Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––

TRẦN THỊ THÙY DUNG
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI
HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành/ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2014-2018

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


–––––––––––––––––––––––

TRẦN THỊ THÙY DUNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI
HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giảng viên hướng dẫn

: ThS: HÀ ĐÌNH NGHIÊM

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành/ngành

: Khoa học môi trường

Lớp

: N03-K46 KHMT

Khoa

: Môi trường

Khóa học


: 2014 - 2018

THÁI NGUYÊN - 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi
sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm hệ thống lại toàn bộ
chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn. Được sự nhất trí
của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường, em đã thực tập tại
Khoa Môi Trường. Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp.
Để hoàn thành đề tài này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban
giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa Môi trường
và tập thể các thầy giáo, cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến
thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường.
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Môi Trường đã tạo điều kiện giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại khoa. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự
quan tâm, chỉ đạo tận tình của thầy giáo hướng dẫn: ThS. HÀ ĐÌNH NGHIÊM đã
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin được gửi tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ,
tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho em trong suốt khoảng thời qua cũng như
vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày .... tháng ... năm 2018
Sinh viên

TRẦN THỊ THÙY DUNG



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thành phần và tỷ lệ rác thải ở Mỹ ................................................... 9
Bảng 2.3. Thành phần chất thải rắn ở một số đô thị hiện nay ........................ 11
Bảng 2.4. Hoạt động thu gom rác tại một số thành phố ở Châu Á ................. 13
Bảng 2.5. Các phương pháp xử lý rác thải của một số nước ở Châu Á ......... 13
Bảng 4.1. Kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế giai đoạn 2015 -2017 ....... 23
Bảng 4.2. Dân số của huyện Yên Lập (tính đến ngày 09/11/2017) ............... 26
Bảng 4.3. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư ............ 27
Bảng 4.4. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ khu chợ ............................... 28
Bảng 4.5. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ cụm công nghiệp ................ 29
Bảng 4.6. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ nguồn khác ................. 31
Bảng 4.7. Rác thải sinh hoạt phát sinh từ các nguồn khác nhau
trên địa bàn huyện Yên Lập ............................................................................ 31
Bảng 4.8. Thành phần rác thải sinh hoạt của huyện Yên Lập ........................ 32
Bảng 4.9. Bảng lệ phí thu gom rác
thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Lập ..................................................... 37
Bảng 4.10. Nhận thức của người dân về phân loại rác thải tại nguồn ............ 40
Bảng 4.11. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng đến môi trường
của việc xả rác không đúng nơi quy định ....................................................... 41
Bảng 4.12. Đánh giá của người dân về hiện trạng thu gom,
xử lý rác thải sinh hoạt .................................................................................... 42
Bảng 4.13. Thái độ của người dân tham gia dịch vụ thu gom rác thải ........... 43
Bảng 4.14. Mức phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt ......................... 43

DANH MỤC CÁC HÌNH



iii

Hình 2.1. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt ............................................................ 4
Hình 4.1. Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Phú Thọ ................................................... 21
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt
trên địa bàn huyện Yên Lập ........................................................................................ 32
Hình 4.3. Biểu đồ thành phần rác thải sinh hoạt của huyện Yên Lập ........................ 33
Hình 4.4. Khu tập kết rác thải sinh hoạt của xã Hưng Long ...................................... 34
Hình 4.5. Khu t6382823 \h thải sinh hoạt của xã Hưn ............................................... 36
Hình 4.6. Khu t6382823 \h thải sinh hoạt của xã Hưn ............................................... 36
Hình 4.7. Lò đốt rác thải sinh hoạt của Trường trung học cơ sở xã Trung Sơn ......... 36
Hình 4.8. Khu xử rác thải sinh hoạt Bến Sơn của thị trấn Yên Lập ........................... 39
Hình 4.9. Khu xử rác thải sinh hoạt của xã Ngọc Lập ................................................ 39
Hình 4.10. Khu xử rác thải sinh hoạt của xã Lương Sơn ........................................... 40
Hình 4.11. Đề xuất mô hình quản lý CTSH cho huyện Yên Lập ............................... 46


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BVMT

Bảo vệ môi trường


CCN

Cụm công nghiệp

CHCS

Chung học cơ sở

CTR

Chất thải rắn

CTSH

Chất thải sinh hoạt

HTX

Hợp tác xã

TNHH

Trách nhiệm hưu hạn

TTCN

Trung tâm công nghiệp

UBND


Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản


v

MỤC LỤC
Phần 1.MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.3. Yêu cầu của đề tài .................................................................................................. 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................. 2
Phần 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học....................................................................................................... 3
2.1.1. Các khái niệm liên quan ...................................................................................... 3
2.1.2. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt .................................................................. 4
2.1.3. Nguồn gốc, phân loại và thành phần rác thải ...................................................... 5
2.1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng ............... 6
2.2. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt trên Thế Giới và Việt Nam ...................... 8
2.2.1. Hiện trạng phát sinh rác thải trên Thế giới ......................................................... 8
2.2.2. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt ở Việt Nam.......................................... 10
2.3. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới và Việt Nam ............... 12
2.3.1. Tình hình quản lý, xử lý rác thải trên Thế giới ................................................. 12
2.3.2. Quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam ................................................... 14
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 17

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................ 17
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 17
3.4.1. Phương pháp kế thừa ........................................................................................ 17
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................... 17
3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn ...................................................................... 17
3.4.4. Phương pháp xác định thành phần rác thải ....................................................... 18
3.4.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu ...................................................... 19
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 20
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Yên Lập ............................................. 20


vi

4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 20
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................... 23
4.2. Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt
trên địa bàn huyện Yên Lập. ....................................................................................... 27
4.2.1. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn Huyện .............................. 27
4.2.2. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn Huyện .. 34
4.3. Đề xuất mô hình quản lý chất thải sinh hoạt huyện Yên Lập
đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 .............................................................. 45
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 49
5.1. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 49
5.2. KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 50


1


PhAGER
MhAGER
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển
mình mạnh mẽ. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn
trương, bộ mặt xã hội đã có những chuyển biến tích cực. Cho đến nay, nó không chỉ
phát triển ở các thành phố, khu đô thị lớn của nước ta mà đang mở rộng ra các quận,
huyện, các thị trấn và phạm vi nhỏ hẹp hơn là các xã, các xóm.
Song song với quá trình phát triển đó, chất lượng cuộc sống của người dân
cũng được nâng cao. Mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản
phẩm xã hội càng lớn, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác thải sinh hoạt
và nó được thải vào môi trường ngày càng nhiều.
Huyện Yên Lập là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Phú Thọ, có
địa giới hành chính tiếp giáp: Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Hạ Hoà, Phía Đông
giáp huyện Cẩm Khê, Phía Đông Nam giáp huyện Tam Nông, Phía Tây giáp huyện
Văn Chấn - Tỉnh Yên Bái, Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tân Sơn và Thanh
Sơn, với số dân là 92.581 người sinh sống trên địa bàn 16 xã và 1 thị trấn.
Yên Lập sau những năm đổi mới đã thu được nhiều kết quả tốt về mọi mặt, từ
đó bộ mặt Huyện đã có sự thay đổi rõ nét, tốc độ đô thị hóa cao, các công trình kiến
trúc xây dựng ngày càng nhiều, đa dạng và phong phú. Kinh tế phát triển, đời sống
vật chất của cộng đồng được nâng cao, kéo theo đó là sự gia tăng về khối lượng thành phần rác thải sinh hoạt, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.
Rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng đa dạng về số lượng và chủng loại,
xuất hiện ngày càng nhiều loại khó xử lý, trong khi công tác phân loại, thu gom, vận
chuyển, xử lý của Huyện còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng xả rác
thải không đúng nơi quy định tại các khu vực công cộng vẫn còn diễn ra khá phổ
biến, gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh, đặc biệt là khu vực nông thôn. Và, việc
thu gom, xử lý rác thải khu vực nông thôn cải thiện còn chậm.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng
thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại Huyện Yên Lập, Tỉnh Phú Thọ” làm cơ sở để
đề xuất giải pháp quản lý, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Huyện

Yên Lập.


2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng thành phần, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên
địa bàn Huyện Yên Lập.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại Huyện Yên Lập.
- Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên
địa bàn Huyện Yên Lập.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện,
hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt
- Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác.
- Bố trí thí nghiệm phải đại diện cho địa bàn nghiên cứu.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài là tài liệu để học tập và tham khảo
- Số liệu của đề tài là cơ sở để thiết kế mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý
rác thải sinh hoạt của Huyện Yên Lập.
- Phát hiện những khó khăn bất cập và những thiếu sót trong công tác thu
gom, quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện.


3

PhPhát
ThPhát hiện những
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Các khái niệm liên quan

2.1.1.1. Khái niệm về chất thải
Chất thải là sản phẩm được phát sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con
người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại du lịch, giao thông, sinh
hoạt tại các gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra
còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông
đường bộ, đường thủy… Chất thải là kim loại, hóa chất và từ các vật liệu khác
(Nguyễn Xuân Nguyên và cs, 2004) [8].
2.1.1.2. Khái niệm về chất thải rắn
Theo Điều 3, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007
của Chính phủ về quản lý chất thải rắn quy định:
- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải
rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
- Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình nơi công cộng
gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất
công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi
chung là chất thải rắn công nghiệp.
- Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ
tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
- Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian
nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến
cơ sở xử lý.
- Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát
sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi
chôn lấp cuối cùng.


4


- Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải
rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn.
2.1.1.3. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ, thương mại.
Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch
ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương
động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả vv…
2.1.2. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt
Nguyên vật liệu

Chất thải

Chế biến

Chất thải

Thu hồi và tái chế

Chế biến lần 2

Tiêu thụ

Thải bỏ

Hình 2.1. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt
Ghi chú:
Chất thải

Nguyên vật liệu, sản phẩm, các vật liệu thu hồi và tái sử dụng


5

2.1.3. Nguồn gốc, phân loại và thành phần rác thải
2.1.3.1. Nguồn gốc
Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số,
sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các vùng
nông thôn. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm:
- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt).
- Từ các trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình công cộng.
- Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng.
- Từ các làng nghề v.v…
2.1.3.2. Phân loại rác thải
a./. Phân loại theo mức độ nguy hại
- Rác thải nguy hại: Là rác thải chứa các chất hoặc hợp chất có một trong
những đặc tính sau: phóng xạ, dễ cháy,dễ nổ,dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc
hoặc các đặc tính nguy hại khác.
- Rác thải không nguy hại: là những loại rác thải không có chứa các chất và
hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người.
b./. Phân loại theo nguồn thải
- Rác thải sinh hoạt: Là rác thải phát sinh trong sinh hoạt cá nhân,hộ gia đình,
nơi công cộng được gọi chung là rác thải sinh hoạt.
- Rác thải công nghiệp: Là rác thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là
rác thải công nghiệp.
- Rác thải nông nghiệp: Là lượng rác thải phát sinh từ các hoạt động như:
trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, chăn nuôi, các sản phẩm thải ra từ chế biến
sữa, các lò giết mổ…được gọi chung là rác thải nông nghiệp.

- Rác thải xây dựng: Là các phế thải như: đất, cát, gạch, ngói, bê tông vỡ do các
hoạt động tháo dỡ, xây dựng công trình…. Được gọi chung là rác thải xây dựng.
- Rác thải y tế: Rác thải phát sinh từ các hoạt động y tế như: khám bệnh, bào
chế, sản xuất, đào tạo, nghiên cứu, thú y,… Sinh ra từ các bệnh viện, các trung tâm
điều dưỡng, cơ sở y tế dự phòng. Bao gồm:


6

Rác thải y tế thông thường (sinh hoạt) bao gồm: bìa, bao hộp đóng gói, khăn
giấy lau tay, thức ăn bỏ đi….
Rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm như: bông, băng thấm dịch hoặc máu, các
hộp thuốc quá hạn, kim tiêm…
- Rác thải từ các nguồn khác như: thương mại, dịch vụ…
Để tiện cho việc quản lý còn có cách phân loại khác
c./. Cách phân loại khác
- Rác thải sinh hoạt hữu cơ: Là chất thải trong sinh hoạt hàng ngày có nguồn
gốc từ động vật hoặc thực vật, thường là các gốc rau, quả, thức ăn, rơm rác, xương,
ruột gà…
- Rác thải sinh hoạt vô cơ: Là các chất nilon, nhựa, da, cao su, vải, sợi… được
thải ra trong sinh hoạt hàng ngày, đây là chất thải có thành phần tái chế được.
- Các chất trơ: thủy tinh, đá, kim loại, sành sứ, đất sét.
2.1.3.3. Thành phần chất thải rắn
Chất thải rắn nói chung là một hỗn hợp đồng nhất và phức tạp của nhiều vật
chất khác nhau. Tùy theo cách phân loại, mỗi một loại chất thải rắn có một số thành
phần đặc trưng nhất định. Thành phần chất thải rắn đô thị là bao quát hơn tất cả vì nó
bao gồm mọi thứ chất thải rắn từ nhiều nguồn gốc phát sinh khác nhau (sinh hoạt,
công nghiệp, y tế, xây dựng, chăn nuôi, xác chết, rác đường phố).
Các đặc trưng điển hình của chất thải rắn như sau:
- Hợp phần có nguồn gốc hữu cơ cao (50,27% - 62,22%)

- Chứa nhiều đất và cát, sỏi vụn, gạch vỡ
- Độ ẩm cao, nhiệt trị thấp (900cal/kg) (Trần Hiếu Nhuệ và cs, 2001) [9].
2.1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng
Mức sống của con người càng cao thì lượng rác thải phát sinh ngày càng
nhiều. Sự thải ra các chất rắn trong quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người đã
sinh ra hàng loạt các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, ô nhiễm đất, nước,
phá hủy cảnh quan, mất cân bằng sinh thái.
2.1.4.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khoẻ cộng đồng
Một trong những dạng chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng đến sức khỏe của
con người và môi trường là các chất hữu cơ bền. Những hợp chất này vô cùng bền
vữmg, tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản


7

phẩm, thực phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của động vật gây ra hàng loạt các
bện nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là ung thư. Đặc biệt, các chất hữu cơ
trên được tận dụng nhiều trong trong đời sống hàng ngày của con người ở các dạng
dầu thải trong các thiết bị điện trong gia đình, các thiết bị ngành điện như máy biến
thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, dầu chế biến, chất làm mát trong
truyền nhiệt...Theo đánh giá của các chuyên gia, các loại chất thải nguy hại ảnh
hưởng đến sức khoẻ cộng đồng nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư khu vực
làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm
môi trường do chất thải rắn cũng đã đến mức báo động (Hội bảo vệ thiên nhiên và
Môi trường Việt Nam, 2004) [5].
2.1.4.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất
Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than, căng
kháng, hóa chất…Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ gây ô nhiễm
đất, tác động đến các hệ sinh thái đất.

+ Do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình xử
lý nước.
+ Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh ký
sinh trùng, vi khuẩn đường ruột…đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây sau đó
sang người và động vật…
- Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ
khó phân huỷ làm thay đổi pH của đất.
- Rác còn là nơi sinh sống của cá loài công trùng, gặm nhấm, vi khuẩn, nấm mốc...
những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng.
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp
khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt, giảm
tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng... làm cho đất bị chai
cứng không còn khả năng sản xuất.
Tóm lại rác thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm đất (Hoàng Đức Liên Tống Ngọc Tuấn, 2003) [6].


8

2.1.4.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước
- Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước làm
lạnh tro xỉ, làm ô nhiễm nước ngầm.
- Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các
mương, rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt.
Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu cơ, các
muối vô cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần.
2.1.4.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí
- Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2,
NH3,... gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác chứa
CH4, H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ...

- Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi trùng,
các chất độc lẫn trong rác.
2.1.4.5. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị
Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom, vận
chuyển, xử lý thì sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ý
thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường và
mương rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và ngập úng khi mưa.
2.2. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt trên Thế Giới và Việt Nam
2.2.1. Hiện trạng phát sinh rác thải trên Thế giới
Nhìn chung, lượng rác thải sinh hoạt ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau,
phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dân
nước đó. Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo
đầu người. Tỷ lệ phát sinh rác thải theo đầu người ở một số thành phố trên thế giới
như sau: Băng Cốc (Thái Lan) là 1,6 kg/người/ngày; Singapo là 2kg/người/ngày;
Hồng Kông là 2,2 kg/người/ngày; NewYork (Mỹ) là 2,65 kg/người/ngày.
Tỷ lệ chất thải sinh hoạt trong dòng chất thải rắn đô thị rất khác nhau giữa các
nước. Theo ước tính, tỷ lệ này chiếm tới 60 - 70% ở Trung Quốc (Gao et al.2009);
chiếm 78% ở Hồng Kông; 48% ở Phillipin và 37% ở Nhật Bản, và chiếm 80% ở Việt


9

Nam. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, các nước có thu nhập cao chỉ có khoảng
25 - 35% chất thải sinh hoạt trong toàn bộ dòng chất thải rắn đô thị.
+ Theo số liệu thống kê mới đây của Bộ Môi trường Nhật Bản, hàng năm
nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác công nghiệp (397
triệu tấn). Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi
chôn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử lý bằng
cách đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Với rác thải sinh hoạt của các gia đình,
khoảng 70% được tái chế thành phân bón hữu cơ, góp phần giảm bớt nhu cầu sản

xuất và nhập khẩu phân bón .
+ Mỗi ngày Singapore thải ra khoảng 16.000 tấn rác. Rác ở Singapore được
phân loại tại nguồn. Nhờ vậy 56% số rác thải ra mỗi ngày (khoảng 9.000 tấn) quay
lại các nhà máy để tái chế. Khoảng 41% (7.000 tấn) được đưa vào bốn nhà máy thiêu
rác để đốt thành tro, nhiệt năng tạo ra được sử dụng để chạy phát điện cung cấp điện
cho 3% hộ dân.
+ Hàng năm toàn nước Mỹ phát sinh một khối lượng rác khổng lồ lên tới 10 tỷ
tấn. Trong đó, rác thải từ quá trình khai thác dầu mỏ và khí chiếm 75%; rác thải từ quá
trình sản xuất nông nghiệp chiếm 13%; rác thải từ hoạt động công nghiệp chiếm 9,5%;
rác thải từ cặn cống thoát nước chiếm 1%; rác thải sinh hoạt chiếm 1,5%.
Bảng 2.1. Thành phần và tỷ lệ rác thải ở Mỹ
Tỷ lệ % các loại rác theo các nguồn khác nhau
Thành phần

Trung bình cả

Tại bãi rác colombia

Theo EPA

Giấy

41

33

35 - 47

Hữu cơ


21

17

18 - 29

Nhựa

16

12

11 - 21

Kim loại

6

6

4-8

Thủy tinh

3

6

2-6


Các loại khác

13

24

10 - 15

nước

(Nguồn: tạp chí Waste Management Research, Volum 23 số 1,2/2010)


10

Qua bảng trên thấy, thành phần rác thải sinh hoạt của Mỹ cũng rất đa dạng,
bao gồm các thành phần như: Giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh, và rác thải hữu
cơ…Tuy nhiên tỷ lệ phần trăm các loại rác có sự khác biệt tùy theo các nguồn khác
nhau, nhưng theo số liệu thống kê của bảng thì đặc trưng rác thải sinh hoạt tại Mỹ là
rác thải hữu cơ không chiếm tỷ lệ cao như Việt Nam và một số nước khác. Tỷ lệ
trung bình của rác thải hữu cơ trong cả nước chỉ dao động từ 18 - 29%, trong khi đó,
giấy luôn chiếm tỷ lệ cao, tại bãi rác Colombia là 41%, theo EPA là 33%,và trung
bình cả nước dao động từ 35 - 37%.
2.2.2. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
Tình hình phát sinh và xử lý chất thải rắn ở khu vực đô thị vẫn là một trong
những vấn đề môi trường nổi cộm trong nhiều năm qua. Theo thống kê, lượng chất
thải rắn sinh hoạt phát sinh ở khu vực đô thị khoảng 38.000 tấn/ngày với mức gia
tăng trung bình 12% mỗi năm. Chất thải rắn sinh hoạt đô thị có tỷ lệ hữu cơ vào
khoảng 54 - 77%, chất thải có thể tái chế (thành phần nhựa và kim loại) chiếm
khoảng 8 - 18%. Chất thải nguy hại còn bị thải lẫn vào chất thải sinh hoạt mang đến

bãi chôn lấp là 0,02 ÷ 0,82%. Chất thải rắn y tế phát sinh là 600 tấn/ngày với mức độ
gia tăng khoảng 7,6% mỗi năm. Đối với chất thải rắn công nghiệp khu vực đô thị,
hiện chưa có thống kê con số cụ thể nhưng ước tính khối lượng chất thải rắn công
nghiệp phát sinh trong các khu vực đô thị khá cao, tập trung ở các ngành cơ khí, dệt
may, da giầy và thực phẩm. Ước tính lượng chất thải nguy hại trong chất thải rắn
công nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng20-30%.
Công tác phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn đã đạt được những kết quả
nhất định. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trung bình đạt khoảng 85%
vào năm 2014 và tăng lên 85,3% trong năm 2015. Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh
hoạt phổ biến là chôn lấp, ủ phân hữu cơ và đốt. Tại khu vực đô thị, tỷ lệ chất thải
rắn sinh hoạt được chôn lấp trực tiếp khoảng 34%, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được
tái chế tại các cơ sở xử lý đạt khoảng 42% và lượng chất thải rắn còn lại là bã thải
của quá trình xử lý được chôn lấp chiếm khoảng 24%. Phần lớn chất thải rắn sinh
hoạt đô thị chưa phân loại tại nguồn, tại một số đô thị lớn, hoạt động này mới chỉ
được triển khai thí điểm tại một số phường, quận. Theo số liệu báo cáo của Cục


11

Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) về tình hình quản lý đối với chất thải rắn y tế, có
khoảng hơn 90% bệnh viện thực hiện thu gom hàng ngày và có thực hiện phân loại
chất thải từ nguồn. Năm 2015, tỷ lệ chất thải rắn y tế được thu gom đạt trên 75%.
Tuy nhiên, phương tiện thu gom còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu
chuẩn, không có các trang thiết bị đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn.
Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế chủ yếu bằng các lò đốt. Hiện nay, một số công
nghệ xử lý chất thải y tế bằng phương pháp không đốt được khuyến khích và ưu tiên
phát triển. Đối với chất thải rắn công nghiệp, lượng thu gom, xử lý chất thải rắn
thông thường gia tăng qua các năm. Một số loại chất thải rắn được chính cơ sở tận
dụng tái sử dụng, tái chế. Một phần được xử lý thông qua hợp đồng với Công ty môi
trường đô thị. Đối với chất thải công nghiệp nguy hại, được thu gom, xử lý bởi các

đơn vị có chức năng, được cơ quan quản lý cấp phép thực hiện.
Bảng 2.3. Thành phần chất thải rắn ở một số đô thị hiện nay
Địa điểm
TT

Thành phần
rác thải

Đơn



Hải

Hạ

Đà

TPHC

vị

Nội

Phòng

Long

Nẵng


M

(%)

50,10

50,58

40,1-47,1

31,2

41,25

1

Chất hữu cơ

2

cao su, nhựa

(%)

5,50

4,52

2,7-4,5


22,5

8,78

3

Giấy,cactong giẻ vụn

(%)

4,20

7,52

5,5-5,7

6,81

24,83

4

Kim loại

(%)

2,50

0,22


0,3-0,5

1,4

1,55

5

Thuỷ tinh, gốm, sứ

(%)

1,80

0,63

3,9-8,5

1,8

5,59

6

Đất đá, gạch vụn

(%)

35,9


36,53

36,1-47,5

36

18

7

Độ ẩm

(%)

47,7

45,48

40-46

39,05

27,18

8

Độ tro

(%)


15,9

16,62

11,0

40,25

58,75

9

Tỉ trọng

Tấn/m3

0,42

0,45

0,57-0,65

0,38

0,412

(Nguồn: Báo cáo kết quả của trạm quan trắc môi trường quốc gia, 2015).


12


2.3. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình quản lý, xử lý rác thải trên Thế giới
Vấn đề quản lý, xử lý rác thải ở các nước trên thế giới ngày càng được quan tâm
hơn. Đặc biệt tại các nước phát triển, công việc này được tiến hành một cách rất chặt
chẽ, từ ý thức thải bỏ rác thải của người dân, quá trình phân loại tại nguồn, thu gom, tập
kết rác thải cho tới các trang thiết bị thu gom, vận chuyển theo từng loại rác.
* Tại Nhật: Chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòng
nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu trình xử lý nguyên liệu theo mô
hình 3R (reduce, reuse, recycle).
Về thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở Nhật, các hộ gia đình được yêu cầu phân
chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khó tái chế nhưng có thể cháy và
rác có thể tái chế.
Rác hữu cơ được thu gom hàng ngày được đưa đến nhà máy sản xuất phân
compost; loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả tái chế không cao, nhưng cháy được sẽ
đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng; rác có thể tái chế thì được đưa vào các
nhà máy tái chế… Với các loại rác cồng kềnh như tivi, tủ lạnh, máy giặt,... thì quy
định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước cổng đợi ô tô đến chở đi, không được tuỳ
tiện bỏ những thứ đó ở hè phố. Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ
sinh đưa loại rác cháy được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát
điện. Rác không cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong lòng đất.
* Tại các nước đang phát triển: Công tác thu gom rác thải còn nhiều vấn đề
bất cập. Việc bố trí mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải chưa hợp lý, trang thiết
bị còn thiếu và thô sơ dẫn đến chi phí thu gom tăng mà hiệu quả lại thấp. Tại thành
phố Bombay của Ấn Độ việc bố trí phương tiện thu gom, vận chuyển và số trạm
trung chuyển rác rất ít, chỉ có 2 trạm trung chuyển với số lần vận chuyển là 2
lần/ngày so với mức dân số 8,5 triệu người thì số lượng trạm trung chuyển và số lần
vận chuyển trong ngày là rất thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu, trong khi đó thành phố
Jakarta của Indonexia và thành phố Seoul - Hàn Quốc số trạm trung chuyển là khá
cao với 776 và 630 trạm.



13

Bảng 2.4. Hoạt động thu gom rác tại một số thành phố ở Châu Á
Thành phố

Số chuyến vận

Dân số

Số trạm trung

(triệu người)

chuyển

Bombay

8,5

2

2

Bangkok

5,6

-


1,8

Manila

7,6

65

2

Jakarta

7,9

776

3

Seoul

10,3

630

3,4

chuyển trong
ngày


(Nguồn: Trung tâm quốc gia về phát triển khu vực của Nhật Bản, 2010)
* Đối với các nước Châu Á: Chôn lấp chất thải vẫn là phương pháp phổ biến
để xử lý chất thải vì chi phí rẻ. Các bãi chôn lấp chất thải được chia thành 3 loại: bãi
lộ thiên, bãi chôn lấp bán vệ sinh (chỉ đổ đất phủ) và bãi chôn lấp hợp sinh. Chất
lượng của các bãi chôn lấp liên quan mật thiết với GDP. Các bãi chôn lấp hợp vệ
sinh thường thấy ở các nước có thu nhập cao, trong khi đó các bãi rác lộ thiên thấy
phổ biến ở các nước đang phát triển.

Bảng 2.5. Các phương pháp xử lý rác thải của một số nước ở Châu Á
(Đơn vị: %)
Nước
Việt Nam
Bangladet
Hongkong
Ấn Độ
Indonexia
Nhật Bản
Hàn Quốc
Malayxia

Bãi rác lộ
thiên, chôn lấp
96
95
92
70
80
22
90
70


Thiêu đốt
8
5
74
5

Chế biến
phân compost
4
20
10
0,1
10

Phương
pháp khác
5
10
5
3,9
10
15


14

Philipin
Srilanka
Thái Lan


85
10
90
80
5
10
(Nguồn: Viện khoa học thủy lợi, 2012)

5
10
5

Cho đến năm nay, các phương pháp được áp dụng chủ yếu để xử lý rác thải của
các nước này vẫn không thay đổi.
Việt Nam đa số vẫn là các bãi rác lộ thiên và chôn lấp (chiếm 96%) còn 4% là
áp dụng công nghệ chế biến phân compost. Qua đó cho thấy nước ta vẫn chưa áp
dụng được các công nghệ tiên tiến để xử lý rác thải tạo thêm nguồn năng lượng phục
vụ nhu cầu của con người.
Các nước như: Ấn Độ, Philipin, Thái Lan, Indonexia thì tiên tiến hơn, lượng rác
thải được sử dụng để chế biến phân compost chiếm tỷ lệ cao hơn dao động từ 10 20%. Số liệu chi tiết được thể hiện ở bảng 2.5.
2.3.2. Quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
2.3.2.1. Quản lý rác thải tại Việt Nam
Hiện nay, trên địa bàn của các đô thị nhỏ vẫn chưa có hệ thống thu gom, vận
chuyển chất thải rắn một cách có hệ thống xuyên suốt toàn tỉnh. Mà tuỳ theo yêu cầu
bức xúc của các quận, huyện và mỗi địa phương mà hình thành một xí nghiệp công trình
công cộng hoặc đội vệ sinh để tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt và một phần rác thải
công nghiệp tại các khu trung tâm nhằm giải quyết yêu cầu thu gom rác hàng ngày.
Tại các thành phố, việc thu gom và xử lý chất thải đô thị thường do Công ty
Môi trường đô thị (URENCO) đảm nhận. Tuy nhiên đã xuất hiện các tổ chức tư nhân

tham gia công việc này. Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt và quét dọn đường phố
thường làm vào ban đêm để tránh nắng nóng ban ngày và tắc nghẽn giao thông.
URENCO cho biết, trung bình mỗi ngày công ty thu gom hơn 2.000 tấn rác
thải, trong đó, thành phần rác hữu cơ nếu được phân loại tốt sẽ tận dụng được tới
40%. Hiện nay, công nhân của Công ty này tự phân loại được 100 tấn rác hữu
cơ/ngày để làm phân bón ở nhà máy xử lý rác thải Cầu Diễn. Theo tính toán của cơ
quan chuyên môn, nếu thực hiện tốt mô hình 3R mỗi tháng thành phố Hà Nội sẽ tiết
kiệm được gần 4 tỷ đồng chi phí xử lý rác.
2.3.2.2. Xử lý rác thải tại Việt Nam


15

- Công nghệ xử lý bằng chôn lấp
Chôn lấp chất thải là phương pháp lưu giữ chất thải trong các hố bãi có phủ
lấp đất lên trên.
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là phân giải yếm khí các hợp chất hữu
cơ có trong rác thải và các chất dễ thối rữa tạo ra sản phẩm cuối cùng là chất hữu cơ
giàu dinh dưỡng như: axit hữu cơ, nitơ các hợp chất amon và các khí CO2, CH4,….
Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn bãi chôn lấp
+ Về quy mô: Quy mô bãi rác phụ thuộc dân số đô thị, lượng rác thải hàng
năm để xác định loại bãi rác thải lớn, vừa, hay nhỏ.
+ Về vị trí bãi chôn lấp: Phải xem xét đến khoảng cách an toàn môi trường
đến các trung tâm đô thị, cụm dân cư, công trình văn hóa, khu du lịch, công trình
khai thác nước ngầm, đường giao thông chính, tránh các tác động có hại tới môi
trường và sức khỏe con người nhưng lại không quá xa trung tâm các đô thị và khu
công nghiệp để hạn chế chi phí cho việc vận chuyển…
Đồng thời không nên quy hoạch bãi chôn lấp ở những vùng có chứa tầng nước
ngầm với trữ lượng lớn, vùng có đá vôi.
- Công nghệ đốt

+ Khái niệm: Xử lý rác thải bằng phương pháp đốt là quá trình oxy hóa chất thải
ở nhiệt độ cao, phù hợp để xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại hữu cơ như
cao su, nhựa, cặn dầu, dung môi, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là chất thải y tế.
+ Cơ sở khoa học: Cơ sở khoa học của phương pháp này là oxy hóa ở nhiệt
độ cao, với sự có mặt của oxi trong không khí, trong đó có rác độc hại được chuyển
hóa thành dạng khí và chất thải rắn không cháy được. Các chất khí được làm sạch
hoặc không làm sạch thoát ra ngoài không khí. Chất thải rắn còn lại được chôn lấp.
+ Yêu cầu cơ bản: Cung cấp đủ oxy cho quá trình nhiệt phân bằng cách đưa
vào buồng đốt một lượng không khí dư, khí dư sinh ra trong quá trình cháy phải
được duy trì lâu trong lò đốt đủ để cháy hoàn toàn ít nhất 4 giây, các vật sắc nhọn khi
vận chuyển phải để trong các hộp cứng và đậy nắp, lò phải đảm bảo đủ nhiệt độ để
phá hủy các vật sắc nhọn tối thiểu 1.000 0C, yêu cầu trộn lẫn tốt các khí cháy xoáy.
2.3.2.3. Tình hình quản lý rác thải tại tỉnh Phú Thọ


16

Vấn đề môi trường - Quản lý chất thải rắn ở Phú Thọ có những nét chung giống
của cả nước, song cũng có những nét đặc thù riêng của Phú Thọ. Là một tỉnh miền
núi nhưng có điều kiện môi trường tự nhiên khá đa dạng, có đặc điểm của ba vùng
sinh thái: Đồng bằng - trung du và vùng núi. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội, tỉnh Phú Thọ đã hình thành ba khu công nghiệp chính là: Việt Trì, Bãi Bằng Lâm Thao, Thanh Ba - Hạ Hoà. Phần lớn các nhà máy ở đây đều đang sử dụng hệ
thống công nghệ sản xuất lạc hậu, thiết bị, máy móc cũ, tiêu tốn nhiều năng lượng,
nguyên liệu, thải ra nhiều chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn) với sự thiếu
đồng bộ hoặc không có công nghệ xử lý chất thải tiêu chuẩn cho phép trước khi thải
vào môi trường đã gây tác hại xấu đến chất lượng môi trường xung quanh. Ngoài ra
còn có các cơ sở tiểu thủ công nghiệp phát triển theo nhu cầu thị trường bám theo các
khu công nghiệp (KCN), đô thị, nằm xen kẽ trong các khu vực dân cư. Chất thải
trong quá trình sản xuất của các cơ sở này khó kiểm soát và ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng môi trường sống. Từ đó dẫn đến vấn đề suy thoái, ô nhiễm môi trường ở

Phú Thọ đang trở nên ngày càng bức xúc, nhiều chỗ, nhiều nơi đã trở thành điểm
nóng cần phải giải quyết, trong đó nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của các chất
thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt.
Rác thải sinh hoạt, đô thị mới chỉ được thu gom chưa thực hiện những biện
pháp phân loại chất thải và tách các chất thải nguy hại tại nguồn. Ngoài ra lượng chất
thải rắn xây dựng thải ra trong quá trình cải tạo nhà, xây dựng mới các khu đô thị,
khu dân cư cũng tăng lên nhanh chóng cùng với xu thế phát triển của xã hội, đối với
loại chất thải này, một phần được thu gom cùng với chất thải rắn sinh hoạt, còn lại
chủ yếu đổ vào các khu đất trũng, bỏ hoang hoặc các ao hồ san lấp.
Về rác thải y tế: việc phân loại, thu gom vận chuyển rác thải y tế để xử lý hợp
vệ sinh chưa được thực hiện triệt để: một phần lượng chất thải y tế được thải theo
đường rác thải sinh hoạt, một phần được xử lý chôn lấp tại cơ sở y tế hoặc đốt thủ
công.(Hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ)[7]


17

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chất thải sinh hoạt tại Huyện Yên Lập, Tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi nghiên cứu: Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh, công tác thu
gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt của Huyện Yên Lập, Tỉnh Phú Thọ.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm thực hiện: Huyện Yên Lập, Tỉnh Phú Thọ.
- Thời gian: Từ tháng 08/2017 đến tháng 11/2017.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Huyện Yên Lập
- Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
Huyện Yên Lập.

- Đề xuất mô hình quản lý chất thải sinh hoạt Huyện Yên Lập đến năm 2025 và
định hướng đến năm 2030.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa
Tham khảo tài liệu, giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn khoa học…
có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của huyện, báo cáo kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, báo cáo về nông thôn mới,.. hiện
trạng rác thải sinh hoạt, công tác thu gom, vận chuyển, quản lý và xử lý rác thải sinh
hoạt tại UBND huyện Yên Lập.
3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn


×