Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

chuyên đề: “Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng thành tích chạy ngắn cự ly 100m cho học sinh lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.74 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO …….
TRƯỜNG THPT ………….

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
“ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM NÂNG THÀNH
TÍCH CHẠY NGẮN CỰ LY 100M CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT ”

GIÁO VIÊN: ……….
TỔ: VẬT LÝ – CÔNG NGHỆ - THỂ DỤC
ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH: KHỐI 10
SỐ TIẾT: 12

Vĩnh Phúc, tháng 12 năm 2018
1


THÔNG TIN CHUNG VỀ CHUYÊN ĐỀ
1. Môn: Thể Dục
2. Tên chuyên đề: “Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng thành tích
chạy ngắn cự ly 100m cho học sinh lớp 10 THPT ””
3. Tác giả:
Họ và tên: .................................
4. Đối tượng: HS khối 10 lớp 10A1,10A2 ; số tiết dự kiến: 12

2


MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................3
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................4
1. Lý do chọn chuyên đề...............................................................4


2.Mục đích nghiên cứu..................................................................5
3. Nhiệm vụ...................................................................................5
4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu.............................5
PHẦN 2: NỘI DUNG...........................................................................5
1. Cơ sở lý luận và cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh tốc độ.....5
1.1. Cơ sở lý luận:......................................................................5
1.2. Cơ sở sinh lý:.......................................................................6
1.3. Nguyên lý kỹ thuật của nội dung chạy:..............................6
1.4. Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT:.....................7
2. Thực trạng.................................................................................8
3. Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng thành tích chạy
ngắn cự ly 100m cho học sinh lớp 10 THPT ”...............................8
3.1. Chạy bước nhỏ. ..................................................................8
3.2. Chạy nâng cao đùi..............................................................8
3.3. Chạy đạp sau......................................................................9
3.4. Tăng tốc 30m......................................................................9
3.5. Chạy lặp lại các đoạn 30 – 60m với tốc độ gần tối đa........9
3.6. Chạy lặp lại các đoạn ngắn ( 20-30m)................................9
3.7. Chạy tốc độ cao đoạn ngắn ( 20-30m).............................10
3.8. Tập phối hợp hoàn thiện 4 giai đoạn kỹ thuật..................10
4. Kế hoạch dạy học và kiểm tra đánh giá nội dung Chạy Ngắn
cự ly 100 m.................................................................................10
5. Một số điểm trong luật Điền Kinh ( phần chạy ngắn )............11
6. Những sai lầm thường mắc và cách sửa.................................12
7. Câu hỏi trắc nghiệm...............................................................12
8. Kết quả thực nghiệm..............................................................13
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................16
1. Kết luận:.................................................................................16
2. Kiến nghị:................................................................................16
TIẾT DẠY MINH HỌA.......................................................................17


3


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn chuyên đề.
Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện không thể thiếu ở nhà
trường phổ thông, là nhiệm vụ quan trọng trong việc trang bị kiến thức, kỹ năng cơ
bản, đẩy mạnh sự phát triển toàn diện các tố chất thể lực, thể hình, nâng cao khả
năng vận động giúp các em có đủ sức khỏe để học tập và lao động, nâng cao thành
tích các nội dung thể thao góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Điền
kinh là một trong những nội dung thể thao có vị trí quan trọng hệ thống giáo dục và
đáp ứng được các mục tiêu giáo dục thể chất, là một trong những nội dung thi chính
trong các kỳ đại hội thể dục thể thao, hội khỏe phù đổng các cấp. Các bài tập điền
kinh không những có tác dụng đối với sức khỏe mà còn là cơ sở để phát triển toàn
diện các tố chất thể lực, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao thành tích các môn thể
thao khác.
Như chúng ta đã biết, trong học tập và thi đấu điền kinh nói chung và chạy cự
li ngắn nói riêng đòi hỏi sự căng thẳng thần kinh và nỗ lực cơ bắp lớn.Thông qua đó
mà tập luyện làm cho con người phát triển toàn diện hơn. Tập luyện chạy cự li ngắn
(100m) có tác dụng rất lớn đến việc phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là sức
nhanh, sức mạnh, sức mạnh tốc độ…. Chạy cự ly ngắn 100m được chia thành 4 giai
đoạn. Đó là:
- Giai đoạn xuất phát
-

Chạy lao sau xuất phát

- Chạy giữa quãng
-


Chạy về đích.

Giai đoạn nào cũng quan trọng quyết định đến thành tích chạy 100 m và cần
áp dụng các phương tiện, phương pháp luyện tập tiên tiến để nâng cao thành tích.
Thực tế nội dung chạy ngắn được đưa chính thức vào giảng dạy trong
chương trình lớp 10 với thời lượng là 12 tiết. Qua thực tế giảng dạy nội dung giáo
dục thể chất, qua tham khảo ý kiến của nhiều đồng nghiệp việc giảng dạy chạy ngắn
trong trường THPT gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là điều kiện cơ sở vật chất,
đường chạy không đảm bảo về cự ly và chất lượng. Là giáo viên giảng dạy nội dung
giáo dục thể chất tôi thấy phải có trách nhiệm đóng góp một vài kinh nghiệm trong
việc đổi mới phương pháp giảng dạy nội dung giáo dục thể chất nói chung. Trong
phạm vi bài viết này tôi xin giới thiệu với các bạn đồng nghiệp một nội dung giảng
dạy chạy cự ly ngắn phù hợp với điều kiện thực tế, giúp học sinh có hứng thú với
nội dung học, có ý thực tự giác trong học tập và thực hiện tốt kỹ thuật trong thời
gian quy định của phân phối chương trình tôi đến với chuyên đề:
4


“Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng thành tích chạy ngắn cự ly 100m
cho học sinh lớp 10 THPT ”
2.Mục đích nghiên cứu.
Với chuyên đề này mục đích nghiên cứu là:
Hệ thống được một số bài tập bổ trợ nhằm nâng thành tích chạy ngắn cự ly
100m cho học sinh lớp 10 THPT giúp học sinh thực hiện kỹ thuật hiệu quả và tự tập
biết cách tập luyện ở trường, ở nhà.
3. Nhiệm vụ.
Đối với chuyên đề này cần giải quyết 2 nhiệm vụ chính sau đây:
- Nhiệm vụ 1: Xác định các chỉ số ban đầu về các tố chất vận động (sức
nhanh, sức mạnh, sức mạnh tốc độ…) bằng thành tích chạy 100m của học sinh.

- Nhiệm vụ 2: Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng thành tích chạy ngắn cự
ly 100m cho học sinh lớp 10 THPT để rút ra kết luận.
4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến hành trên 2 lớp tương đương 10A1 và 10A2 của Trường THPT Yên
Lạc 2. Lớp 10A1 là lớp thực nghiệm, lớp 10A2 là lớp đối chứng.
Thời gian nghiên cứu: Học kỳ 1 của năm học 2018 - 2019 gồm 9 tuần; từ
tuần 2 đến tuần 10.

PHẦN 2: NỘI DUNG.
1. Cơ sở lý luận và cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh tốc độ
1.1. Cơ sở lý luận:

- Sức nhanh: Nhìn chung năng lực tốc độ của con người mang tính chất
chuyên biệt khá rõ rệt, việc chuyển hoá của sức nhanh chỉ diễn ra trong tác động tác
tương tự vệ tính chất hoạt động, có thể chuyển hoá ở giai đoạn đầu của người mới
tập, còn ở những nơi có trình độ tập luyện cao hầu như việc chuyển hoá sức nhanh
không diễn ra. Để phát triển sức nhanh (tần số động tác) người ta sử dụng các bài
tập phát huy được tốc độ tối đa các bài tập có chu kỳ. Phương pháp sử dụng ngắn
chủ yếu vẫn là phương pháp lặp lại, tăng và biến đôỉ cự li. Cần lựa chọn sao cho tốc
độ không giảm đi vào giai đoạn cuối của bài tập. Ở lứa tuổi THPT việc phát triển
tốc độ và sức mạnh tốc độ đã phổ biến, bên cạnh đó còn sử dụng đến sức bền, mềm
dẻo và sự khéo léo, chúng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến nội dung chạy nói chung
và chạy cự ngắn nói riêng. Vì vậy sự kết hợp hài hoà giữa các tố chất kể trên với kỹ
thuật tác động là một vấn đề cơ bản để nâng cao thành tích.
- Sức mạnh tốc độ: Được thực hiện ở những hoạt động nhanh và khắc phục
trọng tải. Trong đó lực và tốc độ có mối tương quan tỷ lệ nghịch với nhau. Dựa vào
5


cơ sở khoa học vừa nêu ra mà chúng ta định hướng cho việc hình thành nội dung

các bài tập sức mạnh tốc độ như sau: Sử dụng các bài tập có trọng lượng nhỏ yêu
cầu tốc độ nhanh liên tục. Đối với độ tuổi học sinh THPT đặc điểm giới tính càng rõ
nét nên cường độ và khối lượng tập luyện phải được phân biệt rõ ràng giữa nam và
nữ.
1.2. Cơ sở sinh lý:

- Sức nhanh: Là khả năng thực hiện động tác trong khoảng thời gian ngắn
nhất.
- Yếu tố quyết định tốc độ của dạng sức nhanh đó là:
+ Độ linh hoạt của quá trình thần kinh.
+ Tốc độ co cơ.
- Cơ sở sinh lý để phát triển sức nhanh:
+ Tăng cường độ linh hoạt và tốc độ dẫn chuyền của hưng phấn ở trung ương
thần kinh và bộ máy vận động.
+Tăng cường phối hợp giữa các sợi cơ và các cơ, nâng cao tốc độ thả lỏng.
Bởi vậy để phát triển sức nhanh tốc độ cần phải áp dụng các bài tập có trong lượng
nhỏ, tốc độ tần số cao thời gian ngắn. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp lặp lại và
biến đổi thì sẽ cải thiện được tốc độ của người tập.
1.3. Nguyên lý kỹ thuật của nội dung chạy:

Theo cơ học một vật chuyển động tịnh tiến hợp với mặt phẳng nằm ngang thì
quãng đường (S) được tính theo công thức: S = V.t (1)
Trong đó S: là quảng đường (cự li) đơn vị tính bằng (m), V: là vận tốc chuyển
động đơn vị tính bằng (m/s) , t: là thời gian chuyển động của vật tính bằng (s)
Từ công thức này áp dụng vào thực tế có chu kỳ, trong đó thành tích của chạy
được tính bằng thời gian (s) hoạt động trên một cự li nhất định, cho nên từ (1) ta có:
S t = V (2)
Từ (2) ta thấy (t) và (s) luôn có mối tương quan tỷ lệ thuận với nhau, còn (t)
và (V) thì luôn có mối tương quan tỷ lệ nghịch với nhau mà trong chay (t) càng nhỏ
thì thành tích càng tốt, vì vậy để có thành tích tối ưu trong chạy thì tốc độ phải lớn

(Vmax)
Theo cơ học áp dụng vào thực tế nội dung chạy thì vận tốc của chạy được
tính theo công thức: V = T.L (3)
Trong đó: V: là vận tốc chạy
T: là tần số bước chạy
L: Là độ dài bước chạy
6


Từ (3) ta thấy, nếu vận tốc cùng với tần số và độ dài bước chạy có mối tương
quan tỷ lệ thuận với nhau, tần số và độ dài bước chạy càng lớn thì tốc độ càng lớn
từ đó sẽ rút ngắn được thời gian chạy làm cho thành tích được nâng cao. Cho nên
trong huấn luyện và giảng dạy nội dung chạy cần phải lựa chọn các bài tập bổ trợ
nhằm nâng cao phát triển tần số và độ dài bước chạy, có vậy mới đem lại thành tích
tối ưu, cho nên sử dụng phương pháp tập luyện lặp lại, các bài tập có chu kỳ tốc độ
cao thời gian và cự li ngắn, chú ý thực hiện tăng lên về số lần và giảm thời gian.
1.4. Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT:

Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đầu thanh niên là thời đạt được sự trưởng
thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát trỉển cơ thể
của người lớn, có nghĩa ở lứa tuổi này cơ thể các em đang phát triển mạnh, khả
năng hoạt động của các cơ quan và các bộ phận cơ thể được nâng cao cụ thể là:
- Hệ vận động:
+ Hệ xương: ở lứa tuổi này cơ thể các em phát triển một các đột ngột về
chiều dài, chiều dày, hàm lượng các chất hữu cơ trong xương giảm do hàm lượng
Magic, Photpho, Canxi trong xương tăng. Quá trình cốt hoá xương ở các bộ phận
chưa hoàn tất. Vì vậy mà trong quá trình giảng dạy cần tránh cho học sinh tập luyện
với dụng cụ có trọng lượng quá nặng và các hoạt động gây chấn động quá mạnh.
+ Hệ cơ: Ở lứa tuổi này cơ của các em phát triển với tốc độ nhanh để đi đến
hoàn thiện, nhưng phát triển không đều và chậm hơn so với hệ xương. Cơ to phát

triển nhanh hơn cơ nhỏ, cơ chi phát triển nhanh hơn cơ dưới, khối lượng cơ tăng lên
rất nhanh, đàn tích cơ tăng không đều, chủ yếu là nhỏ và dài. Do vậy khi cơ hoạt
động chóng dẫn đến mệt mỏi. Vì vậy khi tập luyện giáo viên giảng dạy cần chú ý
phát triển cơ bắp cho các em.
- Hệ thần kinh: Ở lứa tuổi này hệ thống thần kinh trung ương đã khá hoàn
thiện, hoạt động phân tích trên võ não về tri giác có định hướng sâu sắc hơn. Khả
năng nhận hiểu cấu trúc động tác và tái hiện chính xác hoạt động vận động được
nâng cao.
- Hệ hô hấp: Ở lứa tuổi này, phổi các em phát triển mạnh nhưng chưa đều,
khung ngực còn nhỏ, hẹp nên các em thở nhanh và lâu không có sự ổn định của
dung tích sống, không khí, đó chính là nguyên nhân làm cho tần số hô hấp của các
em tăng cao khi hoạt động và gây nên hiện tượng thiếu ôxi, dẫn đến mệt mỏi.
- Hệ tuần hoàn: Ở lứa tuổi này, hệ tuần hoàn đang trên đà phát triển để kịp
thời phát triển toàn thân, tim lớn hơn, khả năng co bóp của cơ tim phát triển mạnh,
do đó nâng cao khá rõ lưu lượng máu/phút. Mạch lúc bình thường chậm hơn (tiết
kiệm hơn), nhưng khi vận động căng thì tần số nhanh hơn. Phản ứng của tim đối với
các lượng vận động thể lực đã khá chính xác, tim trở nên hoạt động dẻo dai hơn. Từ
7


những đặc điểm tâm sinh lý mà ta lựa chọn một số các bài tập trên căn bản khối
lượng cường độ, vận động sao cho phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học phổ
thông, đặc biệt khi áp dụng các bài tập căn cứ vào tình hình tiếp thu kỹ thuật và đặc
điểm thể lực phù hợp với tâm sinh lý học sinh để cho quá trình giảng đạy dạt kết
quả cao, giúp cho các em học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện cả
về thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời nâng cao kết quả học tập, lôi cuốn các em hăng
say tập luyện và thi đấu ở trường phổ thông.
2. Thực trạng
Hiện nay trong thực tế giảng dạy nội dung chạy ngắn được lồng ghép với các
nội dung khác trong cùng 1 tiết học, do vậy khi giảng dạy nội dung này giáo viên ít

sử dụng các bài tập bổ trợ, với thời lượng cho nội dung chỉ có 12-15 phút nên giáo
viên chủ yếu giảng dạy kỹ thuật xuất phát, kỹ thuật về đích và hoàn thiện cự ly chạy
ngắn 1-2 lần trong tiết dạy. Chính vì những lý do trên tôi đưa ra kinh nghiệm Ứng
dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng thành tích chạy ngắn cự ly 100m cho học sinh lớp
10 THPT nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi tập luyện nội dung này.
3. Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng thành tích chạy ngắn cự ly 100m cho
học sinh lớp 10 THPT ”
Trong quá trình giảng dạy nội dung chạy ngắn tại Trường THPT Yên Lạc 2.- huyện
Yên Lạc .- Vĩnh Phúc tôi đã Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng thành tích chạy
ngắn cự ly 100m như sau:
3.1. Chạy bước nhỏ.

- Mục đích: Tăng tần số bước chạy, phối hợp động tác toàn thân nhịp nhàng.
- Động tác: Di chuyển mỗi bước dài 1/2 bàn chân, tăng dần tần số cho tới khi
không thể tăng được nữa.
- Định lượng: Thực hiện từ 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 15m-20m, thời gian nghỉ
giữa các lần là từ 1 – 1,5 phút.
- Tập luyện theo phương pháp dòng chảy
3.2. Chạy nâng cao đùi.

- Mục đích: Tăng dần tần số bước chạy và giúp các cơ đùi tham gia tích cực
vào động tác nâng cao đùi khi đưa về trước.
- Động tác: Đứng thẳng trên nửa trước hai bàn chân, hai tay co ở khuỷu ( hoặc
để hai bàn tay ở phía trước làm sáo cho khi nâng cao đùi chạm lòng bàn tay thì đùi
song song với mặt đường). Luân phiên đứng trên một chân, khi chân đó duỗi hết các
khớp cổ chân, gối và hông ( đùi và tân trên) thì đùi chân kia (gập ở gối) được đưa
lên cao nhất ( trên hoặc song song với mặt đường).
- Định lượng: Thực hiện từ 2 – 3 lần/buổi mỗi lần từ 15m - 20m thời gian nghỉ
giữa các lần tập là 1 – 1,5 phút.
- Tập luyện theo phương pháp dòng chảy.

8


3.3. Chạy đạp sau.

- Mục đích: Tăng hiệu quả động tác đạp sau, phối hợp dùng sức hợp lý giữa
các bộ phận của cơ thể khi chạy.
- Động tác: Chạy đạp sau của từng chân ( duỗi hết khớp hông, khớp gối và cổ
chân) góc độ nhỏ, đồng thời nâng đùi của chân phía trước lên song song với mặt
đất. Trong từng bước có giai đoạn bay trên không ở tư thế kết thúc đạp sau. Cuối
giai đoạn bay, phải chủ động hạ bàn chân trước xuống dưới - về sau để chuyển qua
sau tiếp, đồng thời tích cực rút chân sau đưa đùi chân đó về trước - lên trên. Hai tay
đánh rộng, mạnh, so le với chân; về cuối chuyển thành chạy một số bước.
- Định lượng: Thực hiện từ 2 – 3 lần/buổi mỗi lần từ 15m - 20m thời gian nghỉ
giữa các lần tập là 1 – 1,5 phút.
- Tập luyện theo phương pháp dòng chảy.
3.4. Tăng tốc 30m.

- Mục đích: Củng cố kỹ thuật chạy, có thể dùng trong khởi động, tập kĩ thuật
và cả phát triển thể lực chuyên nội dung.
- Động tác: Chạy với kỹ thuật hoàn chỉnh, tốc độ tăng dần do tăng dần do tần
số và độ dài bước tăng dần. khi kết thúc cự ly quy định cũng là lúc đạt tốc độ cao
nhất. Cần phải chạy đúng kĩ thuật, chạy nhanh nhưng không căng thẳng gò bó.
- Định lượng: Thực hiện từ 2 – 3 lần/buổi, thời gian nghỉ giữa các lần tập là 1,5
- 2 phút.
- Tập luyện theo phương pháp dòng chảy.
3.5. Chạy lặp lại các đoạn 30 – 60m với tốc độ gần tối đa

- Mục đích: ôn hoàn thiện kỹ thuật chạy giữa quãng.
- Động tác: Xuất phát cao, tăng tốc nhịp nhàng, tới gần tốc độ tối đa thì duy trì

tốc độ đó cho tới hết cự li quy định. Chú ý thực hiện đúng kĩ thuật chạy giữa quãng.
Do việc chỉ dùng gần hết sức nên cần phối hợp giữa các bộ phận của cơ thể và thở
nhịp nhàng, thoải mái.
- Định lượng: Thực hiện từ 2 – 3 lần/buổi, thời gian nghỉ giữa các lần tập là 3 4 phút.
- Tập luyện theo phương pháp dòng chảy.
3.6. Chạy lặp lại các đoạn ngắn ( 20-30m)

- Chuẩn bị: Xuất phát cao hoặc xuất phát với bàn đạp
- Động tác: Chạy lặp lại 2 – 4 lần với tốc độ tối đa, có xác định thời gian( bấm
giờ) nghỉ giữa các đợt là chạy nhẹ nhàng và thở sâu, tích cực. Học sing được biết
thành tích của mình ở mỗi lần chạy. Cố gắng không bị giảm tốc độ ở các lần chạy
sau.
- Thời gian nghỉ giữa các lần chạy 2 -3 phút
- Chú ý: Cảm nhận nỗ lực dung sức và tốc độ của mình để đạt ở mỗi lần chạy.

9


3.7. Chạy tốc độ cao đoạn ngắn ( 20-30m)

- Chuẩn bị: Xác định các cự li 20m, 30m và đoạn để chạy tăng tốc độ 10 –
15m trước đó.
- Động tác: Phải đảm bảo cự ly quy định với tốc độ tối đa, không chờ khi tới
vạch báo hiệu đầu tiên mới tăng tốc độ đột ngột, không giảm tốc độ khi chưa qua
vạch báo hiệu thứ hai.
- Thời gian nghỉ giữa các lần chạy 3 - 5 phút
3.8. Tập phối hợp hoàn thiện 4 giai đoạn kỹ thuật

- Mục đích: Hoàn thiện kĩ thuật chạy 100m.
- Chuẩn bị: Đóng bàn đạp, xác định các cự li 60m, 70m và 80m. Có sử dụng

dây đích
- Động tác: Chạy hết các cự li quy định với tốc độ gần tối đa và tối đa; thực
hiện đầy đủ kĩ thuật 4 giai đoạn. Có xác định thành tích chạy. GV và học sinh còn
lại quan sát sau đó có nhận xét ưu, nhược điểm người chạy. Nên cho học sinh co
thành tích tương đương chạy cùng nhau.
4. Kế hoạch dạy học và kiểm tra đánh giá nội dung Chạy Ngắn cự ly 100 m

T
T
1
2

3

4

5
6

7
8

ND và biện pháp chính

1

Xây dựng khái niệm, làm mẫu giảng giải kỹ x
thuật xem tranh ảnh kỹ thuật chạy ngắn.
Ôn các bài tập bổ trợ chạy bước nhỏ nâng cao x
đùi, chạy đạp sau( 20 – 30 m). Luật chạy ngắn

cự ly 100 m
Ôn bài tập bổ trợ kỹ thuật chạy đạp sau, chạy
tăng tốc độ 30 m – 40 m để giáo viên phân loại
trình độ chia nhóm luyện tập. ( 3lần/1 buổi tập)
Hoàn thiện kỹ thuật chạy giữa quãng chạy lặp
lại các đoạn ngắn (30 – 60 m) với tốc độ gần
tối đa. ( 3lần/1 buổi tập)
Tập bổ trợ kỹ thuật chạy( tập ở phần khởi động
)
Học kỹ thuật đóng bàn đạp xuất phát theo 3
khẩu lệnh. “ vào chỗ” “sẵn sàng” “chạy”
Xuất phát thấp với bàn đạp chạy (15 – 20 m)
Trò chơi phát triển tốc độ
Phát triển tốc độ chạy nhanh tại chỗ

2

3

5

x

x

x

x

x


x

x

x

x

x
x
10

4

x

Tiết
6 7

8

9 1
0

11+ 12


9 Phát triển tốc độ chạy có giới hạn độ dài bước
10 BT phát triển tốc độ chạy lặp lại các đoạn ngắn

11
12

13
14
15
16
17

x
x

(20 – 30m)
BT phát triển tốc độ: Chạy tốc độ cao các đoạn
ngắn( 20 – 30 m)
Hoàn thiện 3 giai đoạn kỹ thuật đầu: Chạy xuất
phát – chạy lao sau xuất phát – chạy giữa
quãng.
HS tự khởi động và chọn phương pháp phù
hợp với mình gv quan sát sửa sai.
Học kỹ thuật về đích . Kiểm tra thử 80 m
Tập luyện giải quyết khâu yếu của từng học
sinh
Hoàn thiện 4 giai đoạn kỹ thuật
Kiểm tra kỹ thuật và thành tích 100 m

x

x
x


x

x

x

x

x

x

x x

x

x

x x

x

x

x

x x
x


5. Một số điểm trong luật Điền Kinh ( phần chạy ngắn )
- Mỗi VĐV phải có ô chạy riêng với độ rộng tối thiểu là 1,22m và tối đa là 1,25 m . Vạch
giới hạn ô chạy rộng 5 cm. Độ dốc theo hướng chạy không được vượt quá 1/1000.
- Vạch xuất phát và vạch đích có màu trắng rộng 5cm.
- Số VĐV mỗi đợt tùy theo ô có trên sân. Thi đấu phải tiến hành thi loại chọn VĐV vào
vòng trong dựa vào thành tích vòng loại. VĐV không được tự ý đổi ô chạy.
- Việc bố trí vào ô chạy do BTC quyết định
- Sau khi có lệnh vào chỗ xuất phát, nếu VĐV không vào chỗ xuất phát thì bị cảnh cáo. Nếu
sau lần gọi thứ 2 mà không vào thì bị loại khỏi cuộc thi. Xuất phát có 3 lệnh “ vào chỗ” “sẵn
sàng” “chạy”.
- Nếu cố tình kéo dài việc chuẩn bị sẽ bị phạm quy cảnh cáo. Trước khi có lệnh chạy nếu rời
tay khỏi đườn chạy hoặc rời chân khỏi bàn đạp cũng là phạm quy. Trong một đợt chạy có
một VĐV phạm quy thì bất kỳ VĐV nào phạm quy tiếp theo ( dù là lần đầu) thì cũng bị loại
không được thi tiếp.
- VĐV phải chạy đúng trong ô chạy của mình
- Xác định thời gian chạy: có hai cách
+ Dùng đồng hồ bấm giờ
+ Dùng thiết bị hoàn toàn tự động
- Dùng 3 đồng hồ để xá định thành tích cho 1 VĐV, nếu có 2 đồng hồ có thời gian
giống nhau thì đó là thành tích của VĐV, nếu 3 đồng hồ có thời gian khác nhau
11


thì lấy thành tích theo đồng hồ trung gian, nếu chỉ có 2 đồng hồ thì lấy thành tích
theo đồng hồ dài hơn.
6. Những sai lầm thường mắc và cách sửa
6.1. SAI:
Xuất phát sớm ( khi chưa có hiệu lệnh “chạy” )
CÁCH SỬA: Tùy nguyên nhân cụ thể để sửa cho đúng , phải tập thuần thục kỹ thuật sau
mỗi lệnh. Động tác chính xác, không vội vàng.xuất phát ngay sau lệnh, nếu tay yếu thì thu

hẹp khoảng cách giữa hai tay và không nhô vai về trước vạch xuất phát nhiều, phải tập sức
mạnh tay nhiều.
6.2. Sai : Bị dừng sau xuất phát: Do xuất phát sớm và do hai chân cùng rời khỏi bàn đạp
( nhảy ra khỏi bàn đạp)
Cách sửa: Tập nhiều để hình thành thói quen chạy lao sau xuất phát nếu không có lệnh dừng
chạy. Đánh tay so le với chân, thực hiện đạp diỗi thẳng chân ở bàn đạp trước rồi mới rời
khỏi bàn đạp, đặt chân đúng vị trí.
6.3. Sai: Sau xuất phát thân trên lên cao sớm
Cách sửa: Tăng cường kỹ thuật chạy lao, tăng sức mạnh của vai và hai chân
6.4. Sai: Dừng đột ngột sau khi về đích
Cách sửa: Tập để có thói quen, sau khi qua đích vẫn chạy tiếp với tốc đọ giảm dần và tránh
va chạm những người xung quanh
- Các sai lầm thường mắc của học sinh thường do các nguyên nhân: Chưa có nhận
thức đúng, ý thức tập luyện chưa cao, thể lực kém... GV phải phát hiện đúng
nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.
7. Câu hỏi trắc nghiệm
1. Trong kỹ thuật chạy cự ly ngắn gồm mấy giai đoạn:
a. 4 giai đoạn
b. 3 giai đoạn
c. 2 giai đoạn
d. 5 giai đoạn
2. Giai đoạn chạy giữa quãng nằm ở vị trí nào trong các giai đoạn chạy ngắn
a.1
b.2
c.3
d.4
3. HS phải có mấy điểm tỳ khi GV gọi “vào chỗ”
a. 4 điểm tỳ
b. 2 điểm tỳ
12



c. 3 điểm tỳ
d. 5 điểm tỳ
4. Chạy ngắn gồm mấy nội dung
a. 6
b.7
c.8
d.5
5. Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng sau:
a. chạy xuất phát – chạy lao sau xuất phát – chạy giữa quãng - chạy về đích
b. chạy xuất phát – chạy giữa quãng - chạy lao sau xuất phát - chạy về đích
a.– chạy lao sau xuất phát- chạy xuất phát – chạy giữa quãng - chạy về đích
a. chạy xuất phát – chạy lao sau xuất- phát chạy về đích – chạy giữa quãng
8. Kết quả thực nghiệm
Như vậy sau 12 tiết thực hiện diễn biến nhịp độ tăng trưởng của 2 lớp thực
nghiệm (10A1) và lớp đối chứng (10A2) đều tăng. Kết quả kiểm tra của lớp thực
nghiệm đã có sự tăng trưởng cao, đồng đều và ổn định hơn so với lớp đối chứng.
Việc ứng dụng các bài tập bổ trợ giúp học sinh hoàn thiện kỹ thuật giai đoạn
giữa quãng nội dung chạy ngắn 100m. Đặc biệt là tạo hứng thú cho học sinh trong
quá trình tập luyện nội dung này. Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy qua nội dung
kiểm tra lớp thực nghiệm đều tốt hơn lớp đối chứng, tạo sự khác biệt về thành tích.
Học sinh hứng thú và tự giác trong tập luyện, biết cách thực hiện các bài tập trong
từng giờ học và tự tập luyện ở nhà.
Bảng kiểm tra của lớp thực nghiệm lớp 10A1:
STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12

Thành tích chạy ngắn 100m
Trước
Sau
16”85
14”21

Họ và tên
Nguyễn Thị Lan Anh

Bạch Văn Bình
Nguyễn Xuân Bình
Bùi Văn Công
Bùi Việt Dương
Bùi Văn Đạo
Chu Bá Đạt
Cao Tiến Đức
Nguyễn Vũ Đức
Trần Trung Đức
Hà Thị Mai Hạnh
Nguyễn Thị Hảo


17”11
16”11
16”72
16”25
17”95
17”35
16”02
16”45
17”71
19”65
20”85
13

14”58
14”94
14”21
13”91
14”15
15”18
14”61
14”87
14”92
16”54
18”29


13
14
15
16

17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45


Lê Công Hậu
Nguyễn Thị Hiền
Nguyễn Trung Hiếu
Nguyễn Văn Hoàng
Nguyễn Đức Huy
Nguyễn Thị Sông Hương
Bùi Đức Lam
Nguyễn Thị Lan
Nguyễn Thu Lan
Lê Cẩm Lệ
Lê Đức Nam
Dương Phương Ngân
Bùi Thị Thanh Nhàn
Bùi Văn Phương
Ngô Duy Phương
Lưu Huỳnh Quang
Nguyễn Quang Tạo
Tạ Thị Thảo
Nguyễn Đức Thiện
Phạm Văn Thông
Khổng Minh Thu
Trần Minh Thuận
Bùi Văn Toàn
Trần Đại Tôn
Phạm Dương Trà
Nguyễn Văn Trang
Khổng Phương Uyên
Phùng Thị Vân
Hoàng Anh Việt
Lê Quốc Việt

Tô Quang Vượng
Nguyễn Văn Yên
Bùi Thị Yến

16”74
18”45
16”35
16”21
15”85
19”98
16”85
19”33
19”47
19”54
16”87
19”89
18”87
17”15
16”88
18”05
16”99
20”05
18”01
18”25
18”81
19”02
16”83
17”12
18”32
17”79

19”81
18”71
17”25
18”82
16”89
18”65
18”83

14

14”28
16”92
13”87
14”21
13”26
16”17
14”24
16”27
17”29
16”86
15”98
18”23
16”95
15”46
14”74
15”79
14”76
17”92
14”22
15”07

16”11
16”82
14”23
15”06
16”11
15”16
16”63
15”85
14”29
14”97
13”73
14”69
16”21


Bảng kết quả kiểm tra của lớp đối chứng 10A2
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41

Thành tích chạy ngắn 100m

Trước
Sau
17”75
16”27
17”11
15”92
18”14
15”74
16”72
15”07
17”25
15”77
17”95
16”02
17”15
15”78
16”82
16”11
16”95
15”27
17”74
15”82
19”65
17”58
17”85
16”12
16”71
15”28
18”45
15”89

16”35
15”87
19”21
18”06
20”15
18”26
19”98
18”17
19”80
17”94
17”33
15”27
18”17
16”29
21”54
19”86
20”87
18”98
18”89
16”23
17”87
15”91
17”15
15”46
16”88
15”74
19”05
16”79
16”99
14”76

20”05
17”92
16”01
15”22
16”25
15”07
17”81
16”11
16”02
15”76
20”83
17”23
19”12
18”06
16”32
15”11
17”79
16”16
19”81
16”63
18”71
15”85
17”25
15”29

Họ và tên
Chu Tiến Anh
Trần Ngọc Anh
Nguyễn Thế Bảo
Lưu Quang Biên

Dương Văn Chiến
Phùng Văn Chiến
Nguyễn Tiến Công
Phạm Văn Công
Phan Mạnh Cường
Trần Văn Cường
Nguyễn Thị Dung
Nguyễn Tiến Đại
Đỗ Đình Đảm
Trần Văn Đạt
Trần Công Đoàn
Đào Thị Giang
Nguyễn Thu Giang
Nguyễn Thị Thu Hiền
Nguyễn Thị Diệu Hồng
Trần Văn Hùng
Trương Mạnh Hùng
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Nguyễn Thị Thu Huyền
Khổng Đức Huynh
Vũ Duy Hưng
Trần Xuân Hướng
Chu Quang Khải
Chu Thị Mai Linh
Bùi Quang Long
Lưu Thị Luật
Nguyễn Văn Minh
Đường Hoàng Nam
Nguyễn Hoài Nam
Nguyễn Ngọc Nam

Bùi Thị Thu Phượng
Dương Thị Bích Phượng
Lê Quốc Thắng
Khổng Tiến Thọ
Chu Quốc Trung
Nguyễn Anh Tuấn
Phùng Văn Tùng
15


42
43
44
45

Phan Thị Tuyết
Nguyễn Thị Vân
Nguyễn Thị Vượng
Mùa A Chản

21”82
19”89
18”65
17”83

18”97
18”73
16”69
16”21


Nhìn vào bảng thành tích của nhóm thực ngiệm 10A1 và nhóm đối chứng 10A2 ta
thấy thành tích của nhóm thực nghiệm 10 A1 đã tiếm bộ rõ rệt sau khi áp dụng các
bài tập bổ trợ cho kỹ thuật chạy ngắn cự ly 100 m.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật giai đoạn
“giữa quãng” của nội dung chạy ngắn 100m cho học sinh lớp 10 của Trường THPT
Yên Lạc 2.- Yên Lạc .- Vĩnh Phúc.
Kết quả cho thấy điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng,
chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Tác động đã có ý nghĩa đối với tất
cả các đối tượng học sinh.
Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng thành tích chạy ngắn cự ly 100m là
một giải pháp tốt nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên để giải pháp
này đạt hiệu quả cao thì phải yêu cầu người giáo viên phải thực sự tâm huyết với
bài dạy, có sự sáng tạo, chuẩn bị đầy đủ thiết bị dạy học nhằm nâng cao hiệu quả
công tác giảng dạy. Đồng thời học sinh phải có đủ thể lực có tính kỷ luật, có ý thức
trong học tập, thực hiện tốt các yêu cầu mới mà giáo viên đặt ra.
2. Kiến nghị:
Đối với các cấp lãnh đạo cần quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất như dụng cụ
và thiết bị đồng thời khuyến khích các giáo viên tự sáng tạo và cải tiến đồ dùng dạy
học để nâng cao hiệu quả dạy học nội dung giáo dục thể chất nói riêng và nâng cao
chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung.
Đối với giáo viên: Tích cực tự học, tự sáng tạo và tìm tòi những phương pháp
mới, dụng cụ thiết bị dạy học mới để đưa ra những giải pháp tốt có hiệu quả nhằm
giải quyết các vấn đề tồn tại trong quá trình dạy học để đưa chất lượng dạy và học
ngày càng nâng lên.
Yên Lạc , ngày 05 tháng 12 năm 2018
Người viết chuyên đề


Đỗ Thị Hảo
16


TIẾT DẠY MINH HỌA
MÔN: THỂ DỤC LỚP 10 - TIẾT 3
Chủ đề: Chạy ngắn
Ngày soạn: 12/09/2018
Ngày giảng: ……/……/2018
Nội dung
- Ôn các bài tập bổ trợ, chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau ( trang 55, 56),
phát triển tốc độ chạy tại chỗ .Bài 4 chạy tăng tốc 30m ( trang 56)
- Học :
+ Bài 5 chạy lặp lại các giai đoan 30-60m với tốc độ gần tối đa ( trang 56,57)
+ Các kĩ thuật xuất phát thấp.
I. MỤC TIÊU:
a, Kiến thức:
- Biết thực hiện kỹ thuật động tác chạy đạp sau và chạy tăng tốc 30m.
- Hiểu được kỹ thuật chạy lặp lại các giai đoan 30-60m với tốc độ gần tối đa hoàn
thiện kỹ thuật chạy giữa quãng.
- Thực hiện được kĩ thuật xuất phát thấp.
- Hiểu một số điểm trong Luật điền kinh phần chạy ngắn.
b, Kỹ năng:
- Hiểu một số điểm trong Luật điền kinh phần chạy ngắn.
- Nắm được kĩ thuật xuất phát thấp.
- Bước đầu hoàn thiện kỹ thuật chạy giữa quãng.
c, Thái độ, hành vi:
- Rèn luyện học sinh có thái độ nghiêm túc, tự giác, tích cực trong các hoạt động
rèn luyện thân thể, ý thức việc đảm bảo trong tập luyện.
- Chủ động vận dụng những kiến thức đã học vào tập luyện ở trường và ở nhà.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
a, Địa điểm:
Sân thể dục trường THPT Yên Lạc 2.
b, Phương tiện: Chuẩn bị còi, đồng hồ bấm giờ, bàn đạp, dây đích.
- Giáo viên:
+ Trang phục đúng thể thao.
+ Kiểm tra vệ sinh, an toàn trong tập luyện.
- Học sinh:
+ Trang phục phù hợp.
+ Vệ sinh và đảm bảo an toàn.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Nội dung
I . Hoạt động mở đầu
1. Nhận lớp
- Ổn định tổ chức
- Kiểm tra tình hình lớp
- Kiểm tra bài cũ

Định
lượng
5- 7P
1P

17

Hoạt động của giáo viên
và học sinh
- Đội hình nhận lớp.
x x x x x x
x x x x x x

x x x x x x
x x x x x x




- Hỏi thăm sức khỏe học sinh

Lớp trưởng báo cáo sĩ số và tình
hình của lớp.
1P
2. Phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học
- Ôn bài 3 Chạy đạp sau ( trang 56), bài 4
chạy tăng tốc 30m ( trang 56)
- Học :
+ Bài 5 chạy lặp lại các giai đoan 30-60m
với tốc độ gần tối đa ( trang 56,57)
+ Các kĩ thuật xuất phát thấp.
3.Khởi động
1.3.1. Khởi động chung
- Chạy nhẹ nhàng 1 vòng sân.
- Bài TD tay không 9 động tác:
+ Động tác tay ngực, động tác lườn, vặn
mình, gập thân, đá chân, toàn thân.
- xoay các khớp: cổ tay, cổ chân, khớp vai,
khớp hông, khớp gối.
- Ép giây chằng ngang, giây chằng dọc.

Giáo viên phổ biên nội dung, yêu
cầu của tiết học và giao nhiệm vụ

cho lớp.
Học sinh lắng nghe để tiếp nhận nội
dung, yêu cầu của tiết học
3-5 P
2lx8n

- Đội hình khởi động.
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x


- Lớp trưởng đìêu hành phần khởi
động.
- Gv quan sát và nhắc nhở.
2lx20m

1.3.2. Khởi động chuyên môn
- Chạy bước nhỏ,
- Chạy nâng cao đùi
- Chạy đạp sau.

xxxxxxxx
xxxxxxxx

1P
4. Kiểm tra bài cũ
Cách sử dụng bàn đạp xuất phát


20m
Thực hiện theo phương pháp dòng
chảy với tín hiệu còi của lớp trưởng
Đội hình kiểm tra

x
x
x
x

x
x

x
x

x
x

x
x

x
x

x x x x x x
Lớp chú ý quan sát đưa ra nhận xét,
giáo viên tổng hợp đánh giá
30- 35P
II. Nội dung kiến thức

1-2
P
1. Giới thiệu một số điểm trong Luật
- Đội hình giới thiệu luật
Điền kinh phần chạy ngắn.
x x x x x x
- Sau khi có lệnh vào chỗ xuất phát, nếu
x x x x x x
VĐV không vào chỗ xuất phát thì bì cảnh
x x x x x x
cáo, nếu sau lần thứ hai vẫn không vào thì
x x x x x x

bị loại khỏi cuộc thi. Sau lệnh sẵn sàng hai
chân và hai bàn tay phải chạm mặt đất.
Giáo viên giới thiệu
- Cố tình kéo dài việc chuẩn bị là phạm
Học sinh quan sát, tiếp thu nội dung
quy sẽ bị cảnh cáo ( tính là một lần phạm
quy). Trước khi có lệnh chạy nếu rời tay
khỏi đường chạy hoặc rời chân khỏi bàn
đạp cũng là phạm quy. Trog mỗi đợt chạy,
nếu đã có một VĐV phạm quy thì bắt kỳ
VĐV phạm quy lần tiếp ( dù với VĐV mới
chỉ là đầu) đều bị loại, không được thi

18


tiếp.

- Mỗi VĐV chỉ được chạy đúng đường
chạy của mình.
2. Hướng dẫn kĩ thuật xuất phát thấp.
Xuất phát gồm có 3 lệnh: Vào chỗ - sẵn 3-5P
sàng - chạy.
- Vào chỗ : Người chạy đứng thẳng trước
bàn dạp của mình, ngồi xuống, chống 2
tay trước vạch xuất phát, đặt chân thuận
vào bàn đạp trước, chan kia vào bàn đạp
sau, hai mũi bàn chân đều phải chạm mặt
đường. Tiếp đó hạ đầu gối chân phía sau
xuống đường chạy, thu hai tay về sau vạch
xuất phát, chống trên các ngón tay như đo
gang, khoảng cách giữa hai bàn tay rộng
bằng vai. Kết thúc ở tư thế quỳ trên gối
chân phía sau, lưng thẳng tự nhiên, đầu
thẳng, mắt nhìn phía trước cách vạch xuất
phát 40-50cm ; trọng tâm cơ thể dồn lên
hait ay, bàn chân trước và đầu gối chân
phía sau. Ổn định ở tư thế đó người chạy
chú ý nghe lệnh tiếp theo.
- Sẵn sàng: Người chạy từ từ chuyển trọng
tâm về trước, đồng thời từ từ nâng mông
lên bằng hoặc cao hơn vai, hai vai nhô về
trước vạch xuất phát 5-10cm để trọng tâm
cơ thể dồn về phía trước, mắt nhìn phía
trước cách vạch xuất phát 40-50cm . Cơ
thể có 4 điểm chống trên mặt đường chạy
là hai tay và hai chân. Giữ nguyên tư thế
đó để sẵn sàng xuất phát nghe lệnh.

- Chạy : Đạp mạnh hai chân, đẩy hai tay
rời mặt đường chạy, đồng thời đánh ngược
chiều với chân. Chân sau không đạp hết
mà nhanh chóng đưa về trước để hoàn
thành bướ chạy thứ nhất, chân phía trước
đạp duỗi hết các khớp rồi mới rời khỏi bàn
đạp
3. Hướng dẫn kỹ thuật chạy lặp lại các
giai đoan 30-60m với tốc độ gần tối đa

- Mục đích: ôn hoàn thiện kỹ thuật
chạy giữa quãng.
- Động tác: Xuất phát cao, tăng tốc
nhịp nhàng, tới gần tốc độ tối đa thì
duy trì tốc độ đó cho tới hết cự li quy
định. Chú ý thực hiện đúng kĩ thuật
chạy giữa quãng. Do việc chỉ dùng gần
hết sức nên cần phối hợp giữa các bộ
phận của cơ thể và thở nhịp nhàng,

- Hướng dẫn kĩ thuật xuất phát thấp
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x


Giáo viên giới thiệu
Học sinh quan sát, tiếp thu nội dung


- Học sinh chia nhóm 5hs/1 nhóm
luyện tập tích cực, học sinh tự chỉnh
sửa và nhận xét lẫn nhau
Giáo viên quan sát sửa sai

- Hướng dẫn kĩ thuật xuất phát thấp
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x


Giáo viên giới thiệu

19


Học sinh quan sát, tiếp thu nội dung

thoải mái.
- Định lượng: Thực hiện từ 2 – 3
lần/buổi, thời gian nghỉ giữa các lần tập
là 3 - 4 phút.
- Tập luyện theo phương pháp dòng
chảy.
4. Hoạt động tập luyện
4.1. Ôn chạy bước nhỏ
4.2. Chạy nâng cao đùi
4.3.Chạy đạp sau
4.4. Ôn chạy tăng tốc 30m


Sau đó tập luyện dưới sự điều hành
của lớp trưởng
Giáo viên quan sát nhận xét, chỉnh
sửa

15-20P
2lx20m Đội hình tập luyện
2lx20m
2lx20m xxxxxxxxx x
2lx20m
xxxxxxxxx x
xxxxxxxxx x

*Yêu cầu
- Hs tự giác, tích cực, làm chủ
- GV quan sát chỉnh sửa



Lớp trưởng dùng hiệu lệnh còi.
Học sinh thực hiện theo hiệu lệnh.
Tập luyện theo phương pháp dòng
chảy.
Giáo viên quan sát chỉnh sửa, nhận
xét
Đội hình tập luyện
xxxxxxxxx x

4.5.Kỹ thuật xuất phát thấp

3.6. Chạy lặp lại các giai đoan 30-60m
với tốc độ gần tối đa

2L/hs
xxxxxxxxx x
2lx60m
xxxxxxxxx x


*Yêu cầu
- Hs tự giác, tích cực, làm chủ
- GV quan sát chỉnh sửa

Giáo viên hướng dẫn, quan sát,
chỉnh sửa kỹ thuật.
Học sinh thực hiện theo nhóm.
Tập luyện theo phương pháp dòng
chảy.


III Kết Thúc
1. Báo cáo kết quả tập luyện
- Nội dung : nhóm có bao nhiêu bạn ?
Bao nhiêu bạn thực được bài tập, báo
nhiêu bạn chưa thực hiện được bài tập.

5-7P

20


Đội hình báo cáo kết quả tập luyện
xxxxxxxxxxxx
x

x
x


xxxxxxxxxxxx
2. Thả lỏng hồi tĩnh
- Chạy nhẹ nhàng 1 vòng sân
- Thực hiện động tác thả lỏng, căng dãn cơ
bắp, các khớp và toàn thân

Đội hình thả lỏng
x x x
x x x
x x x
x x x

x
x
x
x

x
x
x
x


3. Nhận xét giờ học
Nhận xét về ỳ thức học tập và quá trình
thực hiện động tác, rút kinh nghiệm cho
giờ học hiện tại và định hướng cho giờ học
sau.

Đội hình nhận xét giờ học
x x x x x
x x x x x
x x x x x
x x x x x

x
x
x
x

4. Hoạt động vận dụng
Tự tập luyện ở nhà để tăng cường sức
khỏe

Đội hình hướng dẫn bài tập vận
dụng
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x

x
x

x
x





Giáo viên nhắc nhở học sinh chú ý
đảm bảo an toàn khi tập luyện.
Học sinh sắp xếp thời gian tự tập
luyện đảm bảo an toàn khi tập luyện.

Yên Lạc, ngày 05 tháng 12 năm 2018
Người viết báo cáo

Đỗ Thị Hảo

21



×