Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

khóa luận tốt nghiệp đánh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ĐỨC ANH
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa

: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ĐỨC ANH
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Hải

Thái Nguyên, năm 2018



i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS.
Nguyễn Thanh Hải đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Viện Kỹ thuật và Công
nghệ Môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho phép em sử dụng cơ sở vật
chất và trang thiết bị trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ trong Viện Kỹ thuật và Công
nghệ Môi trường đã luôn giúp đỡ và ủng hộ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cũng
như những đóng góp về chuyên môn cho em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian có hạn, khả năng nghiên
cứu của bản thân còn hạn chế, nên kết quả nghiên cứu có thể còn nhiều thiết
sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, các bạn và
những người đang quan tâm đến vấn đề đã trình bày trong khóa luận, để khóa
luận được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng năm 2018
Sinh viên

NGUYỄN ĐỨC ANH


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu nước mặt .................................................................. 15
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu nước mặt .................. 16
Bảng 3.3. Vị trí lấy mẫu nước thải .................................................................. 17

Bảng 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu nước thải .................. 17
Bảng 4.1. Vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt .................................................. 26
Bảng 4.2. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại thủy vực nước động trên
địa bàn quận Hà Đông tháng 9 năm 2017....................................... 27
Bảng 4.3. Kết quả phân tích tại các thủy vực nước tĩnh trong quận Hà Đông
tháng 9 năm 2017 ............................................................................ 30
Bảng 4.4. Kết quả phân tích nước ao tại các làng nghề tháng 9 năm 2017 .... 32
Bảng 4.5. Kết quả phân tích nước tại các điểm xả thải của làng nghề (dệt
nhuộm) năm2017 ............................................................................ 34
Bảng 4.6. Kết quả phân tích nước thải khu công nghiệp tháng 9 năm 2017 .. 35


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Vị trí của quận Hà Đông, thành phố Hà Nội................................... 19
Hình 4.2. Biểu đồ nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2017 .................. 21
Hình 4.3. Hàm lượng COD trong các dòng chảy động trên địa bàn quận Hà
Đông ......................................................................................... 29
Hình 4.4. Hàm lượng BOD5 trong các dòng chảy động trên địa bàn quận Hà
Đông ................................................................................................ 29
Hình 4.5. Hàm lượng NH4 trong các dòng chảy động trên địa bàn quận Hà
Đông ................................................................................................ 29
Hình 4.6. Biểu đồ sự biến đổi hàm lượng COD trong nước năm 2017 .......... 32
Hình 4.7. Biểu đồ sự biến đổi hàm lượng BOD5 trong nước năm 2017 ......... 33
Hình 4.8. Sự biến đổi hàm lượng BOD5 trong nước thải năm 2017............... 36
Hình 4.9. Sự biến đổi hàm lượng COD trong nước thải năm 2017 ................ 37
Hình 4.10. Sự biến đổi hàm lượng TSS trong nước thải năm 2017 ............... 38
Hình 4.11. Quy trình xử lý nước thải bệnh viện 103 ...................................... 39
Hình 4.12. Một số hình ảnh công trình xử lý nước thải bệnh viện ................. 40



iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BYT

Bộ Y tế

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

MT

Môi trường


NQ-CP

Nghị quyết- chính phủ

QCVN

Quy chuẩn việt nam



Quyết định

QH

Quốc hội

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii

DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ............................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài ............................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ........................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................ 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ..................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ....................................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm chung.................................................................... 4
2.1.2. Các thông số về chất lượng nước...................................................... 5
2.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 6
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 7
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới .................................................. 7
2.3.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam .................................................. 8
2.3.3. Hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước của quận Hà Đông 11
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 14
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 14


vi

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 14
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................... 14
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 14

3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của quận
Hà Đông, thành phố Hà Nội ..................................................................... 14
3.3.2. Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn quận Hà
Đông .......................................................................................................... 14
3.3.3. Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải trên địa bàn quận Hà
Đông .......................................................................................................... 14
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nước trên địa bàn
quận Hà Đông ........................................................................................... 14
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 15
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp .................. 15
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích ................................................. 15
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích thống kê .......... 18
3.4.4. Phương pháp so sánh kết quả.......................................................... 18
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 19
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của quận Hà
Đông, thành phố Hà Nội .............................................................................. 19
4.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 19
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................ 22
4.2. Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn quận Hà Đông 26
4.2.1. Đánh giá thực trạng chất lượng nước tại các thủy vực nước động. 26
4.2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng nước tại các thủy vực nước tĩnh .. 30
4.2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt tại khu vực làng nghề .. 31
4.3. Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải trên địa bàn quận Hà Đông 33
4.3.1. Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải sản xuất từ làng nghề ... 33


vii

4.3.2. Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải sản xuất từ điểm, cụm,
khu công nghiệp ........................................................................................ 35

4.3.3. Đánh giá thực trạng nguồn nước thải từ các bệnh viện, trung tâm y tế ... 38
4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nước trên địa bàn quận
Hà Đông ....................................................................................................... 41
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 43
5.1. Kết luận ................................................................................................. 43
5.2. Kiến nghị............................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước là khởi nguồn của sự sống trên trái đất, đồng thời cũng là nguồn
để duy trì sự sống tiếp tục nơi đây. Sinh vật không có nước sẽ không thể sống
nổi và con người nếu thiếu nước cũng sẽ không thể tồn tại. Trong quá trình
hình thành nên sự sống trên Trái đất, nước và môi trường nước đóng vai trò
rất quan trọng. Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ. Trong quá
trình trao đổi chất nước đóng vai trò trung tâm. Nước có ảnh hưởng đến khí
hậu và là nguyên nhân gây ra thời tiết. Là thành phần quan trọng của các tế
bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp.
Vậy, nước là cội nguồn của sự tồn tại. Vai trò của nước là muôn màu,
muôn vẻ và nước quyết định mọi sự sống trên trái đất. Nước là một nhu cầu
cơ bản trong đời sống hằng ngày của mọi người và đang trở thành đòi hỏi bức
bách trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho nhân dân,
cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên địa
bàn Hà Nội nói chung và địa bàn quận Hà Đông nói riêng. Điều đặc biệt quan
trọng là vấn đề chất thải lỏng của các Công ty, đơn vị sản xuất kinh doanh và

hộ gia đình trên địa bàn Quận đều chưa qua xử lý mà xả thẳng vào hệ thống
thoát nước chung của thành phố.
Tình trạng trên dẫn đến một thực tế là hiện nay chất lượng nước sông Tô
Lịch, sông Nhuệ, các kênh mương tiêu thoát, các cống ngầm,… đang bị ô nhiễm
nặng và đều chứa các hợp chất vô cơ, các hợp chất nitơ, vi sinh vật, chất rắn lơ
lửng vượt Tiêu chuẩn cho phép hàng chục và thậm chí hàng trăm lần. Tại một
số vị trí sau khi quan trắc đã phát hiện một số chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng của


2

nước thải sinh hoạt và hàm lượng kim loại nặng vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều
lần, khiến cho nước có màu đen, mùi hôi thối, đặc biệt là vào mùa khô.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước trên địa bàn quận Hà
Đông, thành phố Hà Nội nhằm đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng
cao chất lượng nước trên địa bàn quận Hà Đông.
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn quận Hà Đông.
- Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải trên địa bàn quận Hà Đông.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nước trên địa bàn quận
Hà Đông.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố thêm những kiến thức thực tế về lĩnh vực nghiên cứu, nâng
cao khả năng tiếp cận thu thập và xử lý thông tin.
- Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra kinh nghiệm phục vụ cho công
tác sau này.

- Bổ sung tư liệu học tập cho sinh viên.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Cung cấp nhanh các thông tin cần thiết về môi trường cho Lãnh đạo
Quận góp phần giải quyết kịp thời các sự cố môi trường và các bức xúc của
nhân dân trong lĩnh vực môi trường và Tài nguyên nước.
- Kết quả của Nhiệm vụ góp phần giúp UBND quận Hà Đông có được
các thông tin chính xác về hiện trạng môi trường của Quận để từ đó chỉ đạo


3

công tác quản lý môi trường trên địa bàn của Quận đạt hiệu quả cao nhằm
giảm thiểu, phòng ngừa, ứng phó với các sự cố môi trường trong tương lai.
- Góp phần nâng cao năng lực quản lý về môi trường cho các cán bộ
chuyên trách về môi trường trong công tác hoạch định và đưa ra các biện
pháp hữu hiệu hơn trong công tác bảo vệ môi trường của Quận.
- Sản phẩm của Nhiệm vụ có thể làm cơ sở khoa học phục vụ cho công
tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Một số khái niệm chung
2.1.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của nước
- Nước là nguồn tài nguyên tái tạo, bao phủ 3/4 bề mặt Trái đất. Trong
đó nước biển chiếm 97%, còn nước ao hồ, sông suối và nước ngầm chỉ chiếm
1%, nhưng lại là nguồn nước quan trọng đối với con người, là nguồn cung cấp

nước cho nông nghiệp, công nghiệp và cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày.
- “Tài nguyên nước”: là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có
thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt
động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường.[9]
- “Nguồn nước ngọt”: Tổng các nguồn nước ngọt được tái sử dụng bao
gồm cả dòng chảy của các song và nguồn nước ngầm từ nước mưa trong nước
và các dòng chảy bắt nguồn từ nước khác. [9]
- “ Nước sạch” theo Quyết định số 09/2005/QĐ - BYT ngày 11 tháng 3
năm 2005 của bộ trưởng Y tế là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá
nhân và hộ gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp. [9]
- Như ta đã biết 70% cơ thể là nước chính vì thế mà nước rất cần cho
cuộc sống hàng ngày của con người và nước còn đưa vào cơ thể con người
nhiều nguyên tố cần thiết như iôt(I), sắt(Fe), Fluo(F), Kẽm(Zn), Đồng(Cu)...
2.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm nước và nguồn gốc
+ Khái niệm ô nhiễm nước:
- Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần, về tính chất vật lý,hóa
học,sinh học của môi trường nước. Vượt quá các tiêu chuẩn cho phép ảnh
hưởng đến sinh vật.


5

Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người
và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
+ Nguồn gốc gây ô nhiễm nước :
- Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hay nhân tạo. Ô
nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên như mưa rơi, khu công nghiệp. Các chất
gây bẩn có thể là nguồn gốc sinh vật tạo nên như xác động thực vật. Ô nhiễm
nhân tạo chủ yếu do các hoạt động của con người, như chất thải sinh hoạt,
công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải gây nên.

+ Các xu hướng chính thay đổi chất lượng nước khi bị ô nhiễm:
- Giảm độ pH của nước ngọt
- Tăng hàm lượng các ion Ca 2+, Mg2+, SO42- trong nước ngầm và nước sông
- Tăng hàm lượng các KLN (Pb, Hg, Cd, As, Cu, Zn…) và các anion
PO43-, NO2-, NO3-…
- Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm (từ nước
thải, khí quyển và CTR)
- Tăng hàm lượng các hợp chất hữu cơ (khó bị phân hủy sinh học)
- Giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước tự nhiên do các quá trình ôxy hóa
- Giảm độ trong của nước.
2.1.2. Các thông số về chất lượng nước
2.1.2.1. Thông số vật lý
- Nhiệt độ: Nhiệt độ nước là đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi
trường và khí hậu. Nước mặt thường có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi
trường, nước ngầm có nhiệt độ ổn định hơn.
- Độ màu: Thường do các chất bẩn trong nước tạo nên như: Sắt,
mangan, chất mùn humic, các loại thủy sinh, do nước thải sinh hoạt hoặc
nước thải công nghiệp.


6

- Độ đục: Nước có độ đục lớn chứng tỏ có nhiều cặn bẩn hoặc làm
lượng chất lơ lửng cao.
- Mùi vị: Mùi trong nước thường do các hợp chất hóa học, hợp chất
hữu cơ hay sản phẩm từ quá trình phân hủy vật chất gây nên.
2.1.2.2. Thông số hóa học
Thông số hóa học phản ánh những đặc tính hóa học hữu cơ và vô cơ
của nước.
+) Đặc tính hóa hữu cơ của nước thể hiện trong quá trình sử dụng ô xy

hòa tan trong nước của các loại vi khuẩn, vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ.
+) Đặc tính vô cơ bao gồm độ mặn, độ cứng, độ pH, độ axít, độ kiềm,
lượng chứa các ion Mangan (Mn), Clo (Cl), Sunfat (So4, những kim loại nặng
như Thủy ngân (Hg), Chì (Pb), Crôm (Cr), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), các hợp
chất chứa Nitơ hữu cơ, amôniac (NH, No, No) và Phốt phát.
2.1.2.3. Thông số sinh học
Bao gồm các loại vi khuẩn, virut gây bệnh, nguyên sinh động vật, tảo…
các vi sinh vật trong mẫu nước phân tích bao gồm có E.Coli và Colifom chịu
nhiệt. Đố với nước cung cấp cho sinh hoạt yêu cầu chất lượng cao, trong đó
đặc biệt chú ý đến thông số này.
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/06/2012.
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước mặt.
- QCVN 40:2011/BTNMT Quy Chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước
thải công nghiệp.


7

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết thi hành một số điều của luật BVMT.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ tài nguyên
môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
kế hoạch bảo vệ môi trường.
* Các TCMT, QCMT liên quan đến chất lượng nước
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước mặt.

- TCVN 6185:2015 về chất lượng nước - Kiểm tra và xác định độ màu
- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1: 2006) Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải
sinh hoạt
- QCVN 40:2011/BTNMT Quy Chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước
thải công nghiệp.
- QCVN 50:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng
chất thải nguy hại.
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới
Hiện nay, ô nhiễm nguồn nước là một trong những vấn đề đáng lo ngại
của toàn cầu, ô nhiễm nước đã hủy hoại môi trường tự nhiên và ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cuộc sống của nhân loại. Kể từ thập niên 60 của thế kỷ
trước, ô nhiễm nước đã gia tăng với tốc độ nhanh chóng. Mỗi năm, thế giới
tạo ra 400 tỷ tấn chất thải công nghiệp, phần lớn trong số đó chưa qua xử lý
mà được đổ thẳng xuống sông, hồ, đại dương,...
Vấn đề về Tài nguyên Nước được thực hiện trong tổ chức Liên Hợp
Quốc, các chương trình và các quỹ có vai trò đáng kể trong việc giải quyết


8

mối quan tâm tới nước ngọt của toàn cầu. Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới
năm 2002 về vấn đề phát triển bền vững và bắt đầu thiên niên kỷ của Tài
nguyên Nước đã đặt mục tiêu phát triển và hỗ trợ các nước thành viên để đạt
được các mục tiêu và các chỉ tiêu về nước sạch và vệ sinh môi trường. Công
việc của tổ chức bao gồm tất cảc các khía cạnh của nguồn nước ngọt bao gồm
cả tài nguyên nước và các dòng chảy sông ngòi, nước ngầm và nước biển [8].
Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3,

tập trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km3), còn lại trong khí quyển và
thạch quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong
băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước
trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối
0,00007% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng
xuất phát từ nước mưa (lượng mưa trên trái đất 105.000km3/năm. Lượng nước
con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km3, trong đó 8% cho sinh
hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp.[8]
2.3.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
- Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào, có ý
nghĩa quan trọng không chỉ cho việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp mà cho cả phát triển thủy điện, giao thông vận tải…
Nguồn tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.[7]
- Nguồn nước mặt: Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc. Mật độ
sông ngòi là 0,12km/km2, dọc ven biển cứ khoảng 10km lại có một cửa sông.
Nếu chỉ kể các sông suối có chiều dài 10km trở lên đã có khoảng 2.560 con
sông, bao gồm 124 hệ thống sông với tổng diện tích lưu vực 292.470km2,
được phân bố ở khắp các vùng. Ở phía bắc có hệ thống sông Hồng, sông Thái
Bình, sông Đà,... ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có sông Tiền, sông Hậu; ở
Tây Nguyên có sông Xêrê pốk, sông Xê Xan, sông Ba, ở Đông Nam Bộ có


9

sông Đồng Nai,... Tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 840 tỷ m3, trong
đó riêng lượng nước hình thành trong nội địa là 328 tỷ m3 chiếm 38,8% lưu
lượng dòng chảy. Tổng trữ lượng nước của các hệ thống sông khá lớn như
sông Hồng, sông Thái Bình là 137 tỷ m3/năm, sông Tiền, sông Hậu 500 tỷ
m3/năm; sông Đồng Nai 35 tỷ m3/năm.
- Do nhiều hệ thống sông nước ta bắt nguồn từ lãnh thổ các nước láng

giềng (như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long từ Trung Quốc, hệ thống sông
Mã, sông Cả từ Lào...) nên khối lượng nước mặt lớn hơn lượng nước mưa.
- Hiện nay, chất lượng nguồn nước mặt tại một số sông suối, ao hồ đang có
chiều hướng bị ô nhiễm do lượng nước thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt
không được xử lý từng ngày, từng giờ thải xuống các dòng sông và ao hồ. Ở các
khu vực ven biển, nước mặt đang có chiều hướng tiến sâu vào đất liền gây ra hiện
tượng nhiễm mặn ở một số dòng sông (sông Hồng mặn lấn sâu 20km, sông Thái
Bình là 40km, sông Tiền là 50km, sông Hậu 40km).
- Nguồn nước ngầm của nước ta là một bộ phận quan trọng của nguồn
nước thiên nhiên. Nguồn nước này từ lâu đã được khai thác và sử dụng nhưng
những năm gần đây mới được điều tra nghiên cứu toàn diện và có hệ thống.
Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy nguồn nước ngầm phần lớn chứa trong
các thành tạo cách mặt đất thường từ 1-200m.Phức hệ trầm tích lở rời, phân
bố chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long và một vài nơi ven
biển miền Trung.
- Phức hệ trầm tích cacbonat phân bố chủ yếu ở Đông Bắc, Tây Bắc và
Bắc Trung Bộ.
- Phức hệ đá phun trào bazan phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ.
- Trữ lượng nước ngầm của nước ta phân bố không đồng đều trên lãnh
thổ, theo diện tích cũng như chiều sâu. Vùng đồng bằng mực nước ngầm ở độ


10

sâu từ 1- 200m có thể đạt 10triệu m3/ngày đêm, nhưng ta mới chỉ khai thác
khoảng 48.000m3/ngày đêm, ở vùng đồi núi mực nước ngầm nằm ở độ sâu từ
10 -150m, đặc biệt ở vùng đá vôi mực nước ngầm có thể nằm ở độ sâu 100m,
nước ở đây thường cứng và nhiều canxi. Việc sử dụng nước ngầm phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, mới chiếm tỷ lệ nhỏ so với nguồn

nước mặt nhưng cũng đã đem lại hiệu quả tốt, nhất là những lúc gặp hạn hán
và ở những vùng ít sông suối. Ở các vùng ven biển nước ngầm thường bị
nhiễm mặn. Ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long nước
ngầm thường có hàm lượng sắt và độ axit cao.
- Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa quá nhanh và sự gia tăng dân số
gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.
Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô
nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn, ở các thành phố lớn, hàng trăm
cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có
công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp
là rất nặng.
- Ví dụ: Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở các
thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải
sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xảy ra nguồn tiếp
nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không
có hệ thống xử lý nước thải, một lượng chất thải rắn lớn trong thành phố
không thu gom hết là những nguồn gây ra ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay,
mật độ ô nhiễm trong kênh, các sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. Ở
thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 1,1triệu
m3/ngày nhưng chỉ có 100m3 trong số đó được xử lý, còn lại thải thẳng ra
sông, hồ,… Hiện Hà Nội chỉ có 40 cơ sở sản xuất công nghiệp, 29 cơ sở dịch
vụ và 5 bệnh viện có trạm xử lý. Ở thành phố Hồ Chí Minh các chỉ số ô


11

nhiễm trong nước thải đều ở mức rất cao như: TSS là 12.694 kg/ngày, BOD5
là 7.905 kg/ngày, COD là 18.406 kg/ngày. Tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ có
8/12 bệnh viện có hệ thống bể lắng lọc.[11]
2.3.3. Hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước của quận Hà Đông

Trên địa bàn quận hiện có 3 con sông chảy qua là sông Nhuệ, sông Đáy
và kênh La Khê. Hiện tại sông Nhuệ và Kênh La Khê là con sông nhận nhiều
lượng nước thải của các hoạt động sinh hoạt, sản xuất trên địa bàn thành phố
và các khu vực liên quan như Hà Nội, Hà Nam…
* Sông Nhuệ: Chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, nối với sông
Hồng qua cống Liên Mạc, xã Thuỵ Phương và đổ ra sông Đáy qua cống Phủ
Lý. Sông Nhuệ là một hệ thống thuỷ nông liên thành phố gồm Hà Nội, Hà
Nam. Phía Bắc lưu vực sông Nhuệ giáp sông Hồng, phía Tây giáp sông Đáy,
phía Nam giáp sông Châu Giang. Tổng chiều dài của sông Nhuệ là 74km
(đoạn chảy qua địa bàn thành phố Hà Nội khoảng 62km từ Liên Mạc-Từ
Liêm đến xã Châu Can-Phú Xuyên), đoạn sông Nhuệ chạy trên địa bàn Quận
Hà Đông dài 10-15km, chiều rộng trung bình 15-20km, nhỏ nhất là 13m, lớn
nhất là 34m (cầu Hà Đông). Chiều dày lớp nước sông trung bình 1,5-2m, lớn
nhất là 3,46m (cầu Hà Đông). Lưu lượng dòng chảy mùa khô từ 4,008 17,442 m3/s. Tại cầu Hà Đông lớp bùn có thành phần bột thô 30% và có chiều
dày lớp bùn là 0, 87m.
* Vai trò của sông Nhuệ: Sông Nhuệ là hệ thống thuỷ nông liên thành
phố Hà Nội, Hà Nam, Hà Tây. Lưu vực sông Nhuệ có hai nhiệm vụ chính là
tưới chủ động cho toàn bộ diện tích canh tác của hệ thống rộng 81.790ha
trong điều kiện bình thường và tiêu nước cho toàn bộ lưu vực rộng 107.530 ha
với tần suất thiết kế là 10%, trong đó có nhiệm vụ tiêu nước cho toàn thành
phố Hà Nội. Sông Nhuệ là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt và công nghiệp
từ khu vực nội thành Hà Nôị, Hà Đông, các làng nghề dọc lưu vực sông.


12

- Các công trình lấy nước từ sông Hồng vào sông Nhuệ bao gồm: cống
Liên Mạc, trạm bơm Đan Hoài, cống Bá Giang, trạm bơm Hồng Vân, cống Mộc
- Các công trình tưới tiêu nước nước từ sông Nhuệ ra sông Hồng, sông
Đáy và sông Châu Giang là cống La Khê, Vân Đình, Lương Cổ, trạm bơm

tiêu Bộ Đầu, Ngoại Độ, Lạc Tràng, Song Phương.
 Chế độ thuỷ văn của sông Nhuệ: chế độ thuỷ văn thấp dần từ Bắc
xuống Nam và từ hữu ngạn sông Hồng, tả ngạn sông Đáy dồn vào sông Nhuệ.
Độ sâu lòng sông có xu hướng giảm dần từ thượng lưu về hạ lưu sông. Lưu
lượng nước tăng dần lên do áp lực dòng chảy, nhất là từ thượng lưu về hạ lưu
sông. Lưu lượng nước tăng dần lên do áp lực dòng chảy, nhất là điểm giao lưu
giữa hai dòng chảy của sông Nhuệ và sông Tô Lịch.
 Hệ thống các số liệu khí tượng, khí hậu trong lưu vực sông Nhuệ:
Trong vùng lưu vực sông Nhuệ có hai trạm khí tượng Hà Nội và Hà Đông,
Trong trạm quan trắc có các yếu tố khí tượng thuộc loại tốt, có độ tin cậy cao.
Đây là điều đặc biệt quan trọng vì việc nghiên cứu tài nguyên và chất lượng
nước trong khu vực, không thể không xem xét đến các yếu tố khí hậu thời tiết
có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường như nhiệt độ, độ ẩm không khí,
hướng-tốc độ gió và đặc biệt là các đặc điểm của chế độ mưa, mùa mưa,
cường độ mưa trong từng thời kỳ, từng mùa trong năm.
*Sông Đáy: Là chỉ lưu của sông Hồng bắt nguồn từ huyện Phúc Thọ Hà Tây chạy ven vùng phía Tây của quận, dài 10km. Chiều sâu trung bình
của sông 0,6-0,8m, rộng nhất là 13m. Về mùa khô hầu như sông Đáy không
có dòng chảy, lớp bùn đáy sông chủ yếu là cát, tại cầu Mai Lĩnh lớp bùn dày
0,2m, thành phần cát chiếm 47%; sét chiếm 23%. Lưu lượng dòng chảy của
sông Đáy theo số liệu đo đạc bằng lưu tốc kế là 2,94m3/s [3] Nước sông Đáy
nhạt, có kiểu bicarbonate - cali.


13

Sông Đáy là con sông quan trọng của thành phố Hà Nội, đây là con
sông nội quận dài nhất, khoảng 65km, bắt nguồn từ sông Hồng (Vân Cốc),
gặp sông Bùi ở đoạn Mỹ Đức, rồi tiếp tục chảy xuống phía Nam đến hết địa
phận của quận là đoạn Hữu Vĩnh - Hồng Quang (Ứng Hoà). Sông Đáy có vai
trò quan trọng trong việc phân lũ cho sông Hồng và tưới nước cho hàng vạn

héc ta lúa và hoa màu cho các thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình…
Ngoài ra, còn có hệ thống kênh mương và ao hồ dùng tưới tiêu cho
nông nghiệp. Trong đó có kênh La Khê, coi như là một mương dẫn nứơc lớn
phục vụ cho tưới tiêu nước trong khu vực.
* Các hồ lớn tại địa bàn quận:
Trên địa bàn quận Hà Đông hiện nay chỉ có hai hồ liền nhau nằm trên
khu đô thị mới Văn Quán với chức năng tiếp nhận nước mưa và nước thải của
các hộ dân xung quanh, phục vụ tưới tiêu cho các hoạt động nông nghiệp diễn
ra xung quanh. Cho đến thời điểm khảo sát 2 hồ này đã được kè bờ trồng cây
xanh tạo cảnh quan cho khu đô thị mới Văn Quán.


14

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng nước mặt và nước thải tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn quận Hà Đông, TP Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 7/2017 đến tháng 12/2017.
- Phạm vi nội dung: Chất lượng nước mặt và nước thải.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm thực tập: Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 25/07/2017 đến 31/12/2017
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của quận
Hà Đông, thành phố Hà Nội
- Điều kiện tự nhiên;

- Đặc điểm kinh tế - xã hội.
3.3.2. Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn quận Hà Đông
- Đánh giá thực trạng chất lượng nước tại các thủy vực nước động.
- Đánh giá thực trạng chất lượng nước tại các thủy vực nước tĩnh.
- Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt tại khu vực làng nghề.
3.3.3. Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải trên địa bàn quận Hà Đông
- Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải sản xuất từ làng nghề.
- Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải sản xuất từ cụm công nghiệp.
- Đánh giá thực trạng nguồn nước thải từ các bệnh viện, trung tâm y tế.
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nước trên địa bàn
quận Hà Đông


15

3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
- Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
của quận Hà Đông, thành phố Hà Nội số liệu quan trắc môi trường có liên quan.
- Thu thập tài liệu văn bản có liên quan.
- Tham khảo, kế thừa các tài liệu, các đề tài đã được tiến hành trước đó
có liên quan đến khu vực nghiên cứu và liên quan đến các vấn đề nghiên cứu.
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích
3.4.2.1. Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước mặt
* Phương pháp lấy mẫu nước mặt
- TCVN 6663-1:2011: Chất lượng nước-lấy mẫu-phần 1: Hướng dẫn
lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 6663-6:2008: Chất lượng nước - lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu
ở sông và suối.
- TCVN 5994:1995: Chất lượng nước - lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở

hồ ao tự nhiên và nhân tạo.
- TCVN 6663-3:2008: Chất lượng nước – lấy mẫu-phần 3: Hướng dẫn
bảo quản và xử lý mẫu.
- Vị trí lẫy mẫu
Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu nước mặt
NM1
NM2
NM3
NM4
NM5
NM6
NM7
NM8
NM9
NM10

Vị trí chân Cầu trắng
Vị trí hợp lưu kênh La Khê-sông Nhuệ
Vị trí tiếp giáp kênh tiêu Bệnh viện 103
Vị trí tiếp giáp kênh tiêu công ty TNHH Đà Lạt
Hồ Xa La
Vị trí xung quanh Hồ Văn – Hồ Văn Quán
Vị trí xung quanh Hồ Võ – Hồ Văn Quán
Nước ao tại làng nghề Vạn Phúc
Nước ao tại làng nghề Dương Nội
Tại làng nghề Đa Sỹ


16


- Thời gian lấy mẫu: 13/9/2017
- Số lượng mẫu: Số mẫu nước mặt: 10 mẫu
- Dụng cụ lấy mẫu
+ Thiết bị: chai, lọ bằng PE hoặc bằng thủy tinh có nút kín
+ Yêu cầu: đối với các thiết bị chứa mẫu phải được rửa sạch rồi sấy
khô, khử trùng trước khi chứa mẫu.
* Phương pháp phân tích mẫu nước mặt
- Chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích:
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu nước mặt
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Phương pháp phân tích
pH
TCVN6492:2011
Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5) SMEWW5210D:2012
Nhu cầu oxy hoá học (COD)
SMEWW5220C:2012
Chất rắn lơ lửng (TSS)
SMEWW2540D:2012

Asen (As)
SMEWW3114B:2012
Cadimi (Cd)
SMEWW3111C:2012
Chì (Pb)
SMEWW3111C:2012
Amonia tính theo N (NH4+ -N) DR/2400-HACH-Method8038
Nitrat tính theo N (NO3- -N)
TCVN 6180:1996
Coliform
SMEWW9221B:2012
Đồng (Cu)
SMEWW3111B:2012
Chỉ tiêu phân tích

3.4.2.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước thải
* Phương pháp lấy mẫu nước thải
- Kỹ TCVN 5999:1995 Chất lượng nước. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
- Khi lấy mẫu nước thải, phải tiến hành đồng thời với việc bảo quản
mẫu bằng các chất bảo quản như: HCL, H2SO4, NAOH, H3PO4,... Mục đích
để giữ nguyên được hiện trạng tính chất mẫu ban đầu, tránh biến đổi


×