Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Thực hiện thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính của tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh điện biên – thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.99 MB, 89 trang )

BỘ TƯ PHÁP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI MINH THẮNG

THỰC HIỆN THẨM QUYỀN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH
CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
– THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ TƯ PHÁP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI MINH THẮNG

THỰC HIỆN THẨM QUYỀN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH
CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
– THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành đào tạo: Hiến pháp – Hành chính

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Tô Văn Hòa


ĐIỆN BIÊN - 2018

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích
dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn
này.

Tác giả luận văn

Bùi Minh Thắng

1


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

01

MỤC LỤC

02

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


07

MỞ ĐẦU

08

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn

08

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài luận văn

10

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

11

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

12

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

12

6. Ý nghĩa khoa học và những nghiên cứu mới của luận văn

13


7. Kết cấu của luận văn

13

2


CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ
THỰC HIỆN THẨM QUYỀN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ
HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

14

1.1. Một số vấn đề lý luận về thực hiện thẩm quyền áp dụng biện
pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân

14

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp xử lý hành chính

14

1.1.2. Các loại biện pháp xử lý hành chính

15

1.2. Quy định của pháp luật hiện hành về thực hiện thẩm quyền áp
dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân


18

1.2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền cụ thể áp dụng
biện pháp xử lý hành chính của các Tòa án nhân dân

18

1.2.2. Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện áp dụng các biện
pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân

19

1.2.3. Quy định của pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục áp dụng
biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân

22

1.2.4. Quy định của pháp luật hiện hành về kiểm sát việc thực hiện
thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân

30

Kết luận chương 1

31

3


CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN THẨM QUYỀN ÁP DỤNG

BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

33

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ cấu dân số của các dân
tộc của tỉnh Điện Biên

33

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, môi trường của tỉnh Điện Biên

33

2.1.2. Điều kiện dân cư, phong tục tập quán của tỉnh Điện Biên

35

2.1.3. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Điện Biên

36

2.1.4. Về cơ cấu dân số của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên

40

2.2. Cơ cấu, tổ chức của các Tòa án nhân dân có thẩm quyền áp
dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân trên địa
bàn tỉnh Điện Biên


43

2.2.1. Cơ cấu, tổ chức của các Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa
bàn tỉnh Điện Biên

43

2.2.2. Tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên

45

2.3. Thực trạng xác định thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý
hành chính của Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên

45

2.3.1. Những kết quả đã đạt được

45

2.3.2. Những tồn tại, bất cập

46

2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, bất cập

47

4



2.4. Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về điều kiện áp
dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân trên địa
bàn tỉnh Điện Biên

47

2.4.1. Những kết quả đã đạt được

47

2.4.2. Những tồn tại, bất cập

47

2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại, bất cập

57

2.5. Thực trạng áp dụng các quy định về trình tự, thủ tục áp dụng
biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh
Điện Biên

57

2.5.1. Những kết quả đã đạt được

57

2.5.2. Những tồn tại, bất cập


58

2.5.3. Nguyên nhân của tồn tại, bất cập

63

2.6. Kết quả giải quyết biện pháp xử lý hành chính của Tòa án
nhân dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ ngày 01 tháng 10 năm
2014 đến ngày 31 tháng 3 măm 2018

63

2.6.1. Tòa án nhân dân huyện Điện Biên

64

2.6.2. Tòa án nhân dân huyện Điện Biên Đông

64

2.6.3. Tòa án nhân dân thành phố Điện Biên Phủ

64

2.6.4. Tòa án nhân dân huyện Mường Ảng

65

2.6.5. Tòa án nhân dân huyện Tuần Giáo


65

2.6.6. Tòa án nhân dân huyện Tủa Chùa

65

2.6.7. Tòa án nhân dân huyện Mường Chà

66

5


2.6.8. Tòa án nhân dân thị xã Mường Lay

66

2.6.9. Tòa án nhân dân huyện Mường Nhé

66

2.6.10. Tòa án nhân dân huyện Nậm Pồ

67

Kết luận chương 2

68


CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN THẨM QUYỀN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ
HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐIỆN BIÊN

69

3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả thực hiện thẩm quyền áp dụng
biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh
Điện Biên

69

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thẩm quyền áp dụng
biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh
Điện Biên

70

3.2.1. Các giải pháp chung nâng cao hiệu quả thực hiện thẩm quyền
áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân trên địa bàn
tỉnh Điện Biên

70

3.2.2. Các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả thực hiện thẩm quyền
áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân trên địa bàn
tỉnh Điện Biên

72


KẾT LUẬN

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

76

6


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TAND

Tòa án nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

7



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Luật xử lý vi phạm hành chính số: 15/2012/QH13 đƣợc Quốc hội thông
qua ngày 20/6/2012 có hiệu lực 01/7/2013, đến nay đã đƣợc thực hiện trong
xã hội ta năm năm; đặc biệt là Phần thứ ba của Luật quy định về áp dụng biện
pháp hành chính. Phải khẳng định Luật Xử lý vi phạm hành chính rất quan
trọng và cần thiết đối với xã hội của chúng ta hiện nay. Luật có liên quan trực
tiếp đến việc bảo đảm quyền con ngƣời, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân
đã đƣợc Hiến pháp quy định; đánh dấu bƣớc phát triển mới trong việc xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật xử lý hành
chính nói riêng ở Việt Nam.
Theo qui định tại Phần thứ ba của Luật xử lý vi phạm hành chính có
quy định về biện pháp xử lý hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân
dân cấp huyện trên cả nƣớc; đây là các biện pháp đƣợc áp dụng đối với cá
nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội
phạm. Biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân thực chất là biện pháp
cách ly ngƣời vi phạm ra khỏi cộng đồng nhằm giáo dục, giúp đỡ họ trở thành
công dân có ích cho gia đình họ và cho xã hội. Do đây là những biện pháp
hạn chế quyền con ngƣời, quyền công dân nên cần đƣợc áp dụng thủ tục tƣ
pháp và đƣợc giao cho Tòa án thực hiện theo đúng tinh thần của Hiến pháp
năm 2013 và các Công ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trên tinh thần
đó, ngày 20/01/2014 Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số
09/2014/UBTVQH13, quy định về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp
dụng các biện pháp xử lý hành chính. Theo quy định của Pháp lệnh này thì
việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính thuộc thẩm

8



quyền của Tòa án đƣợc tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng
thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. Ngày 24 tháng
12 năm 2015 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành
Nghị quyết số 04/2015/NQ-HĐTP để hƣớng dẫn hệ thống ngành Tòa án trong
toàn Quốc thống nhất áp dụng Luật xử lý vi phạm hành chính và Pháp lệnh số
09/2014/UBTVQH13.
Qua thực tiễn tham gia việc xem xét, xử lý các hồ sơ đề nghị áp dụng
biện pháp hành chính tại đơn vị kể từ thời điểm áp dụng Luật xử lý vi phạm
hành chính cho đến nay, em thấy rằng việc xem xét, quyết định áp dụng các
biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân cấp huyện nói chung đã bộc
lộ nhiều hạn chế bất cập nhƣ: Hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính chƣa
đảm bảo về nội dung và trình tự thủ tục nhƣng vẫn ra quyết định áp dụng;
việc xác định nơi cƣ trú của các đối tƣợng bị lập hồ sơ còn nhiều khó khăn,
vƣớng mắc; việc xác định đối tƣợng, hành vi, xác định cách thức xử lý trong
một số trƣờng hợp cụ thể còn lúng túng, chƣa chuẩn xác; đối với các trƣờng
hợp bị áp dụng biện pháp hành chính của Tòa án vẫn còn nhiều mâu thuẫn
trong việc đánh giá các tài liệu chứng cứ, đặc biệt là việc xác định tình trạng
nghiện của đối tƣợng; điều kiện của ngƣời bị áp dụng chỉ cần có hai hành vi
vi phạm hay phải có hai quyết định xử phạt vi phạm hành chính và đến hành
vi vi phạm thứ ba, mới đủ điều kiện để đề nghị để xem xét quyết định đƣa đối
tƣợng này vào trƣờng giáo dƣỡng hay cơ sở giáo dục bắt buộc. Các thủ tục
quy định về trình tự áp dụng pháp luật đã đƣợc qui định nhƣng chƣa đƣợc rút
gọn, đơn giải hóa; việc ban hành quyết định còn nhiều sai sót, chƣa đảm bảo
đầy đủ về mặt nội dung cũng nhƣ hình thức; thời hạn mà pháp luật quy định
để giải quyết vụ việc còn nhiều bất cập, không sát với thực tế; thời hạn và các
biện pháp tống đạt các loại văn bản tố tụng cho ngƣời bị áp dụng biện pháp
9



xử lý hàng chính còn nhiều bất cập khó thực hiện trong thực tế, không thống
nhất trong một văn bản quy phạm pháp luật; không thống nhất và có sự mâu
thuẫn rất lớn của các văn bản quy phạm pháp luật trong cùng một ngành luật
và không thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành quy định cho
các chuyên ngành luật khác.
Trải qua năm năm làm thực tế việc áp dụng biện pháp hành chính tại
đơn vị Tòa án nhân dân huyện Điện Biên và đƣợc các thầy, các cô giảng dậy
và hƣớng dẫn trong chƣơng trình Thạc sỹ luật học ứng dụng đã giúp em có
đƣợc cái nhìn về luật pháp, về công việc chuyên môn sâu hơn và qua đó đã
giúp em hoàn thành đƣợc nhiệm vụ tốt hơn; có những phân tích, nhận xét,
góp ý rất thiết thực vào các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc ta.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài luận văn
* Các công trình nghiên cứu trong nƣớc:
Vấn đề áp dụng biện pháp xử lý hành chính là một vấn đề không mới
trong khoa học pháp lý. Do đó trong lĩnh vực này có khá nhiều công trình
nghiên cứu ở các cấp độ và quy mô khác nhau. Tuy nhiên về vấn đề “Thẩm
quyền xử lý hành chính của Tòa án nhân dân” vẫn còn là vấn đề mới, do đó
chƣa có nhiều công trình nghiên cứu mang tính Quốc gia, còn các công trình
nghiên cứu của tỉnh Điện Biên là chƣa có. Trong số các công trình nghiên cứu
ít ỏi đó có thể kể đến các công trình sau:
- Đỗ Huy Trung, Về việc giao Tòa án nhân dân quyết định áp dụng các
biện pháp xử lý hành chính, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề Pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính, 2013, tr. 55 - 62.

10


- Trịnh Duy Tám, Những vƣớng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành Pháp
lệnh số 09 về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân,
Tạp chí Kiểm sát, Số 14/2016, tr. 16 - 20.

- Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao, Tình hình triển khai
việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án
nhân dân, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 1/2015, tr. 50 - 56.
- Phan Thị Kim Phƣơng, Về kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa
án trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, Tạp
chí Kiểm sát, Số 12/2015, tr. 49 - 52.
- Lƣu Xuân Sang, Những vấn đề rút ra qua công tác kiểm sát việc áp
dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Tạp chí
Kiểm sát, Số 2/2017, tr. 30 - 36.
Mặc dù đã có những công trình nghiên cứu trên đây song chủ yếu các
công trình này chỉ nghiên cứu ở góc độ chung về thẩm quyền áp dụng các
biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân. Các công trình đó cũng mới
chỉ ở quy mô các bài báo chứ chƣa có các công trình ở quy mô lớn hơn. Chƣa
có các nghiên cứu từ thực tiễn ở các địa phƣơng.
* Các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc:
Không có các công trình nghiên cứu của nƣớc ngoài về vấn đề này trên
địa bàn tỉnh Điện Biên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích nghiên cứu:
Luận văn có mục đích nghiên cứu là chỉ ra các bất cập trong việc áp
dụng thẩm quyền xử lý hành chính của tòa án nhân dân theo quy định của
11


pháp luật hiện hành để từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao
hiệu quả việc áp dụng thẩm quyền này.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, luận văn đặt ra ba nhiệm vụ
nghiên cứu là:
- Phân tích làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền

áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân.
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng thẩm quyền xử lý hành chính
của Tòa án nhân dân tại tỉnh Điện Biên.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng thẩm quyền xử lý
hành chính của Tòa án nhân dân tại tỉnh Điện Biên.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động áp dụng thẩm quyền
xử lý hành chính của Tòa án nhân dân. Phạm vi nghiên cứu về không gian là
việc áp dụng thẩm quyền này trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Về mặt thời gian,
luận văn nghiên cứu tình hình thực tiễn của hoạt động áp dụng thẩm quyền xử
lý hành chính của Tòa án nhân dân tại tỉnh Điện Biên.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng cách tiếp cận duy vật biện chứng trong trong quá trình
nghiên cứu.
Đề tài áp dụng phƣơng pháp chủ đạo là phƣơng pháp phân tích. Phƣơng
pháp phân tích đƣợc áp dụng để nghiên cứu sâu về hệ thống pháp luật Việt
Nam và thực tiễn áp dụng thẩm quyền xử lý hành chính của Tòa án nhân dân
ở tỉnh Điện Biên. Bên cạnh đó tác giả cũng áp dụng phƣơng pháp thu thập, xử
12


lý số liệu thực tiễn về tình hình áp dụng thẩm quyền xử lý hành chính của Tòa
án nhân dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
6. Ý nghĩa khoa học và những nghiên cứu mới của luận văn
Vấn đề áp dụng thẩm quyền xử lý hành chính của Tòa án nhân dân bản
thân nó là một vấn đề mới đƣợc thực hiện trong hệ thống Tòa án nhân dân nói
chung. Do là vấn đề mới nên chƣa có nhiều công trình nghiên cứu, tổng kết,
rút kinh nghiệm. Do đó Luận văn có ý nghĩa thực tiễn cao vì nó đánh giá thực
tiễn, nguyên nhân bất cập trong thực tiễn áp dụng thẩm quyền xử lý hành
chính của Tòa án nhân dân để đề ra giải pháp thích hợp nâng cao hiệu quả

thực hiện công tác này trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có phần Mở đầu, 3 Chƣơng và 9 Tiết.
Chƣơng 1 phân tích cơ sở lý luận và pháp lý cho việc áp dụng thẩm
quyền xử lý hành chính của Tòa án nhân dân.
Chƣơng 2 phân tích, đánh giá thực tiễn thi hành thẩm quyền áp dụng
biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân tại tỉnh Điện Biên.
Chƣơng 3 đề xuất giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả áp dụng thẩm
quyền xử lý hành chính của Tòa án nhân dân tại tỉnh Điện Biên.

13


CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THỰC HIỆN
THẨM QUYỀN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH CỦA TÒA
ÁN NHÂN DÂN
1.1. Một số vấn đề lý luận về thực hiện thẩm quyền áp dụng biện
pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp xử lý hành chính
* Khái niệm của biện pháp xử lý hành chính:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính,
“Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp đƣợc áp dụng đối với cá nhân vi
phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm,
bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn; đƣa vào trƣờng giáo
dƣỡng; đƣa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc.”.
Nhƣ vậy biện pháp xử lý hành chính tại Việt Nam hiện nay chỉ đƣợc áp
dụng đối với các nhân có các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an
toàn xã hội mà chƣa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ở góc độ nào
đó, biện pháp xử lý hành chính cũng tƣơng tự với xử lý hình sự, song đƣợc áp

dụng đối với các hành vi vi phạm của các nhân với mức độ vi phạm ít nghiêm
trọng hơn.
* Đặc điểm của biện pháp xử lý hành chính
Là biện pháp đƣợc áp dụng đối với các cá nhân có các hành vi vi phạm
pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội đƣợc quy định trong Bộ luật Hình
sự hiện hành. Tuy nhiên, đó phải là các hành vi vi phạm phát luật Hình sự của
các cá nhân vi phạm nhƣng chƣa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay
14


nói cách khác là các hành vi vi phạm phát luật này chỉ ở mức bị xử phạt vi
phạm hành chính.
Các cá nhân có hành vi vi phạm vào các nhóm tội phạm cụ thể đã đƣợc
quy định trong Bộ luật Hình sự bao gồm các nhóm tội thuộc về an ninh, trật
tự, an toàn xã hội. Có thể khẳng định rằng khái niệm về an ninh, trật tự, an
toàn xã hội là một khái niệm rất rộng bao gồm toàn bộ các lĩnh vực mà Bộ
luật Hình sự hiện hành của chúng ta đang điều chỉnh.
Biện pháp xử lý hành chính chỉ đƣợc giới hạn trong bốn loại hình một
là biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn; hai là đƣa vào trƣờng giáo
dƣỡng; ba là đƣa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và bốn là đƣa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc. ngoài bốn loại hình này ra thì biện pháp xử lý hành chính
không có loại hình nào khác.
Các biện pháp xử lý hành chính đƣợc áp dụng bởi các cơ quan nhà
nƣớc khác nhau, trong đó có cả các cơ quan hành chính nhà nƣớc và các cơ
quan tƣ pháp.
1.1.2. Các loại biện pháp xử lý hành chính
Biện pháp xử lý hành chính hiện này gồm có bốn loại đó là:
1.1.2.1. Biện pháp xử lý hành chính là giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn:
Là biện pháp xử lý hành chính đƣợc áp dụng đối với ngƣời có hành vi
vi phạm pháp luật mà ngƣời đó là ngƣời từ đủ 12 tuổi đến dƣới 14 tuổi thực

hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý; ngƣời từ
đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm
nghiêm trọng do cố ý; ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi 02 lần trở lên
trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công

15


cộng mà chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; ngƣời từ đủ 18 tuổi trở
lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc ngƣời nƣớc ngoài; vi phạm trật
tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhƣng chƣa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự. Để nhằm mục đích giáo dục, quản lý họ tại nơi cƣ trú
trong trƣờng hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
Trong trƣờng hợp ngƣời từ đủ 12 tuổi đến dƣới 14 tuổi; từ đủ 14 tuổi
đến dƣới 16 tuổi và từ đủ 14 tuổi đến dƣới 18 mà không có nơi cƣ trú ổn định
thì đƣợc giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý,
giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn.
Biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn đƣợc quy
định cụ thể chi tiết tại Điều 89 và Điều 90 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
1.1.2.2. Biện pháp xử lý hành chính đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng:
Là biện pháp xử lý hành chính đƣợc áp dụng đối với ngƣời có hành vi
vi phạm pháp luật mà ngƣời đó là ngƣời từ đủ 12 tuổi đến dƣới 14 tuổi thực
hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một
tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý; ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi thực
hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý đƣợc quy
định tại Bộ luật hình sự mà trƣớc đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phƣờng, thị trấn; ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06
tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng

mà chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trƣớc đó đã bị áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn; để nhằm mục đích giúp họ học văn
hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dƣới sự quản lý, giáo dục của nhà trƣờng.
16


Nhƣng không phải tất cả các cá nhân có hành vi vi phạm này đều bị áp
dụng Biện pháp xử lý hành chính đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng mà pháp luật đã
loại trừ một số trƣờng hợp đặc biệt đó là những ngƣời không có năng lực
trách nhiệm hành chính; ngƣời đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
phụ nữ hoặc ngƣời duy nhất đang nuôi con nhỏ dƣới 36 tháng tuổi đƣợc Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi ngƣời đó cƣ trú xác nhận. Quy định này của pháp
luật đã thể hiện đƣợc tính ƣu việt và nhân đạo của Nhà nƣớc ta.
Biện pháp xử lý hành chính đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng đƣợc quy định
cụ thể chi tiết tại Điều 91 và Điều 92 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
1.1.2.3. Biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ sở giáo dục bắt buộc:
Là biện pháp xử lý hành chính đƣợc áp dụng đối với ngƣời thực hiện
hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài; tài sản,
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của ngƣời nƣớc ngoài; vi phạm
trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhƣng chƣa đến mức truy
cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị
trấn hoặc chƣa bị áp dụng biện pháp này nhƣng không có nơi cƣ trú ổn định
để ngƣời bị áp dụng biện pháp đƣa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đƣợc lao
động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dƣới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt
buộc.
Biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đƣợc quy
định tại các Điều 93, Điều 94 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1.1.2.4. Biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
Là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với ngƣời nghiện ma túy từ
đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn mà

vẫn còn nghiện hoặc chƣa bị áp dụng biện pháp này nhƣng không có nơi cƣ
17


trú ổn định để đƣa họ đi chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dƣới sự
quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Đặc điểm cơ bản của biện pháp hàng chính này là đối tƣợng bị áp dụng
phải là ngƣời nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên. Nhân thân của đối tƣợng
này là đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn hoặc không có
nơi cƣ trú ổn định. Điều kiện bắt buộc là đối tƣợng này hiện tại vẫn còn
nghiện ma túy.
Biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đƣợc
quy định tại các Điều 95, Điều 96 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1.2. Quy định của pháp luật hiện hành về thực hiện thẩm quyền áp
dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân
1.2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền cụ thể áp dụng
biện pháp xử lý hành chính của các Tòa án nhân dân
Trong số các biện pháp xử lý hành chính trên đây, pháp luật hiện hành
quy định Tòa án nhân dân có thẩm quyền áp dụng ba loại biện pháp xử lý
hành chính là đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng, đƣa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và
đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trƣớc đây các biện pháp xử lý hành chính
này không thuộc thẩm quyền của Tòa án mà thuộc thẩm quyền của các cơ
quan hành chính nhà nƣớc, cụ thể là của UBND. Lý do để giờ đây Tòa án chứ
không phải là UBND đƣợc trao thẩm quyền có lẽ là bởi vì các biện pháp xử lý
hành chính này có tác dụng hạn chế, can thiệp quá sâu vào quyền tự do cá
nhân của con ngƣời. Do đó từng trƣờng hợp cụ thể đều phải đƣợc thực hiện
bởi cơ quan tƣ pháp theo các thủ tục mang tính chất của thủ tục tƣ pháp để
bảo đảm công lý.

18



Thẩm quyền cụ thể áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong hệ
thống Tòa án nhân dân hiện đƣợc quy định cho hai cấp Tòa án:
- Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý
hành chính là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ quan đề nghị có trụ sở.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét lại quyết định của Tòa án
nhân dân cấp huyện bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.
1.2.2. Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện áp dụng các biện
pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân
Hiện nay điều kiện để áp dụng các biện pháp xử lý hành chính của Tòa
án nhân dân đƣợc quy định tại hai văn bản quy phạm pháp luật đó là:
1.2.2.1 Quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính
1.2.2.1.1 Điều kiện áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đƣa vào
trƣờng giáo dƣỡng gồm những điều kiện sau:
- Ngƣời từ đủ 12 tuổi đến dƣới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu
của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
- Ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu
của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
- Ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu
của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trƣớc
đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn.
- Ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng
thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà
chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trƣớc đó đã bị áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn.
19


Điều kiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào trƣờng giáo

dƣỡng đƣợc quy định cụ thể chi tiết tại Điều 92 của Luật xử lý vi phạm hành
chính.
1.2.2.1.2. Điều kiện áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ
sở giáo dục bắt buộc:
Ngƣời thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nƣớc hoặc
nƣớc ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của ngƣời
nƣớc ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng
nhƣng chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp
giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn hoặc chƣa bị áp dụng biện pháp này nhƣng
không có nơi cƣ trú ổn định, thì bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành
chính đƣa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Điều kiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ sở giáo dục
đƣợc quy định cụ thể chi tiết tại Điều 94 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
1.2.2.1.3. Điều kiện áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc:
Ngƣời nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo
dục tại xã, phƣờng, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chƣa bị áp dụng biện
pháp này nhƣng không có nơi cƣ trú ổn định, thì bị đề nghị áp dụng biện pháp
xử lý hành chính đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều kiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào trƣờng giáo
dƣỡng đƣợc quy định cụ thể chi tiết tại Khoản 1 Điều 96 của Luật xử lý vi
phạm hành chính.

20


1.2.2.2. Quy định của Nghị quyết số: 04/2015/NQ-HĐTP ngày
24/12/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao
1.2.2.2.1. Điều kiện áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đƣa vào
trƣờng giáo dƣỡng:

Là ngƣời đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn mà
trong thời hạn 06 tháng họ đã ít nhất 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc hoặc gây rối trật tự công cộng và trong
thời hạn 06 tháng đó họ lại thực hiện một trong các hành vi này, nhƣng chƣa
đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1.2.2.2.2. Điều kiện áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đƣa vào
trƣờng giáo dục bắt buộc:
Là ngƣời đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn (đối
với ngƣời có nơi cƣ trú ổn định) hoặc chƣa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại
xã, phƣờng, thị trấn (đối với ngƣời không có nơi cƣ trú ổn định) mà trong thời
hạn 06 tháng họ đã ít nhất 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
xâm phạm tài sản của tổ chức trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài; tài sản, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của công dân, của ngƣời nƣớc ngoài hoặc vi phạm trật
tự, an toàn xã hội và trong thời hạn 06 tháng đó họ lại thực hiện một trong các
hành vi này, nhƣng chƣa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Từ những quy định của hai văn bản quy phạm pháp luật ở trên ta đã
thấy ngoài những quy định rất cụ thể, chi tiết tạo thuận lợi cho ngƣời thi hành
pháp luật khi áp dụng pháp luât; thì vẫn còn sự mâu thuẫn, sung đột của quy
đinh về điều kiện của hai văn bản quy phạm pháp luật nói trên đó là:
Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính trong hai trƣờng hợp
là đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng và đƣa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; thì ngƣời
21


bị đề nghị chỉ cần “… 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi…” hay
“… thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nƣớc hoặc nƣớc
ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của ngƣời nƣớc
ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng…”.
Theo quy định của Nghị quyết số: 04/2015/NQ-HĐTP ngày 24/12/2015
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thì trong cả hai trƣờng hợp

này điều kiện bắt buộc là “… trong thời hạn 06 tháng họ đã ít nhất 02 lần bị
xử phạt vi phạm hành chính…”.
Bị xử phạt hành chính tức là ngƣời bị đề nghị phải có quyết định xử
phạt hành chính của ngƣời có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật. Còn có hành
vi vi phạm hành chính là chƣa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Nhƣ vậy hiện nay về điều kiện để áp dụng các biện pháp xử lý hành
chính của Tòa án nhân dân đƣợc quy định chủ yếu, cơ bản tại hai văn bản quy
phạm pháp luật là Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị quyết số:
04/2015/NQ-HĐTP ngày 24/12/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân Tối cao. Một văn bản quy định về điều kiện và một văn bản là hƣớng dẫn
thực hiện các điều kiện điều kiện để áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
của Tòa án nhân dân.
1.2.3. Quy định của pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục áp dụng
biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân
1.2.3.1. Trình tự, thủ tục nhận và thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện
pháp xử lý hành chính:
Khi nhận đƣợc hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền chuyển đến, Toà án
phải vào sổ giao nhận hồ sơ; trƣờng hợp hồ sơ không đủ tài liệu theo quy định

22


tại khoản 2 Điều 100, khoản 2 Điều 102 hoặc khoản 2 Điều 104 của Luật xử
lý vi phạm hành chính thì Tòa án trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ, Tòa án
phải thụ lý hồ sơ đề nghị.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ đề nghị, Tòa
án phải thông báo việc thụ lý bằng văn bản cho cơ quan đề nghị, ngƣời bị đề
nghị hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ của
ngƣời bị đề nghị là ngƣời chƣa thành niên và Viện kiểm sát cùng cấp.

1.2.3.2. Thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành
chính
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý hồ sơ đề nghị của cơ
quan có thẩm quyền, Tòa án phải ra một trong các quyết định áp dụng hoặc
không áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc đình chỉ, tạm đình chỉ việc
xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; đối với vụ việc phức
tạp, thời hạn này có thể kéo dài nhƣng không quá 30 ngày.
1.2.3.3. Trình tự, thủ tục phân công và nhiệm vụ của Thẩm phán xem
xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ, Chánh
án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý
hành chính. Đối với việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đƣa vào
trƣờng giáo dƣỡng, Thẩm phán đƣợc phân công phải có hiểu biết cần thiết về
tâm lý học, khoa học giáo dục và hoạt động phòng ngừa ngƣời chƣa thành
niên vi phạm pháp luật. Thẩm phán đƣợc phân công phải từ chối xem xét,
quyết định nếu có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tƣ trong khi
làm nhiệm vụ. Trƣờng hợp Thẩm phán đƣợc phân công không thể tiếp tục
23


×