Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo bộ luật dân sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ MAI LAN

TÊN ĐỀ TÀI
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ MAI LAN

TÊN ĐỀ TÀI
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự


Mã số

: 8380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hướng ứng dụng)

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phùng Trung Tập

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn
này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Mai Lan


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ......................................... 1


2.

Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................... 2

3.

Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài ............................... 4

4.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................... 4

5.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 5

6.

Kết quả đạt được và những điểm mới của luận văn........................ 5

7.

Kết cấu của luận văn ........................................................................... 5

PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 6
Chương 1 ...................................................................................................... 6
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG ............... 6
THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM.. 6
1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe bị

xâm phạm ................................................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe bị
xâm phạm ............................................................................................. 6
1.1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng do sức khỏe bị xâm phạm ........................................................... 7
1.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng do sức khỏe bị xâm phạm.............................................................. 9
Kết luận .................................................................................................. 14
Chương 2 .................................................................................................... 15
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM,THỜI
HẠN HƯỞNG BỒI THƯỜNG. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ
NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM .................. 15
2.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm ....... 15
2.2. Xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm .............................. 21


2.2.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức
khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại ......... 22
2.2.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt
hại........................................................................................................ 24
2.2.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người
chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị......................... 26
2.2.4. Thiệt hại khác do pháp luật quy định ..................................... 27
2.2.5. Tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại ........................... 27
2.3. Các chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
do sức khỏe bị xâm phạm ..................................................................... 30
2.3.1. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường..................................... 30
2.3.1.1. Phân loại chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường ............. 30
2.3.1.2. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá

nhân ................................................................................................ 31
2.3.2. Người được bồi thường............................................................ 34
2.3.2.1. Khái niệm người được bồi thường ................................... 34
2.3.2.2. Mối quan hệ giữa người được bồi thường với những chủ
thể trong mối quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. ...... 35
2.3.2.3. Quyền và nghĩa vụ của người được bồi thường .............. 36
2.4. Mức bồi thường và thời hạn hưởng bồi thường do sức khỏe bị
xâm phạm ............................................................................................... 36
2.4.1. Mức bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm ............................ 36
2.4.2. Thời hạn hưởng bồi thường .................................................... 37
Kết luận .................................................................................................. 40
2.5. Thực trạng pháp luật ..................................................................... 41
2.6. Một số vấn đề pháp luật từ thực tiễn xét xử để giải quyết các vụ
án về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. ....................... 42
2.7. Những kiến nghị hoàn thiện .......................................................... 58
2.7.1. Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ........................................ 58


2.7.2. Về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá
nhân .................................................................................................... 59
2.7.3. Về bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra ............. 62
2.7.4. Về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức
khỏe bị xâm phạm .............................................................................. 62
Kết luận ............................................................................................... 64
KẾT LUẬN .................................................................................................... 65


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Sức khỏe là tài sản gắn liền với nhân thân của mỗi cá nhân trong xã hội.
Việc bảo vệ sức khỏe có ý nghĩa quan trọng và mang tính quyết định đối với
các quan hệ xã hội khác. Quyền nhân thân nói chung, quyền đối với sức khỏe
của mình nói riêng đã được Hiến pháp qua các thời kỳ ghi nhận, bảo vệ và coi
đó là quyền bất khả xâm phạm của công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm nói riêng là một trong
những chế định pháp luật ra đời từ rất sớm trong lịch sử lập pháp của tất cả
các nước. Ở nước ta, sự hình thành và phát triển của chế định này được thể
hiện rõ nhất qua quá trình hoàn thiện các quy định của pháp luật dân sự. Bộ
luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 và gần đây nhất là Bộ luật
dân sự năm 2015 đều cho thấy, các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng trong đó có bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm chiếm một tỷ
trọng không nhỏ các điều luật của các đạo luật cơ bản này và việc quy định
ngày càng hoàn thiện, khắc phục dần những vướng mắc, bất cập trong việc
vận dụng các quy định này trên thực tế.
Tuy nhiên, mặc dù mới ra đời được ba năm nhưng các quy định về vấn
đề này tại Bộ luật dân sự năm 2015 vẫn gây nhiều tranh cãi và vẫn có nhiều
quan điểm khác nhau trong việc áp dụng các quy định của pháp luật. Sở dĩ có
hiện tượng như trên bởi các quy định về bồi thường thiệt hại và cả xâm phạm
sức khỏe có đặc thù là khó định lượng, có nhiều yếu tố còn định tính và việc
giảm dần sự định tính này cũng rất khó khăn.
Bên cạnh đó, án kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm
sức khỏe, tính mạng chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong các án kiện về bồi
thường; sự đối lập về tâm lý của người gây thiệt hại với người bị thiệt hại


2


hoặc gia đình của người bị thiệt hại hoặc những người có liên quan làm cho
các án kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bị
kháng cáo, khiếu nại từ phía đương sự.
Xuất phát từ tình hình trên đây, việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định
của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, bồi thường thiệt
hại do sức khỏe bị xâm phạm nói riêng là một trong những vấn đề có ý nghĩa
pháp lý và thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được nhiều nhà khoa
học nghiên cứu pháp luật quan tâm. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên
cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, trong đó
có đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính
mạng như các bài viết:
PGS.TS. Phùng Trung Tập: “Luật Dân sự Việt Nam (Bình giảng và áp
dụng) - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”; Sách chuyên
khảo, Nxb Công an nhân dân, năm 2017;
PGS.TS. Phùng Trung Tập: “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về
tài sản, sức khỏe và tính mạng”; Sách chuyên khảo, Nxb Hà Nội, năm 2009;
PGS.TS. Phùng Trung Tập: “Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10, tháng 5- 2004;
Đỗ Văn Đại: “Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam Bản án và bình luận bản án”; Sách chuyên khảo, Đại học quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh, năm 2014;
Đinh Văn Quế: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm
phạm tính mạng, sức khỏe của con người”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10,
tháng 5-2004);


3


PGS.TS. Trần Thị Huệ, Vũ Thị Hải Yến, Vũ Thị Hồng Yến: “Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ quy định của pháp luật đến
thực tiễn”, Hà Nội, năm 2008;
Tưởng Duy Lượng - Nguyễn Văn Cường: “Cách tính bồi thường thiệt
hại tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10, tháng
5-2004);
Lê Mai Anh: “Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự”, Luận văn thạc sĩ luật học;
Lê Thị Bích Lan: “Một số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín”, Luận văn
thạc sĩ luật học;
Ths. Nguyễn Minh Oanh: “Khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại và phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại”, Trang Thông tin
pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội...
Nhìn chung, các đề tài đó đã nêu và phân tích những vấn đề chung về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong luật dân sự; đưa ra các yêu cầu cơ bản
trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các quy định của pháp
luật dân sự trong việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm và uy tín, cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại, các hình thức và mức bồi thường, những trường hợp miễn hoặc giảm
trách nhiệm bồi thường...
Tuy nhiên, các đề tài trên nếu nghiên cứu chuyên sâu về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng cũng chỉ dừng lại ở việc phân nhóm hoặc nghiên cứu
theo nhóm thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc rộng hơn nữa là
cả danh dự, nhân phẩm và uy tín. Cho đến nay, chưa có một đề tài nghiên cứu
khoa học cấp luận văn thạc sỹ, tiến sỹ hay đề tài khoa học cấp Trường, cấp
Bộ, cấp Nhà nước nào nghiên cứu chuyên sâu về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do sức khỏe bị xâm phạm. Trên thực tế, việc xác định các vấn đề có liên



4

quan trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có sự khác nhau giữa do xâm
phạm sức khỏe và các xâm phạm khác về tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy
tín.
3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Thông qua việc tìm hiểu các quy định của Bộ luật dân sự 2015 và các
văn bản hướng dẫn thi hành, giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn hoàn
chỉnh trên quan điểm pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, qua đó phục vụ tốt hơn cho công việc thực tế của bản thân.
Ngoài ra, qua việc nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm cũng như việc áp dụng vào thực tiễn sẽ
có những kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực thi,
sửa đổi và tuyên truyền pháp luật.
Để đạt được mục đính này, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là tìm
hiểu các quy định của các văn bản pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp
luật về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, qua đó chỉ ra những bất
cập trong các qui định của pháp luật và phương hướng hoàn thiện quy định
của pháp luật về bồi thường thiệt hại nói chung, pháp luật về bồi thường thiệt
hại do sức khỏe bị xâm phạm nói riêng.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong phạm vi giới hạn nghiên cứu đề tài cao học luật, chúng tôi chỉ
nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản nhất về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do sức khỏe bị xâm phạm, đồng thời xem xét thực tiễn giải quyết các vụ
án dân sự xâm phạm sức khỏe. Luận văn này cũng đưa ra những giải pháp
nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong giải quyết bồi thường thiệt hại sức
khỏe khi áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự.



5

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận nhận thức của chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Ngoài
ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp
phân tích, tổng hợp, thống kê...cũng được sử dụng trong quá trình thực hiện
đề tài.
6. Kết quả đạt được và những điểm mới của luận văn
Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn sẽ đề cập một cách có hệ
thống, chi tiết trong quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do sức khỏe bị xâm phạm; chỉ ra những khó khăn, bất cập trong việc áp
dụng pháp luật, đồng thời có những kiến nghị trong việc hoàn thiện và áp
dụng pháp luật trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức
khỏe bị xâm phạm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm hai chương:
Chương 1: Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức
khỏe bị xâm phạm.
Chương 2: Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, thời hạn hưởng
bồi thường. Thực trạng pháp luật và những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về
bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.


6

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM

1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe
bị xâm phạm
1.1.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe bị
xâm phạm
Quyền được bảo vệ về sức khỏe là một trong những quyền nhân thân
cơ bản của con người, việc xâm phạm đến sức khỏe con người không chỉ đơn
thuần là gây tổn thất cho chính người đó mà còn gây những tác động xấu về
tinh thần cũng như vật chất cho những người thân thích của người bị thiệt hại
và xa hơn là những tác động xấu về mọi mặt đối với xã hội.Vì vậy, người nào
xâm phạm đến sức khỏe của người khác không những phải chịu những chế tài
nghiêm khắc của luật hình sự mà còn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo
quy định của Bộ luật dân sự.
Bộ luật dân sự năm 1995 là đạo luật về dân sự đầu tiên ghi nhận trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm là trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trước khi có Bộ luật dân sự năm 1995, Tòa
án khi xét xử các vụ án về xâm phạm sức khỏe của con người căn cứ vào
hướng dẫn tại Thông tư số 173/UBTP ngày 23/3/1972 của Uỷ ban Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại1. Bồi thường
thiệt hại trong trường hợp sức khỏe bị xâm hại là một vấn đề quan trọng của
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, là mối quan tâm không chỉ
1

Lê Thị Bích Lan: Một số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm và uy tín, Luận văn thạc sỹ Luật học, tr. 53.


7


đối với những người trực tiếp tham gia quan hệ này mà còn là sự trăn trở của
nhiều nhà nghiên cứu, xây dựng và áp dụng pháp luật trong nhiều năm qua.
Có thể hiểu:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hiểu là một loại trách nhiệm
Dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình
gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây
ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe là một loại
trách nhiệm mà trong đó người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến
sức khỏe của người khác, gây ra thiệt hại thì phải có nghĩa vụ bồi thường
những thiệt hại về vật chất và tinh thần do chính mình gây ra mặc dù giữa
người gây thiệt hại và người bị thiệt hại không hề có quan hệ hợp đồng
hoặc có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây thiệt hại không
thuộc về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã ký kết (Ví dụ: Một người xây nhà,
trong quá trình thi công không đảm bảo an toàn, làm gạch rơi trúng người
đang đi phía bên dưới gây thiệt hại về sức khỏe thể hiện ở việc có thương tích
với tỷ lệ thương tật là 16% thì phải bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức
khỏe của người bị nạn).
1.1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
do sức khỏe bị xâm phạm
Như vậy, có thể thấy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm
sức khỏe, tính mạng con người là một trong những trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Vì vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm
phạm tính mạng, sức khỏe có đầy đủ các đặc điểm của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
vẫn có một số đặc thù nhất định. Do vậy, có thể khái quát các đặc điểm của
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm
như sau:



8

Thứ nhất, hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác là hành vi trái
pháp luật: Quyền bảo đảm an toàn sức khỏe, thân thể là quyền nhân thân
được pháp luật dân sự ghi nhận, bảo vệ cho mỗi cá nhân, mọi chủ thể đều có
nghĩa vụ phải tôn trọng quyền đó, không ai có quyền xâm phạm. Do đó hành
vi xâm phạm đến sức khỏe của cá nhân là hành vi trái pháp luật, trừ những
trường hợp ngoại lệ theo quy định pháp luật.
Thứ hai, thiệt hại xảy ra khi bị xâm phạm sức khỏe bao gồm cả thiệt
hại vật chất và thiệt hại về tinh thần: Khác với trách nhiệm bồi thường thiệt
hạingoài hợp đồng khác, người gây thiệt hại thường chỉ có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về vật chất, người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm
phạm sức khỏe của người khác phải chịu trách nhiệm cả vật chất lẫn tinh thần,
cả thiệt hại trực tiếp lẫn gián tiếp.
Thứ ba, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm phát
sinh có thể có hoặc không có lỗi của người gây thiệt hại. Việc quy định căn
cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm
nói riêng có cần có hay không yếu tố lỗi là một quá trình phát triển và hoàn
thiện quy định của pháp luật về vấn đề này, góp phần tiến tới bảo vệ toàn diện
và đầy đủ hơn đối với người bị thiệt hại. Trước đây, việc phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bắt buộc phải có yếu tố có lỗi của
người gây thiệt hại. Tuy nhiên, theo quan điểm pháp lý mới nhất, gần đây
được thể hiện trong Bộ luật dân sự năm 2015, các nhà làm luật đã có rằng, để
bảo vệ tốt nhất, đầy đủ nhất quyền lợi của người bị thiệt hại thì việc việc bồi
thường thiệt hại không cần xác định có hay không có lỗi. Trên thực tế, có
những thiệt hại xảy ra xâm phạm đến sức khỏe của con người nhưng không
do yếu tố lỗi của người gây thiệt hại nhưng vẫn cần thiết phải đặt ra trách
nhiệm bồi thường. Ví dụ như trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

xâm phạm sức khỏe do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra quy định tại Điều 601,


9

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xâm phạm sức khỏe do ô
nhiễm môi trường quy định tại Điều 602 Bộ luật dân sự năm 2015.
Thứ tư, chủ thể được bồi thường thiệt hại về sức khỏe chỉ là cá nhân,
không thể là pháp nhân.
Điều này xuất phát từ các đặc điểm bản chất của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe của con người nên trong quan hệ này,
chủ thể là pháp nhân chỉ có thể đóng vai trò là chủ thể chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại mà không thể là chủ thể được bồi thường thiệt hại.
Thứ năm, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại là quyền nhân thân gắn
liền với người bị thiệt hại và không thể chuyển giao cho người khác
Với tính chất là một trong số các quyền nhân thân liên quan đến cơ thể
con người, quyền đối với sức khỏe có đầy đủ các đặc điểm của quyền nhân
thân liên quan đến cơ thể con người, các quyền này được bảo hộ vô thời hạn
và có thể được bảo hộ không phụ thuộc vào đơn yêu cầu. Việc khôi phục lại
đối tượng của quyền là những giá trị nhân thân khi bị xâm phạm là hầu như
không thể thực hiện được.
Thứ sáu, trong mối quan hệ bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức
khỏe, chủ thể không thể thay đổi. Điều này cũng xuất phát từ đặc điểm quyền
nhân thân là quyền chỉ có ở cá nhân và không thể chuyển giao cho người
người khác.
1.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng do sức khỏe bị xâm phạm
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là cơ sở pháp lý mà
dựa vào đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng, Bộ luật dân sự 2015 đã được sửa đổi và có sự tiến bộ so với
Bộ luật dân sự 2005.


10

Cụ thể, khoản 1 Điều 584 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp
pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường
hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xảy ra khi có
các điều kiện sau:
Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh thần. Sự
thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất được
pháp luật bảo vệ; thiệt hại về tài sản có thể tính toán được thành một số tiền
nhất định.
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được hiểu là những chi phí hợp lý,
xác định được. Những chi phí cho việc cứu chữa nạn nhân khi bị gây thiệt hại
về sức khỏe, khoản bồi dưỡng cho nạn nhân trog thời gian điều trị thương
tích, những chi phí cho việc phục hồi sức khỏe của người bị gây thiệt hại và
chức năng bị mất, bị gảm sút của người bị gây thiệt hại về sức khỏe. Những
cho phí này gắn với nhân thân của người bị gây thiệt hại về sức khỏe, xác
định được bằng một khoản tiền cụ thể. Những chi phí phục hồi chức năng
sống, lao động của người bị thiệt hại về sức khỏe như tiền làm tay giả, mắt
giả, răng giả, tiền giải phẫu thẫm mỹ… cho người bị gây thiệt hại về sức
khỏe.
Những thiệt hại liên quan đến thiệt hại về sức khỏe của cá nhân còn là
những thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Pháp luật có quy định tại

điểm b khoản 1 Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015, trong trường hợp nếu thu
nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được
thì áp dụng mức thu nhập trung bình của người lao động cùng loại.


11

Quy định này căn cứ vào tình hình thực tế ở Việt Nam, nền sản xuất
vận hành theo cơ chế thị trường, các hình thức sở hữu thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau. Nhu cầu sử dụng lao động trong xã hội là rất lớn. Vì vậy,
có nhiều người hành nghề tự do và những công việc dịch vụ, tạp vụ chủ yếu là
lao động chân tay không ổn định như sửa chữa cơ khí, điện cơ, bán dẫn, bốc
vác thuê, làm nghề thợ thủ công… vì vậy thu nhập của cá nhân lao động trong
các công việc khác nhau cũng rất khác nhau, thậm chí một người có thể thực
hiện được nhiều công việc khác nhau, tính chất của công việc được thực hiện
thường xuyên hay theo mùa vụ… những thu nhập của cá nhân làm các công
việc này rất khó xác định, cho nên pháp luật quy định áp dụng mức thu nhập
trung bình của người lao động cùng loại để tính cả một khoản tiền cụ thể,
tương ứng với ngày công lao động, theo đó người có trách nhiệm do gây thiệt
hại về sức khỏe của cá nhân phải bồi thường.
Người bị gây thiêt hại về sức khỏe, thì ngoài những cho phí cho việc cứ
chữa, điều trị thương tích do bị gây thiệt hại và khoản thu nhập thực tế bị mất
hoặc bị giảm sút, thiệt hại còn là những chi phí hợp lý và phần thu nhập thực
tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người
thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợ lý cho việc chăm
sóc người bị thiệt hại.
Những thiệt hại vật chất xác định được theo quy định tại khoản 1 Điều
590 Bộ luật dân sự năm 2015 còn là thiệt hại về tinh thần của người bị gây
thiệt hại về sức khỏe phải gánh chịu, người gây thiệt hại về sức khỏe có trách

nhiệm bồi thường. Khoản tiền bồi thường do tổn thất về tinh thần mà người
có sức khỏe bị xâm phạm phải gánh chịu. Khoản tiền này là một khoản tiền
do pháp luật quy định và dao động từ 1 đến tối đa 50 lần mức lương cơ sở do
nhà nước quy định, người gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác có trách
nhiệm bồi thường.


12

Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn
phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lòng tin… và
cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
Thứ hai, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: Hành vi trái
pháp luật trong trách nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của chủ thể được thể
hiện thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến lợi ích của
nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm: Làm những
việc mà pháp luật cấm, không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm,
thực hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc thực hiện không đầy đủ
nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt
hại xảy ra: Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật
và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi
trái pháp luật sẽ là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại
có mối quan hệ tất yếu có tính quy luật chứ không phải ngẫu nhiên. Thiệt hại
sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản thân hành vi cùng với những
điều kiện cụ thể khi xảy ra chứa đựng một khả năng thực tế làm phát sinh
thiệt hại.
Như vậy, trong Bộ luật dân sự 2015, căn cứ xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại là “hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại”. Theo quy

định trước đây tại Điều 604 Bộ luật dân sự 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng yêu cầu người gây thiệt hại phải có “lỗi cố ý hoặc vô
ý”. Với quy định như vậy, ngoài việc chứng minh người gây thiệt hại có hành
vi trái pháp luật, người bị thiệt hại cần phải chứng minh người gây thiệt hại có
lỗi. Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo hướng có lợi cho người bị thiệt hại.


13

Bộ luật dân sự 2015 đã mở rộng phạm vi áp dụng trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nếu như Bộ luật dân sự 2005 quy định đối
với cá nhân có phạm vi áp dụng trách nhiệm rất rộng còn đối với pháp nhân,
Bộ luật dân sự 2005 chỉ liệt kê ba đối tượng bị xâm phạm là “danh dự, uy tín,
tài sản (khoản 1 Điều 604) thì lần này tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy
định đối tượng bị xâm phạm làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của cá nhân và pháp nhân bao gồm “tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác”.


14

Kết luận
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm nói
riêng là một trong những chế định pháp luật ra đời từ rất sớm và là một trong
những chế định cơ bản của luật dân sự. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm có những đặc điểm chung của trách
nhiệm pháp lý, trách nhiệm bồi thường thiệt hại và những trách nhiệm đặc
thù. Sự đặc thù này đã tạo ra cơ chế điều chỉnh khác biệt so với các loại trách

nhiệm khác và khác biệt với chính trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp
đồng. Các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng do sức khỏe bị xâm phạm cũng có sự phát triển qua các thời kỳ hoàn
thiện quy định của pháp luật. Cho đến năm 2015, cùng với sự ra đời của Bộ
luật dân sự, việc quy định căn cứ làm phát sinh trách nhiệm này đã thể hiện rõ
theo hướng có lợi cho người bị thiệt hại. Đây là quan điểm pháp lý thể hiện sự
phù hợp hơn với thực tiễn và theo tinh thần của Hiến pháp 2013, bảo vệ
quyền lợi của công dân.


15

Chương 2
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM,
THỜI HẠN HƯỞNG BỒI THƯỜNG. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ
NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM
2.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Nếu như Bộ luật dân sự năm 2005 nêu ra ba nguyên tắc cơ bản về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, được quy định tại Điều 605 thì Bộ luật dân
sự năm 2015 chỉ ra năm nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo
Điều 585. Ngoài ba nguyên tắc bồi thường như Điều 605 Bộ luật dân sự năm
2005 thì Bộ luật dân sự năm 2015 đã bổ sung thêm 2 nguyên tắc:
Một là, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không
được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
Hai là, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu
thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn
chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Cụ thể, nguyên tắc bồi thường thiệt hại, Điều 585 Bộ luật dân sự năm
2015, quy định:

“1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên
có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng
hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc
nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức
bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả
năng kinh tế của mình.


16

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt
hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi
thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt
hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn,
hạn chế thiệt hại cho chính mình.”
Nghiên cứu nội dung quy định có tính nguyên tắc trên, có thể hiểu:
Thứ nhất, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền,
bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần
hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cần phải tôn trọng
thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương
thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì khi giải quyết tranh chấp
về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Một là, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi
có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính mạng,

danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm,… phải căn cứ vào các điều luật
tương ứng của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định trong trường hợp cụ thể đó
thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức
độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt
hại tương xứng đó. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc xác định đâu là
thiệt hại thực tế còn có quan điểm khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố
tụng, dẫn đến không chỉ khó khăn trong việc xác định trách nhiệm hình sự mà
còn cả trong trách nhiệm dân sự của người gây ra thiệt hại.


17

Để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, Tòa án phải giải quyết
nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong
trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm
thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của
đương sự.
Nguyên tắc này nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người bị
gây thiệt hại, nhất là thiệt hại về sức khỏe. Người gây thiệt hại về sức khỏe
gánh chịu những đau đớn về thể xác và tổn thất về tinh thần. Cho nên, thiệt
hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, nhằm cứu chữa, điều trị những
thương tích cho người bị thiệt hại và những chi phí liên quan đến thiêt hại về
sức khỏe. Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời cho người bị thiêt hại,
không những là nguyên tắc pháp lý, mà còn là chuẩn mực pháp lý thể hiện
đạo lý đối với người bị gây thiệt hại về sức khỏe, để họ không phải gánh chịu
không những đau đớn về thể xác, mà còn phải gánh chịu những khó khăn về
kinh tế là những chi phí cho việc phục hồi sức khỏe và chức năng lao động
của người bị gây thiệt hại về sức khỏe.
Thứ hai, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm
mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với

khả năng kinh tế của mình.
Về nguyên tắc người có hành vi gây thiệt hại bao nhiêu thì có trách
nhiệm bồi thường bấy nhiêu. Nhưng trên thực tế, có nhiều trường hợp người
gây thiệt hại có lỗi vô ý, mà thiệt hại xảy ra quá lớn so với điều kiện kinh tế
trước mắt và lâu dài của người bị thiệt hại, thì cơ quan giải quyết tranh chấp
có thể giảm mức bồi thường thiệt hại cho người đó. Nguyên tắc này dựa trên
thực tế để bản án có thể thực thi được. Còn việc quyết định người gây thiệt
hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu là một nguyên tắc pháp lý chung.
Tuy nhiên, khi đánh giá một sự kiện, thì nguyên tắc này có thể được áp dụng
phù hợp với những trường hợp thỏa mãn các điều kiện theo quy định tại
khoản 2 Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015: “Người chịu trách nhiệm bồi


18

thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có
lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế của mình”. Nguyên
tắc này có giá trị thực tiễn trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng nói chung và tách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe của người
khác nói riêng.
Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu
dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm
bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ
không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A, 60 tuổi, hành nghề lái xích lô chở vật liệu
xây dựng, thu nhập từ ba đến năm triệu một tháng. Trong một lần chở vật liệu
xây dựng, ông A đã làm rơi một cuộn sắt đè vào anh K khi đang đi bộ trên
đường. Hậu quả, anh K. bị thương và được cơ sở y tế giám định tỷ lệ thương
tật là 90%. Anh K. không còn khả năng lao động. Mọi chi phí hợp lý để cấp
cứu, điều trị nạn nhân; mất việc làm, không còn khả năng lao động trong khi

còn nuôi con nhỏ (hiện mới 03 tuổi); …ước tính khoảng 250 triệu. Số tiền này
rõ ràng là quá lớn so với mức thu nhập của ông A đã ngoài tuổi lao động.
Trong trường hợp này, ông A có thể được giảm mức bồi thường bởi đáp ứng
đủ điều kiện nói trên.
Thứ ba, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị
thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do
có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi
thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do
có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt
hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó
hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại.


19

Ví dụ: Tại thời điểm hai bên thỏa thuận tài sản bồi thường là 35 chỉ
vàng 24K, nhưng thời gian sau đó, giá vàng trong nước đột biến tăng mạnh,
từ đó, so với thời điểm thỏa thuận, làm cho người vi phạm khó có thể thực
hiện nghĩa vụ bồi thường. Như vậy bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án
hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi mức bồi thường cho phù hợp.
Thứ tư, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không
được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Tuy nhiên, việc xác
định lỗi trong trường hợp này rất phức tạp. Trong rất nhiều trường hợp tương
tự mà Tòa án đã xét xử để minh chứng cho nhận định này2.
Trường hợp thứ nhất: Anh Trần Đức L và một nhóm bạn quán karaoke
trên đường H, quận N, thành phố K để hát. Ngay trước cửa quán karaoke,
nhóm anh L gặp nhóm khác, trong đó có anh Lê Thành H. cũng đi hát. Cả hai
nhóm đang chờ xếp phòng nhưng đều muốn được sử dụng phòng hát VIP

tầng 2. Hai bên xảy ra cự cãi nhau và chủ nhà đã dàn xếp để nhóm anh L ở
phòng VIP tầng 2 theo ý muốn, còn nhóm anh H ở phòng tầng 3. Tuy nhiên,
do trước đó có sử dụng rượu nên cả anh L và anh H vẫn hậm hực với nhau.Do
không được theo ý muốn, anh H công kích anh L, cả hai bên lời qua tiếng lại,
tuy nhiên, được mọi người can ngăn nên hai anh vẫn đi theo nhóm của mình
đến phòng hát. Kết thúc cuộc chơi, anh L trở về nhà. Trên đường về nhà, anh
L dừng xe vào quán bán hàng ven đường ăn cháo. Tại đây, anh L lại gặp anh
H. Hai bên lại lời qua tiếng lại, anh H tấn công, đấm vào mặt và đẩy anh L
ngã vào gần nồi nước trần bánh phở của chủ quán. Anh L ngay lập tức lấy cái
bát bên cạnh múc một bát nước nóng hất vào anh H. Hậu quả, anh H. bị bỏng
phần mặt và một phần ngực. Riêng anh L. chỉ bị bầm mặt bên phải không
đáng kể. Tỉ lệ tổn thương cơ thể của anh H. qua giám định 13%. Tại Bản án
hình sự sơ thẩm số 17/2016/HSST ngày 27/4/2017 của Tòa án nhân dân quận
N. đã tuyên phạt Trần Đức L 09 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo. Ngoài
2

Tham khảo trang: . Bản án số17/2016/HSST 2017 về “về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng do xâm phạm sức khỏe” của Tòa án nhân dân quận N.


×