Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

đánh giá kiến trúc tòa nhà keangnam landmark tower

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.03 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN BÁ QUYỀN

ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC
TÒA NHÀ KEANGNAM LANDMARK TOWER

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN BÁ QUYỀN
KHÓA: 2017-2019

ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC
TÒA NHÀ KEANGNAM LANDMARK TOWER
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02



LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. KTS. NGÔ THÁM

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
TS. ĐỖ HỮU PHÚ

Hà Nội - 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CNH-HĐH

Tên đầy đủ
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐTXHH

Điều tra xã hội học

KHKT

Khoa học kĩ thuật

PCCC

Phòng cháy chữa cháy


TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

DVCC

Dịch vụ công cộng

TTTM

Trung tâm thương mại

THĐCN

Tổ hợp đa chức năng

KLTH

Keangnam Landmark Tower Hanoi

CCCT

Chung cư cao tầng

MĐXD

Mật độ xây dựng

VLXD


Vật liệu xây dựng

KGCC

Không gian công cộng

VH

Văn hóa

KT

Kinh tế

XH

Xã hội

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

KCCT

Kết cấu công trình

KTCT

Kiến trúc công trình


CNXD

Công nghệ xây dựng

KĐT

Khu đô thị


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Phổi cảnh tổng thể công trình

5

Hình 1.2

Tổng mặt bằng công trình

6

HÌnh 1.3


Các hướng tiếp cận công trình

7

Hình 1.4

Mặt bằng phân khu chức năng

9

Hình 1.5

Mô hình không gian 3D kết cấu công trình

11

Hình 1.6

Biểu đồ độ võng dài hạn sàn điển hình và khối đế

13

Hình 1.7

Hình khối kiến trúc công trình

14

Hình 1.8


Đường nét mặt đứng công trình

14

Hình 1.9

Tạo hình kiến trúc tòa nhà

15

Hình 1.10

Phân vùng chức năng các khối tầng

16

Hình 1.11

Cây xanh bố trí xen kẽ quanh công trình

20

Hình 1.12

Không gian công cộng khu vực vườn trung tâm

21

Hình 1.13


Mặt bằng tầng 1

25

Hình 1.14

Mặt bằng tầng 2

26

Hình 1.15

Mặt bằng tầng 3

26

Hình 1.16

Mặt bằng tầng 4

27

Hình 1.17

Mặt bằng tầng 5

27

Hình 1.18


Mặt bằng tầng 6

28

Hình 1.19

Mặt bằng văn phòng điển hình

29

Hình 1.20

Mặt bằng căn hộ cao cấp điển hình

30

Hình 1.21

Mặt bằng khách sạn điển hình

31

Hình 1.22

Du khách ngắm thành phố trên đài vọng cảnh

32

hình ảnh



Hình 1.23

Vườn trong của tổ hợp Keangnam Landmark

34

Tower

Hình 1.24

Tòa Landmark 81 – 208, Nguyễn Hữu Cảnh, Q.Bình

36

Thạnh, tp.HCM
Hình 1.25

Tòa nhà Lotte Center – Liễu Giai, Q. Ba Đình, Tp. Hà

37

Nội
Hình 2.1

Nhà H2, Trường Đại học Xây dựng

43


Hình 2.2

Trung tâm hội nghị quốc tế

46

Hình 2.3

Tòa Bitexco Financial Tower

47

Hình 2.4

Biệt thự Hằng Nga

49

Hình 2.5

Chung cư The Grand View

50

Hình 2.6

Khách sạn Opera Hilton

52


Hình 2.7

Mặt cắt địa chất khu vực

56

Hình 3.1

Mặt đứng trục X1-X25 công trình

68

Hình 3.2

Mặt đứng trục Y25-Y2

69

Hình 3.3

Không gian trong khu vực nhà hàng

70

Hình 3.4

Liên hệ không gian khu vực

72


Hình 3.5

Liên hệ giao thông khu vực

73

Hình 3.6

Keangnam Landmark Tower trong tổng thể khu vực

74

Hình 3.7

Phối cảnh công trình khi có tầm nhìn thuận lợi

75

Hình 3.8

Nước ngập quanh công trình khiến cho giao thông tắc

76

nghẽn
Hình 3.9

Khuôn viên cây xanh mặt nước trung tâm tòa nhà

77


Hình 3.10

Bể bơi ngoài trời dưới chân tháp chung cư

78

Hình 3.11

Thiết kế cây xanh sân trung tâm trên tầng 4-6

79

Hình 3.12

Đường đi nội bộ trong Keangnam ngập sắc xanh

80


Hình 3.13

Ý tưởng thiết kế mặt đứng

81

Hình 3.14

Không gian văn phòng cho thuê


85

Hình 3.15

Nội thất khách sạn 5 sao

86

Hình 3.16

Quầy phục vụ bánh, đồ ăn nhẹ và các loại đồ uống

87

Hình 3.17

Khu vực The Hive Louge

88

Hình 3.18

Tầm nhìn rộng mở và thoáng của các tòa tháp

89

Hình 3.19

Căn hộ bị chia nhỏ không gian do mặt bằng phức


90

tạp, không vuông vắn
Hình 3.20

Căn rộng rãi, thông thoáng tuy nhiên nhiều không

91

gian chết, không sử dụng đến dẫn tới lãng phí.
Hình 3.21

Keangnam Landmark Tower lung linh trong ánh đèn

94

Hình 3.22

Sơ đồ kết cấu các tòa tháp

96

Hình 3.23

Phân tích phương vị nghiêng của tòa tháp

97


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu
bảng
Bảng
1.1
Bảng
1.2
Bảng
2.1

Tên bảng biểu

Trang

Diện tích các khu vực trong tòa nhà

19

Bản kê hệ thống giao thông đứng

22

Điều kiện địa chất khu vực xây dựng

55


LỜI CẢM ƠN
Với sự phát triển kinh tế, kĩ thuật của đất nước ta hiện nay, hàng loạt
các công trình đô thị, cao tầng, cao ốc được được xây dựng. Hòa quyện tính
văn hóa và công nghệ hiện đại, các công trình tầm cỡ quốc tế ngày càng được

xây dựng nhiều, góp phần thay đổi bộ mặt đô thị, cảnh quan của khu vực
cũng như cả nước.
Với đề tài “Đánh giá kiến trúc tòa nhà nhà Keangnam Landmark
Tower”, học viên hi vọng rằng đề tài nghiên cứu này sẽ nói lên được những
suy nghĩ và kiến thức đã tính lũy trong quá trình học tập và nghiên cứu tại
trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Để hoàn thành đề tài này, trước tiên em xin chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn nhiệt tình của thầy PGS. TS. KTS. Ngô Thám cùng với sự góp ý
của các thầy cô trong tiểu ban giúp em hoàn thành luận văn này. Em xin cảm
ơn nhà trường, khoa Sau đại học – ĐH Kiến trúc Hà Nội, các thầy cô, cũng
như bạn bè gia đình đã giúp đỡ trong thời gian vừa qua để em có thể hoàn
thành Luận văn một cách tốt nhất.
Xin trân trọng cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do chính bản
thân tôi thực hiện kết hợp với sự hướng dẫn của các GS, PGS… và kinh
nghiệm thực tiễn hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực kiến trúc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính xác thực của các nội dung và kết quả đạt
được trong luận văn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Bá Quyền


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục

Danh mục các kí hiệu, chứ viết tắt
Danh mục hình ảnh
Danh mục bảng biểu

MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
 Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1
 Các phương pháp nghiên cứu .............................................................. 2
 Ý nghĩa khoa học và thưc tiễn của đề tài ............................................. 2
 Cấu trúc luận văn ................................................................................. 3
NỘI DUNG: ..................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH KEANGNAM
LANDMARK TOWER .................................................................................. 4
1.1. Giới thiệu dự án đầu tư xây dựng chung về dự án Keangnam Landmark Tower
Hà Nội ............................................................................................................................ 4
1.1.1. Giới thiệu chung về dự án Keangnam Landmark Tower Hà Nội ........... 4
1.1.2. Hiện trạng kiến trúc công trình ............................................................... 4
1.1.3. Tính chất, công năng chính của công trình: ............................................ 5
1.2. Khảo sát sơ bộ hiện trạng công trình ...................................................................... 7
1.2.1. Mặt bằng hiện trạng ................................................................................ 7
1.2.2. Kết cấu chính của công trình................................................................. 10
1.2.3. Tổng thể kiến trúc công trình ................................................................ 13


1.2.4. Công năng chính từng tầng ................................................................... 24
1.2.5. Tổ chức cảnh quan công trình ............................................................... 32
1.3. Một số công trình có quy mô, chức năng tương tự........................................34
1.3.1. Landmark 81 – Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh,
P.22, Q.Bình Thạnh. ........................................................................................ 34
1.3.2. Tòa nhà Lotte Center – Liễu Giai, Q. Ba Đình, Tp. Hà Nội................. 36
1.4. Vấn đề nghiên cứu của đề tài ................................................................ 38

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH
KEANGNAM LANDMARK TOWER HANOI .................................... 39
2.1. Cơ sở pháp lý đánh giá công trình Keangnam Landmark Tower Hanoi...........39
2.2. Xu hướng thiết kế kiến trúc hiện đại ở Việt Nam..........................................41
2.3. Lý thuyết kiến trúc cao tầng và kiến trúc tổ hợp đa chức năng ..................52
2.3.1. Kiến trúc cao tầng và siêu cao tầng....................................................... 52
2.3.2. Kiến trúc tổ hợp đa chức năng .............................................................. 53
2.4. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình ..........................................54
2.4.1. Điều kiện địa lý khu vực xây dựng công trình...................................... 54
2.4.2. Điều kiện khí hậu .................................................................................. 56
2.5. Các tiêu chí đánh giá công trình Keangnam Landmark Tower Hanoi .....57
2.5.1. Vấn đề tuân thủ pháp luật...................................................................... 57
2.5.2. Công năng của công trình ..................................................................... 58
2.5.3. Yếu tố môi trường và vi khí hậu ........................................................... 59
2.5.4. Tính nghệ thuật và ngôn ngữ thiết kế ................................................... 60
2.5.5. Tính hiện đại trong công nghệ xây dựng .............................................. 61
2.5.6. Bài học kinh nghiệm về xây dựng kiến trúc cao tầng – siêu cao tầng, tổ
hợp đa chức năng ............................................................................................ 62
CHƯƠNG 3: KIẾN TRÚC TÒA NHÀ KEANGNAM LANDMARK
TOWER ......................................................................................................... 65


3.1. Quan điểm về kiến trúc tòa nhà Keangnam Landmark Tower Hanoi .65
3.1.1. Xây dựng quan điểm ............................................................................. 65
3.1.2. Nguyên tắc đánh giá .............................................................................. 66
3.2. Đánh giá sự tuân thủ quy định pháp luật của công trình.............................66
3.2.1. Tuân thủ về quy hoạch chung ............................................................... 66
3.2.2. Tuân thủ quy định pháp luật và các và các tiêu chuẩn thiết kế chuyên
ngành. .............................................................................................................. 67
3.3. Tòa nhà Keangnam trong tổng thể khu vực...................................................70

3.4. Giải pháp tổ chức không gian cảnh quan cây xanh ............................ 76
3.5. Kiến trúc và nội thất công trình........................................................................80
3.5.1. Kiến trúc công trình .............................................................................. 80
3.6. Tính nghệ thuật và ngôn ngữ thiết kế kiến trúc .............................................93
3.6.1. Tính nghệ thuật trong thiết kế không gian nội thất…………………. 93
3.6.2. Tính nghệ thuật trong thiết kế mặt đứng…………………………… 93
3.7. Tính hiện đại trong giải pháp kết cấu và công nghệ xây dựng ..............95
3.7.1. Tính hiện đại trong giải pháp kết cấu.................................................... 95
3.7.2. Tính hiện đại trong công nghệ xây dựng .............................................. 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Diện tích các không gian trong tòa nhà [14] .................................. 19
Bảng 1.2. Bản kê hệ thống giao thông đứng ................................................... 22
Bảng 2.1. Điều kiện địa chất khu vực xây dựng ............................................. 55
Bảng 3.1. Chi tiết hoàn thiện nội thất tòa nhà [14]Error!
defined.

Bookmark

not


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.11. Cây xanh bố trí xen kẽ quanh công trình [15] .............................. 20
Hình 1.12. Không gian công cộng ở khu vực vườn trung tâm ....................... 21

Hình 1.13. Mặt bằng tầng 1 ............................................................................. 25
Hình 1.14. Mặt bằng tầng 2 ............................................................................. 26
Hình 1.15. Mặt bằng tầng 3 ............................................................................. 26
Hình 1.16. Mặt bằng tầng 4 ............................................................................. 27
Hình 1.17. Mặt bằng tầng 5 ............................................................................. 27
Hình 1.18. Mặt bằng tầng 6 ............................................................................. 28
Hình 1.19. Mặt bằng văn phòng điển hình...................................................... 29
Hình 1.20. Mặt bằng căn hộ cao cấp điển hình ............................................... 30
Hình 1.21. Mặt bằng khách sạn điển hình....................................................... 31
Hình 1.22. Du khách ngắm thành phố trên đài vọng cảnh.............................. 32
Hình: 2.2. Trung tâm hội nghị quốc tế ............................................................ 46
Hình 2.3. Công trình Bitexco Financial Tower - KTS. C. Zapata - Rubio,
Venezuela [21] ................................................................................................ 47
Hình 2.4. Biệt thự Hằng Nga - KTS. Đặng Việt Nga ..................................... 49
Hình 2.5. Chung cư The Grand View - Công ty Tange International Consultants ..50
Hình 2.6. Khách sạn Opera Hilton - KTS.E.DeChambure và P.Pascal .......... 52
Hình 2.7. Mặt cắt địa tầng khu vực ................................................................. 56
Hình 3.1. Mặt đứng trục X1-X25 công trình .................................................. 68
Hình 3.2. Mặt đứng trục Y25-Y2 .................................................................... 69
Hình 3.3. Không gian trong khu vực nhà hàng ............................................... 70
Hình 3.4. Liên hệ không gian khu vực ............................................................ 72
Hình 3.5. Liên hệ giao thông khu vực............................................................. 73
Hình 3.6. Keangnam Landmark Tower trong tổng thể khu vực ..................... 74


Hình 3.7. Phối cảnh công trình khi có tầm nhìn thuận lợi .............................. 75
Hình 3.8. Nước ngập quanh công trình khiến cho giao thông tắc nghẽn ....... 76
Hình 3.9. Khuôn viên cây xanh mặt nước ở trung tâm tòa nhà ...................... 77
Hình 3.10. Bể bơi ngoài trời dưới chân tháp chung cư ................................... 78
Hình 3.11. Thiết kế cây xanh sân trung tâm, trên tầng 4-6 ............................. 79

Hình 3.12. Đường đi nội bộ trong Keangnam ngập sắc xanh......................... 80
Hình 3.13. Ý tưởng thiết kế mặt đứng ............................................................ 81
Hình 3.15. Nội thất khách sạn 5 sao ............................................................... 86
Hình 3.16. Quầy phục vụ bánh, đồ ăn nhẹ và các loại đồ uống...................... 87
Hình 3.18. Tầm nhìn rộng mở và thoáng của các tòa tháp ............................. 89
Hình 3.19. Căn hộ bị chia nhỏ không gian do mặt bằng phức tạp, không
vuông vắn ........................................................................................................ 90
Hình 3.20. Căn rộng rãi, thông thoáng tuy nhiên nhiều không gian chết, không
sử dụng đến dẫn tới lãng phí. .......................................................................... 91
Hình 3.21. Keangnam Landmark Tower lung linh trong ánh đèn .................. 94
Hình 3.22. Sơ đồ kết cấu các tòa tháp ............................................................. 96
Hình 3.23. Phân tích phương vị nghiêng của tòa tháp .................................... 97


1

MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu kiến trúc công trình tiêu biểu, điểm nhấn của cả nước để rút
ra bài học kinh nghiệm trong thiết kế kiến trúc, xây dựng các công trình. Là
một công việc bổ ích đối với các kiến trúc sư, mang nhiều giá trị nghề nghiệp.
Trong thời kì hiện đại, sự bùng nổ về kiến trúc cũng như CNXD đã cho ra đời
những công trình kiến trúc tầm cỡ không chỉ ở quy mô mà còn ở hình tượng
kiến trúc, giá trị sử dụng… Tại tp. Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung
những năm gần đây xuất hiện rất nhiều các công trình kiến trúc lớn, tầm cỡ
mang đầy tính biểu tượng, giá trị kinh tế, giá trị sử dụng như Lotte Center,
Land Mark 81, Keangnam Landmark Tower…
Ngày nay, khi công nghệ hiện đại phát triển, các nước – thành phố,
cũng như các tập đoàn lớn đều muốn ghi dấu ấn của mình trên trường quốc tế
cũng như trong khu vực, vì vậy việc xây dựng các công trình mang tính biểu

tượng và nổi bật diễn ra, như một cách khẳng định vị thế, tạo điểm nhấn về
mặt kiến trúc, cảnh quan đồng thời mang rất nhiều giá trị kinh tế, văn hóa.
Keangnam Landmark Tower cũng vậy, một khu tổ hợp đa chức năng (Căn hộ
- trung tâm thương mại – Khách sạn – văn phòng – dịch vụ ăn uống vui
chơi…) cũng là một trong những công trình tiêu biểu và càng đặc biệt hơn khi
nó trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam ở thời điểm hoàn thành. Các nhà phê
bình, các kiến trúc sư, những chuyên gia kinh tế, bất động sản hay người dân
đều thừa nhận Keangnam Landmark Tower là một công trình đầy tính biểu
tượng, nâng tầm giá trị thành phố Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung
lên tầm cao mới.
Đề tài nghiện cứu, đánh giá kiến trúc Keangnam Landmark Tower một
cách khoa học nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho việc thiết kế, xây dựng


2

quản lý, khai thác sử dụng và phát triển các khu kiến trúc dịch vụ công cộng
đa chức năng tiếp theo.
Mục tiêu nghiên cứu
-

Nghiên cứu tổng quan các vấn đề về tổng mặt bằng, không gian kiến

trúc, công năng cụ thể công trình.
-

Phân tích, đánh giá những đặc điểm về giá trị kiến trúc, nghệ thuật về

kiến trúc công trình.
-


Đúc kết bài học kinh nghiệm và xây dựng tiêu chí đánh giá công trình

cao tầng quy mô lớn.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: tổng quan về mặt kiến trúc, tổ chức không gian,

quy hoạch tổng mặt bằng công trình.
-

Phạm vi nghiên cứu: Tổ hợp Keangnam Landmark Tower Hà Nội

-

Thời gian nghiên cứu: đến năm 2019

 Các phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng

-

Phương pháp tổng hợp, so sánh

-

Phương pháp chuyên gia


-

Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu đã nghiên cứu.

 Ý nghĩa khoa học và thưc tiễn của đề tài
Đánh giá tổng quan kiến trúc tổ hợp đa chức năng Keangnam
Landmark Tower Hà Nội một cách khoa học nhằm rút ra cac bài học kinh
nghiệm cho việc xây dựng, quản lý và khai thác giá trị kinh tế các công trình
kiến trúc cao tầng, tổ hợp đa chức năng sau này. Đóng góp một phần về lý
luận thiết kế kiến trúc, tiêu chuẩn đánh giá một công trình tầm cỡ ở Hà Nội
nói riêng và Việt Nam nói chung.


3

Ngoài ra mong muốn kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tài liệu
tham khảo có giá trị trong các công trình nghiên cứu, tài liệu cho việc học và
đào tạo Kiến trúc sư tại Việt Nam.
 Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn được chia thành 04 phần bao gồm:
Phần mở đầu
Nội dung nghiên cứu (gồm 3 chương)
Chương 1: Tổng quan về công trình Keangnam Landmark Tower Hà Nội
Chương 2: Cơ sở khoa học của đề tài
Chương 3: Kiến trúc tòa nhà Keangnam Landmark Tower
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục



4

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH KEANGNAM
LANDMARK TOWER
1.1. Giới thiệu dự án đầu tư xây dựng chung về dự án Keangnam
Landmark Tower Hà Nội [14]
1.1.1. Giới thiệu chung về dự án Keangnam Landmark Tower Hà Nội
-

Tên công trình: Keangnam Landmark Tower Hanoi

-

Thuộc dự án: Dự án đầu tư xây dựng tổ hợp các công trình Keangnam Hanoi

-

Địa điểm: lô E6, đường Phạm Hùng, Mễ Trì, Q. Từ Niêm, tp. Hà Nội

-

Nhóm dự án: Nhóm A

-

Loại, cấp công trình: Công trình dân dụng (chức năng hỗ hợp khách sạn 5

sao, dịch vụ thương mại, văn phòng, giải trí và căn hộ cao cấp), cấp I

-

Chủ đầu tư: tập đoàn Keangnam Vina có trụ sở chính tại Dongdaemun-gu,

Seoul, Hàn Quốc (thuộc Tập đoàn xây dựng Keangnam Enterprises Inc)
-

Đơn vị thiết kế: Carlos Zapata Studio, Heerim architects & planners,

Samoo architects & Engineers.
-

Nhà thầu xây dựng: Keangnam Enterprises Inc, Seoyong và một số nhà

thầu phụ Việt Nam như CTCP xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình,
CTCP xây dựng số 1, Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC),
Công ty TNHH thuộc Tập Đoàn Xây dựng DELTA…v.v. (24 thầu phụ)
-

Tư vấn giám sát: Viện khoa học công nghệ xây dựng Việt Nam (IBST)

-

Tổng mức đầu tư: 1,05 tỉ USD (ban đầu)

-

Thời gian xây dựng: 2007 – 2011

(Căn cứ hồ sơ, tài liệu và cac pháp lý có liên quan được Chủ đầu tư công bố)

1.1.2. Hiện trạng kiến trúc công trình
- Diện tích khu đất lập dự án: 46 000m2
- Diện tích xây dựng: 18 400.14 m2


5

- Tổng diện tích sàn xây dựng: 513 743.45 m2
- Mật độ xây dựng: 40%
- Hệ số sử dụng đất: 11.09 lần
- Quy mô công trình: gồm 2 tầng hầm (ở cả 3 tòa tháp), 70 tầng nổi (tòa
tháp trung tâm), và 47 tầng nổi (2 tòa căn hộ).
- Chiều cao đến đỉnh mái: 350m (tháp trung tâm), 196m (2 tòa căn hộ) [14]

Hình 1.1 Phối cảnh tổng thể công trình [20]
1.1.3. Tính chất, công năng chính của công trình:
- Keangnam Landmark Tower, đường Phạm Hùng, Mễ Trì, Q. Từ
Niêm, tp. Hà Nội thiết kế với mục đích xây dựng tổ hợp khách sạn 5 sao, khu
văn phòng và căn hộ cao cấp kèm theo các dịch vụ thương mại, vui chơi giải
trí, dịch vụ tiện ích cho cư dân sinh sống tại đây như công viên, spa, gym, bể
bơi, khu thể thao…
- Tổ chức không gian cảnh quan và tổng thể kiến trúc đầy đủ các chức
năng theo nhiệm vụ thiết kế, kết hợp với không gian xanh, mặt nước, giao


6

thông thuận lợi, cải tạo cảnh quan khu vực lân cận, giúp cho người dân dễ tiếp
cận, tầm cỡ quy mô phù hợp với một khu vực có tốc độ phát triển nhanh trong
lĩnh vực xây dựng, phát triển dịch vụ công công dọc theo tuyến đường Phạm

Hùng, Hà Nội.
- Thiết kế phát huy được lợi thế khu đất về mặt vị trí, giao thông, tầm
nhìn, quy hoạch tương lai cũng như tạo điểm nhấn kiến trúc ở khu vực. Hạ tầng
kĩ thuật được đầu tư đảm bảo các yêu cầu theo TCXD, các yếu tố cảnh quan, cây
xanh mặt nước, khoảng cách tới các chỉ giới đường đỏ được tuân thủ.
- Giải pháp kiến trúc chú trọng đến tính hiện đại, xen lẫn biểu tượng lấy ý
tưởng từ những nét văn hóa của Việt Nam, sử dụng công nghệ hiện đại để tạo nên
một công trình tầm cỡ thế giới, mang tính biểu tượng và có giá trị kinh tế cao.


7

1.2. Khảo sát sơ bộ hiện trạng công trình
1.2.1. Mặt bằng hiện trạng

Hình 1.2. Tổng mặt bằng công trình [14]
Sau khi hoàn thiện dự án, công trình có các lối tiếp cận như sau:
- Lối vào chính từ hướng đường Phạm Hùng (thuộc tuyến vành đai 3) đi
qua khu vực sảnh đón khách, đến các khu chức năng bên trong, khuôn viên
sảnh cây xanh giữa 3 tòa tháp căn hộ thuộc khu vực vườn trung tâm của khu
tổ hợp. Đây cũng là lối ra vào chính của khu khách sạn dành cho du khách.
- Lối tiếp cận khu căn hộ: hướng đi vào từ đường Dương Đình Nghệ có
sảnh đón và điểm đỗ cho xe trước khu căn hộ.


8

- Lối tiếp cận khu văn phòng: là tuyến đường nội bộ phía sau tháp
Landmark, phố ẩm thực Keangnam nối giữa đường Nguyễn Quốc Trị và
đường Phạm Hùng.


Hình 1.3. Các hướng tiếp cận công trình [14]
Tổng mặt bằng công trình, cho đến hình khối kiến trúc công trình được
sắp xếp theo trục Đông Nam – Tây Bắc, các hướng khu đất về phía 2 trục
đường chính là Phạm Hùng và Dương Đình Nghệ được bố trí tầm nhìn mở,
thông thoáng, tổ hợp công trình được chạy bao quanh 3 phía của khu đất.
Không gian cây xanh mặt nước được bố trí ở hướng Đông - Đông Nam


9

(hướng đường Dương Đình Nghệ) đón hướng gió mát vào sân trong của công
trình.
Quy hoạch chi tiết khu đất được phân chia rất rõ ràng với từng khu chức năng:
- Khối khách sạn (công viên các sự kiện) được thiết kế hiện đại, là đón
tiếp khách đến sự dụng hệ thống khách sạn quốc tế 5 sao Intercontinental,
đồng thời nơi tổ chức các sự kiện kết hợp trong và ngoài trời.
- Vườn Crystal (tháp chung cư) là khu vực công viên cây xanh, xen lẫn
quán ăn ngoài trời, café, bể bơi, đường dạo…với đầy đủ cây xanh mặt nước,
một số dụng cụ vui chơi giải trí, thể dục ngoài trời và các dịch vụ tiện ích
phục vụ cư dân cũng như thu hút mọi người tới chơi.
- Các khối công trình chính: 2 tòa tháp Chung cư, tòa tháp Landmark
với công năng bao quanh khu đất, lấy khu vực công viên cây xanh trung tâm
là trọng tâm và là nơi kết nối các không gian trong tổ hợp. Các cư dân tại đây
cũng như du khách, người làm việc được sử dụng không gian công viên như
một nơi nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn và kết nối.
Ở đây, các khối công trình đều được bố trí lối ra vào riêng biệt, bãi đỗ
xe, nơi tiếp đón khách liền kề từng khối công trình. Giao thông các khu vực
tiếp cận được ngăn cách biệt lập, kết hợp hài hòa với hệ thống bãi đỗ xe tầng
hầm, bãi đỗ xe tầng nổi và bãi đỗ ngoài trời giúp cho cư dân đến công trình

luôn đảm bảo an ninh, tiếp cận thuận tiện với cách khu vực, dịch vụ mà họ
mong muốn.


10

Hình 1.4. Mặt bằng phân khu chức năng công trình [14]

1.2.2. Kết cấu chính của công trình
Căn cứ vào các tài liệu về hồ sơ thiết kế kết cấu, hoàn công được cung
cấp, giải pháp kết cấu chính của công trình như sau:
a. Hệ thống kết cấu
Tháp Landmark
- Hệ thống chịu tải trọng đứng : được phân bố trên các cấu kiện khung
- Hệ thống chịu tải trọng ngang : được phân bố trên các tường chịu cắt
và tường đai
Tháp chung cư
- Hệ thống chịu tải trọng đứng : được phân bố trên các cấu kiện khung


×