Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu Luận Giới Thiệu Và Đánh Giá Kiến Trúc Chùa Chuông Ở Phố Hiến _ Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 24 trang )

Lịch sử kiến trúc Việt Nam

GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

Tên tiểu luận: Giới thiệu và đánh giá kiến trúc chùa Chuông ở Phố Hiến _
Hưng Yên.
“ Chùa quê nho nhỏ bên làng
Lời kinh tiếng mõ vang vang
Chuông ngân trầm hùng sâu lắng
Xưa nay, nếp sống dân làng”
(Mặc Giang)
Hình ảnh ngôi chùa tự lâu đã hiện hữu và gắn bó với mỗi chúng ta.
Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng. Chùa được
xây dựng phổ biến ở các nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc,
Nhật Bản, Việt Nam và là nơi thờ Phật. Ở Việt Nam khắp nơi đâu đâu cũng
có chùa, lớn có, nhỏ có, kim có, cổ có, tất cả đã trở thành một phần không thể
tách rời trong cộng đồng làng xã Việt Nam. Những ngôi chùa cổ nhất của
Việt Nam đã xuất hiện từ 2000 năm trước. Chùa Việt là nơi thể hiện rõ nhất
những đặc điểm của Phật giáo, của văn hóa tâm linh và tín ngưỡng Việt Nam.
Nằm trong quần thể di tích phố Hiến (thành phố Hưng Yên), chùa
Chuông (tên chữ là "金 鍾 寺 - Kim Chung tự") là di tích có kiến trúc thời
hậu Lê. Được biết đến như “đệ nhất danh lam” và là niềm tự hào của người
Hưng Yên, chùa Chuông đã trường tồn cùng thời gian và khẳng định vị thế
của mình. Với bố cục giản dị, hòa mình trong thiên nhiên tươi tốt như tự
nhiên vốn có, nó đã góp phần điểm tô cho bức tranh thiên nhiên nơi đây càng
thêm tráng lệ mà vẫn không kém phần duyên dáng và huyền bí. Trên tấm bia
hai mặt đặt trong chùa con ghi lại câu thơ ca ngợi như sau:
“Kim Chung thành tráng lệ
Ngọc vũ mạn trung thành”
(Chùa Chuông thành tráng lệ
Nhà ngọc xua bụi trần)



SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

1


Lịch sử kiến trúc Việt Nam

GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

Còn trong cuốn “Đồng Khánh dư địa chí” có đoạn chép về chùa
Chuông như sau: “Chùa Kim Chung: ở xã Nhân Dục tổng An Tảo, quy mô to
rộng, có tiếng là nơi danh thắng”
1.1 Tiểu kinh kì Phố hiến – vị trí tọa lạc đắc địa của chùa Chuông

Giữa bộn bề đường ngang lối dọc, công sở mới mọc lên trong cơn lốc
đô thị hóa của thị xã Hưng Yên, chùa Chuông tọa lạc tách biệt dưới những
rặng nhãn cổ thụ. Chùa đẹp không phải chỉ bởi cảnh quan và tên gọi mà còn
đẹp hơn bởi Chùa Chuông nằm trong quần thể di tích đô thị cổ Phố Hiến một
thời nổi danh “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, tồn tại tới ngày nay.
Quần thể di tích phố Hiến bao gồm đền Mẫu Hoa Dương, đền Mẫu Thiên
Hậu, đền Trần, đền Mây, chùa Phố, chùa - đình Hiến, chùa Nễ Châu, Văn
Miếu Xích Đằng, Võ Miếu, hồ Bán Nguyệt, Đông Đô Quảng Hội, bia mộ của
khách buôn ngoại quốc... Chùa Chuông nằm ở phía nam thôn Nhân Dục,
thuộc tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên xưa,
nay thuộc phường Hiến Nam, thị xã Hưng Yên
Song hành tồn tại và phát triển rực rỡ cùng với Hội An, đô thị cổ Đàng
Trong, ở giai đoạn cuối thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII. Phố Hiến là đô
thị cổ, hình thành và phát triển từ thế kỷ 16, cực thịnh vào thế kỷ 17. Là một
thương cảng lớn, đầu mối giao lưu quốc tế rất sầm uất và phồn thịnh, chỉ

đứng sau kinh đô Thăng Long. Nơi đây một thời nổi danh là “tiểu Tràng An”,
cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Hưng Yên xưa và nay. Nơi
đây có cảnh quan đẹp của hồ bán nguyệt, sự đa dạng của các di tích lịch sử,
văn hoá và sự phong phú về phong tục tập quán cùng các dấu tích của người
Hoa, người Nhật, người Hà Lan.
Trong lịch sử, Phố Hiến là một đô thị đa quốc tịch, trong đó nhiều nhất
là người Việt và người Hoa. Những kiều dân ngoại quốc khác ở đây là Nhật,
Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… Phần lớn người Việt cự ngụ ở Phố Hiến là
từ các địa phương khác đổ về sinh sống làm ăn, đó là một cộng đồng cư dân
tứ xứ.
SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

2


Lịch sử kiến trúc Việt Nam

GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

Phố Hiến mang những nhu cầu tâm linh văn hóa của nhiều cộng đồng
người khác nhau, thể hiện qua những công trình kiến trúc. Nổi bật là các
phong cách kiến trúc Việt Nam và phong cách kiến trúc Trung Hoa (với sắc
thái vùng Phúc Kiến, phía Nam Trung Quốc), thấp thoáng có phong cách kiến
trúc châu Âu (nhà thờ Gôtích Phố Hiến). Nhiều khi, các phong cách kiến trúc
đó pha trộn lẫn nhau. Cũng như ở các đô thị Việt Nam khác, bên cạnh những
kiến trúc bằng gạch ngói, đại bộ phận nhà ở của dân đều bằng gỗ tre nứa, lại ở
sát nhau.
Trải qua những biến cố lịch sử và sự thay đổi của tự nhiên, Phố Hiến
vẫn còn bảo tồn, giữ gìn được hơn 100 di tích lịch sử-văn hóa có giá trị, đã có
17 di tích được xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa quốc gia; gần 100 bia ký, trên

11.200 hiện vật trong đó có 6.022 hiện vật có giá trị về lịch sử. Điều đặc biệt
là các di tích phân bố ở khắp các phường, xã… tạo thành một quần thể di tích
với nền kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Quần thể di tích Phố Hiến nằm trên địa
phận của Phố Hiến xưa, nay thuộc phần đất từ thôn Đằng Châu (phường Lam
Sơn) tới thôn Nễ Châu (phường Hồng Châu) trên một diện tích khoảng chừng
5 km x 1 km ở thành phố Hưng Yên.
Trên nền tảng văn hoá đó, chùa Chuông có được cái vị trí đắc địa, cùng
“trăm hoa đua nở”.
1.2 Niên đại, lịch sử hình thành và phát triển của chùa Chuông
Chùa Chuông được xây dựng thời hậu Lê (thế kỷ XVII), theo một số tài
liệu và văn bia tại chùa thì vào năm 1702, chùa được trùng tu lại thượng điện
và cho đắp tượng. Năm 1707, chùa được trùng tu lớn với quy mô hoàn chỉnh
như hiện nay. Đến nay, di tích đang được chú ý đầu tư tu bổ, tôn tạo để ngày
một khang trang hơn. Năm 1992, Chùa Chuông đã được Bộ VHTT xếp hạng
là di tích kiến trúc nghệ thuật.
Trong cuốn Hưng Yên tỉnh nhất thống chí của Trịnh Như Tấu, thời
Nguyễn có ghi rằng: “Chùa Chuông - Phố Hiến đệ nhất danh lam”. Không

SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

3


Lịch sử kiến trúc Việt Nam

GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

phải ngẫu nhiên mà chùa Chuông đã hiện diện khá nhiều trong phim “Mê
Thảo thời vang bóng” của đạo diễn Việt Linh.
Chùa Chuông là tinh hoa nghệ thuật của đất Việt, ở cả 2 lĩnh vực kiến

trúc và nghệ thuật. Ngay từ những ngày đầu tái lập tỉnh, được sự quan tâm
của Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hoá - Thông tin,
di tích đã nhiều lần được tu sửa để trả lại tầm vóc vốn có của di tích. Đến nay,
di tích ngày một khang trang hơn, thu hút đông dảo khách tham quan trong và
ngoài tỉnh, các nhà nghiên cứu, các nhà khảo cổ và khách quốc tế.
1.3 Mục đích xây dựng, chức năng sử dụng
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ hàng ngàn năm nay theo con đường
hòa bình. Tư tưởng của Phật giáo có nhiều điểm tương đồng và dễ thích ứng
với con người Việt Nam cho nên nó đã có sự phát triển mạnh mẽ dần bám gốc
rễ ăn sâu vào đời sống nhân. Tổ tiên ta đã đón nhận, nắm bắt và vận dụng đạo
Phật một cách sáng tạo. Từ đó, Phật giáo đã lưu truyền đến các đời sau, thể
hiện sự tài tình và độc đáo của bản sắc văn hóa Việt Nam. Các công trình kiến
trúc Phật giáo thường được xây dựng tại những nơi có phong cảnh đẹp đẽ
“sơn thủy hữu tình” và có bố cục cân xứng, hài hòa theo kiểu chữ đinh ( 丁 ),
chữ công (工 ), chữ Tam (三 ) hay nội công ngoại quốc…Nó được thể hiện rõ
nét qua kiến trúc chùa chiền trên khắp đất nước, đặc biệt ở mảnh đất xứ nhãn
(Hưng Yên) yếu tố đó được biểu hiện thành giá trị văn hóa đậm tính chất Phật
giáo.
Cũng như các ngôi chùa khác chùa Chuông có chức năng là nơi cho các
tăng ni và các tín đồ Phật giáo tụng kinh cầu phật, là nơi ở của các sư tăng, là
nơi tiến hành các nghi lễ Phật giáo, là nơi chôn cất xá lị của các vị chủ trì của
chùa có nhiều công đức, nơi thanh lọc những bụi trần, nơi con người tìm lại
được nhũng phút lắng đọng tâm hồn, sự thanh thản của lòng mình…Nhưng
điều đặc biệt là việc xây dựng chùa Chuông còn gắn với một huyền tích về
quả Chuông vàng, chuông thần từ xa xưa. Theo huyền tích thì chùa được
dựng lên với mục đích cảm tạ trời phật đã ban cho quả chuông quý.
SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

4



Lịch sử kiến trúc Việt Nam

GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

1.4 Đặc điểm kiến trúc
1.4.1 Cách thức tổ chức mặt bằng và mặt đứng
Tục ngữ có câu "đất vua, chùa làng", các ngôi chùa đa số là thuộc về
cộng đồng làng xã. Việc chọn đất xây chùa thường bị chi phối bởi quan niệm
phong thủy. Đất dựng chùa phải là đất thiêng, tương đối cao, không bị ngập
lụt, trong sạch không có mồ mả, xung quanh có ít nhà dân ở. Trong kiến trúc
truyền thống của người Việt thì cảnh quan, cây cỏ và phương hướng là những
yếu tố quan trọng, phản ánh quan niệm và sắc thái văn hoá dân tộc. Triết lý
sống của người Việt Nam nói chung và cư dân xứ Nhãn nói riêng là lối sống
hài hoà với thiên nhiên, nương nhờ và thuận theo thiên nhiên . Vì thế, từ nếp
nhà ở dân gian hay công trình kiến trúc cổ Hưng Yên thường có bố cục
thoáng đạt, hoà lẫn trong bóng mát cây xanh hay soi bóng bên hồ nước để tạo
nên một cân bằng sinh thái khoa học.
Chùa Chuông được xây dựng trên một gò đất cao hơn so với xung
quanh, bên cạnh chùa là những ao nhỏ trồng hoa súng, tạo nên bức tranh
phong cảnh “sơn thuỷ hữu tình”. Bao trùm cả ngôi chùa là những cây trồng
tạo thế giới tâm linh như cây đa, cây sung, cây nhãn, cây si, cây cau…được ví
như bộ quần áo đẹp trang hoàng cho ngôi chùa, làm chúng hoà quyện vào môi
trường và xác nhận mảnh đất của ngôi chùa là đất thiêng, đất lành, thích ứng
với muôn loài. Mặt tiền của chùa quay hướng nam là hướng tốt. Theo quan
niệm dân gian, đó là hướng gió mát mẻ vào mùa hè, tránh rét vào mùa đông.
Đạo Phật thì cho rằng đó là hướng trong sáng, đồng nhất với trí tuệ để trừ sự
ngu tối, tức mầm mống của tội ác. Hướng nam còn mang dương tính gắn với
hạnh phúc, điều thiện.
Sự tráng lệ và nét đẹp của chùa Chuông còn đặc biệt được thể hiện ở bố

cục cân đối, nhịp nhàng, trong lối kiến trúc đặc sắc độc nhất vô nhị của ngôi
chùa theo kiểu “nội công ngoại quốc liên hoàn”. Kiến trúc tổng thể Chùa
Chuông không phải là một công trình mà là một quần thể kiến trúc, gồm
những ngôi nhà sắp xếp với nhau theo kiểu bố cục "Nội công ngoại quốc liên
SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

5


Lịch sử kiến trúc Việt Nam

GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

hoàn" cùng "Tứ thuỷ quy đường". Nó bao gồm đầy đủ các hạng mục công
trình, như: Cổng tam quan, tiền đường, thượng điện, nhà tổ, nhà mẫu, gác
chuông, gác khánh, và hai dãy hành lang. Mặt tiền chùa quay hướng Nam, đó
là hướng của "Bát Nhã" và "Trí Tuệ". Chùa được bố trí cân xứng trên một
trục trải dài từ cổng Tam quan đến Nhà tổ. Từ ngoài vào là tam quan, kiến
trúc chồng diêm hai tầng tám mái. Qua cầu đá và khoảng sân đến nhà tiền
đường, thiên hương, thượng điện. Hai bên có hai dãy hành lang, phía cuối là
lầu chuông, lầu khánh, nhà tổ và hai dãy tả hữu vu.

1.
2.
3.
4.

Tam quan
Cầu đá
Ao mắt rồng

Con đường độc đạo
(nhất chính đạo)
5. Sân
6. Tiền đường
7. Khu thờ tổ
8. Hành lang
9. Hành lang
10.Khu thờ mẫu

MẶT BẰNG CHÙA CHUÔNG
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Tam quan
Cầu đá
Ao mắt rồng
Sân
Tền đường
Khu thờ tổ
Hành lang
Khu thờ mẫu
MẶT ĐỨNG CHÙA CHUÔNG

SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH


6


Lịch sử kiến trúc Việt Nam

GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

Cổng tam quan gồm ba cửa: cửa chính ở giữa cao và lớn nhất,
đóng quanh năm, trừ ngày hội hè, hay
các ngày sóc vọng, và ngày tết; hai
cửa bên mở thường xuyên để đón
khách thập phương. Tam quan theo
triết lý của đạo Phật là ba điều quan
sát: không quan, giả quan, trung quan
biểu thị ba lẽ chân thực.

Tam quan

Qua cổng Tam quan là tới ba
nhịp cầu đá xanh, bắc ngang qua ao
(mắt rồng), cây cầu được xây dựng
năm 1702. Tiếp đến là khoảng sân
rộng rãi được lát gạch Bát Tràng,
chính giữa là con đường độc đạo được
trải đá xanh dẫn thẳng tới tiền đường,

Toàn cảnh chùa Chuông

theo quan niệm nhà Phật, đường này

gọi là "Nhất chính đạo" (con đường
chân chính duy nhất dẫn dắt con
người thoát khỏi bể khổ) .
Nhà Tiền đường và thượng điện
có quy mô 5 gian 2 chái (kiểu kết cấu
truyền thống của nhiều công trình kến

Chính điện
trúc Bắc Bộ). Kết lại là gác chuông, gác khánh được xây cao, đột khởi lên
toàn bộ lớp mái chùa. Hệ thống bộ
mái của chùa chiếm hai phần ba công
trình. Nối giữa tiền đường và thượng
điện là khoảng sân, giữa sân có cây
hương đá còn gọi là "Thạch trụ", bốn
mặt khắc chữ Hán ghi công đức của
SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

Gác Chuông
7


Lịch sử kiến trúc Việt Nam

GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

nhân dân đóng góp tu sửa chùa. Đặc điểm của kiểu kiến trúc nội công ngoại
quốc liên hoàn được thể hiện rõ nhất trong mối tương giao giữa dãy thờ Tổ và
khu thờ Mẫu. Ở hai đầu phía Đông và phía Tây, dãy thờ Tổ và khu thờ Mẫu
được liên hoàn với nhau nhờ hai dãy hành lang dài sau đó thông suốt qua một
của tò vò với kiến trúc kiểu kèo cầu quá giang đơn giản. Hai dãy hành lang

được bài trí đối xứng các lớp tượng khác nhau.
Toàn bộ hệ thống chùa được xây dựng trên một lớp nền bằng phẳng.
Nói chung nhìn một cách toàn cảnh kiến trúc chùa Chuông với lối kiến trúc
độc đáo theo đúng tâm thức người dân Hưng Yên, nó đã có được cái nội hàm
triết lý phương Đông kỳ diệu.
1.4.2 Hệ kết cấu
Hệ thống các công trình
trong chùa đặc biệt là tiền đường
và thượng điện có kết cấu kiến
trúc truyền thống của các ngôi
chùa Bắc Bộ kiểu con chồng đấu
sen với bộ khung kẻ - chồng –
rường, được xây dựng bằng
những cột gỗ lim cao to.

Một góc mái chùa Chuông

Vì, kèo, xà ngang, xà dọc cũng
bằng gỗ lim. Mái chùa được
uốn cong theo kiểu tàu đao lá
mái, lợp bằng ngói ta không có
mấu, mũi lượn tròn, phía dưới
là ngói chiếu. Các góc của mái
chùa đều có đầu đao xây cong
lên
Kết cấu của các công trình trong chùa chủ yếu dựa vào mộng chốt con
chì và keo vữa kết dính. Trong khi các kiến trúc ở phần ngoài xây đúc cuốn,
SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

8



Lịch sử kiến trúc Việt Nam

GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

thì các kiến trúc ở phần trong lại làm “giàn trò”với cột, kèo, đấm, quyết, rui,
mè đều bằng gỗ. Ở ngoài thiên về ngành nề, ở trong thiên về ngành mộc.
Mộng chốt con chì được dùng để nối kết các vì kèo bằng gỗ, hệ thống các cửa
gỗ của chùa. Kỹ thuật liên kết chủ yếu là con sỏ, mộng xuyên lỗ, mộng
ngoãm. Những xà nhà lớn chồng lên nhau, có những “trụ non” hay “đất
rường” ken vào kẻ tận cùng bằng “con cung”. Kỹ thuật tinh xảo đã tạo nên
những mộng vững chắc ở đầu cột, nhất là ở chỗ nối với câu đầu, kẻ ngồi và xà
thượng. Vì kèo nọ giằng với vì kèo kia bằng một hệ thống xà (xà thượng, xà
tứ). Hệ thống kết cấu khung cột, vì kèo và các loại xà đều có quy định thống
nhất về kích thước, tương quan về tỷ lệ và qua đó, những nghệ nhân trước đây
đã sáng tạo ra một thức kiến trúc riêng biệt trong kiến trúc của ngôi chùa
Chuông. Liên kết giữa các vật liệu bằng đất nung là keo vữa kết dính. Những
chất kết dính khác cũng được sử dụng khá linh hoạt. Nó được chế bằng
phương pháp thủ công với nguyên liệu mang đặc thù của xứ Nhãn. Mật,
đường lấy từ mía, người ta đã làm một chất dẻo để nặn phù điêu rồng phượng,
hoa đá trang trí những cột trụ hay hình lưỡng long chầu nguyệt trong chùa.
1.4.3 Cách thức sử dụng vật liệu
Hệ thống giàn giáo phục vụ cho quá trình xây dựng là bằng gỗ, vật liệu
xây dựng tháp gồm có kết cấu khung gỗ và tường được xây từ đất nung
(gạch) lợp ngói vảy rồng… Lấy gỗ làm vật liệu xây dựng cơ bản và tạo đặc
trưng riêng cho nền kiến trúc của mình, tương phản với kiến trúc gạch đá của
các vùng còn lại trên thế giới. Đồng thời đó là các vật liệu sẵn có ở Hưng
Yên, mang đặc thù của xứ Nhãn.
Việc sử dụng vật liệu gỗ được coi là điển hình cho kỹ thuật xây dựng

của xứ Nhãn nói riêng, vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung. Do tính năng
mềm, bền chắc của nó, thích hợp với kiểu khí hậu nhiệt đới nơi đây đồng thời
đó cũng là vật liệu dễ tìm. Gỗ chính là thành phần cơ bản trong kiến trúc mái
chùa và các cột, cửa của chùa Chuông. Gỗ được sử dụng trong chùa gồm

SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

9


Lịch sử kiến trúc Việt Nam

GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

nhiều loại: xoan, đinh, lim, sến, táu... có độ bền, chống mối mọt, mục nát của
thiên nhiên nhiệt đới.
Đồ đất nung gồm những vật liệu làm từ đất, được chế biến và tạo thành
phẩm khi qua lửa, có độ bền lớn và khả năng tồn tại lâu dài, bao gồm gạch
xây tường , gạch lát nền (chủ yếu sử dụng loại gạch Bát Tràng) và ngói: ngói
bản, ngói âm dương, ngói mũi hài (vảy rồng) …Gạch là vật liệu tạo nên bộ
khung tường và ngói là vật liệu tạo nên bộ mái – những phần bao bọc quan
trọng nhất của công trình.
Thành công của nghệ thuật kiến trúc chùa Chuông không chỉ ở lối kiến
trúc đặc sắc độc nhất vô nhị theo kiểu “nội công ngoại quốc liên hoàn” mà
còn ở tính sáng tạo trong việc vận dụng các nguyên liệu sẵn có sự hoàn thiện
vật liệu khi sử dụng với trình độ kỹ thuật cao, khắc phục những điều kiện tiêu
cực của khí hậu nhiệt đới.
1.4.4 Trang trí (phù điêu, tượng…), màu sắc
Phù điêu, tượng…
Chính điện bao giờ cũng là nơi trung tâm của sự thờ cúng trong chùa.

Với điểm khác biệt về kiến trúc cũng tạo nên cách bài trí vô cùng xinh động
của hệ thống tượng Phật. Ở đây có nhiều lớp bàn thờ làm thành bậc từ cao
xuống thấp. Hệ thống
tượng ở thượng điện
được bài trí rất phong
phú, đa dạng hiếm
thấy cùng những thâm
ý tốt đẹp qua từng
hàng, từng pho tượng.
Các lớp bàn thờ được
sắp xếp theo nguyên
tắc sau: lớp bàn thờ

Thập bát La Hán

cao nhất ở sâu trên cùng giáp mái chùa, sau đó các lớp bàn thờ đặt tượng cứ
SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

10


Lịch sử kiến trúc Việt Nam

GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

thấp dần, tiếp sau lớp bệ thờ cuối cùng là hương án. Tượng Phật hiện có trong
chùa cũng rất đa dạng, trên cùng là 3 pho Tam Thế (Phật quá khứ - Ca Diếp,
Phật hiện tại - Thích Ca Mâu Ni, Phật vị lai - Di Lặc); tiếp đến là A Di Đà và
tứ Bồ Tát; lớp dưới là Văn Thù và Phổ Hiền; tiếp theo là Ngọc Hoàng và
Nam Tào, Bắc Đẩu; tiếp nữa là Địa Tạng Vương và Phạm Thiên, Đế Thích;

sau cùng là tòa Cửu Long và tượng Thích Ca sơ sinh. Ngoài ra điểm đặc sắc
của chùa Chuông là hệ thống tượng La Hán cùng phù điêu gỗ Thập điện Diêm
vương ở hành lang hai bên. Phù điêu gỗ Thập điện Diêm Vương diễn tả cảnh
nhục hình mà con người phải trải qua ở cõi âm. Cạnh đó là tượng Bát Bộ Kim
Cương và 18 pho tượng La Hán trong tư thế ngồi, nét mặt rất sinh động, mỗi
người một vẻ.
Màu sắc trong chùa
Bên ngoài chùa có màu chính là màu nâu cổ kính rêu phong của ngói,
của gỗ… tất cả tạo lên cái chất hài hòa, hòa hợp với thiên nhiên, tạo lên cái
chất khí vị linh thiêng của một ngôi chùa cổ kính.
Trong chùa màu sắc các bức tường được trang trí màu màu vàng truyền
thống và màu gụ. Màu vàng được quan niệm là màu của lý tưởng và cao quý.
Hệ thống tượng Phật màu sắc chủ yếu là màu ánh kim màu vàng rực rỡ,
sơn son thiếp vàng, một số được sơn màu nâu cánh gián hoặc màu nâu đất, có
những pho tượng được sơn màu đen, vàng, đỏ..
1.5 Ý nghĩa văn hóa
1.5.1 Truyền thuyết về quả chuông vàng và sự ra đời của chùa Chuông
Truyền ngôn kể lại rằng: xưa có một trận đại hồng thủy xảy ra, một
dòng nước hung dữ cuốn theo một chiếc bè gỗ, trên bè ngự một quả chuông
vàng rất đẹp, chiếc bè đã trôi qua nhiều nơi nhưng không dừng lại. Một ngày
kia, chiếc bè được dòng nước đưa đến địa phận thôn Nhân Dục (đầu thế kỷ
XIX). Tăng ni, phật tử tai một ngôi chùa nhỏ trong thôn cùng các hương lão
rất mừng, họ cho rằng trời phật ban cho quả chuông quý, liền bàn nhau góp
công, góp của xây dựng lại chùa lớn hơn rồi làm lễ rước chuông vào chùa. Ai
SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

11


Lịch sử kiến trúc Việt Nam


GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

cũng vui mừng, háo hức nghe sư cụ trụ trì thỉnh hồi chuông đầu tiên. Khi hồi
chuông vang lên, âm thanh trong sáng bay xa hàng ngàn, vạn dặm, vang động
cả một vùng.
Người ta còn kể: Nghe thấy tiếng
chuông ngân mà những báu vật của
người Nam lưu lạc ở Bắc Quốc (Trung
Quốc) liền trỗi dậy đòi về. Bọn vua quan
Bắc triều rất lo lắng, vì ngày nào tiếng
chuông còn được thỉnh thì những báu vật
mà chúng cướp dược sẽ về hết với chủ
cũ, nên bọn chúng đã sang đất Việt, đóng
giả làm những cao tăng, tìm đến chùa

Chuông chùa

hòng lấy cắp chuông vàng. Biết được dã
tâm của chúng, các tăng ni giấu chuông
vàng xuống một giếng nhỏ. Dần dần, những người mang chuông đi giấu đều
viên tịch, hậu thế muón tìm lại chuông nhưng không thấy. Để ghi nhớ ngôi
chùa đã từng có một quả chuông quý, các tăng ni phật tử và nhân dân trong
vùng đặt tên chùa là Kim Chung Tự.
1.5.2 Truyền thuyết về giếng Ngọc
Chùa Việt là nơi thể hiện rõ nhất sự giao lưu tiếp biến văn hóa. Chùa
Việt Nam không thuần nhất thờ
Phật mà còn thờ mẫu, thờ thần
(nhân thần và thiên thân). Chùa
Chuông là một ngôi chùa như

vậy. Ngoài thờ Phật và các tiền
sư đã khuất, ta còn thấy thờ
mẫu và các nhân thần khác.
Đặc biệt trong đó phải kể đến

SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

Giếng Ngọc

12


Lịch sử kiến trúc Việt Nam

GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

một vị nhân thần vốn là một vị quan thanh liêm của địa phương. Người ta vẫn
còn kể về tích hình thành giếng Ngọc liên quan tới ông.
Truyền thuyết còn kể rằng xưa trong vùng có một anh bán nhà nghèo.
Anh luôn giúp đỡ mọi người và làm việc tốt bố thí nhưng không bao giờ nghĩ
đến việc người ta sẽ trả ơn. Mặc dù gia cảnh bần hàn nhưng anh rất chú tâm
vào việc đèn sách. Khoa thi năm Nhâm Ngọ thời Lê anh đậu Tiến sĩ, được bổ
nhiệm làm huyện lệnh ở quê nhà. Vốn gần gũi với dân nghèo nên vị quan
huyện mới rất hiểu họ. Về nhậm chức được vài ngày ông đã phát động nhân
dân tham gia sản xuất, khi sử kiện không bao giờ ông thiên vị cho bất cứ kẻ
nào, hễ có tội là ông trừng trị nghiêm minh theo đúng pháp luật. Được vị quan
thanh liêm và nghiêm minh cai trị nhân dân vô cùng phấn khởi và chịu khó
làm lụng hơn xưa. Danh tiếng của ông vang khắp phủ, nhiều người dân nghèo
đã chịu cái ơn lớn của ông.
Thật không may một chuyện kì lạ đã xảy ra. Một hôm ông xử một vụ

án oan, về nhà thấy tâm thần bất an, đến nửa đêm thì ông qua đời. Nhân dân
trong vùng khóc thương ông, sau đó họ trôn cất ông và rước ông vào cửa
Phật.
Năm năm sau trong vùng xảy ra hạn hán, nước trong ao hồ cạn sạch,
nước trong giếng làng cũng lần lượt khô ráo. Đã biết bao người không qua
khỏi đợt hạn kéo dài. Nhân dân trong vùng liền tập chung đến chùa, họ đến
trước ban thờ của ông và cầu khấn. Bỗng nhiên trời vần vũ nổi mây mưa. Đất
trong chùa bỗng thụt xuống thành một hố lớn, trong lòng hố phun lên một
dòng máu đỏ au như máu, sau đó nước từ từ lắng lại và xanhbiếc. Nhân dân
trong chùa hết sức ngạc nhiên, họ cho rằng vị quan thanh liêm, thương dân
hết mực ấy đã dùng cả linh hồn của mình để tạo ra giếng cứu dân. Tất cả òa
khóc vì ân đức của ông đối với họ quá lớn, nhân dân trong vùng từ đó đều đến
đây để lấy nước. Tương truyền nước giếng trong chùa không những trong
xanh mà còn có vị ngọt thanh khiết. Có một điều kì lạ hơn nữa là nước troing

SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

13


Lịch sử kiến trúc Việt Nam

GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

giếng không bao giờ cạn và nhờ có giếng nước này mà dân trong vùng đã qua
dược hạn năm đó.
Khi sống ông vốn là một vị quan thanh liêm, nên người dân trong vùng
còn truyền nhau rằng giếng mà ông tạo ra có thể phân biệt được chính tà. Vì
thế hễ trong vùng có kiện tụng tranh chấp thì cả bên nguyên và bên bị đều
phải ra soi mình xuống giếng, nếu nhìn rõ hình in dưới đáy giếng là người bị

oan và ngược lại hình ảnh không rõ tất là kẻ lọc lừa. Từ đó trở đi ai cũng cho
đó là giếng thần, có thể phân biệt được trắng đen.
1.5.3 Ý nghĩa của các hình thức kiến trúc, trang trí…
Sự tương giao, liên hoàn giữa dãy thờ Tổ và khu thờ Mẫu (như phần
trên đã trình bày) là sự cách điệu mang tính sáng tạo cao. Bởi tính cho đến
thời điểm này, hệ thống đình chùa trong vùng vẫn lệ thuộc chủ yếu vào lối
kiến trúc cổ truyền. Để vượt lên vị trí độc tôn không gì khác là phải mới lạ,
cách điệu. Chính điều đó đã tạo cho Phố Hiến xưa và Hưng Yên nay một Kim
Chung tự có giá trị về kiến trúc, mĩ thuật. Thêm nữa, kiểu kiến trúc liên hoàn
này được dụng lên mang giá trị, ý nghĩa thiết thục hơn là những yếu tố tâm
linh. Vì nhờ có hành lang trong bố cục liên hoàn đã giúp các tăng ni phật tử
và khách viếng thăm, vãn cảnh chùa không cần đặt chân ra ngoài trời mà vẫn
có thể đi khắp các nơi trong chùa để thưởng ngoạn cảnh đẹp và thắp nén tâm
nhang cầu Phật. Kết cấu đặc sắc cộng với kiến trúc năm gian hai trái, các đầu
đao được uốn cong, có dáng bay lên, tạo cảm giác nhẹ nhàng thanh thoát cho
mái chùa. Bởi vậy, kiểu kiến trúc này còn cho ta thấy ngôi chùa không những
có độ cao mà còn mang đến một không gian rộng và sáng. Nếu như những
ngôi chùa khác xây theo kiểu kiến trúc cổ truyền thường mang dáng vẻ u tịch
thì kết cấu với kiến trúc nội công ngoại quốc liên hoàn, chùa Chuông có thể
đón được ánh sáng mặt trời ngay khi bình minh vừa lên. Các đầu bẩy và cột
chống được trang trí khá đẹp, đặc biệt các đầu đao tạc nổi bởi các cuộn mây
lửa và một vài con thú gợi sự mềm mại uyển chuyển nhưng vẫn không giảm
đi vẻ chắc khỏe vốn có của các đầu bẩy. Không gian của kiểu kiến trúc này
SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

14


Lịch sử kiến trúc Việt Nam


GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

khi mới nhìn qua ta cứ ngỡ đó là không gian mở nhưng thục ra lại là một
không gian khép kín. Vì vậy không gian ấy tạo cho chùa có thể tích âm, khi
tiếng chuông, tiếng mõ vang lên sẽ đọng lại trong chùa lâu hơn rồi sau đó
phát ra trầm lắng.
Hiện nay chùa Chuông còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị lịch
sử, khoa học như: Chiếc cầu đá, cây hương đá có cùng niên hiệu Chính hoà
nhị thập tam niên (1702); đặc biệt một trong những hiện vật có giá trị nhất
còn lưu giữ lại chùa là tấm bia đá lớn cao 165 cm, rộng 110cm, được dựng
vào năm Tân Mão, triều Lê, niên hiệu Vĩnh Thịnh thất niên (1711). Bia đặt
trong chùa, phía bên phải là toà thượng điện trước sân tả vu. Mặt trước bia có
tiêu đề "Kim chung thạch tự bi ký". Bia miêu tả: "Cảnh vật danh thắng nơi
mảnh đất khí mạnh anh linh, sông nước mênh mông, cỏ hoa tươi đẹp... Bên
trái có núi án ngữ trùng trùng, bên phải có sóng nước dập dờn cuộn sóng,
sương mai giăng phủ, ánh chớp sáng loà. Bao quanh phía trước trấn lớn tạo sự
quy mô là liễu thắm, đào hồng phơi phới. Phía sau bày ra phong cảnh hương
thôn ấm cúng, làm tăng thêm vẻ đẹp cho nơi này. Con đường chạy suốt nghìn
dặm giúp cho khách đén thăm cảnh giới linh thiêng". Mặt sau bia có tiêu đề
"Nhân Dục xã cổ tích truyền" ghi tên số người góp công đức tu sửa lại chùa,
trong đó có một số Hoa kiều. Phần đặc biệt của bia ghi lại cảnh đẹp của Phố
Hiến và một số phường, như: Phường Hàng Bè, Hàng Sũ, Thợ Nhuộm, Cự
Đệ, Hàng Thịt... mà ngày nay khó có thể tìm thấy trên bia đá.
Cách bài trí trong chùa đã toát lên vẻ tôn nghiêm, thần bí và mang đậm
triết lí vô thường và triết lí về thời gian của nhà Phật. Một không gian hàm
chứa quá khứ - hiện tại – tương lai. Hệ thống tượng phật được bài trí rất
phong phú, đa dạng, hiếm thấy trong tỉnh.
“Thập điện Diêm Vương", trong chùa diễn tả cảnh nhục hình mà con
người phải trải qua nơi âm giới. Đây là triết lý nhân quả của nhà Phật, người
ta tin rằng con người sống trên dương thế, khi từ giã cõi đời phải trải qua 10


SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

15


Lịch sử kiến trúc Việt Nam

GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

cửa điện để Diêm Vương xét hỏi công và tội. Ứng với mỗi tội đồ là một hình
phạt tương ứng.
Mục đích dựng Thập điện Diêm Vương là khuyên răn con người sống
trên đời cần tu nhân tích đức, làm điều thiện, tránh điều ác. Tiếp đến là tượng
Tứ Thiên vương Bát
Bộ Kim Cương, sau
đó là 18 pho "Thập
Bát La Hán", 18 vị
được tạo tác trong tư
thế ngồi rất sinh
động,

rất

đời

thường. Nét độc đáo
của tượng "Thập Bát

Thập điện diêm vương


La Hán" không phải chỉ ở sự khéo léo trong cách tạo tác mà còn ở cảm xúc
nội tâm được biểu hiện qua từng khuôn mặt buồn, vui, trầm tư... “mỗi người
một vẻ mặt con người”(Vì vậy đã tạo ra cách bói trong dân gian khá độc đáo
qua cách tính năm chọn tượng). Chúng được tạo dáng ở tư thế ngồi với tâm
trạng khác nhau, đạt
tới sự chuẩn của giải
phẫu cơ thể, vừa thể
hiện được hình dáng
nhân vật, vừa thể
hiện được tính cách
nhân vật một cách
cô đọng nhất. Trong
đó phải kể đến 2
pho tượng Di Lặc và
Tuyết Sơn. Hai pho
SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

Thập bát La Hán
16


Lịch sử kiến trúc Việt Nam

GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

tượng này biểu hiện cho hai tâm trạng, hai cuộc đời khác nhau. Đức Di Lặc
suất thế khi thiên hạ thái bình, là phật của tương lai. Tượng có thân hình đầy
đặn, nét mặt hoan hỉ, biểu hiện sự sung mãn cả về vật chất lẫn tinh thần mà
con người mong đợi. Còn tượng Tuyết Sơn là tượng miêu tả lúc Thích ca tu

khổ hạn, hy sinh thân xác để mong tìm chân lý. Tượng được thể hiện thân
hình gày gò, song lại nung nấu cháy bỏng lẽ sống, màu tối với các mảng lõm
cứ oằn oại, dồn nén, đòi một sự biến dần tới giác ngộ. Theo giới nghiên cứu
Phật giáo thì bộ tượng này chỉ hình tướng chân thật, sáng láng, kỳ diệu luôn
tồn tại khắp không gian và xuyên thời gian của các Đức Phật. Tiếp đến là
tượng A Di Đà với thâm ý vô lượng thọ (sống lâu vô cùng) và vô lượng quang
(sáng suốt vô cùng). Tứ Bồ Tát: Quyển, Sách, Ái, Ngữ, biểu hiện cho Từ - BiHỉ - Xả. Lớp dưới là Văn Thù và Phổ Hiền biểu trưng cho lý trí, định thuệ,
hành chứng hoàn bi, viên mãn của đức phật Thích Ca Như Lai. Tiếp theo là
hàng tượng Ngọc Hoàng, bên trái có Nam Tào trông coi sổ sinh, bên phải có
Bắc Đẩu quản sổ tử, gắn với sinh mệnh mọi người. Đây là hàng tượng du
nhập từ Đạo giáo vào chùa, một trong những biểu hiện của hiện tượng tam
giáo đồng nguyên ở nước ta. Sau đó là hàng Địa Tạng Vương, với ý nghĩa
nhờ đức của ngài tiếp linh cho hương của các tín chủ được nương nhờ dười
bóng Phật. Và Phạm Thiên, Đế Thích là vua của cõi trời, đạo lị ngự xuống
đón mừng Thích Ca ra đời. Sau cùng là toà Cửu Long và tượng Thích Ca sơ
sinh, kỉ niệm sự ra đời của Phật Tổ.Có thể nói, cùng với bộ tượng La Hán
danh tiếng chùa Tây Phương, đây cũng là một trong những bộ tượng La Hán
đẹp nhất Việt Nam...
Cuối dãy hành lang, một bên là tượng Đức Ông tức Long thần trực tiếp
bảo vệ các tài sản của nhà chùa và coi giữ phật. Cạnh Đức Ông có Già Lan,
Chân Tể, hai vị thần hộ vệ giúp Đức Ông giữ gìn phật pháp, bảo hộ con
người. Bên kia là tượng Đức Thánh Hiền, đại diện cho hàng tăng chúng
truyền kinh pháp của đức phật cho chúng sinh. Hai bên Thánh Tăng là Diệm

SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

17


Lịch sử kiến trúc Việt Nam


GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

Nhiên, Đại Sĩ, tượng trưng cho quỷ đói vá những người tiên nghe tụng pháp
môn đà la ni để ai nấy được thí thực no đủ.
Hệ thống tượng phật được bài trí như trên, vừa bộc lộ sự cao quý, vừa
thể hiện pháp lực nhằm cứu vớt chúng sinh, đủ chứng minh lòng từ bi rộng
lớn của đức phật để giải thoát con người khỏi bể khổ trầm luân. Khiến cho
con người trở nên “thuần từ và đẹp đẽ”.
Có thể nói chùa Chuông ngày nay có được sự bề thế và danh tiếng như
vậy không gì khác là do kiến trúc nội công ngoại quốc và hệ thống tượng phật
cấu thành.
1.5.4 Ý nghĩa của công trình đối với cộng đồng, khu vực…
Chùa Chuông nằm trong quần thể di tích Phố Hiến, là một chứng tích
về thời kì lịch sử “vang bóng một thời của phố Hiến”. Cùng với các di vật cổ
còn tồn tại trong chùa, kiến trúc chùa Chuông là điểm dừng lí tưởng không
chỉ trong du lịch văn hóa mà còn phục vụ đắc lực cho việc nghiên cứu về phố
Hiến – tiểu kinh kì xa xưa. Với những giả trị vốn có của mình, chùa Chuông
là niềm tự hòa của người dân xứ Nhãn từ bao đời.
Nhờ vào nhiều di vật như hoành phi, bia đá cổ trong chùa mà các nhà
nghiên cứu có cơ sở khẳng định Phố Hiến và Thăng Long từng có mối giao
thương gắn bó mật thiết.
Hằng năm, vào dịp đại lễ Phật Đản, dịp xuân về, Chùa Chuông lại tổ
chức lễ hội, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và khách thập phương.
Cùng với sự phát triển, mở rộng của Thị xã Hưng Yên, Chùa Chuông sẽ được
đầu tư, quy hoạch trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du khách về với
Hưng Yên

3. So sánh với các công trình kiến trúc khác.
3.1 Kiến trúc chùa Cổ Lễ (Nam Định)

Qua những biến cố của lịch sử cùng sự bào mòn của thời gian, chùa
Chuông đã nhiều làn phải tu bổ và sửa chữa. kiến trúc xưa đã không còn giữ
được vẻ nguyên ủy nhưng kiến trúc hiện nay của chùa Chuông so với những
SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

18


Lịch sử kiến trúc Việt Nam

GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

ngôi chùa được xây dựng hay trùng tu cùng thời điểm có nhiều nét khác biệt.
Khi so sánh ta sẽ thấy, các ngôi chùa khác đều xây dụng theo lối kiến trúc
truyền thống như chữ đinh ( 丁 ), chữ công (工), chữ Tam (三 ) hay nội công
ngoại quốc… Có thể nói kiểu kiến trúc trên là mẫu hình chung cho kiến trúc
đình chùa từ ngàn xưa.
Nhưng chỉ với một nét khác biệt nhỏ, Kim Chung tự đã tạo ra cho mình
một dáng vẻ riêng nhất, một nét kì lạ đầy trí tuệ. Biết tiếp thu rồi cải biến,
chùa Chuông đã phá vỡ khuôn mẫu kiến trúc đình chùa truyền thống khi xây
dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc liên hoàn” cùng “tứ thủy quy đường”.
Để làm nổi bật sự sáng tạo độc đáo ấy chúng ta thử đặt chùa Chuông
trong sự tương quan với chùa Cổ Lễ (Nam Định).
3.1.1 Địa điểm, lịch sử hình thành chùa Cổ Lễ
Chùa Cổ Lễ có tên chữ là (Thần Quang Tự) nằm ở thị trấn Cổ Lễ,
huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, Từ thành phố Nam Đinh đi về theo quốc lộ
21 khoảng 15km là về đến ngôi chùa này, ngôi chùa nằm cách đường quốc lộ
chừng 200m thế nhưng ngày nay cổng chùa đã được cho xây dựng ra gần đến
quốc lộ (đây là Tam quan ngoại của chùa). Chùa được xây dựng đầu tiên từ
thời Lý Thần Tông năm 1109 do vị thiền sư Nguyễn Minh Không sáng lập.

Chùa đầu tiên được xây dựng bằng gỗ theo lối kiến trúc cổ. Tuy nhiên chùa
ban đầu này đã xuống cấp do sự tàn phá của thời gian, thiên tai và các cuộc
chiến tranh trong lịch sử. Đến năm 1902, đại sư Phạm Quang Tuyên về trụ trì,
cho thiết kế và xây dựng lại chùa theo kiến trúc “Nhất Thốc Lâu Đài” với
những yếu tố kiến trúc gô-tích kết hợp với lối kiến trúc truyền thống vì thế
Chùa Cổ Lễ vừa mang những nét kiến trúc phật giáo truyền thống lại vừa có
dáng dấp của một thánh đường. Sau đó, chùa đã được trùng tu và hoàn thiện
như ngày nay.
3.1.2 Những nét tương đồng với chùa Chuông
Xung quanh quần thể kiến trúc chùa Cổ Lễ được bao bọc bởi hệ thống
sông ngòi, ao hồ tạo sự tách biệt với các khu dân cư, Quần thể Chùa Cổ Lễ
SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

19


Lịch sử kiến trúc Việt Nam

GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

nhìn giống như một hòn đảo yên tĩnh, thanh tịnh giữa lòng khu dân cư đông
đúc sôi động, tuy tách biệt với thế giới bên ngoài nhưng Chùa Cổ Lễ lại rất
gần gũi với thiên nhiên và con người. Đó cũng chính là cái địa thế tương đồng
với địa thế tọa lạc của
chùa Chuông.
Cùng

nằm

trong cái nôi của đồng

bằng

Bấc

Bộ,

sự

tương dồng về vật
liệu xây dựng giữa hai
ngôi chùa là khá lớn.
Hầu như vật liệu xây
dựng

đều

lấy

từ

Một góc chùa Cổ Lễ

những gì gần gũi, sẵn
có nơi làng quê Bắc
Bộ Việt Nam như
gạch, ngói, vôi vữa,
gỗ và mật mía…
Hệ thống các
công trình trong chùa
được kết cấu theo


Chùa Chuông nhìn từ phía trước

kiểu kiến trúc mang
màu sắc truyền thống của các ngôi chùa Bắc Bộ, bố cục cân xúng hài hòa.
Tất cả trên các diềm mái, khuôn cửa, các hoa văn… của các tòa nhà
tòa điện từ cổng Tam quan cho đến Chùa Trình, Chính điện, Hành lang và
Hậu đường chùa Cổ Lễ được trang trí một cách cẩn thận khéo léo với những
nguyên vật liệu truyền thống, tương đồng với chùa Chuông.

SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

20


Lịch sử kiến trúc Việt Nam

GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

Cách bài trí điện thờ cũng tương tự như chùa Chuông. Lớp bàn thờ cao
nhất ở sâu trên cùng giáp mái chùa, sau đó các lớp bàn thờ đặt tượng cứ thấp
dần, tiếp sau lớp bệ thờ cuối cùng là hương án.
Màu sắc chủ đạo trong chùa về cơ bản đều là màu vàng.
3.1. 3. Những nét khác biệt với chùa Chuông
Qua khảo cứu hai công trình kiến trúc trên ta thấy khá nhiều nét khác
biệt. Từ những điểm khác biệt ấy có thể khẳng định rằng chùa Cổ Lễ tuy
mang màu sắc hiện đại nhưng vẫn không tách rời truyền thống. Chùa Chuông
tuy cổ kính với phong cách truyền thống nhưng vẫn độc đáo, sáng tạo.
Chùa Cổ Lễ ra đời trước chùa Chuông (ra đời ngay từ thời nhà Lý),
nhưng trải qua nhiều lần trùng tu, nó mang màu sác hiện đại hơn chùa

Chuông. Chùa Cổ Lễ là kết quả của sự kế thừa phong cách kiến trúc phật giáo
truyền thống kết hợp với Phong cách kiến trúc gô-tich. Còn chùa Chuông
được tuy có sự phá cách trong bố cục theo kiểu nội công ngoại quốc liên hoàn
nhưng vẫn giữ lối kiến trúc truyền thống với bộ khung kẻ - chồng – rường, hệ
vì kèo kiểu con chồng đấu sen được xây dựng bằng những cột gỗ lim cao to.
Mái chùa được uốn cong theo kiểu tàu đao lá mái, lợp bằng ngói ta không có
mấu, mũi lượn tròn, phía dưới là ngói chiếu. Các góc của mái chùa đều có đầu
đao xây cong lên.
Chùa Cổ Lễ thuộc dòng kiến trúc Phật giáo: Chùa – Tháp với bố cục
nội công ngoại quốc còn chùa Chông chỉ đơn thuần với kiến trúc chùa với bố
cục nội công ngoại quốc liên hoàn.
3.2 Vài So sánh với kiểu kiến trúc chùa Trung Quốc.
Triền mái của kiến trúc chùa Chuông hếch lên ở góc mái tạo sự thanh
thoát, lấy cảm hứng từ mũi thuyền của nền văn hóa sông nước. Phần mái lớn
và thường chiếm tới 2/3 chiều cao mặt đứng công trình. Trong khi kiến trúc
Trung Hoa mái cong và chỉ hơi hếch ở góc mái. Ngói lợp mái ở chùa Chuông
là ngói mũi hài còn gọi là ngói vẩy rồng trong khi ngói lợp Trung Hoa là ngói
âm dương hay ngói ống.
SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

21


Lịch sử kiến trúc Việt Nam

GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

Đỡ mái hiên bằng kẻ và bảy, một thanh chéo đỡ mái hiên vươn ra bằng
nguyên tắc đòn bảy chứ không dùng hệ đấu – củng rất nhiều chi tiết như
Trung Hoa. Cột là phần đỡ chính của công trình, toàn bộ khối lượng công

trình đều đặt lên các cột. Cột làm bằng gỗ lim tròn và to mập, phình ở giữa.
Sức nặng công trình được đặt lên cột, cột đặt lên các đế chân cột chứ không
chôn xuống nền và chính sức nặng của công trình làm công trình ổn định và
vững vàng.
4. Đánh giá, khẳng định giá trị của chùa Chuông
Với khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng nhưng vẫn rất gợi mở, hòa hợp
với thiên nhiên như muốn đưa con người vào cõi thiền để tu nhân tích đức,
làm điều thiện, tránh cái ác . Bao đời nay, tiếng mõ cầu kinh, tiếng chuông
chùa đã để lại ấn tượng mạnh trong tâm khảm con người Hưng Yên, vừa có ý
nghĩa tâm linh vừa có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đây là công trình tiêu biểu
cho kiến trúc chùa của Hưng Yên thời kì nhà Lê
4.1 Giá trị thực dụng
Chùa Chuông là công trình kiến trúc có giá trị về mặt sử dụng, phù hợp
với nhu cầu của người dân đất Nhãn không chỉ vào thời kì đó mà còn tận đến
tận ngày nay. Nó không chỉ là nơi thờ cúng của các tín đồ Phật giáo mà còn là
nơi mỗi người dân tìm đến với mong muốn một tâm hồn thanh tịnh ở chốn tôn
nghiêm, tĩnh lặng này. Thêm nữa với lối kiến trúc nội công ngoại quốc liên
hoàn, nó mang giá trị thục dụng hơn là tâm linh Vì nhờ có hành lang trong bố
cục liên hoàn đã giúp các tăng ni phật tử và khách viếng thăm, vãn cảnh chùa
không cần đặt chân ra ngoài trời mà vẫn có thể đi khắp các nơi trong chùa để
thưởng ngoạn cảnh đẹp và thắp nén tâm nhang cầu Phật.
4.2 Giá trị về mặt thẩm mỹ.
Kiến trúc chùa Chuông là một nét đẹp văn hoá mang tính dân tộc cao.
Đó cũng là một tác phẩm nghệ thuật cổ kính, trang nghiêm của con người hoà
nhập với khung cảnh thiên nhiên tươi xanh tĩnh lặng góp thêm cho bức tranh
toàn cảnh của làng quê được hoàn mỹ.
SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

22



Lịch sử kiến trúc Việt Nam

GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

Với kết cấu đặc sắc cộng với kiến trúc năm gian hai trái, các đầu đao
được uốn cong, có dáng bay lên, tạo cảm giác nhẹ nhàng thanh thoát cho mái
chùa.
4.3 Có giá trị về mặt văn hóa:
Trong lịch sử của người Việt nói chung, của người dân xứ Nhãn nói
riêng, chùa Chuông không chỉ là chốn thờ tự linh thiêng mà con là nơi ghi dấu
biết bao giá trị văn hóa dân tộc. Nó là dấu tích cụ thể ghi lại chặng đường
sáng tạo và lao động nghệ thuật, mang dấu ấn lịch sử dân tộc rất rõ nét. Đồng
thời đây là nơi lưu giữ những truyền thuyết, kinh nghiệm ứng xử với môi
trường tự nhiên xã hội…
Đó là một tác phẩm nghệ thuật cổ kính, trang nghiêm của con người
hoà nhập với khung cảnh thiên nhiên tươi xanh tĩnh lặng góp thêm cho bức
tranh toàn cảnh của làng quê được hoàn mỹ. Đồng thời cũng chính là chốn
tịnh viên (vườn tĩnh mịch), nơi con người đến tâm linh, thánh thiện, cầu mong
trừ được điều ác, làm được nhiều điều thiện, để sống thư thái, tốt lành hơn.
Bước vào khôn viên chùa ta dễ nhận thấy mặt bằng trải rộng, không
phát triển theo chiều cao mà lan toả theo chiều rộng như hoà tan cùng thiên
nhiên và con ngươì. Bước vào ngôi chùa , ta thấy tự nhiên có cái không khí
êm đềm, tĩnh mịch để chúng ta sống với cảm xúc êm dịu của đời sống nội tâm
thầm lặng. Nó giúp ta nhận ra một điều sau cái thâm thấp của mái chùa, qua
cái u tĩnh phảng phất mùi hương trầm của nội thất, trùng điệp những cột gỗ
tròn to với hệ xà, kèo chau chuốt của hoa văn cách điệu, như cố tình tạo nên
sự tiếp nối của thiên nhiên vào trong công trình: thiên nhiên còn tiếp tục, còn
“sinh hoạt”, còn “sống” trong lòng kiến trúc giữa bầu không khí tâm linh. Gỗ
sống, Ta sống, Phật sống- tất cả là một, một là tất cả. Cái siêu thoát trong thức

kiến trúc được thể hiện khá rõ qua bố cục không gian, nội thất công trình.
Hàng năm tại chùa Chuông vẫn diễn ra những hoạt động mang tính
nghi lễ thể hiện mối quan hệ giữa con người và thần linh, giữa con người với
con người. Đó là ngày Phật Đản (8/4 âm lịch) mà nghi thức quan trọng là lễ
SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

23


Lịch sử kiến trúc Việt Nam

GVHD: Th.S. Trần Đức Quang

tắm Phật, gắn liền với tín ngưỡng cầu mưa của người dân Việt Nam. Ngày lễ
Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch) được tổ chức dựa vào kinh Vu Lan Bồn để cầu
nguyện cho những người chết được siêu độ, đây cũng chính là ngày thực hiện
nghi lễ xá tội vong nhân. Người ta tin rằng ngày đó linh hồn ông bà, cha mẹ,
người thân được xá tội trở về. Đặc biệt là vào những dịp tết đến xuân về, chùa
mở cửa chính để nhân dân trong vùng và khách thập phương đến lễ Phật, cầu
may.
Với những giá trị đó, năm 1992 chùa Chuông được Bộ Văn hoá Thông
tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) công nhận là di tích Lịch sử, văn
hoá, kiến trúc, nghệ thuật cấp quốc gia. Đến nay, di tích đang ngày càng tu
hút đông đảo nhân dân và du khách đến lễ bái, thăm quan, các nhà nghiên
cứu, khảo cổ… Hy vọng chùa Chuông sẽ là một điểm du lịch văn hoá hấp dẫn
với mỗi du khách khi về tới Hưng Yên
Nền văn hoá Việt Nam được tạo dựng trên cơ sở của nền văn minh
nông nghiệp. Cuộc sống của người Việt Nam gắn bó với làng xã quê hương.
Hình ảnh làng quê Việt Nam có luỹ tre xanh, có mái nhà tranh, có cây đa bến
nước sân đình bên cạnh chùa làng đã trở nên rất thân thuộc trong tâm hồn

người Việt Nam. Ðã bao đời nay ngôi chùa ở nông thôn Việt Nam nói chung
và chùa Chuông ở Phố Hiến nói riêng luôn đồng nghĩa với nét văn hoá làng,
xã.
Trải qua bao cuộc bể dâu, phố Hiến đã không còn là thương cảng huyết
mạch nhưng chùa Chuông vẫn tọa lạc thanh bình giữa những tán cây cổ thụ.
Dấu xưa còn đó, nét thâm trầm đủ níu lòng vãng khách, tạo ra bộ mặt văn hoá
làng quê bừng sáng cho mảnh đất xứ Nhãn với bao huyền tích.
Ngôi chùa là công trình kiến trúc Phật giáo, do đó nó biểu hiện tinh thần
của Phật giáo: gần gũi với con người và đưa con người gần gũi với thiên
nhiên. Hàng nghìn năm nay, trong cảm nhận và ý thức của mỗi người, chùa
Chuông thật bình dị và thân thương, phát triển theo hướng hòa nhập con
người - thiên nhiên, thiên nhiên - con người.
SVTH: Hồ Thị Nhàn - Lớp: 08CVHH

24



×