Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

SINH lý cơ và mất cơ THEO TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.46 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THÚY HẰNG

SINH LÝ CƠ VÀ MẤT CƠ THEO TUỔI

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THÚY HẰNG

SINH LÝ CƠ VÀ MẤT CƠ THEO TUỔI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ BÍCH NGA

Cho đề tài: Nghiên cứu tình trạng mất cơ ở bệnh nhân đái tháo
đường typ 2 và bước đầu đánh giá hiệu quả can thiệp bằng bài tập

Chuyên ngành: Nội tiết
Mã số


: 62720145
CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2018


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................3
1. Sinh lý học của cơ:....................................................................................3
2. Đại cương về mất cơ:................................................................................6
2.1. Định nghĩa mất cơ..............................................................................6
2.2. Chẩn đoán và phân loại mất cơ..........................................................7
2.2.1. Chẩn đoán mất cơ............................................................................7
2.2.2. Phân loại mất cơ ...........................................................................11
3. Dịch tễ học và tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới............12
4. Sinh bệnh học của mất cơ........................................................................13
4.1. Sự lão hóa thần kinh cơ....................................................................13
4.2. Sự lão hóa làm thay đổi nồng độ và mức độ nhạy cảm của hormon....15
4.3. Vitamin D:........................................................................................16
4.4. Nồng độ acid uric.............................................................................17
4.5. Các yếu tố viêm................................................................................17
4.6. Sự thay đổi cấu trúc cơ....................................................................18
4.7. Hoạt động thể chất và dinh dưỡng...................................................19
5. Hậu quả của mất cơ:................................................................................20
6. Các phương pháp xác định và vai trò của hấp thu tia X năng lượng kép
(DXA) trong chẩn đoán mất cơ...................................................................22
7. Mối liên quan giữa mất cơ và các yếu tố khác........................................25
7.1. Cachexia và mất cơ:.........................................................................25
7.2. Mất cơ và Frailty hội chứng dễ bị tổn thương .................................25

7.3. Mất cơ và béo phì.............................................................................26
7.4. Yếu tố gen........................................................................................27
8. Điều trị mất cơ:........................................................................................27

KẾT LUẬN.....................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Phương pháp đo và giá trị chẩn đoán trong thực hành lâm sàng...9
Bảng 2. Bộ câu hỏi SACRF đánh giá mất cơ .................................................10
Bảng 3. Phân loại mất cơ theo nguyên nhân...................................................11
Bảng 4. Khái niệm về giai đoạn mất cơ..........................................................12
Bảng 5. Các tiêu chí về định nghĩa kiểu hình của yếu đuối được Fried et al.......26


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EWGSOP

: European working group on sacropenia in older people
Hiệp hội Châu Âu nghiên cứu về mất cơ ở người cao tuổi

AWGS

: Asian working group on sacropenia
Hiệp hội châu Á nghiên cứu về mất cơ

ASMI

: Appendicular skeletal muscle index

Chỉ số khối cơ tứ chi

DEXA

: Dual energy X-ray absorptiometry
Hấp thu tia X năng lượng kép

GH

: Growth hormone
Hormon tăng trưởng

Frailty

: Hội chứng dễ bị tổn thương


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Già hóa dân số là một trong những vấn đề toàn cầu và ảnh hưởng lớn đến
tất cả các khía cạnh của xã hội. Hiện nay trên thế giới cứ chín người có một
người từ 60 tuổi trở lên và con số này dự tính đến năm 2050 sẽ tăng lên, cứ
năm người sẽ có một người từ 60 tuổi trở lên. Tại Việt Nam, tỷ lệ dân số từ 60
tuổi trở lên đang ở nhóm cao nhất thế giới và dự kiến sẽ chạm ngưỡng 10%
tổng dân số vào năm 2017 (ngưỡng thể hiện cơ cấu dân số già). Đến năm
2037, tỷ trọng người từ 60 tuổi trở lên ở nước ta sẽ tiếp tục tăng nhanh, dự
báo lớn hơn hoặc bằng 20% tổng dân số. Như vậy vấn đề già hóa dân số đã
đặt ra một thách thức lớn đối với ngành y tế trong việc chăm sóc, phòng ngừa
và điều trị cho người cao tuổi.

Trong những năm gần đây, sacropenia (mất cơ) được xem là một hội
chứng mới của lão khoa trên toàn thế giới và sự phổ biến của nó ảnh hưởng
nghiêm trọng đến người cao tuổi và được xã hội ghi nhận là vấn đề sức khỏe
nghiêm trọng [1]. Theo tác giả Arango Lopera, Landi và Jansen, mất cơ làm
gia tăng tỷ lệ chết do mọi nguyên nhân (HR 2,39, 95% CI 1,05 – 5,43) nguy
cơ gây ngã (HR 3,23, 95%CI 1,25 – 8,29) và tăng 79% tàn tật ở người cao
tuổi. Hiện nay, tỷ lệ hiện mắc của mất cơ ở lứa tuổi trên 70 tuổi từ 5% đến
70% trên toàn thế giới phụ thuộc vào tuổi giới và phương pháp đánh giá của
mất cơ [2-4].
Định nghĩa sacropenia đầu tiên được đặt ra bởi Rosenberg vào năm
1989, có nguồn gốc từ gốc Hy Lạp, "sarx" (có nghĩa là xác thịt) và"penia"
(nghĩa là mất mát), mô tả những thay đổi liên quan đến tuổi của cơ xương [5].
Mặc dù, mất cơ đã được biết đến từ 30 năm trước từ khái niệm đầu tiên
nhưng cho tới năm 2010, Hiệp hội mất cơ Châu Âu ở người cao tuổi viết tắt là
(EWGSOP) đã đưa ra sự đồng thuận thứ nhất về chẩn đoán mất cơ và sau đó


2

hiệp hội mất cơ Châu Á và liên đoàn các viện sức khỏe quốc gia năm 2014,
mọi sự đồng thuận đều nhất trí rằng chỉ số giảm khối cơ tứ chi (ASMIs) để
chẩn đoán giảm khối cơ, giảm khối cơ kết hợp với giảm độ chắc của cơ và/
hoặc giảm vận động là bằng chứng chẩn đoán mất cơ tuy nhiên chỉ số này ở
mỗi cộng đồng là khác nhau [6-8]. Thời gian qua, nghiên cứu mất cơ đã được
điều tra rộng rãi bao gồm sinh lý bệnh, nguy cơ các yếu tố, tiêu chuẩn chẩn
đoán, hậu quả của sarcopenia và lựa chọn điều trị. Do sự leo thang của dân số
cao tuổi trên toàn thế giới và đặc biệt là ở châu Á, tầm quan trọng của phòng
ngừa và phát hiện sớm các cá nhân bị mất cơ là vô cùng quan trọng.
Trong chuyên đề này chúng em đưa ra khái niệm về mất cơ và sinh lý
của mất cơ liên quan đến tuổi và các phương pháp xác định.



3

NỘI DUNG
1. Sinh lý học của cơ:
Tổng quan về hệ cơ vân [9]
Cơ vân giúp cho xương và cơ thể vận động được cấu tạo bởi các múi cơ
chạy song song kéo dài, mỗi sợi cơ là một tế bào chứa nhiều nhân.
Mỗi cơ có bụng cơ nằm giữa các đầu bám bằng gân. Mỗi cơ được bọc
bởi màng ngoài cơ gồm nhiều bó sợi cơ. Các bó sợi cơ được bọc ngoài bởi
chu cơ gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ). Các sợi cơ được bọc bởi màng nội cơ.
Mỗi sợi cơ có đường kính 10 – 100 μm và có thể dài tới 20 cm. Màng sợi
cơ (sarcolemma) có nhiều kênh Na+ đóng mở do chất gắn. Trên màng có
những phần lõm vào trong tạo ống ngang. Màng ống ngang sát với màng hệ
thống lưới nội bào (các bể chứa tận cùng) có nhiều kênh Ca2+.
Bào tương (cơ tương) có nhiều nhân, ty thể, lysosom, không bào chứa
lipid, các hạt glycogen, hệ enzym phân giải glycogen, creatin phosphat, acid
amin. Myoglobin là chất gắn với oxy, giống như hemoglobin trong hồng cầu.
Đặc biệt có các protein của cơ như actin, myosin, α-actinin, titin, nebulin,
dystrophin.
- Actin và myosin sắp xếp với nhau thành các đơn vị co-duỗi cơ
(sarcomere) dài chừng 2,5 μm, được giới hạn ở hai đầu bởi hai đĩa Z (là một
protein có cấu trúc phẳng, gắn với actin bởi α-actinin). Cách tổ chức của các
xơ myosin (dày) và xơ actin (mảnh) tạo cho sarcomere có các dải sáng, dải tối
và các vạch kế tiếp nhau (vì thế được gọi là cơ vân) dưới kính hiển vi hai
chiều. Phần chỉ có xơ actin, tạo thành dải I, vùng có các xơ actin và xơ
myosin lồng vào nhau tương ứng với dải A; phần chỉ có các xơ myosin là đĩa
H. - Giữa các xơ myosin dày lên, tạo thành đường M nằm ở trung tâm



4

sarcomere. Hai đầu xơ dày được nối với đĩa Z bởi titin. Mỗi sarcomere có
khoảng 2000 xơ actin và khoảng 1000 xơ myosin.
- Xơ dày cấu trúc bởi 150 - 360 phân tử myosin xoắn vào nhau. Mỗi
phân tử được tạo bởi một đầu, cổ và đuôi nối tiếp nhau tại vùng bản lề. Phần
đầu có hoạt tính ATPase. Vùng bản lề có thể gập lại được như một khớp nên
myosin có thể dễ dàng gắn vào và rời khỏi xơ actin và làm cho xơ actin trượt
lên myosin.
- Xơ actin gồm actin F, tropomyosin, troponin. Actin F là hai chuỗi
polypeptid gồm 400 phân tử actin G có dạng cầu xoắn vào nhau. Cuốn
xung quanh actin F là tropomyosin có dạng sợi và cứ cách khoảng 40 nm
lại có một phân tử troponin gắn vào. Troponin gồm 3 tiểu đơn vị là
troponin-C có tác dụng gắn với ion calci, troponin T gắn với tropomyosin
vào actin G và troponin-A có tác dụng ngăn tạo liên kết giữa actin và
myosin khi cơ nghỉ. Tác dụng ức chế này của troponin-A bị mất đi khi
troponin-C bão hoà ion calci.
- Các ống ngang. Màng tế bào cơ có nhiều chỗ lõm hướng về các tơ cơ,
tạo thành các ống ngang nằm ở chỗ dải A và dải I tiếp xúc nhau, chạy ngang
qua các tơ cơ.
- Các ống dọc thuộc cấu trúc mạng nội cơ tương nằm song song với các
tơ cơ và cũng phân ra nhiều nhánh nối với nhau. Các ống dọc đổ vào những
bể chứa lớn được gọi là bể chứa tận cùng.
- Bể chứa tận cùng tiếp giáp với các ống ngang và có những chân gắn
vào màng của ống ngang giúp cho sự truyền tín hiệu từ ống ngang đến bể
chứa và ống dọc. Ống ngang, ống dọc và bể chứa tận cùng tạo thành một bộ
ba (triade) được gọi là hệ thống ống T là nơi nhận tín hiệu và điều khiển ion
calci. Hệ thống này rất phát triển ở các cơ vận động nhanh. Màng của hệ



5

thống ống T có receptor dihydropyridin (DHP) nhạy cảm với sự thay đổi điện
thế và có tác dụng làm mở các kênh calci.
- Đơn vị vận động: Gồm 1 neuron vận động và các sợi cơ mà nó chi phối
(vài sợi –hàng nghìn sợi). Số sợi cơ trong mỗi đơn vị vận động tùy thuộc vào
loại cơ. Các cơ lớn chịu trách nhiệm tạo lực và tư thế có vài trăm đến vài
nghìn sợi cơ, các cơ thực hiện động tác chính xác chỉ có vài sợi cơ. Mỗi sợi
cơ vân chỉ nhận một nhánh tận cùng. Cơ co càng mạnh thì càng có nhiều đơn
vị vận động tham gia. Tần số xung động theo sợi thần kinh tới đơn vị vận
động tăng làm tăng lực co.


6

Hình 1. Cấu tạo cơ [9]
2. Đại cương về mất cơ:
2.1. Định nghĩa mất cơ
Năm 1989, Irwin Rosenberg đã đề xuất thuật ngữ "sarcopenia" (mất cơ)
(tiếng Hy Lạp, "sarx" có nghĩa là "xác thịt" và "penia" có nghĩa là "mất mát")
lần đầu tiên để mô tả tuổi tác giảm khối lượng cơ và chức năng [5]. Kể từ đó,
đã có những nỗ lực mới để xác định sarcopenia của các chủng tộc dân cư trên
toàn thế giới.


7

Mất cơ là một hội chứng lâm sàng thường gặp ở người cao tuổi, dự báo
nguy cơ cao những bất lợi về sức khỏe như tình trạng ngã, khuyết tật, tăng số

lần nhập viện và thậm chí tử vong.
Nói chung, các định nghĩa và chẩn đoán mất cơ đều nhất trí giảm khối cơ
là tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng trong chẩn đoán.
Năm 2010, Hiệp hội Châu Âu Dinh dưỡng lâm sàng và Đặc chế chuyển
hóa (ESPEN SIG) mất cơ là một tình trạng đặc trưng bởi sự mất mát khối
lượng cơ và sức mạnh [6]. Hiệp hội Châu Âu chuyên nghiên cứu về mất cơ ở
người cao tuổi (EWGSOP) mất cơ là một hội chứng đặc trưng bởi sự mất dần
các khối cơ và sức mạnh của cơ ở toàn cơ thể dẫn đến các kết cục bất lợi cho
sức khỏe như : tàn tật, giảm chất lượng cuộc sống và tử vong [10]. Năm 2014,
Hiệp hội mất cơ Châu Á (AWGS) mất cơ được mô tả liên quan đến tuổi tác
sự giảm khối lượng cơ cũng như chức năng cơ (được xác định bởi sức mạnh
cơ bắp hoặc hoạt động thể lực), có thể dẫn đến giảm năng lực thể chất, chất
lượng cuộc sống kém, suy giảm chức năng tim phổi, những ảnh hưởng bất lợi
về chuyển hóa, té ngã, tàn tật, và tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi, cũng như cao
chi phí y tế [7].
2.2. Chẩn đoán và phân loại mất cơ
2.2.1. Chẩn đoán mất cơ
Trên thế giới, một số hiệp hội và tác nhiều tác giả nghiên cứu và đánh
giá mất cơ. Hiệp hội Châu Âu về dinh dưỡng lâm sàng và chuyển hóa đặc biệt
(ESPENSIG) [11], hiệp hội Châu Âu nghiên cứu mất cơ ở người cao tuổi
(EWGSOP)[12], nhóm nghiên cứu Châu Á về mất cơ đều dùng chỉ số ASMI H
(Khối lượng cơ tứ chi/ (chiều cao)²) [13]. Các tác giả trên thế giới cũng đã
đưa ra các điểm giới hạn chẩn đoán mất cơ theo chỉ số trên, tuy nhiên điểm


8

này khác nhau với các cộng đồng dân cư và giới. Tác giả Newman (Mĩ) năm
2003 đã đưa ra chẩn đoán mất cơ ở nam < 7.26(kg/m²), ở nữ 5,45 (kg/m²)
[14]. Tác giả I-Chien Wu ( Đài Loan) năm 2015 điểm tới hạn mất cơ ở nam <

6.76 (kg/m²), ở nữ 5,28 (kg/m²) [15]. Ngoài ra cũng có một số ít tác giả đánh
giá mất cơ theo các chỉ số khối lượng cơ tứ chi hiệu chỉnh theo cân nặng, theo
chỉ số khối cơ thể …Chỉ số ASMI đã được tính bằng tổng khối lượng cơ tứ
chi (kg) (ASM) chia cho bình phương chiều cao (m2) nếu chỉ số này thấp hơn
-2SD giá trị tham chiếu ở người trẻ chẩn đoán mất cơ [16], đánh giá về lực
bóp của tay dùng chỉ số (HS) đo bằng máy dynometer và tốc độ đi bộ 6m.
Các phương pháp để đánh giá khối cơ: chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt
lớp vi tính (CT), hấp thu tia X năng lượng kép (DEXA) toàn thân, đo kháng
trở sinh học (BIA), siêu âm cơ… Tuy nhiên, trong các nghiên cứu lâm sàng
và cộng đồng, phương pháp DEXA được sử dụng rộng rãi do ít phơi nhiễm
phóng xạ, giá thành rẻ, độ chính xác cao. Một số nghiên cứu đã thông báo
mối liên quan chặt chẽ giữa DXA và MRI trong phép đo khối cơ, tuy nhiên
DXA là tiêu chuẩn vàng cho cả nghiên cứu và lâm sàng để phân biệt mỡ,
xương và cơ vân [17], [18].

Đo tổng số khối
lượng cơ các chi

Chỉ số khối cơ
ASMI = ASM (kg)/
H2(m2)

Chẩn đoán mất cơ khi <
-2 giá trị tham chiếu ở
người trẻ

Hiệp hội Châu Âu chuyên nghiên cứu về mất cơ ở người cao tuổi
(EWGSOP) hướng dẫn chẩn đoán mất cơ dựa trên tiêu chí 1 cộng thêm tiêu
chí 2 hoặc 3.



9

1. Giảm khối lượng cơ
2. Giảm sức mạnh của cơ
3. Giảm hoạt động thể lực
Năm 2014, hiệp hội mất cơ Châu Á cũng đưa ra đồng thuận về phương
pháp và giá trị chẩn đoán mất cơ.
Bảng 1. Phương pháp đo và giá trị chẩn đoán trong thực hành
lâm sàng [19]
Phương pháp

Phương tiện

đo
Khối cơ

Gía trị
Nam

Nữ

Hấp thu tia X năng lượng kép; DXA

7 kg/m2 5.4 kg/m2

Điện trở kháng sinh học (BIA)

7 kg/m2 5.7 kg/m2


Sức mạnh của cơ Lực bóp tay (HS)
Phản xạ xương bánh chè (sức mạnh

26 kg

18 kg

18 kg

16 kg

0.8 m/s

0.8 m/s

cơ tứ đầu đùi)
Hoạt động thể
chất

Đi bộ 6m


10

Khối cơ được tính bằng: khối cơ tứ chi / chiều cao²
Để đơn giản hơn và có thể áp dụng rộng rãi trong lâm sàng, người ta
cũng đưa ra bô câu hỏi nhanh để chẩn đoán mất cơ
Bảng 2. Bộ câu hỏi SACRF đánh giá mất cơ [20]
Thành phần
Cơ lực


Câu hỏi

Điểm

Ông (bà) cảm thấy khó khăn Không = 0
như thế nào khi nhấc và mang Một vài = 1
10 pound
Rất nhiều hoặc không thể =
2

Khả năng đi Ông (bà) cảm thấy khó khăn Không = 0
bộ

như thế nào khi đi vòng quanh Một vài = 1
phòng
Rất nhiều hoặc không thể =
2

Khả

năng Ông (bà) cảm thấy khó khăn Không = 0

đứng từ ghế

như thế nào khi đứng dậy từ Một vài = 1
ghế và giường
Rất nhiều hoặc không thể =
2


Khả
leo
thang

năng Ông (bà) cảm thấy khó khăn Không = 0
cầu như thế nào khi leo 10 bậc Một vài = 1
cầu thang
Rất nhiều hoặc không thể =
2

Ngã

Ông (bà) ngã mấy lần trong Không = 0
năm qua

1-3 lần = 1
 4 lần = 2


11

Thang điểm: từ 1 – 10 điểm, mỗi phần từ 0 – 2 điểm, 0 điểm là tốt nhất, 10 điểm
là kém nhất, 0 – 3 điểm là khoẻ mạnh,  4 điểm có triệu chứng của mất cơ.
Hiệp hội Châu Âu chuyên nghiên cứu về mất cơ ở người cao tuổi
(EWGSOP) chia mất cơ thành mất cơ nguyên phát (mất cơ theo tuổi) và mất
cơ thứ phát khi có hơn một yếu tố gây ra và giai đoạn mất cơ.
2.2.2. Phân loại mất cơ [21]
Mất cơ được thừa nhận rằng mất cơ là hội chứng lão khoa, là nguyên
nhân hoặc nhiều nguyên nhân dẫn đến mất cơ rấtrất phức tạp và có sự tương
tác. Vì vậy, EWGSOP gợi ý rằng việc chia mất cơ thành các loại có thể hữu

ích trong thực hành lâm sàng, và đề xuất sử dụng thuật ngữ mất cơ tiên phát
và mất cơ thứ phát. Mất cơ có thể được coi là chính (hoặc tuổi tác) khi không
có nguyên nhân nào khác rõ ràng do quá trình lão hóa, hoặc mất cơ có thể
được coi là thứ phát khi có một hoặc nhiều nguyên nhân khác (Bảng 3).
Bảng 3. Phân loại mất cơ theo nguyên nhân:
Mất cơ nguyên phát

Tiêu chí

Mất cơ theo tuổi

Không tìm thấy nguyên nhân bệnh lý
ngoại trừ tuổi tác.

Mất cơ thứ phát
Hoạt động liên quan tới mất cơ

Nằm liệt giường, lối sống tĩnh tại, tình
trạng không trọng lực.

Bệnh lý gây ra mất cơ

Bệnh lý tổn thương các tạng (tim, phổi,
gan, thận, não), tình trạng viêm nhiễm,
bệnh lý ác tính, bệnh nội tiết

Dinh dưỡng gây ra mất cơ

Hậu quả của chế độ ăn uống không đầy đủ
năng lượng và/ hoặc protein, như với rối

loạn tiêu hóa, rối loạn dạ dày ruột, hoặc


12

sử dụng thuốc gây biếng ăn
Việc phân chia giai đoạn mất cơ, phản ánh mức độ nghiêm trọng của
tình trạng này, cũng được coi là một khái niệm có thể giúp hướng dẫn quản
lý lâm sàng. EWGSOP phân chia các giai đoạn tiền mất cơ, mất cơ và mất
cơ nặng (Bảng 4). Các giai đoạn tiền mất cơ được đặc trưng bởi khối lượng
cơ thấp mà không ảnh hưởng đến sức mạnh cơ bắp hoặc tốc độ đi bộ. Giai
đoạn này chỉ có thể được xác định bằng kỹ thuật đo khối lượng cơ chính
xác và tham chiếu đến quần thể chuẩn. Mất cơ là giai đoạn được đặc trưng
bởi khối lượng cơ thấp, cộng với sức mạnh cơ bắp thấp hoặc tốc độ đi bộ.
Sarcopenia nặng là giai đoạn được xác định khi tất cả ba tiêu chí của định
nghĩa được đáp ứng.
Bảng 4. Khái niệm về giai đoạn mất cơ
Giai đoạn

Khối lượng cơ

Tiền mất cơ



Mất cơ



Mất cơ nặng




Sức mạnh của cơ


Hoạt động thể lực


hoặc




Trong đó, khối lượng cơ được đo bằng máy DXA và được tính bằng chỉ
số khối lượng cơ tứ chi bằng (Appendicular skeletal muscle mas
ASMI/height²) * (Baumgartner RN, Koehler KM, Gallagher D,
Romero L, Heymsfield SB, Ross RR, Garry PJ, Lindeman RD
(1998) Epidemiology of sarcopenia among the elderly in New
Mexico. Am J Epidemiol147:755–763)
3. Dịch tễ học và tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới.
Mất cơ đã được nhiều các tác giả trên thế giới quan tâm và nghiên cứu
cũng như sử dụng các phương pháp khác nhau và điểm tới hạn để xác định.
Có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ hiện mắc của sarcopenia. Các tác giả


13

thường dùng phương pháp DEXA để xác định khối cơ, chỉ số khối cơ tứ chi/
chiều cao² (ASMI/h²(kg/m²) thấp hơn so với 2 độ lệch chuẩn. Các nghiên cứu

sử dụng phương pháp DEXA, sử dụng chỉ số khối cơ tứ chi/ chiều cao².
Nghiên cứu EPIDOS, với 1458 người trên 70 tuổi, thì tỷ lệ sacropenia 9,5%.
Quebec longitudinal study (Canada) với cỡ mẫu là 439 nam và 465 nữ độ
tuổi từ 68 – 82 khối lượng cơ tứ chi thấp ở nam là 38,9%, ở nữ 17,75% [22].
Nghiên cứu ở Thượng Hải ở 1766 nam và 1778 nữ lứa tuổi từ 18 - 96, tỷ lệ
sacropenia ở nam là 13,2%, ở nữ là 4,8% [23]. Nghiên cứu cộng đồng ở Hồng
Kông, với 262 nam, 265 nữ trên 70 tuổi, tỷ lệ sacropenia ở nam là 12,3%, nữ
7,6% [24]. Nghiên cứu cộng đồng ở Nhật, với cỡ mẫu nam 343, nữ 1054 độ
tuổi 18- 85 đánh giá khối cơ tứ chi so với chiều cao thấp lứa tuổi từ 18 – 85
thì tỷ lệ mất cơ ở những người trên 70 tuổi, ở nam là 6,7%, ở nữ 6,3% [25].
Nghiên cứu KNHANES IV (Korea) nam 1380 người, nữ 1789 người trên 50
tuổi thì khối lượng cơ tứ chi so với cân nặng ASMIW (DXA) thì tỷ lệ hiện
mắc của mất cơ là 8.43% [26].
Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về mất cơ còn hạn chế, tác giả Nguyễn
Văn Hùng đã nghiên cứu trên 437 nam và 2202 nữ tuổi từ 9 – 84 tuổi tìm
được giá trị tới hạn cuả nam, nữ > 65 tuổi đo bằng phương pháp DEXA với
nam 5,92 kg/m2, nữ 4,78 kg/m2,

[27]

4. Sinh bệnh học của mất cơ:
4.1. Sự lão hóa thần kinh cơ
Tổn thương thần kinh là một quá trình diễn tiến, không thể đảo ngược và
tăng lên theo độ tuổi [28]. Sự thoái hoá thần kinh liên quan đến độ tuổi có thể
góp phần quan trọng vào ảnh hưởng của tuổi tác lên cơ. Nhiều cấp độ của hệ
thần kinh bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, bao gồm thần kinh trung ương, tủy sống,
các tế bào thần kinh ngoại vi, và các mối nối dây thần kinh cơ. Trong tủy


14


sống, số lượng tế bào thần kinh vận động alpha giảm đáng kể, và có thể có
một sự mất mát ưu tiên ở những neuron vận động điều khiển các vận động
nhanh. Một trong những cơ chế được điều tra nhiều nhất liên quan đến sinh
bệnh học của sarcopenia là sự suy giảm chức năng thần kinh, liên quan đến
rối loạn chức năng của các nút giao cơ thần kinh (NMJs). NMJs tham gia vào
việc chuyển tải các tín hiệu hoạt động của cơ, và sự suy giảm chức năng của
chúng có thể dẫn đến sự giảm dần của quá trình này trong quá trình tập thể
dục, kết hợp với cơ bắp thần kinh mệt mỏi. Do đó ở người cao tuổi này sẽ tạo
ra một phản ứng khiếm khuyết để tập luyện thể chất, do khó khăn trong việc
thực hiện một bài tập trong một thời gian dài [29].
Người ta đã đưa ra giả thuyết rằng rối loạn chức năng NMJ có thể là do
sự phân chia proteolytic tăng lên của agrin [30]. Agrin là một protein được
tổng hợp bởi các tế bào thần kinh dường như kích hoạt các cơ quan thụ thể
tyrosine kinase cơ bản (MuSK), mà ổn định acetylcholine thụ thể (AChR).
Neurotrypsin, một proteaza có nguồn gốc synaptic, sẽ phân cắt agrin, tạo ra
một C-agrin (CAF, có thể đo được trong huyết thanh), với một sự kết hợp
không ổn định của AChR [29, 31]. Hỗ trợ giả thuyết này, một số nghiên cứu
đã chỉ ra rằng: Nồng độ CAF trong máu cao hơn ở những người bị mất cơ so
với những người không bị mất cơ [32]. Các nghiên cứu quan sát gần đây nhấn
mạnh một nghịch đảo tương quan giữa nồng độ tuần hoàn của CAF và sự mệt
mỏi cơ và thần kinh, mối liên hệ giữa nồng độ tuần hoàn của CAF và sự suy
giảm của khối cơ trong cơ thể [33].
Các báo cáo khác ghi nhận sự mất cơ liên quan đến tuổi tác trong các sợi
thần kinh ngoại biên và sự thay đổi vỏ bọc myelin của chúng [34-36].
Cuối cùng, những thay đổi liên quan đến tuổi đã được ghi nhận trong
mối nối dây thần kinh cơ, với số lượng giảm nhưng tăng kích thước của các


15


vùng đầu cuối và giảm số lượng túi khí synap. Những phát hiện này, được
thực hiện cùng với sự thay đổi hình thái cơ phù hợp với quá trình bệnh lý thần
kinh mãn tính, như là một yếu tố đóng góp quan trọng để giảm số lượng cơ
bắp và khối cơ [37, 38].
4.2. Sự lão hóa làm thay đổi nồng độ và mức độ nhạy cảm của hormon
Duy trì khối lượng cơ đòi hỏi tốc độ tổng hợp cân bằng với tốc độ suy
thoái. Người cao tuổi có liên quan đến việc điều chỉnh sản xuất hormon và độ
nhạy cảm đặc biệt liên qua đến hormon tăng trưởng (GH)/insulin-like growth
factor-I, Iortosteroids, androgens, estrogen, insulin. Những hormon này có thể
ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa cũng như quá trình đồng hóa của protein
cơ tối ưu. Mức độ giảm GH / IGF-1 thường được thể hiện ở người cao tuổi và
khiếến điều này song song với sự thay đổi thành phần cơ thể, nghĩa là tăng
chất béo nội tạng và giảm khối lượng cơ thể và mật độ khoáng xương [39].
Mức GH dần dần giảm dần sau 30 tuổi với tỷ lệ ~ 1% mỗi năm, nhưng quan
trọng hơn là sự tiết GH hàng ngày thấp hơn 5-20 lần so với ở người trưởng
thành trẻ tuổi. Sự suy giảm chức năng tiết GH phụ thuộc vào độ tuổi và do sự
giảm GHRH và sự gia tăng sự tiết bài tiết somatostatin. Do đó, việc điều trị
các bệnh nhân bị tổn thương cơ bắp bằng cách tiêm GH là điều có ý nghĩa,
nhưng không có bằng chứng nào về tăng sức mạnh của cơ được báo cáo ngay
cả khi khối cơ tăng lên [40, 41]. Trái lại, các phản ứng phụ xảy ra thường
xuyên [42]. Testosterone làm tăng tổng hợp protein cơ ( Testosteron giảm
xuống 1% mỗi năm kể từ khi 30 tuổi ở nam giới) [43]. Nghiên cứu kết luận
rằng bổ sung testosterone làm tăng khối lượng cơ và sức bền của cầm nắm
[44]. Tuy nhiên, sự cải thiện sức mạnh của nam giới cao tuổi đã được thu
được với liều cao testosterone, tuy nhiên có những nguy cơ tiềm ẩn (ngưng
thở khi ngủ, các biến chứng huyết khối, và tăng nguy cơ ung thư tiền liệt
tuyến) có thể lớn hơn lợi ích [45]. Người cao tuổi có liên quan với



16

testosterone thấp, có thể dẫn đến giảm khối lượng cơ và độ chắc xương, và do
đó có nhiều vết nứt ở xương và các biến chứng. Mỡ nội tạng gia tăng, giảm
khối lượng cơ của cơ thể và mật độ khoáng xương được thấy trong trạng thái
cường tuyến thượng thận. Tuổi ngày càng tăng đã cho thấy có liên quan đến
tăng nồng độ cortisol tối ở nam giới. Sự tăng nồng độ glucocorticoid ảnh
hưởng tới các mô, nghĩa là tăng các tế bào mỡ nội tạng, kết hợp với việc giảm
các tác dụng ly giải các tế bào mỡ do ảnh hưởng của GH giảm, có thể góp
phần làm tăng sự tích tụ mỡ nội tạng khi cao tuổi [46].
4.3. Vitamin D:
Nồng độ vitamin D trong máu thấp có liên quan đến sự suy giảm sức
mạnh cơ bắp, nhưng các kết quả bổ sung vitamin D vẫn đang được điều tra.
Visser và cộng sự báo cáo rằng nồng độ 25-hydroxyvitamin D (25 [OH] D)
thấp hơn làm tăng nguy cơ sarcopenia ở nam giới và phụ nữ lớn tuổi. Ngoài
ra, nồng độ 25 (OH) D cũng tương quan thuận với SMI trong nghiên cứu[47].
Mức thấp 25 (OH) D có thể liên quan đến cả việc sarcopenia và hoạt động thể
chất thấp. Hơn nữa, với những kết quả có lợi của bổ sung canxi + vitamin D
đối với chức năng xương, việc điều chỉnh nồng độ vitamin D cũng sẽ có lợi
cho chức năng cơ [19].
Leptin đóng một vai trò sinh lý bệnh trong rất nhiều cơ quan và hệ thống
cơ thể. Nó là được tạo ra bởi adipocytes và nó dường như có ảnh hưởng đến
cơ xương, đặc biệt là điều biến lipolysis và nhạy cảm insulin. Leptin ngoại
sinh đã chứng minh có khả năng làm giảm sự tổng hợp protein trong các tế
bào thần kinh, cho thấy nó có vai trò chính trong sự phát triển sarcopenia
[48]. Hơn nữa, điều quan trọng là làm nổi bật rằng leptin có khả năng gây
viêm, cũng như điều chỉnh một cách tiêu cực các mức IGF 1 và testosterone
[36], các yếu tố nổi tiếng liên quan đến sự phát triển sarcopenia.



17

4.4. Nồng độ acid uric
Nồng độ acid uric trong máu cao hơn đã được quan sát thấy ở nam giới
và phụ nữ lớn tuổi hơn với lực cầm nắm của tay hơn [49] và tương tự như
vậy, một mối quan hệ tích cực giữa tăng nồng độ magie huyết thanh và chỉ số
về hiệu suất của cơ cũng như sức mạnh cơ bắp chân và độ bền của tay xác
định [50]. Hơn nữa, giá trị thấp của nồng độ 25-hydroxy vitamin D trong
huyết thanh có liên quan không chỉ với một hiệu suất cơ thể thấp ở người cao
tuổi, mà còn với cơ sự chuyển hóa và giảm khối lượng, dẫn đến sức mạnh của
lực cầm thấp hơn [51, 52].
4.5. Các yếu tố viêm
Người ta cũng biết rằng mô mỡ có tỷ lệ tương đối thường kèm theo với
mất cơ, tiết ra một số lượng lớn các cytokine pro-inflammatory, như
interleukins (IL-6, IL-1) và yếu tố hoại tử khối u alpha (TNF-alpha), tất cả
đều có liên quan đến quá trình lão hóa do đó dẫn tới mất cơ (Visser và cộng
sự, 2002). Những cytokine này đóng một vai trò quan trọng gây ra mất cơ
bằng cách tác động trực tiếp trên cơ xương bằng cách làm giảm hoạt động thể
chất và giảm sức mạnh cơ bắp ở người cao tuổi [53]. Interleukin 6 (IL-6), một
cytokine tiền viêm nổi tiếng, là một trong những “myokines” được xác định.
Myokineokine được tiết ra bởi cả 2 loại sợi cơ 1 và 2 trong ống nghiệm, nồng
độ IL-6 trong máu sau khi tập luyện cao hơn trong điều kiện nghỉ ngơi [54].
Lipoprotein oxy hóa thấp (oxLDL), các chất đánh dấu lipoprotein
peroxidation và protein carbonyl, là những dấu hiệu oxy hoá, có liên quan đến
giới hạn vận động và sự giảm sức mạnh cơ bắp của người cao tuổi [55].
Ngược lại, các chất chống oxy hoá, như carotenoid và vitamin C, và các mức
tuần hoàn của alpha và gamma-tocopherol dường như có tương quan nghịch


18


với các yếu tố quyết định sarcopenia [56]. Sarcopenia làm tăng sự xâm nhập
của các tế bào miễn dịch vào cơ bắp bị tổn thương, và do đó các tế bào miễn
dịch hoạt hóa và các cơ bị thương giải phóng các chất trung gian gây viêm và
oxy và nitơ hoạt tính (RONS) thông qua lipoxygenase, oxidase NADPH,
xanthine oxidase, và synthase nitric oxi cảm ứng dẫn tới stress oxy hoá [57].
4.6. Sự thay đổi cấu trúc cơ
Một dấu hiệu sớm của mất cơ sẽ được phát hiện bởi sự thay đổi cơ cấu
sớm của cơ. "Neoepitopes" là các peptide được sản xuất từ một phân tử có sẵn
thông qua hàng loạt các sửa đổi sau khi chuyển đổi bao gồm các quá trình
glycosylation, phosphoryl hóa, acetyl hóa, methyl hóa và nhiều chất khác, và
được hình thành thông qua một quá trình phân chia hoặc bổ sung của các
nhóm hóa chất khác nhau tùy thuộc vào mô bị ảnh hưởng. Các cặp quan trọng
nhất trong việc đánh giá khối lượng cơ là các protein sarcomeric huyết thanh
như actin, myosin, troponin và tropomyosin, và các protein ngoại bào. Các
dấu hiệu tiềm ẩn khác cho sự mất mát của cơ có thể là các peptide bắt nguồn
từ doanh thu của collagen loại VI, chẳng hạn như một collagen loại VI của
collagen (NSTT) và ICMP (MMP-degradation domain) đoạn collagen 6,
(C6M). Collagen loại VI hiện diện trong màng nền của nhiều tế bào, nhưng
đặc biệt là trong sarcolemma. Các khiếm khuyết về mặt di truyền đối với loại
collagen này nói chung liên quan đến các bệnh cơ bắp rất nghiêm trọng, như
chứng loạn dưỡng cơ, làm nổi bật tầm quan trọng của protein này trong việc
duy trì sức mạnh của cơ bắp. Do đó, nó đã được đề xuất như là một biomarker
tổn thương mô cơ [58].
Trong giai đoạn tái tạo cơ, một loại collagen khác đó là collagen loại III
đóng một vai trò chính trong việc cung cấp cơ sở cho việc định vị đúng và
phát triển của myoblasts.


19



20

4.7. Hoạt động thể chất và dinh dưỡng
Chẳng hạn như mức độ hoạt động thể chất, tình trạng dinh dưỡng và
béo phì những yếu tố nguy cơ rất quan trọng trong sự khởi phát mất cơ.
Mất cơ được biết đến là có liên quan đến một mức độ hoạt động thể lực
thấp, và nó đã được chỉ ra rằng tập thể dục, đặc biệt là tập luyện đối kháng,
tăng khối lượng cơ và sức mạnh ở người lớn tuổi. Vì lý do này các chương
trình đào tạo thể chất đã được đề xuất như là biện pháp điều trị cho mất cơ
và tiền mất cơ [59]. Người cao tuổi được bổ sung thêm protein tang nồng
độ C1q do kích hoạt tín hiệu Wnt đường dẫn trong cơ, dẫn đến sự phát triển
xơ cơ. Nó đã được chứng minh rằng huyết thanh mức C1q phản ánh tang
cường mức hoạt động thể chất, đóng một vai trò quan trọng trong việc đào
tạo tập thể dục có lợi trong điều trị mất cơ [51].
Các yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng trong sự phát triển mất cơcơ và
suy dinh dưỡng biomarkers có thể giúp nhận ra tình trạng này. Về vấn đề
này, sự hiện diện của thiếu máu ở mức thấp mức độ hemoglobin hoặc nồng
độ albumin hoặc selen huyết thanh thấp có thể có ảnh hưởng đến hoạt động
thể chất ở người lớn tuổi chủ yếu liên quan đến cơ và khối lượng cơ thấp
hơn [51],[60, 61].


×