạn lịch sử lớn của Lào và Campuchia .
IV. Ôn tập và chuẩn bị bài mới :
1. Trả lời và học các câu hỏi trong SGK, trang 54.
2. Đọc kỹ bài 10: “ Thời kỳ hình thành và phát triển của chế độ phong kiến
ở Tây Âu ( từ thế kỷ V đến thế kỷ XIV ).
3. Sưu tập các tư liệu , tranh ảnh liên quan đến bài giảng.
Duyệt:



×