Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.13 MB, 92 trang )

B GIO DC V O TO

B T PHP

TRNG I HC LUT H NI

HA THI SN

TRáCH NHIệM BồI THƯờNG THIệT HạI
TRONG CáC Vụ TAI NạN GIAO THÔNG ĐƯờNG Bộ
TRÊN ĐịA BàN HUYệN BắC SƠN, TỉNH LạNG SƠN

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2018


B GIO DC V O TO

B T PHP

TRNG I HC LUT H NI

HA THI SN

TRáCH NHIệM BồI THƯờNG THIệT HạI
TRONG CáC Vụ TAI NạN GIAO THÔNG ĐƯờNG Bộ
TRÊN ĐịA BàN HUYệN BắC SƠN, TỉNH LạNG SƠN
LUN VN THC S LUT HC

Chuyờn ngnh : Lut dõn s v T tng dõn s


Mó s

: 8 38 01 03

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS Trn Th Hu

H NI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hứa Thái Sơn


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO
THÔNG ĐƢỜNG BỘ


1.1.

Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai
nạn giao thông đường bộ

1.2.

12

Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn
giao thông đường bộ

1.4

7

Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai
nạn giao thông đường bộ

1.3.

7

15

Sơ lược lịch sử pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ

18


Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TRÁCH
NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI
NẠN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ

2.1.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ
tai nạn giao thông đường bộ

2.2.
2.3.

23
23

Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai
nạn giao thông đường bộ

29

Xác định thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ

38

Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn tai
nạn giao thông đường bộ

48


Chƣơng 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG GIAO
THÔNG ĐƢỜNG BỘ

3.1.

52

Khái quát chung về huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn và tình hình
tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn

52


3.2.

Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại trong các
vụ tai nạn giao thông tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

3.3

57

Hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành về bồi thường
thiệt hại trong giao thông đường bộ

69

KẾT LUẬN


74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

: Bộ luật Dân sự

BTTH

: Bồi thường thiệt hại

GTĐB

: Giao thông đường bộ

PTGT

: Phương tiện giao thông

PTGTVTCG

: Phương tiện giao thông vận tải cơ giới

TNBTTH

: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại


TNGT

: Tai nạn giao thông

TNGTĐB

: Tai nạn giao thông đường bộ


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây tại nước ta, tai nạn giao thông (TNGT) nói
chung và tai nạn giao thông đường bộ (TNGTĐB) nói riêng đang là vấn đề
nhức nhối của toàn xã hội. Tỷ lệ thương tật và tử vong do TNGTĐB ở Việt
Nam ở mức báo động. Khi các vụ TNGT xảy ra thì việc bồi thường thiệt hại
(BTTH) cả về vật chất lẫn tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân của họ
là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (TNBTTH) ngoài hợp đồng đã được
ghi nhận trong Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015; tuy nhiên, pháp luật liên
quan đến TNBTTH trong các vụ TNGTĐB còn bộc lộ một số hạn chế như: chưa
quy định cụ thể các phương tiện giao thông vận tải cơ giới (PTGTVTCG)
được xác định là nguồn nguy hiểm cao độ; mức BTTH còn chưa phù hợp với
thực tế;… Bên cạnh những điểm hạn chế của pháp luật thì thực tiễn giải quyết
các vụ việc về BTTH trong các vụ TNGTĐB tại các Tòa án trên cả nước nói
chung và huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn nói riêng còn bộc lộ những bất cập
như: một số Tòa án khi xét xử còn nhầm lẫn giữa TNBTTH trong các vụ
TNGT do hành vi con người gây ra với trường hợp do nguồn nguy hiểm cao

độ gây ra; mức bồi thường về tổn thất tinh thần do các Tòa án đưa ra còn cảm
tính; cùng mức độ và tính chất thiệt hại trong các vụ TNGTĐB nhưng các Tòa
án đưa ra mức bù đắp tổn thất tinh thần chênh lệch nhau quá lớn... Trước tình
hình TNGTĐB thường xuyên xảy ra tại nước ta nhưng cơ chế giải quyết bồi
thường vẫn còn bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp cả ở góc độ pháp lý và thực
tiễn thì việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật cũng như tăng cường hiệu quả
trong công tác giải quyết bồi thường là hoàn toàn cần thiết.
Nằm trong thực trạng nhức nhối về tình hình TNGTĐB trong cả nước,
huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn là một trong những huyện thường xuyên xảy
ra các vụ TNGTĐB nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và của. Đây


2

chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh
Lạng Sơn" làm công trình nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung và TNBTTH trong các
vụ TNGTĐB nói riêng là vấn đề thu hút được sự quan tâm lớn của xã hội
cũng như những nhà khoa học pháp lý. Điều này xuất phát từ tính chất thực
tiễn của vấn đề cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này
còn tồn tại bất cập và hạn chế. Tính đến thời điểm hiện nay, có một số công
trình khoa học có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài nghiên cứu có
thể lược qua như:
- Khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án
(i) Luận án tiến sĩ luật học: "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
các vụ tai nạn giao thông đường bộ" của Nguyễn Thanh Hồng (2001). Đây là
công trình khoa học nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về TNBTTH trong các vụ
TNGTĐB. Tại chương 1 của luận án, tác giả Nguyễn Thanh Hồng đã giải

quyết các vấn đề lý luận về TNBTTH trong các vụ TNGTĐB như khái niệm
TNGTĐB, TNBTTH trong các vụ TNGTĐB, đặc điểm pháp lý...; tại chương 2
của luận án, tác giả phân tích thực thực trạng pháp luật về TNBTTH trong các
vụ TNGTĐB; thực hiện áp dụng pháp luật và hoàn thiện pháp luật về TNBTTH
trong các vụ TNGTĐB được tác giả trình bày tại chương 3 của luận án.
(ii) Luận án tiến sĩ luật học: "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn" của Phạm Kim Anh. Công trình này không
nghiên cứu về TNBTTH trong các vụ TNGT nói riêng mà nghiên cứu chung
về loại TNBTTH. Thực chất, TNBTTH trong các vụ TNGTĐB là một trong
những loại TNBTTH; do vậy, các kết quả nghiên cứu trong luận án là cơ sở
nền để học viên vận dụng trong việc nghiên cứu đề tài của mình.
(iii) Luận văn thạc sĩ luật học: "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Sơn La" của
Tô Xuân Hoàng, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2016. Công trình trình bày


3

những vấn đề lý luận về TNBTTH trong tai TNGTĐB; phân tích những quy
định của pháp luật hiện hành về BTTH do tai TNGTĐB gây ra; đánh giá tình
hình tai TNGTĐB trên địa bàn thành phố Sơn La và thực tế xử lí về BTTH, từ
đó đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
(iv) Luận văn thạc sĩ luật học: "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ và thực tiễn thực hiện tại thành phố
Hải Phòng" của Nguyễn Ngọc Đại (2016). Luận văn trình bày những vấn đề
lý luận về TNBTTH trong các vụ tai TNGTĐB. Phân tích nội dung TNBTTH
trong các vụ tai TNGTĐB theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành và
thực tiễn thực hiện tại thành phố Hải Phòng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
(v) Khóa luận tốt nghiệp: "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khám

nghiệm hiện trường các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn quận Cầu Giấy"
của Ngô Thị Anh Thơ (2012). Khám nghiệm hiện trường là giai đoạn quan
trọng để xác định lỗi của bên vi phạm, qua đó kết quả khám nghiệm hiện trường
là cơ sở quan trọng trong việc giải quyết BTTH trong các vụ TNGTĐB.
- Bài đăng trên các tạp chí:
(i) Ngô Đức Thịnh: "Cần có giải pháp giải quyết vướng mắc trong
việc thực hiện Quyết định số 18/2007/QĐ-BCA(C11) của Bộ trưởng Bộ Công
an về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ", Tạp chí
Kiểm sát, số 7/2010, tr. 36-37. Bài viết tập trung phân tích các hạn chế, bất
cập khiến việc điều tra, giải quyết TNGTĐB còn kéo dài, chưa nhanh gọn, hiệu
quả; qua đó, tác giả bài viết đưa ra một số góp ý hoàn thiện cho quyết định;
(ii) Trần Hữu Tráng: "Cần hình sự hóa hành vi đã sử dụng rượu, bia
hoặc các chất kích thích khác mà vẫn điều khiển các phương tiện giao thông để
phòng ngừa tai nạn", Tạp chí Tòa án nhân dân, số 16/2012, tr. 18-22. Trong
bài viết, tác giả đã trình bày giải pháp hạn chế TNGT bằng việc thắt chặt hình
phạt đối với hành vi sử dụng rượu, bia gây tai nạn.
(iii) Trần Văn Thư: "Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra việc xử
lý vi phạm hành chính và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ",


4

Tạp chí Thanh tra, số 12/2009, tr. 23-25. Bài viết đưa ra các giải pháp trong
việc xử lý hành chính đối với các hành vi vi phạm an toàn GTĐB; đồng thời,
bài viết cũng đóng góp một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong công
tác điều tra, giải quyết TNGTĐB.
(iv) Lê Thị Thu Dung: "Tăng cường công tác quản lý, kiểm định xe giải
pháp giảm thiểu tai nạn giao thông", Tạp chí Kiểm sát, số 16/2015, tr. 33-35, 51.
Bài viết nêu thực trạng quản lý, kiểm định xe ô tô, xe mô tô hiện nay còn lỏng
lẻo nên dẫn đến nhiều tai nạn đáng tiếc; đề ra một số giải pháp nhằm giảm

thiểu TNGT: Quản lý chặt công tác đăng kiểm, theo dõi quản lý chất lượng
xe, hỗ trợ công tác giải quyết các vụ án vi phạm quy định giao thông đường
bộ (GTĐB) của các cơ quan tư pháp tránh oan sai.
(v) Nguyễn Thị Thu Hồng: "Trao đổi về việc xác định lỗi trong các vụ
án tai nạn giao thông", Tạp chí Kiểm sát, số 7/2005, tr. 34. Bài viết đưa ra
cách thức xác định yếu tố lỗi của bên gây TNGT và bên bị thiệt hại trong các
vụ TNGTĐB.
(vi) Nguyễn Thanh Hồng: "Vấn đề bồi thường khoản tiền cấp dưỡng
trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Luật Dân sự Việt Nam", Tạp
chí Luật học, số 4/2000, tr. 24-28. Bài viết trình bày đối tượng, thời hạn và
mức độ cấp dưỡng trong trường hợp BTTH ngoài hợp đồng nói chung và
trong các vụ tai TNGTĐB được quy định trong luật dân sự Việt Nam.
Trong các công trình khoa học kể trên, có công trình nghiên cứu toàn
diện về vấn đề BTTH trong các vụ TNGTĐB, có công trình nghiên cứu về
một số khía cạnh TNBTTH trong các vụ TNGTBĐ. Tuy nhiên, tính đến thời
điểm hiện nay chưa có bất cứ một công trình khoa học nào nghiên cứu riêng,
độc lập về TNBTTH trong các vụ TNGTĐB tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận,
khảo sát thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về BTTH trong
các vụ TNGTĐB ở Việt Nam, qua đó, tác giả nghiên cứu về TNBTTH trong


5

các vụ TNGTĐB tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn; đồng thời đưa ra những
kiến nghị cụ thể để sửa đổi, bổ sung các qui định còn bất cập, thiếu sót trong
pháp luật hiện hành, hoàn thiện cơ chế pháp lý BTTH theo xu hướng hiện đại
và hội nhập, qua đó nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về

BTTH trong các vụ TNGTĐB.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, làm rõ khái niệm TNBTTH trong các vụ TNGTĐB, đặc
điểm của loại trách nhiệm này, phân loại trách nhiệm...
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng pháp luật hiện hành về TNBTTH trong
các vụ TNGTĐB. Các nội dung được tác giả trọng tâm nghiên cứu như: điều
kiện phát sinh TNBTTH trong các vụ TNGTĐB, chủ thể chịu TNBT, xác
định thiệt hại,...
Thứ ba, nghiên cứu sơ lược về tình hình TNGT xảy ra trên địa bàn
huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Đồng thời, tác giả nghiên cứu về thực tiễn áp
dụng pháp luật giải quyết TNBTTH trong các vụ TNGTĐB xảy ra trên địa
bàn. Từ thực trạng pháp luật mà tác giả nghiên cứu tại chương 2 và thực tiễn
áp dụng pháp luật tại địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn; đề xuất những
kiến nghị, giải pháp pháp lý cụ thể trong việc sửa đổi, bổ sung các qui định
pháp luật Việt Nam hiện hành về TNBTTH trong các vụ TNGTĐB.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu những quy định BTTH trong
tai TNGTĐB ở BLDS 2015, và pháp luật chuyên ngành: bảo hiểm, lao động,
luật GTĐB, luật hình sự,... Nhưng không chỉ dừng lại ở phạm vi những quy
định ở BLDS 2015 mà còn nghiên cứu ở những quy định trước khi BLDS
2015 có hiệu lực, và những văn bản hướng dẫn luật để có thể đào sâu hơn vấn
đề mà tác giả đang nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu thực trạng TNGTĐB xảy ra trên địa bài tỉnh Lạng
Sơn nói chung và huyện Bắc Sơn nói riêng. Đồng thời, tác giả nghiên cứu các


6

bản án về giải quyết tranh chấp TNBTTH trong các vụ TNGTĐB xảy ra trên

địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu trong đề tài bao gồm: Phương pháp logic
pháp lý, phương pháp tổng hợp, so sánh luật học, phương pháp kết hợp giữa
lý luận và thực tiễn. Các phương pháp này được sử dụng trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
6. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu có hệ thống về các vấn đề pháp lý liên quan tới
BTTH, đưa ra những định hướng và đề xuất các kiến nghị cụ thể mà kết quả
của nó sẽ là cơ sở khoa học cho việc xây và hoàn thiện pháp luật về BTTH
ngoài hợp đồng ở Việt Nam, góp phần tăng cường hiệu quả điều chỉnh của
pháp luật BTTH ngoài hợp đồng trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt
Nam, trong xu hướng hội nhập quốc tế của hệ thống pháp luật nói riêng và
của đất nước Việt Nam nói chung, vào trào lưu chung của thế giới. Góp phần
làm hoàn thiện pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng cũng là góp phần vào việc
bảo đảm cho các quan hệ giữa các chủ thể ở Việt Nam được ổn định, an toàn
pháp lý và tránh được các rủi ro cho các bên chủ thể, bảo đảm quyền lợi tối
đa, quyền được pháp luật bảo vệ và lợi ích chính đáng của các bên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về bồi
thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ tại huyện Bắc Sơn,
tỉnh Lạng Sơn và và kiến nghị hoàn thiện pháp luật.



7

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ tai
nạn giao thông đƣờng bộ
1.1.1. Khái niệm tai nạn giao thông đường bộ
Tai nạn giao thông là những tai nạn luôn tiềm ẩn trong quá trình các
cá nhân tham gia giao thông; đây là những sự kiện bất ngờ ngoài ý muốn chủ
quan của người gây tai nạn và người bị thiệt hại.
Theo Wikipedia tiếng Việt định nghĩa về TNGT: "Tai nạn giao thông
là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển
phương tiện giao thông đang di chuyển trên đường giao thông, do vi phạm
các quy tắc an toàn giao thông hay do những tình huống, sự cố đột xuất
không kịp phòng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản"1.
Định nghĩa này đã giới hạn rõ TNGT phải là những sự việc xảy ra bất ngờ,
ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông (PTGT);
do đó, những tai nạn xảy ra do sự cố ý của người điều khiển PTGT thì không
được xác định là tai nạn. Nguyên nhân gây ra tai nạn có thể xuất phát từ sự vi
phạm các quy tắc an toàn của người tham gia giao thông hoặc do những sự
kiện khác không thuộc về lỗi của người tham gia giao thông như xe đang đi bị
nổ lốp, mất phanh…
Còn theo tác giả Đỗ Đình Hóa: "Tai nạn giao thông là sự kiện bất ngờ
nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham
gia giao thông trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở
các địa bàn giao thông công cộng, nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc
an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp
1. />


8

tránh đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe con người
hoặc tài sản của nhà nước và nhân dân"2. Về cơ bản định nghĩa này cũng
tương đối thống nhất với định nghĩa trên như: (i) TNGT phải là sự kiện bất
ngờ nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người; (ii) Nguyên nhân xảy ra tai
nạn là sự chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải
các tình huống khách quan khác. So với định nghĩa trên Wikipedia, tác giả Đỗ
Đình Hòa đã liệt kê cụ thể các thiệt hại do TNGT gây ra gồm: thiệt hại về tính
mạng, thiệt hại về sức khỏe và thiệt hại về tài sản.
Dưới góc độ pháp lý, tại tiểu mục 1901 mục 19 - Trật tự, an toàn xã
hội và tư pháp, phần phụ lục của Nghị định số 97/2016/NĐ-CP, ngày
1/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống
chỉ tiêu thống kê quốc gia qui định: "Tai nạn giao thông là sự kiện bất ngờ,
nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham
gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường
chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng (gọi là mạng lưới giao
thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), nhưng do chủ
quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình
huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây ra những thiệt hại nhất
định cho tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản"; còn Bộ Y tế đưa ra
định nghĩa như sau: "Tai nạn giao thông là sự va chạm bất ngờ nằm ngoài ý
muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông
hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dụng hoặc ở địa
bàn công cộng nhưng do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hoặc do gặp
phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phanh, tránh, gây thiệt hại về
tính mạng hoặc sức khỏe". Dưới góc độ pháp lý, định nghĩa về TNGT được
xây dựng từ các đặc điểm như: TNGT là sự việc hoặc sự cố giao thông nằm
ngoài mong muốn của người tham gia giao thông; nguyên nhân của TNGT là

2. Đỗ Đình Hóa: "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông", Tạp chí Kiểm sát, số
8/2007, tr. 15-21.


9

do người tham gia giao thông vi phạm các qui định về trật tự, an toàn GTĐB
hay gặp phải sự cố bất ngờ; TNGT gây ra những thiệt hại nhất định đến tính
mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tai nạn giao thông không chỉ là vấn đề nóng ở Việt Nam mà đây còn
là thực trạng chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó, trong hệ thống
pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới cũng đưa ra khái niệm về TNGT.
Tại Nhật Bản tại khoản 1, mục 1, Điều 2 Luật GTĐB định nghĩa: "Tai nạn
giao thông là các sự vụ phát sinh gây tử vong hoặc bị thương do tai nạn giao
thông được phát sinh bởi phương tiện giao thông cơ giới hoặc phương tiện
đường sắt".
Tại Liên bang Nga, mục 1.2 giải thích từ ngữ của Luật GTĐB định
nghĩa: "Tai nạn giao thông là sự kiện phát sinh trong quá trình phương tiện
giao thông di chuyển trên đường dẫn đến làm chết, ị thương người, làm
hỏng phương tiện giao thông, công trình, hàng hóa hay là nguyên nhân gây
ra các thiệt hại vật chất khác".
Cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học - kỹ thuật, hệ thống giao
thông vận tải trên khắp cả nước ngày càng được đầu tư xây dựng hoàn thiện
và hiện đại để đáp ứng nhu cầu đi lại gia tăng của xã hội. Trong các loại hình
GTĐB, đường sắt, đường hàng không, đường thủy thì GTĐB được đánh giá
là loại hình giao thông cơ bản và quan trọng bậc nhất.
Theo tác giả Vũ Mạnh Thắng: "Tai nạn giao thông đường bộ là một
sự việc bất ngờ xảy tra ngoài ý muốn của người điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ khi tham gia giao thông đường bộ"3. Định nghĩa này đã giải
thích một cách khái quát về TNGTĐB, lỗi của người điều khiển PTGT và thời

điểm xảy ra TNGT.
Dưới góc độ pháp lý, tại Điều 5 Thông tư số 58/2009/TTBCA ngày
28/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Công an qui định và hướng dẫn, tổng hợp, xây
dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin TNGT đường bộ qui định: "Tai nạn
3. Vũ Mạnh Thắng: "Bàn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ",
Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6/2005, tr. 25-32.


10

giao thông đường bộ là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang
hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các qui định về trật
tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những
thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của
cơ quan, tổ chức, cá nhân". Về cơ bản định nghĩa TNGTĐB được xây dựng
trên cơ sở định nghĩa TNGT nói chung và xây dựng định nghĩa gắn riêng với
mạng lưới GTĐB để cá biệt hóa với các TNGT xảy ra ở đường sắt, đường
biển, đường hàng không.
Còn theo Tiêu chuẩn thống kê giao thông của Châu Âu, 2009, TNGT
được định nghĩa như sau: "Tai nạn giao thông là va chạm giao thông đường
bộ, và có nghĩa là: va chạm hoặc vụ việc có liên quan đến ít nhất là một
phương tiện giao thông đường bộ đang di chuyển, trên đường của nhà nước
hoặc đường tư nhân mà công chúng có quyền tiếp cận. Bao gồm: va chạm giữa
các phương tiện giao thông đường bộ; giữa phương tiện và người đi ộ; giữa
phương tiện và thú vật hoặc các chướng ngại cố định và với một phương tiện
khác không có người. Thuật ngữ này cũng bao gồm va chạm giữa các phương
tiện đường bộ và đường sắt. Những vụ va chạm liên quan đến nhiều phương
tiện được coi là một vụ va chạm với điều kiện là những va chạm tiếp theo xảy
ra liên tiếp trong khoảng thời gian rất ngắn". Định nghĩa này mô tả khá chi
tiết về các TNGTĐB, đưa ra các khả năng xảy ra đối với các vụ TNGTĐB...

Mặc dù hiện nay tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm
TNGTĐB nhưng tựa chung lại, các định nghĩa đưa ra đều có các điểm tương
đồng sau:
+ Tai nạn GTĐB là vụ va chạm xảy ra trên mạng lưới GTĐB công cộng.
+ Tai nạn GTĐB là vụ va chạm có liên quan đến ít nhất một PTGT, và
PTGT đó đang di chuyển trên đường.
+ Tai nạn GTĐB gây ra thiệt hại về người và tài sản cho người,
phương tiện tham gia giao thông, công trình giao thông...
Ngoài ra, "tùy từng nước, Luật Giao thông đường bộ có thể quy định
các trường hợp được xem là tai nạn giao thông (như ở Châu Âu) hoặc qui


11

định các trường hợp tuy có các dấu hiệu như trong khái niệm tai nạn giao
thông nhưng không ị coi là tai nạn giao thông và phải đưa vào áo cáo
thống kê"4. Như trong Luật GTĐB của Nhật Bản, qui định các trường hợp
không phải đưa vào cơ sở dữ liệu và báo cáo gồm có: (i) Sử dụng xe để tự sát;
(ii) Các vụ giết người bằng cách cố tình dùng xe để đâm vào xe của đối
phương và đâm vào người khác, các vụ gây thương tích và các vụ tấn công;
(iii) Các vụ tai nạn do vật rơi từ trên không, từ trên các tòa nhà vào xe và
người đang lưu thông trên đường; (iv) Xe bị mắc kẹt do lở đất và lún đường;
(v) Tai nạn do động đất hoặc sóng thần.
Từ các phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm TNGTĐB như sau: Tai
nạn giao thông đường bộ là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn của con người
do vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ hoặc sự do những sự
cố đột xuất xảy ra mà không kịp phòng tránh trong khi tham gia giao thông
đường bộ gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản cho của con người.
1.1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai
nạn giao thông đường bộ

Khi xảy ra tai TNGTĐB mà có đủ căn cứ phát sinh TNBTTH thì
người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trách nhiệm được hiểu là những hậu quả pháp lý bất lợi mà một bên
phải gánh chịu do xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Các trách nhiệm pháp lý nói chung và TNBTTH ngoài hợp đồng nói riêng chỉ
phát sinh dựa trên các quy định của pháp luật. BLDS năm 2015 đưa ra khái
niệm chung về BTTH nói chung, bao quát cả trường hợp BTTH trong các vụ
TNGTĐB: "Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà
gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có
liên quan quy định khác". Như vậy, theo quy định này, TNBTTH ngoài hợp
đồng nói chung phát sinh khi: (i) Có thiệt hại xảy ra: đây là những thiệt hại về
4. Trung tá, TS. Lê Huy Trí, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu an toàn giao thông - Học viện Cảnh sát
nhân dân: "Bàn về khái niệm tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam", ngày truy cập 15/3/2018.


12

tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp
pháp khác; (ii) Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại; (iii) có mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra. Quy định này không
tái ghi nhận yếu tố lỗi như trong Điều 604 BLDS năm 2005: "Người nào do
lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy
tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy
tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường". Việc không quy định yếu tố lỗi trong Điều 584 BLDS năm 2015
không đồng nghĩa với việc các nhà lập pháp đưa yếu tố lỗi ra khỏi các căn cứ
phát sinh trách nhiệm bồi thường. Với tư duy lập pháp mới, một người có
hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại cho chủ thể khác thì bị suy đoán là có lỗi
trong việc gây ra thiệt hại. Nếu người gây thiệt hại muốn khẳng định họ không

có lỗi trong việc gây thiệt hại thì họ là chủ thể có trách nhiệm chứng minh.
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh theo nhiều nguyên nhân
khác nhau; có thể là TNBTTH phát sinh do hành vi con người hoặc TNBTTH
phát sinh do tài sản gây ra. TNBTTH trong các vụ TNGTĐB là loại trách
nhiệm pháp lý phát sinh trong quá trình các cá nhân tham gia giao thông và
gây thiệt hại cho chủ thể khác hoặc gây ra thiệt hại cho các công trình giao
thông công cộng.
Từ định nghĩa về TNGTĐB và TNBTTH đã được nghiên cứu ở trên,
tác giả rút ra khái niệm về TNBTTH trong các vụ TNGTĐB như sau:
THBTTH trong các vụ TNGTĐB là một loại cụ thể của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà một bên trong quan hệ phải bồi thường
thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác trong quá
trình tham gia giao thông đường bộ.
1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ
tai nạn giao thông đƣờng bộ
Trách nhiệm BTTH trong các vụ TNGTĐB là một loại TNBTTH
ngoài hợp đồng; do đó, TNBTTH trong các vụ TNGTĐB mang đầy đủ các
đặc điểm chung của TNBTTH ngoài hợp đồng:


13

- Trách nhiệm BTTH trong các vụ TNGT đường bộ phát sinh giữa các
chủ thể không có quan hệ hợp đồng hoặc giữa các chủ thể có quan hệ hợp
đồng nhưng sự kiện gây thiệt hại không thuộc nội dung trong hợp đồng;
- Trách nhiệm BTTH trong các vụ TNGTĐB là hậu quả pháp lý bất
lợi mà người gây thiệt hại hoặc người có trách nhiệm bồi thường phải gánh chịu.
- Trách nhiệm BTTH trong các vụ TNGTĐB chỉ phát sinh khi có đủ
các điều kiện theo quy định của luật: có thiệt hại xảy ra; có hành vi trái pháp
luật gây thiệt hại; có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi

gây thiệt hại; có lỗi của người gây thiệt hại.
Ngoài những đặc điểm chung, TNBTTH trong các vụ TNGTĐB còn
mang những đặc điểm riêng sau đây:
(i) Trách nhiệm BTTH trong các vụ TNGTĐB phát sinh trong quá
trình các bên tham gia GTĐB. Thiệt hại phát sinh bao bao gồm thiệt hại với
người bị gây tai nạn hoặc với chính người gây ra tai nạn.
Hiện nay nước ta tồn tại nhiều mạng lưới giao thông khác nhau như
mạng lưới GTĐB, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Gắn với mỗi
loại hình giao thông khác nhau sẽ có các loại TNGT tương ứng như:
TNGTĐB, TNGT đường sắt, TNGT đường biển, TNGT đường hàng không.
Đối với TNBTTH trong các vụ TNGTĐB thì loại trách nhiệm này gắn với sự
tham gia giao thông của các PTGT trên các tuyến đường bộ như đường quốc
lộ, đường liên tỉnh, liên xã, đường bộ ở thôn xóm...
(ii) Nguyên nhân gây ra TNGTĐB có thể do sự chủ quan, vi phạm của
người tham gia giao thông hoặc do một sự kiện khách quan nằm ngoài ý chí
con người. Nguyên nhân chính gây nên các vụ TNGTĐB do sự chủ quan, lơ
là của người tham gia giao thông. Các lỗi phổ biến của người tham gia giao
thông mà qua đó khiến TNGT phát sinh có thể kể đến như: sử dụng rượu, bia
trong quá trình tham gia giao thông; phóng nhanh, vượt ẩu; không quan sát
khi tham gia giao thông...
Đối với trường hợp một người cố ý lái xe gây thương tích hoặc đâm
chết người - tức trường hợp xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người một


14

cách cố ý thì không thể nào được coi là "tai nạn". Do đó, phương thức giải
quyết với các trường hợp điều khiển PTGT cố ý gây ra tai nạn nhằm phá hoại
tài sản, gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng bị người hại sẽ khác với trường
hợp BTTH trong các vụ TNGT.

(iii) Trách nhiệm BTTH trong các vụ TNGTĐB gồm cả TNBTTH do
hành vi con người gây ra và TNBTTH do tài sản gây ra (do PTGTVTCG
gây ra). Do đó, TNBTTH trong các vụ TNGTĐB là tổng hợp của hai loại
trách nhiệm gồm TNBTTH do hành vi con người gây ra và TNBTTH do tài
sản gây ra.
Đối với các vụ TNGT do hành vi con người gây ra như phóng nhanh,
vượt ẩu, sử dụng rượu bia gây tai nạn, không quan sát khi điều khiển PTGT,
vượt đèn đỏ, đi ngược đường... thì đây là trường hợp BTTH do hành vi con
người gây ra.
Đối với các vụ TNGT do PTGTVTCG gây ra như đang tham gia giao
thông xe bị nổ lốp, mất phanh hoặc một lỗi kĩ thuật nào đó...thì đây là trường
hợp BTTH do tài sản gây ra, cụ thể là BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Trong quá trình giải quyết BTTH trong các vụ TNGTĐB thì vấn đề
quan trọng đầu tiên là tòa án phải xác định chính xác nguyên nhân gây ra tai
nạn do hành vi con người hoặc do PTGTVT cơ giới gây ra để từ đó quy trách
nhiệm bồi thường cho người có hành vi gây tai nạn hoặc cho chủ sở hữu tài
sản, người đang chiếm hữu, sử dụng tài sản.
(iv) Trách nhiệm BTTH trong các vụ TNGTĐB là loại trách nhiệm
pháp lý phát sinh mà trong đó luôn liên quan đến người tham gia giao thông
(bên điều khiển PTGT và người tham gia giao thông khác) và PTGT đường
bộ như ô tô, xe máy,...
Tai nạn GTĐB có thể phát sinh giữa nhiều người cùng tham gia giao
thông hoặc giữa người tham gia giao thông với người không tham gia giao
thông (ví dụ trường hợp xe ô tô đang tham gia giao thông đâm vào người ngồi
trong nhà, trong hàng quán, ven đường).


15

1.3. Phân loại trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ tai

nạn giao thông đƣờng bộ
Dựa trên nguyên nhân làm phát sinh thiệt hại trong các vụ TNGTĐB
mà TNBTTH trong các vụ TNGTĐB gồm: (i) TNBTTH do hành vi trái pháp
luật của con người gây ra; (ii) TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
1.3.1. Trách niệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao
thông do hành vi con người gây ra
Trách nhiệm BTTH trong các vụ TNGT đường bộ do hành vi con
người gây ra được hiểu chính là những trường hợp hành vi con người là
nguyên nhân gây ra thiệt hại. Điều này được hiểu, nếu không có hành vi của
con người thì TNGTĐB cũng sẽ không xảy ra. Các hành vi của con người gây
ra TNGT rất phong phú, đa dạng như phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ,...
Cần lưu ý thêm, đối với các vụ TNGTĐB do hành vi con người gây ra thì
PTGT không được coi là nguyên nhân gây ra thiệt hại, mà chỉ là vật chịu sự
chi phối của hành vi con người.
Trách nhiệm BTTH trong các vụ TNGTĐB do hành vi trái pháp luật
của con người gây ra bao gồm trường hợp người gây thiệt hại có lỗi, người bị
thiệt hại có lỗi và người gây thiệt hại, người bị thiệt hại cùng có lỗi.
1.3.1.1. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người gây thiệt hại có lỗi
Trách nhiệm BTTH do người gây thiệt hại gây ra là trường hợp mà
người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích
hợp pháp của người bị thiệt hại. Hành vi trái pháp luật trong các vụ TNGTĐB
được hiểu là hành vi vi phạm các quy định về an toàn GTĐB khi điều khiển
PTGT và các hoạt động khác khi tham gia giao thông như: hành vi cản trở
giao thông, hành vi vi phạm các quy tắc an toàn của các chủ công trình
GTĐB… Nguyên nhân chính gây ra tai nạn là hành vi trái pháp luật của chính
người gây thiệt hại, hành vi này thuộc về ý chí của chủ thể gây thiệt hại nên
lỗi ở đây lỗi cố ý về hành vi nhưng vô ý thiệt hại.
Điểm đáng chú ý trong trường hợp người gây thiệt hại có lỗi chính là
phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường, đây được gọi là trường hợp có lỗi



16

của nhiều người. Trường hợp này được quy định điều 587 BLDS năm 2015:
"Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới
bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người
cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người;
nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo
phần bằng nhau".
Khi nhiều người cùng gây thiệt hại thì phải liên đới BTTH cho người
bị hại. Người bị hại có quyền yêu cầu một trong những người gây thiệt hại bồi
thường toàn bộ thiệt hại. Khi xác định trách nhiệm liên đới của nhiều người
cần phải xem xét các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, có hành vi gây thiệt hại của nhiều người: nghĩa là bên gây
thiệt hại phải là nhiều người và hành vi đó phải trái pháp luật, xâm phạm đến
lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.
Thứ hai, những người gây ra hậu quả phải có sự thống nhất ý chí và
cùng gây ra hậu quả. Sự thống nhất ý chí thể hiện những người gây thiệt hại
thực hiện hành vi với mục đích là gây tổn hại cho đối phương.
1.3.1.2. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người ị thiệt hại có lỗi
Việc BTTH trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi được quy định
tại khoản 2 Điều 584 BLDS năm 2015: "Người gây thiệt hại không phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hoàn toàn do lỗi của bên
thiệt hại", và khoản 4 Điều 585 BLDS năm 2015: "khi bên bị thiệt hại có lỗi
trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của
mình gây ra".
Trường hợp này trách nhiệm bồi thường không thuộc về bên gây ra
thiệt hại mà thuộc về người bị thiệt hại, người bị gây thiệt hại gây ra lỗi nhưng
họ cũng là người bị thiệt hại do vậy họ không phải chịu trách nhiệm bồi thường,
trừ những người hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Ví dụ: A

đang lái xe trên đường thì B lao vào xe của A để tự tử hoặc trường hợp theo
luật định ví dụ tàu hỏa cán phải người đang ngủ trên đường ray,...


17

1.3.1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người gây thiệt hại và
người bị thiệt hại có lỗi
Theo qui định tại Điều 585 BLDS năm 2015, trách nhiệm của người
bị thiệt hại và người gây thiệt hại đều có lỗi đối với thiệt hại, thì trách nhiệm
của cả hai bên là trách nhiệm hỗn hợp. Mức độ lỗi của mỗi bên trong việc gây
thiệt hại là căn cứ để xác định trách nhiệm theo phần của hành vi gây thiệt hại.
1.3.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao
thông đường bộ do phương tiện giao thông vận tải cơ giới gây ra
Điều 601 BLDS năm 2015 quy định: "Nguồn nguy hiểm cao độ bao
gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công
nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ,
thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định". Theo quy
định này, PTGTVTCG đang hoạt động được xác định là một trong các nguồn
nguy hiểm cao độ.
Khoản 18 Điều 3 Luật GTĐB số: 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11
năm 2008 (Sau đây gọi là "LGTĐB năm 2008") quy định: "Phương tiện giao
thông cơ giới (sau đây gọi là xe cơ giới) đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ
moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh;
xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự". Quy định
PTGTVTCG đường bộ để phân biệt với các PTGT thô sơ đường bộ bao gồm:
"xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe
súc vật kéo và các loại xe tương tự" (khoản 19 Điều 3 LGTĐB năm 2008).
PTGTVTCG có thể hiểu các loại PTGTVT có gắn động cơ và hoạt động bằng
động cơ mà không phải bằng sức người, do con người điều khiển tuân theo

những điều kiện an toàn nhưng khi tham gia giao thông có thể gây nguy hiểm
cao độ đối với tính mạng, sức khỏe của con người, cũng như có thể gây thiệt
hại lớn đối với tài sản của nhà nước, tổ chức và cá nhân.
Phương tiện giao thông vận tải cơ giới là một trong các loại nguồn
nguy hiểm cao độ phổ biến nhất trong xã hội, được sử dụng ở khắp mọi nơi,
mọi loại hình giao thông do tính ưu việt và những tiện ích do chúng mang lại,


18

chính vì vậy chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại. PTGTVTCG gây
thiệt hại phải được hiểu là chính sự hoạt động tự thân (tự tại) của phương tiện
gây ra, mà không có sự tác động bởi hành vi có lỗi của con người. Ví dụ: Xe ô
tô đang vận hành thì bị chết máy, nổ lốp, mất phanh, gãy trục, gãy cầu...đã
gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người khác. Sự kiện gây thiệt
hại của nguồn nguy hiểm cao độ theo cơ chế "tự gây thiệt hại", hoàn toàn
không có sự tác động của con người.
1.4. Sơ lƣợc lịch sử pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thƣờng
thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đƣờng bộ
Trách nhiệm BTTH trong các vụ TNGTĐB đã được manh nha hình
thành và được ghi nhận rất sớm trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Trong Bộ
Hoàng Việt Luật lệ - Bộ luật thời nhà Nguyễn quy định: "Ở thôn quê, nếu vô
cớ quất ngựa chạy lung tung nơi đồng vắng không người phải nhân đó làm ị
thương người ta, không đến nỗi chết thì không nói; nếu làm chết người thì
phạt 100 trượng, xử như vừa nói, cấp cho người ta 10 lạng bạc lo chôn cất.
Nếu vì công vụ khẩn cấp, cho ngựa phi nhanh, làm bị thương người thì xử tội
sai lầm, định theo luật chuộc đền cho nạn nhân". Theo quy định của luật dưới
triều Nguyễn thì việc ngựa gây thiệt hại cho người khác buộc chủ sở hữu phải
chịu trách nhiệm cả hình sự lẫn BTTH, cụ thể nếu làm chết người thì chủ
nhân của ngựa sẽ phải chịu 100 trượng và bị phạt 10 lạng bạc, nếu không làm

chết người thì phải chuộc đền cho nạn nhân. Chú thích thêm dưới thời phong
kiến ngựa là phương tiện chủ yếu của người dân thời đó bên cạnh đó còn có
trâu bò cũng được coi là phương tiện tham gia "giao thông đường bộ".
Thời kỳ Pháp thuộc, tại Điều 771 của Bộ dân luật Bắc Kỳ và Điều 763
của Bộ Dân luật Trung kỳ quy định rằng: "Phàm những vật vô hồn mà tổn hại
thì người trông coi vật ấy cho là có lỗi vào đó, không phân iệt vật đó có tay
người động đến hay không, muốn phá hỏng sự đoán đó thì phải có bằng
chứng trái lại mới được". Điều luật này đều quy định TNBTTH của người
trông coi vật vô hồn trong trường hợp: Thiệt hại do người đó tự gây ra và thiệt


19

hại do vật vô hồn mà người đó trông coi gây ra không phụ thuộc vật đó có sự
tác động của con người gây ra hay không.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, Pháp đã xây dựng hàng ngàn cây số đường
bộ liên huyện liên tỉnh, liên vùng, liên miền và cho nhập rất nhiều loại xe ô tô,
cơ giới phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa. Năm 1926, chỉ tính riêng
tại miền Nam có đến 7.000 xe du lịch, 1.150 xe vận chuyển hàng, 450 xe mô
tô, thậm chí thời đó còn phát triển của các hãng vận tải ô tô công cộng trên ba
miền đất nước1. Chính vì vậy pháp luật của thời Pháp thuộc đã dự liệu được
trường hợp các PTGTVTCG đường bộ sẽ gây thiệt hại. Đây được coi là
TNBTTH trong các vụ TNGTĐB do pháp luật thời Pháp thuộc đã quy định.
Đến năm 1972, văn bản mang tính quy phạm đầu tiên, hoàn chỉnh của
Nhà nước ta quy định cụ thể TNBTTH ngoài hợp đồng nói chung và TNBTTH
trong các vụ TNGTĐB nói riêng được ra đời, Thông tư số 173-UBTP "Hướng
dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" ngày 23/3/1972, bao gồm
04 phần: Hướng dẫn đường lối chung về BTTH ngoài hợp đồng, hướng dẫn
việc xác định TNBTTH ngoài hợp đồng, hướng dẫn định mức BTTH và
hướng dẫn người được hưởng BTTH.

Ngày 5/04/1983, trước việc mở cửa thị thường, Thông tư 03-TATC đã
ra đời quy định về việc BTTH trong tai nạn đường bộ. Nội dung cơ bản của
thông tư như sau:
- Phần I: Cơ sở của việc BTTH trong TNGT. Ngoài điều kiện trách
nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng là cơ sở xác định việc bồi thường trong tai
nạn ô tô. Thông tư nêu rõ: "Hoạt động của ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ
cho nên phía ô tô có trách nhiệm bồi thường cho người thiệt hại, kể cả trường
hợp tai nạn xảy ra vì cấu tạo của máy móc vật liệu (tai nạn rủi ro)". Đây là
điểm đặc trưng của TNBTTH trong tai nạn ô tô, nhằm đề cao ý thức trách nhiệm
quản lý của người được giao chiếm hữu, sử dụng ô tô. Ngoài ra, thông tư còn
quy định khá cụ thể về lỗi của từng chủ thể, lỗi của người thứ ba cũng đưa ra
hướng xử lý đối với từng trường hợp cụ thể: Khi ô tô va chạm mà gây thiệt
hại và chỉ có một bên có lỗi thì bên có lỗi phải thực hiện BTTH còn nếu hai


×