Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp – pháp luật một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐẶNG HOÀNG ANH

HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP - PHÁP LUẬT
MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Định hướng nghiên cứu

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Ngọc Dũng

HÀ NỘI - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn chưa được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.


Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Hoàng Anh


ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BGB

Chữ đầy đủ
Bürgerliches Gesetzbuch
Bộ luật Dân sự của CHLB Đức

CTCP

Công ty cổ phần

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

M&A

Merger & Acquisition
Sáp nhập và mua lại


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UCC

Uniform Commercial Code
Bộ luật Thương mại Thống nhất của Hoa Kỳ


iii

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1
CHƯƠNG 1
7
LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP VÀ
7
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP
7
1.1. Tổng quan về hoạt động mua bán doanh nghiệp
7
1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển hoạt động mua bán doanh nghiệp
7
1.1.2. Khái niệm mua bán doanh nghiệp
11
1.1.3. Đặc trưng của việc mua bán doanh nghiệp
16
1.1.4. Ý nghĩa của hoạt động mua bán doanh nghiệp

17
1.2. Khái quát về hợp đồng mua bán doanh nghiệp
19
1.2.1. Khái niệm hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
19
1.2.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
22
1.2.3. Nội dung của hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
23
1.2.4. Phân loại hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
27
1.3. Pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán doanh nghiệp
28
1.3.1. Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về hợp đồng mua bán
doanh nghiệp
29
1.3.2. Quy định pháp luật của Việt Nam về hợp đồng mua bán doanh nghiệp
30
CHƯƠNG 2
32
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH
NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 32
2.1. Các quy định về chủ thể của hợp đồng mua bán doanh nghiệp
32
2.1.1. Các quy định về Bên bán doanh nghiệp
32
2.2.2. Các quy định về Bên mua doanh nghiệp.
35
2.2. Các quy định về hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp 41
2.3. Các quy định về nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán doanh

nghiệp
43
2.3.1. Quy định về đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
44
2.3.2. Quy định về giá mua bán doanh nghiệp
48
2.3.3. Quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
50
2.3.4. Quy định về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp cho
bên mua.
57
2.4. Quy định về hợp đồng mua bán doanh nghiệp vô hiệu
58
2.4.1. Quy định về trường hợp hợp đồng vô hiệu
58
2.4.2. Quy định về hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu
60
2.5. Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
mua bán doanh nghiệp
62


iv

2.6. Quy định về giải quyết tranh chấp khi thực hiện hợp đồng mua bán
doanh nghiệp
66
CHƯƠNG 3
68
NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP

ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
68
3.1. Thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam 68
3.1.1. Nghiên cứu thực tiễn tranh chấp hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở
Việt Nam
68
3.1.2. Nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp về hợp đồng mua bán doanh
nghiệp
69
3.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hợp đồng mua
bán doanh nghiệp ở Việt Nam
71
3.2.1. Xuất phát từ thực tiễn tình hình hoạt động mua bán doanh nghiệp ở
Việt Nam
71
3.2.2. Xuất phát từ thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về hợp đồng
mua bán doanh nghiệp
74
3.3. Nguyên tắc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán
doanh nghiệp
75
3.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán
doanh nghiệp ở Việt Nam
77
3.4.1. Cần thống nhất khái niệm doanh nghiệp, mua bán doanh nghiệp 77
3.4.2. Về chủ thể của hợp đồng mua bán doanh nghiệp
79
3.4.3. Về hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp
80
3.4.4. Về nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán doanh nghiệp

80
3.4.5. Về vi phạm hợp đồng mua bán doanh nghiệp và chế tài
83
KẾT LUẬN
84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
85


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế, làn sóng sáp nhập và mua lại
(M&A) ở các nước có nền kinh tế phát triển đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Từ
năm 1986 đến 1989 ở Anh, đã có khoảng 5.200 công ty công nghiệp, thương
mại được mua bán, sáp nhập (trung bình mỗi năm có 1.301 công ty). Ở Mỹ,
hoạt động này xuất hiện sớm hơn, ngay từ đầu thế kỷ XX và đến những năm
1980-1990 thì bùng nổ mạnh mẽ. Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế,
M&A là một trong những giải pháp cơ cấu lại doanh nghiệp nhằm nâng cao
hiệu quả. M&A doanh nghiệp đối với thế giới không còn là hoạt động mới,
nhưng đây là một phương thức tổ chức lại doanh nghiệp mới đối với Việt
Nam. Đặc biệt, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn
về thu hút vốn đầu tư nước ngoài phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy
nhiên, nếu chỉ thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức truyền thống
thì không đón bắt được xu hướng đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư của
các tập đoàn xuyên quốc gia từ các nước phát triển.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây thị trường mua bán, sáp nhập
doanh nghiệp diễn ra rất sôi động trong các lĩnh vực bất động sản, phân phối bán lẻ, y tế, giáo dục, công ty chứng khoán... với những thương vụ lớn. Thị
trường mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam trong năm 2017 đã tạo bước đột

phá mới với những thương vụ quy mô lớn, giá trị hàng tỷ USD. Tổng giá trị
M&A năm 2017 theo thống kê của Viện Hợp nhất, Thâu tóm và liên minh
Quốc tế đạt mốc kỷ lục trên 10 tỷ USD – giá trị cao nhất tứ trước đến nay và
tăng trưởng 45% so với năm 2016. Hoạt động M&A tại Việt Nam đang đứng
trước một bước ngoặt mới, hứa hẹn nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam
và quốc tế.
Đứng đầu bảng là thương vụ Sabeco bán 53% cổ phần cho ThaiBev với
giá trị lên tới 4,8 tỉ USD. Đứng ở vị trí thứ hai là việc hợp nhất của hai công
ty ngành đường Thành Công Tây Ninh và Đường Biên Hòa với giá trị 484


2

triệu USD. Đứng thứ ba là thương vụ nhà đầu tư Singapore Jardine Cycle &
Carriage mua thêm 3,3% cổ phần của Vinamilk với số tiền lên đến 396 triệu
USD. Bên cạnh đó còn là các thương vụ mua bán lớn trong lĩnh vực bất động
sản, nhựa, bán lẻ, tài chính ngân hàng giúp cho giá trị M&A toàn thị trường
ghi nhận kỷ lục lớn nhất từ trước đến nay và lần đầu tiên vượt ngưỡng hơn 8
tỉ USD.
Năm 2017 cũng là năm thứ tư liên tiếp chứng kiến giá trị M&A liên tục
tăng sau khi suy giảm trong giai đoạn 2012-2013. Điều này phản ánh một
điều là đi cùng với nền tảng kinh tế ổn định hơn, lạm phát được kiểm soát và
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn đang quay trở lại, giới đầu tư trong và
ngoài nước đã mạnh dạn trong việc mở hầu bao, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào
thị trường Đông Nam Á gần 100 triệu dân.
Hiện nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam quy định vấn đề này rải rác
trong các văn bản pháp luật khác nhau, thí dụ như Điều 187 Luật Doanh
nghiệp (2014) quy định về quyền bán doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp tư
nhân; Nghị định số 128/2014/NĐ-CP quy định các trường hợp bán công ty,
bộ phận công ty nhà nước.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng hoạt động M&A ngày càng phát triển
và trở thành xu thế tất yếu của thị trường. Tuy nhiên, khung pháp lý về vấn đề
này và những quy định riêng về hợp đồng mua bán doanh nghiệp tại Việt
Nam lại chưa hoàn thiện, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Trong
bối cảnh đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu các quy định về hợp đồng mua bán
doanh nghiệp của một số quốc gia tiêu biểu, có nền kinh tế phát triển mạnh và
nhiều kinh nghiệm như Nga, Đức, Hoa Kỳ là hết sức cần thiết, giúp chúng ta
rút ra những bài học kinh nghiệm tốt nhất, để hoàn thiện các quy định pháp
luật Việt Nam. Với những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề: "Hợp đồng mua
bán doanh nghiệp – Pháp luật một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm
cho Việt Nam" làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học Luật của mình.


3

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Dưới góc độ pháp lý, qua tìm hiểu và rà soát các nguồn tài liệu có liên
quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả luận văn nhận thấy các công trình nghiên
cứu đã được công bố chủ yếu tập trung phân tích các quy định pháp luật về
hoạt động mua bán doanh nghiệp mà ít có công trình nghiên cứu vấn đề hợp
đồng mua bán doanh nghiệp.
Về vấn đề mua bán doanh nghiệp có rất nhiều công trình nghiên cứu.
Có thể kể tên một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Sách nước ngoài có cuốn “Mua lại và sáp nhập từ A đến Z” của
Andrew J.Sherman, Milledge A. Hart, Nxb Tri thức, Hà Nội (2009). Sách
tiếng Việt có cuốn “M&A - Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam –
Hướng dẫn cơ bản dành cho bên bán” của Phạm Trí Hùng và Đặng Thế Đức,
Nxb Lao động – Xã hội, Megabooks – Tp.Hồ Chí Minh (2011). Cuốn sách
này cung cấp cái nhìn tổng quát về các bước quan trọng khi tiến hành các
thương vụ mua lại và sáp nhập doanh nghiệp, những bài học và hướng dẫn cơ

bản trong lần đầu tiên thực hiện thương vụ mua lại và sáp nhập.
Cuốn sách “Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam” của Tiến
sĩ Trần Thị Bảo Ánh (2014) đã đề cập tổng quan về mua bán doanh nghiệp và
hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam.
Ngoài ra, còn có rất nhiều bài viết như: “Các vấn đề cần lưu ý khi tham
gia giao dịch M&A tại Việt Nam” của Luật sư Gregoty Crovo (Công ty
Kelvin ChiaPartnership) đăng trên đặc san của Báo Đầu tư với chủ đề M&A Toàn cảnh thị trường Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2012; bài
viết “Thâu tóm và hợp nhất: nhìn từ khía cạnh quản trị công ty” đăng trên Tạp
chí Quản lý Kinh tế số năm 2007 của hai tác giả Nguyễn Đình Cung và Lưu
Minh Đức…
Về vấn đề hợp đồng mua bán doanh nghiệp có một số ít công trình như:
“Hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp
của Từ Duy Anh, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2012; “Một số vấn đề
pháp lý về hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ


4

Luật học của Nguyễn Thị Hồng Phúc, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm
2015; “Pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp - Thực trạng và giải
pháp”, Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Hương Giang, Trường Đại học
Luật Hà Nội, 2015.
Các công trình trên đã đề cập đến vấn đề pháp lý liên quan đến hợp
đồng mua bán doanh nghiệp, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu các
quy định pháp luật của các nước trên thế giới về M&A một cách chuyên sâu
và tổng hợp. Trên cơ sở tiếp tục kế thừa thành quả nghiên cứu của các công
trình này, luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống, toàn
diện các quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về hợp đồng
mua bán doanh nghiệp, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm để hoàn thiện
pháp luật của Việt Nam về vấn đề này.

3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là trên cơ sở tìm hiểu, phân
tích quy định pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp của một số quốc
gia trên thế giới như Nga, Đức, Hoa Kỳ rút ra một số bài học kinh nghiệm
nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam.
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:
Thứ nhất, nghiên cứu các vấn đề lý luận về hoạt động mua bán doanh
nghiệp và hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
Thứ hai, nghiên cứu, phân tích và đánh giá những quy định pháp luật
hiện hành về hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới,
cụ thể là Nga, Đức, Hoa Kỳ; so sánh các quy định này với quy định của Việt
Nam. Từ đó chỉ ra những bất cập, nhược điểm trong các quy định pháp luật
của Việt Nam về các vấn đề như chủ thể, đối tượng, hình thức, nội dung cơ
bản…của hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
Thứ ba, đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam.


5

4. Đối tượng và phạm vi của việc nghiên cứu đề tài.
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là
pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới
và Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Tác giả luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu chủ
yếu trong các vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán doanh nghiệp và những nét
khái quát pháp luật của Việt Nam về hợp đồng mua bán doanh nghiệp, đồng
thời phân tích thực trạng pháp luật của Việt Nam về vấn đề này. Luận văn
cũng trình bày quy định pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp của
một số quốc gia trên thế giới làm cơ sở cho việc đưa ra những đề xuất hoàn

thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những yêu cầu do đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên
cứu, tác giả luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật. Đồng
thời, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể thích hợp
như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh luật học, lịch sử...
Phương pháp tổng hợp, phân tích, lịch sử được tác giả sử dụng chủ yếu
tại chương một của luận văn khi nghiên cứu về một số vấn đề lý luận chung
về hoạt động mua bán doanh nghiệp và pháp luật về hợp đồng mua bán doanh
nghiệp. Qua việc thu thập các tài liệu, so sánh, tổng hợp các quan điểm, ý
kiến khác nhau về hoạt động mua bán doanh nghiệp nói chung và hợp đồng
mua bán doanh nghiệp nói riêng, tác giả luận văn bước đầu đưa ra quan niệm
và các đặc trưng của các vấn đề này.
Phương pháp phân tích, bình luận, so sánh, tổng hợp, đối chiếu… được
tác giả luận văn sử dụng chủ yếu trong chương hai của luận văn để phân tích,
đánh giá các quy định pháp luật trên thế giới về hợp đồng mua bán doanh
nghiệp; đồng thời so sánh các quy định này với các quy định pháp luật tương
ứng của Việt Nam.


6

Trong Chương ba, tác giả luận văn sử dụng phương pháp diễn giải, quy
nạp để đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp
đồng mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.
6. Những điểm mới của luận văn
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình
đã được công bố về hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời
với quá trình nghiên cứu độc lập và nghiêm túc, tác giả luận văn đã hoàn
thành một công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu về hợp đồng mua bán

doanh nghiệp dưới góc độ pháp lý. Đặc biệt, với việc viện dẫn quy định pháp
luật của nước ngoài, tác giả luận văn đưa ra những phân tích, đề xuất có tính
thực tiễn và ứng dụng cao để khắc phục những hạn chế, thiếu sót của pháp
luật hiện hành đồng thời hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán doanh
nghiệp ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm có ba chương như sau:
Chương 1: Lý luận về hợp đồng mua bán doanh nghiệp và pháp luật về
hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở
Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới
Chương 3: Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng
mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam


7

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP VÀ
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP
1.1.

Tổng quan về hoạt động mua bán doanh nghiệp

1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển hoạt động mua bán doanh nghiệp
1.1.1.1. Sự ra đời và phát triển của hoạt động mua bán doanh nghiệp
trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới không có khái niệm về mua bán doanh nghiệp
mà chỉ có các thuật ngữ liên quan đến mua bán doanh nghiệp thường được sử

dụng như sáp nhập (mergers) và mua lại (acquisitions) (viết tắt là M&A).
Hoạt động M&A tập trung phát triển qua sáu đợt sáp nhập lớn từ cuối
thế kỷ XIX và phần lớn trong số đó có nguồn gốc từ Mỹ, bởi đây là thị trường
M&A lớn nhất và cởi mở nhất trên thế giới. Trong đa số các trường hợp,
những cải tiến mới nhất trong lĩnh vực M&A đều được áp dụng đầu tiên tại
Mỹ và sau đó mới được du nhập sang các quốc gia hoặc khu vực khác.1 Tuy
rằng trước thập niên 1990, ở một số khu vực kinh tế lớn trên thế giới cũng có
xuất hiện một vài làn sóng sáp nhập doanh nghiệp khác Mỹ, nhưng nhìn
chung, chúng đều chịu tác động của những nhân tố tương tự nhau. Kể từ thập
niên 1990 trở đi, các làn sóng sáp nhập doanh nghiệp thực sự mang tầm vóc
toàn cầu.
Làn sóng sáp nhập doanh nghiệp đầu tiên xảy ra trong khoảng thời gian
1897 - 1904. Làn sóng này được bắt đầu tại Mỹ sau khi cuộc suy thoái năm
1893 kết thúc và tồn tại tới khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1904.
Cao điểm của đợt này là khoảng thời gian từ năm 1898 tới 1902. Đa số các
giao dịch được thực hiện trong giai đoạn này là sáp nhập ngang (chiếm 3/4
tổng số các cuộc sáp nhập thời đó). Kết quả là làn sóng này đã tạo ra một chế
độ gần như độc quyền trong các ngành công nghiệp chính: kim khí, thực
phẩm, dầu lửa, hóa học, xe lửa, máy móc và than đá. Vì vậy, đây còn được

1

Scott Moeller & Chris Brady (2006), M&A mua lại và sáp nhập thông minh, Thái Hà Books, Hà Nội


8

gọi là “làn sóng sáp nhập độc quyền”. Xu hướng tương tự cũng xảy ra tại các
thị trường khác, đặc biệt là ở Đức, Pháp và Anh.
Làn sóng sáp nhập doanh nghiệp thứ hai xuất hiện từ năm 1916 cho tới

cuộc Đại suy thoái năm 1929. Sự phát triển của nó được hậu thuẫn bởi sự hợp
tác giữa các công ty. Đây là một phần trong nỗ lực kinh tế giai đoạn Chiến
tranh Thế giới lần thứ nhất. Khi đó, chính phủ các nước không thực thi luật
chống độc quyền. Trên thực tế, họ còn khuyến khích các công ty bắt tay hợp
tác với nhau. Trên 2/3 trong tổng số các giao dịch của làn sóng thứ hai là sáp
nhập ngang; còn lại đa phần là sáp nhập dọc. Có rất ít các cuộc sáp nhập kết
hợp. Nếu có thể miêu tả làn sóng thứ nhất là “sáp nhập cho chế độ độc quyền”
thì có thể gọi làn sóng thứ hai là “sáp nhập cho chế độ độc quyền nhóm”.
Nhiều cuộc sáp nhập như thế đã tạo ra những nền kinh tế lớn với quy mô
rộng, giúp các công ty trở nên vững mạnh hơn về mặt kinh tế.
Làn sóng sáp nhập doanh nghiệp thứ ba xảy ra từ năm 1965 tới 1969.
Làn sóng này được gọi là “làn sóng sáp nhập kết hợp”, bởi có tới 80% trong
tổng số các giao dịch được thực hiện trong thập niên 1965 – 1975 là sáp nhập
kết hợp. Một lý do cho các cuộc sáp nhập kết hợp như vậy là những quy định
chống độc quyền được phát triển hơn trên toàn thế giới sau cuộc Chiến tranh
thế giới thứ hai, từ đó buộc những công ty muốn phát triển theo con đường
sáp nhập phải tìm cách bắt tay với các công ty không hoạt động trên cùng một
lĩnh vực với mình. Dấu hiệu kết thúc của làn sóng này là sự suy giảm mạnh về
giá cổ phiếu của các công ty sáp nhập kết hợp năm 1968.
Làn sóng sáp nhập doanh nghiệp thứ tư bắt đầu vào năm 1981 khi thị
trường chứng khoán được khôi phục từ sự suy thoái kinh tế trước đó. Sự bắt
đầu của làn sóng sáp nhập này diễn ra cùng thời điểm với sự thay đổi trong
chính sách chống độc quyền, sự bãi bỏ quy định về độc quyền trong dịch vụ
tài chính, sự thiết lập những công cụ tài chính và thị trường mới (thị trường
trái phiếu), cũng như sự phát triển công nghệ trong ngành công nghiệp điện
tử. Đặc điểm của sự kiểm soát liên kết cho thị trường vào thời điểm này được
thể hiện bởi một số lượng lớn các giao dịch mang tính chất loại trừ, sự sáp


9


nhập giữa các đối thủ cạnh tranh và những giao dịch cá nhân. Cũng như
những làn sóng sáp nhập trước đó, làn sóng thứ tư này một lần nữa lại bị suy
yếu dần sau sự tụt dốc của thị trường chứng khoán vào năm 1987.
Làn sóng sáp nhập doanh nghiệp thứ năm (giai đoạn 1994 – 2000) là sự
kết hợp của các ngành công nghiệp và toàn cầu hóa. Điểm nổi bật đầu tiên của
làn sóng này đó là sự lan truyền của nó và sự xuất hiện một số lượng lớn các
giao dịch mua bán sáp nhập có yếu tố nước ngoài. Giai đoạn này kết thúc với
đợt suy giảm giá cổ phiếu trên toàn thế giới khởi đầu từ năm 1999/2000.
Làn sóng sáp nhập doanh nghiệp thứ sáu bắt đầu năm 2003, chưa đầy
ba năm sau khi làn sóng thứ năm kết thúc. Có thể nói, các làn sóng sáp nhập
doanh nghiệp xảy ra thường xuyên hơn, và khoảng thời gian tĩnh giữa từng
làn sóng bị thu hẹp lại. Làn sóng thứ sáu này có quy mô toàn cầu. Giai đoạn
này, các công ty tập trung vào sự phù hợp nhiều hơn là về mặt chiến lược của
giao dịch cũng như chú ý nhiều hơn vào các vấn đề hòa nhập hậu sáp nhập.2
Qua đây có thể nhận thấy rằng, các giao dịch M&A ngày càng đóng vai
trò quan trọng trong kinh doanh. Kể từ khi các vụ đầu tư vốn cổ phần cá nhân
ở nhiều hình thức khác nhau phát triển, đến lúc các công ty có quy mô lớn,
thậm chí trung bình, gia tăng sử dụng các vụ mua lại như một công cụ tăng
trưởng, thì các giao dịch M&A đã trở thành một chuẩn mực, một thành phần
phổ biến trong đời sống kinh doanh. Nó tạo động lực tăng trưởng cho những
công ty lớn nhỏ khác nhau.
1.1.1.2. Sự ra đời và phát triển của hoạt động mua bán doanh nghiệp
tại Việt Nam
Mặc dù hoạt động M&A diễn ra từ khá lâu trên thế giới nhưng tại Việt
Nam nó được xuất hiện đầu tiên sau khủng hoảng tài chính Châu Á: “Ngân
hàng TMCP Phương Nam” sáp nhập với “Ngân hàng TMCP nông thôn Đồng
Tháp” năm 1997. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, số vụ M&A tăng
khá đều với tỷ lệ tăng trưởng dao động từ 0,8%-1,2%/năm từ năm 1998-2007.
Từ chỗ có chưa đến 50 vụ năm 1998, đến năm 2007 đã tăng lên gần 300 vụ.

2

Scott Moeller & Chris Brady (2009), M&A – mua lại và sáp nhập thông minh – kim chỉ nam trên trận đồ sáp
nhập và mua lại, Nxb Tri Thức, Thaihabooks, Hà Nội


10

Năm 2006, 2007 là hai năm M&A có tốc độ tăng trưởng cao nhất do ngày
7/11/2006 Việt Nam gia nhập WTO. Số liệu cho thấy thị trường M&A ở Việt
Nam đã hút mạnh nhà đầu tư nước ngoài so với trước thời điểm Việt Nam trở
thành thành viên WTO.

Hình 1: Tổng giá trị giao dịch M&A (US$mn) và số lượng giao dịch
từ 2003 đến nửa đầu năm 2017 (nguồn: Stoxplus)
Trong làn sóng sáp nhập doanh nghiệp thứ nhất (giai đoạn 2008 –
2012) với sự tăng trưởng 5 lần (từ mốc 1 tỷ USD đến 5 tỷ USD), Việt Nam đã
được chứng kiến một làn sóng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp của hàng
loạt thương vụ mang tính hệ thống và chủ động của Tập đoàn Masan, Công ty
CP Kinh Đô, Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Viettel…
Năm 2013, hoạt động M&A có xu hướng giảm nhẹ, với tổng giá trị ước
tính đạt 3,5 tỷ USD. Tuy nhiên, đây cũng là năm xuất hiện nhiều thương vụ
ấn tượng. Hàng loạt thương vụ “khủng” như: KKR rót 200 triệu USD cho
Masan Consumer; Masan Consumer mua 65,5% cổ phần Nước khoáng Vĩnh
Hảo; SCG của Thái Lan bỏ ra 4.900 tỷ đồng mua 85% cổ phần của Prime
Group; Warburg Pincus rót 200 triệu USD vào Vincom Retail; HDBank nhận
sáp nhập Daiabank và mua lại Công ty TNHH một thành viên tài chính ViệtSociete (SGVF); PVFC hợp nhất với Western Bank thành PVComBank;
MBS hợp nhất với VITS; Viettel mua 70% cổ phần Xi măng Cẩm Phả của
Vinaconex...



11

Bước sang giai đoạn 2014-2018, giai đoạn mà các chuyên gia đánh giá
là thời điểm của “làn sóng M&A thứ hai” hứa hẹn sự bùng nổ của các thương
vụ M&A tại Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia, trong những năm
tiếp theo, thị trường M&A vẫn sẽ tiếp tục sôi động. Các thương vụ M&A thời
gian tới sẽ tập trung vào các ngành như tài chính ngân hàng, bất động sản, y
tế, công nghiệp...với sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư nước ngoài.
1.1.2. Khái niệm mua bán doanh nghiệp
Thuật ngữ Mergers and Acquisitions (M&A) – sáp nhập và mua lại
ngày càng trở nên thông dụng và được sử dụng rộng rãi trên trường quốc tế.
Các nhà kinh tế và luật học xem xét M&A dưới hai góc độ chủ yếu: góc độ
kinh tế như là một vấn đề của quản trị chiến lược công ty, tài chính doanh
nghiệp và góc độ pháp lý như là đối tượng của khung pháp lý để thực hiện
giao dịch M&A.
Theo định nghĩa của David L.Scott trong cuốn Wall Street Words: An
A to Z Guidge to Investment Terms for Today’s Investor (Từ phố Wall:
Hướng dẫn từ A đến Z về các điều khoản đầu tư cho các nhà đầu tư hiện nay)
thì sáp nhập là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty; theo đó, tài sản và trách
nhiệm pháp lý của công ty bán sẽ được chuyển sang bên công ty mua. Mua lại
là quá trình mua lại tài sản như máy móc, một bộ phận hay thậm chí là toàn
bộ công ty3. Andrew J. Sherman cho rằng sáp nhập là sự kết hợp giữa hai hay
nhiều công ty, mà qua đó, tài sản và nghĩa vụ của công ty bán được chuyển
giao sang công ty mua. Mặc dù có sự thay đổi về cấu trúc tổ chức nhưng công
ty mua vẫn giữ được bản sắc ban đầu sau cuộc sáp nhập. Mua lại là việc mua
lại một tài sản, ví dụ như một nhà máy, một chi nhánh hoặc thậm chí cả một
công ty nhằm mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm
Theo thuật ngữ tài chính Investopedia, sáp nhập xảy ra khi hai công ty
(thường là các công ty có cùng quy mô) đồng ý tiến tới thành lập một công ty

mới mà không duy trì sở hữu và hoạt động của các công ty thành phần.
Chứng khoán của các công ty thành phần sẽ bị xóa bỏ và công ty mới sẽ phát
3

Dịch theo Andrew J.Sherman and Milledge A.Hart (2006), Mergers & Acquisitions From A to Z, Amacom,
USA, tr.11


12

hành chứng khoán thay thế. Mua lại hay thâu tóm là hoạt động thông qua đó
các công ty tìm kiếm lợi nhuận kinh tế nhờ quy mô, hiệu quả và khả năng
chiếm lĩnh thị trường. Khác với sáp nhập, các công ty thâu tóm sẽ mua công
ty mục tiêu, không có sự thay đổi về chứng khoán hoặc sự hợp nhất thành
công ty mới.4
Quy định số 139/2004 ngày 20/01/2004 về sáp nhập của Cộng đồng
Châu Âu đã định nghĩa sáp nhập như sau: (i) Sự sáp nhập giữa hai pháp nhân
độc lập hoặc hai bộ phận của hai pháp nhân; hoặc (ii) Thâu tóm quyền kiểm
soát trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc mua lại chứng khoán hoặc tài sản
của một công ty khác; hoặc (iii) tạo ra một liên doanh mới.
Trong quản trị công ty có hai điểm mấu chốt là quyền sở hữu và người
quản lý thì quyền sở hữu vẫn mang ý nghĩa quan trọng hơn cả. Mặc dù xu
hướng quản trị hiện đại tách biệt quyền sở hữu và quyền quản lý, nhưng bản
chất thì quyền sở hữu có ý nghĩa quyết định trong việc lựa chọn người quản
lý, đồng thời quyết định chiến lược phát triển, phương án phân chia lợi nhuận
và xử lý tài sản của công ty. Các khái niệm M&A, sáp nhập, hợp nhất hay
mua bán, thâu tóm đều xoay quanh mối tương quan này.
Mặc dù việc sáp nhập và mua lại thường có ý nghĩa tương tự nhau và
được sử dụng đồng nghĩa, tuy nhiên vẫn có một chút sự khác biệt.
Khi một công ty tiếp quản một công ty khác tự thiết lập rõ ràng là chủ

sở hữu mới thì việc giao dịch mua được gọi là mua lại. Từ quan điểm pháp lý,
công ty mục tiêu chấm dứt sự tồn tại. Trong trường hợp này, khi một công ty
mua phần lớn cổ phần của công ty mục tiêu thì các công ty không hợp nhất.
Mua lại hay thâu tóm là khái niệm được sử dụng để chỉ một doanh
nghiệp tìm cách nắm giữ quyền kiểm soát đối với một doanh nghiệp khác
thông qua thâu tóm toàn bộ hoặc một tỷ lệ số lượng cổ phần hoặc tài sản của

4

Phạm Mạnh Dũng (2009), Tổng quan về hoạt động M&A tại Việt Nam và một số quan điểm trong quản lý
nhà nước về M&A, Hội thảo M&A Việt Nam 2008: Cơ hội và kinh nghiệm, Hà Nội


13

doanh nghiệp mục tiêu đủ để có thể khống chế toàn bộ các quyết định của
doanh nghiệp đó.5
Mua lại cũng là hoạt động xảy ra khi một doanh nghiệp mua lại một
phần, toàn bộ cổ phần hay toàn bộ tài sản của một doanh nghiệp khác, coi đó
như một chi nhánh của mình. Doanh nghiệp đi mua lại và doanh nghiệp mục
tiêu vẫn có thể tồn tại độc lập về mặt pháp lý. Thương hiệu của doanh nghiệp
bị mua lại có thể được giữ nguyên hay bị thay đổi tùy theo quyết định của
doanh nghiệp tiến hành mua lại. Mục tiêu của doanh nghiệp đi mua lại doanh
nghiệp khác là nhằm đạt được lợi thế quy mô, tăng hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh và tăng thị phần.6
Theo nghĩa thuần túy, việc sáp nhập sẽ diễn ra khi hai công ty cùng quy
mô, đồng thuận hợp nhất lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở
hữu riêng lẻ. Loại hình này được gọi là “sáp nhập ngang bằng”. Tuy nhiên,
trên thực tế, hình thức này thường ít diễn ra vì trong đa số các trường hợp, các
bên sáp nhập thường định giá tài sản của mình quá cao, dẫn đến bế tắc khi

đưa ra tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu để hợp nhất. Thông thường, một công ty mua
một công ty khác và trong thỏa thuận đàm phán sẽ cho phép công ty bị mua
tuyên bố với bên ngoài rằng, hoạt động này là “sáp nhập ngang bằng” cho dù
về bản chất là hoạt động mua lại.
Trên thế giới, các vụ sáp nhập, mua lại doanh nghiệp có thể được phân
thành ba loại: sáp nhập theo chiều ngang, sáp nhập theo chiều dọc và sáp nhập
kết hợp.
Sáp nhập theo chiều ngang: diễn ra giữa hai công ty cạnh tranh trực tiếp
và chia sẻ cùng dòng sản phầm và thị trường. Thông thường, động lực chính
đằng sau các cuộc sáp nhập kiểu này là nhằm tiết kiệm chi phí, bởi vì có thể
sẽ có một vài sự chồng chéo trong hoạt động, dẫn đến tình trạng dư thừa
không cần thiết giữa hai công ty.

5

Dịch theo Andrew J.Sherman and Milledge A.Hart (2006), Mergers & Acquisitions From A to Z, Amacom,
USA, tr.11
6
Phạm Trí Hùng và Đặng Thế Đức (2011), M&A sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam, Nxb Lao
động – xã hội, Megabooks – Tp.Hồ Chí Minh, tr.20


14

Sáp nhập theo chiều dọc: diễn ra giữa các công ty tham gia vào các giai
đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và tiếp cận thị trường, nhằm giảm chi
phí giao dịch và các chi phí khác thông qua việc quốc tế hóa các giai đoạn
khác nhau của quá trình sản xuất và phân phối;
Sáp nhập kết hợp: Diễn ra khi hai công ty không có cùng lĩnh vực kinh
doanh nhưng muốn đa dạng hóa hoạt động kinh doanh đa ngành nghề và giảm

cơ bản rủi ro để khai thác các hình thức kinh tế khác nhau trong các lĩnh vực
tài chính, tài nguyên…
Về mặt bản chất khái niệm và hệ quả pháp lý, sáp nhập, hợp nhất hay
mua lại và thâu tóm là khác biệt. Tuy nhiên, nếu xét về tác động thực tế đối
với quản trị công ty thì ranh giới phân biệt giữa chúng nhiều khi lại mong
manh.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra giải thích
từ ngữ cụ thể về hoạt động M&A và đang được hiểu một cách chung chung.
Theo quy định tại Điều 17, Luật Cạnh tranh (2004) các thuật ngữ “sáp
nhập”, “hợp nhất”, “mua lại doanh nghiệp” được định nghĩa như sau:
“Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một
doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp
nhập”
“Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành
một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp
bị hợp nhất.”
“Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc
một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ
hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.”
Khái niệm “đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề
của doanh nghiệp bị mua lại” được giải thích ở Điều 34, Nghị định số
116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của


15

Luật Canh tranh như sau: “Kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành
nghề của doanh nghiệp khác quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Cạnh

tranh là trường hợp một doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp kiểm
soát) giành được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp khác (sau đây gọi là
doanh nghiệp bị kiểm soát) đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại
hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp
luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm
soát chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm
soát nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
bị kiểm soát.”
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp (2014), không có thuật ngữ mua
lại doanh nghiệp mà chỉ có thuật ngữ “hợp nhất” và “sáp nhập”.
Điều 194, Luật Doanh nghiệp (2014) quy định: “Hai hoặc một số công
ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới
(sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty
bị hợp nhất”
Điều 195, Luật Doanh nghiệp (2014) quy định: “Một hoặc một số công
ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác
(sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời
chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”.
Do chưa có một định nghĩa đầy đủ về mua bán doanh nghiệp trong các
ngành luật cụ thể, các giao dịch mua bán có thể được cấu trúc dưới nhiều hình
thức khác nhau, bao gồm việc: phát hành cổ phiếu mới; ưu tiên bán cổ phiếu
phát hành mới cho các cổ đông chiến lược với mức giá ưu đãi; tăng vốn điều
lệ; ký kết các thỏa thuận hợp tác chiến lược; trở thành hệ thống đại lý phân
phối hay bao tiêu sản phẩm, dịch vụ... Về bản chất, mua bán doanh nghiệp là
việc giành lấy quyền kiểm soát việc quản lý nội bộ trong công ty mục tiêu
thông qua nhiều biện pháp khác nhau.


16


Từ những quan điểm khác nhau như trên, có thể định nghĩa hoạt động
mua bán doanh nghiệp một cách khái quát như sau: Mua bán doanh nghiệp là
việc doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp mục
tiêu hoặc mua lại tỉ lệ cổ phần, phần vốn góp của thành viên, cổ đông doanh
nghiệp mục tiêu nhằm chuyển quyền sở toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp
mục tiêu sang doanh nghiệp mua lại.
1.1.3. Đặc trưng của việc mua bán doanh nghiệp
Qua phân tích về khái niệm hoạt động mua bán doanh nghiệp, có thể
đưa ra một số đặc trưng của việc mua bán doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, đối tượng của giao dịch mua bán doanh nghiệp là doanh
nghiệp – một loại hàng hóa “đặc biệt”.
Bản chất pháp lý của việc mua bán doanh nghiệp là quan hệ mua bán
tài sản theo quy định của pháp luật dân sự. Theo đó, bên bán chuyển quyền sở
hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Trong hoạt động
mua bán doanh nghiệp, thì đối tượng chuyển giao quyền sở hữu không phải là
tài sản đơn thuần mà là một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp cho bên mua.
Doanh nghiệp là một thực thể pháp lý vô hình, có tư cách pháp nhân độc lập
và được pháp luật thừa nhận. Hình thức thanh toán có thể là tiền mặt, chứng
khoán của công ty mua hoặc hoặc những tài sản khác có giá trị đối với công
ty bán.
Thứ hai, sự thay đổi về khả năng kiểm soát, chi phối hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp mục tiêu thông qua việc mua tài sản hoặc cổ phần,
phần vốn góp của doanh nghiệp đó.
Khác với nhiều quan hệ đầu tư, mua bán doanh nghiệp là việc chủ sở
hữu doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu thông qua việc mua tài sản hoặc cổ
phần, phần vốn góp của doanh nghiệp mục tiêu. Theo đó, bên bán sẽ chấm
dứt hoặc thu hẹp hoạt động kinh doanh (tùy thuộc đối tượng chuyển nhượng
là một phần hay toàn bộ doanh nghiệp) còn bên mua tiếp nhận doanh nghiệp
hoặc phần doanh nghiệp đã mua để tiếp tục khai thác các giá trị của nó vào

mục đích kinh doanh.


17

Thứ ba, mua bán doanh nghiệp được thực hiện thông qua hợp đồng
mua bán doanh nghiệp, hợp đồng mua bán tài sản hoặc hợp đồng chuyển
nhượng cổ phần, phần vốn góp của thành viên công ty (gọi chung là hợp đồng
mua bán doanh nghiệp).
Thứ tư, mua bán doanh nghiệp phải thông qua sự thừa nhận, cho phép,
kiểm soát của cơ quan nhà nước theo thủ tục pháp lý nhất định. Đây là điều dễ
hiểu bởi doanh nghiệp là một thực thể được pháp luật thừa nhận, nên khi có
bất kỳ sự thay đổi nào đều phải báo cáo và thực hiện đúng thủ tục với cơ quan
quản lý.
Trình tự, thủ tục mua bán doanh nghiệp là một trong những nội dung
quan trọng của điều kiện khung pháp lý về mua bán doanh nghiệp. Khi thực
hiện mua bán doanh nghiệp, các bên trong quan hệ mua bán doanh nghiệp
phải tuân theo những trình tự, thủ tục nhất định. Trong một số trường hợp,
việc này phải được sự cho phép, thừa nhận, kiểm soát của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. Khi thực hiện việc mua bán doanh nghiệp, các bên phải tiến
hành những thủ tục theo quy định của pháp luật cạnh tranh về hành vi tập
trung kinh tế; về đăng ký kinh doanh; thay đổi quyền sở hữu tài sản và các
thay đổi khác. Trên cơ sở thực hiện các yêu cầu về trình tự, thủ tục, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền sẽ cho phép, thừa nhận hay kiểm soát các thương vụ
mua bán doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
1.1.4. Ý nghĩa của hoạt động mua bán doanh nghiệp
Dưới sức ép cạnh tranh của môi trường kinh doanh toàn cầu hiện nay,
để phát triển tồn tại thì một trong những cách tốt nhất là tiến hành M&A.
Hoạt động này được các nhà quản trị doanh nghiệp lưu tâm bởi nó có những ý
nghĩa, lợi ích nhất định đối với các doanh nghiệp.

Thứ nhất, sự hợp tác có lợi cho đôi bên. M&A giữa các doanh nghiệp
là sự lựa chọn tất yếu để cả bên mua và bên bán tồn tại và phát triển, nhất là
trong thời điểm khủng hoảng. Theo các chuyên gia tài chính, mục tiêu và bản
chất của M&A là “một cộng một bằng ba”. Điều đó có nghĩa là giá trị đơn
nhất của một công ty mới sáp nhập sẽ lớn hơn giá trị của từng công ty riêng lẻ


18

cộng lại. Có thể thấy, sau khi sáp nhập bộ máy quản lý sẽ tinh gọn, giảm chi
phí và tăng vị thế trên thương trường. Nhất là trong lĩnh vực ngân hàng, nhiều
thương vụ sáp nhập, giá cổ phiếu và uy tín của cả hai bên đều tăng lên một
cách rõ rệt. Không những thế, trong nhiều trường hợp, quy mô về vốn và năng
lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng mạnh lên. Về năng lực cạnh
tranh, sau khi sáp nhập cả bên bán và bên mua cũng cao hơn, thị phần lớn hơn
và vận hành có hiệu quả hơn (như trường hợp giữa Kinh Đô và Nutifood).
Thứ hai, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. Các công ty cũng tiến hành
mua lại các công ty khác có các sản phẩm, dịch vụ bổ sung nhằm mục đích đa
dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ của mình. Bằng cách tăng thêm các lựa
chọn đối với hàng hoá và dịch vụ mà công ty cung cấp cho các khách hàng
tiêu dùng hiện tại, các nhà quản trị có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn cho công
ty của mình.7 Unilever là một ví dụ điển hình về việc sử dụng chiến lược
M&A để đa dạng hóa và phát triển thương hiệu. Sau khi trải qua nhiều năm
thực hiện M&A, hiện nay Uniliver sở hữu rất nhiều thương hiệu nổi tiếng
trong một số lĩnh vực như Flora, Doriana, Rama, Amora, Knorr, Lipton và
Slim Fast (thực phẩm và đồ uống); Axe, Dove, Lifebuoy, Lux, Pond’s,
Rexona, Close-up, Sunsilk và Vaseline (sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cơ
thể); Comfort, Omo, Radiant, Sunlight, Surf (quần áo và đồ vật dụng)…
Thứ ba, mở rộng thị trường. Đây là một yếu tố quan trọng khi muốn
mở rộng địa bàn kinh doanh hoặc mở rộng mạng lưới phân phối. Thay vì việc

gây dựng doanh nghiệp từ đầu với chi phí thành lập, chi phí cơ hội cao do mất
thời gian xây dựng hệ thống, triển khai mạng lưới phân phối, có thể thực hiện
chiến lược mua lại một doanh nghiệp với hệ thống, con người sẵn có để đạt
được mục tiêu.
Thương vụ M&A được coi là lớn nhất trên thị trường chứng khoán năm
2017 là Tập đoàn Thaibev (đơn vị sở hữu Công ty TNHH Vietnam Beverage)
đã mua thành công 53,59% cổ phần của Tổng công ty cổ phần bia, rượu, nước
giải khát Sài Gòn (SAB, Sabeco). Sabeco là doanh nghiệp sản xuất bia lâu đời
7

Phạm Trí Hùng và Đặng Thế Đức (2011), M&A sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam, Nxb Lao
động – xã hội, Megabooks – Tp.Hồ Chí Minh, tr.42


19

với hơn 140 năm kinh nghiệm, sở hữu những thương hiệu bia nổi tiếng như
bia Sài Gòn và bia 333. Ngoài ra, Sabeco chiếm thị phần lớn nhất trong thị
trường bia ở Việt Nam và là một trong những công ty bia hàng đầu ở
ASEAN. ThaiBev cũng đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng cho ngành
bia, lớn thứ ba ở Châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc và Nhật Bản. Vì thế, vụ
thâu tóm này sẽ giúp đa dạng hóa thị trường về mặt địa lý, giúp hãng mở rộng
khu vực và có được mạng lưới phân phối lớn ở Việt Nam.
Ngoài ra, hoạt động M&A giúp doanh nghiệp tiếp cận và có một đội
ngũ nhân công tri thức cùng với những bản quyền, sáng chế của các doanh
nghiệp khác. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, luôn tìm
cách theo đuổi M&A như một phương tiện để chiếm lĩnh được nguồn tài
nguyên đặc biệt này.8
Đối với nền kinh tế - xã hội, hoạt động mua bán doanh nghiệp sẽ thanh
lọc những doanh nghiệp yếu, tạo nên những doanh nghiệp mới có tiềm lực

mạnh hơn, hoạt động hiệu quả hơn, và làm lành mạnh hóa nền kinh tế. Thêm
vào đó, sự phát triển của hoạt động mua bán doanh nghiệp tạo kênh huy động
vốn đầu tư từ nước ngoài, tạo khả năng phát triển kinh tế của đất nước. Cũng
xuất phát từ mục đích gia tăng giá trị và nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mà hiện nay, nhiều công ty không gặp
phải khó khăn nhưng cũng tham gia vào thị trường mua bán doanh nghiệp để
tìm kiếm thêm đối tác, tạo thêm sức mạnh cho mình trong thị trường đầy cạnh
tranh hiện nay.
1.2.

Khái quát về hợp đồng mua bán doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
Sau khi có kết quả thẩm định và xác định giá trị giao dịch, quá trình
đàm phán sẽ dẫn đến một kết quả phản ánh tập trung nội dung của giao dịch
M&A, đó chính là hợp đồng M&A được giao kết giữa các bên. Giao kết hợp
đồng là công đoạn cuối cùng của việc thỏa thuận giao dịch M&A. Đó là khi
các bên đã hiểu rõ về nhau cũng như hiểu rõ về mục đích và yêu cầu của mỗi
8

Đinh Thị Thanh Vân (2010), “Một số vấn đề về hoạt động M&A ngân hàng ở Việt Nam”,
o/index.php/NH/article/viewFile/14448/12975, 07/2010.


20

bên, hiểu rõ các lợi ích và rủi ro khi thực hiện M&A. Hợp đồng M&A là sự
thể hiện và ghi nhận những cam kết của các bên đối với giao dịch. Nó không
chỉ liên quan đến khía cạnh pháp lý mà là sự phối hợp một cách hài hòa các
yếu tố có liên quan đến giao dịch khác như tài chính, kinh doanh, lao động….

Quan niệm về mua bán doanh nghiệp ở các nước có thể khác nhau, vì
vậy, hợp đồng mua bán doanh nghiệp có thể tồn tại dưới những tên gọi khác
nhau, như: hợp đồng mua bán tài sản; hợp đồng chuyển nhượng cổ phần,
phần vốn góp; hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân; hợp đồng mua bán
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước… Tùy thuộc vào trường phái common law
coi trọng án lệ hơn luật thành văn hay dòng họ civil law coi trọng lý luận pháp
luật hơn thực tiễn mà pháp luật về hợp đồng điều chỉnh hoạt động mua bán
doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau. Mặt khác, trình độ phát triển kinh tế xã hội và kiến thức kinh tế, pháp luật ở mỗi quốc gia có sự khác nhau. Điều
đó tác động đến thái độ của Nhà nước đối với việc có cần phải ban hành pháp
luật riêng quy định về hợp đồng mua bán doanh nghiệp hay chỉ cần thiết kế
những quy định chung về hợp đồng.
Cộng hòa Liên bang Nga định nghĩa về hợp đồng mua bán doanh
nghiệp tại Điều 559, khoản 1, mục 8, chương 30, phần 2, Bộ luật Dân sự Liên
bang Nga (phần 2 có hiệu lực từ ngày 26/1/1996 số 14-LBN sửa đổi, bổ sung
từ ngày 23/5/2018 và có hiệu lực từ ngày 3/6/2018; từ đây gọi chung là Bộ
luật Dân sự Liên bang Nga): Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là hợp đồng
mà bên bán cam kết chuyển quyền sở hữu của công ty cho bên mua như một
tổ hợp tài sản doanh nghiệp (Điều 132 Bộ luật này quy định) trừ các quyền và
nghĩa vụ mà bên bán không có quyền chuyển giao cho người khác. Điều 132,
Khoản 2 khẳng định rằng doanh nghiệp như một tổ hợp tài sản bao gồm tất cả
các loại tài sản dành cho hoạt động của mình, bao gồm đất đai, nhà cửa, thiết
bị, hàng tồn kho, nguyên liệu, sản phẩm, quyền sử dụng, công nợ, cũng như
quyền xác định, quyền cá thể hóa doanh nghiệp, sản phẩm, các công trình và
dịch vụ khác của doanh nghiệp, trừ khi có quy định khác của pháp luật hoặc
hợp đồng.


×