Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của đầu CHÂM kết hợp CAO THÔNG u TRONG điều TRỊ CHỨNG HUYỄN VỰNG THEO y học cổ TRUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
= = = = o0o = = = =

NGUYỄN THỊ THANH VÂN

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA ĐẦU CHÂM KẾT HỢP
CAO THÔNG U TRONG ĐIỀU TRỊ CHỨNG HUYỄN VỰNG
THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ NỘI TRÚ

HÀ NỘI – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THANH VÂN

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA ĐẦU CHÂM KẾT HỢP
CAO THÔNG U TRONG ĐIỀU TRỊ CHỨNG HUYỄN VỰNG
THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 60.72.60



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ NỘI TRÚ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. BSCKII. DƯƠNG TRỌNG NGHĨA
PGS.TS. NGUYỄN NHƯỢC KIM

HÀ NỘI – 2013


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được nhiều sự
giúp đỡ của thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới:
Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học của trường Đại
học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Với tất cả sự kính trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS
Nguyễn Nhược Kim, TS. BSCK II Dương Trọng Nghĩa – những người thầy
trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tâm giảng dạy, giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi
những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Y học cổ
truyền đã tận tâm dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể bác sỹ, nhân viên khoa Nội, khoa xét
nghiệm, khoa Chẩn đoán hình ảnh – bệnh viện Y học cổ truyền trung ương đã
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia
đình, cùng bạn bè đã luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành khóa học này.

Học viên
Nguyễn Thị Thanh Vân


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào.
Học viên

Nguyễn Thị Thanh Vân


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALT

:

Alanin Transaminase

AST

:

Aspartate Transaminase

BC

:


Bạch cầu

C

:

Chứng

CLS

:

Cận lâm sàng

CTM

:

Công thức máu

D0

:

Trước điều trị

D15

:


Ngày 15

D30

:

Ngày 30

ĐNĐ

:

Điện não đồ

HATB

:

Huyết áp trung bình

HC

:

Hồng cầu

HDL – C

:


High Density Lipoprotein – Cholesterol

LDL – C

:

Low Density Lipoprotein – Cholesterol

LHN

:

Lưu huyết não

LS

:

Lâm sàng

NC

:

Nghiên cứu

TC

:


Tiểu cầu

TNTHN – MT

:

Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính

YHCT

:

Y học cổ truyền

YHHĐ

:

Y học hiện đại


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TUẦN HOÀN NÃO..............3
1.1.1. Giải phẫu tuần hoàn não..................................................................3
1.1.2. Sinh lý tuần hoàn não......................................................................3
1.2. THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO MẠN TÍNH.................................5

1.2.1. Định nghĩa.......................................................................................5
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế...................................................................5
1.2.3. Lâm sàng.........................................................................................6
1.2.4. Chẩn đoán........................................................................................7
1.2.5. Điều trị.............................................................................................8
1.3. CHỨNG HUYỄN VỰNG.......................................................................9
1.3.1. Nguyên nhân...................................................................................9
1.3.2. Cơ chế bệnh sinh...........................................................................10
1.3.3. Các thể lâm sàng và điều trị..........................................................12
1.3.4. Đầu châm.......................................................................................15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.........................................................................................................................23
2.1. CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU.............................23
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu......................................................................23
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu.................................................................24
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...............................................................24
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................24
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân...........................................................24
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.......................................................25
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................25


2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................25
2.3.2. Quy trình nghiên cứu.....................................................................25
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi......................................................................26
2.2.4. Phương pháp đánh giá kết quả......................................................30
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................31
2.2.6. Phương pháp khống chế sai số......................................................31
2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU......................................31
2.4. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI..............................................32

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ...............................................................................33
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........34
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng phân bố bệnh nhân theo tuổi..........................34
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng phân bố bệnh nhân theo giới..........................35
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng phân bố theo thời gian mắc bệnh:..................36
3.1.4. Đặc điểm lâm sàng phân bố theo thể bệnh Y học cổ truyền.........36
3.1.5. Đặc điểm thoái hóa cột sống cổ trên X – quang giữa hai nhóm....37
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ...........................................................................38
3.2.1. Đánh giá kết quả điều trị trên lâm sàng.........................................38
3.2.2. Đánh giá kết quả điều trị trên cận lâm sàng..................................42
3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA ĐẦU CHÂM.................49
3.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng.................................49
3.3.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng............................50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................52
4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU............52
4.1.1. Về đặc điểm phân bố bệnh nhân theo tuổi....................................52
4.1.2. Về đặc điểm phân bố bệnh nhân theo giới....................................53
4.1.3. Về đặc điểm phân bố theo thời gian mắc bệnh.............................53
4.1.4. Về đặc điểm phân bố bệnh nhân theo thể bệnh YHCT.................53
4.1.5. Về đặc điểm thoái hóa cột sống trên X – quang cột sống cổ........54
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ...........................................................................54


4.2.1. Đánh giá kết quả điều trị trên lâm sàng.........................................54
4.2.2. Đánh giá kết quả điều trị trên cận lâm sàng..................................61
4.2.3. Về phương pháp điện đầu châm....................................................64
4.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN................................................66
4.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng..................................66
4.3.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng............................67
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.............................................................................69

CHƯƠNG 6: KIẾN NGHỊ...........................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:
Bảng 3. 2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4:
Bảng 3.5:
Bảng 3.6:
Bảng 3.7:
Bảng 3.8:
Bảng 3.9.
Bảng 3.10:
Bảng 3.11:
Bảng 3.12:
Bảng 3.13:
Bảng 3.14:
Bảng 3.15:
Bảng 3.16:
Bảng 3.17:
Bảng 3.18:
Bảng 3.19:

Phân bố bệnh nhân theo tuổi......................................................34
Phân bố bệnh nhân theo giới......................................................35
Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh..............................36
Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh YHCT...................................36

Đặc điểm thoái hóa cột sống cổ trên X – quang giữa hai nhóm.37
Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng thường gặp trước và sau điều trị
15 ngày, 30 ngày.........................................................................38
Đánh giá sự thay đổi mạch, huyết áp trung bình giữa 2 nhóm...39
So sánh sự thay đổi điểm Khadjev trước – sau điều trị của hai
nhóm...........................................................................................40
So sánh sự thay đổi điểm test trí tuệ trước – sau điều trị giữa hai
nhóm...........................................................................................41
So sánh sự thay đổi điểm Pittsburgh trước – sau điều trị giữa hai
nhóm...........................................................................................41
Bảng so sánh sự thay đổi trên LHN trước – sau điều trị giữa 2
nhóm...........................................................................................42
So sánh sự thay đổi trên ĐNĐ trước – sau điều trị giữa hai nhóm. 44
So sánh kết quả điều trị giữa hai nhóm sau 15 ngày và sau 30 ngày 45
So sánh sự liên quan giữa kết quả điều trị với từng thể bệnh của
hai nhóm.....................................................................................46
So sánh sự liên quan giữa kết quả điều trị với thời gian mắc bệnh
ở hai nhóm..................................................................................46
So sánh sự liên quan giữa kết quả điều trị với nhóm tuổi ở hai
nhóm...........................................................................................48
Đặc điểm sinh hóa Lipid máu giữa hai nhóm.............................49
So sánh sự biến đổi các chỉ số CTM trước – sau điều trị giữa hai
nhóm...........................................................................................50
So sánh sự biến đổi các chỉ số SHM trước – sau điều trị giữa
hai nhóm.....................................................................................51


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Huyễn vựng theo quan điểm của YHCT là một chứng bệnh mạn tính.
Nguyên nhân do ngoại cảm phong tà, thất tình nội thương, ẩm thực bất tiết
gây nên. Bệnh cũng do lao lực quá độ, tuổi già suy yếu, mắc bệnh lâu ngày
hay sang chấn mà phát sinh ra [1]. Chứng huyễn vựng liên quan đến bệnh
Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính của YHHĐ, đây là một trong những bệnh
hay gặp ở người cao tuổi [22]. Tỷ lệ mắc bệnh này rất cao, khoảng 2/3 người
trung, cao tuổi mắc chứng này. Theo tổ chức Y tế thế giới, TNTHN – MT
chiếm khoảng 0,2 – 2,5 % dân số thế giới. Bệnh chiếm 9 – 25% tổng số các
tai biến mạch máu não [12].
TNTHN – MT nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến
tình trạng thiếu máu não kéo dài, có thể tiến triển thành Tai biến mạch máu
não. Khi đó việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, tốn kém mà hiệu quả lại hạn
chế, còn để lại nhiều di chứng nặng nề [21], [26].
Theo Y học hiện đại (YHHĐ), điều trị TNTHN – MT là điều trị nội
khoa. Hiện nay, thuốc điều trị TNTHN – MT rất đa dạng, phong phú, tác dụng
theo nhiều cơ chế khác nhau giúp cải thiện tuần hoàn não như: làm giãn
mạch, tăng quá trình trao đổi chất qua hàng rào máu não, làm tổ chức não
được tăng sử dụng glucose và oxy, và làm tế bào não chịu đựng tình trạng
thiếu máu lâu hơn... nhưng kết quả điều trị vẫn còn hạn chế, chưa duy trì được
lâu dài và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Phương pháp điều trị Đầu châm là phương pháp kết hợp giữa Y học
hiện đại và Y học cổ truyền. Nó dựa trên lý luận về sự quan hệ mật thiết giữa
đầu với các cơ quan tạng phủ (theo YHCT) và lý luận về phân khu từng vùng
của vỏ não theo YHHĐ. Tại Trung Quốc, đầu châm được đặc biệt phát triển
từ những năm 70 của thế kỷ trước, với nhiều trường phái khác nhau và được


2

áp dụng có hiệu quả trong việc điều trị một số tình trạng bệnh liên quan đến

thần kinh – não như: Tai biến mạch não, di chứng viêm não…[55].
Tại Việt Nam, cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về đầu
châm cũng như việc ứng dụng phương pháp này trên lâm sàng còn nhiều hạn
chế. Để phát huy thế mạnh của châm cứu, đặc biệt để góp phần tìm hiểu kỹ
hơn về hiệu quả của phương pháp đầu châm trong việc điều trị TNTHN – MT,
chúng tôi tiến hành:
“Đánh giá tác dụng của Đầu châm kết hợp Cao thông u trong điều trị
chứng Huyễn vựng theo Y học cổ truyền”, với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng của đầu châm trong điều trị chứng Huyễn vựng
thể Khí huyết suy hư và thể Đàm trọc trung trở của phương pháp
điện đầu châm kết hợp cao thông u.
2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của điện đầu châm kết hợp
cao thông u trên một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TUẦN HOÀN NÃO

1.1.1. Giải phẫu tuần hoàn não
Não được nuôi dưỡng bởi các mạch máu chính: Hai động mạch cảnh trong
và hai động mạch đốt sống [16], [35]. Các mạch máu não có sự tiếp nối phong
phú, đảm bảo cho sự lưu thông máu, tưới máu được an toàn. Có ba hệ thống
nối quan trọng:
+ Nối giữa trong và ngoài sọ: Động mạch cảnh trong và Động mạch cảnh
ngoài.
+ Nối giữa bán cầu đại não trái và bán cầu đại não phải, nối giữa động mạch

cảnh trong và động mạch thân nền qua đa giác Willis.
+ Sự nối thông giữa các động mạch tận thuộc hệ động mạch cảnh trong và
động mạch thân nền vùng vỏ não. Mạng nối này được coi là nguồn tưới máu
bù quan trọng giữa khu vực động mạch não giữa và não trước, động mạch não
giữa và động mạch não sau.
Tuy nhiên, giá trị chức năng điều hòa tuần hoàn não của ba hệ thống
trên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: áp lực động mạch, thấu kính lòng mạch,
sự đàn hồi của thành mạch [35], [36].
1.1.2. Sinh lý tuần hoàn não
Lưu lượng máu não là lượng máu qua não trong một đơn vị thời gian
(phút). Bình thường có khoảng 700 – 750 ml máu qua não trong một phút,
bằng 14 – 15% lưu lượng tim. Nếu tính theo ml/100g/phút thì lưu lượng máu
não bằng 50 – 55 ml/100g/phút (đo theo phương pháp Kety và Schmid –
1977).
Lưu lượng máu não có đặc điểm là rất ổn định, ít thay đổi trên cùng
một người và giữa người này với người khác. Tuy nhiên, lưu lượng máu não


4

giảm dần theo tuổi. Ở người trên 60 tuổi, lưu lượng máu não giảm rõ, có thể
giảm xuống 36ml/100g/phút [5], [35], [36].

Hình 1. 1: Sơ đồ các động mạch của não ( theo Frank. Netter .MD)[46]


5

1.2.


THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO MẠN TÍNH

1.2.1. Định nghĩa:
Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính là trạng thái giảm lượng máu cung
cấp lên não bộ : thấp hơn 40 – 50 ml/100g tổ chức não/phút mà không phải
thiếu máu cục bộ do tổn thương thần kinh khu trú (TBMNN).
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế
Bệnh nội tại trong lòng mạch: TNTHN – MT chủ yếu do xơ vữa động
mạch. Xơ vữa động mạch thường tiến triển thầm lặng, trong thời gian dài
không có triệu chứng. Các mảng xơ vữa làm động mạch mất tính đàn hồi, hẹp
lòng mạch làm giảm lưu thông máu gây thiếu máu mạn tính. Ngoài ra, viêm
động mạch hay dị dạng mạch não cũng gây ra thiếu máu nuôi não [4], [29].
Bệnh chèn ép mạch máu từ bên ngoài: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa
đệm ở cột sống cổ, co cứng cơ thang gây thiểu năng tuần hoàn động mạch
sống nền. Theo một số tác giả nước ngoài, hơn 80% số người trên 55 tuổi có
các tổn thương trên phim X – quang và nhiều người trong số họ có các biểu
hiện lâm sàng [48]. Bình thường các động mạch đốt sống cổ phải chạy trên
một đường ống tạo nên bởi các lỗ ngang rất chật hẹp vì thế, khi mắc các bệnh
kể trên sẽ gây nên hội chứng Thiểu năng động mạch sống nền [10]. Trong
bệnh thoái hóa cột sống cổ người già hoặc làm động tác quay cổ đột ngột,
động mạch sống có thể bị kẹt cũng gây thiếu máu tạm thời cho não [52]. Chấn
thương cột sống cổ chèn ép từ bên ngoài vào do u, do ung thư cũng dẫn tới
TNTHN – MT.
Dị dạng bẩm sinh hay u sùi làm hẹp lòng động mạch cũng gây TNTHN –
MT.
Các bệnh toàn thân: Huyết áp thấp, thiếu máu…gây TNTHN – MT [51].
Đào Phong Tần và cộng sự đã nghiên cứu trên lưu huyết não trên các bệnh


6


nhân huyết áp thấp thấy rằng độ đàn hồi mạch máu não thường giảm nên dẫn
tới TNTHN – MT [32].
1.2.3. Lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của TNTHN – MT rất phong phú và thường xuất
hiện sớm. Trong các chỉ tiêu chẩn đoán thì các triệu chứng lâm sàng giữ vị trí
hàng đầu [13], [21], [24].
TNTHN – MT có nhiều biểu hiện khác nhau tùy vào vùng não bị thiếu
máu. Dưới đây chỉ nêu các triệu chứng phổ biến nhất.
 Đau đầu: Là triệu chứng hay gặp nhất và cũng là triệu chứng xuất hiện
sớm nhất, chiếm trên 91% các trường hợp. Đau đầu vùng chẩm và lan
tỏa khắp đầu, có cảm giác căng nặng trong đầu, đau tăng khi căng
thẳng thần kinh hay vận động thể lực.
 Chóng mặt: Cảm giác bồng bềnh, thấy mọi vật quay xung quanh mình
nhất là khi thay đổi tư thế, xoay đầu, có thể tối sầm mặt. đứng không
vững. triệu chứng này gặp trên 87%.
 Dị cảm: Là cảm giác tê bì, kiến bò, tê mỏi chân tay. Một số người ù tai,
cảm giác nghe thấy tiếng ve kêu, tiếng xay lúa trong tai
 Rối loạn về giấc ngủ: Rất hay gặp, dai dẳng làm bệnh nhân rất khó
chịu. Có thể mất ngủ hoàn toàn hoặc ngủ ít, ngủ hay mơ, hay tỉnh giấc
hoặc ngủ dậy thấy mệt mỏi.
 Rối loạn chú ý: Đầu tiên là giảm khả năng làm việc, rất khó chuyển sự
chú ý từ việc này sang việc khác, về sau nặng hơn là dẫn đến sa sút trí
tuệ.
 Rối loạn tri giác: Rối loạn tri giác quan hệ khăng khít với rối loạn chú
ý. Bệnh nhân phản ứng chậm với những gì nghe được và những kích
thích từ bên ngoài.


7


 Rối loạn trí nhớ: Giảm sút rõ rệt trí nhớ gần, khó nhớ lại tên người, sự
vật, sự việc mới gặp mới xảy ra.
 Giảm sút khả năng tư duy và trí tuệ: Biểu hiện sớm bằng giảm khả
năng sáng tạo, rối loạn cảm xúc.
 Thay đổi nhân cách và tính tình: Phụ thuộc vào trạng thái tâm lý, sinh
lý và bệnh lý trước đó của người bệnh. Schneider chia tiến triển của rối
loạn nhân cách hay gặp trong TNTHN – MT làm ba giai đoạn: Thứ
nhất là sảng khoái, ba hoa, nói nhiều; Thứ hai là vô tình cảm, nghèo
nàn về tư duy và trí tuệ; Thứ ba là loại tình cảm thất thường và dễ kích
động.
Khi thăm khám thực thể: Các triệu chứng không đặc hiệu. Có thể thấy
run tay, tăng phản xạ gân gối không đối xứng, rối loạn điều phối các động tác,
rối loạn thăng bằng…
1.2.4. Chẩn đoán

 Lâm sàng:
Trong các chỉ tiêu chẩn đoán, triệu chứng lâm sàng chiếm vị trí hàng đầu.
Căn cứ vào Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng TNTHN – MT của Khadjev
(1979), trong đó tác giả Khadjev (Bungari) và cộng sự đã liệt kê 20 triệu
chứng và cho điểm đánh giá từng tiêu chuẩn theo mức độ có – không. Việc
cho điểm này dựa trên sự tổng kết của 25000 bệnh nhân, có đối chiếu với các
phương pháp thăm dò cận lâm sàng. Tổng số điểm Khadjev của bệnh nhân ≥
23,9 điểm là dương tính (Phụ lục 2).

 Cận lâm sàng:
 X – quang cột sống cổ thẳng, chếch ¾ đánh giá tình trạng thoái hóa cột
sống cổ: mất đường cong sinh lý, hẹp khe gian đốt, biến dạng ở thân
đốt, có các gai xương.



8

 Lưu huyết não: đánh giá khách quan tình trạng của thành động mạch,
trương lực mạch não, thể tích tưới máu/phút cũng như gián tiếp đánh
giá mức độ tổn thương xơ vữa mạch não [21], [33].
 Điện não đồ: là phương pháp thăm dò chức năng điện sinh lý thần
kinh, từ đó phản ảnh được các trạng thái thay đổi hoạt động điện của tế
bào do các tổn thương bệnh lý khác nhau của tế bào não. Điện não đồ
được coi là phương pháp xét nghiệm giúp cho việc chẩn đoán, theo dõi,
tiên lượng bệnh [3], [9], [25], [28].
 Siêu âm doppler mạch máu: khi có tổn thương gây hẹp lòng động
mạch sẽ có những thay đổi huyết động tại chỗ cũng như trước và sau
chỗ hẹp.
 Chụp cộng hưởng từ cột sống cổ: cho thấy vị trí, hình dạng đốt sống,
đĩa đệm …
1.2.5. Điều trị
 Hiện nay ở nước ta cũng như các nước trên thế giới điều trị TNTHN –
MT bằng phương pháp nội khoa. Gồm các biện pháp dùng thuốc và
không dùng thuốc.
 Các phương pháp không dùng thuốc vừa mang tính điều trị, vừa mang
tính dự phòng. Gồm chế độ ăn, chế độ luyện tập và chế độ lao động.
 Thuốc điều trị TNTHNMT về mặt hóa dược được chia làm 4 nhóm:
 Nhóm 1: Các chất tổng hợp hữu cơ có tác dụng tiêu cơ
(Cyclanderat, Stugeron, Naftidrofuryl), các chất ức chế thụ thể giao
cảm anpha (Bencyclan, Benfurodil, Sermion), các chất kích thích
thụ thể giao cảm beta (Isoxsupril, Pipratecol), các chất tổng hợp hữu
cơ khác (Piribedil, Piracetam, Almitrin).



9

 Nhóm 2: Gồm các chất sinh học hay các chất có họ gần với các
Vitamin về mặt hóa học như Nicyl, Bradilan, Vasocalm,
Complamin…
 Nhóm 3: Là các chất nguồn gốc thực vật, như Rutin, Vinarutine,
Cavinton, Duxil, Tanakan. Ưu điểm là có thể dùng lâu dài, ít tích
lũy, ít tác dụng phụ.
 Nhóm 4: Là nhóm sử dụng các chất khác.
1.3.

CHỨNG HUYỄN VỰNG
Huyễn vựng là thuật ngữ ghép giữa 2 cụm từ: Mục huyễn và Đầu vựng.

Mục huyễn là chỉ hiện tượng hoa mắt như nảy đom đóm, nhìn đồ vật như có
màn che…đây là triệu chứng đặc trưng. Đầu vựng là chỉ cảm giác cơ thể hay
đồ vật bên ngoài chao đảo, chỗ đứng tròng trành. Hai triệu chứng này thường
hay kết hợp với nhau gọi là Huyễn Vựng ().
1.3.1. Nguyên nhân
Ngoại cảm phong tà: Phong tính động, chủ thăng, hướng phát lên trên,
phong tà hướng ra ngoài, thượng nhiễu ở đầu mắt, cho nên Huyết Vựng.
Thất tình nội thương: ức uất thái quá, can mất điều đạt, can uất hóa hỏa
hay tức giận thương can, can dương thượng kháng, thượng nhiễu thanh
không, phát thành Huyễn Vựng. Lo nghĩ thái quá làm thương tổn đến tỳ vị,
nguồn sinh hóa khí huyết bị hao kiệt. Hoặc kinh sợ làm tổn thương đến thận,
thận tinh suy hư làm bể tủy mất đi sự dinh dưỡng cũng có thể phát thành
Huyễn vựng.
Ẩm thực bất tiết: ăn nhiều các chất béo ngọt, đói no không điều độ, ăn
nhiều thức ăn sống lạnh đều có thể làm tổn thương tỳ vị. Tỳ mất kiện vận, dẫn
đến thủy thấp nội đình, ngưng mà thành đàm, đàm ẩm, thủy thấp thương

phạm đến thanh khiếu. Hoặc ẩm thực bất tiết, tỳ vị dương hư, nguồn sinh hóa


10

của khí huyết bị ảnh hưởng, thanh khiếu thất dưỡng đều có thể phát sinh
chứng Huyễn vựng.
Lao lực quá độ: gây thương tổn tỳ làm khí huyết bất túc. Hay phòng sự
bất tiết, thận tinh khuy hư đều có thể dẫn đến thanh khiếu mất đi sự nuôi
dưỡng mà thành Huyễn vựng.
Tuổi già cơ thể suy yếu: Tinh của thận khí bất túc, tỳ khí cũng không còn
xung mãn, nguồn sinh hóa của khí huyết không còn thịnh vượng, thanh khiếu
mất sự nuôi dưỡng mà phát thành Huyễn vựng.
Bệnh lâu ngày, mất máu nhiều hay bênh nặng…đều có thể làm tổn
thương âm, dương, khí, huyết dẫn đến não tủy, mất sự nuôi dưỡng mà phát
thành Huyễn vựng. Mất máu lâu ngày, khí huyết hư suy không đưa lên vùng
não tủy được, nên dễ dàng phát sinh ra chứng Huyễn vựng.
Do ngã hay sang chấn làm vùng đầu bị tổn thương, huyết ứ đình lưu, làm
não mạch bị trở tắc phát Huyễn vựng.
Tất cả các yếu tố ngoại cảm lục dâm, nội thương thất tình, ẩm thực bất tiết,
lao lực quá độ, mắc bệnh nặng đều có thể làm nặng thêm chứng Huyễn vựng.
1.3.2. Cơ chế bệnh sinh
Phát bệnh: Do bởi ngoại cảm phong tà, tình chí uất ức, ẩm thực bất tiết,
sang chấn đều có thể dẫn đến chứng Huyễn vựng…và khi phát bệnh thường
cấp tính. Ở những người cao tuổi khí suy bệnh kéo dài hay mất máu, mất ngủ,
đau đầu…đều có thể dẫn đến chứng Huyễn vựng, đa phần là bệnh phát sinh
một cách từ từ. Nhưng cũng có khi bệnh kịch phát.
Bệnh vị: Chứng Huyễn vựng bệnh vị là ở Não, nhưng cũng có liên quan
tới các tạng tâm, can, tỳ, thận. Trong đó liên quan đến tạng Can là chủ yếu.



11

Bệnh tính: Khí huyết bất túc, can thận âm hư là bản của bệnh. Phong,
hỏa, đàm, ứ là tiêu của bệnh. Trên lâm sàng thường thấy các chứng tiêu – bản
và hư – thực khó tách rời nhau.
Bệnh thế: Xu hướng chung thời kỳ đầu của bệnh lấy Phong, Hỏa, Đàm,
Ứ - thực chứng làm chủ. Bệnh kéo dài sẽ lần lượt ảnh hưởng tới Can, Tỳ,
Thận và cuối cùng dẫn đến Can, Tỳ, Thận hư.
Cơ chế và diễn biến bệnh lý: Chứng Huyễn vựng lấy bản hư, tiêu thực
làm chủ. Giai đoạn sớm đa phần là chứng hậu là tiêu thực. Nếu như can
dương thượng kháng, đàm trọc trung trở, huyết ứ nội đình, ngoại cảm phong
tà…giai đoạn giữa do bởi thận thủy bất túc, can dương thượng kháng, ở
những người cao tuổi tinh suy sẽ chuyển hóa thành chứng thận tinh khuy hư
hoặc chứng khí huyết bất túc. Cơ chế bệnh sinh sẽ phức tạp, bệnh tình sẽ
tương đối nặng và thường dễ phát sinh ra các biến chứng.


12

tính, chủ
NgoạiPhong
cảm phong
tàthăng, phái hướng thượng
Phong tà thượng nhiễu

Thượng nhiễu thanh không
Tình chí uất ức

Ẩm thực bất tiêu


Can mất sơ tiết
Can dương thượng kháng

Tỳ mất kiện vận Đàm trọc trung trởTrở ngại thanh dương

Lao lực quá độ
Tuổi cao sức kém
Bệnh lâu, mất máu
Phòng sự bất tiết

Tỳ mất vận hóaKhí huyết hư suy

HUYỄN VỰNG

Can thận tổn hưThận tinh bất túc
Não mất nơi nuôi dưỡng

Chấn thươngCổ, Não ngoại thương

Huyết ứ nội trở

Sơ đồ cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân dẫn đến Huyễn vựng
1.3.3. Các thể lâm sàng và điều trị
1.3.3.1. Thể phong tà thượng nhiễu
Triệu chứng lâm sàng: Huyễn vựng kèm theo đau đầu, sợ lạnh, phát sốt, ngạt
mũi, chảy nước mũi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Hoặc kết hợp với hầu
họng sưng đau, miệng khô, khát nước, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch phù sác,



13

hoặc thấy hầu họng khô, ho khan, ít đờm, rêu lưỡi mỏng, ít tân, mạch phù tế
hoặc cơ thể tay chân đau mỏi, đầu cảm giác nặng. Ngực bụng đầy tức, rêu
lưỡi trắng nhờn, mạch Nhu.
Pháp điều trị:
+ Phong hàn biện chứng: Sơ phong tán hàn, tân ôn giải biểu.
+ Phong nhiệt biểu chứng: Sơ phong thanh nhiệt, tân lương giải biểu.
+ Phong táo biểu chứng: Khinh tuyên giải biểu, lương nhuận táo nhiệt.
+ Phong thấp biểu chứng: Sơ phong tán thấp.
Phương dược: Bài thuốc thường dùng
+ Phong hàn biểu chứng dùng: “Xuyên khung trà điều tán” gia giảm.
+ Phong táo biểu chứng dùng “Tang hạnh thang” gia giảm.
+ Phong thấp biểu chứng dùng “Khương hoạt thắng thấp thang” gia
giảm.
1.3.3.2. Thể can dương thượng kháng
Triệu chứng lâm sàng: Huyễn vựng ù tai, đầu choáng váng và đau, mỗi khi
phiền lao hay tức giận thì đầu choáng váng và đau lại tăng lên. Mặt đỏ, gò má
đỏ. Tính tình nóng dễ cáu giận, Ngủ ít, hay mê, miệng khô đắng. Chất lưỡi đỏ,
rêu lưỡi vàng, mạch huyền.
Pháp điều trị: Bình can tiềm dương, thanh hỏa tức phong.
Phương dược: Dùng bài “Thiên ma câu đằng ẩm” gia giảm.
1.3.3.3. Thể đàm trọc trung trở / Tỳ hư đàm trệ


14

Triệu chứng lâm sàng: Đầu váng, đi đứng không vững, đầu có cảm giác
nặng. Ngực bụng đầy tức mà hay nôn khạc ra đờm dãi. Ăn ít hay ngủ mê, lưỡi
bệu, rêu lưỡi dính nhớt hay trắng dày nhờn mà nhuận, mạch hoạt hay huyền

hoạt hoặc nhu hoãn.
Pháp điều trị: Táo thấp trừ đàm, Kiện tỳ hòa vị.
Phương dược: Dùng bài “Bán hạ bạch truật thiên ma thang” gia giảm.
1.3.3.4. Thể ứ huyết trở khiếu/ Ứ huyết
Triệu chứng lâm sàng: Khi phát ra Huyễn vựng thường hay tái phát , không
khỏi, đầu đau, môi và móng tay, móng chân tím, bên lưỡi và mặt lưỡi có điểm
ứ huyết, ban ứ hoặc ban tím. Hay quên, đêm mất ngủ, tâm phiền. Tinh thần
mệt mỏi, cho tới bì phu cơ nhục xạm nhẽo. Mạch huyền sáp hay tế sáp.
Pháp điều trị: Khứ ứ sinh tân, hoạt huyết thông lạc.
Phương dược: Bài thuốc thường dùng “Huyết phủ trục ứ thang” gia giảm.
1.3.3.5. Thể khí huyết suy hư /Khí huyết lưỡng hư
Triệu chứng lâm sàng: váng đầu hoa mắt, khi lao lực mệt mỏi thì các triệu
chứng lại tăng lên. Khí đoản, tiếng nói nhỏ, tinh thần mệt mỏi ngại nói. Sắc
mặt nhợt nhạt, môi khô không tươi. Sắc mặt không nhuận trạch, tâm quí, thiếu
ngủ, ăn kém. Lưỡi nhợt bệu, cạnh lưỡi có vết hằn răng, rêu lưỡi ít hay trắng
mỏng. Mạch tế nhược.
Pháp điều trị: Bổ ích khí huyết, kiện vận tỳ vị.
Phương dược: Dùng bài “Thập toàn đại bổ” gia giảm.
1.3.3.6. Thể thận tinh bất túc


15

Triệu chứng lâm sàng: Đầu váng như rỗng, tinh thần mệt mỏi, ngủ ít hay mê,
hay quên, ù tai, đau lưng, nam giới di tinh, răng dễ rụng. Nếu nghiêng về âm
hư thì gò má đỏ, miệng khô, phiền nhiệt, người gày, lưỡi nhỏ, đỏ, rêu lưỡi ít
và sáng, mạch tế sác. Nếu thiên về dương hư thì tay chân không ấm sợ lạnh,
chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế vô lực.
Pháp điều trị: Bổ thận dưỡng/ích tinh, sung dưỡng não tủy.
Phương dược: Bài thuốc thường dùng: “Tả qui hoàn” gia giảm

Ngoài ra còn dùng phương pháp điều trị không dùng thuốc như Châm cứu,
Xoa bóp bấm huyệt, khí công dưỡng sinh để điều trị các thể bệnh trên.
1.3.4. Đầu châm
1.3.4.1. Khái niệm
Đầu châm là phương pháp kết hợp YHHĐ với YHCT, dựa trên cơ sở
giải phẫu và sinh lý thần kinh của YHHĐ – trên cơ sở sự tương ứng giữa các
bộ phận da đầu với các vùng chức năng vỏ não. Khi châm các bộ phận da đầu
tương ứng với các vùng chức năng vỏ não làm cho tế bào vỏ não bị kích thích
phát sinh tác dụng phóng ra các xung động dẫn truyền tới cơ thể hoặc cơ
quan nôi tạng do vỏ não chi phối. Từ đó các bộ phận bị ức chế hoặc có rối
loạn chức năng được khôi phục công năng sinh lý bình thường [31].
1.3.4.2. Cơ sở sinh lý – giải phẫu để phân khu
Theo Atlat giải phẫu người, vỏ não được chia thành các trung khu có
khả năng điều khiển chi phối hoạt động của các vùng khác.
Trên sơ đồ ta thấy vỏ não chi phối vận động tay chân chủ yếu ở vùng
đỉnh.
Từ góc độ điện sinh lý, đầu là một thể dẫn điện dung tích lớn, châm
vùng đầu có thể tạo ra các dòng điện sinh học lan truyền đến não, từ đó cải


16

biến tính hưng phấn của các tế bào vỏ não làm cho các tế bào thần kinh bị ức
chế được giải phóng phục hồi tính hưng phấn và khả năng trao đổi chất của
các tế bào thần kinh.

Hình 1. 2: Sơ đồ phân khu của vỏ não [8]

Hình 1. 3. Các vùng của vỏ não [8]



×