Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

chuyên đề: “Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.87 KB, 20 trang )

BÁO CÁO HỘI THẢO
CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CẤP THPT
MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 10
I. Tác giả chuyên đề, chức vụ và đơn vị công tác.
- Tác giả: Nguyễn Thu Huyền
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Thị Giang
II. Tên chuyên đề
- Tên chuyên đề: “Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản”
- Nội dung kiến thức: Bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản. Sách
giáo khoa Công nghệ 10.
III. Đối tượng học sinh, thời gian
- Đối tượng: Học sinh lớp 10.
- Thời gian thực hiện: 02 tiết.
IV. Kế hoạch dạy học
Để năng suất con vật đạt được cao nhất thì bên cạnh khâu chọn giống, chúng
ta cần tạo môi trường sống thuận lợi để chúng sinh trưởng, phát triển một cách tốt
nhất. Đồng thời cũng hạn chế được dịch bệnh xảy ra.
Trong chương trình Công nghệ 10, có bài 34: “Tạo môi trường sống cho vật
nuôi và thủy sản” (Trang 99). Bài học này được thực hiện nhằm giải quyết các vấn
đề chính sau:
Xây dựng chuồng trại chăn nuôi:
- Một số yêu cầu kĩ thuật của chuồng trại chăn nuôi.
- Xử lí chất thải, chống ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
Chuẩn bị ao nuôi cá:
- Tiêu chuẩn của ao nuôi cá.
- Quy trình chuẩn bị ao nuôi cá.


Sau đây, là kế hoạch bài học 34 được thiết kế theo định hướng phát triển
năng lực của học sinh trên cơ sở áp dụng phương pháp dạy học tích cực và kĩ thuật


tổ chức hoạt động tự học của học sinh THPT.

Bài 34: TẠO MÔI TRƯỜNG SỐNG CHO VẬT NUÔI VÀ THỦY SẢN
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.1. Mục tiêu kiến thức
- Nêu và giải thích được một số yêu cầu kĩ thuật chuồng trại chăn nuôi.
- Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí chất thải chăn nuôi và biết được phương
pháp xử lí chất thải chăn nuôi hiện nay để bảo vệ môi trường sống.
- Nêu và giải thích được các tiêu chuẩn của ao nuôi cá, quy trình chuẩn bị ao nuôi
cá.
1.2. Mục tiêu kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát cuộc sống thực tế chăn nuôi và thủy sản.
1.3. Mục tiêu thái độ
- Ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng chuồng trại và đào ao nuôi cá từ
đó biết vận dụng vào thực tiễn chăn nuôi và thủy sản tại gia đình và địa phương.
- Giữ gìn và bảo vệ môi trường sống của con người.
2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh


- Năng lực tự học.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực khám phá và giải quyết vấn đề.
- Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch bài học.
- Một số tranh ảnh về chuồng trại chăn nuôi và ao nuôi cá.
- Phóng to các hình trong sách giáo khoa của bài 34.

2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu trước bài học 34.
- Tìm hiểu về việc chăn nuôi và xử lí chất thải chăn nuôi hiện nay của gia đình và
địa phương.
- Tìm hiểu về quá trình nuôi cá tại địa phương.
- Ghi chép lại những nội dung tìm hiểu được hoặc chụp lại hình ảnh đã quan sát.
III. Bảng mô tả mức độ nhận thức của học sinh
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

- Nêu được các
yêu cầu kĩ thuật
của chuồng trại
chăn nuôi.
- Nêu được tầm
quan trọng và
biết được phương
pháp xử lí chất
thải chăn nuôi
hiện nay.
- Nêu được các

- Giải thích được
các yêu cầu kĩ
thuật của chuồng

trại chăn nuôi.
- Giải thích được
các tiêu chuẩn và
quy trình chuẩn
bị ao nuôi cá.

- Vận dụng kiến
thức đã học vào
các tình huống,
bài tập thực tế.

- Mở rộng thêm
kiến thức chuyên
ngành
hoặc
chuyên sâu về hai
nội dung đã học.


tiêu chuẩn và quy
trình chuẩn bị ao
nuôi cá.
IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá trong chuyên đề
Phần I.
Bài tập 1. Khi xây dựng nền chuồng cần lưu ý điều gì?
A. Không ẩm ướt.

B. Thoát phân dễ dàng.

C. Luôn thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ.


D. Tất cả đều đúng.

Bài tập 2. Xử lí chất thải có vai trò gì?
A. Giải quyết nguồn chất thải chăn nuôi.

B. Giảm ô nhiễm.

C. Tránh dịch bệnh lây lan.

D. Tất cả đều đúng.

Bài tập 3. Em hãy quan sát hình 34.2 và 34.3, cho biết các yêu cầu kĩ thuật nào của
chuồng trại đã được thể hiện trong hình và yêu cầu nào chưa được thể hiện?
Bài tập 4. Tại sao nên làm chuồng quay về hướng Nam hay Đông – Nam.
Bài tập 5. Bác A có một mảnh đất rộng rãi, cách xa khu dân cư nên đã quyết định
xây dựng trang trại nuôi lợn. Vì nghĩ rằng mảnh đất cách xa khu dân cư và để tiết
kiệm chi phí nên bác đã không xây dựng bể biogas thải phân như mọi người vẫn
làm. Em hãy cho bác A một lời khuyên.
Phần II.
Bài tập 1. Quy trình chuẩn bị ao nuôi cá gồm mấy bước?
A. 3 bước.

B. 4 bước

Bài tập 2. Khi nào mới thả cá vào ao?
A. Nước có màu xanh nõn chuối.
B. Nước phải sạch.
C. Phải nhiều nước.


C. 5 bước.

D. 6 bước.


Bài tập 3. Trong quy trình chuẩn bị ao nuôi cá, tại sao phải lấy nước làm hai lần?
Bài tập 4. Bác A vừa mới thu hoạch cá bán hôm qua. Hôm nay bác đã mua cá
giống mới để thả nuôi xuống nuôi tiếp. Việc làm của bác đúng hay sai? Giải thích?
Bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi bài tập.

Nội dung

Loại câu
hỏi

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

I. Xây dựng
Câu hỏi
chuồng trại chăn
định tính.
nuôi.

Bài 1, Bài 2

Bài 3, Bài 4


Bài 5

II. Chuẩn bị ao Câu hỏi
nuôi cá
định tính.

Bài 1, Bài 2

Bài 3

Bài 4

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
- Bài học được chia làm 2 tiết:
Tiết 1. I. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi.
Tiết 2. II. Chuẩn bị ao nuôi cá


Tiết 1. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi.
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.1. Mục tiêu kiến thức
- Nêu và giải thích được một số yêu cầu kĩ thuật chuồng trại chăn nuôi.
- Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí chất thải chăn nuôi và biết được phương
pháp xử lí chất thải chăn nuôi hiện nay để bảo vệ môi trường sống.
1.2. Mục tiêu kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát cuộc sống thực tế chăn nuôi.
1.3. Mục tiêu thái độ



- Ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng chuồng trại từ đó biết vận dụng
vào thực tiễn chăn nuôi tại gia đình và địa phương.
- Giữ gìn và bảo vệ môi trường sống của con người.
2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực khám phá và giải quyết vấn đề.
- Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch bài học.
- Một số tranh ảnh về chuồng trại chăn nuôi.
- Phóng to các hình trong sách giáo khoa của bài 34.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu trước bài học 34.
- Tìm hiểu về việc chăn nuôi và xử lí chất thải chăn nuôi hiện nay của gia đình và
địa phương.
- Ghi chép lại những nội dung tìm hiểu được hoặc chụp lại hình ảnh đã quan sát.
III. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt động khởi động
1. Mục đích
- Học sinh nêu được những vai trò, tầm quan trọng của chuồng trại với vật nuôi
dựa trên những điều đã quan sát được từ thực tế và từ kinh nghiệm của bản thân đã
có.


2. Nội dung
- Tìm hiểu vai trò của chuồng trại với vật nuôi.

3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên định hướng cho học sinh về chủ đề sẽ học trong bài là chuồng trại chăn
nuôi thông qua câu hỏi sau “Theo em, chuồng nuôi có vai trò gì đối với vật nuôi?”
Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh sẽ liên hệ thực tế và vận dụng những hiểu biết của bản thân để trả lời
câu hỏi được giao.
Báo cáo, trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Giáo viên gọi một vài học sinh trả lời. Mỗi học sinh sẽ có những câu trả lời khác
nhau như:
+ Giúp vật nuôi tránh được sự thay đổi của thời tiết, đồng thời tạo ra một tiểu khí
hậu thích hợp cho vật nuôi.
+ Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh như vi trùng, kí sinh trùng gây
bệnh,..
+ Giúp cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học.
+ Giúp quản lí tốt đàn vật nuôi, thu được chất thải làm phân bón, tránh ô nhiễm
môi trường.
- Giáo viên nhận xét và kết luận: chuồng trại là “nhà ở” của vật nuôi, chuồng trại
phù hợp sẽ bảo vệ sức khỏe vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, rồi
chỉ ra những kiến thức học sinh cần tiếp tục tìm hiểu để hiểu rõ hơn về chuồng trại
chăn nuôi.
4. Sản phẩm
- Câu trả lời của học sinh về vai trò của chuồng trại chăn nuôi.
- Vấn đề/câu hỏi đặt ra tiếp theo cần giải quyết: Vậy chuồng nuôi cần xây dựng
theo những yêu cầu, tiêu chuẩn kĩ thuật như thế nào? Tại sao cần phải xử lí chất
thải chăn nuôi? Phương pháp xử lí chất thải chăn nuôi hiện nay là gì?


B. Hoạt động hình thành, tiếp thu kiến thức
Hoạt động 1. Một số yêu cầu của chuồng trại chăn nuôi

1. Mục đích
- Nêu và giải thích được các yêu cầu kĩ thuật khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi.
2. Nội dung
- Có bốn yêu cầu kĩ thuật của chuồng trại chăn nuôi: Địa điểm xây dựng, hướng
chuồng, nền chuồng, kiến trúc xây dựng.
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu nghiên cứu SGK và thảo luận về 4 yêu
cầu kĩ thuật của chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo như thế nào (nhóm 1 thảo luận
về địa điểm xây dựng, nhóm 2 thảo luận về hướng chuồng, nhóm 3 thảo luận về
nền chuồng, nhóm 4 thảo luận về kiến trúc xây dựng)
Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh làm việc theo nhóm đọc SGK, liên hệ thực tế, trao đổi ý kiến, thống
nhất, đưa ra câu trả lời.
Báo cáo kết quả:
- Giáo viên gọi đại diện (nhóm trưởng) lần lượt báo cáo kết quả của nhiệm vụ được
giao.
- Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ xung thêm ý kiến.
- Giáo viên nhận xét, chuẩn hóa lại nội dung kiến thức về 4 yêu cầu kĩ thuật của
chuồng trại bằng sơ đồ H34.1 SGK-Tr99
Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động:
- Học sinh đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm với nhận xét, góp ý của
giáo viên và các bạn cùng với nội dung chốt để tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
- Ghi kết quả đánh giá vào vở.


4. Sản phẩm học tập
- Báo cáo thảo luận của từng nhóm học sinh sau khi đã chuẩn hóa được ghi vào vở.
Hoạt động 2. Xử lí chất thải, chống ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
1. Mục đích

- Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí chất thải chăn nuôi.
- Biết được phương pháp xử lí chất thải hiện nay là công nghệ biogas.
- Nêu được những lợi ích của việc xử lí chất thải bằng công nghệ biogas.
2. Nội dung
- Tầm quan trọng của việc xử lí chất thải.
- Phương pháp xử lí chất thải.
- Lợi ích của việc xử lí chất thải bằng công nghệ biogas.
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động.
Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu mục 2 (SGK-Tr100), liên hệ thực tế
để trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao phải xử lí tốt chất thải chăn nuôi?
- Gia đình em thường xử lí chất thải như thế nào?
- Nguyên lí của công nghệ biogas là gì?
- Xử lí bằng công nghệ biogas có lợi ích gì?
Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh làm việc cá nhân (đọc mục 2, SGK-Tr100), vận dụng kiến thức, hiểu
biết đời sống trả lời nhiệm vụ được giao.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiện vụ:
- Giáo viên gọi một vài học sinh trả lời các câu hỏi được giao.


- Các học sinh khác nhận xét bổ xung để hoàn thiện thêm.
- Giáo viên chuẩn hóa, chốt lại kiến thức.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 34.4 (SGK-Tr100) giải thích sơ đồ hệ
thống biogas xử lí chất thải chăn nuôi để học sinh hiểu rõ hơn.
Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động:
- Học sinh đối chiếu câu trả lời của mình với bổ xung của các bạn và giáo viên để
tự đánh giá và ghi chép vào vở.
4. Sản phẩm hoạt động

- Các câu trả lời đã được chuẩn hóa kiến thức.
C. Hoạt động luyện tập
1. Mục đích
- Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức được hình thành vào hoạt động luyện
tập. Qua đó củng cố, kiểm nghiệm lại các kiến thức lĩnh hội được.
2. Nội dung
- Làm một số bài tập củng cố về kĩ thuật chuồng trại của vật nuôi.
3. Kĩ thuật tổ chức các hoạt động
Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên yêu cầu học sinh làm các bài tập sau
Bài tập 1. Khi xây dựng nền chuồng cần lưu ý điều gì?
A. Không ẩm ướt.

B. Thoát phân dễ dàng.

C. Luôn thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ.

D. Tất cả đều đúng.

Bài tập 2. Xử lí chất thải có vai trò gì?
A. Giải quyết nguồn chất thải chăn nuôi.

B. Giảm ô nhiễm.

C. Tránh dịch bệnh lây lan.

D. Tất cả đều đúng.


Bài tập 3. Em hãy quan sát hình 34.2 và 34.3, cho biết các yêu cầu kĩ thuật nào của

chuồng trại đã được thể hiện trong hình và yêu cầu nào chưa được thể hiện?
Bài tập 4. Tại sao nên làm chuồng quay về hướng Nam hay Đông – Nam.
Bài tập 5. Bác A có một mảnh đất rộng rãi, cách xa khu dân cư nên đã quyết định
xây dựng trang trại nuôi lợn. Vì nghĩ rằng mảnh đất cách xa khu dân cư và để tiết
kiệm chi phí nên bác đã không xây dựng bể biogas thải phân như mọi người vẫn
làm. Em hãy cho bác A một lời khuyên.
Thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh làm việc cá nhân kết hợp thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức trả lời các
bài tập.
Báo cáo kết quả:
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung, góp ý thêm.
- Giáo viên nhận xét và chốt lại.
Đánh giá kết quả:
- Học sinh đối chiếu kết quả các bài tập với kết quả chuẩn hóa để tự đánh giá và
đánh giá đồng đẳng rồi ghi chép lại.
4. Sản phẩm học tập
- Câu trả lời chính xác của 5 bài tập củng cố.
D. Hoạt động vận dụng
Hoạt động này thực hiện ngoài giờ học trên lớp.
1. Mục đích
- Học sinh vận dụng những kiến thức đã học để phân tích, đánh giá xem các
chuồng nuôi của gia đình, hàng xóm, các trang trại chăn nuôi ở nơi mình sinh sống
đã đạt yêu cầu chưa. Qua đó củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được.
2. Nội dung


- Tìm hiểu, quan sát, đánh giá việc xây dựng chuồng trại ở gia đình, địa phương đã
đảm bảo các yêu cầu chuẩn chưa.
- Đề xuất, góp ý thêm cho các chủ chăn nuôi hoàn thiện việc xây dựng chuồng trại

cho đúng, khoa học và vệ sinh,
3. Kĩ thuật tổ chức các hoạt động
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà quan sát việc xây dựng chuồng trại chăn
nuôi theo 4 yêu cầu kĩ thuật đã học.
4. Sản phẩm học tập
- Ghi chép lại kết quả quan sát.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện và cũng không bắt buộc tất cả học
sinh thực hiện giống nhau.
1. Mục đích
- Mở rộng kiến thức về xây dựng chuồng trại chăn nuôi.
2. Nội dung và kĩ thuật thực hiện
- Học sinh tham khảo một số sách chuyên ngành hoặc tra cứu mạng internet về
cách xây dựng một số loại chuồng trại chăn nuôi như nuôi bò, nuôi gà, nuôi lợn, …
3. Sản phẩm học tập
- Ghi chép và thu thập tài liệu, hình ảnh.



Tiết 2. Chuẩn bị ao nuôi cá
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.1. Mục tiêu kiến thức
- Nêu và giải thích được các tiêu chuẩn của ao nuôi cá, quy trình chuẩn bị ao nuôi
cá.
1.2. Mục tiêu kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát cuộc sống thực tế thủy sản.
1.3. Mục tiêu thái độ
- Ý thức được tầm quan trọng của việc đào ao nuôi cá từ đó biết vận dụng vào thực

tiễn chăn nuôi thủy sản tại gia đình và địa phương.
- Giữ gìn và bảo vệ môi trường sống của con người.
2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực khám phá và giải quyết vấn đề.
- Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch bài học.
- Một số tranh ảnh về ao nuôi cá.
- Phóng to các hình trong sách giáo khoa của bài 34.


2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu trước bài học 34.
- Tìm hiểu về quá trình nuôi cá tại địa phương.
- Ghi chép lại những nội dung tìm hiểu được hoặc chụp lại hình ảnh đã quan sát.
III. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt động khởi động
- Giáo viên đặt vấn đề, dẫn dắt học sinh vào nội dung sẽ tìm hiểu trong bài học:
“Theo em, tại sao cần phải tạo môi trường sống tốt cho cá trong quá trình nuôi
trồng?”
- Học sinh trả lời
- Giáo viên dẫn dắt tiếp, “Vậy tiêu chuẩn của ao nuôi cá phải như thế nào? Quy
trình chuẩn bị ao nuôi ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài học
hôm nay”
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Tiêu chuẩn của ao nuôi cá.
1. Mục đích

- Nêu và giải thích được tiêu chuẩn của ao nuôi cá.
2. Nội dung
- Có 3 tiêu chuẩn là: Diện tích, độ sâu và chất đáy, nguồn nước và chất lượng nước.
3. Kĩ thuật tổ chức các hoạt động
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SKG, liên hệ thực tế, kết hợp với hiểu biết
bản thân trả lời các câu hỏi sau:
+ Tiêu chuẩn của ao nuôi cá bao gồm những nội dung nào?


+ Diện tích ao nuôi được quy định như thế nào? Tại sao nói ao càng rộng cá càng
chóng lớn?
+ Độ sâu và chất đáy được giới hạn ra sao? Giải thích tại sao lại như vậy?
+ Nguồn nước và chất lượng nước phải đảm bảo như thế nào?
+ Trong các tiêu chuẩn của ao nuôi cá, tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh làm việc cá nhân đưa ra câu trả lời.
Báo cáo kết quả:
- Giáo viên gọi một vài học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Các học sinh khác nghe, nhận xét, bổ xung ý kiến.
- Giáo viên chốt lại kiến thức.
Đánh giá kết quả:
- Học sinh đối chiếu câu trả lợi của mình với kiến thức chuẩn hóa để tự đánh giá.
- Ghi kết quả là câu trả lời vào vở.
4. Sản phẩm học tập
- Nội dung kiến thức đã được chuẩn hóa để ghi vào vở.
Hoạt động 2. Quy trình chuẩn bị ao nuôi cá.
1. Mục đích
- Thấy được mục đích của việc chuẩn bị ao nuôi cá là gì?
- Hiểu được quy trình chuẩn bị ao nuôi cá.

2. Nội dung
- Quy trình các bước chuẩn bị ao nuôi cá.
3. Kĩ thuật tổ chức các hoạt động


Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế, kết hợp hiểu biết
bản thân để hoàn thành các câu hỏi sau:
+ Tu bổ ao gồm những công việc gì?
+ Diệt tạp, khử chua là gì?
+ Bón phân gây màu nước được thực hiện như thế nào ?
+ Lấy nước vào ao phải chú ý gì ?
+ Tại sao nước có màu xanh nõn chuối thì mới thả cá ?
- Giáo viên treo sơ đồ câm dạng điền khuyết, yêu cầu học sinh hoàn thiện về quy
trình 5 bước chính của chuẩn bị ao nuôi cá theo sơ đồ 34.6 (SGK)
Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh làm việc cá nhân kết hợp thảo luận trong bàn để đưa ra câu trả lời.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Giáo viên gọi một vài học sinh trả lời các câu hỏi.
- Các học sinh khác nghe, nhận xét, bổ xung.
- Giáo viên chuẩn hóa kiến thức và chốt lại nội dung cần ghi chép.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đối chiếu câu trả lời với nội dung chuẩn hóa để tự đánh giá và đánh giá
đồng đẳng.
4. Sản phẩm học tập
- Là các câu trả lời đã được chuẩn hóa kiến thức.
C. Hoạt động luyện tập
1. Mục đích



- Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức được hình thành vào hoạt động luyện
tập. Qua đó củng cố, kiểm nghiệm lại các kiến thức đã lĩnh hội được.
2. Nội dung
- Làm một số bài tập để củng cố kiến thức về “ao nuôi cá”
3. Kĩ thuật tổ chức các hoạt động
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm một số bài tập sau:
Bài tập 1. Quy trình chuẩn bị ao nuôi cá gồm mấy bước?
A. 3 bước.

B. 4 bước

C. 5 bước.

D. 6 bước.

Bài tập 2. Khi nào mới thả cá vào ao?
A. Nước có màu xanh nõn chuối.
B. Nước phải sạch.
C. Phải nhiều nước.
Bài tập 3. Trong quy trình chuẩn bị ao nuôi cá, tại sao phải lấy nước làm hai lần?
Bài tập 4. Bác A vừa mới thu hoạch cá bán hôm qua. Hôm nay bác đã mua cá
giống mới để thả nuôi xuống nuôi tiếp. Việc làm của bác đúng hay sai? Giải thích?
Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh làm việc cá nhân kết hợp thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức để trả lời
câu hỏi.
Báo cáo kết quả:
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung, góp ý.
- Giáo viên nhận xét, chuẩn hóa.

Đánh giá kết quả:


- Học sinh đối chiếu kết quả của nhóm với đáp án chuẩn của giáo viên để tự đánh
giá và đánh giá đồng đẳng.
4. Sản phẩm hoạt động
- Câu trả lời chính xác của 4 bài tập củng cố.
D. Hoạt động vận dụng
Hoạt động này được thực hiện ngoài giờ lên lớp.
1. Mục đích
- Kiểm nghiệm những kiến thức đã học vào thực tế nơi mình sinh sống.
2. Nội dung
- Tìm hiểu, quan sát, đánh giá việc xây dựng ao nuôi ở gia đình, địa phương.
- Đề xuất, đóng góp ý kiến cho chủ nuôi.
3. Kĩ thuật tổ chức các hoạt động
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát theo những nội dung đã học.
4. Sản phẩm học tập
- Ghi chép lại những điều quan sát được.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
1. Mục đích
- Mở rộng kiến thức về xây dựng ao nuôi cá.
2. Nội dung và kĩ thuật thực hiện.
Học sinh tham khảo một số sách chuyên ngành thủy sản hoặc tra cứu mạng về quy
trình chuẩn bị ao nuôi một số đối tượng thủy sản khác nhau như cá rô phi, cá trắm,

3. Sản phẩm học tập
- Tài liệu ghi chép được, hình ảnh liên quan.




×