Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG điều TRỊ hội CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH THỂ LỎNG BẰNG bài THUỐC ‘‘bồi THỔ cố TRUNG PHƯƠNG”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.25 KB, 61 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là một hội chứng thường gặp của
đường tiêu hoá với các rối loạn chức năng ruột, bao gồm một nhóm các triệu
chứng như: đau bụng, trướng bụng, rối loạn đại tiện….Các triệu chứng này tái
đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy tổn thương về giải phẫu bệnh hoặc các
rối loạn về hoá sinh.
HCRKT là một bệnh mạn tính, bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng
của người bệnh nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, cũng
như đòi hỏi một chi phí khá tốn kém cho công tác khám và điều trị. Y học
hiện đại (YHHĐ) đã đạt được nhiều kết quả trong điều trị với mục tiêu làm
giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuy
nhiên việc điều trị cũng còn gặp nhiều khó khăn do cơ chế bệnh sinh của
HCRKT khá phức tạp.
Ở nước ta bên cạnh những thành tựu của YHHĐ, Y học cổ truyền
(YHCT) đã có những đóng góp tích cực trong việc phòng và điều trị HCRKT.
Theo YHCT, HCRKT thuộc phạm vi của chứng “Tiết tả”, “Cửu tiết”, “Táo
kết” đã được nhắc đến trong y văn cổ của Trung Quốc, Việt Nam. Bệnh được
chia làm nhiều thể: Tỳ vị hư hàn, can tỳ bất hoà, tỳ thận dương hư, khí trệ.
Cho đến nay đã có rất nhiều bài thuốc YHCT được nghiên cứu , chứng minh
có tác dụng điều trị HCRKT như: “Bình vị tan”, “Viên nang Hế Mọ”, “Tứ
thần hoàn”, ‘‘An Trung Tán” [1], [2], [3], [4].
Trong nhiều năm gần đây Bộ y tế đã đưa ra chủ trương khuyến khích
việc nghiên cứu ứng dụng những bài thuốc của những đại danh y Việt Nam
như: Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh…vào các cơ sở đông y nói riêng và các
cơ sở y tế nói chung. Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu nhằm đưa ra những số


2


liệu chính xác tăng thêm tính thuyết phục trong việc ứng dụng lâm sàng của
bài thuốc là cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn. “Bồi Thổ Cố Trung Phương”
là một trong những bài thuốc cổ phương của Hải thượng Lãn Ông lưu truyền
lại trong tập “Hiệu phỏng tân phương” của bộ sách “Hải thượng y tông tâm
lĩnh”(tập 2). Bài thuốc có tác dụng điều trị chứng Tỳ dương hư - một chứng
bệnh có những điểm tương đồng với HCRKT thể lỏng theo YHHĐ.
Để đưa ra những minh chứng khoa học về tác dụng của bài thuốc chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:: “Đánh giá tác dụng điều trị hội chứng ruột
kích thích thể lỏng bằng bài thuốc Bồi Thổ Cố Trung Phương” với 2 mục
tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị của bài thuốc “Bồi Thổ Cố Trung
Phương” trên bệnh nhân hội chứng ruột kích thích thể lỏng (YHHĐ),
chứng “cửu tiết” thuộc thể tỳ dương hư (YHCT).
2. Theo dõi các tác dụng không mong muốn của bài thuốc.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Hội chứng ruột kích thích theo y học hiện đại.
1.1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu HCRKT trên thế giới
Theo y văn thế giới HCRKT đã được biết đến từ rất lâu. Năm 1673
Guyon L đã nói đến chứng đau bụng đầy hơi. Nhưng đến đầu thế kỷ 20 chứng
bệnh này còn được gọi theo nhiều tên như viêm đại tràng mạn tính, viêm đại
tràng co thắt, viêm đại tràng tiết nhầy, viêm đại tràng nhẹ... vì cho rằng
nguyên nhân là do viêm ở đại tràng.
Năm 1922, Hurst cho rằng gọi viêm đại tràng là không xác đáng vì
không thấy tổn thương viêm thực thể [5], [3].
Năm 1944, Almy và Tulin đề nghị gọi là đại tràng kích thích hay rối

loạn thần kinh đại tràng [5], [3].
Năm 1962, Chaudray N.A và Truelove S.C, lần đầu tiên đã đi sâu tìm
hiều, nghiên cứu lâm sàng của hội chứng ruột kích thích và nhận thấy rằng
không những có rối loạn chức năng ở đại tràng mà còn có rối loạn chức năng
ở khu vực ruột nói chung nên gọi chứng bệnh này là HCRKT. Thuật ngữ này
được dùng cho đến nay [2].
Năm 1988, tại hội nghị quốc tế về tiêu hoá lần thứ 13 tại Rome, đã đưa ra
tiêu chuẩn Rome (còn gọi là tiêu chuẩn Rome I) để chẩn đoán HCRKT [6].
Năm 1999, tại hội nghị quốc tế về tiêu hoá ở Rome đã đưa ra tiêu chuẩn
Rome II cho chẩn đoán HCRKT. Các tiêu chuẩn này quy định chặt chẽ hơn về
thời gian mắc bệnh và tấn số xuất hiện các triệu chứng đặc trưng [6].
Năm 2005, tại hội nghị quốc tế về tiêu hoá ở Rome đã đưa ra tiêu chuẩn
Rome III cho chẩn đoán HCRKT với các tiêu chuẩn ngắn gọn hơn nhẳm mục
đích tiện sử dụng cho các bác sỹ lâm sàng [7].


4

1.1.2. Định nghĩa
Năm 1990, Thompson. W.G đã định nghĩa HCRKT như sau: Các rối
loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy tổn thương
về giải phẫu, tổ chức học, sinh hoá gọi là hội chứng ruột kích thích.
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh
Cơ chế bệnh sinh của HCRKT rất phức tạp, chưa hoàn toàn sáng tỏ, các
triệu chứng thường do nhiều cơ chế bệnh sinh khác nhau gây nên.
Gần đây nhờ các kỹ thuật thăm dò trên thực nghiệm và lâm sàng đã làm
sáng tỏ các cơ chế điều chỉnh ống tiêu hoá, chủ yếu là tác động qua lại giữa hệ
thống thần kinh trung ương với hệ thống thần kinh ruột (trục não – ruột) [8].
Hiện nay người ta cho rằng HCRKT có liên quan tới ba cơ chế sau:
1.1.3.1. Sự cảm thụ bất thường chức năng ống tiêu hoá, tăng nhạy cảm

hoặc nội tạng dễ kích thích.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về những bất thường của cảm giác
nội tạng và cho đó là yếu tố nền tảng gây ra các triệu chứng của HCRKT.
Cảm thụ nội tạng được thực hiện thông qua sự hoạt hoá của đường thần kinh
hướng tâm gây ra do những kích thích tác động vào những thụ cảm thể hoá
học trên niêm mạc, vào thụ cảm thể cơ học của cơ trơn và vào thụ cảm thể
cảm giác của mạc treo ruột. Khi tiến hành đo đạc độ nhạy của các thụ cảm
thể, thấy rằng ở bệnh nhân HCRKT độ nhạy của các thụ cảm thể hoá học, cơ
học và cảm giác đều tăng hơn so với độ nhạy của người bình thường. Trong
nhiều trường hợp, còn thấy phản ứng quá nhạy của ruột trước các stress được
giải thích là do sự nhạy cảm hoá của thần kinh hướng tâm, do đó những kích
thích tâm lý mà người bình thường không cảm nhận được lại gây cảm giác
đau ở bệnh nhân HCRKT [5], [9], [10].


5

1.1.3.2. Rối loạn vận động của ruột, tăng nhu động ruột gây ỉa chảy, giảm
nhu động ruột gây táo bón.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này nhưng kết quả không
đồng nhất.
Cơ trơn của ống tiêu hóa bắt đầu từ 2/3 dưới thực quản kéo dài đến cơ
thắt trong của hậu môn. Sự co cơ trơn nhịp nhàng ở thành ruột tạo ra chênh
lệch áp lực giữa từng đoạn ruột, có tác dụng đẩy các chất trong lòng ruột đi từ
trên xuống dưới với một tốc độ thích hợp (nhu động đẩy).
Tốc độ vận chuyển các chất chứa trong ống tiêu hóa phản ánh nhu động
ruột. Vận chuyển nhanh ở ruột non làm giảm sự hấp thu ở niêm mạc và gây ỉa
lỏng. Ngược lại, vận chuyển chậm làm tăng hấp thu nước gây táo bón do đó
tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển và lại gây ỉa chảy. Tốc
độ của nhu động đẩy trong lòng ruột không tỷ lệ thuận với sự co cơ tại

chỗ (co thắt đoạn). Ở những bệnh nhân bị táo bón, co thắt đoạn quá nhiều
trong khi đó nhu động đẩy kém nên giảm khả năng đẩy phân xuống dưới
và ra ngoài. Trong trường hợp ỉa lỏng thì ngược lại, giảm co thắt đoạn và
tăng nhu động đẩy.
Ở bệnh nhân bị HCRKT sự đáp ứng của đại tràng với thức ăn thay đổi
tuỳ theo thể bệnh nhưng thường là đáp ứng thái quá và kéo dài [5], [9].
1.1.3.3. Thay đổi sự chịu đựng của ruột, một số đoạn ruột giảm khả năng
chịu áp lực của khối thức ăn.
Ngoài ra, sự gia tăng quá mức phản ứng ống tiêu hóa với các stress tâm
lý (lo, buồn bực, trầm cảm, căng thẳng...), không dung nạp bẩm sinh với một
số thức ăn, những viêm nhiễm tiêu hoá trong tiền sử cũng đóng một vai trò
nhất định trong cơ chế bệnh sinh [5], [9], [11].


6

1.1.4. Triệu chứng
1.1.4.1. Triệu chứng lâm sàng
*Triệu chứng cơ năng:
Các triệu chứng của HCRKT rất thay đổi, khác nhau ở mỗi người bệnh
và có thể diễn biến theo thời gian.
Theo các tác giả Manning A.P. (1978), Thompson W.G (1990) [12]
HCRKT có nhiều triệu chứng nhưng trong đó có 3 triệu chứng hay gặp là:
- Rối loạn đại tiện: có ba hình thái


Thay đổi số lần đại tiện: bệnh nhân đi ỉa lỏng nhiều lần trong

ngày (>3 lần/ngày), phân có nhầy trong, đi ỉa lỏng thường xảy ra từng đợt 57 ngày. Đi ỉa lỏng tăng lên khi thay đổi thức ăn, căng thẳng thần kinh.



Táo bón: số lần đi đại tiện giảm (<3 lần/tuần), phân khô, cứng,

có khi có bọc ít nhầy hoặc như phân dê.


Táo bón xen lẫn đi lỏng: Bệnh nhân bị từng đợt táo bón, ỉa lỏng

xen kẽ nhau, giữa hai đợt có thể phân bình thường.
- Đau bụng: Đau có tính chất lan toả hay khu trú dọc theo khung đại
tràng. Đau âm ỉ không ở vị trí nào rõ rệt, có lúc đau dữ dội rồi trở về bình
thường. Cảm giác đau có thể giảm đi sau khi trung, đại tiện, tăng lên khi bị
táo bón.
- Chướng bụng, đầy hơi: bệnh nhân luôn có cảm giác có nhiều hơi
trong bụng, bụng ậm ạch khó chịu. Chướng bụng thường xảy sau khi ăn làm
cho bệnh nhân không muốn ăn, ăn ít.


7

*Triệu chứng thực thể:
Không có một triệu chứng thực thể nào đặc trưng cho HCRKT. Bệnh
thường diễn biến nhiều năm nhưng tình trạng sức khoẻ toàn thân không
thay đổi.
1.1.4.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: Công thức máu, sinh hóa máu trong giới hạn bình
thường.
- Xét nghiệm phân: Không có máu, không có vi khuẩn gây bệnh.
- Chụp X – quang đại tràng: Không tìm thấy hình ảnh tổn thương hoặc cấu
trúc bất thường ở đại tràng.

- Soi đại trực tràng: Niêm mạc hồng bóng, có thể có xung huyết nhẹ, tăng
tiết nhầy, tăng co thắt hoặc giảm nhu động.
- Sinh thiết để xét nghiệm mô bệnh học thấy niêm mạc bình thường.
1.1.5. Chẩn đoán HCRKT
Trước đây để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích thường phải chẩn
đoán loại trừ các nguyên nhân gây tổn thương tại niêm mạc trực tràng như:
Viêm loét, bệnh crohn, polyp, ung thư...
Đã có nhiều nghiên cứu về tiêu chuẩn chẩn đoán của HCRKT đã được
công nhận và áp dụng thực tế trên lâm sàng: Tiêu chuẩn Manning (1978),
Tiêu chuẩn Rome I (1989), Tiêu chuẩn Rome II (1999),Tiêu chuẩn Rome III
(2005) [5], [6], [7].
Hiện nay tiêu chuẩn Rome II (1999), Rome III (2005) đã được áp dụng
rộng rãi ở hầu hết các nước để chẩn đoán HCRKT:


8

Tiêu chuẩn Rome II:
- Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu xảy ra trong 12 tháng qua và ít nhất
trong 12 tuần (không nhất thiết phải liên tiếp). Có ít nhất hai trong ba
đặc điểm sau:
+ Giảm bớt sau khi đi đại tiện.
+ Kết hợp thay đổi hình dạng phân.
+ Kết hợp với thay đổi số lần đi ngoài.
- Các triệu chứng có thể giúp chẩn đoán:
+ Số lần đại tiện không bình thường (trên 3lần/ngày hoặc dưới 3
lần/tuần).
+ Thay đổi hình dạng khối phân (nhão, lỏng, cứng).
+ Thay đổi khi tống phân (phải rặn, đại tiện gấp, cảm giác đại tiện
không hết).

+ Phân có nhầy mũi.
+ Bụng chướng hơi hoặc có cảm giác nặng bụng.
Trong 5 triệu chứng nói trên, nếu có một hoặc nhiều triệu chứng thường
xuyên xảy ra trong đợt đau bụng, chiếm đến ¼ thời gian của đợt gợi ý đến đau
bụng có nguồn gốc từ ruột.
Theo tiêu chuẩn Rome II biểu hiện đau, khó chịu ở bụng là những điểm
cốt yếu để chẩn đoán HCRKT và phải liên quan đến rối loạn đại tiện.
Mặt khác tiêu chuẩn Rome II cũng bao gồm một tiêu chuẩn về tần số (tái
đi tái lại) và thời gian của các triệu chứng (12 tuần trong 12 tháng). Do đó tiêu
chuẩn này có thể áp dụng cho các bệnh nhân có triệu chứng tái diễn thành
từng đợt [2].


9

Tiêu chuẩn Rome III: [7]
Đau bụng tái diễn hoặc khó chịu ở bụng ít nhất 3 lần/tháng trong 3 tháng
gần nhất và có ít nhất 2 trong 3 đặc điểm sau:
- Dễ chịu khi đại tiện.
- Thay đổi số lần đại tiện.
- Thay đổi độ đặc của phân.
Các triệu chứng trên xuất hiện đầy đủ trong 3 tháng gần đây cùng với
những triệu chứng đầu tiện khởi phát 6 tháng trước khi chẩn đoán bệnh.
1.1.6. Điều trị
1.1.6.1. Nguyên tắc điều trị:
* Chủ yếu là điều trị triệu chứng vì: trong hầu hết các trường hợp,
không điều trị khỏi bệnh do chưa có loại thuốc nào đem lại lợi ích nổi bật cho
HCRKT và chưa có một phương thức điều trị cụ thể nào là có hiệu quả cho tất
cả bệnh nhân HCRKT
1.1.6.2. Mục tiêu điều trị:

* Giảm các triệu chứng đặc trưng nổi trội.
* Cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh.
Sau khi đã chẩn đoán xác định là HCRKT, cần cho BN biết bệnh của
họ, giúp họ hiểu được thực chất căn bệnh tuy kéo dài, hay tái phát nhưng
không nguy hiểm, không đe doạ đến tính mạng để giúp người bệnh yên lòng.
Cùng BN xác định các yếu tố liên quan tới căn bệnh để phòng tránh, giúp họ
dần dần có được cuộc sống dễ chịu hơn.
1.1.6.3. Các liệu pháp không dùng thuốc:
* Không dùng thuốc kháng sinh trừ trường hợp bội nhiễm.
* Coi trọng các liệu pháp không dùng thuốc


10

- Chế độ ăn uống: quan trọng nhất, đặc biệt trong đợt đang có triệu
chứng đau bụng. Cần chú ý hướng dẫn người bệnh tìm những thức ăn không
thích hợp với mình. Bên cạnh đó, khuyên người bệnh nên tránh ăn quá nhiều
cùng một lúc; những thức ăn làm tăng triệu chứng co thắt, đau quặn, đầy
bụng, tiêu chảy; những thức ăn có tính kích thích mạnh (hạt tiêu, ớt, hành, cà
phê, rượu); thực phẩm có nhiều chất béo; sữa; thực phẩm để lâu bảo quản
không tốt gây khó tiêu; thức ăn sinh hơi nhiều (Đậu, hạt, bắp cải, sầu riêng,
nước uống có ga, nước hoa quả) [13].
- Chế độ luyện tập: Đòi hỏi người bệnh phải rất kiên trì công phu;
luyện đại tiện ngày một lần vào giờ nhất định, thường vào buổi sáng; massage
bụng buổi sáng để gây cảm giác đi ngoài và giúp đi ngoài dễ dàng hơn. Có thể
kết hợp với tập thể dục, tập dưỡng sinh, ngồi thiền, yoga…hợp lý rất có hiệu
quả đối với trường hợp HCRKT ở BN tâm thể nói riêng [13].
- Liệu pháp tâm lý: Các thầy thuốc có kinh nghiệm đều có lời khuyên
là: việc điều trị tâm lý cho BN HCRKT phải kết hợp ngay từ lúc tiếp xúc BN,
trong cả quá trình khám bệnh, cả sau khi uống thuốc, vì BN rất cần được sự

chia sẻ nhằm làm dịu đi căng thẳng của họ trong quá trình chữa bệnh [14].
1.1.6.4. Điều trị bằng thuốc:
* Đau bụng: là triệu chứng khó kiểm soát nhất trong HCRKT, thường
dùng các thuốc sau:
-Thuốc chống co thắt:
+ Kháng Cholinergic: là thuốc có tác dụng đối kháng với acetylcholine
(Atropin, Scopolamin)
+ Chống co thắt hướng cơ trơn.
Mebeverine (Duspatalin), dẫn xuất từ papaverine, có tác dụng chọn lọc
qua hệ thống thần kinh thực vật trên sợi cơ trơn (khác với tác dụng chống co


11

thắt hướng thần kinh). Mebeverine là loại thuốc được sử dụng phổ biến trên
thế giới trong điều trị HCRKT do thuốc có tác dụng chống co thắt cơ trơn
nhưng không làm giảm trương lực cơ, thuốc có tác dụng bình thường hoá các
vận động của ruột (táo, lỏng) và bình thường hoá sự tăng nhạy cảm của ruột.
Tác dụng ngoài ý muốn: nổi mẩn, buồn nôn và nôn [15].
- Thuốc điều hoà chức năng vận động đường tiêu hoá: Trimebutin
(Debridat):
Đây là thuốc tác dụng trên hệ enkephalinergic bằng cách kích thích các
thể cảm thụ thể enkephalinergic ở ruột khi có rối loạn nhu động ruột, các thụ
cảm thể này có tác dụng điều hoà nhu động ruột [5],[15].
- Thuốc chống trầm cảm (như amitriptyline, imipramine, desipramin…):
Những thuốc này được sử dụng cho BN bị HCRKT đặc biệt là những người có
triệu chứng nặng hoặc kéo dài, thường lo lắng và trầm cảm. Những thuốc
chống trầm cảm do có tác dụng huỷ phó giao cảm làm giảm nhu động ruột nên
có tác dụng giảm đau, điều hoà thần kinh và tính chất này độc lập với tác dụng
trên tâm thần của thuốc. Những thuốc chống trầm cảm phải được sử dụng

thường xuyên chứ không phải khi nào cần mới dùng, chúng được sử dụng cho
những BN có triệu chứng hay tái đi tái lại. Thận trọng khi sử dụng cho các BN
có bệnh tim mạch, đái tháo đường [15].
- Thuốc kháng thụ thể 5-HT3 có tác dụng làm giảm trương lực cơ ruột
sau khi ăn nên có tác dụng giảm triệu chứng đau bụng và khó chịu ở bụng.
Kháng 5-HT3 được dùng điều trị HCRKT có đau và tiêu chảy chiếm ưu thế ở
nữ giới mà đại diện là Alosetron [15].
* Tiêu chảy [5], [15]: Thường dùng các thuốc giảm nhu động ruột, tăng
tái hấp thu nước và chất điện giải trong lòng ruột vào máu. Đây là các thuốc
tổng hợp, tác dụng theo kiểu morphine do có cấu trúc tương tự morphine.


12

Thuốc có tác dụng nhanh, kéo dài và không có tác dụng theo kiểu trung ương.
Đại diện là các thuốc sau:
-Loperamide (Imodium) có tác dụng điều trị tiêu chảy nhưng không
có tác dụng giảm đau. Loperamide và những thuốc thuộc nhóm opi khác đã
được chứng minh là có hiệu quả với những BN tiêu chảy là chủ yếu vì có
tác dụng làm giảm nhu động ruột, tăng tái hấp thu nước và chất điện giải
trong lòng ruột. Đồng thời Loperamide cũng giúp làm tăng sức chịu đựng
của BN bằng cách tăng trương lực cơ thắt hậu môn nên làm giảm sự gấp
gáp không kiềm chế được khi bị tiêu chảy [15]. Tác dụng phụ: nổi mẩn ở
da, đau bụng, táo bón.
-Thuốc kháng thụ thể 5-HT3: thường dùng Alosetron, là một chất
kháng 5-HT3 tương đối chọn lọc và mạnh, làm chậm vận chuyển của ruột do
làm giảm tính kích thích của ruột ở BN HCRKT, thuốc phù hợp với phụ nữ bị
HCRKT có tiêu chảy. Tác dụng phụ: dễ gây táo bón [15].
* Táo bón: dùng chất xơ, thuốc nhuận tràng, thuốc điều chỉnh vận động
ống tiêu hoá.

- Bổ xung chất xơ: được chỉ định dùng ít nhất 12g/ngày, chất xơ với
nhiều tác dụng như khả năng giữ nước, làm tăng khối lượng phân và tăng quá
trình lên men nên có hiệu quả chống táo bón tốt. Nên dùng chất xơ kéo dài cho
BN HCRKT có táo bón nhưng phải giảm liều khi có đau hoặc chướng bụng.
- Thuốc nhuận tràng: là thuốc làm tăng nhu động, chủ yếu ở đại tràng,
thường phải dùng nhiều ngày. Thuốc có thể kích ứng trực tiếp lên niêm mạc
ruột hoặc tác dụng gián tiếp do làm tăng khối lượng phân, hoặc do tác dụng
giữ nước, nên làm mềm phân.
+ Lactulose (Duphalac): là một disaccharid tổng hợp, không được hấp
thu, đến đại tràng bị các vi khuẩn chuyển hoá, cắt thành các acid hữu cơ, có
trọng lượng phân tử thấp, kích thích niêm mạc và gây mềm phân [15].


13

+ Macrogol (Movicol): Là polymer mạch dài có trọng lượng phân tử cao
nên giữ nước theo đường nối hydro, làm tăng thể tích và nhão phân do trọng
lượng phân tử cao nên không bị hấp thu và chuyển hoá tại ống tiêu hoá [15].
+ Anthraquinon: Các glycosid của anthraquinon có nhiều trong cây lô
hội, trong đại hoàng. Các anthraquinon bị thuỷ phân chủ yếu ở đại tràng, giải
phóng ra hoạt chất có tác dụng phong toả cation qua thành ruột, làm giữ lại
nước trong lòng ruột. Mặt khác, hoạt chất còn kích thích các nhánh thần kinh
cảm giác ở niêm mạc đại tràng, làm tăng nhu động ruột [15].
Nói chung các thuốc trên không nên dùng lâu dài, thuốc nhuận tràng trị
táo bón nhưng có thể làm tăng đau bụng và trướng bụng.
- Thuốc đồng vận 5-HT4: Tegaserod (thuốc đồng vận 5-HT4 mới) có
hiệu quả trong điều trị HCRKT với triệu chứng táo bón chiếm ưu thế.
Tegaserod sau khi gắn vào thụ thể 5-HT4 sẽ “bắt chước” tác dụng của
Serotonin [2], [15]:
+ Kích thích phản xạ nhu động ruột làm tăng vận chuyển ruột.

+ Kích thích bài tiết Cl- và nước làm giảm táo bón.
+ Ức chế dẫn truyền thần kinh hướng tâm ở ruột làm giảm cảm giác
đau bụng.
+ Kết hợp với thụ thể 5-HT4 tại các tận cùng thần kinh ở ruột, do đó
tạo xung truyền đến những nơron nằm sâu trong lớp cơ, điều hoà nhu động
ruột làm giảm trướng bụng.
Tác dụng phụ: tiêu chảy, đau đầu, choáng váng.
Tóm lại, để điều trị tốt HCRKT thầy thuốc cần phải biết kết hợp tác
động tâm lý người bệnh làm họ tin tưởng và yên tâm, kiên nhẫn hợp tác với
thầy thuốc, vừa biết sử dụng thuốc tinh tế, có cân nhắc tuỳ trường hợp. Thăm
khám kỹ, hỏi bệnh tỷ mỉ, theo dõi định kỳ nhưng tránh những kỹ thuật phức
tạp, những xét nghiệm rắc rối có thể làm cho BN quá lo lắng, ảnh hưởng đến
tâm lý chữa bệnh của người bệnh.


14

1.2. Hội chứng ruột kích thích theo y học cổ truyền
1.2.1. Khái niệm về chứng tiết tả, táo kết và mối quan hệ giữa chứng tiết
tả, táo kết với hội chứng ruột kích thích.
Trong y văn của YHCT không có bệnh danh HCRKT, nhưng căn cứ
vào những biểu hiện lâm sàng có thể thấy HCRKT thuộc phạm vi của chứng
Tiết tả, Táo kết, Cửu tiết.
Tiết tả còn gọi là “phú tả” tức đi ỉa nhiều lần, phân lỏng nát, thậm chí đi
ra nước không. Nội kinh cho là bệnh “Tiết” gồm có: “Nhu tiết”, “Đông tiết”,
“Trúc tiết”, các thầy thuốc đời Đường gọi là bệnh “Hạ lợi”, thời Tống tổng
quát là bệnh “Tiết tả”.
Tiết tả chủ yếu thuộc về tỳ vị và đại tiểu trường. Nguyên nhân gây bệnh
gồm: cảm thụ ngoại tà, do ăn uống quá độ, tỳ vị dương hư, mệnh môn hoả suy
và tình chí thất thường. Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh mà sinh ra các chứng

tiết tả cấp tính hay mạn tính. Cảm thụ ngoại tà, ăn uống quá độ gây ra các
chứng tiết tả cấp tính tức thời. Các nguyên nhân còn lại: tỳ vị dương hư, mệnh
môn hoả suy và tình chí thất thường gây ra các chứng tiết tả mạn tính tái diễn
nhiều lần.
Táo kết đã được nhắc đến trong sách Nội kinh. Táo kết do nhiều
nguyên nhân gây ra gồm: Âm hư, huyết nhiệt, huyết hư, khí hư và khí trệ.
Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu y học Việt Nam và
thế giới, đặc biệt Trung Quốc đã đi sâu nghiên cứu và tìm mối liên hệ giữa
các triệu chứng lâm sàng của HCRKT và chứng “Tiết tả”, “Táo kết” thấy
có nhiều nét tương đồng. HCRKT tương ứng với thể hư chứng của “Tiết tả”
và thể khí trệ của “Táo kết”. Khi điều trị HCRKT theo biện chứng luận trị
của chứng “Tiết tả” và “Táo kết” đã làm cải thiện các triệu chứng lâm sàng
[16], [17], [18], [19].


15

1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của HCRKT theo YHCT
1.2.2.1. Do tỳ vị dương hư:
Tỳ sở dĩ đảm bào được công năng vận hoá là nhờ dương khí đầy đủ. Nếu
lao động quá sức, đau ốm triền miên đều dẫn đến tỳ dương hư suy không vận
hoá được thức ăn, đình trệ lại, trong đục hỗn tạp gây nên tiết tả [16], [17].
1.2.2.2. Do mệnh môn hoả suy:
Nếu ốm lâu hoặc đi lỏng kéo dài, tổn thương đến thận dương, thận
dương suy không ôn được tỳ, khiến tỳ dương suy dẫn đến tiết tả. Trong Cảnh
nhạc toàn thư nói: “Dạ dày là quan ải của thận khai khiếu ở tiền âm và hậu
âm, thận chủ chức năng đóng mở. Nếu thận dương yếu, mệnh môn hoả suy,
âm hàn nhiều gây ra tiết tả [16], [17], [18], [19].
1.2.2.3. Do tình chí thất thường:
Người vốn tỳ vị hư yếu lại bị tình chí thất thường ảnh hưởng đến như

tức giận hại can, lo nghĩ hại tỳ, khiến can khí phạm tỳ vị, khiến tỳ vị vận hoá
kém gây nên tiết tả [16], [19].
1.2.2.4. Do khí có uất trệ:
Do lo nghĩ buồn bực nhiều hoặc ngồi lâu ít vận động dần dần làm cho
khí cơ uất trệ khiến công năng tiêu hoá, thông giáng đào thải thất thường, do
đó cặn bã tích lại gây nên [16], [18], [19].
1.2.3. Các thể lâm sàng của HCRKT theo YHCT
Căn cứ vào bệnh chứng và nguyên nhân HCRKT theo YHCT gồm có bốn
thể: Tỳ vị hư, Thận dương hư hay mệnh môn hoả suy, Can tỳ bất hoà và khí trệ
[18], [19].
1.2.3.1.Thể tỳ vị hư:
- Triệu chứng: Bụng lạnh đau, nôn ra nước trong, ăn kém, đầy bụng, sôi
bụng, phân nát, sống phân, người mệt mỏi, chân tay lạnh, sắc mặt vàng nhợt,
chóng mặt, môi nhợt, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng hoặc trơn, mạch nhu
hoãn hoặc hư nhược.


16

- Phân tích: Do tỳ vị hư yếu, vận hoá kém, không phân biệt được thanh
trọc, thăng giáng thất thường, ăn không tiêu sinh ra đầy bụng sôi bụng, đại
tiện phân lúc nát lúc sống.Tả làm cho tỳ vị càng hư yếu không sinh được tinh
hoa, khí huyết kém dần nên mặt bủng, người gầy yếu mệt mỏi, chân tay lạnh
chóng mặt, mạch hư nhược là mạch của tỳ vị hư.
- Pháp điều trị: Bổ tỳ vị (kiện tỳ trợ vận hay kiện tỳ hoá thấp)
- Dùng bài: Sâm linh bạch truật tán
1.2.3.2. Thể thận dương hư hay mệnh môn hoả suy:
- Triệu chứng: Cơ thể lạnh, chân tay lạnh, thể trạng gầy, mệt mỏi, ăn
kém, bụng lạnh trướng đầy, bụng dưới lạnh đau, ỉa lỏng phân sống, ngũ canh
tiết tả, lưng mỏi gối lạnh, tiểu tiện vặt, tiểu đêm, chất lưỡi nhạt bệu có vết hằn

răng, mạch trầm trì tế nhược. Thể này còn được gọi là tỳ thận dương hư.
- Phân tích: Do tiết tả lâu ngày khiến thận dương hư, dương khí yếu, vị
quan không vững nên có những triệu chứng trên. Loại này gọi là “ngũ canh
tiết tả”, sau khi tả được khí được thông lợi nên giảm đau, chất lưỡi nhạt bệu,
mạch trầm trì tế nhược là mạch của tỳ thận dương hư.
- Pháp điều trị: Ôn bổ tỳ thận dương, cố sáp.
- Dùng bài: Tứ thần hoàn.
1.2.3.3. Thể can tỳ bất hoà:
- Triệu chứng: Ngực sườn trướng đầy đau, hay thở dài, tinh thần ức uất
dễ cáu giận, mỗi khi buồn bực căng thẳng thì phát sinh đau bụng ỉa chảy ngay,
miệng đắng họng khô, ăn uống sút kém, bụng trướng, đại tiện lúc táo, lúc
lỏng, sôi bụng, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch huyền.
- Phân tích: Do tỳ khí vốn yếu, hoặc là vốn có thực trệ và thấp tà lại
gặp khi tình chí thất thường làm hại can, can mất sự sơ tiết, hoành nghịch
phạm tỳ. Tỳ mất sự kiện vận, thuỷ cốc không được tiêu hoá gây ra tiết tả.
- Pháp điều trị: Sơ can kiện tỳ.
- Dùng bài: Thống tả yếu phương.


17

1.2.3.4. Thể khí trệ:
- Triệu chứng: Trướng đầy bĩ tức khó chịu và đau, riêng về trướng đầy
và đau lúc nhẹ lúc nặng, bộ vị thường cố định đau xiên đau nhói, bĩ trướng
cũng có lúc có lúc không, lúc tan lúc tụ. Trướng đầy mà khó chịu có thể giảm
nhẹ khi ợ hơi hoặc trung tiện, ăn ít, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền.
- Phân tích: Bệnh này do can khí uất trệ, khí cơ không đều nên trướng
đầy bĩ tức, do can khí không hoà, tỳ vận hoá không tốt nên ăn ít, khí hư đình
trệ làm cặn bã lưu lại nên đại tiện không thông.
- Pháp điều trị: Thuận khí hành trệ.

- Dùng bài: Lục ma thang.
1.3. Tình hình nghiên cứu thuốc YHCT điều trị HCRKT ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu đánh giá
tác dụng của các bài thuốc cổ phương, các bài thuốc gia truyền trong điều
trị HCRKT.
Năm 1999, Nguyễn Thị Nhuần nghiên cứu tác dụng điều trị của Bài
thuốc “Bình vị tan” trên 60 bệnh nhân bị HCRKT thấy tỷ lệ đạt hiệu quả tốt
chiếm 93,3% đặc biệt ở thể thực chứng theo YHCT [2].
Năm 2002, Cầm Thị Hương và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng của cao
“Cảng Kham” trên 108 bệnh nhân HCRKT, sau điều trị 30 ngày tỷ lệ đạt kết
quả tốt chiếm 82,4% [20].
Năm 2005, Bùi Thị Phương Thảo và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu
tác dụng của viên nang Hế mọ (cây Hế mọ là một cây thuốc nam mọc phổ
biến ở vùng núi và trung du) trên 39 bệnh nhân bị HCRKT, tỷ lệ đạt kết quả
tốt sau 30 ngày điều trị là 62% [3].
Năm 2008, Nguyễn Thị Tuyết Nga nghiên cứu tác dụng của bài thuốc
“Tứ thần hoàn” trong điều trị HCRKT thể lỏng (thể hư hàn theo YHCT) thấy
tỷ lệ đạt hiệu quả tốt chiếm 75% [1].


18

Năm 2011, Lê Thúy Hạnh nghiên cứu tác dụng của bài thuốc ‘‘An
Trung Tán’’ trong điều trị HCRKT thể lỏng (thể Tỳ vị hư hàn theo YHCT)
thấy tỷ lệ đạt hiệu quả tốt chiếm 86,7% [4].
1.4. Tổng quan về các vị thuốc trong bài thuốc Bồi Thổ Cố Trung Phương:
1.4.1. Nguồn gốc xuất xứ
Bài thuốc “Bồi Thổ Cố Trung Phương” của Hải Thượng Lãn Ông trong
tập “Hiệu phỏng tân phương” [17].
1.4.2. Thành phần bài thuốc

Thành phần “Bồi Thổ Cố Trung Phương” gồm 04 vị:
Bạch Truật

60g

Thục Địa (sao khô)

30g

Cam Thảo (tẩm mật nướng khô)

4g

Can Khương (sao đen)

6g

1.4.3. Cách dùng
Sắc uống ngày 1 thang, uống trong 30 ngày, uống ấm.
1.4.4. Tác dụng
Tác dụng của bài thuốc được mô tả rõ trong cuốn Hiệu phỏng tân
phương của Hải thượng lãn ông như sau: bài bồi thổ cố trung phương chủ trị
các chứng một bên thì tỳ âm hư tổn, một bên thì vị dương quá mạnh, lại vì ăn
nhiều những vị sào nướng, những thức thơm ráo mà gây bệnh, hoặc ăn được
mà không tiêu, hoặc miệng dạ dày khô ráo không nạp được đồ ăn, hoặc nôn
mửa ỉa chảy, cũng như chứng tỳ hư không thể tàng nạp được nguyên khí mà
phát nhiệt.
Từ các tài liệu: “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất
Lợi [22], Dược điển Việt Nam IV [21] …, chúng tôi khái quát tác dụng của
các vị thuốc trong bài Bồi Thổ Cố Trung Phương đã được nghiên cứu tác

dụng dược lý lâm sàng theo YHHĐ như sau.


19

1.4.6.1. Bạch Truật (Rhizoma Atractylodes macrocephalae) [21], [22].
- Tên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz
- Bộ phận dùng: Thân rễ phơi khô của cây Bạch truật (Atractylodes
macrocephala Koidz., họ Cúc (Asteraceae).
- Tính vị quy kinh: Vị ngọt, đắng, tính ôn. Vào phần khí của hai kinh
Tỳ và vị.
- Thành phần hoá học: Thân rễ chứa 1,5% tinh dầu. Thành phần của
tinh dầu gồm: atractylol, atractylenolid I, II và III, eudesmol và vitamin A.
Ngoài ra còn có glycosid, inulin và muối kali atractylat
- Công dụng theo YHCT: Bạch truật là vị thuốc bổ, bồi dưỡng, chủ yếu
là bổ tỳ kiện vị, bổ máu. Được dùng chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức
phận gan, ăn chậm tiêu, nôn mửa, tiêu chảy phân sống, viêm ruột mạn tính,
ốm nghén, có thai đau bụng, sốt ra mồ hôi. Cũng dùng lợi tiểu, chữa ho, trị
đái tháo đường.
Người đau bụng do âm hư nhiệt trướng, đại tiện táo, háo khát không dùng
- Kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại:
+ Thuốc giúp sự tiêu hoá
- Liều dùng: 6-12g/ngày.

Hình 1.1: Bạch Truật


20

1.4.6.2. Thục Địa (Radix Rhemanniae praeparatus) [21], [22].

- Là sản phẩm được chế biến từ Sinh Địa (Rehmannia sp), Họ Hoa Mõm
Sói (Scrophulariaceae).
- Bộ phận dùng: Củ đã chế biến (Radix Rehmanniae). Loại chắc, mầu
đen huyền, mềm, không dính tay, thớ dai là tốt
- Tính vị quy kinh: vị ngọt hơi đắng, tính ôn. Quy vào các kinh Tâm,
Can, Thận.
- Thành phần hoá học:
+ Leonuride, Ajugol, Aucubin, Catapol, Rehmannioside A, B, C, D,
Melittoside
+ Rehmaglutin A, B, C, D, Actioside.
+ Isoacteoside.
+ Monometittoside, Glutinoside.
+ Geniposide, Ajugoside, 6-O-E-Feruloyl ajugol, Jioglutin D, E,
Jioglutolide.
+ b-Sitosterol,

Manitol,

Stigmasterol, Campesterol,

Rehmannin,

Catalpol, Arginine, Glucose (Chinese Herbal Medicine).
- Công dụng theo YHCT: Tư âm, dưỡng huyết, mạnh tinh tủy
Chủ trị: Can thận âm hư gây đau lưng mỏi gối triều nhiệt, cốt chưng, mồ
hôi đêm, di tinh, nội nhiệt gây háo khát, thiếu máu da xanh, hồi hộp, tiện
huyết, chóng mặt, ù tai, tóc bạc sớm.
- Kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại:
+ Tác dụng kháng viêm: Nước sắc Địa hoàng có tác dụng kháng viêm.
Đối với chuột cống thực nghiệm gây viêm bằng Formalin vùng chân đùi,

thuốc làm giảm viêm rõ (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với đường huyết: Địa hoàng làm hạ đường huyết.


21

Có báo cáo cho rằng Địa hoàng làm tăng cao đường huyết nơi chuột
cống hoặc không ảnh hưởng đến đường huyết bình thường nơi thỏ (Trung
Dược Học).
+ Nước sắc Địa hoàng có tác dụng cường tim, hạ áp, cầm máu, bảo vệ gan,
lợi tiểu, chống chất phóng xạ, chống nấm (Trung Dược Học).
+ Đối với hệ miễn dịch: Nước sắc Địa hoàng có tác dụng ức chế miễn
dịch kiểu Corticoid nhưng không làm ức chế hoặc teo vỏ tuyến thượng thận.
Thực nghiệm cho thấy Sinh địa, Thục địa đều có thể làm giảm tác dụng ức
chế chức năng vỏ tuyến thượng thận của Corticoid (Trung Dược Học).
- Liều dùng: 5-10g/ ngày.

Hình 1.2: Thục Địa
1.4.6.3. Cam Thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) [21], [22].
- Tên khoa học: Glycyrrhiza glabra L. và Glycyrrhiza uralensis Fisher,
họ Đậu (Fabaceae).
- Bộ phận dùng: Rễ, thân rễ cây Cam thảo bắc (Glycyrrhiza uralensis
Fish) Loài này ta phải nhập từ Trung Quốc.
- Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Quy vào 12 đường kinh.
- Thành phần hoá học: Glycyrrhizin là một saponin thuộc nhóm olean,
hàm lượng từ 10-14% trong dược liệu khô, chỉ có trong bộ phận ở dưới mặt


22


đất, có vị rất ngọt (gấp 60 lần đường saccharose). Đây là saponin quan trọng
nhất của rễ cam thảo. Glycyrrhizin được Robiquet phân lập năm 1809 dưới
dạng mảnh màu vàng. Glycyrrhizin tinh khiết ở dạng bột kết tinh trắng dễ tan
trong nước nóng, cồn loãng, không tan trong ether và chloroform.
Glycyrrhizin ở trong cây dưới dạng muối Mg và Ca của acid glycyrrhizic (còn
gọi là acid glycyrrhizinic).
Dưới tác dụng của acid vô cơ, acid glycyrrhizic bị đẩy ra khỏi muối của
nó. Khi thủy phân bằng acid thì cho phần aglycon là acid glycyrrhetic (còn
gọi là acid glycyrrhetinic) và 2 phân tử acid glucuronic. Acid glycyrrhetic có
một OH ở C-3 (2 phân tử acid glucuronic nối vào đó), một nhóm carbonyl ở
C-11, một nối đôi ở C-12-13 và ở C-30 là nhóm carboxyl. Glycyrrhizin trên
thị trường là muối ammoni glycyrrhizat thu được bằng cách chiết bột cam
thảo với nước rồi acid hoá để kết tủa, rửa tủa rồi lại hoà tan trong ammoniac,
bốc hơi trong các khay mặt bằng sẽ thu được những vẩy màu đen nhạt, bóng,
tan trong nước và rất ngọt.
Trong cam thảo còn có các dẫn chất triterpenoid khác như: acid liquiritic
(acid này khác acid glycyrrhetic bởi nhóm carboxyl ở C-29), acid 18 – alpha
-hydroxy-glycyrrhetic, acid 24 - hydroxyglycycrrhetic, glabrolid, desoxyglabrolid,
isoglabrolid, 24 - alpha-hydroxyisoglabrolid, acid liquiridiolic, acid 11desoxoglycyrrhetic, acid 24-hydroxy 11- desoxoglycyrrhetic.
Các flavonoid là nhóm hoạt chất quan trọng thứ hai có trong rễ cam thảo
với hàm lượng 3-4%. Có 27 chất đã được biết, quan trọng nhất là hai chất
liquiritin (hay liquiritirosid) và isoliquiritin (hay isoliquiritirosid).
Liquiritin được Shinoda và Ueda (1934) phân lập. Chất này thuộc nhóm
flavanon, có phần aglycon là liquiritigenin (= 4,7 dihydroxy - flavanon).
Isoliquiritin được Puri và Seshadri phân lập (1954). Chất này là đồng phân
của chất trên và thuộc nhóm chalcon, phần aglycon là isoliquiritigenin (=
4,4,6 trihydroxy chalcon). Isoliquiritigenin ở môi trường acid thì đồng phân
hoá thành liquiritigenin (xem phần flavonoid).
Ngoài ra còn có nhiều flavonoid thuộc các nhóm khác: isoflavan (gla-



23

bridin), isoflavon (glabron), isoflaven (glabren).
Những hoạt chất estrogen steroid: phần này tan trong ether dầu hỏa, khi
thí nghiệm trên chuột cống đã thiến thì thấy xuất hiện những tế bào sừng
trong niêm dịch âm đạo.
Những dẫn chất coumarin: umbelliferon, herniarin, liqcoumarin (= 6acetyl-5-hydroxy-4-methyl coumarin).
Trong rễ cam thảo còn có 20-25% tinh bột, 3-10% glucose và saccharose.
Toàn bộ các chất chiết được bằng nước có thể đến 40%.
Phần trên mặt đất của cây cam thảo cũng đã xác định được các flavonoid:
pinocembrin (= 5,7 - dihydroxyflavanon), prunetin (= 5,4 -dihydroxy 7 - methoxyisoflavon), isomucronulatol (= 7,2-dihydroxy 3,4-dimethoxyisoflavon).
- Công dụng theo YHCT: Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ
thống, điều hoà tác dụng các thuốc.
- Kết quả nghiên cứu dược lý học theo YHHĐ: Dịch chiết cam thảo có
tác dụng chống loét dạ dày. Tác dụng đã được chứng minh bằng thí nghiệm
trên súc vật. Trên chuột lang thì gây loét bằng cách tiêm những liều xác định
histamin; trên chó thì gây loét bằng atophan (= acid 2-phenyl quinolein 4carboxylic); trên chuột cống thì thắt u môn. Súc vật thí nghiệm được mổ và
quan sát tình trạng tổn thương trên niêm mạc dạ dày.
Tác dụng chống co thắt của dịch chiết cam thảo được chứng minh trên
ruột cô lập của chuột lang hoặc thỏ thấy có tác dụng đối kháng với histamin,
acetylcholin. Tác dụng chống co thắt và tác dụng bảo vệ chống loét dạ dày
chủ yếu là do các thành phần flavonoid.
Tác dụng long đờm do các saponin.
Tác dụng tương tự như cortison do glycyrrhizin, giữ nước trong cơ thể
kèm theo tích các ion Na+ và Cl- và tăng thải ion K+, giảm lượng nước tiểu,
tăng huyết áp. Nếu dùng cam thảo một thời gian lâu thì có hiện tượng phù.
Trong một số trường hợp thí nghiệm trên súc vật cho thấy tác dụng chống
viêm bằng 1/5 hydrocortison. Glycyrrhizin làm giảm những tổ chức hạt tạo
thành xung quanh viên bông cấy dưới da của chuột cống trắng hoặc làm giảm

độ sưng của chân chuột sau khi tiêm formol. Acid liquiritic cũng có tác dụng


24

chống viêm, chống loét và làm chóng lành sẹo.
Tác dụng ức chế enzym monoaminoxydase (MAO) của 2 hoạt chất
liquiritigenin và isoliquiritigenin cũng được phát hiện. Chất isoliquiritigenin
có tác dụng mạnh hơn.
Thí nghiệm trên súc vật cho thấy cam thảo có khả năng giảm độc của
morphin, cocain, strychnin, atropin, chloralhydrat, giải độc các độc tố bạch
hầu, uốn ván.
Nghiên cứu gần đây còn cho thấy cam thảo có tác dụng nâng cao khả
năng miễn dịch của cơ thể.
- Liều dùng: 2-9g/ngày.

Hình 1.3: Cam Thảo
1.4.6.4. Can Khương (Rhizoma Zingiberis) [21], [22].
- Tên khoa học: Rhizoma Zingiberis
- Bộ phận dùng: Thân rễ phơi hay sấy khô của cây Gừng (Zingiber
officinale Rose) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
- Tính vị quy kinh: Vị cay, tính ấm, Vào các kinh Tâm, Phế, Tỳ, Vị.
- Thành phần hoá học: Gừng chứa 2-3% tinh dầu chủ yếu là các hợp
chất hydrocarbon sesquiterpenic.
- Công dụng theo YHCT: Ôn trung, hồi dương, chỉ nôn, chỉ tả, chỉ
huyết, chỉ khái. Chủ trị chân tay giá lạnh, bụng sôi, đầy trướng, nôn mửa, tiêu
chảy, ho, nhiều đờm.
- Kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại:
- Liều dùng: 2-6g/ngày.



25

Hình 1.4: Can Khương

CHƯƠNG 2
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Chất liệu nghiên cứu:
2.1.1. Thuốc YHCT (Thuốc nghiên cứu):
Bài thuốc “Bồi Thổ Cố Trung Phương” gồm các vị:
Thành phần
Bạch Truật

Tên khoa học
Rhizoma Atractylodes
macrocephalae

Liều

Tiêu chuẩn chất

lượng
60g

lượng
DĐVN IV



×