Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

TÌM HIỂU 11 LOẠI HÌNH DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.79 KB, 9 trang )

Tổng Quan Du Lịch

CHƯƠNG 3: CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH VÀ SẢN PHẨM
DU LỊCH
Tìm hiểu một số loại hình du lịch gần nghĩa với du lịch sinh thái.
 BÀI LÀM
Để trình bài về một số loại hình du lịch gần nghĩa với du lịch sinh thái,
trước tiên em xin trình bày định nghĩavề du lịch sinh thái:
- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá
bản địa, gắn bó với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo
tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương.
- Theo như định nghĩa trên ta sẽ phân tích theo ba hợp phần:
+ Nguồn gốc, cở sở hình thành du lịch sinh thái: dựa vào thiên nhiên
và văn hoá bản địa.
+ Điều kiện của du lịch sinh thái: gắn bó với giáo dục môi trường, có
đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững.
+ Cộng đồng địa phương là chân để phát triển: sự tham gia tích cực
của cộng đồng địa phương.
-

Dựa theo phân tích trên ta sẽ có một số khái niệm về loại hình

du lịch gần nghĩa với du lịch sinh thái:
1. Du lịch thiên nhiên ( Nature Tourism)
- Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism) là loại hình du lịch
dựa vào những điểm thu hút tự nhiên của khu vực, hứa
hẹn cho sự phát triển kinh tế bền vững và bảo tồn môi
trường sống hoang dã, cải thiện phúc lợi của người dân
địa phương.
- Du lịch thiên nhiên khá giống với du lịch sinh thái:



1|Page


Tổng Quan Du Lịch

+ Cơ sơ hình thành: dựa vào những điểm thu hút tự nhiên của
khu vực.
+ Ý nghĩa: hứa hẹn cho sự phát triển kinh tế bền vững và bảo
tồn môi trường sống hoang dã.
+ Lợi ích cộng đồng địa phương: cải thiện phúc lợi của người
dân địa phương.
 “ Chỉ có du lịch tự nhiên được quản lý bền vững, hỗ trợ
cho sự bảo tồn và được giáo dục về môi trường mới được
coi là du lịch sinh thái và du lịch sinh thái được coi là
đồng nghĩa với du lịch tự nhiên đích thực” (Boo, 1990,
theo L.Hens, 1998).
2. Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature – Based Tourism)
- Du lịch dựa vào tự nhiên ( Nature – Based Tourism) là loại
hình du lịch được thực hiện chủ yếu với mục đích là
thưởng thức thắng cảnh thiên nhiên và tham gia vào các
hoạt động dựa vào thiên nhiên, góp phần tạo thành phần
kinh tế quan trọng trong ngành du lịch.
- Du lịch dựa vào tự nhiên cũng được tạo thành từ các hợp
phần:
+ Nguồn gốc, chất liệu du lịch: thưởng thức thắng cảnh thiên
nhiên và tham gia vào các hoạt động dựa vào thiên nhiên.
+ Lợi ích: góp phần tạo thành phần kinh tế quan trọng trong
ngành du lịch.
3. Du lịch môi trường ( Environment Tourism)

- Du lịch môi trường ( Environment Tourism) là loại hình du
lịch diễn ra trong khung cảnh thiên nhiên với một sự nhấn
mạnh trên sự hiểu biết và bảo tồn môi trường tự nhiên.

2|Page


Tổng Quan Du Lịch

- Du lịch môi trường là đi đến các môi trường độc đáo, đáng
chú ý và đang bị đe doạ trên toàn thế giới. Đi du lịch đến
một nơi môi trường đang bị đe doạ để cung cấp hỗ trợ,
bảo vệ nó. Góp phần chủ động hơn trong việc bảo tồn
thiên nhiên. Giáo dục được khuyến khích cho du khách,
cộng đồng địa phương có nhiều kiểm soát việc bảo tồn
môi trường xung quanh và văn hoá trong khi tiếp tục gặt
hái những lợi ích của môi trường du lịch.
4. Du lịch đặc thù ( Particular Tourism)
- Du lịch đặc thù (Particular Tourism) là loại hình du lịch
dựa vào các yếu tố độc đáo, nổi bật, duy nhất, nguyên bản
và đại diện cho tự nhiên, nhân văn của từng điểm du lịch,
tạo được ấn tượng với du khách bởi tính độc đáo và sáng
tạo. Góp phần tích cực trong vệc giữ gìn, bảo vệ môi
trường tự nhiên, bản sắc văn hoá dân tộc. Nhằm nâng cao
nâng lực cạnh tranh, tạo sự khác biệt, hấp dẫn cho từng
địa phương góp phần phát triển kinh tế du lịch.
- Du lịch đặc thù được phân tích như sau:
+ Cơ sở hình thành: dựa vào đặc điểm nổi bật, độc đáo của tự
nhiên
+ Ý nghĩa: góp phần tích cực trong việc giữ gìn bảo vệ môi

trường tự nhiên, bản sắc văn hoá dân tộc.
+Lợi ích kinh tế: nâng cao sức cạnh tranh, hấp dẫn cho từng địa
phương, phát triển kinh tế du lịch.
5. Du lịch xanh ( Green Tourism)
- Du lịch xanh (Green Tourism) là loại hình du lịch dựa vào
tự nhiên và văn hoá, có giáo dục môi trường, đóng góp

3|Page


Tổng Quan Du Lịch

cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia
tích cực của cộng đồng địa phương.
- Du lịch xanh cũng gồm ba hợp phần chính:
+ Cơ sở hình thành: du lịch xanh dựa vào tự nhiên và văn hoá
+ Ý nghĩa: bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa đang sinh học, văn
hoá cộng đồng và phát triển bền vững.
+ Lợi ích kinh tế với cộng đồng địa phương: mang lại nguồn
lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc và nâng cao thu
nhập cho cộng đồng người dân địa phương.
6. Du lịch thám hiểm ( Advanture Tourism)
- Du lịch thám hiểm là loại hình du lịch liên quan đến hoạt
động khám phá những miền đất xa xôi hẻo lánh, hứa hẹn
những cuộc phiêu lưu và nhiều điều bất ngờ .
- Du lịch mạo hiểm phát triển cùng với xu hướng của thời
đại trẻ có khuynh hướng muốn trải qua những cảm giác
mạnh, những kinh nghiệm bất ngờ, khác hẳn với những kì
nghỉ truyền thống.
- Du lịch mạo hiểm có phần khác với “du lịch sinh thái” là

không đề cập đến vấn đề giáo dục môi trường, bảo tồn
thiên nhiên và mối quan hệ với cộng đồng địa phương.
7. Du lịch bản sứ ( Indigenous Tourism)
- Du lịch bản xứ ( Indigenous Tourism) là du lịch mà trực
tiếp tham gia vào những người dân bản xứ, hoặc bằng
cách cho phép họ quản lý một trang web hoặc làm văn hóa
bản địa tập trung cho một điểm đến. Một khách du lịch
bản địa tập trung thường là một khách du lịch quốc tế
hoặc trong nước, người tham gia hoặc đảm nhận ít nhất
một hoạt động du lịch bản địa trong một kỳ nghỉ, như đến
4|Page


Tổng Quan Du Lịch

thăm các điểm văn hóa hoặc các cộng đồng bản địa, trải
qua các điệu múa truyền thống, nghệ thuật và hàng thủ
công, và đi du lịch đến các vùng bản xứ từ xa .
8. Du lịch có trách nhiệm (responsibible Tourism)
- Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism) là việc hạn
chế tối đa các tác động tiêu cực về kinh tế, đảm bảo tính
toàn vẹn môi trường, tạo sự công bằng xã hội và phát huy
các giá trị và tôn trọng văn hoá địa phương, tạo ra lợi ích
kinh tế lớn hơn, nâng cao phúc lợi cho người dân địa
phương, góp phần tích cực vào việc bảo tồn di sản văn
hoá thiên nhiên.
9. Du lịch nhạy cảm ( Sensitized Tourism)
- Du lịch nhạy cảm ( Sensitized Tourism) là loại hình du lịch
đi đến những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường
được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít các tác hại và

gây ra với quy mô nhỏ nhất, giúp giáo dục du khách, tạo
quỹ để bảo vệ môi trường, đem lại nguồn lợi kinh tế và sự
tự quản lí cho người dân địa phương, khuyến khích tôn
trọng các giá trị về văn hoá và quyền con người.
- Du lịch nhạy cảm nhìn chung cũng gồm ba hợp phần:
+ Cơ sở hình thành ( chất liệu, nguồn gốc): dựa vào
những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo
vệ.
+ Ý nghĩa: gây ra ít tác hại và gây ra với quy mô nhỏ nhất,
giúp giáo dục du khách, tạo quỹ bảo vệ môi trường,
khuyến khích tôn trọng các giá trị về văn hoá và quyền
con người.

5|Page


Tổng Quan Du Lịch

+ Lợi ích đối với cộng đồng địa phương: đem lại nguồn
lợi kinh tế và sự tự quản lí cho người dân địa phương.
10.Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism)
- Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism) là loại hình du lịch
dựa trên các hoạt động liên quan đến văn hoá và di sản,
món ăn truyền thống, thủ công mỹ nghệ, toà nhà thu hút
khách du lịch. Du lịch nhà tranh thường có quy mô nhỏ
được quản lý bởi các hộ gia đình nông thôn nhằm tăng thu
nhập bổ sung, góp phần thúc đẩy phát triển nông thôn.
- Du lịch nhà tranh:
+ Cơ sở hình thành: dựa vào các hoạt động liên quan đến văn
hoá, di sản, món ăn truyền thống…có quy mô nhỏ

+ Lợi ích cộng đồng địa phương: được quản lý bơi các hộ gia
đình nông thô, tăng thu nhập bổ sung, thúc đẩy phát triển
nông thôn.
11.Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)
- Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và
nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự
nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện
lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó
phục vụ vào.
- Theo Liên minh Bảo tồn Thế giới ( World Conservation
Union, 1996), du lịch bền vững là là việc di chuyển và tham
quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi
trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả
những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và
cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động

6|Page


Tổng Quan Du Lịch

thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia
chủ động về kinh tế- xã hội của cộng đồng địa phương.
- Như “ Du lịch sinh thái”, du lịch bền vững cũng có 3 hợp
phần chính:
+ Thân thiện môi trường: đến các vùng tự nhiên một cách có
trách nhiệm với môi trường, giảm thiểu các tác động đối với
môi trường và nâng cao lợi ích tối đa cho môi trường.
+ Gần gũi với văn hoá và xã hội: khuyến cáo bảo tồn giá trị
tự nhiên, đánh giá cao giá trị văn hoá.

+ Lợi ích cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương có
thể thực hiện lâu dài, mang lại lợi ích cho sự tham gia chủ
động kinh tế- xã hội của cộng đồng địa phương.

7|Page


Tổng Quan Du Lịch

Nguồn tham khảo:
1. />2. />ental-tourism.aspx
3. />4. Cottage Tourism for Rural Development
5. Indigenous People and Tourism: Australia & Canada
6. Tạp chí Khoa học, Đại học Đồng Nai, số 01-2016

8|Page


Tổng Quan Du Lịch

9|Page



×