Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

CHỦ ĐỀ: HAI ĐỨA TRẺ môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 36 trang )

TRƯỜNG THPT ………………….

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

HAI ĐỨA TRẺ (THẠCH LAM)

NGƯỜI VIẾT: …………….

MÔN:

NGỮ VĂN

năm 2018
1


CHỦ ĐỀ: HAI ĐỨA TRẺ
(Thạch Lam)
I.

LÍ DO CHỌN CHỦ ĐỀ

Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn, đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá được đặc biệt chú trọng. Hướng dẫn số
791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ GD&ĐT về việc thí điểm phát triển
chương trình giáo dục nhà trường phổ thông nêu rõ định hướng điều chỉnh nội dung
dạy học trong chương trình hiện hành và xây dựng kế hoạch giáo dục mới ở từng
môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo các bước: rà soát lại nội dung
chương trình SGK hiện hành, sắp xếp lại nội dung dạy học của từng môn học trong
chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Như vậy, chủ
trương của Bộ GD&ĐT là khuyến khích giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, xây


dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng
thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phương
pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, kỹ
năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật, tăng cường các hoạt động.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì
qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy
học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức,
rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập
trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa
quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức
và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập
nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
2


Trong chương trình Ngữ văn THPT đặc biệt là chương trình lớp 11, truyện
ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam là tác phẩm quan trọng, đại diện cho
dòng văn xuôi lãng mạn 1930 – 1945. Lâu nay, hầu như khi dạy truyện ngắn này,
giáo viên chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống theo kiểu giáo
viên giảng, bình, chỉ ra các nội dung chính còn học sinh chỉ nghe và ghi chép một
cách thụ động dẫn đến tình trạng học sinh không có hứng thú với môn học và bài
học.
Từ các lí do trên, nhóm Văn trường THPT Đội Cấn quyết định lựa chọn chủ đề
dạy học bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam với mong muốn đem đến sự đổi mới cho
tác phẩm này.
II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1. Tên chủ đề: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
Chủ đề này gồm 3 tiết học trong chương trình Ngữ văn học kì 1 lớp 11THPT

(Tiết 36, 37, 38)
2. Nội dung chi tiết của chủ đề
Tiết 1 :
- Nội dung 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
+ Tìm hiểu về cuộc đời, con người, sự nghiệp sáng tác, đặc điểm
phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.
+ Tìm hiểu xuất xứ truyện ngắn Hai đứa trẻ
- Nội dung 2: Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn.
+ Khung cảnh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tàn.
+ Đời sống con người nơi phố huyện.
+ Tâm trạng nhân vật Liên.
Tiết 2 :
- Nội dung 3: Bức tranh phố huyện khi đêm về.
+ Tương quan ánh sáng – bóng tối.
3


+ Đời sống con người.
+ Tâm trạng của Liên.
Tiết 3 :
- Nội dung 4 : Cảnh đợi tàu và tâm trạng của hai đứa trẻ.
+ Lí do đợi tàu
+ Diễn biến cảnh đợi tàu.
+ Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh đoàn tàu.
- Nội dung 5: Tổng kết
+ Giá trị nội dung
+ Giá trị nghệ thuật
3. Thời lượng
Căn cứ vào lượng kiến thức, phương pháp tổ chức dạy học chủ đề, trình độ nhận
thức của học sinh ở trường, chúng tôi thiết kế thời lượng cho chủ đề như sau:

- Thời gian học ở nhà: 1 tuần nghiên cứu tài liệu Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
- Số tiết học trên lớp: 3 tiết nghiên cứu các nội dung 1,2,3,4,5.
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
1. Mục tiêu
a. Kiến thức:
- Nắm được kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua
cảm nhận của hai đứa trẻ.
-Niềm xót xa, thương cảm của nhà văn đối với cuộc sống quẩn quanh, tù túng
của những con người nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng, nâng niu những khát
vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ.
-Tác phẩm đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ;
là truyện tâm tình với lối kể thủ thỉ như một lời tâm sự.
b. Kĩ năng:
4


- Rèn luyện các kĩ năng nghe, đọc, viết, nói, quan sát, đưa ra ý kiến chia sẻ trong
nhóm.
- Kĩ năng làm việc theo nhóm .
- Kĩ năng học tập: tự học, tự nghiên cứu, hợp tác, giao tiếp.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Kĩ năng khoa học: quan sát, so sánh,….
c. Về thái độ
- Yêu thương, cảm thông, trân trọng những con người nghèo khổ.
- Nâng cao hứng thú học tập bộ môn.
d. Các năng lực có thể hướng tới
– Năng lực chung:

+ Năng lực giải quyết vấn đề dựa trên hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
+ Năng lực hợp tác thông qua hoạt động nhóm.
+ Năng lực tự học: thu nhận và xử lí thông tin, làm các câu hỏi mà giáo viên giao
cho làm trước tại nhà, tìm kiếm thông tin trên mạng internet.
+ Năng lực sáng tạo: so sánh hai tác giả, hai tác phẩm khác nhau.
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin thông qua hoạt động tìm kiếm thông tin
trên mạng internet, thiết kế bài báo cáo power point.
– Năng lực đặc thù:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại.

5


+ Năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ: diễn đạt trình bày nội dung dưới nhiều hình
thức khác nhau như thảo luận nhóm, trình bày bài thuyết trình, nhận xét bài của các
nhóm khác.
+ Năng lực cảm thụ văn học, tạo lập văn bản: biết viết bài văn nghị luận .

BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐƯỢC
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nội dung
NHẬN BIẾT
-

Nắm

THÔNG

VẬN DỤNG


HIỂU

được -

Hiểu

được

những nét cơ bản cuộc đời, con
về cuộc đời, sự người của tác
nghiệp của Thạch giả



ảnh

Lam.
hưởng đến nội
- Chỉ ra quan
dung tư tưởng
điểm sáng tác và
tác phẩm.
1. Tìm
Vận dụng hiểu
phong cách sáng - Lý giải được
hiểu chung
biết về tác giả,
tác của nhà văn.
mối quan hệ,
về tác giả, - Biết được xuất

tác phẩm để tìm
ảnh hưởng của
tác phẩm
xứ, bối cảnh của
hiểu văn bản.
đề tài, hoàn
truyện.
cảnh với việc
xây dựng cốt
truyện và thể
hiện nội dung
tư tưởng của
tác phẩm
6

VẬN
CAO

DỤNG


- Hiểu được

- Nhận biết được

các chi tiết miêu đây là bức hoạ
tả

khung


cảnh đồng quê quen

thiên nhiên buổi thuộc, bình dị,
thơ

chiều tàn.

mộng,

nhưng

gợi - Hình dung ra
buồn, mang cốt cuộc sống của
- Nhận diện được
đặc điểm của các

cách Việt Nam. người dân Việt
- Hiểu được Nam nơi những

cuộc
nhân vật.
2.Bức tranh -- Chỉ ra các biện nghèo

sống phố
huyện
Vẽ tranh minh
khổ, nghèo nàn, hẻo
họa cảnh chiều
phố
huyện pháp nghệ thuật buồn tẻ, tàn lụi lánh những năm

tàn nơi phố
của những kiếp trước CM.
lúc chiều tàn. được sử dụng.
huyện.
người tàn nơi - Vận dụng hiểu
phố

huyện biết để phân tích
được bức tranh

nghèo.

nhận phố huyện lúc
được tâm trạng chiều tàn.
-

Cảm

của Liên trước
thiên nhiên và
cuộc sống con
người nơi phố
huyện.
3. Bức tranh - Nhận biết được - Hiểu được ý Rút

ra

phố

nhà


huyện những

lúc đêm về

chi

tiết nghĩa

biểu điệp

thông So sánh cuộc
văn sống của con

miêu tả bóng tối tượng của hình muốn nhắn gửi

người nơi phố

và ánh sáng trong ảnh bóng tối và

huyện với cuộc

7


tác phẩm.

ánh sáng.

- Tìm các chi tiết - Hiểu rõ nhịp

quẩn
miêu tả cuộc sống sống
đơn
của con người về quanh,
điệu của con
đêm.
người
- Chỉ ra các biện
pháp nghệ thuật.

sống con người

phố

trong các tác

huyện.
-

Hiểu

phẩm cùng thời

được

niềm

cảm

thương


của

khác.

Thạch Lam với
những

người

nghèo khổ.
4. Hình ảnh - Tìm được các - Hiểu được vì -Thông điệp nhà Tưởng tượng là
chuyến

tàu chi tiết miêu tả sao

và tâm trạng đoàn tàu.
hai đứa trẻ

những văn muốn gửi nhân vật Liên

người dân phố gắm: con người để viết tiếp câu

- Nhận diện được huyện và nhất dù trong hoàn chuyện.
các câu văn miêu là hai chị em cảnh
tả tâm trạng Liên. lại cố thức đợi không

nào

vẫn


ngừng

tàu.
khao khát và xây
- Hiểu được ý
dựng cuộc sống
nghĩa
biểu
có ý nghĩa.
tượng của hình
ảnh con tàu.
- Tâm trạng
háo hức chờ
đợi và nuối tiếc
khi tàu qua của
8


hai đứa trẻ.
-

Hiểu

được -

những

Thông


điệp - Làm rõ gía trị

đặc nhà văn gửi gắm cuộc

sống

điểm cơ bản về và ý nghĩa giáo /những bài học
giá trị nội dung dục
5. Tổng kết

của

tác đạo lý rút ra

và nghệ thuật phẩm.

được

từ

tác

của tác phẩm

phẩm

(yêu

cuộc


sống,

thiên nhiên ,
quê hương đất
nước, sống có
ý nghĩa,…)

BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ CÂU HỎI CẦN ĐẠT ĐƯỢC
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nội dung
THÔNG

NHẬN BIẾT
1.Tìm

hiểu -

Trình

VẬN DỤNG

HIỂU
bày Em có nhận xét

chung về tác những nét chính gì

về

quan


giả, tác phẩm về cuộc đời, sự điểm sáng tác
nghiệp sáng tác của
của Thạch Lam?

Thạch

Lam?
9

VẬN
CAO

DỤNG


- Chỉ ra quan
điểm sáng tác và
phong cách sáng
tác của nhà văn?
- Nêu xuất xứ, đề
tài của tác phẩm?
2.Bức tranh - Bức tranh phố
phố

- Em có cảm

Phân tích bức họa cảnh chiều
thiên tranh phố huyện tàn nơi phố
tàn được khắc tranh
lúc chiều tàn?

huyện.
họa bằng những nhiên đó?

huyện huyện lúc chiều nhận gì về bức

lúc chiều tàn.

Vẽ tranh minh

chi tiết nào (hình
ảnh, màu sắc, âm
thanh,

đường

nét?)
- Thạch Lam đã - Qua các nhân
miêu tả những vật, em có
nhân vật nào lúc nhận xét gì về
chiều tàn?

cuộc sống của
con người nơi

- Tìm các chi tiết
miêu tả tâm trạng
nhân vật Liên?

đây?
- Em có nhận

xét gì về tâm

- Chỉ ra các biện hồn cô bé
pháp nghệ thuật Liên?
Qua
được sử dụng.
nhân vật Liên,
Thạch

Lam

muốn gửi gắm
10


điều gì?
- Tìm các chi tiết -

Hình

ảnh

miêu tả bóng tối bóng tối và ánh
và ánh sáng?

sáng có ý nghĩa

- Chi tiết ngọn

như thế nào ?

- Hình ảnh

đèn con của chị
Tí lặp lại mấy lần
trong tác phẩm ?

ngọn đèn con
của chị Tí có ý
nghĩa gì ?

- Tìm các chi tiết

- Em hãy so
- Phân tích bức sánh đời sống
người
tranh phố huyện con

lúc đêm tối ?
miêu tả cuộc sống - Cuộc sống
- Thông điệp
3. Bức tranh
của
con
người
của con người về
nhà văn muốn
phố
huyện
nơi
đây

gợi
cho
đêm?
nhắn gửi gắm
lúc đêm về
em suy nghĩ
qua bức tranh
gì? Em có nhận
phố huyện lúc
- Hãy tìm câu văn xét gì về nhịp
đêm tối là gì ?
nói lên ước mơ sống của họ ?
của người dân nơi - Nhận xét về
phố huyện?

ước



trong “Hai đứa
trẻ” với cuộc
sống

con

người

trong

“Lão


Hạc”

(Nam

Cao),

“Tắt

đèn”

(Ngô Tất Tố)

của

họ ? Qua đó,
Thạch Lam thể
hiện

thái

độ

gì ?
4. Hình ảnh - Hãy tìm các chi- - Vì sao những - Qua cảnh đợi
tàu tiết miêu tả đoàn người dân nơi tàu, thông điệp - Nếu là Liên,
em sẽ làm gì
và tâm trạng tàu?
phố
huyện, nhà văn muốn

để thay đổi
hai đứa trẻ
nhất là hai chị gửi gắm là gì?
chuyến

11


em Liên lại cố - Phân tích tâm cuộc sống?
thức đợi tàu?
trạng đợi tàu của
- Hình ảnh
hai chị em?
đoàn tàu biểu
tượng cho điều
gì?
Hãy khái quát - Phân tích các -

Qua

tác

lại nội dung và biểu hiện trong phẩm, em rút
5. Tổng kết

nghệ thuật của giá trị hiện thực ra được bài học
tác phẩm?

và nhân đạo của gì
tác phẩm?


cho

bản

thân?

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học: thảo luận nhóm, sử dụng phương tiện dạy học trực quan,
tạo tình huống, thuyết trình, vẽ sơ đồ tư duy...
- Kĩ thuật dạy học: khăn trải bàn.
3. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh
a.Chuẩn bị của GV:
- Máy tính, máy chiếu, phòng học bộ môn.
- Hình ảnh chân dung Thạch Lam trong SGK trang 94.
- Vi deo và một số hình ảnh sưu tầm
- Phiếu học tập.

12


b.Chuẩn bị của học sinh:
13


- Đọc và nghiên cứu trước bài Hai đứa trẻ ( Thạch Lam).
- Tìm kiếm thông tin liên quan đến tác phẩm qua mạng internet; thiết kế bài
trình chiếu của nhóm và vẽ sơ đồ tư duy trên giấy để thuyết trình.
- Giấy A0, bút dạ.
- Bài báo cáo power point của nhóm…

.4.Tiến trình dạy học
Tiết 1
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu:
+ Rèn kĩ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng…
+ Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh vào bài.
- Nội dung hoạt động: Giáo viên trình chiếu video về đời sống con người Việt
Nam trước 1945.
- Phương tiện: máy tính, video.
- Phương pháp tổ chức: phát vấn, học sinh trả lời câu hỏi gợi mở.
- Sản phẩm: câu trả lời của Hs.
Hoạt động của Gv - Hs

Nội dung cần đạt

- Bước 1: Gv trình chiếu - Câu trả lời:
+ Video nói về đời sống con người Việt Nam
video.
- Bước 2: Gv nêu câu hỏi.
trước cách mạng tháng 8.
+ Em quan sát được điều gì từ + Đó là cuộc sống nghèo khổ, vất vả, cực nhọc…
video?
của con người đặc biệt trong đó có cả trẻ em.
+ Những hình ảnh đó gợi cho- - Gv: Đề tài về đời sống con người trước cách
e suy nghĩ gì?
mạng được phản ánh nhiều trong các tác phẩm
- Bước 3: Hs trả lời câu hỏi
của văn học hiện thực phê phán. Tuy nhiên,
- Bước 4: Gv nhận xét, từ đó
Thạch Lam là nhà văn lãng mạn (thuộc tổ chức

gợi mở dẫn dắt vào bài.
văn học Tự lực văn đoàn) nhưng lại có cái nhìn
hiện thực. Khi viết về con người, Thạch Lam
không đi sâu vào mâu thuẫn giai cấp, không viết
về cái đói quay quắt như Ngô Tất Tố, Nam
14


Cao… mà tập trung phản ánh tình trạng sống tù
túng, tẻ nhạt, quẩn quanh của họ nơi những vùng
quê xa xôi, hẻo lánh. Điều này được thể hiện rõ
trong tác phẩm Hai đứa trẻ. Sau đây, chúng ta sẽ
cùng tìm hiểu truyện ngắn này.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Nội dung 1: Tìm hiểu chung về tác giả - tác phẩm.
- Ý tưởng thiết kế hoạt động:
+ Giúp Hs tìm hiểu nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ
thuật… của tác giả; xuất xứ, chủ đề tác phẩm.
+ Rèn cho Hs năng lực giao tiếp, phát vấn, giúp Hs tự tin hơn trong cuộc sống.
- Nội dung: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Phương thức tổ chức: Gv giao nhiệm vụ, yêu cầu học sinh trao đổi, làm việc theo
từng cặp đôi, sau đó gọi 2 Hs lên thực hiện cuộc phỏng vấn, các cặp đôi khác nhận
xét, Gv chốt ý.
- Sản phẩm: phần thực hành phỏng vấn – trả lời phỏng vấn của học sinh.
*, Nội dung 2: Tìm hiểu bức tranh phố huyện lúc chiều tàn.
- Ý tưởng thiết kế hoạt động:
+Giúp Hs tự phát hiện ra cảnh thiên nhiên, đời sống con người nơi phố huyện, tâm
trạng của Liên và thái độ của Thạch Lam.
+ Rèn kĩ năng giao tiếp, hợp tác, trao đổi…

- Nội dung: Gv hướng dẫn Hs thảo luận (chia lớp thành 3 nhóm) theo các vấn đề:
Nhóm 1: Tìm hiểu về Khung cảnh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tàn.
Nhóm 2: Tìm hiểu về Cảnh chợ tàn và những kiếp người nơi phố huyện.
Nhóm 3: Tìm hiểu Tâm trạng nhân vật Liên trước cảnh ngày tàn.

-

Phương pháp hoạt động: Gv chia 3 nhóm; học sinh thảo luận, vẽ sơ đồ tư duy trên
giấy; nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét, phản biện, Gv chốt lại.
- Phương tiện dạy học: giấy A0, bút dạ, bảng phụ.
- Sản phẩm: các nhóm hoàn thiện sơ đồ trên giấy.
15


Hoạt động của Gv - Hs

Nội dung cần đạt

16


*Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu I. Tìm hiểu chung
chung

1.Tác giả:
a. Cuộc đời

- Hình thức: Hs làm việc theo cặp đôi - Tên khai sinh: Nguyễn Tường Vinh (sau
(phỏng vấn và trả lời phỏng vấn).


đổi thành Nguyễn Tường Lân), sinh tại

- Kĩ thuật dạy học: Gv đặt câu hỏi, Hs Hà Nội trong một gia đình công chức gốc
làm việc theo nhóm đôi.

quan lại.
- Thuở nhỏ, sống ở quê ngoại - phố

Bước 1: Gv nêu câu hỏi, yêu cầu Hs huyện Cẩm Giàng, Hải Dương (sau này
chọn cặp.

trở thành không gian nghệ thuật trong các

+ GV: Giới thiệu những nét khái quát tác phẩm của nhà văn).
về tác giả?

- Là con người điềm đạm, nồng hậu và

+ GV: Giới thiệu khái quát về xuất xứ, rất đỗi tinh tế.
bối cảnh câu chuyện?
Thời gian hoàn thành: 5 phút

b. Sự nghiệp
- Các tác phẩm chính (SGK)

Bước 2: Các cặp đôi thực hiện nhiệm - Thạch Lam có biệt tài về truyện ngắn.
vụ.

- Đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam:


Bước 3: Gv cử đại diện 1, 2 cặp đôi + Truyện không có cốt truyện, chủ yếu
thực hiện.

khai thác thế giới nội tâm nhân vật, mỗi

Bước 4: cặp đôi khác nhận xét, Gv truyện như một bài thơ trữ tình.
chốt ý.

+ Văn phong Thạch Lam trong sáng, giản
dị mà thâm trầm, sâu sắc.
2. Truyện Hai đứa trẻ:
- Trích trong tập “Nắng trong vườn”
(1938).
- Tiêu biểu cho truyện ngắn của Thạch
Lam, kết hợp giữa hai yếu tố hiện thực và
17


lãng mạn.
- Bối cảnh truyện: quê ngoại của tác giả phố huyện, ga xép Cẩm Giàng, tỉnh Hải
Dương.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
đọc hiểu văn bản.

* Đọc
* Tìm bố cục: 3 phần

- Gv hướng dẫn hs đọc tác phẩm - Phần 1: từ đầu đến “tiếng cười khanh
(giọng nhẹ nhàng, êm dịu).


khách nhỏ dần về cuối làng” → Bức

- - Gv nêu câu hỏi phát vấn: Truyện tranh phố huyện lúc đêm tối.
ngắn có thể chia bố cục thành mấy - Phần 2: tiếp theo đến “có những cảm
phần? Nêu nội dung từng phần?

giác mơ hồ không hiểu” → Bức tranh

- - Hs: suy nghĩ, trả lời, Hs khác phản phố huyện lúc đêm tối.
biện.

- Phần 3: còn lại → cảnh đợi tàu.

- Gv: nhận xét, chốt ý.
1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn:
- Hình thức: Hoạt động nhóm.

a. Bức tranh thiên nhiên nơi phố

- Phương pháp dạy học: thảo luận huyện lúc chiều tàn:
nhóm, vẽ sơ đồ tư duy trên giấy.

- Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không gọi chiều về.

Bước 1: Giáo viên tổ chức thảo luận
( chia lớp thành 3 nhóm thảo luận)
Nhóm 1: Khung cảnh thiên nhiên phố
huyện lúc chiều tàn.


+ Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng
ruộng.
+ Tiếng muỗi vo ve.
(“Tiếng trống thu không ... trên nền
trời”)

Câu hỏi gợi mở:

→ âm thanh lẻ tẻ, rời rạc, gợi nỗi buồn.

+Tìm những chi tiết miêu tả bức tranh - Hình ảnh, màu sắc:
18


nơi phố huyện lúc chiều tàn (âm thanh, + “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”,
hình ảnh, màu sắc, đường nét)?

+ “Những đám mây ánh hồng như hòn
than sắp tàn”.
- Đường nét: dãy tre làng cắt hình rõ rệt

+ Nhận xét về khung cảnh thiên trên nền trời.
nhiên?

→ Bức hoạ đồng quê quen thuộc, bình dị,
thơ mộng, gợi cảm, mang cốt cách Việt
Nam nhưng phảng phất nỗi buồn dịu nhẹ.

+ Chỉ ra đặc sắc nghệ thuật?


- Nghệ thuật: nhịp điệu chậm, dịu êm,
câu văn giàu hình ảnh, ngôn ngữ gợi cảm,
tinh tế .
 Người đọc nhìn, nghe, xúc cảm trước
một bức tranh quê rất Việt Nam.
b. Cảnh chợ tàn và những kiếp người

Nhóm 2: Đời sống con người.

nơi phố huyện:
- Cảnh chợ tàn:

Câu hỏi gợi mở:

+ Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và

+ Tìm những chi tiết miêu tả cảnh chợ tiếng ồn ào cũng mất.
tàn?

+ Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá
nhãn và lá mía.
→ gợi lên cái nghèo khổ, nhếch nhác.
- Con người:

+ Cùng với cảnh chiều tàn, chợ tàn,

+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi,

cảnh những kiếp người nghèo khổ nơi nhặt nhanh những thứ còn sót lại ở chợ.
phố huyện được miêu tả tả như thế (Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ... sót lại”)

nào?

+ Mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép,
tối lại bán hàng nước nhưng ế ẩm, chẳng
19


kiếm được bao nhiêu.
(“Mẹ con chị Tí ... hàng nước nhỏ”)
+ Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc
đêm tối rồi đi lần vào bóng tối với tiếng
cười khanh khách ám ảnh và dáng đi lảo
đảo.
(“Bà cụ Thi ... cuối làng”)
+ Em nhận xét gì về cuộc sống của
họ?

 Cảnh chợ tàn và những kiếp người
tàn tạ gợi lên sự tàn lụi, sự nghèo đói,
tiêu điều của phố huyện.

Nhóm 3: Tâm trạng nhân vật Liên d. Tâm trạng của Liên:
trước cảnh ngày tàn.

- Cảnh ngày tàn gợi cho Liên nỗi buồn
thấm thía: “Liên ngồi lặng yên ... lòng

Câu hỏi gợi mở:

man mác trước cái giờ khắc của ngày


+ Trước cảnh chiều tàn, chứng kiến tàn”.
cảnh sống của những con người nghèo - Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất,
khổ, tâm trạng Liên như thế nào?

của quê hương này”.

+ Qua việc thể hiện nội tâm của Liên, - Động lòng thương những đứa trẻ nhà
em hiểu thêm gì về tấm lòng của nhà nghèo nhưng chính chị cũng không có
văn Thạch Lam?

tiền mà cho chúng.
- Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua
bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè chả
kiếm được bao nhiêu.

Bước 2:

Học sinh thảo luận theo  Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy

nhóm, vẽ sơ đồ trên giấy.

cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương

Bước 3: Nhóm cử đại diện trình bày, con người.
các nhóm khác nhận xét, phản biện.

- Liên là nhân vật Thạch Lam sáng tạo
20



Bước 4: Gv chốt lại

để kín đáo bày tỏ tình cảm của mình:
+ Yêu mến, gắn bó với thiên nhiên đất
nước.
+ Xót thương đối với những kiếp người
nghèo khổ.

Hoạt động 3: Luyện tập
Gv nêu bài tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức cho học sinh
- Ý tưởng thiết kế: giúp học sinh củng cố kiến thức.
- Nội dung: nêu các câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1: Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam trích từ tập nào ?
A. Hà Nội băm sáu phố phường.
B. Gió đầu mùa
C. Nắng trong vườn
D. Theo dòng
Câu 2: Thạch Lam thành công nhất với thể loại văn học nào?
A. Phóng Sự
B. Truyện ngắn
C. Tiểu thuyết
D. Tuỳ bút
Câu 3: Dòng nào sau đây nhận định không chính xác về Thạch Lam?
A. Thạch Lam nổi tiếng ở mảng phóng sự, nhưng là cây bút tài hoa khi viết
tiểu thuyết diễm tình.
B. Hai yếu tố “Hiện thực” và “Trữ tình, thi vị” luôn đan cài, xen kẽ vào nhau
tạo nên nét đặc thù, đặc sắc khó lẫn trong phong cách nghệ thuật của ông.
C. Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện đặc biệt. Mỗi
truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương.

21


D. Ông đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc,
cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế.
Câu 4: Tâm trạng của Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam trước
khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống ở phố huyện như thế nào?
A. Cảm thấy nhẹ nhõm khi chiều đến, được nghỉ ngơi vì đã qua một ngày
mệt mỏi.
B. Vui vẻ và náo nức chờ đón chuyến tàu đi qua.
C. Được cùng trò chuyện với chị Tí, bác Siêu... và ngắm ông “thần nông”
trên bầu trời đêm.
D. Buồn man mác trước thời khắc của ngày tàn.
-

Phương pháp hoạt động: phát vấn, trả lời nhanh.

-

Phương tiện: máy chiếu, câu hỏi, 4 đáp án.

-

Sản phẩm: Hs trả lời, Gv nêu đáp án
Câu
1
2
3
4


Đáp án
C
B
A
D

Hoạt động 4: Vận dụng (Hs về nhà thực hiện)
- Ý tưởng thiết kế:
+ Giúp Hs có sự cảm nhận sâu sắc về tác phẩm, biết thể hiện ý tưởng qua tranh vẽ.
+ Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, hợp tác...
- Nội dung hoạt động: Hs dựa vào các chi tiết trong tác phẩm vẽ minh họa bức
tranh (cảnh thiên nhiên và con người) phố huyện lúc chiều tàn.
- Phương pháp: 3 nhóm về nhà hoàn thiện tranh của nhóm mình.
- Phương tiện: giấy, bút...
- Sản phẩm: tranh vẽ của học sinh.
22


Hoạt động 5: Mở rộng
- Ý tưởng thiết kế hoạt động: Giúp Hs mở rộng kiến thức về tác giả, tác phẩm.
- Nội dụng hoạt động: Học sinh về nhà tìm đọc các truyện ngắn khác của Thạch
Lam (Gió lạnh đầu mùa, Dưới bóng hoàng lan).
- Phương thức: Hướng dẫn Hs về nhà tìm sách, tài liệu trên mạng.
- Phương tiện: Câu hỏi hướng dẫn.
- Sản phẩm: Hs tìm đọc, tiết sau liên hệ.
Tiết 2
Hoạt động 1: Khởi động
- Ý tưởng thiết kế: rèn cho Hs khả năng quan sát, tự rút ra ý nghĩa từ các hình ảnh;
tạo tâm thế tìm hiểu nội dung tiếp theo.
- Nội dung hoạt động: Gv chiếu các bức ảnh chụp cảnh màn đêm, hình ảnh ngọn

đèn le lói trong đêm, hình ảnh những con người đang lao động trong đêm tối...
- Phương thức: Học sinh quan sát các hình ảnh và cảm nhận.
- Phương tiện: hình ảnh, câu hỏi gợi mở: Những bức ảnh trên gợi cho em điều gì?
- Sản phẩm: câu trả lời của Hs.
Gv dẫn dắt: Đêm tối vốn là thời điểm con người được nghỉ ngơi sau một ngày
lao động mệt mỏi. Nhưng ở phố huyện nghèo này, đêm tối lại là lúc mà các cư dân
nơi đây phải lặn lội, lần mò kiếm ăn. Sau đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu bức tranh phố
huyện lúc đêm tối.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Nội dung 3: Tìm hiểu bức tranh phố huyện lúc đêm tối
- Ý tưởng thiết kế:
+ Giúp Hs tìm hiểu về tương quan giữa ánh sáng – bóng tối, thấy được cảnh sống
nghèo khổ, quẩn quanh, tẻ nhạt của con người nơi phố huyện và cảm nhận của cô
bé Liên.
+ Giúp HS biết sử dụng máy tính để thiết kế phần trình chiếu.
23


+ Rèn kĩ năng hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Nội dung hoạt động: Gv hướng dẫn Hs thảo luận dựa trên các vấn đề:
Nhóm 1: Tìm hiểu về Tương quan ánh sáng và bóng tối.
Nhóm 2: Tìm hiểu về Cuộc sống của con người.
Nhóm 3: Tìm hiểu về Tâm trạng nhân vật Liên.
- Phương thức tổ chức: thảo luận nhóm, thiết kế bài trình chiếu của nhóm, cử đại
diện trình bày, nhóm khác phản biện.
- Phương tiện: máy tính.
- Sản phẩm: bài trình chiếu của từng nhóm.
Hoạt động của GV - HS

Nội dung cần đạt

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:

- Hình thức: Hs làm việc theo nhóm. 2. Phố huyện lúc đêm khuya:
- Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm

a. Tương quan giữa bóng tối và ánh
sáng
- Phố huyện về đêm ngập chìm trong
bóng tối:

Bước 1: Gv tổ chức 3 nhóm, các

+ “Đường phố và các ngõ con dần dần

nhóm tự thiết kế phần trình chiếu của chứa đầy bóng tối”.
nhóm mình.

+ “Tối hết con đường thẳm thẳm ra
sông, con đường qua chợ về nhà, các
ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa”.

Nhóm 1: Tương quan ánh sáng –  Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh
bóng tối.

hoạt của những con người nơi phố huyện.
- Ánh sáng của sự sống hiếm hoi, bé nhỏ:

Các câu hỏi:

+ Một khe sáng ở một vài cửa hàng.

+ Quầng sáng thân mật quanh ngọn

+ Tìm các chi tiết miêu tả ánh sáng và đèn chị Tí.
24


Hoạt động của GV - HS
bóng tối? Chỉ ra ý nghĩa biểu tượng?

Nội dung cần đạt
+ Một chấm lửa nhỏ trong bếp lửa bác
Siêu.
+ Ngọn đèn của Liên “thưa thớt từng
hột sáng lọt qua phên nứa”.
 Đó là thứ ánh sáng yếu ớt, le lói như
những kiếp người nghèo khổ nơi phố

+ Chỉ ra mối tương quan giữa ánh huyện.
sáng và bóng tối?

- Ánh sáng và bóng tối tương phản nhau:
Bóng tối bao trùm, dày đặc >< ánh sáng
mỏng manh, nhỏ bé.
- - Hình ảnh ngọn đèn con của chị Tí được
lặp lại nhiều lần (7 lần).

+ Hình ảnh ngọn đèn con của chị Tí

 Biểu tượng cho những kiếp người


xuất hiện mấy lần trong tác phẩm? nhỏ bé sống leo lét, tàn lụi trong đêm tối
Nêu ý nghĩa?

mênh mông của xã hội cũ.
b. Đời sống của những kiếp người

Nhóm 2: Cuộc sống của con người.

nghèo khổ trong bóng tối.

Các câu hỏi:

- Mẹ con chị Tí: mòn mỏi chờ đợi vài
người khách quen thuộc.
- Bác Siêu với gánh phở nặng trĩu – thức

+ Hình ảnh những kiếp người mưu quà quá xa xỉ.
sinh trong đêm được khắc họa như thế
nào?

+ Gia đình bác xẩm “ngồi trên manh
chiếu rách, cái thau sắt để trước mặt”,
“Góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu
bật trong im lặng”
+ Liên, An trông coi cửa hàng tạp hoá
25


×