Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP VẼ HÌNH CHIẾU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 22 trang )

TÊN CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP VẼ HÌNH CHIẾU
A. PHẦN CHUNG
- Tác giả: ……………………….
- Tên chuyên đề: “ Phương pháp vẽ hình chiếu ” được cấu trúc từ hai bài có nội
dung liên quan đó là:
Bài 1: Hình chiếu vuông góc
Bài 2: Hình chiếu trục đo
- Đối tượng là học sinh lớp :11
- Căn cứ để lựa chọn chuyên đề
+ Nội dung kiến thức bài có mối quan hệ với nhau
+ Nội dung bài học đề cập đến:
Bài 1
: Hình chiếu vuông góc
Bài 2
: Hình chiếu trục đo
1. Khái niệm
a. Thế nào là hình chiếu trục đo
b. Thông số cơ bản của hình chiếu trục đo
2. Hình chiếu trục đo vuông góc đều
a. Thông số cơ bản
b. Hình chiếu trục đo của hình tròn
3. Hình chiếu trục đo xiên góc cân
a. Góc trục đo
b. Hệ số biến dạng
4. Cách vẽ hình chiếu trục đo
a. Cách vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều
b. Cách vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân
Trên cơ sở phân tích bài như trên, có thể xác định chủ đề bài học gồm:
- Cách biểu diễn vật thể bằng các phép chiếu trong bản vẽ kĩ thuật.
- Phương pháp chiếu góc thứ 1
- Khái niệm và các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo


- Hình chiếu trục đo vuông góc đều và cách vẽ hình chiếu trục đo vuông
góc đều.
- Hình chiếu trục đo xiên góc cân và cách vẽ hình chiếu trục đo xiên góc
cân
- Khi triển khai nội dung có thể sử dung các phương pháp dạy học tích cực
phù hợp với điều kiện học tập của nhà trường.


-Dự kiến số tiết: 3 tiết
Tiết 1: Tìm hiểu về các phép chiếu và ứng dụng của các phép chiếu,tìm
hiểu hình chiếu vuông góc
Tiết 2:- Khái niệm và các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo
- Hình chiếu trục đo vuông góc đều và cách vẽ hình chiếu trục đo vuông
góc đều.
Tiết 3: - Hình chiếu trục đo xiên góc cân và cách vẽ hình chiếu trục đo
xiên góc cân. (Tiếp tục phần ôn luyện cách vẽ hình chiếu trục đo)
B. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong chuyên đề “ Phương pháp vẽ hình chiếu” học sinh có thể nắm được:
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của bài học
Bài học này sẽ được thực hiện trong 3 tiết với những mục tiêu sau:
* Kiến thức:
- Hiểu được phương pháp chiếu góc thứ 1
- Hiểu được khái niệm và các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo
- Hiểu các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo vuông góc đều và xiên
góc cân
* Kỹ năng:
- Biết được phương pháp chiếu góc thứ 1
- Biết cách vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều của vật thể đơn giản
- Biết cách vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân của vật thể đơn giản
- Đọc được bản vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản

* Thái độ:
- Nhận thức được tầm quan trọng của hình chiếu trục đo trong thiết kế kỹ
thuật.
- Thực hiện đúng quy trình vẽ các hình chiếu trục đo vuông góc đều và xiên
góc cân.
- Nghiêm túc trong khi làm việc
- Hứng thú trong học tập
- Tuân thủ theo những quy tắc khi trình bày bản vẽ, tính cẩn thận
2. Những năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
- Năng lực vẽ kỹ thuật
- Năng lực tính toán


- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật: HCVG, HCTĐ, MP hình chiếu
C. BẢNG MÔ TẢ CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
NỘI DUNG
1. Hình
chiếu
vuông
góc
2. Hình
chiếu
trục đo

NHẬN BIÊT
Hiểu được:

Hình chiếu
vuông góc sử
dụng phép
chiếu vuông
góc
-Thế nào là
hình chiếu
trục đo
- Góc trục đo,
hệ số biến
dạng
- Hình chiếu
trục đo vuông
góc đều
- Hình chiếu
trục đo xiên
góc cân

CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
THÔNG
VẬN DỤNG
HIỂU
- Hiểu được
-Biểu diễn các
các phép
khối hình học
chiếu
dựa vào hình
chiếu vuông
góc

- Hiểu được
cách dựng
hình chiếu
trục đo
- Cách dựng
hình chiếu
trục đo vuông
góc đều
- Cách dựng
hình chiếu
trục đo xiên
góc cân

- Dựng được
hình chiếu
trục đo vuông
góc đều
- Dựng được
hình chiếu
trục đo xiên
góc cân

VẬN DỤNG
CAO
-Từ vật thể vẽ
được cá hình
chiếu dựa vaò
phương pháp
chiếu góc
thứ1

- Từ hai hình
chiếu vẽ được
hình chiếu thứ
3
- Từ 3 hình
chiếu dựng
được hình
chiếu trục đo

D.THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

* Chuẩn bị của giáo viên
- Lập kế hoạch dạy học
- Các phiếu học tập cho các nhóm
- Phương tiện dạy học: Tranh vẽ phóng to các hình, máy chiếu
* Chuẩn bị của học sinh
- HS tìm hiểu nội dung chủ đề thông qua sách giáo khoa, mạng internet
2. Tiến trình dạy học chuyên đề
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục đích: Ôn lại kiến thức bài học trước như:
GV: cho hs quan sát bóng của vật thể được chiếu từ một nguồn sáng lên mặt
bàn mặt tường...cho ta khái niệm về hình chiếu,phép chiếu
Ở chương trình lớp 8 các em đã tìm hiểu về phép chiếu vuông góc và phép
chiếu song song


2. Nội dung
Vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã có em hãy xác định hình chiếu của
vật thể theo các phép chiếu

+ Phép chiếu song song
+ Phép chiếu vuông góc
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
a. Chuyển giao nhiệm vụ.
Giáo viên vẽ hình lên bảng yêu cầu học sinh làm bài tập vào nháp, đồng
thời giáo viên gọi 03 học sinh lên thực hiện trên bảng.
b. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh tiến hành làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên
c. Báo cáo, trình bày kết quả
- Khi hết thời gian làm bài, giáo viên yêu cầu học sinh hướng lên
bảng(hoạt động nhóm)
Hoạt động cá nhân: Học sinh tiến hành làm bài tập vào nháp
Hoạt động cả lớp: Cả lớp hướng lên bảng để xem kết quả 1 bạn lên bảng vẽ
hình.
Giáo viên gọi một em học sinh nhận xét bài của bạn và so sánh kết quả của bài
mình làm.
d.Sản phẩm, kết quả
Hình chiếu

a: vật chiếu
a’: Hình chiếu
aa’: Tia chiếu
α: Mặt phẳng hình chiếu
Các phép chiếu:


Phép chiếu song song: là phép chiếu mà các tia chiếu thì song song với nhau và
song song với phương chiếu L

Phép chiếu vuông góc: là phép chiếu mà các tia chiếu thì song song với nhau và

song song với phương chiếu L,mà L vuông góc với mặt phẳng hình chiếu
Phép chiếu vuông góc - ứng dụng trong hình chiếu vuông góc
Phép chiếu song song- ứng dụng trong hình chiếu trục đo
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Tiết 1: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
1. Mục đích
-Tiếp thu kiến thức mới về hình chiếu vuông góc ở bài 2 SGK Công nghệ 11, để:
- Xác định những nội dung kiến thức cơ bản hình chiếu vuông góc như: Thế nào
là phép chiếu, hướng chiếu,cách bố trí các hình chiếu theo phương pháp chiếu
góc thứ 1
- Vận dụng kiến thức về hình chiếu vuông góc để áp dụng vào những tình huống
thực tiễn
2. Nội dung


- Phương pháp chiếu góc thứ 1
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
a. Chuyển giao nhiêm vụ, thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động cả lớp
Như vậy các em đã làm việc: Vẽ hình chiếu từ hình vật thể sang các hình chiếu.
Vật thể

Hình chiếu

Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu về cách bố trí các hình chiếu trên cùng một
mặt phẳng( Hình chiếu vuông góc)
Tìm hiểu phương pháp chiếu góc thứ 1
Hoạt động cá nhân:
GV: Các em quan sát trên máy chiếu (sử dụng bài giảng powerpoint)


Quan sát trên hình vẽ xem vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng
hình chiếu đứng,hình chiếu bằng,hình chiếu cạnh.
Dự kiến câu trả lời: Vật thể được đặt trong một góc tạo bởi 3 mặt phẳng vuông
góc với nhau từng đôi một
GV: Chiếu vất thể lên ba mặt phẳng ta thu được các hình chiếu nào?
Dự kiến câu trả lời:
- Chiếu vật thể lên ba mặt phẳng P1, P2, P3 ta thu được các hinh chiếu vuông

góc tương ứng trên đó là A, B, C.
+ A : Hình chiếu đứng.


+ B : Hình chiếu cạnh.
+ C : Hình chiếu cạnh
GV: Đặc điểm của các đường biểu diễn :
Dự kiến câu trả lời:
+ Các đường bao, thấy sẽ thể hiện bằng nét liền đậm.
+ Các đường khuất sẽ thể hiện bằng nét gạch mảnh ( nét đứt ).
+ Các đường tâm, đường trục sẽ thể hiện bằng nét gạch chấm mảnh.
GV: Sau khi chiếu,mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh
được mở ra như thế nào?
Dự kiến câu trả lời:
Nếu ta chọn mặt phẳng hình chiếu đứng P1 là mặt phẳng bản vẽ, ta sẽ phải xoay
P2 và P3 về cùng mặt phẳng với P1 bằng cách :
+ Xoay P2 xuống phía dưới một góc 90o.
+ Xoay P3 sang phải một góc 90o
GV: rút ra kết luận
GV: sử dụng bài giảng và chiếu kết quả khi xoay các mặt phẳng



- Khi đó ta sẽ thu được hình chiếu vuông
góc của vật thể trên mặt phẳng bản vẽ.

Như vậy :
+ Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A.
+ Hình chiếu cạnh C sẽ đặt bên phải hình chiếu đứng A.
Hoạt động nhóm
Cho học sinh làm bài tập ứng dụng
+Dùng 1 viên bi nhỏ( coi như một điểm) biểu diễn trên 3 mặt phẳng hình chiếu
đứng, mp hình chiếu bằng, mp hình chiếu cạnh
+Dùng một cái thước( coi như một đường thẳng) biểu diễn trên 3 mặt phẳng
hình chiếu đứng,hình chiếu bằng,hình chiếu cạnh
+Dùng một hình tam giác( coi như một hình tam giác) ) biểu diễn trên 3 mặt
phẳng hình chiếu đứng,hình chiếu bằng,hình chiếu cạnh
Sau khi các nhóm thảo luân và đưa ra sản phẩm giáo viên kiểm tra và trình chiếu
lên màn chiếu để tất cả các hs đều năm được.
Hoạt động cả lớp
GV : Chuẩn bị các Hình hộp chữ nhật và lăng trụ, khối chóp, chóp cụt ,khối trụ
khối cầu, khối nón, nón cụt và các tấm bìa là các hình chiếu của các khối hình
đó yêu cầu học sinh ghép các hình chiếu đúng vào các khối hộp


GV: phát cho cả lớp mỗi em 8 tấm bìa hình khối và 8 tấm bìa hình chiếu yêu cầu
các em làm trong 5 phút
Sau khi làm xong gv yêu cầu một số học sinh giải thích cách ghép đó?

1-Hình hộp chữ nhật và lăng trụ


2-Hình chiếu của khối chóp, chóp cụt


3-Hình chiếu của khối trụ


4-Hình chiếu của khối cầu


5-Hình chiếu của khối nón, nón cụt
Tiết 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
1. Mục đích
-Tiếp thu kiến thức mới về hình chiếu trục đo ở bài 5 SGK Công nghệ 11, để:
- Xác định những nội dung kiến thức cơ bản hình chiếu trục đo như: Thế nào là
hình chiếu trục đo, các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo vuông góc đều và
xiên góc cân.
- Vận dụng kiến thức về hình chiếu trục đo để áp dụng vào những tình huống
thực tiễn
2. Nội dung
- Khái niệm hình chiếu trục đo và các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo
- Hình chiếu trục đo vuông góc đều, các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo
vuông góc đều, cách vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều.
- Hình chiếu trục đo xiên góc cân, các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo
xiên góc cân, cách vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân.
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
a. Chuyển giao nhiêm vụ, thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động cả lớp
Như vậy các em đã làm việc: Vẽ hình chiếu từ hình vật thể sang các hình chiếu.
Vật thể

Hình chiếu


Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu về cách chuyển từ các hình chiếu thành hình
vật thể (Hay còn gọi là hình chiếu trục đo)
Hình chiếu

Vật thể

II. Khái niệm
1. Thế nào là hình chiếu trục đo
Hoạt động cá nhân:
Các em quan sát hình 5.1 Sách giáo khoa trang 27


GV: Vật thể
có đặc điểm
gì?
Dự kiến học
sinh trả lời:
Vật thể được
gắn vào hệ
trục tọa độ
vuông góc O
XYZ với các
trục đặt theo ba chiều dài,rộng ,cao của vật thể
GV: Kết luận:
Một hình không gian ba chiều có gắn hệ trục toạ độ OXYZ, có 3 điểm A, B, C,
chiếu theo một phương l nào đó lên trên mặt phẳng (P ’) có được hệ trục tọa độ
mới O’X’Y’Z’ và vật thể có 3 điểm A’, B’, C’. Vật thể trên mặt phẳng (P’) được
gọi là hình chiếu trục đo.
Thế nào là hình chiếu trục đo?
Dự kiến học sinh trả lời: Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật

thể được xây dựng bằng phép chiếu song song.
Vật thể được chiếu lên mấy mặt phẳng hình chiếu?và theo mấy hướng
chiếu?
Dự kiến học sinh trả lời: Vật thể được chiếu lên 3 mặt phẳng hình chiếu,theo 1
hướng chiếu
Hướng chiếu l có đặc điểm gì? Tại sao phải có những đặc điểm ấy?
Dự kiến học sinh trả lời: Hướng chiếu l không song song với mặt phẳng hình
chiếu
Hình chiếu thu được thể hiện mấy chiều kích thước?
Dự kiến học sinh trả lời: Hình chiếu thu được 3 chiều của vật thể
Thế nào là hình chiếu trục đo?
Dự kiến học sinh trả lời: Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật
thể được xây dựng bằng phép chiếu song song.
GV: Kết luận HCTĐ
2. Thông số cơ bản của hình chiếu trục đo
a. Góc trục đo


Hoạt động cả lớp: Các em quan sát hình trên sẽ thấy trên mặt phẳng (P ’) có hệ
trục tọa độ O’X’Y’Z’ , góc giữa các trục tọa độ gọi là góc trục đo.
Hoạt động cá nhân: Em hãy tìm các góc trục đo của hình trên?
Dự kiến học sinh trả lời:
�' ' ' �
�' ' '
' ' '
Góc trục đo gồm có: X O Y , Y O Z , X O Z
b. Hệ số biến dạng
Hoạt động cả lớp:
- Hệ số biến dạng là tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên
trục tọa độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó.

Từ hình trên thấy hệ số biến dạng của các trục như sau:
O’A’/OA=p là hệ số biến dạng theo trục O’X’
O’B’/OB=q là hệ số biến dạng theo trục O’Y’
O’C’/OC=r là hệ số biến dạng theo trục O’Z’
III. Hình chiếu trục đo vuông góc đều
1. Thông số cơ bản
Hoạt động cá nhân
GV: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có những thông số cơ bản nào?
Dự kiến học sinh trả lời.
�' ' '

�' ' '
' ' '
- Góc trục đo gồm có: X O Y = Y O Z = X O Z = 1200
- Hệ số biến dạng: p = q= r =1

2. Hình chiếu trục đo của hình tròn
Hoạt động cả lớp: Giáo viên giới thiệu hình chiếu trục đo của đường tròn trên
các mặt phẳng của hình chiếu trục đo vuông góc đều.


Nhận xét: Trục dài của elip bằng 1,22d; trục ngắn của elip bằng 0,71d (trong đó
d là đường kính của hình tròn), các mặt phẳng nghiêng khác nhau thì trục dài và
trục ngắn quay khác nhau.
3. Cách vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều
Hoạt động cả lớp: GV chủ trì
Ví dụ: Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể có hình chiếu như hình 5.7 SGK
Cách 1: Như sách giáo khoa đã hướng dẫn trang 30, Vẽ các đường song song
với trục O’Y’ tịnh tiến vào phía trong
Bước 1: Vẽ hình chiếu trục đo của hình hộp ngoại tiếp có kích thước: dài

a, rộng b, cao c đặt lên ba trục đo theo các hệ số biến dạng của chúng.
Bước 2: Vẽ phần vát nghiêng bằng cách đặt chiều dài d của nó theo trục
’ ’
O X và chiều cao e và f theo trục O’Z’ .
Bước 3: Tẩy các đường nét phụ, tô đậm các cạnh thấy và hoàn thiện các
hình chiếu trục đo của vật thể
Cách 2: Vẽ các đường song song với trục O’Y’ tịnh tiến vào phía trong
Bước 1: Vẽ hình chiếu đứng của vật thể lên mặt phẳng X’O’Z’
Bước 2: Từ các góc của vật thể kẻ các đường song song với trục O ’Y’ có
khoảng cách b là chiều rộng của vật thể. Sau đó nối các điểm có được bằng các
đường thẳng song song với các cạnh của hình chiếu đứng.
Bước 3: Tẩy các đường nét phụ, tô đậm các cạnh thấy và hoàn thiện các
hình chiếu trục đo của vật thể.
IV. Hình chiếu trục đo xiên góc cân
1. Các thông số cơ bản
Hoạt động cả lớp:
GV: Hình chiếu trục đo xiên góc cân có những thông số cơ bản nào?
Dự kiến học sinh trả lời.
�' ' '

�' ' '
' ' '
- Góc trục đo gồm có: X O Y = Y O Z = 1350, X O Z = 900
Góc trục đo có 2 dạng như sau:


- Hệ số
biến
dạng: p = r =1, q =0,5
2. Cách vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân (tương tự như cách vẽ hình

chiếu trục đo vuông góc đều)
Hoạt động cả lớp: GV chủ trì
Ví dụ: Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể có hình chiếu như hình 5.7 SGK
Cách 1: Như sách giáo khoa đã hướng dẫn trang 30, Vẽ các đường song song
với trục O’Y’ tịnh tiến vào phía trong
Bước 1: Vẽ hình chiếu trục đo của hình hộp ngoại tiếp có kích thước: dài
a, rộng b, cao c đặt lê ba trục đo theo các hệ số biến dạng của chúng.
Bước 2: Vẽ phần vát nghiêng bằng cách đặt chiều dài d của nó theo trục
’ ’
O X và chiều cao e và f theo trục O’Z’ .
Bước 3: Tẩy các đường nét phụ, tô đậm các cạnh thấy và hoàn thiện các
hình chiếu trục đo của vật thể
Cách 2: Vẽ các đường song song với trục O’Y’ tịnh tiến vào phía trong
Bước 1: Vẽ hình chiếu đứng của vật thể lên mặt phẳng X’O’Z’
Bước 2: Từ các góc của vật thể kẻ các đường song song với trục O ’Y’ có
khoảng cách b là chiều rộng của vật thể. Sau đó nối các điểm có được bằng các
đường thẳng song song với các cạnh của hình chiếu đứng.
Bước 3: Tẩy các đường nét phụ, tô đậm các cạnh thấy và hoàn thiện các
hình chiếu trục đo của vật thể.


Lưu ý: Khi kẻ các đường song song với trục O ’Y’ lưu ý đến hệ số biến dạng
q=0,5
3. Sản phẩm, kết qủa
- Học sinh hiểu được thế nào là hình chiếu trục đo và các thông số cơ bản
- Học sinh biết vận dụng những kiến thức cơ bản để biết cách thực hiện vẽ các
hình chiếu trục đo theo yêu cầu.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.
1. Mục đích
Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt

động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
2. Nội dung
Làm bài tập Gv giao.
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu học sinh làm các bài tập sau.
GV: Giới thiệu cách làm theo từng phương án và từng loại hình chiếu trục đo
Các bài tập giáo viên giao làm theo từng bước
1. Hoạt động cá nhân
2. Hoạt động nhóm
3. Hoạt động cả lớp
Bài tập 1: Vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều và của vật thể có hình chiếu
như sau:

Đáp án
Bài tập 2: Vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều và của vật thể có hình chiếu
như sau:

Đáp án


Bài tập 3: Vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều và của vật thể có hình chiếu
như sau:

Đáp án
Bài tập 4: Vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều và của vật thể có hình chiếu
như sau: (Bài tập nâng cao)

b.Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải

quyết các bài tập tình huống được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Làm việc nhóm: Từng thành viên trong nhóm trình bày, sau đó trao đổi và
thống nhất trong nhóm kết quả hoàn thành bài tập tính huống.
c.Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Làm việc cả lớp
- Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
d.Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3
Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh
giá và đánh giá đồng đẳng.
Ghi kết quả đánh giá vào vở.
e. Sản phẩm học tập


Ghi chép kết quả bài tập, có bổ sung, chỉnh sửa sau khi thảo luận nhóm và làm
việc cả lớp.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
1. Mục đích
Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học ở lớp để phân tích, đánh giá
về các bài tập đã làm. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội
được.
2. Nội dung
- Giáo viên đưa ra một số câu hỏi định hướng để qua đó học sinh nắm
vững kiến thức trọng tâm của bài học
- Gv đưa các dạng bài tập về vẽ hình chiếu thứ 3
-Gv giao bài tập từ vật thể vẽ 3 hình chiếu
- Gv yêu cầu học sinh dựng hình chiếu trục đo từ 3 hình chiếu
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá cách vẽ hình chiếu trục đo
- Đề xuất ý kiến hoặc cách thực hiện khác.
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động

Giáo viên hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu về các bài tập trang 36, SGK Công
nghệ 11
4. Sản phẩm học tập


HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Mục đích
Hoạt động nhóm tìm hiểu về cách vẽ hình chiếu thứ 3,cách vẽ nhanh vật
thể đơn giản từ 2 hình chiếu
Giáo viên giao cho HS:
1.Quan sát một số chi tiết về sản phẩm cơ khí rồi vẽ các hình chiếu
vd: tay nắm cửa
2. Tìm hiểu thêm về các loại bản vẽ thiết kế từ các hình chiếu
Sau đó nộp báo cáo kết quả tìm hiểu thực tiễn.
2. Nội dung và kĩ thuật thực hiện
Học sinh tra cứu trên mạng internet, tìm đọc sách liên quan đến nội dung
bài học để tìm hiểu thêm
- Một số chi tiết về sản phẩm cơ khí rồi vẽ các hình chiếu vd: tay nắm cửa
-Tìm hiểu thêm về các loại bản vẽ thiết kế từ các hình chiếu
Hoạt động cá nhân
Giáo viên giao cho HS:
Bài tập: Vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều và xiên góc cân của vật thể
có hình chiếu như sau:

3.
Sản
phẩm học tập
Ghi chép và lưu lại hình ảnh thu thập được về hình chiếu trục đo và hình chiếu
vuông góc



E. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CHUYÊN ĐỀ
Bài tập Nhận Biết
Tìm sự tương quan giữa vật thể và hình chiếu?

Bài tập thông hiểu:
Bài tập sgk trang24
Bài tập vận dụng :
Vẽ hình chiếu thứ 3 và dựng hình chiếu trục đo


Bài tập vận dụng cao
Bài 1: Cho vật thể có hình chiếu đứng và hình chiếu bằng như hình vẽ,
hãy vẽ hình chiếu cạnh và hình chiếu trục đo của vật thể?

Bài 2:Cho vật thể như hình vẽ, hãy vẽ 3 hình chiếu của vật thể ?
(Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh)

Cho vật thể có hình chiếu đứng và hình chiếu bằng như hình vẽ, hãy vẽ
hình chiếu cạnh và hình chiếu trục đo của vật thể?



×