Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

CHUYÊN ĐỀ TIẾP CẬN BÀI HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA BÀI 10 CẤU TRÚC LẶP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 32 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
----------

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
ĐỔI MỚI SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN

Giáo viên: CHU THỊ THU
Môn: TIN HỌC
Trường THPT YÊN LẠC 2

Yên Lạc, tháng 12 năm 2018


CHUYÊN ĐỀ
TIẾP CẬN BÀI HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP
HOẠT ĐỘNG NHÓM NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
CỦA HỌC SINH QUA BÀI 10 CẤU TRÚC LẶP

MÔN: TIN HỌC
PHẠM VI KIẾN THỨC: BÀI 10 CẤU TRÚC LẶP
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: HỌC SINH LỚP 11
SỐ TIẾT: 02


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. HS: học sinh
2. GV: giáo viên
3. PP: phương pháp
4. THPT: trung học phổ thông



MỤC LỤC

PHẦN 1. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ ................................................................. 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1
II. NỘI DUNG................................................................................................... 1
1. Khái niệm lặp ............................................................................................ 1
2. Lặp với số lần biết trước và câu lệnh for –do ........................................... 2
3. Lệnh lặp với số lần chưa biết trước và câu lệnh while - do ...................... 5
4. Phương pháp hoạt động nhóm .................................................................. 8
PHẦN 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC............................................ 10
A. KẾ HOẠCH ............................................................................................... 10
B. GIÁO ÁN CHI TIẾT .................................................................................. 11
Tiết 1. Lặp và câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước for – do ...................... 11
Tiết 2. Câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while - do .............................. 18
PHẦN 3. KẾT LUẬN ........................................................................................ 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 28


Chuyên đề:
TIẾP CẬN BÀI HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM
NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
QUA BÀI 10 CẤU TRÚC LẶP
PHẦN 1. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với quan điểm lấy người học làm trung tâm: phát huy tính tích cực, chủ động sáng
tạo của người học nghĩa là phải thay đổi vai trò của người thầy và cách học của học sinh
đồng nghĩa với việc thay đổi phương pháp dạy học. Trong chuyên đề này tôi tiếp cận
bài học theo phương pháp hoạt động nhóm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
qua bài 10 Cấu trúc lặp chương trình tin học 11.
Nếu trước kia, vai trò chính của thầy là truyền đạt kiến thức, còn trò là người tiếp

thu kiến thức chủ yếu từ thầy một cách thụ động, thì ngày nay vai trò chủ yếu của thầy
là hướng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng thông qua các hoạt động
tích cực của học sinh (trong chuyên đề này tôi sử dụng hoạt động nhóm xuyên suốt một
tiết học).
Xuất phát từ các lí do trên, tôi đã chọn đề tài “ Tiếp cận bài học theo phương pháp
hoạt động nhóm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh qua bài 10 cấu trúc lặp”
nhằm mục đích rèn luyện cho học sinh những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm,
kĩ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề thường gặp trong đời sống hàng ngày và trong
các lĩnh vực khoa học kĩ thuật.
II. NỘI DUNG
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, cấu trúc lặp là một câu lệnh khó hiểu. Nếu tiếp
cận trực tiếp bài toán thì học sinh khó tiếp thu kiến thức. Nên tôi sử dụng cách tiếp cận
mới (tiếp cận gián tiêp) thông qua các hoạt động, các công việc lặp đi lặp lại hàng ngày
trong cuộc sống.
1. Khái niệm lặp
Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều công việc được lặp đi lặp lại nhiều lần,
có những công việc biết trước số lần lặp nhưng cũng có những công việc không biết
trước số lần lặp.
Ví dụ 1: Công việc biết trước số lần lặp
Ăn một ngày 3 bữa, đánh răng một ngày 2 lần, đi học 6 ngày trong một tuần, học
5 tiết trong các buổi sáng….
Ví dụ 2: Công việc chưa biết trước số lần lặp
Đọc một bài thơ nào đó cho đến khi thuộc, rửa chén cho đến khi nào sạch…
Trang 1


Ví dụ 3:
Tình huống 1: Một ngày chủ nhật Long gọi điện cho Trang. Trang không nhấc máy,
Long quyết định gọi lại thêm 1 lần nữa. Như vậy Long biết trước là mình lặp lại việc
gọi điện cho Trang 2 lần.

Tình huống 2: Một ngày khác Long quyết định cứ 10 phút gọi điện một lần cho
Trang cho đến khi có người bắt máy. Như vậy Long không biết trước là mình lặp lại
việc gọi bao nhiêu lần, Long chỉ biết có người nhấc máy thì kết thúc hoạt động lặp gọi
điện cho Trang.
Ví dụ 4: In ra màn hình 10 dòng các số tự nhiên từ 1 đến 10.
Ý tưởng: Dùng 10 câu lệnh Writeln
Nhận xét: Ở bài toán trên nếu dùng 10 câu lệnh Writeln rất đơn giản nhưng nếu bài toán
yêu cầu in 100 dòng mỗi dòng 1 số tự nhiên từ 1 đến 100 mà dùng ý tưởng như trên thì
ta phải dùng 100 câu lệnh writeln. Chương trình dài, cồng kềnh, khó kiểm soát, dễ sai
sót …
Nói chung, trong một số thuật toán có những thao tác phải thực hiện lặp đi lặp lại
một số lần. Một trong các đặc trưng của máy tính là có khả năng thực hiện hiệu quả các
thao tác lặp. Cấu trúc lặp mô tả thao tác lặp và phân biệt hai loại là lặp với số lần biết
trước và lặp với số lần chưa biết trước.
Các ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh để mô tả cấu trúc lặp.
Ngôn ngữ lập trình Pascal dùng câu lệnh for – do để mô tả cấu trúc lặp với số lần biết
trước và dùng câu lệnh while – do để mô tả cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước.
2. Lặp với số lần biết trước và câu lệnh for –do
Để học sinh hiểu khái niệm lặp và hai dạng của nó tôi tiếp cân thông qua tình
huống xuất phát mà các em hay gặp trong thực tế.
2.1. Lặp với số lần biết trước
Tình huống xuất phát
Tình huống 1: Có 1 thùng rỗng, người ta dùng 1 ca múc 3 ca nước vào thùng. Vậy
tình huống trên lặp lại bao nhiêu lần việc múc nước?
Tình huống 2: Có 1 thùng rỗng, người ta dùng 1 ca múc nước đổ vào thùng cho đến
khi thùng đầy nước thì thôi. Vậy tình huống này cần thực hiện bao nhiêu lần việc múc
nước?
Nhận xét: Số lần đổ nước vào thùng của 2 tình huống khác nhau:
+ Tình huống 1 lặp lại 3 lần việc đổ nước.
+ Tình huống 2 chưa biết trước số lần lặp.

Trang 2


2.2. Câu lệnh lặp for – do
Để mô tả cấu trúc lặp với số lần biết trước, Pascal dùng câu lệnh lặp for – do với
hai dạng tiến và lùi như sau:
Cú pháp:
Dạng lặp tiến:
for <Biến đếm>:=< Giá trị đầu > to <Giá trị cuối> do < câu lệnh >;
Dạng lặp lùi:
for <Biến đếm>:=< Giá trị cuối > downto <Giá trị đầu> do < câu lệnh >;

ĐÚNG

ĐÚNG
GT đầu ≤ GT cuối

GT cuối ≥ GT đầu

Câu lệnh

SAI

SAI

Câu lệnh tiếp theo

Câu lệnh tiếp theo

Câu lệnh


Sơ đồ hoạt động của câu lệnh for - do

Trong đó:
 Biến đếm là biến đơn, thường có kiểu nguyên hoặc kiểu kí tự
 Giá trị đầu, giá trị cuối là các biểu thức cùng kiểu với biến đếm và giá trị đầu phải
nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối. Nếu giá trị đầu lớn hơn giá trị cuối thì vòng lặp không
được thực hiện.
Hoạt động của lệnh for – do
 Ở dạng lặp tiến, câu lệnh viết sau từ khóa do được thực hiện tuần tự, với biến
đếm lần lượt nhận các giá trị liên tiếp tăng từ giá trị đầu đến giá trị cuối.
 Ở dạng lặp lùi, câu lệnh viết sau từ khóa do được thực hiện tuần tự, với biến đếm
lần lượt nhận các giá trị liên tiếp giảm từ giá trị cuối về giá trị đầu.
Chú ý:
 Giá trị biến đếm được điều khiển tự động vì vậy câu lệnh sau từ khóa do không
được thay đổi giá trị biến đếm.
 Không giống với các ngôn ngữ khác pascal không kiểm tra <biến đếm> lớn hơn
<giá trị cuối> trong câu lệnh for –to - do để kết thúc vòng lặp mà kiểm tra Trang 3


đếm> bằng <giá trị cuối> để thực hiện lần lặp cuối cùng. Vì lẽ đó việc can thiệp
vào biến đếm có thể gây ra sự cố “vòng lặp vô tận”. Ngay cả khi biến đếm đã duyệt
hết phạm vi của kiểu dữ liệu thì biến lại quay lại giá trị 0 và mọi thứ lại tiếp tục…
trừ khi gõ Ctrl+ Break để thoát khỏi vòng lặp
 Trong câu lệnh for <giá trị cuối>, <giá trị đầu> được tính từ khi bắt đầu vòng
lặp để tính số lần lặp, nên trong vòng lặp dù có câu lệnh thay đổi <giá trị cuối>,
<giá trị đầu> thì số lần lặp vẫn không thay đổi.
Bài tập áp dụng
Trắc nghiệm

Câu hỏi 1: Khái niệm lặp trong lập trình là gì?
A. Điều kiện thỏa mãn thì ta thực hiện hành động
B. Liên kết các thao tác lại với nhau
C. Thực hiện câu lệnh nào đó nhiều lần
D. Điều kiện không thỏa mãn bỏ qua thao tác
Câu hỏi 2: Có mấy dạng lặp? Kể tên?
A. 1 dạng, lặp theo chu trình
B. 2 dạng, lặp với số lần biết trước và chưa biết trước
C. 3 dạng, lặp tiến, lặp lùi, lặp vô tận
D. 1 dạng, lặp với số lần cố định cho trước
Câu hỏi 3: Câu lệnh nào sau đây thuộc dạng lặp tiến?
A. for i:= -2 to 7 do write(i);
B. for i:=1 downto -7 do write(i);
C. for i:=3 to 7 do write(i);
D. Cả A&C đều đúng
Câu hỏi 4: Câu lệnh nào sau đây thuộc dạng lặp lùi?
A. for i:=7 to 7 do S:=S+i;
B. for i:=10 downto -7 do S:=S+i;
C. for i:=-3 to 5 do S:=S+i;
D. for i:=-7 downto -2 do S:=S+i;
Câu hỏi 5: Trong câu lệnh lặp for-do dạng tiến
A. Giá trị đầu ≤ giá trị cuối
B. Giá trị đầu = giá trị cuối
C. Giá trị đầu ≥ giá trị cuối
D. Tất cả đều sai
Tự luận cơ bản
Bài 1: Hoàn thành chương trình in ra màn hình các số từ 1 đến 100
Bài 2: Viết chương trình in ra màn hình bảng chữ cái Alphabet liên tiếp từ A đến Z
Tự luận nâng cao, bồi dưỡng học sinh khá giỏi
Bài 1: Cho số nguyên dương N (N<50). Viết chương trình tính N!

Bài 2: Tính tổng S1=1+2+3+…+100
Trang 4


Bài 3: Tính tổng S2=1+1/2+1/3+…+1/N
Bài 4: In bảng cửu chương (Học sinh sử dụng 2 câu lệnh for – do lồng nhau)
Bài 5 (bài 6 SGK T51): Lập trình giải bài toán cổ sau:
Vừa gà vừa chó.
Bó lại cho tròn.
Ba mươi sáu con,
Một trăm chân chẵn.
Hỏi có bao nhiêu con mỗi loại?
3. Lệnh lặp với số lần chưa biết trước và câu lệnh while - do
3.1. Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước
Bài toán Tong_2: Tính tổng S=1+2+3+…+ …
(Cộng lần lượt i số tự nhiên đầu tiên). Cần cộng cho đến khi ta nhận được tổng
Ti nhỏ nhất lớn hơn 1000?
Điều kiện: Khi tổng Ti nhỏ nhất lớn hơn 100 thì kết thúc hoạt động lặp
Mô tả thuật toán Tong_2 bằng liệt kê:
Bước 1. S
0; i
0;
Bước 2. Nếu S≤1000 thì i i+1; ngược lại chuyển sang bước 4;
Bước 3. S S+i; rồi quay lại bước 2;
Bước 4. In kết quả S rồi kết thúc thuật toán.
Mô tả thuật toán Tong_2 bằng sơ đồ khối

ĐÚNG

SAI


Đưa S ra màn hình, kết thúc

Kết luận:

Trang 5


 Việc lặp lại một nhóm hoạt động với số lần chưa xác định trước phụ thuộc vào một điều
kiện cụ thể được thỏa mãn và chỉ dừng lại khi điều kiện không được thỏa mãn.
 Để chỉ dẫn máy tính thực hiện các hoạt động lặp trên, ta có thể sử dụng câu lệnh lặp với
số lần chưa biết trước.
2.2. Câu lệnh while – do
Cú pháp
while <điều kiện> do <Câu lệnh>;
Sơ đồ hoạt động của câu lệnh while - do

ĐÚNG
Điều kiện

Câu lệnh

SAI

Câu lệnh tiếp theo

Trong đó:
 while, do là các từ khóa;
 Điều kiện là biểu thức logic;
 Câu lệnh là một câu lệnh đơn hoặc ghép;

Hoạt động của lệnh while - do:
Bước 1. Kiểm tra điều kiện
Bước 2. Nếu điều kiện sai, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và việc thực hiện câu lệnh lặp
kết thúc, chuyển sang câu lệnh tiếp theo của chương trình. Nếu điều kiện đúng, câu lệnh
sau từ khóa do được thực hiện sau đó quay lại bước 1.
Ví dụ 1:
while a <=b do a:=a+1;
while, do là các từ khóa
Điều kiện là a<=b (chứa phép so sánh)
Câu lệnh là a:=a+1 (câu lê ̣nh đơn)
Ví dụ 2:
while a>b do
Trang 6


Begin
write(‘a>b’);
a:=a-1;
End;
while, do là các từ khóa
Điều kiện là a>b (chứa phép so sánh)
Câu lệnh là Write(‘a>b’) và a:=a-1 (câu lê ̣nh ghép)
Chương trình cài đặt thuật toán Tong_2
Program Tong_2;
Var s, i:integer;
Begin
s:=0;
i:=0;
while s<=1000 do
Begin

i:=i+1;
s:=s+i;
End;
Write(‘s= ’,s);
End.
Chú ý: Khi viết chương trình sử dụng cấu trúc lặp cần chú ý tránh tạo nên vòng lặp
không bao giờ kết thúc.
Bài tập áp dụng
Trắc nghiệm
Câu hỏi 1: Khi nào câu lệnh sau từ khóa do (trong câu lệnh while-do) được thực hiện?
A. Khi biểu thức điều kiện đúng
B. Khi biểu thức điều kiện sai
C. Cả A&B đúng
D. Cả A&B sai
Câu 2: Câu lệnh sau từ khóa do muốn là nhiều câu lệnh thì ta cần làm gì?
A. Viết nhiều câu lệnh
B. Gộp các câu lệnh thành câu lệnh ghép
C. Sau do chỉ là 1 câu lệnh
D. Tất cả đều sai
Câu 3: Câu lệnh while – do có thể thay thế câu lệnh for – do hay không?
A. Có
B. Không
C. Tùy từng bài toán cụ thể
Trang 7


D. Tất cả đều sai
Câu 4: Câu lệnh for – do có thể thay thế câu lệnh while – do trong tất cả các bài toán
đúng hay sai?
A. Đúng

B. Sai
Câu 5: Trong câu lệnh while – do biểu thức điều kiện là biểu thức gì?
A. Biểu thức logic
B. Biểu thức quan hệ
C. Cả A&B đều đúng
D. Cả A&B đều sai
Tự luận cơ bản và nâng cao
Bài tập: Cho hai số nguyên dương M, N. Viết chương trình tìm ước chung lớn nhất
(UCLN) của M và N?
Hướng dẫn:
Cách 1: Sử dụng hiệu của M và N
Nếu M=N thì UCLN=M;
Nếu M>N thì M=M – N;
Nếu N>M thì N=N – M.
Cách 2: Sử dụng thuật toán Euclid
UCLN(M,N) = UCLN(N,r) = UCLN(r,r1) = … = UCLN(rn-1,rn) = UCLN(rn,0) = rn
r = M mod N
r1 = N mod r

rn = rn-2 mod rn-1
4. Phương pháp hoạt động nhóm
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực chính là phát huy được tính
tích cực trong nhận thức của học sinh. Trong dạy học tích cực, học sinh là chủ thể của
mọi hoạt động, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn.
Một số kĩ thuật dạy học tích cực hoạt động nhóm:
a. Kỹ thuật mảnh ghép (Jigsaw)
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết
giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực
của học sinh, nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác.
b. Kỹ thuật khăn phủ bàn (khăn trải bàn)

Kĩ thuật "khăn phủ bàn" là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết
hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia
tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của người học và phát triển mô hình có
sự tương tác giữa người học với người học.
Trang 8


c. Kỹ thuật tia chớp
Là một phương pháp huy động sự tham gia của mọi thành viên trong nhóm vào
một câu hỏi nào đó nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp
học. Yêu cầu các thành viên trả lời nhanh và ngắn gọn ý kiến của mình.
d. Kỹ thuật động não không công khai
Động não không công khai là một hình thức biến đổi của thảo luận viết, mỗi
thành viên của nhóm cũng viết ra ý nghĩ của mình để giải quyết vấn đề, tuy nhiên không
công khai và không tham khảo người khác, sau đó nhóm mới tiến hành thảo luận chung.
e. Kỹ thuật “ Bể cá”
Học sinh ngồi thành một nhóm và thảo luận với nhau, số học sinh còn lại trong lớp ngồi
xung quanh theo vòng bên ngoài để theo dõi cuộc thảo luận và khi kết thúc thảo luận sẽ
đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những học sinh thảo luận.
Tham khảo thêm các phương pháp hoạt động tại link sau
/>Một số chú ý trong bài giảng khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực hoạt động
nhóm:
 Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và trình bày kết quả thảo luận cho các nhóm.
 Khi làm việc theo nhóm, các nhóm có thể tự bầu ra nhóm trưởng nếu cần. Các
thành viên trong nhóm có thể luân phiên nhau làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng
phân công cho mỗi thành viên thực hiện một phần công việc.
 Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức (bằng lời, bằng
tranh vẽ, bằng tiểu phẩm, bằng văn bản viết trên giấy tờ,...). Có thể do một người
thay mặt nhóm trình bày hoặc có thể nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn
nối tiếp nhau.

 Tạo điều kiện để các nhóm tự đánh giá lẫn nhau hoặc cả lớp cùng đánh giá.
 Trong suốt quá trình HS thảo luận, GV cần quan tâm đến các nhóm, quan sát,
lắng nhe, gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết.
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực hoạt động nhóm trong bài 10 Cấu trúc lặp
chương trình tin học lớp 11
Trong chuyên đề này tôi Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm xuyên suốt bài học, mỗi
nhóm là một đội tham gia trò chơi là các phần thi.
Phần thi 1: Khởi động (hoạt động xuất phát)
Phần thi 2: Thử tài lập trình (hoạt động hình thành kiến thức)
Phần thi 3: Tăng tốc (hoạt động luyện tập, vận dụng)
Phần thi 4: Về đích (hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tòi, mở rộng)
Trang 9


PHẦN 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC
A. KẾ HOẠCH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức




Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán;
Hiểu cấu trúc lặp với số lần biết trước, cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước;
Mô tả được thuật toán của một số bài toán đơn giản có sử dụng câu lệnh lặp.

2. Kỹ năng





Biết cách vận dụng đúng đắn từng loại cấu trúc lặp vào tình huống cụ thể;
Viết đúng các lệnh lặp với số lần biết trước, lệnh lặp với số lần chưa biết trước;
Viết được thuật toán của một số bài toán đơn giản sử dụng câu lệnh lặp.

3. Thái độ


Ham học hỏi, yêu thích học tập bộ môn tin học.

4. Định hướng phát triển năng lực
 Phát triển năng giao tiếp, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tự học, năng lực
tự giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
II. Thời lượng: 2 tiết
Tiết

Tên

Yêu cầu cần đạt

Phần kiến
thức trong
chuyên đề

Hiểu khái niệm lặp

Tiết 1

Lặp và câu lệnh
lặp với số lần

chưa biết trước
for - do

Hiểu câu lệnh for - to dạng tiến và
dạng lùi
Vận dụng được câu lệnh FOR - TO
dạng tiến và dạng lùi

Phần 1 đến
phần 2

để giải quyết bài toán đơn giản

Tiết 2

Câu lệnh lặp
với số lần chưa
biết trước while
- do

Hiểu câu lệnh while - do
Vận dụng các kiến thức đã học về câu
lệnh lặp để giải một số bài toán đơn
giản

III. Phương tiện dạy học
 Máy tính, máy chiếu, máy ảnh, giấy A0, A1.
Trang 10

Phần 3



IV. Phương pháp dạy học
 Phương pháp hoạt động nhóm
 Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
V. Tổ chức các hoạt động dạy học
Tiết 1: Giáo án Lặp và câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước for - do
Tiết 2: Giáo án Câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while – do
B. GIÁO ÁN CHI TIẾT
Tiết 1. Lặp và câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước for – do
Ngày soạn: 01/12/2018
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Giới thiệu các hoạt động lặp;
- Hiểu cú pháp và hoạt động của câu lệnh for – do dạng tiến và dạng lùi.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng câu lệnh for – do để viết các chương trình giải các
bài toán đơn giản.
3. Thái độ
- Học tập tích cực, nghiêm túc, yêu thích môn học
4. Định hướng năng lực phát triển
- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động nhóm, năng lục tự học, năng
lực tự giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, máy ảnh, giấy A0, A1
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 1 đội tham gia các phần thi trong chương
trình VUI HỌC PASCAL
- Bài giảng soạn theo hoạt động nhóm
2. Học sinh

- Sách giáo khoa, vở ghi, giấy A4
III. Tiến trình lên lớp
Trang 11


Hoạt động

Nội dung
Học sinh tham gia phần thi 1. Khởi động cho các đội

1. Khởi động (5 phút)

Mỗi đội trả lời 1 câu hỏi trả lời đúng cộng 10 điểm, sai
không bị trừ điểm
Các đội tham gia phần thi 2. THỬ TÀI LẬP TRÌNH

2. Hình thành kiến thức
(15 phút)

Thông qua hoạt động tìm hiểu khái niệm lặp và câu lệnh
lặp với số lần biết trước for – do dạng tiến và lùi.
Hình thức thi đội nào trả lời nhanh nhất thì đội đó ghi
điểm. Trả lời đúng cộng 20 điểm sai không bị trừ điểm,
mỗi đội chỉ được trả lời 1 lần

3. Luyện tập (15 phút)

Các đội tham gia phần thi 3. TĂNG TỐC thông qua hoạt
động củng cố lại câu lệnh for – do trả lời 5 câu hỏi. Mỗi
câu hỏi dành cho 1 thành viên trong các nhóm. Nhóm nào

trả lời đúng cộng 20 điểm, sai không bị trừ điểm, các đội
khác có quyền trả lời nếu trả lời sai, đội trả lời sau đúng
cộng 10 điểm sai không bị trừ điểm

4. Mở rộng (10 phút)

Các đội tham gia phần thi 4. VỀ ĐÍCH thông qua hoạt
động áp dụng câu lệnh for – do viết chương trình cài đặt
thuật toán tính N!. Các đội sẽ ghi điểm 40,30,20 cho lần
lượt các đội trả lời đúng theo thứ tự các gợi ý

IV. Hướng dẫn cụ thể tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Hoạt động xuất phát
(1) Mục tiêu:
o Tạo tinh thần thỏa mái, môi trường thân thiện cho học sinh trước khi vào bài học
o Tạo động cơ để học sinh có nhu cầu quan tâm, tìm hiểu về khái niệm lặp và câu lệnh lặp
(2) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm qua phần thi 1. KHỞI ĐỘNG
(3) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu
(4) Sản phẩm: Học sinh có nhu cầu tìm hiểu về câu lệnh lặp for – do
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phần thi 1: KHỞI ĐỘNG
Mỗi đội trả lời 1 câu hỏi trong cùng thời
gian giáo viên đưa ra 4 câu hỏi cho 4 đội
cùng trả lời, trả lời đúng cộng 10 điểm, sai
không bị trừ điểm.
Trang 12



Câu hỏi
Đội 1: Cấu trúc rẽ nhánh có mấy loại?
Đội 2: Câu lệnh có dạng sau gọi là câu
lệnh gì?

Câu trả lời mong đợi
Đội 1 trả lời: 2 loại
Begin <các câu lệnh> end;
Đội 2 trả lời: Câu lệnh ghép
Đội 3: Để in ra màn hình 10 dòng, các số Đội 3 trả lời: Dùng 10 lần câu lệnh
từ 1 đến 10 thì ta phải sử dụng lệnh nào
writeln
và phải dùng bao nhiêu lệnh?
Đội 4: Câu lệnh đơn giản nhưng thực
Đội 4: Có nhận xét gì nếu ta dùng 100
hiện 100 lần, chương trình dài, cồng
lần câu lệnh writeln để in 100 dòng chữ
kềnh…
số như vừa rồi?
GV tổng kết số điểm của mỗi đội sau
phần thi thứ nhất.
Để khắc phục nhược điểm nêu trong câu
hỏi của đội 3 và đội 4 bài học ngày hôm
nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về cấu
trúc lặp và câu lệnh lặp ở phần thi thứ 2
phần thi mang tên “Thử tài lập trình”
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức
(1) Mục tiêu:
o Học sinh hiểu được khái niệm lặp, cấu trúc lặp với số lần biết trước
o Hiểu được cấu trúc, hoạt động của câu lệnh for - do dạng tiến và dạng lùi

(2) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm thông qua phần thi THỬ TÀI LẬP
TRÌNH
(3) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu, máy ảnh…
(4) Sản phẩm: Học sinh hiểu được cấu trúc, hoạt động của câu lệnh for – do, áp dụng được
câu lệnh for – do lập trình giải các bài toán đơn giản.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Phần thi 2: THỬ TÀI LẬP TRÌNH
Hình thức thi đội nào trả lời nhanh nhất thì
đội đó ghi điểm. Trả lời đúng cộng 20 điểm
sai không bị trừ điểm, mỗi đội chỉ được trả
lời 1 lần/1 câu hỏi
Các nhóm thống nhất câu trả lời và cử
Câu hỏi 1: Tình huống
đại diện phát biểu
Trang 13


Tình huống 1: Có 1 thùng rỗng, người ta Câu trả lời mong đợi
dùng 1 ca và đổ 3 ca nước vào thùng. Vậy
Số lần đổ nước vào thùng của 2 tình
tình huống này ặp lại bao nhiêu lần việc múc huống khác nhau, tình huống 1 lặp lại
nước?
3 lần việc đổ nước, tình huống 2 chưa
Tình huống 2: Có 1 thùng rỗng, người ta biết trước số lần lặp.
dùng 1 ca múc nước đổ vào thùng cho đến Đội nào trả lời đúng cộng 20 điểm
khi thùng đầy nước thì thôi. Cần thực hiện

bao nhiêu lần việc múc nước?
Giáo viên kết luận:
1. Lặp là gì?

Hs ghi chép

Một công việc mà ta cứ lặp đi lặp lại nhiều
lần được gọi là lặp. Trong Pascal, việc mô tả
các câu lệnh được lặp lại nhiều lần gọi là cấu
trúc lặp.
Có 2 dạng lặp:
+ Lặp với số lần biết trước
+ Lặp với số lần chưa biết trước
Bài học hôm nay các em tìm hiểu lặp với số
lần chưa biết trước và câu lệnh for -do
2. Câu lệnh for - do
Để mô tả cấu trúc lặp với số lần biết trước,
Pascal dùng câu lệnh lặp for – do với hai
Hs ghi chép
dạng tiến và lùi như sau:
Cú pháp:
Dạng lặp tiến:
for <Biến đếm>:=< Giá trị đầu > to trị cuối> do < câu lệnh >;
Dạng lặp lùi:
for <Biến đếm>:=< Giá trị cuối > downto
<Giá trị đầu> do < câu lệnh >;
Trong đó:
Hs ghi chép
+ Biến đếm là biến đơn, thường có kiểu

nguyên hoặc kiểu kí tự
+ Giá trị đầu, giá trị cuối là các biểu thức
cùng kiểu với biến đếm và giá trị đầu phải
nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối. Nếu giá trị
đầu lớn hơn giá trị cuối thì vòng lặp không Hs ghi chép
được thực hiện.
Hoạt động của lệnh for – do

Trang 14


+ Ở dạng lặp tiến, câu lệnh viết sau từ khóa
do được thực hiện tuần tự, với biến đếm lần
lượt nhận các giá trị liên tiếp tăng từ giá trị
đầu đến giá trị cuối.
+ Ở dạng lặp lùi, câu lệnh viết sau từ khóa
do được thực hiện tuần tự, với biến đếm lần
lượt nhận các giá trị liên tiếp giảm từ giá trị
cuối về giá trị đầu.
Chú ý:
+ Giá trị biến đếm được điều khiển
tự động vì vậy câu lệnh sau do không được
thay đổi giá trị biến đếm.
+ Trong câu lệnh for <giá trị cuối>,
<giá trị đầu> được tính từ khi bắt đầu
vòng lặp để tính số lần lặp, nên trong vòng
lặp dù có câu lệnh thay đổi <giá trị cuối>,
<giá trị đầu> thì số lần lặp vẫn không thay
đổi.
Câu hỏi 2: Hoàn thành chương trình in ra

màn hình các số tự nhiên từ 1 đến 100 (mỗi
đội điền chỗ còn thiếu trong chương trình
vào tờ giấy A1)
Câu hỏi 3: Viết chương trình in ra màn
hình bảng chữ cái Alphabet liên tiếp từ A
đến Z (mỗi đội viết đáp án vào giấy A1)
Kết thúc phần thi thứ 2, giáo viên tổng kết
điểm của mỗi đội
Dự đoán sản phẩm của học sinh

Hs ghi chép

Hs ghi chép

Các đội đem giấy A1 dính lên bảng.
Đội nào làm đúng và nhanh nhất
được cộng 20 điểm
Các đội đem giấy A1 dính lên bảng.
Đội nào làm đúng được cộng 20
điểm

3. Luyện tập vận dụng (14 phút)
(1) Mục tiêu: Học sinh vận dụng được câu lệnh lặp với số lần biết trước for - do viết được
đoạn lệnh cho bài toán cụ thể.
(2) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm thông qua phần thi TĂNG TỐC
(3) Phương tiện: Máy tính, máy chiếu, giấy A0, máy ảnh…
(4) Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình
Trang 15



Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Các đội tham gia phần thi 3. TĂNG TỐC
Thông qua hoạt động củng cố lại câu lệnh HS lắng nghe
for – do trả lời 5 câu hỏi. Mỗi câu hỏi dành
cho từng thành viên trong các nhóm.
Nhóm nào trả lời đúng cộng 20 điểm, sai
không bị trừ điểm.
Câu hỏi 1: Lặp trong lập trình là gì?
A. Điều kiện thỏa mãn thì ta thực hiện
4 tờ giấy A0 dán trên bảng
hành động
B. Liên kết các thao tác lại với nhau
C. Thực hiện câu lệnh nào đó nhiều lần

Thành viên số 1 của các nhóm ghi đáp
D. Điều kiện không thỏa mãn bỏ qua thao án trả lời vào giấy A0 của đội mình
tác
Câu hỏi 2: Có mấy dạng lặp? Kể tên?
A. 1 dạng, lặp theo chu trình
B. 2 dạng, lặp với số lần biết trước và
chưa biết trước
Thành viên số 2 của các nhóm ghi đáp
án trả lời vào giấy A0 của đội mình
C. 3 dạng, lặp tiến, lặp lùi, lặp vô tận
D. 1 dạng, lặp với số lần cố định cho trước
Câu hỏi 3: Câu lệnh nào sau đây thuộc

dạng lặp tiến?
A. for i:=-2 to 7 do write(i);
B. for i:=1 downto -7 do write(i);

Thành viên số 3 của các nhóm ghi đáp
án trả lời vào giấy A0 của đội mình

C. for i:=3 to 7 do write(i);
D. Cả A&C đều đúng
Câu hỏi 4: Câu lệnh nào sau đây thuộc Thành viên số 4 của các nhóm ghi đáp
dạng lặp lùi?
án trả lời vào giấy A0 của đội mình
A. for i:=7 to 7 do S:=S+i;
B. for i:=10 downto -7 do S:=S+i;
C. for i:=-3 to 5 do S:=S+i;
D. for i:=-7 downto -2 do S:=S+i;
Câu hỏi 5: Trong câu lệnh lặp for-do
dạng tiến

Thành viên số 5 của các nhóm ghi đáp
án trả lời vào giấy A0 của đội mình

A. Giá trị đầu ≤ giá trị cuối
B. Giá trị đầu = giá trị cuối
Trang 16


C. Giá trị đầu ≥ giá trị cuối
D. Tất cả đều sai
Kết thúc phần thi thứ 3, giáo viên tổng kết

điểm của mỗi đội
4. Hoạt động mở rộng (9 phút)
(1) Mục tiêu: Giúp những học sinh khá giỏi được luyện tập sâu hơn về câu lệnh for - do
(2) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân tại nhà
(3) Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu, giấy A0, máy ảnh
(4) Sản phẩm: Học sinh sử dụng được câu lệnh for – do để giải bài toán trong thực tế.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Các đội tham gia phần thi 4. VỀ ĐÍCH
thông qua hoạt động áp dụng câu lệnh for
– do.
Bài toán: Viết câu lệnh lặp trong thuật
toán tính giai thừa của một số tự nhiên N
nhập từ bàn phím. Các đội sẽ ghi điểm 40,
30, 20 cho câu trả lời đúng ở từng gợi ý,
có 3 gợi ý.
Gợi ý 1: Công thức tính N!

Từng thành viên của các đội suy nghĩ
về bài toán và các gợi ý của giáo viên,
sau đó đội trưởng của mỗi đội ghép các
ý kiến của mỗi thành viên và đưa ra
phương án trả lời cho đội mình

Gợi ý 2: Khởi tạo S:=1;
Gợi ý 3: for i:=…. To … do P:=P…i;
Kết thúc 4 phần thi, giáo viên tổng kết

điểm của mỗi đội
V. Củng cố dặn dò (2 phút)
- Câu lệnh lặp dạng tiến và dạng lùi
- Làm 1 số bài tập vận dụng mở rộng nâng cao
Bài 1: Tính tổng S1=1+2+3+…+100
Bài 2: Tính tổng S2=1+1/2+1/3+…+1/N
Bài 3: In ra màn hình bảng cửu chương
Bài 5 (bài 6 SGK T51): Lập trình giải bài toán cổ sau:
Vừa gà vừa chó.
Bó lại cho tròn.
Ba mươi sáu con,
Một trăm chân chẵn.
Hỏi có bao nhiêu con mỗi loại?
- Xem trước bài mới câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while - do
Trang 17


Tiết 2. Câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while - do
Ngày soạn: 01/12/2018
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu được ý nghĩa của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while – do;
- Mô tả được thuật toán của một số bài toán đơn giản có sử dụng lệnh lặp chưa biết
trước số lần lặp while – do.
2. Kỹ năng
- Viết đúng các lệnh lặp với số lần chưa biết trước while - do;
- Viết được chương trình của một số bài toán đơn giản sử dụng câu lệnh while - do
3. Thái độ
- Học tập tích cực, nghiêm túc
- Tạo hứng thú học tập bộ môn

4. Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển năng lực hoạt động nhóm, năng lực tự học, năng lực tự giải quyết
vấn đề thường gặp trong đời sống.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án, giấy A0, nam châm...
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài dạy
3. Hoạt động
Hoạt động
1. Khởi động (5 phút)

Nội dung
Học sinh tham gia phần thi 1. KHỞI ĐỘNG cho
các đội
Các đội tham gia phần thi 2. THỬ TÀI LẬP
TRÌNH

2. Hình thành kiến thức (15 phút)

Thông qua hoạt động tìm hiểu khái niệm lặp và
câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while – do
dạng tiến và lùi.
Trang 18


3. Luyện tập (15 phút)

Các đội tham gia phần thi 3. TĂNG TỐC Thông

qua hoạt động củng cố lại câu lệnh while – do trả
lời 5 câu hỏi. Mỗi câu hỏi dành cho 1 thành viên
trong các nhóm.

4. Mở rộng (10 phút)

Các đội tham gia phần thi 4. VỀ ĐÍCH thông
qua hoạt động áp dụng câu lệnh while – do viết
chương trình cài đặt thuật toán tính N!. Các đội
trả lời đúng theo thứ tự các gợi ý

IV. Hướng dẫn cụ thể tiến trình dạy học
1. Hoạt động khởi động
(1) Mục tiêu: Tạo mâu thuẫn dẫn đến việc cần có câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước.
Tạo nhu cầu cần tìm hiểu kiến thức mới của học sinh.
(2) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: hoạt động nhóm qua phần thi 1. KHỞI ĐỘNG
(3) Phương tiện: máy tính, máy chiếu
(4) Sản phẩm: Học sinh có nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới để giải quyến vấn đề gặp phải.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Phần thi 1: KHỞI ĐỘNG
Mỗi đội cùng trả lời 1 câu hỏi cho đội
mình, trả lời đúng cộng 10 điểm, sai
không bị trừ điểm.
Câu hỏi
Đội 1: Cấu trúc lặp với số lần biết trước
có mấy loại?

Đội 2: Câu lệnh có dạng sau gọi là
câu lệnh gì?
for <Biến đếm>:=< Giá trị đầu
> to <Giá trị cuối> do < câu lệnh >;
Đội 3: Tính tổng S=1+2+…+… cho
đến khi S>=100. Lặp lại bao nhiêu lần?

Các đội thống nhất ý kiến cử đại điện trả
lời câu hỏi.

Đội 4: Có nhận xét gì nếu ta dùng câu
lệnh for – do để lập trình tính tổng S
nêu trên?
Bước 4.
GV tổng kết số điểm của mỗi đội sau
phần thi thứ nhất.
Trang 19


Để khắc phục nhược điểm nêu trên
pascal dùng câu lệnh while – do để mô
tả cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước.
Chúng ta cùng tìm hiểu về câu lệnh ở
phần thi thứ 2 mang tên “Thử tài lập
trình”
2. Hình thành kiến thức
(1) Mục tiêu:
o Học sinh hiểu được khái niệm lặp, cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước
o Hiểu được cấu trúc, hoạt động của câu lệnh while – do
(2) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm qua phần thi 2. THỬ TÀI LẬP

TRÌNH
(3) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu, máy ảnh…
(4) Sản phẩm: Học sinh hiểu được cấu trúc, hoạt động của câu lệnh while – do, sử dụng
được câu lệnh while – do lập trình được những bài toán đơn giản.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phần thi 2: THỬ TÀI LẬP TRÌNH
Hình thức thi đội nào trả lời nhanh nhất thì
đội đó ghi điểm. Trả lời đúng cộng 20 điểm
sai không bị trừ điểm, mỗi đội chỉ được trả
lời 1 lần/1 câu hỏi
Hs ghi chép
Giáo viên trình bày về câu lệnh lặp while
– do. Cú pháp
while <Điều kiện> do <Câu lệnh>;
Trong đó:
Điều kiện

 while, do là các từ khóa
 Điều kiện là biểu thức logic
Câu lệnh là một câu lệnh đơn hay câu lệnh
ghép
Hoạt động:

ĐÚNG
Câu lệnh

SAI


Câu lệnh tiếp theo

Bước 1. Kiểm tra điều kiện

Sơ đồ hoạt động của câu lệnh WHILE - DO

Bước 2. Nếu điều kiện sai, câu lệnh sẽ bị
bỏ qua và việc thực hiện câu lệnh lặp kết Hs ghi chép
thúc, chuyển sang câu lệnh tiếp theo của
Trang 20


chương trình. Nếu điều kiện đúng, câu lệnh
sau từ khóa do được thực hiện và quay lại
bước 1.
Chú ý: Mọi lênh for đều có thể thay thế
tương đương bằng while, tuy nhiên không
phải lệnh while nào cũng thay thế bằng
for được.
Chú ý: Khi viết chương trình sử dụng cấu
trúc lặp cần chú ý tránh tạo nên vòng lặp
không bao giờ kết thúc.
Câu hỏi 1: Hoàn thành chương trình tính
tổng S=1+2+3+… cho đến khi S nhỏ nhất
lớn hơn100 (mỗi đội điền chỗ còn thiếu
trong chương trình vào tờ giấy A1)
Câu hỏi 2: Hoàn thành chương trình tính
tổng S=1+2+3+…+100
Kết thúc phần thi thứ 2, giáo viên tổng kết
điểm của mỗi đội


Hs ghi chép

Các đội đem giấy A1 dính lên bảng.
Đội nào làm đúng và nhanh nhất được
cộng 20 điểm
Các đội đem giấy A1 dính lên bảng.
Đội nào làm đúng được cộng 20 điểm

3. Luyện tập vận dụng
(1) Mục tiêu: Học sinh vận dụng được câu lệnh while - do viết được đoạn lệnh cho bài
toán cụ thể
(2) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm thông qua phần thi TĂNG TỐC
(3) Phương tiện: Máy tính, máy chiếu, giấy A0, máy ảnh
(4) Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Các đội tham gia phần thi 3. TĂNG TỐC
Thông qua hoạt động củng cố lại câu lệnh
for – do trả lời 5 câu hỏi. Mỗi câu hỏi dành
cho 1 thành viên trong các nhóm. Nhóm
nào trả lời đúng cộng 20 điểm, sai không bị
trừ điểm
Câu hỏi 1: Khi nào câu lệnh sau từ khóa do
(trong câu lệnh while-do) được thực hiện?
A. Khi biểu thức điều kiện đúng
B. Khi biểu thức điều kiện sai

C. Cả A&B đúng
D. Cả A&B sai
Trang 21

HS lắng nghe

4 tờ giấy A0 dán trên bảng
Thành viên số 1 của các nhóm ghi đáp
án trả lời vào giấy A0 của đội mình


×